Chiến tranh Hòn Đất - Anh Đức

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi conguyen, 15/7/14.

Moderators: Bọ Cạp
  1. conguyen

    conguyen Sinh viên năm IV

    Xin giới thiệu với các bạn truyện Hòn Đất của nhà văn Anh Đức,1 tác phẩm rất quen thuộc với chúng ta ngay từ những năm tháng của tuổi học trò.
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 16/9/16
    page13, Cent, minhthaosunny and 13 others like this.
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Qua tranh luận ở topic Xóa tác phẩm của Dương Thu Hương, tôi đưa Hòn Đất ra làm ví dụ. Chợt thấy cuốn này chưa có trên TVE nên tôi sưu tầm về đây.

    Giới thiệu
    Nhà văn Anh Đức đã viết cuốn tiểu thuyết này trong hai năm 1964 và 1965. Một năm sau, tiểu thuyết Hòn Đất được Nhà xuất bản Văn học xuất bản lần đầu và đã được trao tặng giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu. Sau đó, tác phẩm đã được tái bản nhiều lần cũng như được dịch và xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, như: Anh, Đức, Esperanto, Nhật Bản, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc...

    Nội dung
    Chuyện xảy ra vào đầu năm 1961 tại Hòn Đất. Đội du kích xã ở nơi đây đã rút lui vào hang Hòn trong một trận chống càn quyết liệt. Đội có tất cả 17 người với vũ khí thô sơ. Mặc dù đối phương đông gắp nhiều lần, được trang bị đầy đủ, vũ khí hiện đại và dùng nhiều giải pháp, như: bỏ thuốc độc vào nước suối, chặn mọi đường tiếp tế, dùng thuốc nổ phá hang, hun khói vào hang... nhưng đội du kích kiên trì chống trả nhiều lần và kiên cường sống chết ở nơi đó.

    Trong cuộc chiến đấu gay go, chênh lệch này, trong đội du kích nổi bật có Hai Thép - người chỉ huy - sáng suốt, giàu nghị lực. Ngạn, một chiến sĩ dũng cảm, thông minh. Ba Rèn, người nông dân chất phác, trung kiên. Quyên, cô du kích trẻ đẹp người, đẹp nết. Vượt trội hơn cả là chị Sứ, một nữ du kích có nhiều đức tính cao quý, như: đằm thắm, bất khuất, ngoan ngoãn... Cuối cùng, chi Sứ hy sinh vì sự sống của đồng đội và vì lý tưởng mà chị nguyện suốt đời đeo đuổi.

    (hai phần trên chép từ wikipedia tiếng Việt)

    [​IMG]

    Thông tin sách
    Tên tác phẩm: Hòn Đất
    Tác giả: Anh Đức
    Nhà xuất bản và năm xuất bản ebook không đề cập tới nên không rõ năm nào

    Thông tin ebook
    Nguồn ebook: vnthuquan.net
    Người tạo: Nguyễn Kim Vỹ

    Cuốn này tạo nguyên xi từ vnthuquan. Ở trên đó do ngại một page dài nên một số chương họ cắt làm đôi. Ebook cũng chép nguyên như vậy chứ không soạn lại. Ngoài ra ebook còn kha khá lỗi chính tả nhưng vì không có sách giấy trong tay, lại còn đang bận làm một vài ebook khác nên tôi không check chính tả cuốn này.
     

    Các file đính kèm:

  3. Derby

    Derby Lớp 7

    Cám ơn bạn @Caruri Tlkd đã sưu tầm cuốn này về cho tve-4u. Đây là loại sách rất tốt cho việc rèn luyện trí tưởng tượng và nhân cách để có thể sống an toàn và yên tâm trong xã hội Việt Nam của chúng ta :D. Lỗi chính tả, cho dù còn nhiều đến cỡ nào, cũng chỉ là chuyện rất nhỏ so với thông tin được chuyển tải từ nội dung. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/6/16
  4. V.C

    V.C Banned

    Cuốn này các Mod nên xóa, vì nội dung còn ác liệt hơn “Người Hàng Xóm" nhiều.
     
