Sinh học Nguồn Gốc Các Loài <PDF>

Thảo luận trong 'Tủ sách Khoa học' bắt đầu bởi khiconmtv, 9/3/15.

Moderators: Utron
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Last edited by a moderator: 11/8/15
    cfcbk, baothoa, ai0ia and 19 others like this.
  2. tulipviet

    tulipviet Sinh viên năm II

    Chỉnh sửa cuối: 7/8/15
  3. banycol

    banycol Lớp 6

    Cảm nhận là khó đọc vì cách biện luận quá dài dòng (không biết có phải do người dịch làm cho câu cú trúc trắc, tối nghĩa hay không).

    Một điều phải lưu ý nữa trước khi đọc cuốn này là phải downgrade kiến thức thì mới hiểu nỗi vì nếu đã đọc Richard Dawkins, Desmond Morris thì thấy nội dung sách đang đề cập và chứng minh toàn chuyện đã biết rồi, dễ cảm thấy chán.

    Cụ thể là hiện tượng lai các cá thể thuần chủng (về tính trạng thôi chứ chưa chắc thuần chủng về gen) sẽ có khả năng sinh ra tính trạng khác bố mẹ được lặp tới lặp lui nhiều lần. Trong đó không ít lần Darwin tỏ ra bối rối trước việc tính trạng mới này có khi giống với chủng sinh vật khác cùng loài, có khi là một tính trạng mới hoàn toàn. Điều này chứng tỏ ông còn chưa phân biệt được lúc nào là đột biến, lúc nào là do gen lặn. (Năm 1865, Gregor Mendel mới phát hành bài báo đầu tiên, sau Nguồn Gốc Các Loài 6 năm).

    Điều này là buồn cười vì học sinh phổ thông bây giờ đã biết việc một tính trạng biến mất nhiều thế hệ được tái hiện ở con lai thế hệ sau là do gen lặn, còn tính trạng mới hoàn toàn thì do đột biến gen (không xét tới biến dị do thích nghi môi trường, tức thường biến). Nhưng xét bối cảnh lịch sử thì cũng không có gì để cười vì sở dĩ chúng ta hiểu rõ hơn Darwin về điểm này là vì chúng ta đã đứng trên vai những người khổng lồ (trong đó có cả Darwin).

    Ví dụ trên minh họa cho "cái khó" khi đọc cuốn sách này. Theo quan điểm riêng của mình thì đọc Nguồn Gốc Các Loài gần như là "thủ tục" của người thích Sinh học tiến hóa thôi chứ cũng chẳng có gì mới để tìm hiểu nữa (giống làm môn đồ Thiếu Lâm thì phải biết La Hán Quyền vậy). Nhưng nếu bạn là người chưa từng biết gì về Thuyết Tiến Hóa thì cuốn sách này chắc sẽ rất bổ ích.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/12/15
  4. helloween2610

    helloween2610 Mầm non

    Đồng ý với bạn banycol. Đúng các quy luật tiến hóa thì đã được các ng sau này bổ sung nhưng những ví dụ Darwin đưa ra vẫn rất bổ ích. Xét theo bối cảnh lịch sử thì còn tuyệt vời hơn. Nhất là chương Bản Năng khi bàn về bản năng làm tổ của loài ong và sự khác nhau của các loại kiến trong 1 đàn. Richard Dawkins mình rất muốn đọc cuốn The Extended Phenotype mà tiếng anh yếu quá chưa đọc nổi. Bạn đã đọc chưa, giới thiệu chút về nội dung cho mình dc ko?
     
