Y học - Sức khỏe Phương pháp cứu thương

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi haycuoi9802, 8/10/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG]

    upload_2015-10-8_16-10-21.png

    Tên sách: PHƯƠNG PHÁP CỨU THƯƠNG
    Tác giả: Một nhóm bác sĩ biên soạn
    Nhà xuất bản: NXB THỜI TRIỆU
    Năm xuất bản: tháng 4 năm 1965

    upload_2015-10-12_16-15-4.png

    upload_2015-10-12_16-19-37.png

    Ngoài lề:
    Mình định làm xong bản semi mới đăng lên diễn đàn. Tuy nhiên, khi thực hiện, mình thấy nội dung cuốn sách này rất thiết thực và có thể sử dụng trong thực tiễn nên quyết định vừa thực hiện vừa đăng luôn bên phòng đọc trực tuyến phần nội dung chính. Các phần phụ gồm lời giới thiệu... sẽ được được đăng trong bản hoàn chỉnh.


    TẠI SAO CÓ CỨU THƯƠNG VÀ CỨU THƯƠNG CÁCH NÀO?

    Trước khi mời được bác sĩ đến điều trị, người chẳng may gặp tai nạn phải được cứu cấp ngay. Cứu thương có nghĩa là sự khác nhau giữa sự sống và sự chết, giữa sự bình phục mau lẹ và nằm điều trị lâu ngày tại nhà thương, giữa sự suy nhược tạm thời với sự tổn thương vĩnh viễn. Trong mọi trường hợp việc cứu cấp thích đáng làm giảm bớt cơn đau đớn và giúp việc điều trị của bác sĩ được dễ dàng hơn. Khi bác sĩ bắt đầu điều trị thì trách nhiệm của người cứu thương đã xong. Người cứu thương săn sóc nạn nhơn cho đến khi bác sĩ tới.

    Đời sống hằng ngày là bằng chứng rõ rang cần phải huấn luyện cứu thương. Bạn thấy một xe ca mi ông đụng một xe chở khách, làm xe nầy lăn xuống ruộng. Tài xế ca mi ông đem một nạn nhơn lên khỏi ruộng, để người ngồi trong xe bạn, đưa đến bịnh viện. Là người cứu thương, bạn biết rằng nếu đỡ không đúng cách chỗ gãy ở xương sống có thể làm tổn thương đến dây tủy và gây nên tê bại. Vậy bạn hãy điều khiển để việc cứu cấp được đúng cách.

    Bạn sẽ gặp những trường hợp khẩn cấp như thế nhiều hơn bạn tưởng. Mỗi năm hằng ngàn người chết vì bị thương khi gặp tai nạn xe hơi. Biết bao nhiêu nạn nhơn có thể thoát chết, nếu trong đám đông thường tụ lại khi tai nạn xảy ra, có người được huấn luyện cứu thương kỹ càng.

    Rắn cắn người là việc thường xảy ra. Ngay ở Huê kỳ, mỗi năm rất nhiều người chết vì bị rắn cắn. Giả tỉ con bạn bị rắn cắn trong lúc bạn đi nghỉ hè, thì giờ ngắn ngủi và những sự mê tín vì rắn cắn thì rất nhiều và rất vô dụng, nhưng một người cứu thương biết cách hút nọc độc ra sẽ cứu được mạng người.

    Tai nạn về bơi lội làm cho hằng ngàn người bị chết chìm mỗi năm. Phương pháp cứu thương thích ứng có thể cứu được nhiều người hơn.

    Tai nạn là nguyên nhơn của sự chết. Cứu thương là một trong những phương pháp hay nhứt để giảm bớt tai nạn. Bảng thống kê chứng tỏ rằng những công nhơn được huấn luyện về cứu thương ít bị tan nạn hơn những người không được huấn luyện 50%. Biết phương cách cứu thương phòng ngừa tai nạn vừa giúp cho việc điều trị thích đáng khi có tai nạn xảy ra. Cuốn sách nầy sẽ dạy ta hai điều quan trọng như sau: Phải làm gì và đừng làm gì?

    Mục đích của quyển sách cứu thương nầy là:

    a.- Phòng ngừa tai nạn.

    Kinh nghiệm chứng tỏ rằng những người được huấn luyện cứu thương hiểu rõ về sự an ninh và ít bị tai nạn hơn những người không có ý niệm gì về cứu thương.

    b.- Huấn luyện người ta làm điều phải đúng lúc.

    Một người cứu thương không coi mạch nạn nhơn như một bác sĩ, nhưng y biết đoán định tính chất và sự lan rộng của một vết thương, cùng cách điều trị vết thương ấy.

    c.- Phòng ngừa việc gây vết thương thêm nặng hay nguy hiểm.

    Cứu thương để phòng ngừa các vết thương làm độc, làm giảm hay ngăn ngừa sự kích ngất. Biết những điều không nên làm cũng quan trọng như biết các phương pháp thích đáng phải áp dụng.

    d.- Biết cách chuyên chở thích đáng khi cần.

    Nhiều tai nạn xảy ra ở những địa điểm xa nhà thương hay trạm cấp cứu, thường cần phải chở nạn nhơn đi để cứu mạng sống họ hay nhờ nhà chuyên môn điều trị, nên phải dùng những phương tiện thích đáng để chở họ đặng phòng ngừa vết thương nặng thêm.

    HÃY NHỚ: Cứu thương chỉ là điều trị tạm thời. Cách băng bó phải đơn giản và mau lẹ để khi bác sĩ đến, người khỏi mất nhiều thì giờ trong việc tháo băng. Dụng cụ của bạn phải hạn chế.

    Những lời chỉ dẫn thông thường sau đây sẽ giúp ta giải quyết vấn đề cứu thương một cách tin cậy và thông minh.

    [​IMG]


    I-Để người bị thương nằm cách thoải mái, đầu và mình bằng nhau cho đến khi bạn biết rằng vết thương có nặng hay không.

    Đây là cách đề phòng nạn nhơn ngất xỉu và tình trạng gọi là kích ngất. Một người không được huấn luyện thường muốn người bị nạn ngồi dậy, hay cố giúp họ đứng lên. Bạn có thể nhắc đầu nạn nhơn lên nếu mặt họ tụ máu. Nếu họ mửa, bạn có thể quay đầu họ sang một bên để phòng ngừa ngẹt cổ.

    [​IMG]




    2.-Tìm xem có xuất huyết, ngừng thở, trúng độc, phỏng, gãy xương và trật khớp xương không? Phải tìm đủ các vết thương.

    Sự đau đớn là dấu hiện của bất cứ vết thương nào. Khi xem xét một người bị thương, hãy hỏi họ để xem có vết thương nào nặng không.

    Khi xem xét một người bị thương, hãy cởi áo quần đủ để đoán định bề rộng của vết thương. Nếu cánh tay, chơn hay thân mình bị thương, tốt hơn hết là xé hay cắt bỏ mảnh quần áo chỗ bị thương. Nếu có thể, xé chỗ đường chỉ may. Cởi quần áo theo lối thông thường có thể gây thêm sự đau đớn vô ích hay làm vết thương nặng thêm. Nếu bạn thấy máu thấm qua quần áo hay chảy ở cánh tay áo ra, cởi quần áo đủ để xem vết thương rõ ràng.

    HÃY NHỚ: 1- Chảy máu nhiều. 2- Ngừng thở, và 3- Trúng độc. Phải điều trị tức thì theo thứ tự như trên trước khi làm việc khác.

    Trong nhiều trường hợp, bạn có thể ghé sát tai vào ngực nạn nhơn trong vài giây để đoán định người ấy còn thở hay không. Nếu ngừng thở vì nghẹt- như chết đuối, hít hơi độc, hay kích ngất điện- cần phải tập thở nhơn tạo liền (xem chương về thở nhơn tạo). Nếu nạn nhơn bị thương mà ngừng thở, mặt xám cũng cần phải áp dụng phép thở nhơn tạo.

    Trong trường hợp nhiều người cùng bị thương trong một tai nạn, điều quan trọng nhứt là người cứu thương phải quan sát mau lẹ, và nạn nhơn nào nặng nhứt, phải được điều trị trước.

    Điều quan trọng phải làm trước nhất:

    Hãy hỏi thăm nạn nhơn để xem họ còn tỉnh không. Nếu còn tỉnh, thường thường họ có thể nói cho ta biết họ bị thương ở chỗ nào.

    HÃY NHỚ: Nếu nạn nhơn bất tỉnh sau một tai nạn dữ dội, thường bị thương ở đầu.

    Khi mũi hay hai tai chảy máu mà những bộ phận ấy không bị thương, thường thường là dấu hiệu bể sọ.

    Xem môi và việng có bị phỏng hay bầm tím không. Đây là những dấu hiện bị độc. Máu sùi ở môi là dấu hiệu bị kinh giản. Ngửi hơi thở của nạn nhơn xem có bị độc hay không, nhứt là khi không tìm thấy vết thương nào.

    Hãy dò mạch nạn nhơn. Nhưng nên nhớ rằng mạch không nhảy không phải là dấu hiệu chết. Chú ý sắc mặt, mặt đỏ hay như thường, chỉ rằng mạch và máu chạy đều hòa. Mặt tái chỉ rằng mạch yếu và máu chạy không đều. Trong những trường hợp chảy máu nhiều, bị nghi chảy máu bên trong, hay bị thương ở đầu, đừng cho nạn nhơn uống thuốc kích thích.

    3.- Nên giữ nạn nhơn cho ấm.

    Tránh đắp nóng quá, nhưng giữ thân thể ở độ nóng thường. Điều nầy cốt để phòng ngừa kích ngất nặng. Nếu thời tiết mát, cần phải lót và đắp kín nạn nhơn.

    4.- Phái người đi mời bác sĩ hay xe hồng thập tự.

    Người được phái đi phải cho biết: địa điểm của người bị thương, tính chất, nguyên do, và bề rộng của vết thương cùng những vật dụng sẵn có để cứu cấp. Việc báo cáo đầy đủ rất cần thiết để bác sĩ biết phải đến chỗ nào, đem dụng cụ gì, và những phương pháp phải áp dụng, trước khi ông đến.

    5.- Giữ bình tỉnh và đừng vội dời người bị thương nếu không thật cần thiết.


    Đừng dời nạn nhơn cho đến khi nào bạn biết rõ tính chất và bề rộng của các vết thương, và đã cứu cấp rồi.

    6.- Không bao giờ nên cho người bất tỉnh uống nước hay chất lỏng nào khác.

    Nước có thể vào khí quản và làm nghẹt thở người bất tỉnh. Nhưng nếu người ấy không bị thương nặng ở bụng và vẫn còn tỉnh táo, ta có thể cho họ uống nước tùy thích nhưng uống chậm chậm từng hớp một. Rượu mạnh không phải là thuốc thích đáng để cứu cấp. Chúng có thể làm hại lớn. Trà và cà phê nóng rất tốt, nhất là khi nạn nhơn bị lạnh.

    7.- Đừng cho người xem đứng gần người bị thương.

    Họ thường thường ngăn trở việc điều trị.

    8.- Làm cho nạn nhơn được tiện nghi và vui vẻ, nếu có thể.

    Trấn tỉnh để họ khỏi sợ và làm cho họ có hy vọng. Người bịnh cần phải vững tâm để tiện lợi cho sự cứu giúp và mau bình phục.

    9.- Đừng để nạn nhơn thấy vết thương mình.

    Trong những trường hợp nặng, đừng cho họ biết rằng họ bị thương nặng. Đừng làm bất cứ việc gì cho họ tổn thương thêm. Đừng cho thân nhơn họ biết đúng bệnh tình để họ khỏi lo hoảng. Nói cho họ biết nạn nhơn ở đâu, hay đã được đem vào dưỡng đường, và cho biết những tin tức khác cũng hữu ích như vậy. Nhớ đừng mô tả những vết thương của nạn nhơn hay cho thân nhơn họ biết những chi tiết về thuốc men. Vì đó không phải là nhiệm vụ của người cứu thương.
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 12/10/15
    tducchau, Rafa, Zhiqiang and 4 others like this.
  2. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    CÁC VẾT THƯƠNG THƯỜNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

    VẾT THƯƠNG là một sự bể da hay màng niêm bọc trong một cái bọng của thân thể. Vết thương được chia ra làm bốn loại:

    1.- TRẦY. Những vết thương này do cọ xát hay cạo da hoặc màng niêm gây ra. Vết thương nầy lan rộng bề mặt nên dễ làm độc.

    2.- ĐỨT. Các vết thương nầy do dao, kéo hay kiếng bể gây ra. Máu chảy nhiều vì các huyết quản bị cắt đứt, tổ chức nhỏ chung quanh vết đứt bị hủy diệt và các vết thương nầy không dễ làm độc như các vết thương khác.

    3.- RÁCH. Những vết thương nầy do các dụng cụ cùn (lụt), miểng bom, hay té nhằm những bề mặt có góc, cạnh gây ra. Theo qui tắc, máu không chảy nhiều, vì các huyết quản bị rách tét chớ không đứt ngọt. Dễ nhiễm độc vì bụi thường bị dính sâu vào các tổ chức, máu chảy ít và các mô làm bớ của vết thương bị hủy diệt nhiều.


    [​IMG]

    4.- THỦNG (lủng). Những vết thương nầy do những vật nhọn xuyên lủng như đinh, gai, đầu dây kẽm, đạn súng gây ra. Những vết thương nầy không chảy máu nhiều, trừ khi một huyết quản lớn bị tổn thương. Vì khó rửa sạch nên các vết thương nầy thường bị nhiễm độc.

    HÃY NHỚ: Các vết thương có hai điều nguy hiểm: nhiễm độc và chảy máu nhiều.

    Mỗi vết thương đều có thể làm độc, dầu nhỏ cách nào cũng vậy, nhưng rất may là ít khi bị xuất huyết.

    SỰ NHIỄM ĐỘC.

    Khi da bị bể, vi trùng có thể vào trong vết thương. Sự vào, lớn lê, sinh sản nhiều thêm của vi trùng trong vết thương gọi là nhiễm độc. Kết quả là nóng, đau, sưng, đỏ, và thường làm mủ.

    Vi trùng là một động thực vật quá nhỏ đến nỗi chỉ dùng kiến hiển vị tốt mới thấy được. Chúng ở khắp mọi nơi: ngoài da, khắp thân thể, trong quần áo, trên bàn tay và ngón tay, trong mũi và miêng, trong mỗi vật ta cầm đến. Vài thứ vi trùng có lợi như những thứ làm cho sữa chua, làm cho động vật và thực vật chết bị tan rả. Các thứ khác làm hại thân thể và sinh ra bịnh tật như thương hàn, yết hầu, lao v.v…Những thứ khác làm vết thương nhiễm độc. Do những vết thương nhiễm độc chúng có thể vào trong máu đang tuần hoàn và gây ra chứng huyết khuẩn nhiễm (septicémie) thường gọi là máu nhiễm độc.

    Da và màng niêm không bể là sự bảo vệ rất tốt chống các vi trùng gây nhiễm độc. Luôn luôn có vi trùng trên da và màng niêm, nhưng khi da không bể thì ít bị nguy hiểm vì nhiễm độc.

    HÃY NHỚ: Mặc dầu vết thương nhỏ cách mấy nó luôn luôn lớn đủ để hàng ngàn vi trùng vào.

    Bạn không thể ngẫu nhiên bị thương mà tránh khỏi vô số vi trùng vào trong vết thương. Nhà giải phẫu phải chuẩn bị tinh vi trước khi mổ xẻ bởi mục đích chánh là giữ không cho vi trùng vào trong vết thương. Mặc dầu trong mọi vết thương đều có những vi trùng làm mủ, nhưng không phải hết thảy những vết thương không điều trị đều nhiễm độc. Ba nguyên nhân định đoạt việc nhiễm độc nầy như sau:

    1.- Số vi trùng trong vết thương.

    Càng ít vi trùng trong vết thương càng ít bị hiểm họa nhiễm độc, nếu các nguyên nhân khác đều quân bình. Máu chảy giúp việc tống vi trùng ra ngoài vết thương.

    2.- Sức lớn lên và làm độc của vi trùng.

    Vi trùng cũng như hột giống, khác nhau tùy theo sức nhiễm độc. Những vi trùng trong mủ một vết thương nhiễm độc rất mau lớn. Vi trùng phơi ngoài nắng lâu thường mất nhiều sức nhiễm độc.

    3.- Sức chịu đựng của thân thể.

    Điều nầy lệ thuộc nhiều nguyên nhân và khác nhau từng lúc trong cùng một người. Giữa các nguyên nhân chống nhiễm độc khác, bạch huyết cầu và vài chất khác trong máu có thể tiêu diệt vi trùng. Thường thường tự chúng có thể thắng trận, nếu chúng thất trận, sự nhiễm độc phát triển. Một người bề ngoài mạnh khỏe không phải luôn luôn chịu đựng giỏi với các vi trùng làm mủ.

    HÃY NHỚ: Không thể nào định rõ ba nguyên nhân nầy. Chỉ có một điều an toàn phải làm là săn sóc thích đáng mỗi vết thương, ngay khi mới xảy ra, mặc dầu nhỏ cách mấy cũng vậy.

    Nhiều hãng kỹ nghệ đã giảm nhiều trường hợp nhiễm độc trong vòng công nhân bằng cách dạy họ săn sóc thích đáng mổi vết thương tức thì mặc dầu nhỏ cách mấy cũng vậy. Kết quả là tiết kiệm thì giờ, tiền bạc và phòng ngừa các vết thương gây tê liệt.

    Phần nhiều các sự nhiễm độc là do những vết thương rất nhỏ sinh ra. Nhất là những vết thương rất nhỏ ở bàn tay, đặc biệt là những vết thương lủng lòng bàn tay, và bề mặt các ngón tay phía lòng bàn tay. Những vết thương nơi da bọc ngón tay, nếu không được bác sĩ điều trị có thể phát triển thành loại nhiễm độc nặng nhứt, lan cả đến các vỏ bọc gân và những phần mềm của bàn tay và bắp tay. Kết quả cuối cùng là bàn tay bị liệt.
    CỨU CẤP CÁC VẾT THƯƠNG.

    Cứu cấp các vết thương tùy theo chảy máu nhiều hay ít. Khi máu chảy ít, sự nhiễm độc là điều nguy hiểm chính.

    Các vết thương chảy máu ít.

    Bổn phận chính của người cứu thương là ngăn ngừa không cho thêm vi trùng vào trong vết thương. Tránh đừng rửa vết thương quá đáng hay thoa chất sát trùng vào. Luôn luôn nên đem đến bác sĩ. Nếu là vết lủng, hay vết thương ở ngón tay, ngón chân hay các khớp xương, các kết quả cuối cùng có thể rất nghiêm trọng.

    Đừng rờ vết thương bằng tay, miệng, quần áo hay vật gì dơ bẩn. Chỉ nên dùng vải thưa đã sát trùng.

    Đừng rửa bằng nước và xà bông. Làm vậy người cứu thương thế nào cũng đem theo một số lớn vi trùng ở ngoài da, chung quanh và ở nước vào trong. Khi chữa, bác sĩ có thể phải rửa vết thương nhưng đừng quên rằng ông điều trị chớ không phải cứu cấp. Nhiều năm huấn luyện giúp ông biết dùng những phương pháp an toàn mà người cứu thương không bao giờ nên thử áp dụng.

    Đắp vải băng hay gạt sát trùng lên vết thương rồi băng chặt lại. Điều này phòng ngừa vi trùng vào trong vết thương. Đừng để cái băng trợt trên da dơ bẩn chung quanh, vì nó sẽ dính vi trùng và không còn tinh sạch nữa. Nếu có sẵn, nên dùng vải dính để giữ vải băng khỏi sút.

    Đừng làm bể máu đã đông lại. Ví dụ, đừng xé vải thưa đang đắp trên vết thương.

    Các vết thương chảy máu nhiều.

    Bổn phận chính của người cứu thương trong trường hợp này là cầm máu tức thì. Mất nửa phần máu trong thân thể luôn luôn làm chết người. Mất trên một lít máu một lần có thể trầm trọng hay nguy đến tính mạng. Phải hết sức giữ cho vết thương được sạch.

    Luôn luôn tháo quần, áo đủ để thấy rõ vết thương. Làm việc mau chừng nào tốt chừng nấy, vì đây là một trong những trường hợp phải làm mau lẹ tuyệt đối.

    HÃY NHỚ: Trong tất cả các trường hợp máu chảy nhiều, phải chận mạch máu trước hết.

    Không có lý gì mà một người bị ngoại thương như ở tay, chân, đầu hay ở cổ, mà máu chảy lại làm hại tính mạng, nếu có một người hiện diện biết dùng tay để cầm máu. Hãy lấy bàn tay đè đúng chỗ. ( Xem hình những huyệt chánh trong cơ thể).

    [​IMG]

    Khi máu chảy, nếu có sẵn, đắp ngay một miếng vải băng lên chỗ đang chảy, ấn mạnh xuống, rồi nới áp lực chỗ đè huyệt để thử. Nếu vải băng giữ chặt có thể cầm máu thì lấy dây băng cột chặt lại. Phải quan sát thường để xem máu có chảy lại không. Nếu vài băng đè mạnh mà không cầm máu được, phải dùng dây thắt mạch.

    Bạn có thể đắp một miếng vải thưa sát trùng dày, hay một khan mù soa sạch xếp lại, lên chỗ máu đang chảy, dùng bàn tay bóp mạnh cho đến lúc nào có thể lấy dây băng cột chặt vải băng lại. Nếu có thể, kê cao chỗ bị thương để giúp việc cầm máu.

    Chảy máu động mạch.

    Máu do động mạch bị đứt phun có vòi – ngoại trừ những trường hợp mà động mạch bị đứt ở sâu trong thịt thì rồi máu chảy có dòng đều.

    Khi máu chảy ở các vết thương trên sọ, và mặt, đắp vài thưa trên vết thương rồi băng chặt máu sẽ cầm lại. Nếu không có dây băng, ta nên lấy bàn tay bóp mạnh vào chỗ vải băng. Dây băng cà vạt để băng đầu có thể dung trong những trường hợp này.

    [​IMG]

    Dùng cách nầy có thể cầm máu trong phần nhiều các vết thương ở các bộ phận khác của thân thể. Thường thường chỉ dùng những phương pháp khác khi nào một động mạch hay tĩnh mạch lớn bị đứt. Nếu khó duy trì áp lực bằng bàn tay, và máu chảy trong một tứ chi, có thể dùng dây thắt mạch (tourniquet).

    Có hai chỗ thuận tiện cho việc áp dụng dây thắt mạch cách thích đáng để cầm máu.

    1.- Chung quanh cánh tay cách dưới nách chừng một bàn tay.

    2.- Chung quanh bắp đùi, cách dưới hang chừng một bàn tay.

    Dây thắt mạch phải là một cái băng dẹp, rộng ít nhất năm phân. Không bao giờ nên dùng dây thừng (luộc), dây kẽm, hãy dây lưng. Dùng dây băng tam giác xếp lại thành cà vạt hẹp là tốt nhứt, nhưng dùng thắt lưng (dây nịt) bít tất, (vớ), khăn mù soa, hay vật gì tương tự để thay thế cũng được.

    Quấn băng chung quanh tay hoặc chân hai vòng, nếu có thể, rồi cột gút lỏng. Để cái que ngắn hay vật gì tương tự trên nút lỏng rồi cột nút dẹp. Vặn cái que thật lẹ để thắt chặt dây thắt mạch, hầu ép động mạch và cầm máu. Đừng thắt chặt quá. Giữ que bằng hai đầu dây băng đã cột, hay dùng một băng cà vát khác buộc vòng quanh đầu dây rồi cột chung quanh tay hay chơn. Cẩn thận đừng cột chặt quá, có thể làm tổn hại các động mạch mãi mãi.

    [​IMG]

    Trong phần lớn các túi cứu thương, dây thắt mạch là một dây đai, cuộn vải. Ống cao su hay miếng cao su dẹp cũng là một dây thắt mạch hảo hạng, mặc dầu khi xếp để trong túi cứu thương lâu, nó mất sức mạnh và sức co giãn. Dọc đường, có thể cắt một miếng ruột xe rộng chừng năm phân để làm dây thắt mạch.

    HÃY NHỚ: Dây thắt mạch luôn luôn là đồ dùng nguy hiểm; nếu có thể dùng cách khác để cầm máu thì không nên dùng nó.

    Dây thắt mạch cắt đứt sự tuần hoàn của máu trong chỗ bị thắt chặt, và nếu sự tuần hoàn bị cắt đứt lâu quá, chỗ nầy sẽ chết, sinh ra chứng thúi thịt (gangrene). Cách 15 hay 20 phút thì nới dây thắt mạch một lần, nhưng đừng tháo ra. Nếu máu không chảy nữa để dây thắt mạch lỏng như vậy. Nếu máu còn chảy, gút chặt dây thắt mạch lại.

    Vặn dây thắt mạch vừa phải để cầm máu trong động mạch. Ngược lại, nó thường làm chảy máu thêm bằng cách ngăn máu trở lại tìm qua các tĩnh mạch.

    Đừng phủ dây thắt mạch bằng dây băng hay que đỡ. Nó có thể quên và không được nới lỏng khi cần thiết.

    Bây giờ đắp một miếng vải băng sát trùng lên vết thương rồi băng chặt lại. Vải thưa cung cấp những khung để máu đông tụ ở trong đó. Điều nầy giúp đỡ sự cầm máu nhiều. Nếu không có sẵn vải băng, hãy làm một vải băng cấp thời; phơi vết thương ra không khí không hại gì hết, nhưng đừng dùng đồ dơ đắp lên vết thương.

    Khi lòng bàn tay chảy máu cũng có thể cầm máu bằng cách đắp một cuộn vải có bọc ngoài băng vải thưa sát trùng trên lòng bàn tay, nắm cứng tay lại, rồi lấy dây băng cột chặt.

    Chảy máu ở tĩnh mạch.

    Máu chảy ở tĩnh mạch ra có dòng đều đều và áp lực yếu hơn máu chảy ở động mạch nhiều, trừ trường hợp tay hay chơn bị gãy. Phải cởi những đồ dùng thường thắt chặt cơ thể như dây nịt, vớ, hay cổ giả, nếu chúng ở giữa vết thương và trái tim.

    Dùng ngón tay bóp mạnh theo bờ vết thương, nhứt là bờ ở xa trái tim, cho đến khi có vật liệu để làm vải băng. Khi máu chảy ở tĩnh mạch ra, ta nên đắp một miếng vải thưa trên vết thương rồi băng chặt, để cầm máu lại. Đoạn, nếu cần, lấy tay bóp mạch ngay chỗ đắp vải thưa cho đến khi máu đông và thôi chảy, rồi dùng dây băng cột vải băng lại. Nâng cao chỗ bị thương để giúp cho sự cầm máu.

    Các vết thương nơi cổ.

    Các vết thương nầy thường do dao, dao cạo hay kiến chắn gió xe hơi gây ra. Động mạch hay tĩnh mạch lớn – hoặc cả hai- có thể bị đứt. Trong trường hợp ấy, dùng tay ấn mạnh cả phần trên và phần duwois vết thương cho đến khi bác sĩ bảo thôi mới lấy tay ra. Trong trường hợp trầm trọng như vậy đừng lo việc tay có thể đụng vào vết thương. Có thể dùng vật liệu nào xem ra là sạch nhứt trong lúc ấy làm băng đắp để lót dưới các ngón tay, vì máu ra làm cho cổ trơn, rất khó bóp chặt với tay không.

    Các tĩnh mạch trướng bị bể.

    Những tĩnh mạch ở khắp chơn nhiều khi trương lên. Nếu chúng bị bể, máu do hai đầu của tĩnh mạch bể chảy ra rất nhiều. Cần phải điều trị ngay, nếu không có thể nguy đến tánh mạng nan nhơn. Cũng trị như đã mô tả trước đây: Nhắc cao chơn bịnh nhơn lên, sau khi đắp vải băng và cột dây băng, bóp chặt ngang vết thương. Phải nhờ bác sĩ điều trị.

    Đề phòng.

    Luôn luôn mời bác sĩ sớm chừng nào tốt chừng nấy. Để nạn nhơn nằm yên. Cử động có thể làm máu đông tróc ra và chảy máu trở lại.

    HÃY NHỚ: Trong tất cả các trường hợp chảy máu nhiều có thể bị kích ngất; khi đã cầm máu rồi luôn luôn phải để ý ngay đến điều ấy. Khi máu chưa cầm không nên cho uống cà phê hay trà.
     
  3. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    CÁC VẾT THƯƠNG ĐẶC BIỆT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

    Nhiều thứ vết thương cần phải được chú ý đặc biệt. Những vết thương bàn luận trong chương nầy gồm có các vết thương lủng, nhiễm độc, bị thương ở bụng, bị thú vật cắn, rắn cắn, những vết thương mà các vật thể lạ còn nằm ở trong, vật thể lạ ở trong mắt và mắt bị thương, chảy máu mũi, chảy máu bên trong cơ thể, và các nội thương.

    Các vết thương lủng.

    Các vết thương lủng có nhiều sự nguy hiểm đặc biệt và dễ nhiễm độc hơn các vết thương loét miệng vì những lý do nầy:

    1. Các vết thương lủng thường ít chảy máu, cho nên không được máu rửa sạch.

    2. Khó rửa sạch các vết thương nầy. ngay bác sĩ cũng khó lấy bụi hay các vật thể lạ ra.

    3. Không khí không vào được rong vết thương. Sự thiếu không khí giúp cho vài thứ vi trùng dễ sính ản, nhứng là những thứ sanh ra sài uốn ván cũng gọi là phong đòn gánh (tétanos).

    Bịnh sài uốn ván sanh ra bởi thứ vi trùng thường ở trong ruột ngựa hay các động vật khác. Nó ở rải rác khắp nơi nào có phân loài vật- trên đường phố, bãi cỏ, trong vườn là nơi dùng phân để bón, chung quanh các vựa lúa và chuồng trâu bò, ngoài đồng v.v. Bụi ngoài đường phố do đế giày đem về nhà, luôn luôn chứa rất nhiều vi trùng nầy. Cây đinh sét (rỉ) mà bạn đạp phải không gây ra bịnh sài uốn ván, nhưng thường thường đinh ở ngoài đường phố và chung quanh các vựa lúa có vi trùng nầy.

    Khi bị liệng ra những chỗ bất lợi, vi trùng sài uốn ván có một hình thức đặc biệt và chịu đựng được mưa, nắng, nóng và lạnh trong nhiều tháng. Đến khi nó được đặt vào nhuwgnx chỗ thuận lợi trở lại, như trong một vết thương lủng, nó lại bắt đầu sinh sản mau lẹ. Nó chỉ sính ản chỗ nào thiếu dưỡng khí, và vì cớ không khí không thể thông xuống vết thương lủng nên vết thương nầy trở thành chỗ sanh sản thích hợp đặc biệt.

    Để phòng ngừa bịnh sài uốn ván, nhưng rất khó trị lành nếu nó đã phát triển. Vì thế những vết lủng phải được săn sóc đặc biệt.

    Cứu cấp.

    Muốn cứu cấp một vết thương lủng, phải ấn nhẹ vết thương để máu chảy dễ dàng, nhưng coi chừng đừng làm bầm dập các mô chung quanh vết thương.

    Luôn luôn phải mời bác sĩ.

    Bác sĩ không những trị vết thương thôi, nhưng thường chích thuốc phòng ngừa bịnh sài uốn ván. Phương pháp phòng ngừa ấy thật hiệu nghiệm. Trong trận đại chiến thứ hai, người ta đã dùng rất nhiều thuốc nầy, và những binh sĩ đã được chích ngừa ít khi bị sài uốn ván, dầu bịnh nầy là một trong những căn nguyên chính làm hại tánh mạng của nhiều người bị thương trong những trận chiến tranh trước. Nhờ huấn luyện và kinh nghiệm, bác sĩ biết rõ nên chích thuốc phòng ngừa bịnh sài uốn ván hay không.

    Một người mạnh khỏe đã chích thuốc ngừa sài uốn ván sẽ không bị mắc bịnh nầy trong nhiều năm. Trong trận đại chiến thứ hai, toàn thể quân nhân của các lực lượng Hoa Kỳ đều được chích thuốc nầy.

    VẾT THƯƠNG DO ĐẠN BẮN.

    Vết thương nầy luôn luôn chảy máu và ít nhứt da bị lủng sâu ở chỗ đạn vào trong thân thể. Có thể còn có một vết thương khác nữa, avf thường lớn hơn nhiều, ở chỗ đạn ra khỏi thân thể. Đạn súng săn có thể gây ra một vết rách lớn à nhiều lỗ thủng nhỏ. Nạn nhơn có thể cảm thấy như thường, hay bị kích ngất, bất tỉnh và sắp chết.

    Hậu quả của vết thương còn tùy thuộc diện tích của nó, chảy máu nhiều hay ít và có sự tổn thương của các cơ cấu thân thể do một hay nhiều viên đạn gây ra. Một biến chứng nguy hại đến tánh mạng nạn nhơn là phong đòn gánh do vi trùng ở quần áo hay đất bị nhiễm mầm đem vào trong các vết thương.

    Cứu cấp.

    Phải điều trị vết thương đạn bắn như các vết thương khác. Cố ngăn không cho máu chảy nhiều. Nếu dùng vải thưa hay vải gai sạch ấn mạnh vào vết thương mà máu vẫn còn chảy, thì phải dùng đến dây thắt mạch ở những bộ phận nào có thể dùng được. Đừng rửa vết thương nhưng phải lấy vải băng đã sát trùng để lên rồi cột lại. Đừng cố lấy viên đạn ra. Những người chưa được huấn luyện việc nầy mà cứ tìm cách để lấy viên đạn ra chỉ làm cho vết thương trầm trọng thêm. Để nạn nhơn nằm yên. Đắp mền cho họ và nếu cần, nên dùng chai nước nóng để ấp cho ấm. nên đưa nạn nhơn đến bác sĩ sớm chừng nào tốt chừng nấy với phương pháp vận chuyển thích đáng.

    CÁC VẾT PHỎNG VÌ THUỐC SÚNG.

    Các nguyên nhơn thông thường là bị thuốc pháo hay thuốc súng văng phải. Có thể là da bị phỏng thật, nhưng sự nguy hiểm chính thường bởi các vết thương lủng do những miếng vụn của thuốc súng bị cháy ăn sâu vào da. Da có thể bị bụi đường phủ lên và các miếng vụn đem theo vi trùng sài uốn ván vào vết thương. Trừ khi được điều trị thích đáng, bịnh sài uốn ván thường phát triển. Việc cứu cấp thì còn tùy nạn nhơn bị phỏng thật hay chỉ là một vết thương nhẹ. Luôn luôn phải đem nạn nhơn đến bác sĩ để ông điều trị thêm và chích thuốc ngừa sài uốn ván.

    Trong những trường hợp nầy, không nên coi thường giá trị của thuốc phòng ngừa sài uốn ván.

    CÁC VẾT THƯƠNG NHIỄM ĐỘC.

    Vết thương nhiễm độc là một vết thương mà các vi trùng đã vào trong nhưng không bị giết bởi sức chiến đấu của cơ thể hay bởi việc điều trị. Vi trùng có thể sanh sản ngay trong vết thương và trong những tổ chức quanh đó.

    Nguyên nhân.

    Mỗi vết thương ngãy nhiên đều có vi trùng. Chúng có thể dính vào vật làm bị thương, hay là bị thương rồi, ở ngoài da bò vào vết thương. Không bao lâu vi trùng bắt đầu sanh sản trong vết thương và các tổ chức chung quanh. Liền khi ấy có một bức tường ngăn không cho vi trùng lan ra những bộ phận khác của cơ thể và vào trong máu đang tuần hoàn. Hằng triệu tế bào trắng trong máu đến để xây bức tường nầy. Rất nhiều tế bào chết trong lúc chiến đấu và chi thể của chúng hợp thành phần lớn của mủ thường có trong một vết thương nhiễm độc. Nặn vết thương nhiễm độc, sẽ làm sụp đổ bức tường phòng vệ này và sự nhiễm độc có thể lan rộng.

    Phòng ngừa.

    Mỗi người phải cố gắng phòng ngừa các vết thương nhiễm độc. Cho nên khi bị thương phải điều trị thích đáng ngay từ lúc đầu. Sau khi đã băng bó vết thương nên tránh chà xát hay làm tổn thương thêm.

    Các triệu chứng.

    Hầu hết mỗi người đều quen với những triệu chứng nầy: Sau khi bị thương vài giờ, thấy nhức đầu, tay hoặc chơn bị thương sưng lớn gấp hai hay ba lần lúc thường, ửng đỏ chung quanh vết thương nóng, thường có mủ, khi nào không có mủ thì có những vạch đỏ dài chung quanh vết thương tiến lần về thân mình. Các hạch bị sưng là một dấu hiệu thường xuyên của sự nhiễm độc. Khi chơn bị nhiễm độc, các hạch ở háng bị sưng; khi tay bị nhiễm độc, các hạch ở nách bị sưng; khi bị nhiễm độc ở đầu, các hạch ở cổ sưng lên. Sau rốt nếu bóp chỗ bị thương, thấy rất đau nhức. Khi sự nhiễm độc trở nên nặng, cơn sốt cũng phát triển thêm.

    Cứu cấp

    Quy tắc chánh yếu là: Luôn luôn nhờ bác sĩ khám ngay.

    Nhiễm độc luôn luôn là một trạng thái quá nặng đến nỗi người cứu thương không thể điều trị được. Ngay bác sĩ điều trị cũng khó lắm. Hãy đem đến bác sĩ sớm chừng nào tốt chừng nấy để giúp sự điều trị được dễ dàng.

    Có khi không thể mời bác sĩ đến sớm được. Trong lúc chờ đợi nên để người bịnh nằm nghỉ, tốt nhứt là ở trên giường. Bạn có thể đắp nước muối nóng. Dùng nước nấu sôi đựng trong cái xoang vừa dùng để nấu. Chế chừng ba muỗng xúp vung muối thwowgnf hay chừng sáu muỗng canh vung thuốc xổ muối với một lít nước. Nước phải nóng đến độ ta còn chịu nổi. Nếu có thể nên nhúng chỗ bị nhiễm độc ngay vào trong nước muối. Nếu không, dùng một miếng vài xếp lớn nhúng vào nước muối vắt ráo rồi đắp lên vết thương. Dùng khăn tắm mới giặt để đắp rất tốt. Nên thay vải đắp thường để giữ cho nóng, và đắp liên tiếp trong 1 giờ. Cách ba bốn giờ lại đắp cho đến khi mời được bác sĩ. Nâng cao chỗ bị thương cho bớt đau. Hãy nhớ rằng những điều nầy chỉ là những biện pháp tạm thời. Phải nhờ bác sĩ tức thì.

    CÁC VẾT THƯƠNG Ở BỤNG.

    Các vết thương do đạn bắn hay dao đâm rất nguy hiểm. Bao tử, ruột, một huyết quản lớn, hay cơ quan khác bên trong thường bị tổn thương nặng và ngay bác sĩ khi ngó bên ngoài cũng khó đoán chính xác được. Thường cần phải giải phẫu.

    Để nạn nhơn nằm ngửa yên tịnh. Giữ cho ấm. Đừng cho uống gì hết, cả nước cũng vậy. Đừng cho uống thuốc kích thích, vì nạn nhơn có thể bị xuất huyết ngầm. Đừng thử rửa sạch vết thương. Nên đắp một miếng vải băng sát trùng lên trên rồi cột lại. Để nạn nhơn nằm yên rồi chở đến bịnh viện, cách cẩn thận và mau lẹ. Trong những trường hợp nầy nạn nhơn thường bị kích ngất nặng.

    Bị đứt bụng mà đổ ruột ra ngoài có thể do đồ dùng như dao hay dao cạo gây ra. Trong trường hợp nầy, để nạn nhơn nằm ngừa, lót áo dầy hay gối dưới đầu gối. Đừng cố ấn ruột vô. Hãy đắp một miếng vải xếp sát trùng lên và giữ cho ướt, vì nếu những cơ cấu tế nhị nầy trở nên khô có thể bị tổn thương đến chết. Hãy pha một muỗng cà phê muối với nửa lít nước chin để dùng giữ cho ruột ướt. Dùng bất kỳ thứ nước nào mà ta thấy là sạch còn an toàn hơn là để ruột khô. Để nạn hơn nằm rồi chở đi cẩn thận. Nạn nhơn thường bị kích ngất nặng.

    BỊ LOÀI VẬT CẮN

    Sau khi bị loài vật cắn có thể bị nhiễm độc nặng. Người ta thường bị chó và mèo cắn nhiều nhứt. Vết mèo cắn nguy hiểm đặc biệt hơn vì rang mèo bén à cắn sâu. Mối nguy hiểm đặc biệt do loài vật cắn là bị nhiễm độc có thể thành điên dại hay khiếp nước.

    ĐIÊN DẠI HAY KHIẾP NƯỚC.

    Bịnh nầy do mầm độc trong nước miếng của động vật điên sanh ra. Tất cả các loài vật đang cho con bú đều có thể bị nghi là có mầm độc nầy. Mầm độc nầy thường vào thân thể do vết cắn hay vết thương mới mà bị thú vật liếm phải, hoặc khi nước miếng của loài vật điên đụng vào màng niêm của môi hay mũi. Khi da bình thường, khong bị trầy trụa, nó không thể nào vào trong thân thể được.

    Bịnh điên dại luôn luôn làm hại đến tính mạng khi các triệu chứng đã phát triển. Nên phòng ngừa ngay khi bị cắn bằng phương pháp miễn dịch gọi là cách điều trị Pasteur. Bất kỳ ai bị loài vật cắn, cần phải được chỉ dẫn cách điều trị ngay.

    Bị loài vật cắn ở mặt hay đầu thật vô cùng nguy hiểm; nên đưa đi bác sĩ ngay.

    Cứu cấp

    Rửa thật sạch nước miếng ở vết thương. Dùng vài xếp và nước pha xà bông hơi đặc để cọ vết thương, đoạn rửa lại với thật nhiều nước trong rồi đắp vải xếp sát trùng, như trong các vết thương ngoài da khác. Về các vết thương do loài vật cắn nên dùng dung dịch canh ti dót nhẹ để đắp.

    Phải nhờ bác sĩ khám ngay. Khi cần thiết ông sẽ rửa sạch vết thương và điều trị triệt để hoặc quyết định xem có nên điều trị theo phương pháp miễn dịch của Pasteur không. Ông sẽ quan sát các trạng huống lúc bị cắn và con vật để quyết định việc nầy.

    Giữ con vật đã cắn.

    Không bao giờ nên giết con vật đã cắn, trừ khi phải bảo vệ những người khác khỏi bị nguy hiểm vì nó. Nếu có thể bắt con vật cách an toàn, nhốt hay xiềng nó lại chỗ nào ít gây nguy hiểm đến người và thú khác. Đừng dùng dây thừng để cột chó dại, vì nó có thể gặm đứt dây, khoét đất, tận dụng sức lực của nó để trốn thoát.

    Con chó điên không phải luôn luôn hung dữ. Dưới một hình thức gọi là “điên câm” bịnh bắt đầu bằng sự tê bại hàm dưới hay bốn chân. Con chó không muốn cắn, nhưng nước miếng cũng động như loại “điên dữ”.

    Nước miếng con chó có thể có mầm độc bốn hay năm ngày trước khi bị triệu chứng điên. Sau khi đã nhốt mười ngày, nếu con vật vẫn mạnh khỏe, ăn uống như thường và không có gì thay đổi, thì khi cắn, nước miếng của nó không độc. Nhưng nếu nó bị giết, nếu không bắt, nhốt, và canh nó trong mười ngày, hay nếu các triệu chứng nhứt định hiện ra và nó chết trong thời gian đó, cần phải dùng phương pháp Pasteur ngay.

    Mầm độc điên đi qua dây thần kinh mà vào óc, chớ không vào máu, vì thế các triệu chứng phát triển rất chậm. Khi bị những vết cắn rộng lớn ở đầu, mặt hay hai bàn tay, tốt hơn nên dùng phương pháp miễn dịch Pasteur ngay, nhưng nếu sau vài ba ngày quan sát, con vật tỏ ra bình thường, bác sĩ có thể ngưng chích và nếu nó cứ tiếp tục tỏ ra bình thường thì không cần chích lại nữa. khi thấy có chó dại, phải thông tin cho sở cảnh sát, hay ty y tế sớm chừng nào tốt chừng nấy. Tất cả các con chó bị nghi có bịnh dại phải được thú y sĩ xem xét.

    Nếu cần phải giết con vật để bảo vệ những người khác, tránh đừng làm tổn thương bộ óc nó. Phải gởi đầu nó đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu và xác định chó ấy có bị bịnh điên hay không.

    Giá trị thời gian của việc chích ngừa để bảo vệ chó khỏi bịnh dại vẫn chưa được quết định. Người ta cũng chưa biết rằng sau khi đã dùng phương pháp trị liệu Pasteur thì người bị cắn được bảo vệ trong bao lâu, nhưng có lẽ không hơn một năm và có thể ít hơn.

    Nếu bị thú không điên cắn, chỉ cần điều trị như vết thương thường. Nếu vết thương cắn lủng sâu, nên đưa nạn nhơn đến bác sĩ, để tùy trường hợp, ông cho chích thuốc khán sinh à phòng ngừa phong đòn gánh.

    RẮN CẮN

    Rắn độc cắn người là để tự vệ và nó thường cố lánh đi xa cách yên lặng để tránh bị hại. Có con nằm trên hay cạnh đường mòn để đợi mồi, và có thể cắn người nào đến gần quá. Sáu mươi phần trăm vết rắn cắn là ở bàn chân và bắp chân; phần nhiều những vết rắn cắn khác đều ở bàn tay và bắp tay. Chỉ trừ một phần trăm là ở mình hay đầu.

    Trong xứ có nhiều rắn ta nên hết sức đề phòng. Phải cẩn thận coi chừng chỗ mình sẽ bước đến, chỗ đặt bàn tay cũng như chỗ ngồi. Khi đi trong đồng ruộng nên mang giày cao ống hay ghết. Hết sức thận trọng khi hái trái cây hay bông hoa, khi leo núi hay vượt rào cao mà tay có thể với tới chỗ rắn đang nằm nghỉ.

    Rắn mai đi đâu thường cảnh cáo bằng tiếng rít như tiếng ve kêu. Nhưng có khi nó cắn mà không cảnh cáo trước. Chỉ người chuyên môn mới nên cầm rắn độc.

    Các triệu chứng.

    Cảm thấy đau nhức ngay sau khi bị cắn, vết thương sưng lớn mau lẹ và da tím bầm. Thường thấy rõ hai vết rang của rắn, nhưng trong vài trường hợp chỉ thấy một dấu.

    [​IMG]

    Khi nọc độc thấm vào cơ thể, các kết quả thông thường bắt đầu hiện ra: người bải hoải, hơi thở ngắn, sây sẩm mặt mày, mạch yếu và mau, nôn mửa, thường bất tỉnh hay nửa tỉnh nửa mê. Khi rắn cắn vào một huyết quản và nọc độc đã thấm vào dòng máu thì những triệu chứng nầy hiện ra mau lẹ vô cùng và có thể hại đến tánh mạng trong vài phút. Tuy vậy, trong hầu hết mọi trường hợp, nọc độc thấm vào khá chậm, phải vài ngày sau mới thấy nguy kịch và nạn nhơn thường chết trong ngày sau.

    Khi bị một vài thứ rắn, như hổ mang chẳng hạn, cắn thì bộ phận bị ắn nhức nhối ghê gớm, bị sưng và viêm mau lẹ. Trong một giờ hay ít hơn, nạn nhơn trở nên lờ đờ và yếu ớt, rồi nôn mửa, sùi bọt mép. Lưỡi và cơ quan phát ẩm tê liệt. Trong trường hợp trầm trọng, trung tâm hô hấp trong não cũng bị tê liệt theo và thần kinh hệ bị tổn thương nhiều nhứt.

    Vết cắn của các loài rắn khác, như rắn lục và rắn gió chẳng hạn làm nhức nhối cực điểm, các tổ chức lân cận vết cắn bị tổn thương nhiều hơn, nhưng ít tê liệt hơn vết cắn của các loại trên. Tuy nhiên nôn, mửa và bất tỉnh thường phát triển. Sự thương tổn các tổ chức chung quanh vết cắn có thể gồm có sự làm mủ, hư thúi, lột da và xuất huyết, ngay cả xuất huyết trong bọng đái và cả ruột.

    Trong trường hợp sự tê liệt biến khỏi trước khi chết trong những trường hợp đã luận ở đoạn trên, nạn nhơn không những có hy vọng thoát chết mà còn bình phục mau lẹ. Những trường hợp đã luận ở đoạn dưới thường ít nguy đến tính mạng, nhưng vì các tổ chức chung quanh vết thương bị tổn thương nhiều nên lâu bình phục. Trong vài trường hợp nạn nhơn không bao giờ khỏi hoàn toàn.

    Cứu cấp.

    Cần phải hành động mau lẹ vì việc lấy nọc độc ra rất khó, có khi không thể lấy ra được.

    Đặt nạn nhơn nằm yên tịnh. Cố giúp nạn nhơn càng bình tĩnh chừng nào tốt chừng nấy, vì bất kỳ điều gì khiến mạch đập mau đều nguy hiểm, và sự cố gắng của bắp thịt làm cho nọc độc lan mau. Nếu vết cắn ở tay hay chơn, nên cột dây thắt mạch (tourniquet) quanh tay hay chơn, phía trên vết cắn. Cột vừa đủ chặt để máu và tân dịch bị nhiễm độc không thể chảy, nhưng đừng chặt quá đến nỗi máu động mạch không tuần hoàn được và làm tổn thương các động và tĩnh mạch dưới sâu. Cứ cách 10 phút lại nới dây thắt mạch 15 giây. Nếu vì sưng mà dây cột thành chặt quá, nên nới dây một tí, và nếu chỗ sưng lan lên quá chỗ cột dây, người cứu thương nên tùy sự cần thiết, theo trí phán đoán của mình mà dời dây lên trên.

    [​IMG]

    Sau khi đã cột dây thắt mạch, hãy lập tức lấy lưỡi dao cạo hay vật nào bén và mỏng, hơ trên ngọn lửa, hay nhúng vào canh ti dót hoặc rượu cồn để sát trùng, rồi cắt thành hình chữ thập trên mỗi dấu rắn cắt. Mỗi vết cắn dài chừng sáu ly (6mm). Khi các dấu cắn gần nhau, ta có thể cắt thành hình song thập. Phải cẩn thận tránh các tĩnh và động mạch lớn gần mặt da cùng các cơ cấu tế nhị khác như gân và thần kinh.

    Vì da có chỗ dầy, chỗ mỏng, nên phải cắt chừng 6 ly hay sâu hơn, để động tới tổ chức nằm dưới mặt da là chỗ nọc độc thấm vào, để hút nọc ra.

    Tìm dụng cụ hút nọc độ ra lập tức và nên tiếp tục hút mãi cho đến khi bác sĩ tới. Nêu nhớ rằng phải cho người đi mời bác sĩ ngay sau khi tai nạn xảy ra. Có thể dùng bất cứ ống giác hay ống hút nào tìm thấy trong túi cứu thương để hút nọc. Tách hút bằng cao su hiệu nghiệm hơn ống chích vì khi cần, ta có thể dùng nhiều cái để sát cạnh nhau. Cũng có thể hút bằng miệng, nhưng các bắp thịt má và môi mau mệt, cho nên dụng cụ hút vì có khi ta phải hút liên tiếp trong nhiều giờ. Nếu không sẵn ống hút hay ống giác, ta có thể lấy một cái chai hay lọ nhỏ miệng đem ngâm nước nóng, hoặc đốt giấy hay bông gòn, bỏ vào trong chai, đoạn up lên vết cắn. Nọc độc sẽ được hút ra trong khi chai nguội lần.

    Trẻ con dễ bị rắn cắn hơn người lớn, và cần phải được điều trị càng sớm càng tốt vì sự nguy hiểm sẽ tăng thêm bởi tầm thước của nạn nhơn rất nhỏ sánh với số lượng nọc độc thấm vào.

    Nếu có sẵn nên dùng thuốc giải nọc rắn. Ta có thể theo lời chỉ dẫn trên hộp thuốc mà chích, nhưng tốt hơn nên để cho bác sĩ làm việc nầy. Phải chích ít nửa 50 phân khối thuốc vào các tổ chức chung quanh vết cắn.

    Nếu không gọi được bác sĩ, ta có thể đi quá sự cứu cấp thông thương, vì khi nọc độc lan đến các tổ chức chung quanh, chỗ sưng cũng lớn thêm. Khi chỗ sưng lan rộng về phía thân mình, cách chỗ bị cắn chừng bảy phân, ta có thể cắt da thêm cách nhau và cách chỗ cắt trước chừng 5 phân.

    Mỗi giờ nên hút mỗi vết cắt chừng 15 phút. Khi gỡ ống giác ra, nên dùng vải xếp thấm nước nóng pha muối hay thuốc xô muối (sulfate de magnésie) đắp lên những vết cắt. Vì xẻ da chỗ sưng, nên sẽ hút ra một chất lỏng trong, có ít nhiều máu. Nếu huyết quản bị cắt đứt, dùng miếng vải xếp nhỏ đắp lên rồi lấy ngón tay bóp mạnh để cầm máu. Đừng hút chỗ cắt ấy. Trong trường hợp nặng, có khi phải cắt da thịt từ 30 đến 40 chỗ. Hãy để tay hay chơn bị rắn cắn thấp hơn thân mình nạn nhơn.

    Việc hút nọc độc sẽ có hiệu nghiệm thỏa đáng trong trường hợp loại nọc làm tổn thương hệ thống tuần hoàn; trái lại, nó không ích lợi bao nhiêu nếu gặp phải nọc làm tổn thương thần kinh hệ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ta không nên thi hành phương pháp hút nọc độc.

    Nên cho nạn nhơn uống thật nhiều nước, đồng thời nên cho uống thuộc xổ muối để xổ. Phải đề phòng kích ngất. Giữ nạn nhơn luôn ấm. Cho nằm đầu thấp hơn thân mình. Đừng để mất nhiều máu, và nên đưa nạn nhơn đến bịnh viện để sang máu, nếu cần. Đừng cho uống rượu. Đừng đắp hay chích thuốc tim bột vì nó làm lột da thêm, và cách ấy không công hiệu bao nhiêu.

    HÃY NHỚ: Chỉ nên điều trị thêm theo cách vừa mô tả khi phải chờ lâu mới có bác sĩ tới.

    VẾT THƯƠNG CÓ VẬT THỂ Ở TRONG

    Miếng gỗ (dằm), miểng thủy tinh nhỏ hay mạt kim khí thường là nguyên nhân của vết thương nầy. Nếu vật thể ở gần mặt da, ta có thể lấy ra được.

    Dùng thuốc sát trùng thoa lên chỗ bị thương. Hơ mũi dao, kim hay kềm trên ngọn lửa để sát trùng, xong dùng dụng cụ nầy để lấy dằm hay mảnh thủy tinh ra. Đoạn, ấn nhẹ trên vết thương, nặn máu để rửa sạch bên trong. Sau khi máu ngưng chảy, đắp lên một miếng vải băng hay gạt đã được sát trùng.

    Khi bị dằm đâm dưới móng tay, cũng làm như vậy, trừ khi mảnh gãy và bị kẹt ở trong. Gặp trường hợp này, phải cạo móng tay chỗ bị thương cho mỏng, xong cắt một miếng theo hình chữ V trên mảnh dằm rồi lấy ra như trên.

    Nếu vật thể găm sâu, hoặc vết thương lớn quá, phải nhờ bác sĩ lấy giúp. Trong trường hợp đó, ta chỉ băng bó thích đáng rồi đem bịnh nhân đến bác sĩ.

    VẬT THỂ LẠ TRONG MẮT VÀ CÁC VẾT THƯƠNG NƠI MẮT

    Mắt chỉ có một mục đích là thấy. Bất kỳ ai cứu cấp vết thương nơi mắt đều phải lưu ý điều đó. Nên nhớ rằng chỉ nhãn khoa bác sĩ mới có thể chữa con mắt bị thương và giữ cho nạn nhơn khỏi mù. Vì vậy điều cốt yếu của việc cứu cấp là tránh làm tổn thương thêm và cố giữ mắt y nguyên cho đến khi nhãn khoa bác sĩ tới.

    Nhãn cầu là một vật thể hình cầu, chứa đựng đầy những tổ chức cần thiết cho việc nhìn thấy. Nó nằm trên lớp mỏng ở bên trong một cái lỗ bằng xương. Lớp mở nầy giúp cho nhãn cầu có thể xoay đi mọi hướng và giảm bớt sự va chạm mạnh bị tổn thương. Lông nheo mí mắt có công dụng bảo vệ nhãn cầu khỏi bị thương tích vì bụi bặm, khỏi bị khô vì gió và không khí, đỡ bị tổn thương vì quá nóng hoặc lạnh, cùng những ảnh hưởng khác có thể gây nên đui mù vĩnh viễn.

    Nhờ sáu bắp thịt trong mỗi mắt trì kéo nên nhãn cầu có thể xoay đi mọi hướng. Nếu một trong mười hai bắp thịt nầy bị hủy hoại ta không còn nhận thấy sự vật rõ ràng nữa.

    Nhãn cầu gồm có một lớp bọc bằng mô dày, trắng. Ở phần trước của mắt các mô nầy lại trong suốt để những tia sang có thể xuyên vào trong mắt. Phần trong suốt nầy là phần nhạy cảm nhứt của mắt. Một bức màn chắn có màu sắc được treo lơ lửng phía sau trong lớp nước trong- tròng đen- có một lỗ hổng ngay giữa gọi là lỗ con ngươi. Tròng đen dùng để ngăn, không cho ánh sáng nhiều hơn mắt có thể thâu dùng được lọt vào, và lỗ con ngươi cũng có công dụng ấy. Ngay phía sau con ngươi có một tiếp vận kính tức một cơ cấu toàn hảo và trong suốt hình dáng nó có thể thay đổi được do các bắp thịt trong mắt để những tia sáng vào lỗ con ngươi sẽ được điều chỉnh cho đúng mức.

    Phía sau con mắt có một cơ cấu mỏng manh nhứt của mắt, là vỏng mạc. Bộ phận nầy dùng để biến những tia sáng thành những xung động thần kinh mà chúng ta gọi là thấy. Mọi cơ cấu nầy được duy trì đúng vào vị trí của chúng nhờ áp lực của một chất lỏng như xu xoa chứa đầy trong nhãn cầu.

    Băng bó.

    Con mắt có thể được:

    1. Băng lỏng, để bảo vệ sau khi bị thương,

    2. Hoặc băng chặt để ngăn ngừa cử động.

    Có thể dùng một trong các phương pháp sau đây để băng bó vết thương ở mí mắt, các tổ chức xung quanh mặt hoặc nhãn cầu. Nếu bị thương ở nhãn cầu, ta chỉ cần băng lỏng để che bụi. Nhưng nếu con người không bị tổn thương mà chỉ mí mắt hay các tổ chức xung quanh mí mắt bị rách – việc nầy thường xảy ra trong các tai nạn xe hơi- phải băng chặt để giữ các bộ phận bị tổn thương khỏi cử động.

    Hình thức đơn giải nhứt của phép băng lỏng là xếp một miếng vải sạch, mềm, bề dài ít nhứt là 75 phân, thành một miếng băng khổ chừng 7 phân 5. Đặt miếng vài băng ấy tréo trên trán, che mắt bị thương tổn dưới vành tai cùng một bên ấy vòng ra sau và cột hai đầu băng lại.

    [​IMG]

    Nếu vải sạch, không cần lót gì giữa mắt và dây băng. Nhưng nếu dây băng không được sạch, ta phải lấy một miếng vải sạch và mềm, vuông vức 7 phân 5 đắp lên mắt bị thương trước khi băng. Có thể đắp bằng khăn mu soa sạch xếp lại. Không nên cột chặt quá đến đè mạnh nhãn cầu.

    Có thể dùng băng lỏng nhưng không bị xê dịch bằng cách lấy một miếng vải sạch, xếp lại vuông vức cỡ 7 phân năm hay 10 phân, đắp lên mắt bị thương, rồi dùng vải dính (băng keo) dán chặt lại. Khi dán vải dính, nên nhờ người khác giữ chặt tấm vải băng, hay cho nạn nhơn nằm ngửa. Dán miếng vải thứ nhứt lên trán, phía góc trong của mắt bên kia, đè lên cạnh vải băng gần mũi, kéo da má phía mắt đau lên một chút rồi dán chặt miếng vải dính vào. Dán miếng vải thứ hai lên da trán ngay khoảng giữa trên mắt bị thương, đè lên vải băng, xéo ra phía ngoài mắt. Kéo da má lên rồi dán chặt vải dính vào. Khi má chạy trở xuống, vải dính bị căng thẳng và giữ chặt vải băng, nhưng không đè mạnh lên nhãn cầu.

    Chỉ băng bó chặt khi chính nhãn cầu không bị thương. Có thể băng chặt bằng lối băng lỏng, nhưng phải thêm vào một xấp vải sạch, mềm, khá dầy, lót dưới dây băng cột chặt quanh đầu và phủ kín lên mắt đau.

    Dùng dây băng cuộn rộng cớ 5 hay 7 phân 5, để băng chặt là tốt nhứt. Quấn một vòng quanh trán để giữ chặt, nên quấn vòng ra từ mắt bị thương. Xong lấy một miếng vải băng sạch, dầy đắp lên mắt bị thương, một tay giữ chặt, một tay cầm cuộn băng quấn quanh đầu. Lòn dưới vành tai, cùng một phía với mắt đau, đè lên miếng vải đắp rồi lại vòng quanh đầu. Mỗi vòng quấn lần thứ hai, chỉ quấn chung quanh đầu nhưng không phủ lên mắt. Khi băng đã phủ lên vải đắp rồi, cắt cuộn dây băng và dùng vải dính dán chặt đầu dây băng lại. Nếu không phải vải dính, xé đôi dây băng theo chiều dọc độ 30 phân rồi cột gút chặt để phòng ngừa soạt thêm. Đoạn vòng hai đầu dây xung quanh đầu rồi cột lại.

    Mắt bầm

    Các tổ chức mềm chung quanh mắt nằm trên một miếng xương cứng. Nếu va chạm mạnh để thành vết u hay vết bầm ở chỗ nầy thường làm bể huyết quản, máu sẽ rịn ra vào các tổ chức và đọng lại ở đấy, làm thành một vết đen và xanh dương. Nếu chận máu ngay thì vết thương sẽ nhẹ hơn. Một vết đen và xanh dương đã phát triển hoàn toàn phải mất từ một tuần đên một tháng mới biến hết.

    Cách trị liệu.

    Sau khi bị thương phải đắp ngay vải xếp lạnh hay túi nước đá trong một giờ. Đoạn, cứ cách nửa giờ lại đắp như vậy, mỗi lần đắp vải xếp hay túi nước đá trong 10 phút, cho đến khi chỗ sưng xẹp đi. Hai ngày sau bắt đầu thoa bóp bằng dầu dừa hay kem lạnh, hoặc đắp thường thường dầu ô liu nóng cho đến khi vết thương lành.

    Vết thương ở mí mắt và các tổ chức chung quanh mắt.

    Những vết thương nầy thường do tai nạn xe hơi gây ra và ít khi phạm đến nhãn cầu. Vị trí thích đáng của mí mắt tương quan với nhãn cầu rất cần thiết để mắt làm nhiệm vụ mình cách thích đáng, nên điều cực kỳ quan trọng là đừng điều trị vụng về để làm vết thương nặng thêm. Hơn nữa có thể cần phải khâu lại ngay mí mắt bị tổn thương, để sau nầy nó vẫn hoạt động như thường và không biến dạng. Vì vậy nếu vết thương chỉ hạn chế trong các tổ chức mềm mà không phạm đến nhãn cầu, ta chỉ cần đắp một miếng vải sạch lên trên rồi lấy dây băng cột lại. Nếu nhãn cầu dường như bị thương nên băng lỏng. Trong cả hai trường hợp đều phải đem nạn nhơn đến nhãn khoa bác sĩ sớm chừng nào tốt chừng nấy.

    Các vết thương ở nhãn cầu.

    Có rất nhiều loại vết thương nầy, từ vết nhẹ là vết trầy ở giác mô do một cành cây nhỏ gây ra cho đến vết thương nặng do miếng thép văng vào nên không thể mô tả hết được. Nếu có thấy vật thể lạ dính vào vết thương, ta đừng thử lấy nó ra. Vì làm thế có thể ta sẽ kéo theo ra ài chất quí báu của con mắt. Hãy đắp một miếng vải sạch lên rồi băng lỏng. Phải để nạn nhơn nằm thẳng và dùng băng ca khiêng đi. Ngồi dậy hay bước đi có thể làm nhãn cầu lớn thêm. Càng được nhà chuyên môn điều trị sớm càng có hy vọng chữa lành con mắt hơn.

    Mắt đỏ.

    Mắt đỏ chỉ rằng mí mắt hay nhãn cầu bị sưng. Phải nhờ bác sĩ khám nghiệm và điều trị thích đáng. Nếu bác sĩ chưa đến ngay được, ta nên rửa mắt đỏ bằng acit bô rit (nửa muỗng cà phê với một lít nước chín), rồi đắp nóng. Xếp một chiếc khăn tắm nhỏ, sạch còn từ 15 đến 20 phân vuông, nhúng vào nước nóng với nhiệt độ cao nhứt mà tay có thể chịu được, vắt ráo rồi đắp lên mí mắt (đã nhắm kín). Khi miếng vải nguội, lại nhúng nước nóng để đắp thêm. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi đã đắp được 5 hay 10 phút. Nếu chỉ đắp nước ấm thôi thì không hiệu nghiệm mấy. Thêm vào nước với muối, trà hoa hoc, acit bô rit hay vật gì khác cũng chẳng lợi thêm bao nhiêu.

    Cách săn sóc thông thường.

    Bình thường ta không cần rửa con mắt. Nước mắt và sự cử động của mắt cũng đủ để tự rửa sạch rồi. Cũng không cần phải đeo kiến màu để bảo vệ, trừ khi ở trên núi cao, hoặc lúc phải nhìn ánh sáng chói lòa của tuyết ở Bắc cực. Nếu đeo kiến phải lau chùi sạch sẽ và đeo ngay ngắn.

    Đừng nhỏ bất kỳ thứ thuốc nào vào mắt nếu không có lời khuyên của bác sĩ. Nên dùng acit bô rit thay nước muối để rửa mắt ( nửa muỗng cà phê với nửa lít nước chín).

    Chỉ có bác sĩ mới điều trị được các chứng bịnh và vết thương trong con mắt.

    Ánh sáng đầy đủ rất cần thiết cho thị giác. Đừng đọc sách trong chỗ tối.

    Hãy đối xử cặp mắt như ta đối xử hai chơn. Đừng lạm dụng đến chúng phải mệt đừ.

    CHẢY MÁU CAM

    Mũi thường tự nhiên chảy máu gọi là chảy máu cam, nhứt là con nít. Còn người lớn, đặc biệt những người có áp huyết cao, hay chảy máu mũi trong lúc không bị thương tích gì cả. Nhưng thường sau khi bị thương, họ hay chảy máu mũi hơn.

    Cứu cấp

    Thường không cần phải điều trị, nhưng nếu máu cứ chảy mãi ta có thể cầm máu bằng những phương pháp sau đây:

    Để người bịnh ngồi đầu hơi ngã về đằng sau, cho thở bằng miệng. Nới rộng cổ áo hay bất cứ vật gì chung quanh cổ. Nên đắp vải lạnh, ướt lên mũi và mặt. Thường máu chảy một bên thôi, và trong phần nhiều trường hợp máu chảy từ chỗ ngăn giữa phía trong mũi một chút. Nên ấn mạnh lỗ mũi đang chảy máu độ 4 hay 5 phút để máu có dịp đông lại. Nhớ dặn người bị chảy máu cam không được hỉ mũi trong vài giờ.

    Ta cũng có thể làm cách khác là lấy một rẻo vải thưa sát trùng nhét nhẹ vào lỗ mũi bị chảy máu chỉ chừa một đầu ra ngoài để dễ lấy ra. Nên cho người ấy nằm yên đầu cao hơn mình.

    Trong trường hợp không cầm máu được, hoặc chảy máu bất thường nên nhờ bác sĩ điều trị.

    XUẤT HUYẾT BÊN TRONG

    Những chỗ hay bị xuất huyết bên trong là bao tử, phổi và ruột.

    Máu chảy từ bao tử thường bị mữa ra, và màu giống cặn cà phê.

    Nước tiêu hóa đã tác động vào máu, biến thành nâu và máu đông lại thành từng cụt nhỏ cỡ bã cà phê lớn. Các nguyên nhân thông thường của chứng chảy máu nầy là do những vết thương hay mụt lở trong bao tử. Đừng lẫn lộ máu ở miêng, mũi, phổi với máu ở bao tử chảy ra.

    Máu ở phối ho ra đỏ tươi và như đầy bọt. Bịnh lao phổi là nguyên nhân thông thường nhứt của chứng tự nhiên chảy máu ở phổi. Những vết thương lủng, nhất là khi một xương sườn bị gãy và đâm vào phổi, cũng làm chảy máu.

    Khi ruột chảy máu, nếu ra từ một điểm hơi cao, một phần máu bị tiêu hóa và biến thành một khối đen sậm. Nếu máu lẫn trong phân mà máu đỏ tươi, tức máu chảy từ một điểm tương đối thấp trong ruột.

    Có ba triệu chứng chính của việc xuất huyết bên trong là:

    1. Bần thần khó chịu.

    2. Lo sợ

    3. Khát nước

    Ba triệu chứng nầy thường hiện ra trước khi có bằng có ở bên gnoaif chứng tỏ có sự xuất huyết ở bên trong. Thật ra trong bất kỳ trường hợp nào mà nạn nhơn có ba triệu chứng nầy, nhứt là mặt tái mét, mạch nhảy yếu và sau cùng suy nhược toàn diện, ta phải coi như người ấy đang bị xuất huyết bên trong.

    Cứu cấp.

    Phương pháp cứu cấp đều giống nhau trong cả ba trường hợp.

    Để bịnh nhơn nằm ngửa, thẳng chừng nào tốt chừng nấy. Nên quay đầu họ sang một bên để trong trường hợp bị ho hay mửa, họ không bị nghẹt và ngộp thở.

    Nên để bịnh nhơn được yên tịnh hoàn toàn. Khi thật cần thiết mới được dời đi, nhưng vẫn ở vị trí nằm thẳng.

    Giữ nạn nhơn cho ấm. Hãy an ủi họ. Một người xuất huyết từ phổi hay bao tử thường sợ hãi lắm. Điều nầy tăng thêm sự tuần hoàn, làm máu đông chậm và thường xuất huyết nhiều thêm.

    Khi ngực bị thương mà phổi lủng và máu chảy lộn trở vô, nếu để nạn nhơn nằm, có thể họ không thở được. Gặp trường hơn nầy ta cần phải đỡ nạn nhơn dậy, nhưng chỉ đủ cao để thở thôi.

    Phải mời bác sĩ điều trị sớm chừng nào tốt chừng ấy.

    Ngoại lệ

    Nếu nạn nhơn bị kích ngất, nên để nạn nhơn nằm thẳng, chơn hơi cao hơn mình ( Xin xem thêm chương Hô hấp Nhân Tạo, trang 119-133).

    CÁC NỘI THƯƠNG

    Các nội thương do những cú đánh vào bụng thường gây nên một vấn đề khó khăn đặc biệt, vì tính chất và diện tích của vết thương không rõ ràng. Thường bị kích ngất nặng.

    Hãy tuân theo những lời chỉ dẫn thông thường về cứu thương. Đặt nạn nhơn nằm xuống, trị kích ngất và mời bác sĩ. Nếu cầu hãy dời người bị nạn. Vẫn để họ nằm và chuyên chở cẩn thận.
     
    tducchau, thichankem and tamchec like this.
  4. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    KÍCH NGẤT

    Trong các chương trước ta hay nói đến”kích ngất”, dặn phải đề phòng và điều trị kích ngất. Trong những chương sau ta sẽ còn nói đế kích ngất nhiều nữa. Nhưng kích ngất là gì? Phải điều trị như thế nào mới hợp cách?

    Kích ngất ( bất tỉnh) là một danh từ y học, dùng để diễn tả những trạng thái bất thường khác nhau và thường không liên quan đến nhau, lại có ảnh hưởng đến cả phần tâm trí cũng như thể xác của nạn nhơn. Chữ nầy cũng được dùng trong nhiều trường hợp, nhiều nghĩa mà người cứu thương tập sự hay bị hoang tưởng.

    Có những chứng kích ngất tinh thần như khi bị xúc cảm mãnh liệt, sợ hãi… mà người ta thường gọi là chết giấc ( ngất) hay bất tỉnh. Kích ngất điện là sự tổn thương trầm trọng sẽ được nghiên cứu sau. Lại có cơn kích ngất hóa chất, khi nạn nhơn bị trúng độc, hay bị chích vào cơ thể quá nhiều chất thuốc insulin trong trường hợp bị đái đường. Những người mà tinh thần không ổn định rất dễ bị kích ngất.

    Nơi đây chúng ta chỉ nghiên cứu đến kích ngất trong nghĩa kiệt sức, đình trệ mọi hoạt động của cơ thể vì sự tuần hoàn kém sút. Đó là kích ngất vì bị thương.

    Những tổ chức trong cơ thể, cái nầy dễ cảm xúc hơn cái kia, nhưng nếu bị tổn thương, hầu hết đều sinh ra kích ngất. Bất kỳ một bộ phận nào trong cơ thể bị nghiền nát bằng bất cứ nguyên do nào, thường sinh ra chứng kích ngất, ngay trong cuộc giải phẫu có chuẩn bị chu đáo cũng vậy.

    Bị thương nơi màng bao bên trong lồng ngực, nơi dạ dưới, bên trong sọ hoặc những khớp xương quan trọng như đầu gối chẳng hạn sẽ bị kích ngất. Ta cũng có thể bị kích ngất vì bị xuất huyết trầm trọng, bị gãy xương, bị mảnh bom, đạn súng… Những vết phỏng dầu lan rộng ngoài da hay ăn sâu trong thịt, bị đói, khát và bịnh tật cũng gây ra kích ngất.

    HÃY NHỚ: Một người bị thương tổn vì một trong bất kỳ loại thương tích nào kể trên đều sẽ bị kích ngất. Phải điều trị kích ngất ngay mà không cần đợi những triệu chứng phát hiện vì kích ngất dễ ngừa hơn điều trị.

    Để hiểu rõ trạng thái gọi là kích ngát, trước hết ta nên biets qua hệ thống tuần hoàn tổng quát. Sự tuần hoàn của máu được diễn tiếp là do:

    1. Trái tim, một máy bơm theo nhịp đập mà đẩy máu vào động mạch.

    2. Huyết quản, gồm có động mạch, tĩnh mạch và vi ti huyết quản, đồng hợp tác cách cùng chặt chẽ để tống đẩy máu ra rồi thu hồi trở về tim lại, còn phần thứ…

    3. Máu, kết hợp bởi chất lỏng, huyết tương và các tế bào.

    Mục đích của sự tuần hoàn là đem dưỡng khí và lương thực đi tiếp tế khắp cơ thể, đồng thời đem chất cặn bã và cat bon dio xit loại ra khỏi cơ thể. Để duy trì sự tuần hoàn cách đều đặn thì máu phải được đẩy đi với một cường độ nhứt định nào đó, do một cái máy bơm, tức trái tim, do sự co giãn của thành huyết quản và phải có đầy đủ máu trong cả hệ thống. Cường độ kia cũng gọi là áp huyết.

    Áp huyết có thể bị hạ xuống khi bất kỳ một trong các yếu tố trên bị kém sụt, nếu tim không làm nhiệm vụ nó cách đầy đủ nổi, ta gọi là yếu tim. Nếu huyết quản không ở đúng vào kích thước cùng sức co giãn thường lệ của chúng thì áp huyết không thể duy trì được. áp huyết cũng bị giảm khi bị mất máu nhiều trong trường hợp xuất huyết, hay bị mất chất lỏng, huyết tương, trong trường hợp bị phỏng. khi một người bị kích ngất vì thương tích, lỗi lầm ấy không do quả tim, nhưng do các huyết quản và số lượng huyết trong đó.

    Cái hệ thống máy móc tạo ra chứng kích ngất thật khá phức tạp, và sự thay đổi quan trọng đầu tiên nầy là do sự tuần hoàn bị sút kém và kết quả là áp huyết hạ thấp xuống. Khi áp huyết bị hạ xuống như vậy, tim đập mau hơn để bổ khuyết. Các huyết quản đặc biệt là ở tay và chân, co lại để chống lại sự yếu ớt của việc tuần hoàn. Chính điều nầy làm tay, chân và thân mình người bị kích ngất lạnh và rét. Đó cũng là hành động bảo vệ nhằm mục đích tiếp tế số máu cần thiết lên thần kinh trung khu trong não và cả thần kinh hệ nữa.

    Kết quả của việc tuần hoàn yếu ớt kia là dưỡng khí và lượng thực không được tiếp tế đầy đủ cho các tế bào, đồng thời phổi và thận cũng không làm phận sự bài tiết đầy đủ được. Chất cặn bã thặng dư trong cơ thể cũng như trong huyết làm hư hại thêm cái trung khu thiết yếu ở trong óc vốn đã lệch lạc rồi.

    Hơi thở của nạn nhơn mau và ngắn là vì vết thương, hay vì sự tiếp tế dưỡng khí lên phần thần kinh trung khu có nhiệm vụ điều kiển việc hô hấp không đầy đủ hoặc không đều đặn. Những thần kinh khác lo việc kiểm soát sức thun giãn của huyết quản cũng bị ảnh hưởng lây. Khi những tế bào đặc biệt và tế nhị nầy mất thêm sức hoạt động thì toàn bộ thần kinh trung khu bị mất sự bảo vệ ngay. Nhiệt độ ngoài da hạ thấp vì các tế bào không được tiếp tế đầy đủ dưỡng khí để làm cho chúng hoạt động mạnh. Nạn nhơn thường toát mồ hôi nhiều.

    Những vi ti huyết quản, tức những huyết quản nối liền động với tĩnh mạch, ở chỗ bị thương, bất luận đó là vết thương do da bị phỏng hay bị gãy xương đều bị hại. khi sự kích ngất kéo dài, việc thiếu dưỡng khí trong máu lại làm cho vách các vi ti huyết quản khác bị yếu theo, và do đó chất lỏng trong máu có thể thoát ra ngoài, gây cho việc tuần hoàn càng trầm trệ hơn.

    Sau tai nạn một loạt biến chuyển đã hủy hoại hệ thống bồi bổ của cơ thể. Hơn thế, chúng tạo nên ảnh hưởng bất thuận lợi cho tình trạng kích ngất đã diễn biến, làm cho nó thêm phần nguy kịch. Cái vòng nguy hại bất thường nầy mọt khi đã thành hình càng làm cho kích ngất nặng thêm, và gây ra sự hủy hoại hệ tuần hoàn và thần kinh trung khu phụ trách việc nầy đến độ không còn sửa chữa được nữa. Đã đến mức nầy thì điều trị cũng vô ích.

    Trong trường hợp bị kích ngất nhẹ, chỉ sức cố gắng tự vệ của thân thể thôi, nạn nhơn cũng có thể lành mạnh được. Còn trong trường hợp nặng hơn, sự điều trị có thể đem đến kết quả tốt. Trong hầu hết trường hợp quá trầm trọng, nạn nhơn thường phải chết.

    Những yếu tố liên quan đến kích ngất.

    Tuổi tác là một yếu tố quan trọng của kích ngất. Một người trưởng thành, khỏe mạnh có thể chịu đựng nổi vết thương gây cho trẻ em, người cao niên và yếu ớt bị kích ngất. Mất máu là khởi điểm của kích ngất và nếu cứ tiếp tục xuất huyết làm tình trạng kích ngất nguy kịch hơn. Gãy xương có thể gây nên kích ngất và chuyên chở một nạn nhơn chưa được cột que đỡ càng làm cho người kích ngất nặng thêm. Sự đau đớn do thương tích, nếu cứ kéo dài có thể gây nên kích ngất, và nếu đã bị kích ngất rồi, càng thêm trầm trọng.

    Những người thiếu ăn, thiếu uống, vì lý do nầy không thôi, cũng rất dễ bị kích ngất. Bị phơi lạnh vì nước hay không khí, hoặc bị nóng quá cũng là cớ để chứng kích ngất phát triển. Mệt mỏi, thiếu ngủ, kiệt quệ thể xác cũng như tinh thần đều dễ bị kích ngất. Những người mang bịnh kinh niên-bất kỳ bịnh gì-đều không chịu nổi những vết thương như người mạnh khỏe.

    Một người đang bị kích ngất nếu bị đối xử không khéo khi khám nghiệm hay chuyên chở càng bị kích ngất nặng thêm.

    Tóm lại, kích ngất là một trạng thái rất trầm trọng. Nó không phải là kết quả của một nguyên nhơn tầm phào, và không thể điều trị sơ sài được. Người cứu thương phải lo điều trị và thắng cơn kích ngất trước rồi lo đến việc cứu thương sau.

    Triệu chứng.

    Người cứu thương phải luôn nhớ rằng khi một nạn nhơn bị phỏng, bất luận nặng hay nhẹ; những vết thương chảy máu; gãy xương; bị thương tổn bất kỳ vào mực độ nào và ở bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể đều có thể bị kích ngất hơn là tìm hiểu ảnh hưởng do kích ngất gây ra, trước khi nó đã phát triển đến độ không cứu chữa được nữa.

    Sự trầm trọng của cơn kích ngất thay đổi nhiều giữa cơn suy nhược, choáng váng cấp thời đến độ chết thật. Ví dụ có người làm rớt một miếng sắt dẹp lên ngón chân ta, liền khi ấy ta cảm thấy đau đớn, rồi bải hoải cả cơ thể, mặt tái mét, toát mồ hôi trán, hai bàn tay lạnh và rít. Sau đó ta cảm thấy buồn nôn hoặc mửa. nếu lúc ấy ta nằm dài ra chừng vài phút, những cảm giác khó chịu kia sẽ qua và không cần phải áp dụng những phương pháp điều trị quan trọng.

    Người cứu thương cũng nên lưu ý điều nầy là sau một tai nạn, nạn nhơn có thể vẫn tỉnh táo như không có việc gì xảy ra cả, ngoại trừ vết thương mà người ấy mang trong mình. Nhưng bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian vài giờ sau đó, người ấy sẽ có những dấu hiệu khác. Người sẽ than phiền cái cảm giác bải hoải, xây xẩm mặt mày và buồn nôn. Da mặt và tay chơn người sẽ lạnh và ướt bởi mồ hôi rồi tái lần. Hai mắt lờ đờ, mất thần trong khi con ngươi mở rộng ra và phồng len.

    Thoạt tiên người có thể trả lời những câu hỏi cách mau mắn và đầy đủ, nhưng bây giờ không thể nối suông câu nữa. Cần phải có một lượng kích thích cao độ mới chọc tỉnh người được. Rốt lại người hoàn toàn bất tỉnh.

    Khi bị kích ngất, vách huyết quản trở nên mềm nhũn, yếu ớt và giãn nhiều. Vì thế tuy tim đập mau nhưng không có ảnh hưởng đến sự lưu thông máu. Đồng thời mạch rất yếu nên không dễ gì nhận ra được. Khi cơn kích ngất đã phát triển đến độ trầm trọng, người cứu thương không thể nào dò ra mạch được nữa. Áp huyết hạ xuống rất thấp, duy chỉ nhà chuyên môn mới nhận thấy được. Nạn nhơn thường nôn và mửa. Hơi thở ngắn và mau, về sau không còn đều đặn. Thỉnh thoảng có tiếng thở dài lẫn lộn với những hơi thở ngắn. Mọi triệu chứng nầy đều do ảnh hưởng của vết thương và sự kém khuyết của việc tuần hoàn như đã luận ở trên.

    Thiết tưởng cũng nên nhắc lại rằng, những triệu chứng nầy chỉ được phát hiện khi cơn kích ngất đến lúc trầm trọng và mạng sống của nạn nhơn như chỉ mành treo chuông.

    [​IMG]

    HÃY NHỚ: Mỗi nạn nhơn có thương tích đều đang lâm nguy, phải được điệu trị kích ngất ngay, bất luận có triệu chứng kích ngất hay không.

    Phòng ngừa: Nên phòng bịnh hơn trị bịnh. Ta có thể phòng ngừa kích ngất cách hữu hiệu là dùng những phương pháp điều trị kích ngất để áp dụng cho người chưa có triệu chứng kích ngất.

    Điều trị kích ngất.

    Trị vết thương có thể gây kích ngất. Nên cầm máu ngay, vì chỉ nội việc mất máu không cũng đủ làm cho nạn nhơn bị kích ngất nặng rồi. Khi thấy máu đang chảy hay áo quần dính máu chỉ rằng nạn nhơn sắp bị kích ngất. Chỉ dùng đến dây thắt mạch như là biện pháp cuối cùng để cầm máu, khi các phương pháp khác đều không hiệu nghiệm ( Xem lại cách cầm máu ở chương 2). Nếu dùng dây thắt mạch ở tứ chi thì phần dưới của chơn hoạc tay bị thương không nên ấp nóng nhân tạo. Sau khi bỏ dây thắt mạch, cơn kích ngất thường chuyển thành nặng thêm. Bị gãy một hay nhiều khúc xương thường bị kích ngất vì bị mất máu và huyết tương nhiều do các tổ chức nơi bị thương. Cử động tay chơn đã bị gãy làm cho mất máu thêm, vì vậy chỗ xương bị gãy cần phải được nghỉ yên bằng que đỡ mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong chương sau.

    Ấp nóng. Tứ chi của người bị kích ngất đều lạnh vì các huyết quản co thắt lại, vì bị mất máu và bị toát mồ hôi. Điều quan trọng nhứt là nên giữ cho người bị kích ngất được ấp, tránh sự nhiễm lạnh, nếu phơi lạnh, cơn kích ngất sẽ trầm trọng thêm. Từ nhiều năm trước người ta thường hay ấp nóng nạn nhơn bị kích ngất, nhưng phương pháp nầy đã được khảo xét và điều chỉnh lại. Vì như chúng ta đã biết, sự lạnh ấy một phần lớn do huyết quản teo nhỏ lại để bổ khuyết cho việc tuần hoàn bị kém khuyết. Ngày nay người ta thường đắp mền cho nạn nhơn thật kín mà không cần phải thêm sức nóng nhơn tạo như chai nước nong, hoặc nướng gạch ( đá) nóng rồi ấp thêm cho nạn nhơn. Nếu sức nóng trong người hơi dưới 37 độ, tức dưới độ trung bình một ít thì nạn nhơn cảm thấy dễ chịu hơn. Chúng ta phải phân biệt giữa sự giữ cho nạn nhơn ấm và ấp nóng nhơn tạo.

    Trong nhiều trường hợp, ta phải lót ở dưới và đắp ở trên để giữ hơi nóng đầy đủ hơn. Nếu để nạn nhơn nằm trên mặt đất ẩm và lạnh thì dầu có đắp bao nhiêu mền ở phía trên cũng không thể giữ họ ấm được. Ta có thể dùng mền, áo dầy, hay ván gỗ để lót cho nạn nhơn kích ngất nằm. nếu phải nhớm nạn nhơn lên để lót mền phái dưới, phải hết sức thận trọng và nhẹ tay. Nếu đắp nhiều lớp mền, ta có thể lấy giấy báo lót xen kẽ. Đó là cách giữ nóng rất tốt. Chỉ nên vén áo quần đủ để xem xét nạn nhơn và sau khi xem xét xong, phải phủ lại ngay. Nếu áo quần của nạn nhơn bị ướt, nên thay liền. Ta nên làm nhẹ nhàng, mau lẹ và trong mọi sự, nhớ đừng phơi lạnh nạn nhơn cách vô ích.

    Trong mùa nóng không cần phải ấp nóng nhơn tạo, nhưng vào mùa lạnh và trong trường hợp nạn nhơn than quá lạnh, ta nên ấp nóng nhơn tạo với tất cả sự dè dặt. Có thể cùng chai, lọ, beo, túi cao su…để đựng nước nóng. Nếu tai nạn xảy ra dọc đường, nơi không có nhà cửa, ít nữa cũng có nước nóng trong bình xe hơi, hoặc dùng gạch , đá, miếng sắt dẹp, cát…đốt nóng để dùng. Đừng bao giờ áp vật nóng thẳng vào da nạn nhơn, phải bọc lại cẩn thận sau khi áp vật ấy gần gò má hay khuỷu tay mình để thử trước. Nên để những vật nóng vào giữa kẽ hai chơn, dọc theo mình và trên bụng nếu không làm cho nạn nhơn khó chịu.

    HÃY NHỚ: Dễ làm phỏng một nạn nhơn kích ngất vì xúc giác của họ không chính xác, hoặc họ đã bất tỉnh rồi nên không cảm thấy nóng được nữa.

    Quá nóng cũng rất nguy hiểm vì nó làm cho cơ thể toát mồ hôi nhiều nên mất thêm chất lỏng, đồng thời nó phá đổ sức tự vệ thiên nhiên của cơ thể bằng cách làm cho các huyết quản gần ngoài da nở lớn ra. Trong nhiều trường hợp kích ngất, nạn nhơn bị chết sớm vì cớ bị áp nóng quá.

    Thoa bóp tay chơn nạn nhơn cũng chẳng lợi gì. Tốt hơn nên để họ nằm yên.

    Cách nằm của nạn nhơn. Như chúng ta đã biết, khi cơn kích ngất phát triển thì số lượng máu chảy vào các bộ phận thiết yếu như tim và não bị giảm đi. Vì thế cần phải để nạn nhơn nằm dài hoặc kê chơn cao hơn đầu cỡ ba bốn tấc, để máu dồn về các bộ phận trên. Nếu nạn nhơn được đặt nằm trên giường, băng ca hay tấm ván, ta có thể kê chơn lên cách dễ dàng. Nhớ đừng cho nạn nhơn bị kích ngất hay sắp bị kích ngất nằm gối.

    [​IMG]

    Tuy nhiên cũng có một trường hợp ngoại lệ đặc biệt là khi nạn nhơn bị thương nơi ngực và có dấu khó thở, nên để nạn nhơn nằm dài, kê đầu hơi cao hơn một chút để dễ thở. Đừng để nạn nhơn ngồi dậy, trừ khi họ bị thương nặng nơi ngực và khi bị chảy máu mũi. Nếu bị thương nơi đầu hay bị bể sọ, nên để nạn nhơn nằm thẳng và đừng kê chơn cao. Cũng nên nhắc lại rằng không bao giờ nên buộc nạn nhơn phải đứng dậy hay đi.

    Vấn đề uống nước: Nếu nạn nhơn không bị thương nơi bụng và chịu được nước, ta có thể cho họ uống. Nhưng nếu nạn nhơn buồn nôn hay mửa không nên cho uống nước, vì chất lỏng vào sẽ tăng thêm dấu hiệu nôn mửa và làm cho mệt thêm. Nếu nạn nhơn được đưa đi bịnh viện sớm, hoặc phải chịu một cuộc giải phẫu, tốt hơn không cho uống nước hoặc chất lỏng nào khác. Trong các trường hợp thường, ta có thể cho nạn nhơn uống nửa lý nước mỗi lần và cách nhau khoảng 30 phút pha thêm nửa muỗng cà phê rượu mùi a mô nhác (ammonic que aromatisé). Nên cho nạn nhơn uống từng muỗng nước thay vì đổ cả ly vào miệng họ. Có thể dùng trà, cà phê đậm, sữa bò, nước canh nóng để cho nạn nhơn uống. các chất lỏng nầy phải nóng vừa sức chịu của nạn nhơn vì sức nóng đó rất cần thiết cho việc chống kích ngất. Khi nạn nhơn bị kích ngất vì bể sọ hay xuất huyết thì không nên cho uống các chất kích thích.

    Đừng bao giờ cho người bất tỉnh uống chất lỏng nào cả vì nó có thể lọt vào khí quản, làm cho nạn nhơn bị ngộp hơi và gây cho họ chứng sưng phổi.

    Nếu nạn nhơn đã bất tỉnh, nhỏ vài giọt rượu mùi a mô nhác hay chất a mô nhác (nước đái quỉ) vào khăn tay và để gần mũi họ.

    Tóm lại:

    1. Đừng làm hại nạn nhơn với những đụng chạm và cật vấn cách vô ích.

    2. Cầm máu ngay, nếu có xuất huyết. Điều trị các vết thương như cách đã và sẽ bàn tới.

    3. Giữ nạn nhơn được ấm luôn. Đừng phí thì giờ và năng lực để tìm cách kích thích nạn nhơn. Tuy trà và cà phê là chất kích thích nhưng hai chất ấy được dùng để giúp nạn nhơn ấm, dễ chịu và bổ khuyết chất lỏng của cơ thể bị hao mất vì vết thương.

    4. Mời bác sĩ đến ngay.
     
    tducchau and vqsvietnam like this.
  5. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    GÃY XƯƠNG

    Xương có thể rạn nứt hay gãy đôi. Để tiện việc cứu cấp ta có thê rphaan xương gãy ra làm hai loại: (a)- gãy xương đơn và (b) – gãy xương kép.

    Gãy xương đơn là khi xương tuy bị gãy, nhưng không có vết thương bên ngoài. Gãy xương kép là khi xương gãy và có vết thương ngoài da. Vết thương ấy có thể do viên đạn bắn vào hoặc do đầu xương gãy, xé thịt da mà lộ ra ngoài.

    Đôi khi nạn nhơn chỉ bị gãy xương đơn, nhưng người cứu cấp không biết cách hoặc không cẩn thận để nó biến thành gãy xương kép. Gã xương kép khó điều trị hơn gãy xương đơn vì các tổ chức xung quanh vết thương bị hủy hoại nhiều và dễ nhiễm độc.

    Nguyên nhơn.

    Gãy xương thường do sự va chạm mãnh liệt bên ngoài. Có vài thứ bịnh làm cho xương dòn nên không cần va chạm mạnh xương cũng bị gãy được. tai nạn xe cộ và trợt té thường làm cho người ta bị gãy xương nhiều nhứt. Phòng tắm và sân chơi là chỗ gây nên những tai nạn gãy xương đáng kể mà ta thường ít lưu ý đến nhứt.


    Phòng ngừa

    Theo bản điều tra chung thì hầu hết những tai nạn xe cộ đều do bất cẩn mà ra. Nếu ta ở nhà lầu hay nhà có gác cao, nên chong đèn cả trên lẫn dưới, sẽ tránh được nhiều tai nạn vì trợt chơn một cách vô lý. Nếu ở trên lầu đi xuống, cẩn thận nhận xét nền nhà trước khi đặt chơn lên, có thể có vỏ trái cây hay một món đồ chơi nào đó mà em bé trong nhà quên dẹp đi lại gây nên tai nạn đáng tiếc chăng. Nên dùng cản chận phía trên đầu thang để em bé khỏi té xuống lầu.

    Không nên chạy khi mang guốc cao gót. Đế giày cao su cũng không bảo đảm ta được trên nền nhà ướt. Phải hết sức cẩn thận khi nền gạch được đánh sir a bóng láng cũng như đoạn đường lầy lội.

    Tránh việc dùng ghế, thùng gỗ, thuongf dduwgnj trái cây hay thùng rượu không, để thế thang. Một thùng gỗ dựng đứng lên không vững chắc gì cả, vì chỉ có vài cây đinh yếu ớt chống đỡ mà thôi. Nếu nó không chịu nổi thì những cây đinh long ván rát có thể làm cho ta bị rách da, lủng thịt và nguy hiểm, thêm vào những thương tích khác do việc ngã té mà ra.

    Phải lựa thang tốt mà dùng. Hãy sửa lại hoặc hủy bỏ những thang hư. Những thang đứng cao, dùng trong việc sơn sửa nhà cửa, phải được đặt trên nền đất bằng phẳng, chêm, chận cẩn thận, hay phải có người đứng giữ cẩn thận.

    Nền nhà tắm phải được khô ráo và chùi sạch nước xà bông để bớt tai nạn. Ở các nước Âu Mỹ, nhà tắm được liệt vào hàng thứ ba trong các chỗ gây tai nạn chết người.

    Khi qua đường nên cẩn thận ngó trước ngó sau, vì khi ta làm bộ không nhìn thấy xe, không có nghĩa là xe không thể đụng ta được.

    Trên đây chỉ là một vài lời gợi ý. Trong đời sống hằng ngày, ta có thể gặp phải bao nhiêu chuyện nhỏ nhen khác mà nến chịu khó để ý, sẽ tránh được nhiều tang tóc.

    Dấu hiệu gãy xương đơn.

    Không phải mọi dấu hiệu đều lộ ra trong mỗi trường hợp gãy xương. Nạn nhơn thường nghe hay cảm thấy tiếng xương gãy. Trong mọi trường hợp gãy xương, chỗ bị thương rất đau nhức, đặc biệt khi rờ mó đến. Nếu nạn nhơn không thể cử động được hay cử động cách vô cùng khó khăn và nhức nhối chỗ bị thương, ta nên nghi người ấy bị gãy xương và phải điều trị theo cách gãy xương. Ví dụ, trong một tai nạn xảy ra mà nạn nhơn không thể ngồi dậy được hay không nhúc nhích nổi tay hay chơn bị thương thì tay hay chơn ấy chắc đã bị gãy rồi. Có khi nạn nhơn bị gãy xương mà có thể vẫn đi đứng được, vì xương mới rạn chứ chưa gãy lìa.

    Theo quan niệm của nhiều người thì khi không thể cử động các ngón tay được có nghĩa là xương cánh tay trước đã bị gãy nhưng đó không phải là một lý cớ vững chắc để ta tin theo. Tuy xương cánh tay bị gãy thật, nạn nhơn vẫn có thể cử động nhón ta được tuy rất đau đớn. Trong nhiều trường hợp ta nên yêu cầu nạn nhơn lấy tay chỉ đúng chỗ đau có thể biết được chỗ xương bị gãy. Chỗ da thịt bị gãy xương có thể bầm tím, sưng lên và thay đổi hình thể. Có thể nạn nhơn không cử động được các khớp xương kế cận. Nạn nhơn có thể cảm thấy tiếng lộp cộp của hai khúc xương va chạm nhau, nhưng người cứu thương không nên cố tạo ra tiếng ấy hay thử coi có tiếng va chạm của hai khúc xương chăng.

    Ta có thể so sánh phần nghi bị gãy xương với phần lành lặn ở bên kia cơ thể coi nó có bị biến dạng chăng. Có thể lấy tay rờ bóp nhẹ dọc theo chỗ bị nghi gãy xương để dò xem, nạn nhơn cảm thấy đau đớn nhiều, và lắm khi ta có thể nhận ra xương gãy.

    Gãy xương thường bị kích ngất.

    Dấu hiệu gãy xương kép.

    Mọi triệu chứng gãy xương đơn đều có thể phát lộ trong trường hợp gãy xương kép, và có một vết thương từ chỗ xương gãy trổ ra ngoài da. Thường có một đầu xương gãy ló ra ngoài. Vết thương nầy gây chảy máu nhiều và gây kích ngất cũng trầm trọng hơn vết gãy xương đơn. Nếu có một vết thương gần chỗ xương bị gãy, ta nên coi như đó là trường hợp gãy xương kép. Như trên đã nói, nếu không săn sóc cẩn thận vết gãy xương đơn, ta có thể biến nó thành gãy xương kép và điều này vô cùng nguy hiểm, vì ngoài việc gây cho nạn nhơn thêm đau đớn, vết thương dễ bị nhiễm độc, lâu lành, nếu không may một huyết quản lớn hay dây thần kinh bị đứt, có thể làm cho nạn nhơn chết hoặc phải mang tật suốt đời.

    Cách săn sóc vết gãy xương đơn.

    1. Gọi bác sĩ lập tức.

    Trong khi chờ đợi bác sĩ, ta có thể…

    2. Dùng que đỡ để chỗ xương gãy không bị xê dịch. Không được dời nạn nhơn đi trước khi cột que đỡ để tránh làm vết gãy xương đơn thành gãy xương kép. Nếu nghi nạn nhơn bị gãy xương, cứ điều trị theo cách gãy xương.

    3. Ngừa kích ngất. nếu đã bị kích gất, nên ngừa nó thành nặng thêm.

    Nếu bác sĩ sẽ đến sớm và không có chảy máu, ta không cần phải xé hay cởi quần áo nạn nhơn, nhưng trái lại, nếu bác sĩ không đến ngay được hoặc có dấu máu trong áo quần, ta cởi hoặc xé ra đủ để xem xét vết thương và coi họ có bị gãy xương kép không. Nếu tiện, ta nên cắt theo đường may của áo quần mặc ngoài, rồi cắt xé cẩn thận và nhẹ nhàng áo quần lót bên trong. Nếu bị thương ở mắt cá hay bàn chơn, phải cắt dây hoặc da giày để cởi giày ra.

    Nếu tay hay chơn bị gãy, không nên níu kéo tay hay chơn ấy, cũng không nên dời nạn nhơn đi trước khi bác sĩ đến nếu tình trạng cho phép như vậy.

    Cách săn sóc vết thương kép.

    Như đã nói, vết thương nầy thường chảy máu nhiều. ta có thể lấy một miếng vải thưa hay khăn sạch chận ngay vết thương để cầm máu. Nhưng nếu một động mạch bị đứt mà ta không thể cầm máu bằng cách vừa nói, nên tạm cầm máu bằng cách ấn mạnh vào một trong các huyệt thiết yếu có liên quand dến vị trí của vết thương (xem lại hình các huyệt chánh trong thân thể). Chận máu động mạch bằng tay chỉ là một biên pháp tạm thờ trong lúc chờ đợi áp dụng dây thắt mạch. Đã thắt mạch rồi không nên phủ kín dây thắt mạch.


    HÃY NHỚ: Dây thắt mạch là một vật dụng rất nguy hiểm.

    Phải dùng dây thắt mạch với tài khéo léo đặc biệt. Nếu thắt lỏng, có thể làm xuất huyết tĩnh mạch thêm, còn nếu quá chặt các cơ cấu ngầm bên dưới sẽ bị hư đi và sanh ra chứng thúi thitj phần ngoài chỗ thắt mạch. Nên ghi chú cẩn thận giờ, phút dùng dây thắt mạch để gởi theo nạn nhơn.

    Có thể dùng vải thưa sát trùng đắp lên vết thương rồi băng chặt lại.

    Đừng kéo thêm tay hay nhét khúc xương ló ra ngoài trở vào vị trí nguyên thủy của nó. Nếu vì cớ nào đó mà khúc xương ló ra ngoài bị chìm mất trong thịt, người cứu thương phải ghi chú điều ấy và gởi theo nạn nhơn khi được đưa đến bịnh viện hay phòng mạch bác sĩ.

    Nếu nạn nhơn bị gãy xương bàn tay, ta có thể băng bó cẩn thận, cột băng treo và đưa nạn nhơn đến bịnh viện mà không bị nguy hại nhiều. Tuy nhiên vẫn phải đề phòng và điều trị kích ngất.

    Que đỡ

    Que đỡ là một vật dụng dùng để giữ xương gãy nằm yên một chỗ cho đến khi bác sĩ sửa lại hai đoạn xương liafnhau. Một miếng ván, một khúc gỗ, một cành gây, cán chổi, cây gậy, cán dù, một xấp báo cũ, áo mưa …đều có thể dùng làm quen đỡ được cả. Nếu có cấp bách lắm và không thể tìm được que đỡ thích đáng, ta có thể lấy một bó rơm, hay một áo bành tô (áo tây mặc ngoài) để dùng còn hơn là để xương gãy trơ ra như vậy. Que đỡ phải đủ dài để giữ chặt cánh tay hay ống chơn. Nên lấy giẻ rách, bông gòn, len hay vật gì mềm và êm để lót vào giữa lớp băng và que đỡ. Để cột que đỡ ta có thể dùng dây băng, băng cà vạt, dây nịch hay rẻo vải cũng được. Nhớ cột vừa đủ chặt để giữ xương gãy vào que đỡ, mà không nên quá chặt. Ta cũng có thể dùng thân thể nạn nhơn để làm que đỡ cho họ. Một ống xương cánh tay gãy có thể được buộc chặt vào ngực. Một ống chơn gãy có thể được buộc chặt vào chơn lành. Đó cũng là một cách dùng que đỡ hữu hiệu vậy. Que đỡ cũng được dùng trong trường hợp gãy xương sống mà chúng ta sẽ nghiên cứu sau.

    Trong mọi trường hợp cứu cấp, người cứu thương phải thật bình tĩnh để trí được sáng suốt hầy nhận xét cà điều trị hợp cách và có khoa học.

    Nếu nạn nhơn bị gãy xương tay, sau khi cột que đỡ, ta có thể dùng băng treo để đỡ treo tay lên, nạn nhơn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, ít mỏi tay và ít chảy máu. Trong nhiều trường hợp nạn nhơn có thể đi tới lui cách dễ dàng với băng treo (xem chương băng bó, từ trang 39).


    BỊ THƯƠNG NƠI ĐẦU VÀ BỂ SỌ

    Va đầu vào vật cứng hay bị đánh mạnh vào đầu là một thương tích đáng ngại dầu sọ có bị bể hay không cũng vậy, vì bộ óc có thể bị tổn thương nặng. Bởi cớ ấy, nạn nhơn có bị bể sọ hay không ta vẫn phải điều trị như nhau.

    Sau khi bị thương nơi đầu, nạn nhơn có thể bị bất tỉnh ngay trong thời gian rất ngắn. Nếu nạn nhơn bị bất tỉnh lâu hơn, có thể óc bị bầm, bị rách hay bị xuất huyết trong óc. Dầu nạn nhơn chỉ bất tỉnh trong khoảng khắc, ta vẫn xem họ như bị thương nặng ở đầu và phải để họ nằm yên cho đến khi bác sĩ đến khám nghiệm cẩn thận.

    Triệu chứng

    Các triệu chứng thường biến đổi nhiều, nhiều trường hợp nạn nhơn bị vết thương xem qua rất sơ sài, sau lại trở thành rất nặng vì bị áp lực trong óc do huyết và chất lỏng chảy ra tạo thành.

    Ngay khi bị thương ta có thể thấy một cục u hay vết tét ở tren đầu nạn nhơn. Họ sẽ bị choáng váng hay bất tỉnh. Tai, mũi, miêng có thể chảy máu. Nếu tai chảy máu thì xương ở căn sọ đã bị bể. Mạch nhảy mau và yếu là một dấu khác chứng tỏ rằng nạn nhơn phải được bác sĩ khám nghiệm càng sớm càng tốt. Sắc diện có thể thay đổi tùy theo tính cách trầm trọng của vết thương, trở nên đỏ, tái hay bình thường. Hai con ngươi không đều nhau chỉ rằng vết thương khá trầm trọng. Nạn nhơn có thể sẽ bị tê liệt một phần cơ thể.

    Cứu cấp

    Đặt nạn nhơn nằm xuống. đầu và vai cao hơn thân mình nếu sắt mặt của họ vẫn như thường hay đỏ. Nếu mặt tái, để đầu và thân bằng nhau, hoặc hơi hạ đầu thấp một chút. Trong trường hợp bắt buộc phải dời nạn nhơn đi, nhớ thật nhẹ tay và giữ họ ở vị trí nằm dài. Đừng cho uống thuốc kích thích nhưng phải giữ nạn nhơn ấm. Đừng ấp nóng nhơn tạo nến nạn nhơn bất tỉnh. Nếu có máu và chất nhờn làm nghẹn cổ họng, nên hạ đầu thấp xuống và nghiêng qua một bên để các chất ấy chảy ra ngoài cho trống khí quản. Nếu nạn nhơn bị tét da đầu, nên đắp lên một miếng vải băng sạch rồi cột chặt lại. Nếu máu chảy nhiều, ta nên cột băng chặt hơn hoặc chận cứng thẳng vào vết thương để cầm máu, hay ít ra cũng làm cho máu bớt chảy.

    GÃY XƯƠNG MŨI

    Vết gãy xương nầy rất dễ nhận ra. Như những loại gãy xương khác, nạn nhơn cảm thấy đau đớn, sưng, biến hình và chảy máu. Đừng thử cột que đỡ, vì không xử dụng que đỡ nơi đây được. Phải cẩn thận và nhờ bác sĩ điều trị, vì nếu không khéo, ta có thể làm cho mũi nạn nhơn bị biến hình vĩnh viễn. Nếu có vết thương, nên đắp một miếng vải băng lên rồi băng lại với băng bốn đuôi (xem cách băng bó ở chương sau).

    GÃY XƯƠNG HÀM

    Khi bị gãy xương hàm hạ sẽ có những dấu hiệu nầy:

    1. Rất đau đớn khi cử động hàm dưới.

    2. Rang không đều, có thể có vài cái rang bị gãy

    3. Cảm thấy rất khó chịu khi ăn, uống cũng như khi nói chuyện.

    4. Nớu ( lợi) bị chảy máu.

    5. Miệng hả ra và chảy nước miếng.

    Cứu cấp

    Đặt lòng bàn tay ta vào hàm hạn rồi từ từ nâng lên, để hàm rang dưới đụng sát vào hàm răng trên. Hãy giữ hàm dưới y vào vị trí đó bằng cách cột một miếng băng vòng dưới cằm và cột lên đầu. Nếu nạn nhơn sắp mửa, nên tháo băng ngay và để đầu họ nghiêng qua một bên. Khi hết mửa cột băng trở lại.


    GÃY XƯƠNG QUAI XANH

    Những triệu chứng gãy xương quai xanh (đòn gánh) gồm có:

    1. Triệu chứng thông thường của gãy xương

    2. Nếu lấy ngón tay mằn theo xương quai xanh, sẽ thấy đầu xương gãy.

    3. Nạn nhơn thường không thể giơ tay cao hơn vai và hay dùng tay lành mạnh đỡ cùi chỏ tay bên bị gãy xương.

    4. Nếu thòng tay xuống thì vai bên bị gãy xương thấp hơn vai kia

    Cứu cấp

    Dùng băng tam giác làm băng treo để đỡ bàn tay bên bị gãy xương qia xanh lên cao hơn cùi chỏ một chút. Đoạn dùng một khăn tắm, miếng vài hay băng cà vạt cột tay ấy sát vào thân mình. Cũng có thể dùng băng cuộn. Đừng cột chặt quá đến đổi làm máu không lưu thông được trong tay nầy. Tốt hơn, nên để các ngón tay ló ra ngoài hầu dễ nhận thấy máu chảy đều hay không. Nếu không dò thấy dễ dàng mạch máu ở cườm tay, ta nên nới bớt dây băng cột tay vào thân mình.

    GÃY XƯƠNG SƯỜN

    Khi xương sườn bị gãy, ta sẽ thấy những triệu chứng nầy:

    1. Đau dữ dội chỗ bị gãy mỗi khi thở mạnh hoặc ho

    2. Có thể thấy được vết gãy nếu lấy tay mằn theo chỗ đau của nạn nhơn

    3. Hơi thở thường ngắn vì thở mạnh rất đau

    4. Có thể nạn nhơn lấy tay ôm vào sườn, chỗ bị gãy, dường như cố giữ để chỗ ấy không động đậy khi thở. Nếu phổi bị lủng, nạn nhơn ho ra máu đỏ và có bọt. Rất nay trường hợp nầy ít xảy ra.

    Cứu cấp

    Băng quanh thân mình bằng hai hay ba băng cà vạt cở lớn. dùng miếng băng đầu ngay chỗ bị gãy, và cột gút đơn ở cạnh sườn bên kia. Chỉ cột lỏng thôi và nhớ lót phía dưới mối gút băng một xấp vải để khỏi cấn. Xong, yêu cầu nạn nhơn thở mạnh ra, đồng thời ta siết chặt mối gút kia để dây băng bó sát thân mình, rồi cột thành nút dẹp. Kế đó, lại cột các băng khác. Về nhà có thể quấn thêm bằng miếng vải lớn hay gối lên chỗ đã băng và gài kim băng lại cẩn thận.

    Nếu nạn nhơn ho ra máu và có dấu chỉ ràng phổi đã bị lủng, không nên băng ngực như cách đã nói ở trên. Chỉ để nạn nhơn nằm yên, ngực và vai được kê cao lên một chút để dễ thở. Giữ nạn nhơn cho được ấm. Chỉ nên dời chỗ khi thật cần thiết. Mời bác sĩ đến ngay.

    GÃY XƯƠNG TAY TRONG

    Mọi dấu hiệu thông thường như đã nghiên cứu đều được phát hiện.

    Cứu cấp

    Sửa tay lại vào vị trí bình thường và đặt cùi chỏ thành góc vuông. Dùng một que đỡ được lót thật êm để băng cánh tay trong. Que đỡ phải dài từ vai đến chí cùi chỏ. Đoạn cột băng treo bằng băng cà vạt. Chú ý: Đây là trường hợp đặc biệt phải dùng băng cà vạt làm băng treo. Sau đó, ta có thể cột tay gãy của nạn nhơn sát vào thân bằng vải băng, khăn tắm hay băng tam giác cũng được. Nếu không tìm ra vật làm que đỡ, hoặc dùng que đỡ bất tiện vì quá đau đớn, ta có thể cột tay nầy sát vào thân mình nạn nhơn và dùng băng treo để đỡ cánh tay ngoài lên cho cùi chỏ thành góc vuông.

    GÃY XƯƠNG CÙI CHỎ

    Gãy xương cùi chỏ là khi té nạn nhơn nằm cấn lên cùi chỏ đang cong lại. Trong hầu hết mọi trường hợp, triệu chứng đầu tiên là sưng nhiều ngay ở cùi chỏ và vùng phụ cận.

    Cứu cấp

    Nếu vết thương gãy ở ngay hoặc gần cùi chỏ mà cánh tay thẳng ra, nên cột một que đỡ đơn phía lòng bàn tay. Nếu cánh tay cong lại phía cùi chỏ, ta chỉ cần dùng băng treo để nâng cánh tay ngoài lên và cột tay trong sát vào thân mình, giống như cách dùng cho xương quai xanh bị gãy vậy. Trường hợp nầy đừng kéo tay thẳng ra.

    GÃY XƯƠNG CÁNH TAY VÀ KHUỶU TAY

    Trong một tai nạn dữ dội, nạn nhơn có thể bị gãy một hoặc cả hai xương của cánh tay ngoài. Nếu cả hai xương đều gãy thì mọi dấu hiệu tổng quát của gãy xương đều lộ ra. Còn nếu chỉ gãy một cái xương, hoặc chỉ có khuỷu tay bị gãy, tay vẫn có thể còn hoạt động được.

    Cứu cấp

    Vị trí thích đáng nhứt cho nạn nhơn là nằm ngửa, cánh tay ngoài gác lên ngực trong khi người cứu thương lo tìm vật dụng để làm que đỡ. Nạn nhơn đã nằm rồi ta không còn lo sợ họ sẽ có thể bị té và bị tổn thương thêm.

    Tìm hai miếng ván hoặc vật tương tự để làm que đỡ, phải dài để có thể che hết từ cùi chỏ đến đầu các ngón tay. Nên độn cho êm phía sẽ áp vào cánh tay. Đoạn kẹp hai miếng ván ấy, một miếng phía ngoài và một miếng phía lòng bàn tay rồi cột lại. Sau đó các ngón tay sẽ được nâng cao hơn cùi chỏ độ một tấc. người cứu thương có thể dùng giấy nhựt báo, tạp chí, giấy bìa, lưới sắt hoặc các vật dụng uống nắn được để làm que đỡ thay thế ván gỗ.

    GÃY HAY DẬP XƯƠNG BÀN TAY VÀ CƯỜM TAY

    Vết thương nầy xảy ra trong những tai nạn nghiền, kẹp. Triệu chứng chánh yếu là đau đớn dữ dội và không cử động bộ phận bị thương được nữa.

    Cứu cấp

    Cột một que đỡ có độn vải mềm cẩn thận lên phía trên của bàn tay, phủ từ giữa ngón tay ngoài đến quá các ngón tay. Nhớ đừng cột chặt quá. Xong cột một băng treo, úp lòng bàn tay xuống và các ngón tay phải cao hơn cùi chỏ 20 phân.


    GÃY XƯƠNG NGÓN TAY

    Triệu chứng cũng như các loại gãy xương khác. Nên dùng băng treo để nâng bàn tay lên.

    GÃY XƯƠNG SỐNG VÀ GÃY CỔ

    Người xưa nghĩ rằng gãy xương sống hoặc gãy xương cổ là trường hợp hiếm có và một khi bị tan nạn ấy, nạn nhơn chỉ còn đợi giờ theo tử thần. Nhưng vì những phương tiện vận chuyển với tốc độ khủng khiếp ngày nay, những tai nạn kia không còn hiếm hoi nữa. Các bác sĩ đồng ý rằng những trường hợp gãy xương sống cùng nhưng tai nạn có vết thương tương tự, càng ngày càng gia tăng, mà điều đáng buồn là hầu hết các trường hợp, nạn nhơn không được săn sóc đúng cách thức trước khi được đưa đến bịnh viện.

    Gãy xương sống hay gãy cổ thường do những tai nạn đụng xe, ngã té hoặc từ trên cao nhảy xuống và do nhào lộn xuống hồ cạn nước. Mặt khác những vật lớn, nặng từ trên rớt xuống như đá, gỗ trong các tai nạn hầm mỏ, phá rừng hoạc do nhà sập cũng rất thường xảy ra.

    Những tai nạn nầy có thể làm gãy hoặc sai khớp của một vài đốt xương sống. Những vết thương nầy có thể làm hại tủy xương sống, gây cho nạn nhơn bị bại suốt đời nếu không được săn sóc cẩn thận. Vì thế ta cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề nầy để tránh những việc không hay có thể xảy ra.

    Triệu chứng

    Nếu nạn nhơn còn tỉnh táo, họ có thể nói cho ta biết họ bị đau ở chỗ nào cùng nguyên do của tai nạn. Có thể họ bị đau ở cổ và lưng thôi. Nên yêu cầu họ cử động những bộ phận khác nhau trong cơ thể để dò xem họ bị gãy xương ở chỗ nào.

    Nếu nạn nhơn không thể nắm chặt tay ta hoặc không cử động các ngón tay dễ dàng, hoặc cảm thấy tê rần cả vải, có thể người bị gãy cổ.

    Nếu nạn nhơn cử động các ngón tay được nhưng không cử động bàn chơn và ngón chơn, hoặc cảm thấy tê rần cả chơn hoặc đau đớn mỗi khi nhớm lưng và quay đầu, rất có thể người bị gãy xương sống. Trong cả hai trường hợp, có thể tủy xương sống của người bị hại nhưng không nhứt thiết phải thật trầm trọng. Nếu nạn nhơn có thể kể lại tai nạn ra sao sẽ giúp ích người cứu thương nhận rõ nguyên nhơn hơn.

    Đừng nâng đầu nạn nhơn lên, dầu là chỉ nâng đủ cao để cho họ uống nước. Đừng để nạn nhơn cố nhớm mình hay ngồi dậy, vì vết thương nơi tủy xương sống sẽ bị tổn hại nhiều hơn, và kết quả là bại xụi vĩnh viễn. Nếu nạn nhơn bất tỉnh và ta nghi người ấy bị thương nơi xương sống, hãy điều trị như người ấy bị gãy cổ. Vết thương nầy thường gây kích ngất nặng.

    Cứu cấp

    Nếu phải dời một nạn nhơn gãy cổ đi, nên tìm một cánh cửa hoặc một tấm ván rộng cỡ 4 tấc và phải dài hơn nạn nhơn ít nữa 1 tấc. Nếu nạn nhơn đương nằm ngửa, cần có một người quì gối phía trên đầu nạn nhơn, nâng đầu họ với hai tay để cả đầu, cổ, vai và thân mình được dời đi mà không một bộ phận nào cong lại cả. Một hay nhiều người khác nắm kéo áo quần nạn nhơn ngay vai và hông để kéo chùi nạn nhơn qua tấm ván đặt kế bên. Cho nạn nhơn nằm ngửa, hai tay kẹp sát bên mình, đầu, thân và tứ chi đều nằm gọn trên tấm ván. Đừng kê đầu nạn nhơn cũng đừng để đầu họ nghiêng một bên, nhưng phải lấy vải, khăn hay các vật khác chèn nhét hai bên để mặt cứ ngửa thẳng lên mãi.

    Kế đó, xếp hai tay nạn nhơn lên ngực cẩn thận, lấy kim băng hay dây băng cột giữ tay ở yên như vậy. Nên dùng nhiều băng cuộn hay băng cà vạt buộc sát nạn nhơn xuống tấm ván trong khi chuyên chở họ đến bịnh viện. Nếu có dùng băng ca, hãy để cả nạn nhơn và tấm ván lên băng ca mà khiêng đi.


    Nếu nạn nhơn gãy cổ mà nằm sấp và một tay đưa lên khỏi đầu ta tìm một miếng ván như đã nói ở trên, để bên cạnh họ phía cánh tay đưa lên. Một người quỳ gối phía trên đầu, hai tay giữ chặt đầu nạn nhơn bằng cách úp lên lỗ tai để các ngón tay bợ cứng hàm dưới. Khi nạn nhơn được lật ngửa bởi nhiều người khác quỳ gối bên phía tấm ván, với tay qua đầu nạn nhơn phải được giữ cứng và lật qua đồng nhịp với thân mình.

    HÃY NHỚ: Đầu nạn nhơn không được đẩy nhích tới lui hay nghiêng qua lại bất cứ trong trường hợp nào.


    Nếu nạn nhơn nằm nghiêng hay co quắp lại, phải cẩn thận sửa người lại ngay ngắn và lật ngửa ra, cần có ba người hay nhiều hơn để làm việc nầy. Một người giữ đầu, người khác lo hai chơn và người thứ ba lo thân mình nạn nhơn. Cả ba đều làm việc thật đều tay mới được.

    HÃY NHỚ: Một nạn nhơn bị đau nhiều sau lưng, nên nghi là bị gãy xương sống cho đến khi có bằng chứng rõ rệt người không bị gãy xương. Không bao giờ nên đỡ người dậy hay nâng một nạn nhơn gãy xương sống lên.

    Nếu phải dới nạn nhơn gãy xương sống đi mà ta không tìm đâu ra một miếng ván, có thể dùng mền tạm được. Cần bốn người khiêng. Hai người ở chỗ vai nạn nhơn và hai người ở lối đầu gối. Phải thật cẩn thận đừng để đầu nạn nhơn gật gù. Trường hợp dời chỗ bằng mền, nên để nạn nhơn nằm sấp.


    BỂ XƯƠNG CHẬU

    Vết thương nầy rất thông thường trong tai nạn xe hơi và là một vết thương vô cùng nguy hiểm, vì các huyết quản trong vùng xương chậu và các bộ phận trong ấy có thể bị tổn thương nặng, nhứt là bang quan ( bong bóng đái). Nạn nhơn thường thấy đau dữ dội ở vùng xương chậu. Nếu gãy xương, khi ấn hai xương hông vào nhau sẽ đau nhiều hơn. Phải hết sức thận trọng khi thực hành cách dò xương gãy nầy và khi nạn nhơn thấy đau, nên ngưng gay. Nạn nhơn thường bị kích ngất nặng.

    Cứu cấp.

    Chỉ dời nạn nhơn đi khi thật cần thiết. Để nạn nhơn nằm ngửa trên một tấm ván cứng chắc hay cánh cửa. Hãy cột hai đầu gối và hai mắt cá vào nhau. Để chân duỗi thẳng ra hay cong lại tùy theo cách nào nạn nhơn cảm thấy êm ái thì được.

    GÃY XƯƠNG ĐÙI

    Xương đùi là xương lớn nhứt cơ thể nên phải do một sự va chạm mãnh liệt mới làm nó gãy nổi. Nhưng đối với người lớn tuổi, chỉ cần té nhẹ cũng đủ để xương gãy. Khó phân biệt việc gãy xương đùi với sưng đùi nặng. Nếu nạn nhơn té nằm dài dưới đất và bị thương nơi hang hoặc gần háng, cố sức mà không thể giơ gót chơn cao khỏi mặt đất, nên coi như xương đùi đã bị gãy. Thường bàn chơn phía bên đùi bị gãy nằm nghiêng lên ngón út và không dựng đứng bàn chơn lên được.

    Nếu không săn sóc cẩn thận thì các huyết quản và dây thần kinh rất dễ bị đứt. vết thương nầy thường gây kích ngất nặng hơn các vết thương gãy xương tay và chơn khác. Đây là một vết thương đặc biệt nguy hiểm nên ta cần phải nhờ người mời bác sĩ đến ngay.

    Cứu cấp

    Người cứu thương phải lấy tay nắm giữ chơn nạn nhơn, từ từ xoay, sửa lại cho chơn dựng đứng trên gót. Dùng một cành cây nhỏ để lùa bảy miếng băng cà vạt qua mình nạn nhơn rồi sắp đặt cho băng ở vào những vị trí sau đây: Một miếng ở ngang ngực, miếng kế lối dưới bụng, miếng thứ ba chỗ xương hông, hai miếng kế ở đùi, miếng thứ sau dưới đầu gối một chút và miếng chót ở mắt cá. Tìm một tấm ván dài từ nách đến gót chơn, kẹp vào hông hạn nhơn phía gãy xương, rồi cọt ba mối ở thân mình. Kế đó kẹp một que đỡ khác ở giữa hai kẽ chơn, từ háng tới gót rồi cột các mối băng còn lại. Nếu không tìm ra que đỡ ta có thể lấy vải, mền hoặc giấy mềm lót giữa hai chơn rồi cột hai chơn lại với nhau; dùng chơn lành làm que đỡ cho chơn gãy.

    BỂ XƯƠNG BÁNH CHÈ

    Xương nầy thường do sự va chạm mạnh mà bị bể. Thường ta có thể rờ thấy hai miếng bể lìa nhau. Những dấu hiệu thông thường về gãy xương sẽ phát hiện. Tìm một miếng ván dài từ bàn tọa đến gót chơn, bề ngang ít nữa là một tấc để cột, giữ phần trên và dưới của chơn khỏi cử động. Nên dùng vải lót độn dưới đầu gối và ở nhượng nhơn. Dùng băng cà vạt để cột que đỡ ở phía trên và phía dưới đầu gối. Nên chừa đầu gối ra vì chỗ ấy có thể bị sưng lớn rất mau. Có thể dùng gối hay mền xếp gọn, lót phía dưới và quấn vòng lên để thay thế que đỡ được.


    GÃY XƯƠNG ỐNG CHƠN

    Một hoặc cả hai ống xương đều có thể bị gãy. Nếu cả hai ống xương đều bị gãy thì mọi triệu chứng thông thường của việc gãy xương đều lộ ra. Nếu chỉ có một ống xương bị gãy thôi, có thể ta không nhận ra sự biến hình của nó. Người ta thường lẫn lộn khúc xương ngay phía trên mắt ác bị gãy với sai khớp xương.

    Cứu cấp

    Nâng ống chơn cao hơn mặt đất vừa đủ để lót một cái gối phía dưới và cột lại. Có thể dùng mền xếp gọn để túm cột lại như gối cũng rất tiện. Nếu muốn giữ hai đoạn xương gãy nằm yên hơn, ta có thể dùng que đỡ bằng gỗ hoặc thêm que đỡ gỗ ở phía ngoài lớp gối hay mền. Nếu dùng que đỡ gỗ không, nhớ lót độn chỗ đầu gối và mắt cá. Nếu chỉ có một mình ta với nạn nhơn, nên cột hai chơn nạn nhơn vào nhau trong khi ta đi tìm que đỡ. Nếu không có que đỡ, có thể lót vải vào kẽ hai chơn và cột hai chơn vào nhau như cách gãy xương đùi.


    DẬP BÀN CHƠN VÀ NGÓN CHƠN.

    Bị vật nặng rớt hay lăn nhằm thường làm dập bàn chơn hay ngón chơn.


    Cứu cấp

    Phải cởi giày và dớ, nếu khó cởi phải dùng dao cắt. Phải bó bàn chơn lại với nhiều vật lót cho êm như bông gòn, gối nhỏ…

    SAI KHỚP XƯƠNG

    Khi một khúc xương bị lệch vị trí của nó nới khớp xương ta gọi là sai khớp xương hay gọi tắt là trật (trặt) xương. Hai đầu xương được bộc chặt vào nhau bởi những sợi dây chằng bọc quanh cả khớp xương. Khi bị trật xương thì những dây chằng nầy cùng những bọc bao quanh khớp xương có thể bị đứt, rách hoặc nhiều hoặc ít. Trong trường hợp nầy, đầu xương có thể bị mẻ, bể và các huyết quản cùng dây chằng, dây thần kinh, bắp thịt có thể bị té hoặc bầm dập. Có hai chỗ thường bị sai khới xương nhứt là vai và ngón tay, còn các nơi khác như cùi chỏ, đầu gối, háng và hàm dưới ít xảy ra hơn. Nguyên do của sự trật xương là ngã té, va chạm mạnh hay xử dụng bắp thịt quá mạnh.

    Dấu hiệu

    Đau nhiều. Khớp xương bị biến hình. Nếu dò xét thật kỹ có thể thấy đầu khớp xương bị trật ra ngoài. Chỗ ấy bị sưng lên rất mau. Thường không cử động được nơi ấy và hay bị kích ngất nặng.

    Cứu cấp

    Nên áp dụng cách đắp lạnh lên chỗ bị thương để đỡ đau và khỏi bị sưng. Nếu nạn nhơn bị kích ngất, phải điều trị kích ngất ngay. Nếu bị trật xương vai hoặc cùi chỏ, nên dùng băng treo để treo tay lên. Trật xương háng thường rất nguy hiểm. Nếu phải dời nạn nhơn đi, nên lấy gối hoặc mền lót dưới đầu gối chơn bị thương. Không nên kéo thái quá mà chỉ đỡ bộ phận bị thương lên thôi.

    Trật xương hàm dưới

    Nếu có thể được, nên để bác sĩ chữa lại những khớp xương đã bị sai lệch. Tuy nhiên, một người cứu thương được huấn luyện thuần thục có thể cứu trị được những vụ trật (trặt) xương nhẹ như trật quai hàm và trật ngón tay chẳng hạn.

    Khi hàm dưới bị sai khới, nạn nhơn không thể ngậm miệng lại được.

    Cứu cấp

    Để nạn nhơn ngồi trên ghế. Người cứu thương đứng trước mặt nạn nhơn. Lấy vải làm băng cuộn quấn nhiều vòng quanh hai ngón tay cái rồi đặt ngón tay ấy lên răng cấm phía trong cùng của hàm răng, các ngón khác thì bợ dưới cằm. Xong, ấn hai ngón tay cái xuống trong lúc nâng cằm lên với các ngón tay kia. Cẩn thận đừng để ngón tay cái bị hai hàm răng cắn lại khi xương hàm dưới trở về vị trí cũ của nó. Sau khi sửa xương hàm xong, nên cột cằm nạn nhơn lại với băng bốn đuôi.



    Trật ngón tay, ngón chơn.

    Dùng hai tay nắm chặt hai đầu của ngón tay bị trật xương, rồi kéo đầu ngón tay nhè nhẹ theo chiều thẳng của các ngón tay cho đến khi ngón tay sai khớp rớt xuống vị trí cũ của nó. Nếu sau lần kéo thứ hai mà khớp xương sai chưa liền lại, đừng nên thử nữa mà phải nhờ bác sĩ điều trị giúp. Nếu ngón tay cái bị sai khớp xương ở đốt thứ hai, tức chỗ dính liền vào bàn tay, người cứu thương không nên cố sửa mà phải nhờ bác sĩ giúp. Nếu khớp xương bị sai lệch mà có vết thương loét miệng kế cận, cũng phải nhờ bác sĩ điều trị. Ta chỉ việc băng vết thương lại và đưa nạn nhơn đến bác sĩ.

    BONG GÂN

    Bong gân là một vết thương nơi khớp xương và dây chằng cột hai đầu xương vào nhau bị rách. Nếu nạn nhơn bị bong gân thì không bị gãy xương, còn bị gãy xương thì không bị bong gân. Trì kéo tay chơn thái quá hoặc vặn tréo thường gây nên bong gân. Dùng bắp thịt quá sức để nâng vật nặng lên, hay bị ngã té cũng là nguyên do thông thường của bong gân.

    Dấu hiệu bong gân

    Đau nhức khớp xương khi bị thương, sưng to mau lẹ, cử động khớp xương cách khó khăn và rất đau. Nơi bị thương có thể đỏ bầm – nhiều khi không thay đổi màu sắc liền- và phải mất nhiều tuần lễ mới tan hết.

    Rất dễ phân biệt bong gân với sai khớp xương, nhưng đừng lẫn lộn bong gân với mẻ hoặc gãy ngay khớp xương. Trong trường hợp nghi ngờ, ta nên cứu trị như gãy xương.

    Cứu cấp

    1. Nâng cao chỗ bị thương lên. Nếu là cườm tay, dùng băng treo; nếu là mắt cá, nên để nạn nhơn nằm và lót gối dưới chơn.

    2. Dùng bọc nước đá để đắp hoặc nhúng khăn vào nước đá để đắp. Nếu không có nước đá, có thể dùng nước lạnh, hay mở vòi nước cho nước chảy thẳng lên khớp xương trong nhiều giờ. Cách nầy làm cho nạn nhơn đỡ đau và vết thương bớt sưng.

    3. Nếu đã bớt sưng rồi, nên đắp nước nóng. Thoa bóp nhẹ chỗ khớp xương ấy cũng rất có lợi.

    4. Nếu bong gân nặng, không nên cử động khớp xương ấy cho đến khi bác sĩ đã khám nghiệm và cho ý kiến.

    Khi ta đi đường một mình chẳng may bị bong gân chơn mà không ai cứu giúp, hơn nữa, phải đi một đỗi đường xa mới tới trạm cứu cấp, ta có thể dùng cách băng đỡ mắt cá ( xem trang 102) để đi tiếp đoạn đường. Nên để giày nguyên chơn mà băng.

    GIÃN GÂN

    Giãn gân, nói chung, để chỉ sự tổn thương của bắp thịt hoặc của dây gân buộc bắp thịt vào xương, do sự vận dụng thái quá các cơ cấu nầy. Nó có thể chỉ là sự căng thẳng quá độ, hay các thớ thịt hoặc gân bị đứt do sự căng thẳng ấy gây ra. Nguyên nhơn chính thường do việc nâng cao vật nặng không đúng cách. Nếu biết dùng những bắp thịt rắn chắc ở chơn và đùi làm đòn chịu hơn là dùng lưng, người ta sẽ đỡ mệt và tránh những trường hợp giãn gân lưng

    Dấu hiệu giãn gân

    Dấu hiệu thông thường là rất đau đớn khi bị thương. Chỗ ấy dường như bị đớ, cứng lại, vô cùng đau nhức khi phải cử động chỗ ấy. Vài giờ sau, những dấu hiệu trên kia càng tăng thêm nhiều.

    Cứu cấp

    1. Để bắp thịt bị tổn thương ngơi nghỉ hoàn toàn.

    2. Cho nạn nhơn nằm vào vị trí người cảm thấy êm ái nhứt

    3. Nên đắp nóng cho đỡ đau

    4. Thoa bóp nhẹ chỗ bị thương để kích thích máu tuần hoàn.

    VẾT BẦM

    Vết bầm thường do sự va chạm mạnh vào cơ thể, làm cho huyết quản nhỏ trong cơ cấu ở dưới da bị bể. Máu từ các huyết quản bể chảy ra và tụ lại trong cơ cấu bị thương, làm cho sưng và bầm đen, hay xanh dương.

    Vết thương nầy thường không cần phải cứu cấp, nhưng nếu đắp nước đá hoặc nhúng vải vào nước thật lạnh để đắp, có thể ngăn ngừa bớt vết bầm, đồng thời giúp nạn nhơn đỡ đau và bớt sưng. Nếu bị bầm nặng, nên nhờ bác sĩ khám nghiệm.
     
    tducchau thích bài này.
  6. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    GÃY XƯƠNG


    Xương có thể rạn nứt hay gãy đôi. Để tiện việc cứu cấp taphân xương gãy ra làm hai loại: (a)- gãy xương đơn và (b) – gãy xương kép.

    Gãy xương đơn là khi xương tuy bị gãy, nhưng không có vết thương bên ngoài. Gãy xương kép là khi xương gãy và có vết thương ngoài da. Vết thương ấy có thể do viên đạn bắn vào hoặc do đầu xương gãy, xé thịt da mà lộ ra ngoài.

    Đôi khi nạn nhơn chỉ bị gãy xương đơn, nhưng người cứu cấp không biết cách hoặc không cẩn thận để nó biến thành gãy xương kép. Gã xương kép khó điều trị hơn gãy xương đơn vì các tổ chức xung quanh vết thương bị hủy hoại nhiều và dễ nhiễm độc.

    Nguyên nhơn.

    Gãy xương thường do sự va chạm mãnh liệt bên ngoài. Có vài thứ bịnh làm cho xương dòn nên không cần va chạm mạnh xương cũng bị gãy được. tai nạn xe cộ và trợt té thường làm cho người ta bị gãy xương nhiều nhứt. Phòng tắm và sân chơi là chỗ gây nên những tai nạn gãy xương đáng kể mà ta thường ít lưu ý đến nhứt.


    Phòng ngừa

    Theo bản điều tra chung thì hầu hết những tai nạn xe cộ đều do bất cẩn mà ra. Nếu ta ở nhà lầu hay nhà có gác cao, nên chong đèn cả trên lẫn dưới, sẽ tránh được nhiều tai nạn vì trợt chơn một cách vô lý. Nếu ở trên lầu đi xuống, cẩn thận nhận xét nền nhà trước khi đặt chơn lên, có thể có vỏ trái cây hay một món đồ chơi nào đó mà em bé trong nhà quên dẹp đi lại gây nên tai nạn đáng tiếc chăng. Nên dùng cản chận phía trên đầu thang để em bé khỏi té xuống lầu.

    Không nên chạy khi mang guốc cao gót. Đế giày cao su cũng không bảo đảm ta được trên nền nhà ướt. Phải hết sức cẩn thận khi nền gạch được đánh sir a bóng láng cũng như đoạn đường lầy lội.

    Tránh việc dùng ghế, thùng gỗ, thuongf dduwgnj trái cây hay thùng rượu không, để thế thang. Một thùng gỗ dựng đứng lên không vững chắc gì cả, vì chỉ có vài cây đinh yếu ớt chống đỡ mà thôi. Nếu nó không chịu nổi thì những cây đinh long ván rát có thể làm cho ta bị rách da, lủng thịt và nguy hiểm, thêm vào những thương tích khác do việc ngã té mà ra.

    Phải lựa thang tốt mà dùng. Hãy sửa lại hoặc hủy bỏ những thang hư. Những thang đứng cao, dùng trong việc sơn sửa nhà cửa, phải được đặt trên nền đất bằng phẳng, chêm, chận cẩn thận, hay phải có người đứng giữ cẩn thận.

    Nền nhà tắm phải được khô ráo và chùi sạch nước xà bông để bớt tai nạn. Ở các nước Âu Mỹ, nhà tắm được liệt vào hàng thứ ba trong các chỗ gây tai nạn chết người.

    Khi qua đường nên cẩn thận ngó trước ngó sau, vì khi ta làm bộ không nhìn thấy xe, không có nghĩa là xe không thể đụng ta được.

    Trên đây chỉ là một vài lời gợi ý. Trong đời sống hằng ngày, ta có thể gặp phải bao nhiêu chuyện nhỏ nhen khác mà nến chịu khó để ý, sẽ tránh được nhiều tang tóc.

    Dấu hiệu gãy xương đơn.

    Không phải mọi dấu hiệu đều lộ ra trong mỗi trường hợp gãy xương. Nạn nhơn thường nghe hay cảm thấy tiếng xương gãy. Trong mọi trường hợp gãy xương, chỗ bị thương rất đau nhức, đặc biệt khi rờ mó đến. Nếu nạn nhơn không thể cử động được hay cử động cách vô cùng khó khăn và nhức nhối chỗ bị thương, ta nên nghi người ấy bị gãy xương và phải điều trị theo cách gãy xương. Ví dụ, trong một tai nạn xảy ra mà nạn nhơn không thể ngồi dậy được hay không nhúc nhích nổi tay hay chơn bị thương thì tay hay chơn ấy chắc đã bị gãy rồi. Có khi nạn nhơn bị gãy xương mà có thể vẫn đi đứng được, vì xương mới rạn chứ chưa gãy lìa.

    Theo quan niệm của nhiều người thì khi không thể cử động các ngón tay được có nghĩa là xương cánh tay trước đã bị gãy nhưng đó không phải là một lý cớ vững chắc để ta tin theo. Tuy xương cánh tay bị gãy thật, nạn nhơn vẫn có thể cử động nhón ta được tuy rất đau đớn. Trong nhiều trường hợp ta nên yêu cầu nạn nhơn lấy tay chỉ đúng chỗ đau có thể biết được chỗ xương bị gãy. Chỗ da thịt bị gãy xương có thể bầm tím, sưng lên và thay đổi hình thể. Có thể nạn nhơn không cử động được các khớp xương kế cận. Nạn nhơn có thể cảm thấy tiếng lộp cộp của hai khúc xương va chạm nhau, nhưng người cứu thương không nên cố tạo ra tiếng ấy hay thử coi có tiếng va chạm của hai khúc xương chăng.

    Ta có thể so sánh phần nghi bị gãy xương với phần lành lặn ở bên kia cơ thể coi nó có bị biến dạng chăng. Có thể lấy tay rờ bóp nhẹ dọc theo chỗ bị nghi gãy xương để dò xem, nạn nhơn cảm thấy đau đớn nhiều, và lắm khi ta có thể nhận ra xương gãy.

    Gãy xương thường bị kích ngất.

    Dấu hiệu gãy xương kép.

    Mọi triệu chứng gãy xương đơn đều có thể phát lộ trong trường hợp gãy xương kép, và có một vết thương từ chỗ xương gãy trổ ra ngoài da. Thường có một đầu xương gãy ló ra ngoài. Vết thương nầy gây chảy máu nhiều và gây kích ngất cũng trầm trọng hơn vết gãy xương đơn. Nếu có một vết thương gần chỗ xương bị gãy, ta nên coi như đó là trường hợp gãy xương kép. Như trên đã nói, nếu không săn sóc cẩn thận vết gãy xương đơn, ta có thể biến nó thành gãy xương kép và điều này vô cùng nguy hiểm, vì ngoài việc gây cho nạn nhơn thêm đau đớn, vết thương dễ bị nhiễm độc, lâu lành, nếu không may một huyết quản lớn hay dây thần kinh bị đứt, có thể làm cho nạn nhơn chết hoặc phải mang tật suốt đời.

    Cách săn sóc vết gãy xương đơn.

    1. Gọi bác sĩ lập tức.

    Trong khi chờ đợi bác sĩ, ta có thể…

    2. Dùng que đỡ để chỗ xương gãy không bị xê dịch. Không được dời nạn nhơn đi trước khi cột que đỡ để tránh làm vết gãy xương đơn thành gãy xương kép. Nếu nghi nạn nhơn bị gãy xương, cứ điều trị theo cách gãy xương.

    3. Ngừa kích ngất. Nếu đã bị kích gất, nên ngừa nó thành nặng thêm.

    Nếu bác sĩ sẽ đến sớm và không có chảy máu, ta không cần phải xé hay cởi quần áo nạn nhơn, nhưng trái lại, nếu bác sĩ không đến ngay được hoặc có dấu máu trong áo quần, ta cởi hoặc xé ra đủ để xem xét vết thương và coi họ có bị gãy xương kép không. Nếu tiện, ta nên cắt theo đường may của áo quần mặc ngoài, rồi cắt xé cẩn thận và nhẹ nhàng áo quần lót bên trong. Nếu bị thương ở mắt cá hay bàn chơn, phải cắt dây hoặc da giày để cởi giày ra.

    Nếu tay hay chơn bị gãy, không nên níu kéo tay hay chơn ấy, cũng không nên dời nạn nhơn đi trước khi bác sĩ đến nếu tình trạng cho phép như vậy.

    Cách săn sóc vết thương kép.

    Như đã nói, vết thương nầy thường chảy máu nhiều. ta có thể lấy một miếng vải thưa hay khăn sạch chận ngay vết thương để cầm máu. Nhưng nếu một động mạch bị đứt mà ta không thể cầm máu bằng cách vừa nói, nên tạm cầm máu bằng cách ấn mạnh vào một trong các huyệt thiết yếu có liên quand dến vị trí của vết thương (xem lại hình các huyệt chánh trong thân thể). Chận máu động mạch bằng tay chỉ là một biên pháp tạm thờ trong lúc chờ đợi áp dụng dây thắt mạch. Đã thắt mạch rồi không nên phủ kín dây thắt mạch.

    HÃY NHỚ: Dây thắt mạch là một vật dụng rất nguy hiểm.

    Phải dùng dây thắt mạch với tài khéo léo đặc biệt. Nếu thắt lỏng, có thể làm xuất huyết tĩnh mạch thêm, còn nếu quá chặt các cơ cấu ngầm bên dưới sẽ bị hư đi và sanh ra chứng thúi thitj phần ngoài chỗ thắt mạch. Nên ghi chú cẩn thận giờ, phút dùng dây thắt mạch để gởi theo nạn nhơn.

    Có thể dùng vải thưa sát trùng đắp lên vết thương rồi băng chặt lại.

    Đừng kéo thêm tay hay nhét khúc xương ló ra ngoài trở vào vị trí nguyên thủy của nó. Nếu vì cớ nào đó mà khúc xương ló ra ngoài bị chìm mất trong thịt, người cứu thương phải ghi chú điều ấy và gởi theo nạn nhơn khi được đưa đến bịnh viện hay phòng mạch bác sĩ.

    Nếu nạn nhơn bị gãy xương bàn tay, ta có thể băng bó cẩn thận, cột băng treo và đưa nạn nhơn đến bịnh viện mà không bị nguy hại nhiều. Tuy nhiên vẫn phải đề phòng và điều trị kích ngất.


    Que đỡ

    Que đỡ là một vật dụng dùng để giữ xương gãy nằm yên một chỗ cho đến khi bác sĩ sửa lại hai đoạn xương liafnhau. Một miếng ván, một khúc gỗ, một cành gây, cán chổi, cây gậy, cán dù, một xấp báo cũ, áo mưa …đều có thể dùng làm quen đỡ được cả. Nếu có cấp bách lắm và không thể tìm được que đỡ thích đáng, ta có thể lấy một bó rơm, hay một áo bành tô (áo tây mặc ngoài) để dùng còn hơn là để xương gãy trơ ra như vậy. Que đỡ phải đủ dài để giữ chặt cánh tay hay ống chơn. Nên lấy giẻ rách, bông gòn, len hay vật gì mềm và êm để lót vào giữa lớp băng và que đỡ. Để cột que đỡ ta có thể dùng dây băng, băng cà vạt, dây nịch hay rẻo vải cũng được. Nhớ cột vừa đủ chặt để giữ xương gãy vào que đỡ, mà không nên quá chặt. Ta cũng có thể dùng thân thể nạn nhơn để làm que đỡ cho họ. Một ống xương cánh tay gãy có thể được buộc chặt vào ngực. Một ống chơn gãy có thể được buộc chặt vào chơn lành. Đó cũng là một cách dùng que đỡ hữu hiệu vậy. Que đỡ cũng được dùng trong trường hợp gãy xương sống mà chúng ta sẽ nghiên cứu sau.

    Trong mọi trường hợp cứu cấp, người cứu thương phải thật bình tĩnh để trí được sáng suốt hầy nhận xét cà điều trị hợp cách và có khoa học.

    Nếu nạn nhơn bị gãy xương tay, sau khi cột que đỡ, ta có thể dùng băng treo để đỡ treo tay lên, nạn nhơn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, ít mỏi tay và ít chảy máu. Trong nhiều trường hợp nạn nhơn có thể đi tới lui cách dễ dàng với băng treo (xem chương băng bó, từ trang 39).


    BỊ THƯƠNG NƠI ĐẦU VÀ BỂ SỌ

    Va đầu vào vật cứng hay bị đánh mạnh vào đầu là một thương tích đáng ngại dầu sọ có bị bể hay không cũng vậy, vì bộ óc có thể bị tổn thương nặng. Bởi cớ ấy, nạn nhơn có bị bể sọ hay không ta vẫn phải điều trị như nhau.

    Sau khi bị thương nơi đầu, nạn nhơn có thể bị bất tỉnh ngay trong thời gian rất ngắn. Nếu nạn nhơn bị bất tỉnh lâu hơn, có thể óc bị bầm, bị rách hay bị xuất huyết trong óc. Dầu nạn nhơn chỉ bất tỉnh trong khoảng khắc, ta vẫn xem họ như bị thương nặng ở đầu và phải để họ nằm yên cho đến khi bác sĩ đến khám nghiệm cẩn thận.

    Triệu chứng

    Các triệu chứng thường biến đổi nhiều, nhiều trường hợp nạn nhơn bị vết thương xem qua rất sơ sài, sau lại trở thành rất nặng vì bị áp lực trong óc do huyết và chất lỏng chảy ra tạo thành.

    Ngay khi bị thương ta có thể thấy một cục u hay vết tét ở tren đầu nạn nhơn. Họ sẽ bị choáng váng hay bất tỉnh. Tai, mũi, miêng có thể chảy máu. Nếu tai chảy máu thì xương ở căn sọ đã bị bể. Mạch nhảy mau và yếu là một dấu khác chứng tỏ rằng nạn nhơn phải được bác sĩ khám nghiệm càng sớm càng tốt. Sắc diện có thể thay đổi tùy theo tính cách trầm trọng của vết thương, trở nên đỏ, tái hay bình thường. Hai con ngươi không đều nhau chỉ rằng vết thương khá trầm trọng. Nạn nhơn có thể sẽ bị tê liệt một phần cơ thể.

    Cứu cấp

    Đặt nạn nhơn nằm xuống. đầu và vai cao hơn thân mình nếu sắt mặt của họ vẫn như thường hay đỏ. Nếu mặt tái, để đầu và thân bằng nhau, hoặc hơi hạ đầu thấp một chút. Trong trường hợp bắt buộc phải dời nạn nhơn đi, nhớ thật nhẹ tay và giữ họ ở vị trí nằm dài. Đừng cho uống thuốc kích thích nhưng phải giữ nạn nhơn ấm. Đừng ấp nóng nhơn tạo nến nạn nhơn bất tỉnh. Nếu có máu và chất nhờn làm nghẹn cổ họng, nên hạ đầu thấp xuống và nghiêng qua một bên để các chất ấy chảy ra ngoài cho trống khí quản. Nếu nạn nhơn bị tét da đầu, nên đắp lên một miếng vải băng sạch rồi cột chặt lại. Nếu máu chảy nhiều, ta nên cột băng chặt hơn hoặc chận cứng thẳng vào vết thương để cầm máu, hay ít ra cũng làm cho máu bớt chảy.

    GÃY XƯƠNG MŨI

    Vết gãy xương nầy rất dễ nhận ra. Như những loại gãy xương khác, nạn nhơn cảm thấy đau đớn, sưng, biến hình và chảy máu. Đừng thử cột que đỡ, vì không xử dụng que đỡ nơi đây được. Phải cẩn thận và nhờ bác sĩ điều trị, vì nếu không khéo, ta có thể làm cho mũi nạn nhơn bị biến hình vĩnh viễn. Nếu có vết thương, nên đắp một miếng vải băng lên rồi băng lại với băng bốn đuôi (xem cách băng bó ở chương sau).

    GÃY XƯƠNG HÀM

    Khi bị gãy xương hàm hạ sẽ có những dấu hiệu nầy:

    1. Rất đau đớn khi cử động hàm dưới.

    2. Rang không đều, có thể có vài cái rang bị gãy

    3. Cảm thấy rất khó chịu khi ăn, uống cũng như khi nói chuyện.

    4. Nớu ( lợi) bị chảy máu.

    5. Miệng hả ra và chảy nước miếng.

    Cứu cấp

    Đặt lòng bàn tay ta vào hàm hạn rồi từ từ nâng lên, để hàm rang dưới đụng sát vào hàm răng trên. Hãy giữ hàm dưới y vào vị trí đó bằng cách cột một miếng băng vòng dưới cằm và cột lên đầu. Nếu nạn nhơn sắp mửa, nên tháo băng ngay và để đầu họ nghiêng qua một bên. Khi hết mửa cột băng trở lại.


    GÃY XƯƠNG QUAI XANH

    Những triệu chứng gãy xương quai xanh (đòn gánh) gồm có:

    1. Triệu chứng thông thường của gãy xương

    2. Nếu lấy ngón tay mằn theo xương quai xanh, sẽ thấy đầu xương gãy.

    3. Nạn nhơn thường không thể giơ tay cao hơn vai và hay dùng tay lành mạnh đỡ cùi chỏ tay bên bị gãy xương.

    4. Nếu thòng tay xuống thì vai bên bị gãy xương thấp hơn vai kia

    Cứu cấp

    Dùng băng tam giác làm băng treo để đỡ bàn tay bên bị gãy xương qia xanh lên cao hơn cùi chỏ một chút. Đoạn dùng một khăn tắm, miếng vài hay băng cà vạt cột tay ấy sát vào thân mình. Cũng có thể dùng băng cuộn. Đừng cột chặt quá đến đổi làm máu không lưu thông được trong tay nầy. Tốt hơn, nên để các ngón tay ló ra ngoài hầu dễ nhận thấy máu chảy đều hay không. Nếu không dò thấy dễ dàng mạch máu ở cườm tay, ta nên nới bớt dây băng cột tay vào thân mình.

    GÃY XƯƠNG SƯỜN

    Khi xương sườn bị gãy, ta sẽ thấy những triệu chứng nầy:

    1. Đau dữ dội chỗ bị gãy mỗi khi thở mạnh hoặc ho

    2. Có thể thấy được vết gãy nếu lấy tay mằn theo chỗ đau của nạn nhơn

    3. Hơi thở thường ngắn vì thở mạnh rất đau

    4. Có thể nạn nhơn lấy tay ôm vào sườn, chỗ bị gãy, dường như cố giữ để chỗ ấy không động đậy khi thở. Nếu phổi bị lủng, nạn nhơn ho ra máu đỏ và có bọt. Rất nay trường hợp nầy ít xảy ra.

    Cứu cấp

    Băng quanh thân mình bằng hai hay ba băng cà vạt cở lớn. Dùng miếng băng đầu ngay chỗ bị gãy, và cột gút đơn ở cạnh sườn bên kia. Chỉ cột lỏng thôi và nhớ lót phía dưới mối gút băng một xấp vải để khỏi cấn. Xong, yêu cầu nạn nhơn thở mạnh ra, đồng thời ta siết chặt mối gút kia để dây băng bó sát thân mình, rồi cột thành nút dẹp. Kế đó, lại cột các băng khác. Về nhà có thể quấn thêm bằng miếng vải lớn hay gối lên chỗ đã băng và gài kim băng lại cẩn thận.

    Nếu nạn nhơn ho ra máu và có dấu chỉ ràng phổi đã bị lủng, không nên băng ngực như cách đã nói ở trên. Chỉ để nạn nhơn nằm yên, ngực và vai được kê cao lên một chút để dễ thở. Giữ nạn nhơn cho được ấm. Chỉ nên dời chỗ khi thật cần thiết. Mời bác sĩ đến ngay.

    GÃY XƯƠNG TAY TRONG

    Mọi dấu hiệu thông thường như đã nghiên cứu đều được phát hiện.

    Cứu cấp

    Sửa tay lại vào vị trí bình thường và đặt cùi chỏ thành góc vuông. Dùng một que đỡ được lót thật êm để băng cánh tay trong. Que đỡ phải dài từ vai đến chí cùi chỏ. Đoạn cột băng treo bằng băng cà vạt. Chú ý: Đây là trường hợp đặc biệt phải dùng băng cà vạt làm băng treo. Sau đó, ta có thể cột tay gãy của nạn nhơn sát vào thân bằng vải băng, khăn tắm hay băng tam giác cũng được. Nếu không tìm ra vật làm que đỡ, hoặc dùng que đỡ bất tiện vì quá đau đớn, ta có thể cột tay nầy sát vào thân mình nạn nhơn và dùng băng treo để đỡ cánh tay ngoài lên cho cùi chỏ thành góc vuông.

    GÃY XƯƠNG CÙI CHỎ

    Gãy xương cùi chỏ là khi té nạn nhơn nằm cấn lên cùi chỏ đang cong lại. Trong hầu hết mọi trường hợp, triệu chứng đầu tiên là sưng nhiều ngay ở cùi chỏ và vùng phụ cận.

    Cứu cấp

    Nếu vết thương gãy ở ngay hoặc gần cùi chỏ mà cánh tay thẳng ra, nên cột một que đỡ đơn phía lòng bàn tay. Nếu cánh tay cong lại phía cùi chỏ, ta chỉ cần dùng băng treo để nâng cánh tay ngoài lên và cột tay trong sát vào thân mình, giống như cách dùng cho xương quai xanh bị gãy vậy. Trường hợp nầy đừng kéo tay thẳng ra.

    GÃY XƯƠNG CÁNH TAY VÀ KHUỶU TAY

    Trong một tai nạn dữ dội, nạn nhơn có thể bị gãy một hoặc cả hai xương của cánh tay ngoài. Nếu cả hai xương đều gãy thì mọi dấu hiệu tổng quát của gãy xương đều lộ ra. Còn nếu chỉ gãy một cái xương, hoặc chỉ có khuỷu tay bị gãy, tay vẫn có thể còn hoạt động được.

    Cứu cấp

    Vị trí thích đáng nhứt cho nạn nhơn là nằm ngửa, cánh tay ngoài gác lên ngực trong khi người cứu thương lo tìm vật dụng để làm que đỡ. Nạn nhơn đã nằm rồi ta không còn lo sợ họ sẽ có thể bị té và bị tổn thương thêm.

    Tìm hai miếng ván hoặc vật tương tự để làm que đỡ, phải dài để có thể che hết từ cùi chỏ đến đầu các ngón tay. Nên độn cho êm phía sẽ áp vào cánh tay. Đoạn kẹp hai miếng ván ấy, một miếng phía ngoài và một miếng phía lòng bàn tay rồi cột lại. Sau đó các ngón tay sẽ được nâng cao hơn cùi chỏ độ một tấc. Người cứu thương có thể dùng giấy nhựt báo, tạp chí, giấy bìa, lưới sắt hoặc các vật dụng uống nắn được để làm que đỡ thay thế ván gỗ.

    GÃY HAY DẬP XƯƠNG BÀN TAY VÀ CƯỜM TAY

    Vết thương nầy xảy ra trong những tai nạn nghiền, kẹp. Triệu chứng chánh yếu là đau đớn dữ dội và không cử động bộ phận bị thương được nữa.

    Cứu cấp

    Cột một que đỡ có độn vải mềm cẩn thận lên phía trên của bàn tay, phủ từ giữa ngón tay ngoài đến quá các ngón tay. Nhớ đừng cột chặt quá. Xong cột một băng treo, úp lòng bàn tay xuống và các ngón tay phải cao hơn cùi chỏ 20 phân.


    GÃY XƯƠNG NGÓN TAY

    Triệu chứng cũng như các loại gãy xương khác. Nên dùng băng treo để nâng bàn tay lên.

    GÃY XƯƠNG SỐNG VÀ GÃY CỔ

    Người xưa nghĩ rằng gãy xương sống hoặc gãy xương cổ là trường hợp hiếm có và một khi bị tan nạn ấy, nạn nhơn chỉ còn đợi giờ theo tử thần. Nhưng vì những phương tiện vận chuyển với tốc độ khủng khiếp ngày nay, những tai nạn kia không còn hiếm hoi nữa. Các bác sĩ đồng ý rằng những trường hợp gãy xương sống cùng nhưng tai nạn có vết thương tương tự, càng ngày càng gia tăng, mà điều đáng buồn là hầu hết các trường hợp, nạn nhơn không được săn sóc đúng cách thức trước khi được đưa đến bịnh viện.

    Gãy xương sống hay gãy cổ thường do những tai nạn đụng xe, ngã té hoặc từ trên cao nhảy xuống và do nhào lộn xuống hồ cạn nước. Mặt khác những vật lớn, nặng từ trên rớt xuống như đá, gỗ trong các tai nạn hầm mỏ, phá rừng hoạc do nhà sập cũng rất thường xảy ra.

    Những tai nạn nầy có thể làm gãy hoặc sai khớp của một vài đốt xương sống. Những vết thương nầy có thể làm hại tủy xương sống, gây cho nạn nhơn bị bại suốt đời nếu không được săn sóc cẩn thận. Vì thế ta cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề nầy để tránh những việc không hay có thể xảy ra.

    Triệu chứng

    Nếu nạn nhơn còn tỉnh táo, họ có thể nói cho ta biết họ bị đau ở chỗ nào cùng nguyên do của tai nạn. Có thể họ bị đau ở cổ và lưng thôi. Nên yêu cầu họ cử động những bộ phận khác nhau trong cơ thể để dò xem họ bị gãy xương ở chỗ nào.

    Nếu nạn nhơn không thể nắm chặt tay ta hoặc không cử động các ngón tay dễ dàng, hoặc cảm thấy tê rần cả vải, có thể người bị gãy cổ.

    Nếu nạn nhơn cử động các ngón tay được nhưng không cử động bàn chơn và ngón chơn, hoặc cảm thấy tê rần cả chơn hoặc đau đớn mỗi khi nhớm lưng và quay đầu, rất có thể người bị gãy xương sống. Trong cả hai trường hợp, có thể tủy xương sống của người bị hại nhưng không nhứt thiết phải thật trầm trọng. Nếu nạn nhơn có thể kể lại tai nạn ra sao sẽ giúp ích người cứu thương nhận rõ nguyên nhơn hơn.

    Đừng nâng đầu nạn nhơn lên, dầu là chỉ nâng đủ cao để cho họ uống nước. Đừng để nạn nhơn cố nhớm mình hay ngồi dậy, vì vết thương nơi tủy xương sống sẽ bị tổn hại nhiều hơn, và kết quả là bại xụi vĩnh viễn. Nếu nạn nhơn bất tỉnh và ta nghi người ấy bị thương nơi xương sống, hãy điều trị như người ấy bị gãy cổ. Vết thương nầy thường gây kích ngất nặng.

    Cứu cấp

    Nếu phải dời một nạn nhơn gãy cổ đi, nên tìm một cánh cửa hoặc một tấm ván rộng cỡ 4 tấc và phải dài hơn nạn nhơn ít nữa 1 tấc. Nếu nạn nhơn đương nằm ngửa, cần có một người quì gối phía trên đầu nạn nhơn, nâng đầu họ với hai tay để cả đầu, cổ, vai và thân mình được dời đi mà không một bộ phận nào cong lại cả. Một hay nhiều người khác nắm kéo áo quần nạn nhơn ngay vai và hông để kéo chùi nạn nhơn qua tấm ván đặt kế bên. Cho nạn nhơn nằm ngửa, hai tay kẹp sát bên mình, đầu, thân và tứ chi đều nằm gọn trên tấm ván. Đừng kê đầu nạn nhơn cũng đừng để đầu họ nghiêng một bên, nhưng phải lấy vải, khăn hay các vật khác chèn nhét hai bên để mặt cứ ngửa thẳng lên mãi.

    Kế đó, xếp hai tay nạn nhơn lên ngực cẩn thận, lấy kim băng hay dây băng cột giữ tay ở yên như vậy. Nên dùng nhiều băng cuộn hay băng cà vạt buộc sát nạn nhơn xuống tấm ván trong khi chuyên chở họ đến bịnh viện. Nếu có dùng băng ca, hãy để cả nạn nhơn và tấm ván lên băng ca mà khiêng đi.


    Nếu nạn nhơn gãy cổ mà nằm sấp và một tay đưa lên khỏi đầu ta tìm một miếng ván như đã nói ở trên, để bên cạnh họ phía cánh tay đưa lên. Một người quỳ gối phía trên đầu, hai tay giữ chặt đầu nạn nhơn bằng cách úp lên lỗ tai để các ngón tay bợ cứng hàm dưới. Khi nạn nhơn được lật ngửa bởi nhiều người khác quỳ gối bên phía tấm ván, với tay qua đầu nạn nhơn phải được giữ cứng và lật qua đồng nhịp với thân mình.

    HÃY NHỚ: Đầu nạn nhơn không được đẩy nhích tới lui hay nghiêng qua lại bất cứ trong trường hợp nào.

    Nếu nạn nhơn nằm nghiêng hay co quắp lại, phải cẩn thận sửa người lại ngay ngắn và lật ngửa ra, cần có ba người hay nhiều hơn để làm việc nầy. Một người giữ đầu, người khác lo hai chơn và người thứ ba lo thân mình nạn nhơn. Cả ba đều làm việc thật đều tay mới được.

    HÃY NHỚ: Một nạn nhơn bị đau nhiều sau lưng, nên nghi là bị gãy xương sống cho đến khi có bằng chứng rõ rệt người không bị gãy xương. Không bao giờ nên đỡ người dậy hay nâng một nạn nhơn gãy xương sống lên.

    Nếu phải dới nạn nhơn gãy xương sống đi mà ta không tìm đâu ra một miếng ván, có thể dùng mền tạm được. Cần bốn người khiêng. Hai người ở chỗ vai nạn nhơn và hai người ở lối đầu gối. Phải thật cẩn thận đừng để đầu nạn nhơn gật gù. Trường hợp dời chỗ bằng mền, nên để nạn nhơn nằm sấp.



    BỂ XƯƠNG CHẬU

    Vết thương nầy rất thông thường trong tai nạn xe hơi và là một vết thương vô cùng nguy hiểm, vì các huyết quản trong vùng xương chậu và các bộ phận trong ấy có thể bị tổn thương nặng, nhứt là bang quan ( bong bóng đái). Nạn nhơn thường thấy đau dữ dội ở vùng xương chậu. Nếu gãy xương, khi ấn hai xương hông vào nhau sẽ đau nhiều hơn. Phải hết sức thận trọng khi thực hành cách dò xương gãy nầy và khi nạn nhơn thấy đau, nên ngưng gay. Nạn nhơn thường bị kích ngất nặng.

    Cứu cấp.

    Chỉ dời nạn nhơn đi khi thật cần thiết. Để nạn nhơn nằm ngửa trên một tấm ván cứng chắc hay cánh cửa. Hãy cột hai đầu gối và hai mắt cá vào nhau. Để chân duỗi thẳng ra hay cong lại tùy theo cách nào nạn nhơn cảm thấy êm ái thì được.

    GÃY XƯƠNG ĐÙI

    Xương đùi là xương lớn nhứt cơ thể nên phải do một sự va chạm mãnh liệt mới làm nó gãy nổi. Nhưng đối với người lớn tuổi, chỉ cần té nhẹ cũng đủ để xương gãy. Khó phân biệt việc gãy xương đùi với sưng đùi nặng. Nếu nạn nhơn té nằm dài dưới đất và bị thương nơi hang hoặc gần háng, cố sức mà không thể giơ gót chơn cao khỏi mặt đất, nên coi như xương đùi đã bị gãy. Thường bàn chơn phía bên đùi bị gãy nằm nghiêng lên ngón út và không dựng đứng bàn chơn lên được.

    Nếu không săn sóc cẩn thận thì các huyết quản và dây thần kinh rất dễ bị đứt. vết thương nầy thường gây kích ngất nặng hơn các vết thương gãy xương tay và chơn khác. Đây là một vết thương đặc biệt nguy hiểm nên ta cần phải nhờ người mời bác sĩ đến ngay.

    Cứu cấp

    Người cứu thương phải lấy tay nắm giữ chơn nạn nhơn, từ từ xoay, sửa lại cho chơn dựng đứng trên gót. Dùng một cành cây nhỏ để lùa bảy miếng băng cà vạt qua mình nạn nhơn rồi sắp đặt cho băng ở vào những vị trí sau đây: Một miếng ở ngang ngực, miếng kế lối dưới bụng, miếng thứ ba chỗ xương hông, hai miếng kế ở đùi, miếng thứ sau dưới đầu gối một chút và miếng chót ở mắt cá. Tìm một tấm ván dài từ nách đến gót chơn, kẹp vào hông hạn nhơn phía gãy xương, rồi cọt ba mối ở thân mình. Kế đó kẹp một que đỡ khác ở giữa hai kẽ chơn, từ háng tới gót rồi cột các mối băng còn lại. Nếu không tìm ra que đỡ ta có thể lấy vải, mền hoặc giấy mềm lót giữa hai chơn rồi cột hai chơn lại với nhau; dùng chơn lành làm que đỡ cho chơn gãy.

    BỂ XƯƠNG BÁNH CHÈ

    Xương nầy thường do sự va chạm mạnh mà bị bể. Thường ta có thể rờ thấy hai miếng bể lìa nhau. Những dấu hiệu thông thường về gãy xương sẽ phát hiện. Tìm một miếng ván dài từ bàn tọa đến gót chơn, bề ngang ít nữa là một tấc để cột, giữ phần trên và dưới của chơn khỏi cử động. Nên dùng vải lót độn dưới đầu gối và ở nhượng nhơn. Dùng băng cà vạt để cột que đỡ ở phía trên và phía dưới đầu gối. Nên chừa đầu gối ra vì chỗ ấy có thể bị sưng lớn rất mau. Có thể dùng gối hay mền xếp gọn, lót phía dưới và quấn vòng lên để thay thế que đỡ được.



    GÃY XƯƠNG ỐNG CHƠN

    Một hoặc cả hai ống xương đều có thể bị gãy. Nếu cả hai ống xương đều bị gãy thì mọi triệu chứng thông thường của việc gãy xương đều lộ ra. Nếu chỉ có một ống xương bị gãy thôi, có thể ta không nhận ra sự biến hình của nó. Người ta thường lẫn lộn khúc xương ngay phía trên mắt ác bị gãy với sai khớp xương.

    Cứu cấp

    Nâng ống chơn cao hơn mặt đất vừa đủ để lót một cái gối phía dưới và cột lại. Có thể dùng mền xếp gọn để túm cột lại như gối cũng rất tiện. Nếu muốn giữ hai đoạn xương gãy nằm yên hơn, ta có thể dùng que đỡ bằng gỗ hoặc thêm que đỡ gỗ ở phía ngoài lớp gối hay mền. Nếu dùng que đỡ gỗ không, nhớ lót độn chỗ đầu gối và mắt cá. Nếu chỉ có một mình ta với nạn nhơn, nên cột hai chơn nạn nhơn vào nhau trong khi ta đi tìm que đỡ. Nếu không có que đỡ, có thể lót vải vào kẽ hai chơn và cột hai chơn vào nhau như cách gãy xương đùi.

    DẬP BÀN CHƠN VÀ NGÓN CHƠN.

    Bị vật nặng rớt hay lăn nhằm thường làm dập bàn chơn hay ngón chơn.


    Cứu cấp

    Phải cởi giày và dớ, nếu khó cởi phải dùng dao cắt. Phải bó bàn chơn lại với nhiều vật lót cho êm như bông gòn, gối nhỏ…

    SAI KHỚP XƯƠNG

    Khi một khúc xương bị lệch vị trí của nó nới khớp xương ta gọi là sai khớp xương hay gọi tắt là trật (trặt) xương. Hai đầu xương được bộc chặt vào nhau bởi những sợi dây chằng bọc quanh cả khớp xương. Khi bị trật xương thì những dây chằng nầy cùng những bọc bao quanh khớp xương có thể bị đứt, rách hoặc nhiều hoặc ít. Trong trường hợp nầy, đầu xương có thể bị mẻ, bể và các huyết quản cùng dây chằng, dây thần kinh, bắp thịt có thể bị té hoặc bầm dập. Có hai chỗ thường bị sai khới xương nhứt là vai và ngón tay, còn các nơi khác như cùi chỏ, đầu gối, háng và hàm dưới ít xảy ra hơn. Nguyên do của sự trật xương là ngã té, va chạm mạnh hay xử dụng bắp thịt quá mạnh.

    Dấu hiệu

    Đau nhiều. Khớp xương bị biến hình. Nếu dò xét thật kỹ có thể thấy đầu khớp xương bị trật ra ngoài. Chỗ ấy bị sưng lên rất mau. Thường không cử động được nơi ấy và hay bị kích ngất nặng.

    Cứu cấp

    Nên áp dụng cách đắp lạnh lên chỗ bị thương để đỡ đau và khỏi bị sưng. Nếu nạn nhơn bị kích ngất, phải điều trị kích ngất ngay. Nếu bị trật xương vai hoặc cùi chỏ, nên dùng băng treo để treo tay lên. Trật xương háng thường rất nguy hiểm. Nếu phải dời nạn nhơn đi, nên lấy gối hoặc mền lót dưới đầu gối chơn bị thương. Không nên kéo thái quá mà chỉ đỡ bộ phận bị thương lên thôi.

    Trật xương hàm dưới

    Nếu có thể được, nên để bác sĩ chữa lại những khớp xương đã bị sai lệch. Tuy nhiên, một người cứu thương được huấn luyện thuần thục có thể cứu trị được những vụ trật (trặt) xương nhẹ như trật quai hàm và trật ngón tay chẳng hạn.

    Khi hàm dưới bị sai khới, nạn nhơn không thể ngậm miệng lại được.

    Cứu cấp

    Để nạn nhơn ngồi trên ghế. Người cứu thương đứng trước mặt nạn nhơn. Lấy vải làm băng cuộn quấn nhiều vòng quanh hai ngón tay cái rồi đặt ngón tay ấy lên răng cấm phía trong cùng của hàm răng, các ngón khác thì bợ dưới cằm. Xong, ấn hai ngón tay cái xuống trong lúc nâng cằm lên với các ngón tay kia. Cẩn thận đừng để ngón tay cái bị hai hàm răng cắn lại khi xương hàm dưới trở về vị trí cũ của nó. Sau khi sửa xương hàm xong, nên cột cằm nạn nhơn lại với băng bốn đuôi.




    Trật ngón tay, ngón chơn.

    Dùng hai tay nắm chặt hai đầu của ngón tay bị trật xương, rồi kéo đầu ngón tay nhè nhẹ theo chiều thẳng của các ngón tay cho đến khi ngón tay sai khớp rớt xuống vị trí cũ của nó. Nếu sau lần kéo thứ hai mà khớp xương sai chưa liền lại, đừng nên thử nữa mà phải nhờ bác sĩ điều trị giúp. Nếu ngón tay cái bị sai khớp xương ở đốt thứ hai, tức chỗ dính liền vào bàn tay, người cứu thương không nên cố sửa mà phải nhờ bác sĩ giúp. Nếu khớp xương bị sai lệch mà có vết thương loét miệng kế cận, cũng phải nhờ bác sĩ điều trị. Ta chỉ việc băng vết thương lại và đưa nạn nhơn đến bác sĩ.

    BONG GÂN

    Bong gân là một vết thương nơi khớp xương và dây chằng cột hai đầu xương vào nhau bị rách. Nếu nạn nhơn bị bong gân thì không bị gãy xương, còn bị gãy xương thì không bị bong gân. Trì kéo tay chơn thái quá hoặc vặn tréo thường gây nên bong gân. Dùng bắp thịt quá sức để nâng vật nặng lên, hay bị ngã té cũng là nguyên do thông thường của bong gân.

    Dấu hiệu bong gân

    Đau nhức khớp xương khi bị thương, sưng to mau lẹ, cử động khớp xương cách khó khăn và rất đau. Nơi bị thương có thể đỏ bầm – nhiều khi không thay đổi màu sắc liền- và phải mất nhiều tuần lễ mới tan hết.

    Rất dễ phân biệt bong gân với sai khớp xương, nhưng đừng lẫn lộn bong gân với mẻ hoặc gãy ngay khớp xương. Trong trường hợp nghi ngờ, ta nên cứu trị như gãy xương.

    Cứu cấp

    1. Nâng cao chỗ bị thương lên. Nếu là cườm tay, dùng băng treo; nếu là mắt cá, nên để nạn nhơn nằm và lót gối dưới chơn.

    2. Dùng bọc nước đá để đắp hoặc nhúng khăn vào nước đá để đắp. Nếu không có nước đá, có thể dùng nước lạnh, hay mở vòi nước cho nước chảy thẳng lên khớp xương trong nhiều giờ. Cách nầy làm cho nạn nhơn đỡ đau và vết thương bớt sưng.

    3. Nếu đã bớt sưng rồi, nên đắp nước nóng. Thoa bóp nhẹ chỗ khớp xương ấy cũng rất có lợi.

    4. Nếu bong gân nặng, không nên cử động khớp xương ấy cho đến khi bác sĩ đã khám nghiệm và cho ý kiến.

    Khi ta đi đường một mình chẳng may bị bong gân chơn mà không ai cứu giúp, hơn nữa, phải đi một đỗi đường xa mới tới trạm cứu cấp, ta có thể dùng cách băng đỡ mắt cá ( xem trang 102) để đi tiếp đoạn đường. Nên để giày nguyên chơn mà băng.

    GIÃN GÂN

    Giãn gân, nói chung, để chỉ sự tổn thương của bắp thịt hoặc của dây gân buộc bắp thịt vào xương, do sự vận dụng thái quá các cơ cấu nầy. Nó có thể chỉ là sự căng thẳng quá độ, hay các thớ thịt hoặc gân bị đứt do sự căng thẳng ấy gây ra. Nguyên nhơn chính thường do việc nâng cao vật nặng không đúng cách. Nếu biết dùng những bắp thịt rắn chắc ở chơn và đùi làm đòn chịu hơn là dùng lưng, người ta sẽ đỡ mệt và tránh những trường hợp giãn gân lưng

    Dấu hiệu giãn gân

    Dấu hiệu thông thường là rất đau đớn khi bị thương. Chỗ ấy dường như bị đớ, cứng lại, vô cùng đau nhức khi phải cử động chỗ ấy. Vài giờ sau, những dấu hiệu trên kia càng tăng thêm nhiều.

    Cứu cấp

    1. Để bắp thịt bị tổn thương ngơi nghỉ hoàn toàn.

    2. Cho nạn nhơn nằm vào vị trí người cảm thấy êm ái nhứt

    3. Nên đắp nóng cho đỡ đau

    4. Thoa bóp nhẹ chỗ bị thương để kích thích máu tuần hoàn.

    VẾT BẦM

    Vết bầm thường do sự va chạm mạnh vào cơ thể, làm cho huyết quản nhỏ trong cơ cấu ở dưới da bị bể. Máu từ các huyết quản bể chảy ra và tụ lại trong cơ cấu bị thương, làm cho sưng và bầm đen, hay xanh dương.

    Vết thương nầy thường không cần phải cứu cấp, nhưng nếu đắp nước đá hoặc nhúng vải vào nước thật lạnh để đắp, có thể ngăn ngừa bớt vết bầm, đồng thời giúp nạn nhơn đỡ đau và bớt sưng. Nếu bị bầm nặng, nên nhờ bác sĩ khám nghiệm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/11/15
    tducchau thích bài này.
  7. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    CÁCH BĂNG BÓ


    Mỗi vết thương loét miệng đều có thể bị nhiễm độc, vì thế các bác sĩ cũng như người cứu thương đều hết sức thận trọng dùng toàn vật liệu tinh sạch như vải thưa và đã sát trùng để băng bó vết thương.

    Băng có nhiều thứ, nhiều cỡ, cách băng- bó cũng nhiều, nhưng nơi đây chúng ta chỉ nghiên cứu đến những vật liệu dễ tìm cùng những cách băng bó dễ nhớ, dễ thực hiện mà thôi. Như đã nói từ trước, cứu thương là việc cấp bách và tạm thời, nên chúng ta nhường những vấn đề phức tạp cho nhà chuyên môn lo.

    Băng là một vật liệu được làm bằng vải thưa hoặc vải thường để giữ que đỡ, hoặc để cầm máu làm băng treo…

    Dưới đây là một vài điều mà mỗi người cứu thương cần phải nhớ:

    1. Không nên đắp bông gòn thẳng vào vết thương loét miệng hoay vết phỏng, vì nó sẽ dính chặt vào vết thương và rất khó lấy ra hết.

    2. Không được dán vải dính, băng keo hay những vật tương tự thẳng lên vết thương. Chỉ trừ một ngoại lệ để giữ miệng vết thương sát lại với nhau. Trong trường hợp nầy phải hơ băng keo lên ngọn lửa để sát trùng trước.

    3. Không nên băng thẳng vào vết thương, nhưng phải đắp lên vết thương một miếng vải thưa sát trùng rồi mới băng lại.

    Nên dùng gút dẹp để cột mọi loại băng bó, vì gút nầy đơn giản và gọn nhứt. Hơn nữa, nó khó tuột và rất dễ tháo. Hãy tập thắt nút dẹp cho thật thuần thục để có thể thắt được dễ dàng ngoài ánh sáng cũng như trong bóng tối hoàn toàn. Nhớ cột gút vào chỗ dễ nhận thấy nhứt và không gây trở ngại cùng khó chịu cho nạn nhơn.

    Nên băng thật gọn và chắc như không quá chặt, vì băng chặt có thể cắt đứt sự tuần hoàn của máu và gây nên chứng thúi thịt rất nguy hiểm. Băng chặt sẽ làm cho nạn nhơn đau đớn tuy cơn đau đớn ấy sẽ tan biến ngay trong chốc lát nhưng có thể gây tai hại lớn cho nạn nhơn. Một vết thương có thể sưng lớn lên nến băng chặt lúc đầu, sau lại, sẽ thành ra quá chặt và cắt đứt sự tuần hoàn. Nên kiểm soát phần đã được băng bó thường xuyên để tránh những biến chứng nguy hiểm.

    Không nên phủ kín ngón tay và ngón chơn trừ trường hợp phải băng lại vết thương nơi ấy. Khi thấy ngón tay hay chơn sưng lên hoặc tím lại, phải nới dây băng ngay vì sự tuần hoàn đã bị cắt đứt.

    Đừng dùng băng ướt để băng bó vết thương, vì khi khô, băng sẽ rút lại và chỗ đã băng bó sẽ trở nên quá chặt.

    Không nên băng lỏng quá, vì băng có thể bị tuột và phơi trần vết thương ra.

    Công dụng của băng tam giác.

    Các loại băng như băng cuộn, băng xếp đều có bán sẵn ở nhà thuốc tây với nhiều kích thước khác nhau. Nhưng trong các trường hợp cứu cấp, người cứu thương thường dùng các loại băng tam giác. Ta có thể để băng tam giác y bản vậy mà dùng, hoặc vả có thể xếp lại, biến chế ra thành băng cà vạt để dùng rất tiện lợi.

    Dùng loại vải nào để làm thành băng tam giác cũng được.


    Tìm một miếng vải vuông vức cạnh cỡ 80 hay 90 phân, cắt hai theo đường chéo ta có được hai miếng băng tam giác. Các đoàn viên thanh niên có mang khăn quàng tức có sẵn một miếng băng tam giác bên mình rồi.

    Băng đầu với băng tam giác

    Dùng loại băng nầy để giữ miếng vải thưa đắp lên vết thương nơi sọ hay trán nạn nhơn. Rất tiện lợi khi có nhiều vết thương trên đầu hoặc miếng vải đắp quá lớn.

    Xếp chân băng lên độ 3 phân để làm lại (viềng) băng. Khi băng đầu, nhớ để thân băng lên ngay giữa trán gần sát chơn mà nạn nhơn, lai băng trở ra ngoài, đỉnh băng trùm lên đầu và hai đầu băng vòng hai bên đầu và hai đầu băng vòng hai bên đầu, sát mép tai. Vòng hai đầu băng ra sau ót, tréo nhau ( không cột lại) ngay phía dưới ót, siết lại cho chắc chắn và gọn, rồi vòng trở ra và cột thành gút dẹp và giữa trán. Giữ băng ở phía trước với một tay, còn tay kia nắm lấy đỉnh băng ở sau ót, rút sát để giữ vải đắp trên vết thương rồi đem đỉnh băng trở lộn lên và nhét chặt vào mối tréo ở ót, hoặc dùng kim băng ghim chặt băng lại.

    Dùng băng tam giác để băng tay và chơn

    Cách băng nầy rất hữu dụng khi bàn tay hay bàn chơn bị phỏng hay bị vết thương lớn. Sau khi đắp vải thưa rồi trải băng tam giác ra, chơn băng hướng vào phía nạn nhơn. Bàn tay úp xuống, đặt vào giữa băng để chơn băng có thể phủ lên cườm tay; nếu bàn chơn thì lên mắt cá. Kéo đỉnh băng lên cườm tay để băng phủ trùm lên bàn tay. Bây giờ hãy xếp băng lại, mi băng dọc theo các ngón tay. Xong, tréo hai đầu băng với nhau, rồi vòng quanh cườm tay và cột thành gút dẹp. Nếu băng dài, có thể phải quấn nhiều vòng trước khi cột lại. Nhét đầu băng thừa cho gọn. Băng chơn cũng giống như băng tay.



    Băng ngực, lưng với băng tam giác

    Cách băng nầy dùng để giữ vải thưa trên vết thương nơi ngực hoặc lưng. Để đỉnh băng lên vai bên bị thương. Phủ băng xuống ngực hoặc lưng tùy theo vị trí của vết thương, để chính giữa chơn băng nằm ngay phía dưới của vai ấy. Xếp hoặc cuộn chơn băng lên tới chỗ nào ta thấy tiện lợi và hợp lý nhứt, rồi vòng hai đầu băng quanh thân mình và cột thành gút dẹp cho cân đối với đỉnh băng. Bây giờ ta sẽ thấy một đầu băng dài và một đầu ngắn. Kéo đầu băng dài lên vai để cột với đỉnh băng ở trên vai.

    Băng treo

    Để một đầu băng tam giác lên vai, phía không bị thương, còn đầu kia buông thòng trước ngực. Kéo đỉnh băng cho lui ra sau cùi chỏ của cánh tay bị thương. Kéo đầu băng thòng phía dưới lên vai phía bị thương để bọc và đỡ cánh tay bị thương lên. Cột hai đầu băng lại với nhau bên cạnh và ném về phía sau cổ. Xong, đem đỉnh băng vòng ra phía trước và dùng kim băng để ghim chặt đỉnh băng lại. Nếu không có kim băng, ta se đỉnh băng lại rồi cột gút chịu, để cánh tay khỏi tuột ra ngoài. Ta có thể cột gút nầy trước khi cột băng treo. Nhớ để các ngón tay ló ra ngoài để dễ quan sát việc tuần hoàn, và nhớ treo bàn tay cao hơn cùi chỏ độ 10 phân. Xin xem lại chương “gãy xương” từ trang 67 để biết rõ những trường hợp nào nên dùng băng treo.



    Băng mặt bằng băng tam giác

    Cách băng nầy thông dụng nhứt trong việc băng bó những vết phỏng ở mặt và nám mặt. Cột đỉnh băng thành một gút chịu, cách điểm cao nhứt độ 15 phân. Để đỉnh băng lên giữa đầu, kéo chơn băng xuống dưới cằm để băng trùm lên mặt nạn nhơn, xong lại kéo hai đầu băng vòng ra sau, hai mí băng chồng lên nhau để che phủ cả đầu và cổ. Sau khi sửa băng cho sít sao rồi, lại vòng hai đầu băng ra phía trước và cột lại ở dưới cằm. Đoạn, cắt một lỗ băng chỗ mũi, vừa đủ rộng để thở và nếu mắt không bị thương, ta cắt thêm hai lỗ nữa chỗ mắt để nạn nhơn thấy đường đi. Nếu chỉ bị thương nơi ót, ta cũng có thể dùng cách băng nầy, nhưng trở băng lại để trùm phía sa và chừa trống mặt.

    Băng tam giác xếp thành băng cà vạt

    Để biến băng tam giác thành băng cà vạt, ta chỉ cần xếp lại cho đỉnh của băng tam giác chấm vào giữa chơn băng, rồi theo cách ấy mà xếp thêm cho băng nhỏ lần vừa kích thước ta muốn dùng. Có người thích xếp chơn băng lên độ 3 phân để làm lai băng trước khi biến nó thành băng cà vạt.


    Băng đầu hoặc tai với băng cà vạt

    Cách băng nầy rất hữu hiệu trong việc chận máu trên đầu và trán. Đặt phần giữa băng ngay trên miếng vải thưa đắp vết thương, vòng hai đầu băng quanh đầu, đáo trở lại khởi điểm và cột gút dẹp ngay đó. Nếu muốn tạo áp lực để cầm máu, chỉ cần siết chặt băng lại.

    Băng mắt với băng cà vạt

    Xem chi tiết của cách băng nầy nơi mục các vết thương nơi mắt từ trang 44

    Băng cổ với băng cà vạt.

    Đặt phần giữa băng ngay trên miếng vải thưa đắp vết thương nơi cổ, quấn băng vòng quanh cổ, xếp chồng lên nhau nơi mối giáp, tiếp tục quấn luôn và cột gút dẹp lỏng nơi khởi điểm tức chỗ đắp miếng vải thưa.

    Băng gò má, tai với băng cà vạt

    Đặt phần giữa băng ngay trên miếng vải thưa đắp vết thương nơi gò má hay vành tai, theo chiều thẳng. Đoạn, lấy đầu băng nầy vòng lên hai đầu, còn đầu kia vòng cằm, hai băng sẽ gặp nhau nơi màng tang bên kia. Ta tréo hai đầu băng lại, rồi vòng phần băng ngắn ra trán, còn phần kia ra sau đầu và cột lại nơi đã lót vải thưa.

    Băng bong gân mắt cá với băng cà vạt

    Cách băng nầy để phụ đỡ cho bàn chơn đã bị bong gân nơi mắt cá, giúp cho nạn nhơn đi được khi bị bắt buộc phải đi nữa sau khi tai nạn xảy ra. Cứ để giày trong chơn mà băng. Nếu mang giày cao ống, nên mở dây giày ra cho rộng hầu không bị bó chặt khi khớp xương bị sưng lên.

    Hãy để phần giữa của băng tam giác hẹp bản vào cái eo nơi gót giày, kéo hai đầu băng lên và vòng phía sau nhượng chơn, tréo nhau rồi lại quấn vòng ra phía trước. Sau khi tréo nhau ở phía trước, ta lấy đầu băng lòn dưới vòng băng từ đưới đế giày lên ra sau nhượng, đoạn, kéo ngược trở ra phía trước và cột hai đầu băng vào với nhau.


    BĂNG BỐN ĐUÔI

    Kiểu băng nầy được đặt tên theo hình dáng của nó. Khi tréo đuôi các băng lại với nhau, phần giữa băng trở thành một túi nho nhỏ rất tiện dùng cho những bộ phận nhô ra như mũi và cằm chẳng hạn.

    Dùng một miếng vải dài cỡ 8 hay 9 tấc, khổ rộng từ 7 đến 20 phân, cắt lần vào từ hai đầu băng chừa phần chính giữa đủ rộng để dùng tùy theo trường hợp và chỗ bị thương. Có thể dùng vải thưa để làm băng bốn đuôi, nhưng vải dầy tốt hơn. Khổ băng rộng một tấc rất thích hợp cho việc băng cằm.

    Sau khi đắp miếng vải thưa lên vết thương, ta đặt băng lên đấy, kéo hai đuôi trên xuống, và hai đuôi dưới lên, vòng ra sau đầu rồi cột lại. Dùng băng nầy để băng mũi, cằm và hàm dưới nhưng không bao giờ nên dùng để băng xương hàm gãy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/11/15
    tducchau thích bài này.
  8. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    TRÚNG ĐỘC


    Các chất độc là nguồn gốc của biết bao tang tóc. Mỗi năm đều có hàng ngàn người phải chịu đau khổ, tàn tật và chết chóc, mà nếu để tâm nhận xét có thể sẽ chẳng bao giờ ta phải dự phần vào tấn thảm kịch nầy. Đây là mối hiểm họa khá thông thường đã xảy ra cho con người ở trong các hạng tuổi. Nếu là trẻ thơ, thường do rủi ro mà ra, còn trong lớp tuổi vị thành niên và trưởng thành, thường do cố ý đầu độc.

    Trong mọi gia đình đều có những chất độc, có thứ rất nguy hại, chỉ đụng sơ đến là cũng đủ chết, có thứ tương đối ít độc, chỉ khi dùng một số lượng khá lớn mới nguy đến tánh mạng. Có thứ được dán nhãn hiệu rõ ràng, có thứ không được ghi chú gì cả. Ai nấy đều biết các loại thuốc Aspirine rất hữu ích trong việc giải nhiệt và giảm cơn đau nhức, nó không mang nhãn hiệu là độc dược, nhưng nó cũng là thủ phạm trong nhiều trường hợp đầu độc, vì vô ý, mà nạn nhơn thường là trẻ thơ vô tội.

    Chúng ta không thể nào loại hết các chất độc ra khỏi nhà được, vì nó chiếm một phần quan trọng trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nếu không có diêm quẹt, các loại sơn, mực, xà bông, xi ra đánh giày, các viên long não, phấn thoa sảy, các loại thuốc tẩy, thuốc sát trùng, cả thuốc ho nữa….thì chúng ta sẽ ra thế nào? Vì vậy, chúng ta cần phân biệt những thứ nào là nguy hiểm cùng những thứ vô hại, và dùng chúng cho hợp cách, chúng sẽ trở nên vật hữu ích cho ta vậy.

    Dùng các chai rượu, chai nước ngọt để đựng những chất độc hại như dầu xăng, dầu lửa ( hỏa), acid….là việc vô ý thức và thường gây những tai nạn chết người. Người ta có thể lấy uống chai thuốc độc kia mà không hề xem kỹ coi có uống được hay không, vì đã quen dùng chai ấy với thức uống thường ngày rồi. Một phần lớn tai nạn khác đã xảy ra vì người ta để những thứ có chất độc ở chỗ quá thấp hay vừa tầm với lấy của trẻ con. Một bản thống kê nọ ghi rằng chất độc được liệt vào hàng thứ ba trong những tai nạn chết người trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ dưới 14 tuổi.

    Những chất độc mà người ta hay dùng lầm gồm có:

    1. Canh ti dốt

    2. Thạch tín

    3. Dầu nóng

    4. Thuốc ngủ

    5. Dầu lửa, dầu xăng

    6. Thuốc giết sâu bọ, chuột…

    7. Các loại acid

    Phòng ngừa

    Tuy đa số nạn nhơn ngộ độc là trẻ thơ, nhưng người lớn lại có liên quan đến hầu hết trong các trường hợp kia. Vì đã quá quen thuộc với những vật dụng hằng ngày nên rất dễ lầm lẫn khi có một sự thay đổi nhỏ nhen bất thường xảy ra. Với những thứ thuốc quen thuộc ta dễ bị cám dỗ dùng nhiều hơn dược lượng mà bác sĩ đã ghi trong toa, với ý định sẽ mau lành hơn, và kết quá trái hẳn với ý muốn ta. Ta cũng có thể bị nhiễm độc vì trúng phải thuốc DDT hoặc các loại hóa chất khác.

    Dưới đây là một vài qui luật cần thiết mà mọi người cần tuân giữ, để tránh những chuyện rủi ro vô lý có thể mang tang tóc đến gia đình mình.

    1. Thuốc uống. Loại bỏ các loại thuốc cũ đi. Phải giữ nhãn thuốc và bản chỉ dẫn cách dùng mới luôn. Đừng bao giờ đen thuốc nầy đựng trong chai khác. Đừng uống thuốc trong bóng tối. Đừng để các loại thuốc có bọc đường ở tầm với của trẻ nhỏ.

    2. Phải đọc kỹ nhãn thuốc. Phải bảo vệ nhãn thuốc bằng cách bọc ngoài với giấy trong. Phải đọc nhãn dán lên chai thuốc ba lần mỗi khi dùng thuốc (a) khi lấy chai khỏi tủ thuốc, (b)trước khi rót thuốc, (c) khi đặt chai thuốc trở vào tủ sau khi rót thuốc xong. Nếu có nghi ngờ chi, tốt hơn đừng dùng thuốc ấy.

    3. Để các thứ thuốc độc riêng ra. Để các thứ thuốc có chất độc riêng ra và khóa lại cẩn thận. các loại thuốc sát trùng, thuốc tẩy uế phải để vào chỗ trẻ con không với tới được.

    4. Rửa sạch rau cải và trái cây trước khi dùng, vì có thể những thứ nầy đã được bảo vệ bằng cách bơm thuốc sát trùng. Phải rửa cho sạch những chất độc nầy trước khi dùng.

    5. Thuốc giết ruồi muỗi. Không nên dùng thường và chỉ dùng trong căn phòng thật thoáng khí. Đừng để thuốc dính vào da. Đừng hít bụi nước thuốc xịt ra. Đừng dùng thuốc nầy gần vật thực. Nếu phải đóng kín phòng lại để xịt thuốc, nên cho mọi người ra ngoài trước khi bơm, và sau khi bơm xịt xong, ta phải ra ngoài ngay.

    6. Thuốc giết sâu bọ, giết cỏ. Càng ngày càng có nhiều người dùng loại tnuoocs nầy trong việc bảo vệ mùa màng. Khi dùng thuốc nên nhớ đứng trên gió để khỏi bị dính thuốc. Đừng hít bụi nước thuốc. Sau khi dùng thuốc rồi nên tắm rửa thật sạch.

    7. Dạy bảo trẻ con. Khi con em được bốn hay năm tuổi, phải dạy cho chúng biết tầm nguy hiểm của việc lượm ăn các viên thuốc mà chúng có thể tìm thấy trong nhà và cả chung quanh nhà nữa. Dặn chúng đừng ăn những thứ lá và trái cây lạ, vì những thứ ấy có thể có chất độc rất mạnh đến làm chết người được. Dặn chúng chỉ dùng những thức ăn ta cho chúng ăn mà thôi. Con trẻ tín nhiệm ta và sẽ tuân theo lời dạy của ta.

    Các triệu chứng

    Có thể các triệu chứng không hiện ra sớm. Nạn nhơn bị trúng độc thường đau bụng, buồn nôn, mửa và vọp bẻ. Nếu uống phải chất độc ăn mòn da thì miêng và lưỡi bị giộp hoặc nám. Còn các loại thuốc nhức đầu và thuốc ngủ làm nạn nhơn lử đử, ngủ mê và có khi bất tỉnh.

    Cứu cấp.

    Khi có người bị trúng độc, người cứu thương không nên phí phạm thì giờ, một phút trễ nải có thể đáng giá bằng một mạng người. Ta phải hành động cấp tốc theo thứ tự dưới đây:

    1. Tìm chai thuốc mà nạn nhơn đã uống, nếu có chai thuốc ở kế bên. