Kinh điển Tiếng gọi nơi hoang dã - Jack London

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi poppy_chip, 1/10/13.

  1. poppy_chip

    poppy_chip Sinh viên năm IV

    "...Tính chất con thú nguyên thuỷ muốn chiếm địa vị thống soái đã trỗi dậy mạnh mẽ bên trong Bấc, và dưới những điều kiện ác liệt của cuộc sống trên con đường mòn vùng băng tuyết, tính chất ấy càng phát triển, phát triển lên mãi. Tuy nhiên, đó là một sự phát triển thầm kín. Sự khôn ranh mới nảy sinh ở Bấc đã tạo cho nó tính đĩnh đạc và tự chủ. Nó quá bận vào việc tự điều chỉnh mình cho phù hợp với cuộc sống mới, nên không cảm thấy tự buông thả thoải mái được, và không những nó không gây chuyện đánh nhau, mà nó còn cố tránh xung đột khi nào có thể tránhđược. Đặc điểm trong tư thế của nó bây giờ là một thứ tác phong thận trọng, có tính toán. Nó không dễ sa vào sự liều lĩnh và hành động hấp tấp thiếu suy nghĩ. Và trong mối căm ghét cay độc giữa nó và Xpít, nó không để lộ ra một tí nóng vội nào lảng tránh mọi hành vi gây gổ..."

    Mình vừa làm xong cuốn sách này, gửi tặng các bạn trên TVE...
    Mong diễn đàn càng ngày càng phát triển và các bạn sẽ có trong tay những cuốn sách hay!

    Người post dhtcorp
    Nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

    mckplez, Kimba, ryuuha9999 and 34 others like this.
  2. phannguyen89

    phannguyen89 Mầm non

    Cảm ơn bạn rất nhiều
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bản PDF scan Tiếng gọi nơi hoang dã. Chú ý dịch giả là Nguyễn Công Ái và Vũ Tuấn Phương. Ở trang lót thì in là Vũ Tuân Phương, còn ở cuốn Tình yêu cuộc sống thì ghi là Vũ Tấn Phương. Khiến cho nhiều web cũng ghi thành Tuân hoặc Tấn.

    Hồi trước còn có cả Mạnh Chương trong danh sách dịch giả. Tuy nhiên có lẽ ông này dịch chung trong cả một tập Jack London (mà có truyện này) hoặc chỉ viết lời giới thiệu mà cũng đứng tên dịch giả (như trường hợp Đắc Lê dịch Hãy để ngày ấy lụi tàn mà hồi trước có cả tên Hoàng Túy dù chỉ viết lời giới thiệu (và nhận luôn cả nhuận bút), sau mới rút tên ra, như Đắc Lê từng chia sẻ).

    [​IMG]
    Cuốn này up lên để tham khảo, chứ ngay cái bìa đã in thành "Tiếng gọi nơi hoang giã", quả là thất vọng tràn trề, không biết nội dung bên trong có đảm bảo không. Nếu không tin tưởng có thể xem văn bản trong tập Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Link PDF scan (NXB Văn hóa thông tin, 2003) (10,8 Mb; 192 trang)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/7/17
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Trong quá trình làm lại các tác phẩm kinh điển, tôi tạo bản sửa chính tả của ebook trong topic này, với những nội dung sau:
    * Chuyển tên nhân vật từ phiên âm về nguyên bản.
    * Sửa các lỗi trình bày, chính tả trong văn bản (nhiều), bổ sung vài đoạn thiếu dòng so với bản in (hai bản in đề cập bên trên), những đoạn nghi ngờ cả hai bản in sai thì có kiểm tra lại nguyên bản.
    * Bổ sung tên dịch giả (Nguyễn Công Ái và Vũ Tuấn Phương), chú thích từ bản in.
    * Bìa lấy của bản Đông A cho đẹp, nhưng nội dung so sánh với hai bản in trên.

    Các bạn thử nghiệm font Roboto xem có dễ đọc trên các thiết bị khác nhau không (tôi không có nhiều thiết bị để thử nghiệm).

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 12/9/17
    amorphous, mckplez, hung110 and 40 others like this.
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Khi cuốn này được Đinh Tị tái bản đã sửa lại tên là Tiếng gọi của hoang dã. Sau đây là lý lẽ của hai dịch giả (đăng trên FB của Đinh Tị).

    "TIẾNG GỌI CỦA HOANG DÃ" HAY "TIẾNG GỌI NƠI HOANG DÃ"?

    Có thể tên sách "Tiếng gọi nơi hoang dã" đã rất quen thuộc với chúng ta, nhưng hãy cùng lắng nghe tâm sự của dịch giả Lâm Hoài, Võ Quang về sự khác biệt giữa chữ "nơi" và chữ "của" nhé:

    "Bản dịch truyện này của chúng tôi đã được NXB Lao Động in từ tháng 11 năm 1983, với bút danh là Nguyễn Công Ái (tức Lâm Hoài) và Vũ Tuấn Phương (tức Võ Quang), Hà Nội. Nhưng cuốn sách này có nhiều sai lạc do hiệu đính, ví dụ nhan đề truyện phải là "Tiếng gọi của Hoang Dã" (The call of the Wild) nhưng bị sửa lại là "Tiếng gọi nơi hoang dã", sai hẳn tinh thần và câu chữ của tác giả Jack London có chủ ý nhân cách hóa cõi hoang dã.

    Hoặc "moose" là con "nai sừng tấm", người hiệu đính không hiểu sừng tấm nghĩa là gì bèn gạch bỏ chữ "tấm" đi, còn lại là con "nai sừng" (!?) và nhiều sai sót khác nữa tương tự. (*)

    Bởi vậy, nay chúng tôi cho in nguyên văn bản dịch, trong đó chúng tôi đã chú ý hết sức tôn trọng tinh thần và câu văn của tác giả. Bản in lần này khắc phục những sai lạc trong cuốn sách in trước đây. Hy vọng sẽ làm vừa lòng bạn đọc" - Lâm Hoài, Võ Quang.

    [​IMG]
    (*) Tôi đã sửa "nai sừng tấm" trong ebook, còn "những chỗ khác tương tự" thì tôi không có bản dịch này trong tay nên không sửa được (Caruri).
     
  6. Cải

    Cải Cử nhân

    Bản Anh ngữ.
     

    Các file đính kèm:

  7. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Rất tiếc là bản trên thiếu phần vào truyện so với bản in của Đông A tái bản 2015. Họ sửa thành Tiếng Gọi Của Hoang Dã.

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    halinht187, hoangtuna and Caruri Tlkd like this.
  8. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bạn có thể bổ sung được không? Tôi nghĩ nó chỉ 1, 2 trang, không dài lắm.
     
    halinht187 thích bài này.
  9. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Dài chứ, từ Nhóm Lửa đến vào truyện cũng trăm trang rồi.

    Hôm đi hội sách tôi cũng định mua để bổ sung mà thấy dịch giả ngày xưa cũng không biết tiếng Anh mấy. Họ toàn dịch Jack London, O Henry từ tiếng Nga.
     
    halinht187 thích bài này.
  10. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Ý tôi là phần vào truyện thôi, chứ các truyện ngắn khác đằng trước nó trong sách in thì kể làm gì.

    Có thể một lý do nữa là vào thời điểm đó họ tiếp cận với nguồn sách tiếng Nga dễ dàng hơn tiếng Anh.
     
    halinht187 thích bài này.

Chia sẻ trang này