    lichan and hanhdb like this.
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có gì đáng buồn cười đâu bạn. Thời ông thì chưa có môn di truyền học mà, mọi vấn đề về sinh vật học thường chỉ được nghiên cứu ở hiện tượng và sự thống kê, so sánh rồi phân loại chứ chưa thể hiểu được bản chất. Tuy nhiên các công trình của ông cũng là những viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu sinh học. Chuyện này cũng tương tự ở Hóa học, trước và sau khi có bảng tuần hoàn của Mendeleev. :D
     
    lichan thích bài này.
  6. banycol

    banycol Lớp 6

    The Extended Phenotype là cuốn sách thứ hai của ông viết, có thể xem đây là phần tiếp theo của cuốn thứ nhất, The Selfish Gene. Phần lớn nội dung của cuốn này (10/14 chương) là thảo luận lại các vấn đề đã đề cập trong The Selfish Gene theo hướng bổ sung thêm ý kiến của những nhà nghiên cứu tiến hóa khác, tìm thêm bằng chứng để tái khẳng định các kết luận, điều chỉnh một số điểm không còn phù hợp với những khám phá mới... Về hình thức, các chương này được viết khá rời rạc, gần như là những bài tiểu luận riêng lẻ. Theo mình thì phần này đọc được thì tốt vì sẽ giúp hiểu rõ hơn các vấn đề trong The Selfish Gene, còn nếu không có thời gian thì cũng có thể bỏ qua, rảnh thì quay lại sau cũng được.

    Phần còn lại của cuốn sách mới thật sự là "linh hồn" của cuốn sách, 4 chương cuối này trình bày lý thuyết về "kiểu hình mở rộng" - extended phenotype, một cách nhìn mới về khả năng di truyền của gen.

    Vì gen chỉ đóng vai trò điều khiển quá trình tổng hợp protein, protein lại quyết định tính chất, biểu hiện của các mô nên lâu nay mọi người đều quan niệm rằng kiểu hình chỉ là những tính trạng được thể hiện ra bên ngoài (mắt xanh, tóc nâu...), kể cả những tính trạng về phẩm chất (khả năng kháng bệnh, biên độ thích nghi...). Tuy nhiên, Richard Dawkins lại không nghĩ như vậy. Kiểu hình còn phải bao gồm luôn cả khả năng tác động của gen đó đối với môi trường xung quanh.

    Quay lại The Selfish Gene, trong tác phẩm này tác giả phá bỏ cách nghĩ tiến hóa là quá trình chọn lọc các cá thể thích nghi. Theo ông, không phải cá thể mà phải là gen mới là tâm điểm của tiến hóa, chọn lọc tự nhiên sẽ chọn lọc và củng cố các gen mang những kiểu hình thích nghi. Cá thể tồn tại là cá thể mang nhiều gen thích nghi. Sự tồn tại của cá thể chỉ là để làm phương tiện di truyền cho gen. Từ đó ông trình bày tiến hóa như câu chuyện của sự cạnh tranh của các gen. Trong cuộc chiến để tồn tại đó, gen phải biến đổi để tạo ra những kiểu hình thích nghi với môi trường (để dễ hiểu, câu này mình xin phép dùng cách nói phản-Darwin nhé).

    Trong The Extended Phenotype, tác giả lại mở rộng phản ứng của gen ra ngoài cơ thể sinh vật. Gen không chỉ quyết định kiểu hình của cá thể mang nó mà gen còn có khả năng tác động vào môi trường và hành vi của những sinh vật xung quanh. Có 3 cách để gen tác động vào môi trường xung quanh như sau:

    1. Di truyền bản năng xây dựng các công trình nhằm cải thiện môi trường sống (hải ly làm đập, chim làm tổ, mối xây nhà...).

    2. Điều khiển hành vi của vật chủ thông qua sinh vật ký sinh: đây là trường hợp của các gen nằm trong ký sinh trùng. Những gen này có thể "điều khiển" vật chủ làm những việc có lợi cho sự di truyền vật ký sinh, từ đó giúp di truyền gen đó. Ví dụ rõ nhất là loài giun tròn (hairworm) ký sinh trong dế, thúc đẩy những con dế này nhảy xuống nước để tự sát, nhờ đó trứng giun tròn sẽ dễ dàng khuếch tán trong nước, lan nhiễm rộng hơn. Ví dụ khác là việc những con muỗi anopheles mang ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium) thì nhạy với mùi và hơi người hơn những con muỗi cùng loài mà không mang ký sinh trùng này.

    3. Làm thay đổi hành vi của vật chủ từ xa. Ví dụ chim cu đẻ trứng vào tổ con chim khác, chim cu non nở ra cực kỳ háo ăn, làm chim mẹ (vật chủ) phải tập trung hơn vào việc tìm thức ăn, có khi dẫn tới kiệt sức mà chết.

    Qua 3 phương thức trên, ta thấy gen không tạo ra kiểu hình (theo quan điểm cũ) nào cả, nhưng gen đã tạo ra những tập tính, những tác động mà nhờ đó gen được di truyền cho thế hệ sau. Vậy, trong cuộc chiến tiến hóa, những gì gen làm được đã cho thấy gen không chỉ là "kẻ ích kỷ" như trong The Selfish Gene mà còn là một "phù thủy" đầy quyền năng và thừa thủ đoạn.

    Nhìn chung, không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này tuy được đánh giá rất cao nhưng lại ít được người ta nhắc tới (so với The Selfish Gene, God Delusion, The Greatest Show On Earth). Ý tưởng về kiểu hình mở rộng là rất ấn tượng, làm thay đổi quan điểm của người đọc, tuy nhiên, cách hành văn của tác phẩm này khá hàn lâm nên nặng nề, khó hiểu. Đọc hết cuốn sách này là một nỗ lực đáng kể, nhất là khi không bằng ngôn ngữ sở trường, tuy nhiên, kết quả cũng là xứng đáng nếu bạn là người yêu thích sinh học tiến hóa .
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/12/15
  7. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Đọc cuốn "Nguồn Gốc Các Loài" giá trị lớn nhất theo mình không phải là những kiến thức về biến dị và tiến hóa mà đó chính là cách làm khoa học như thế nào.

    Thế giới sinh vật được mở ra như vậy, bằng mắt thường, quan sát, so sánh, đối chiếu, phân tích... Bái phục.
     
  8. nguyenminh2301

    nguyenminh2301 Lớp 5

    Cuốn sách nằm trong tủ sách tinh hoa của NXB Tri Thức, xét tầm vóc của nó, thì cảm thấy nếu có thời gian cũng nên đọc :) Chắc gì các diễn giải của hậu thế là đúng, biết đâu khi đọc tác phẩm bạn lại sáng thêm được vài vấn đề
    Đồng ý với @Ban Tang Du Tử
     
    4DHN and Ban Tang Du Tử like this.
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Các diễn giải của hậu thế (ý tôi là các nhà sinh học hiện đại) chắc không thể sai được vì Sinh học đã tiến những bước dài và trong tay họ có nhiều công cụ và nền tảng quá hoành tráng của các thế hệ trước. :D

    Hồi trước tôi có cuốn Sinh học phân tử, diễn giải sinh học ở mức cấu trúc không gian của phân tử ADN, ARN, amino acid ... rồi mã hóa gien, cơ chế hoạt động (ở mức phân tử) như thế nào. Đợt này về nhà tôi sẽ tìm lại, nếu thấy chắc chắn sẽ số hóa nó. cute_smiley26
     
  10. thomas

    thomas Lớp 8

    Khi Hitler tàn sát người Do Thái để bảo toàn nòi giống Bắc Âu thuần chủng, có phải là hắn cũng đang áp dụng "Thuyết tiến hóa" không nhỉ? Mình nghĩ không nên hiểu thuyết tiến hóa của Darwin theo hướng đó :D
     
  11. nguyenminh2301

    nguyenminh2301 Lớp 5

    Đồng ý với @4DHN về ý đầu, nếu số hóa thêm được được cuốn sinh học phân tử thì thật tốt.
    @banycol hiểu biết tường tận quá. Nghe bạn nói, mình cảm thấy bản thân thật đáng hổ thẹn. :)
     
  12. nguyenminh2301

    nguyenminh2301 Lớp 5

    Đồng ý, không nên hiểu theo nghĩa đó. Theo mình, Adolf Hitler đang "bẻ cong" những điều mà Darwin phát hiện. Điều mà hiện nay một vài người vẫn làm, tuy là không phải với Darwin :)
     
    thomas thích bài này.
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bạn cần nghĩ rộng hơn một chút, xét ở cả thế kỷ 20 thì hành động của Hitler là hành động tự sát, vì cuối cùng chính bản thân Hitler và nước Đức cũng bị đánh bại kèm theo đó là học thuyết của Hitler cũng bị diệt vong.

    Trong lịch sử tiến hóa, nhiều khi kẻ mạnh nhất vẫn bị tiêu diệt, kẻ yếu hơn lại tồn tại vì loài yếu hơn phù hợp hơn trước những tác động của tự nhiên. Ví dụ rất rõ là các loài khủng long bị tuyệt chủng trước một biến cố lớn - nhiều giả thuyết cho rằng có 1 tiểu hành tinh đâm vào Trái đất gây ra sự tuyệt chủng đó. Giả sử sau biến cố đó, thức ăn trở nên khan hiếm, khí hậu khắc nghiệt - kiểu mùa đông hạt nhân. Thì những loài lớn chết đói, chết rét hết, những loài nhỏ sống sót vì cần ít thức ăn hơn và có thể chui sâu xuống dưới mặt đất.

    Đại khái loài nào, hay cụ thể cá thể nào phù hợp nhất sẽ tồn tại. :D
     
    thomas thích bài này.
  14. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Cái này là đúng như vậy đó. Thuần chủng và ưu việt, ông này chính là dựa vào cái này mà làm vậy, dĩ nhiên là có thêm một vài thuyết nữa.
     
    thomas thích bài này.
  15. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Tôi đã đọc cuốn " A. hitler chân dung một ccùm phát xit" không có nói đến Darwin gì cả...
     
  16. thomas

    thomas Lớp 8

    Mình nhớ là có đọc đâu đó thông tin này, nhưng không nhớ kỹ lắm nên đưa lên để mọi người xác nhận :P
     
    sannyas60 thích bài này.
  17. NQK

    NQK Lớp 10

    Mình cũng nghĩ ông ấy thành công. Cơ mà định nghĩa thành công của chúng ta hẳn khác nhau, mà khác chưa chắc đã ít.
     
    nguyenminh2301 thích bài này.
  18. doansinhak44

    doansinhak44 Mầm non

    Bác đc đi và tiếp xúc nhiều hay sao ấy, chị biết đọc tường tận những gì bác viết thôi.
    Có cuốn nào hay bác share hay thuật lại cho mọi người với ạ..
    Cảm ơn Bác.
     
  19. Lê Thành Khôi

    Lê Thành Khôi Mầm non

    Nếu như mình nhớ không nhầm thì ở Đức giai đoạn này có một luận thuyết gọi là Tiến hóa xã hội mà đỉnh cao là tư tưởng cực đoan của A. Hitler đó
     
  20. naminh71

    naminh71 Mầm non

    Có lẽ học thuyết tiến hoá của Darwin là một trong những hoạc thuyết được phổ biến rộng rãi nhất, nhưng cũng gây nhiều tranh cãi nhất.
    Ví dụ về con người:
    - Nếu có học thuyết tiến hoá dành cho con người thì từ loài khỉ lên vượn người/người ắt phải có giống loài trung gian, và như vậy ắt phải có hoá thạch của loài này. Cho đến nay mắt xích này vẫn thiếu và chưa từng có ai tìm được bất kỳ hoá thạch nào của mắt xích đó, mà lẽ ra nó phải rất nhiều.
    - Con người hiện đại đã tồn tại hàng trăm nghìn năm, vậy chúng ta ngày nay có phải là giống loài có đặc tính khác hơn (không nói là tiến bộ hơn) tổ tiên chúng ta. Cho đến nay chưa ai tìm ra được đặc điểm nào như vậy ngoại trừ Hitler
     
Moderators: Utron

Chia sẻ trang này