Phải chăng đã đến lúc chúng ta trả lại tên nguyên bản cho các tác phẩm?

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Minh Quân Lương Lương, 9/5/15.

Moderators: Cát Cát
  1. Chào các bạn, mình là thành viên đã tham gia từ lâu, nhưng chưa tham gia hoạt động hay bàn luận gì cùng TVE-4U cả.

    Hôm nay mình xin khởi động một cuộc thảo luận về vấn đề: "Trả lại tên nguyên bản cho tên nhân vật, địa danh trong các tác phẩm"

    Có lẽ với những người ham đọc sách, thì việc đọc những tác phẩm được Việt hóa tên gọi không còn quá xa lạ.

    Nhưng trong thời kỳ tiếng Anh đã trở nên phổ biến, thì việc Việt hóa lại vô tình trở nên "tác dụng ngược", khiến chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc tra cứu các thông tin từ các website nước ngoài, hoặc tình cờ chúng ta đọc phải những tên gọi đó ở dạng nguyên gốc, nó sẽ trở nên rất xa lạ với chúng ta.

    Mình cũng hỏi một vài bạn, thì các bạn nói nếu thay đổi thì sẽ là không tôn trọng người dịch, nhưng mình, thì mình nghĩ, việc thay đổi "ngược" đó sẽ là xu thế tất yếu. Sẽ không phải là vấn đề quá lớn nếu chúng ta có những lời đề từ từ ban đầu eBook được làm ở dạng này, và chúng ta cũng không sửa văn phong của người dịch, nên vấn đề đó không quá quan trọng.

    Đặt lên bàn cân, nếu được lựa chọn giữa "tôn trọng người dịch""quyền lợi, lợi ích của người đọc", bạn sẽ lựa chọn bên nào?

    Và nếu bàn luận theo hướng tích cực, tôi mong chúng ta có thể khởi động một dự án với mục đích thực hiện những điều như chúng ta đã bàn luận.

    Cảm ơn các bạn đã đọc hết, và tôi mong chờ những ý kiến, quan điểm của các bạn.
     
  2. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Trên quan điểm cá nhân:
    Tên riêng người ta, địa danh người ta thì chúng ta tôn trọng, chưa biết Việt hóa được cái gì chứ mình thấy cái mất đầu tiên là tra trên Google là anh Google cũng bó tay . com . canh luôn.

    Với lại 1 từ của người ta đều có lịch sử, nguồn gốc trong từ đó, Việt hóa cũng chặn mất con đường tìm hiểu về nguồn gốc của từ ngữ :).
     
    Heoconmtv, sadec2, tducchau and 6 others like this.
  3. @Deathshine Ngoài cái như bạn nói thì còn một cái nữa đó là nhiều từ Việt hóa ra đọc rất buồn cười :D
     
    sadec2, Cải, Quốc Võ and 3 others like this.
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Việt hóa còn đỡ, hồi trước khi chưa có bản quyền phát hành và dịch thuật còn chế tên luôn. Như truyện Dragon Ball ấy, Cadic, Kalic... hết sức tào lao, làm mất luôn ý nghĩa và sự hài hước của ông tác giả. Như Cadic tên đúng là Vegeta (tiếng Nhật mượn từ từ vegetable), ý nói mặt mày tính tình bậm trợn nhưng tên thì rất bựa. Con của Vegeta và Bulma thì đứa con trai là Trunk (quần bơi), con bé gái là Bra (áo zú)...:D
    Hay như Doraemon, Dora là tên cái bánh dorayaki mà nó thích ăn, Gian (hồi đó dịch là Chaien) là tiếng Nhật mượn từ Giant (gã khổng lồ)...
     
    Anan Két, Heoconmtv, lotus and 8 others like this.
  5. Quốc Võ

    Quốc Võ Lớp 2

    Thế còn đỡ, Rousseau dịch là Lư Thoa, Montesquieu thì dịch là Mạnh Đức Tư Cưu.
     
  6. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Thật là được mở mang tầm mắt mà :3
     
  7. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    Cách dịch này bắt nguồn từ tiếng Trung, trước đây (và bây giờ vẫn còn), người Trung Quốc đọc được tiếng nước ngoài không nhiều, nên các dịch giả sẽ phiên âm thành các âm na ná trong tiếng Trung, và ở VN dịch nguyên bản lại các phiên âm tiếng Trung đó. Có khá nhiều ví dụ như:

    Philippines - Phi Luật Tân
    Washington - Hoa Thịnh Đốn
    Canada - Gia Nã Đại
    Paris - Ba Lê
    Italy - Ý Đại Lợi
    Mexico - Mễ Tây Cơ

    và gần đây nhất mà mình nghe là Maleficent - Mã Lệ Phi Sơn

    Nói về cách dịch này thì cảm thấy vui vui, lạ lạ, nhưng trong việc số hóa thì cần tôn trọng bản dịch mà mình số hóa, như một cách tôn trọng tác giả và tác phẩm.