  5. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Bản epub đã thay bìa mới, chỉnh sửa các chương theo đúng thứ tự
     

    Các file đính kèm:

  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    [​IMG]

    Dưới chân tượng đài ở trung tâm Khu di tích lịch sử - thắng cảnh Hòn Ðất (Hòn Ðất, Kiên Giang) có một ngôi mộ lớn bằng đá, trên bia mộ có ảnh một cô gái mặc áo dài, tóc buộc gọn. Ðó là mộ và ảnh của Anh hùng, liệt sĩ Phan Thị Ràng, sinh năm 1937, quê xã Lương Phi (Tri Tôn, An Giang), hy sinh ngày 9/1/1962.
    Em ruột chị Phan Thị Ràng, ông Phan Văn Mỳ (Sáu Mỳ), nguyên Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang kể, chị thường được gọi là Tư Ràng. Cha Tư Ràng mất năm 1947, sau khi bị thực dân Pháp bắt giam và đánh đập dã man do ông tham gia Việt Minh. Lúc đó ông Sáu Mỳ còn đang ở trong bụng mẹ. Năm 1951 người cô ruột Tư Ràng đang ở Phnom Pênh (Campuchia) đưa chị sang đó để nuôi và cho học may, đến năm 1953. Năm này, mẹ Tư Ràng tái giá với ông Nguyễn Văn Hổ, Quản đốc Binh công xưởng 18 rồi đưa các con về sống cùng ông Hổ ở xã Bình Sơn, huyện Hòn Ðất. Sau Hiệp định Geneve, ngày 20/7/1954, ông Hổ cùng anh Hai Tỏ và em Năm Du tập kết ra Bắc. Vì sợ địch trả thù nên từ cuối năm 1954 chị Tư Ràng cùng mẹ, Sáu Mỳ và em út Bình Sơn phải phiêu bạt qua nhiều nơi. Với chiếc máy may Singer được mua từ số tiền dượng Hổ để lại, chị Tư Ràng làm nghề may, phụ mẹ nuôi em...
    Năm 1957, bốn mẹ con trở về Tri Tôn, sau đó chị Tư Ràng được chú ruột giới thiệu với Chi bộ Núi Dài. Ông Sáu Mỳ cho biết, di ảnh chị Tư Ràng trên bia mộ chị là ảnh chụp khi chị vừa tròn 20 tuổi. Cũng từ đây, chị mang bí danh Tư Phùng. Ðể tránh bọn địch truy tìm, chị Tư Phùng phải liên tục thay đổi địa bàn hoạt động ở vùng Hà Tiên, nhưng vẫn luôn mang theo em Sáu Mỳ và chiếc máy may. Cuối năm 1958, Tư Phùng được điều về lại Bình Sơn làm công tác thanh vận và giao liên, gửi Sáu Mỳ và chiếc máy may về cho má ở Núi Dài. “Khi má đón tôi về, nghe tôi kể lại chị Tư khóc nói chị xin lỗi má, má cũng khóc”. Ông Sáu Mỳ kể lại.
    Năm 1959, chị Tư Phùng được cử đi học lớp hộ sản, rồi được điều làm cán bộ phụ nữ huyện. Ngày 8/1/1962, khoảng 2.000 lính Sài Gòn bao vây, tấn công căn cứ cách mạng ở Hòn Ðất. Rạng sáng hôm đó, chị Tư Phùng bị địch bắt. Trong đám lính địch có 2 tên chiêu hồi, là đại úy Khen (trung úy Xăm trong tiểu thuyết Hòn Ðất) và tên Tạo nhận ra Tư Phùng là Tư Ràng. Ðịch treo chị lên một cây me để tra tấn, bắt chị khai báo nơi trú ẩn của đồng đội và các cơ sở cách mạng. Không khai thác được gì, địch đưa chị vào chân núi Hòn Ðất, treo chị lên cây xoài bằng chính mái tóc của chị, lấy cọc nhọn đâm khắp người chị, cắt tai, xẻo thịt chị... Dù bị cực hình vô cùng man rợ, chị Tư Ràng không hề khai báo, van xin. Khoảng 2 giờ chiều ngày 9/1/1962, chị hy sinh khi mới sang tuổi 25...
    Năm 1964, được ông Tám Quít kể về trận Hòn Ðất, về sự hy sinh của chị Tư Ràng, nhà văn Anh Ðức viết tiểu thuyết Hòn Ðất, trong đó nhân vật chị Sứ được tạo nên từ nguyên mẫu là chị Tư Ràng. Tác phẩm được viết xong tháng 9/1965 và ngay lập tức được tặng giải chính thức Giải thưởng văn nghệ Nguyễn Ðình Chiểu. Ngày 20/12/1994, liệt sĩ Phan Thị Ràng được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

    (Theo báo Tiền Phong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
     
Moderators: Bọ Cạp
: Anh Đức

Chia sẻ trang này