    Một góc nhìn khác, đó là cách tiếp cận của một nền văn hóa với một nên văn hóa khác.

    Bạn này học tiếng Nhật thì cũng biết Nhật có hẳn 1 bảng chữ cái Katakana dùng để phiên âm tiếng nước ngoài, đồng âm với bảng chữ cái Hiragana, nhưng chỉ khác cách viết. Họ cũng không dùng chữ Latin để viết các âm tiếng nước ngoài.
     
  8. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Nhưng nobita vẫn là nobita:D
     
    trung_luoc thích bài này.
  9. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    Cái này thì mình nghĩ thế này, lấy ví dụ của Doraemon (Đôrêmon theo đúng cách dịch hồi đó), mình nhớ là năm 1993 bắt đầu ra cuốn đầu tiên. Người dịch / NXB sẽ chọn cách dịch phù hợp với đối tượng đọc giả, năm 1993 thì khác niệm tiếng Nhật còn mơ hồ lắm, không như bây giờ, và đối tượng người đọc là trẻ em thì mọi thứ sẽ càng thật đơn giản, cho nên, Doraemon --> Đôrêmon, Nobita --> Nôbita, Shizuka --> Xuka, Jaian --> Chaien, Suneo --> Xêkô, nó gắn liền với tuổi thơ nhiều năm đấy, sau này có vẻ phát triển hơn nên khi tái bản, NXB đưa lại về tên cũ.

    Liên quan đến chuyện dịch thì làm bàn thêm 1 chút, là việc dịch cho đối tượng trẻ em thì vẫn rất là cẩn trọng, ví dụ như, trong phim How to train your dragon? (Bí Kíp Luyện Rồng), em Toothless được dịch là Răng Sún, khá dễ thương và dễ tiếp cận cho đối tượng trẻ em.

    Còn một chuyện nữa gọi là "thuần phong, mỹ tục", "văn hóa", ai cũng biết văn hóa Nhật Bản có nhiều điểm khác văn hóa Việt, khi dịch lại thì người dịch cũng sẽ phải chọn lọc lại hoặc bỏ đi hoặc bôi đen, điển hình của vụ này là Conan, Jindo, Bảy viên ngọc rồng.
     
  10. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Hồi đó in lậu, Việt Nam chưa tham gia công ước Berne nên phần dịch cũng lung tung. Sách in trên bản scan lại nên chất lượng cũng chưa cao, bộ phận dịch thuật cũng chưa am hiểu văn hóa manga và văn hóa Nhật. Nó gắn liền tuổi thơ chẳng qua thời kỳ đó nó là 1 trong những manga đầu tiên xâm nhập Việt Nam. Giả sử hồi đó nó dịch đúng tên thì tuổi thơ nhiều người cũng sẽ gắn liền với tên đúng thôi.
    Dịch thuật không đơn giản chỉ là dịch nghĩa. Nó còn yêu cầu phải ít nhiều am hiểu văn hóa quốc gia, thậm chí văn hóa bản địa, lịch sử (nếu có) và phong cách của tác giả. Giả sử tác giả là người hài hước mà người dịch dịch lại với văn phong nghiêm túc thì xem như thất bại (chẳng hạn nguyên bản dùng "mày - tao" mà dịch thành "bạn - tôi" là thua rồi).
     
    Anan Két, Heoconmtv, vinhlx and 2 others like this.
  11. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    Mình đồng ý với quan điểm là cố gắng diễn đạt càng nguyên bản càng tốt. Tuy nhiên, cũng cần có sự ưu tiên:

    (1) Tôn trọng chính tác phẩm/tác giả đang được số hóa.
    (2) Điều chính các phiên âm.

    Phần (2) cũng cẩn thận, vì số hoa là do 1 team làm, nếu không đồng bộ thì coi kỳ cục lắm. Cái này thuộc về định hướng và kỹ thuật, có thể bản thêm cách làm, ý @Deathshine sao ^^
     
    Heoconmtv, patimiha and laithanhtuan like this.
  12. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Bây giờ hầu hết sách là tên nguyên bản mà, có mấy cuốn Việt hóa đâu :D Cuốn Bá tước Monte Cristo của mình là một trong những cuốn hiếm hoi vẫn bị phiên âm theo bản dịch cũ, Môngtơ Crixtô, Étmông Đăngtét, toàn mông là mông :D
     
    Heoconmtv thích bài này.
  13. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    Khoan nói chuyện bản quyền ở đây, bạn đúng về phong cách dịch, nhưng mình đang nói về đối tượng đọc, mình vẫn nghiêng về việc Việt hóa cho con nít xem hơn trong những tác phẩm cho con nít.
     
    Last edited by a moderator: 17/5/15
    Heoconmtv and tducchau like this.
  14. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Công nhận hồi xưa dịch loạn, nhưng hồi đó mấy bác dịch thuật được dịch thoải mái nên hài hước hơn, chế tùm lum, mấy bộ như Doraemon hay Jindo bộ cũ đọc mấy bản dịch xưa vui hơn nhiều :D
     
    Heoconmtv and canaximuoi like this.
  15. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    @canaximuoi Lắng nghe mọi người nói rồi tính sau, giờ mới đang thảo luận thôi mà Bạn :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/5/15
    Heoconmtv and canaximuoi like this.
  16. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Cái này chỉ cần phân biệt tên thật và tên biệt danh. Khi tác giả dùng biệt danh hay tên đặc biệt có nghĩa vui vẻ thì chứng tỏ sự hài hước, lúc này dịch sang có thể chuyển ngữ được như One Eye thì là Độc Nhãn, Toothless là Răng Sún chẳng hạn... Hoặc cụ thể luôn cho truyện Doraemon, Jaian thì dịch sang tên Việt là To Xác cũng rất phù hợp.
     
    Heoconmtv and canaximuoi like this.
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Góp vui một chút. Hồi xưa tôi cũng chế bản lại một số ebook cũ và đã thay tên phiên âm bằng tên nguyên bản (bằng cách tìm bản tiếng Anh và đối chiếu để thay) và đã vấp phải nhiều vấn đề. Nhiều cái tên gốc Pháp không thông dụng không biết đọc kiểu gì (như tôi không biết gì về tiếng Pháp) đành phải dùng kiểu tiếng Anh để thay thế. Rồi một số truyện của Ba lan cũng vậy, nếu dùng tên tiếng Ba lan chắc rất ít người có thể đọc đúng. Cho nên cũng tùy, nếu lạm dụng quá thì sẽ phản tác dụng. :D

    Minh họa bằng một truyện của Hung Gia Lợi. :D

    Đó là truyện Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Một số cái tên trong truyện:
    Iđo (Ida)
    Trôbo (Csaba) - cái tên này có ai đọc được không? :D
    Akôs (Ákos)
    Zôlan (Jolán)
     
  18. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    Đúng rứa, nhưng theo ý bác @khiconmtv thế nào trong trường hợp của 7 viên ngọc rồng ^^, cái này thì em chưa hiểu được ý nhà xuất bản.

    Trường hợp Doraemon năm 1993 thì cách phiên âm tên nhân vật thôi, còn việc dịch tên thì sau này mới thấy.
     
    Heoconmtv and deathshine like this.
  19. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Không rõ bên Kim Đồng họ làm việc với bên kia thế nào mà dịch bộ Dragon Ball cũng còn bất nhất, đã Son Goku, Vegeta mà lại còn Thiên Tân Phạn (Ten Shinhan)...:eek:
     
    Heoconmtv, Cải and canaximuoi like this.
  20. Xin Cái Tên

    Xin Cái Tên Mầm non

    Nhắc đến chuyện này, mình cũng không dám mạn bàn về các truyện của các nước khác, trong cmt này mình chỉ xin phép nói về mấy bộ truyện tranh Nhật thời nhỏ mình đọc.

    Với mình, thật ra thì là là tên gốc hay tên phiên âm, hay là tên gì gì cũng được.

    Nhưng, tuổi thơ của mình chỉ thuộc về những cái tên thật sự mộc mạc, gần gũi với cả lứa tuổi, hoàn cảnh, điều kiện sống lúc đó.

    Bây giờ, lớn lên cũng chẳng đọc lại những bộ truyện ấy lần nào (vì mình đọc xong 1 truyện nào rất khó quên nội dung cốt truyện của bộ ấy) nên cũng chẳng vướng mắc những điều chủ pic nói.

    Chỉ là, cứ lên mấy diễn đàn truyện tranh là lại thấy mấy bạn trẻ cứ vegeta, shuzuka .... (không biết mình viết đúng tên hay không nữa - chẳng quan tâm lắm) này nọ mà cảm thấy buồn cười.

    Ngẫm lại thì, người bình thường cười người điên là thằng/con điên, còn người điên lại chắc mẩm người bình thường là lũ người điên.

    Thôi thì thời thế thế nào thì để cho người thời đó thích ứng vậy.

    P/s: người trẻ Việt cho rằng các cụ ngày xưa chuyển ngữ sai tên các nhân vật trong các tác phẩm người nước ngoài chứ có bao giờ nghĩ liệu người Mỹ, người Anh có thật sự để nguyên tên các nhân vật trong truyện Việt Nam mà không thay đổi gì hay không?

    Mấy lời bàn dông dài, sai đúng gì xin mọi người chỉ dẫn.
     
    tiachoptrang, Heoconmtv and tducchau like this.
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này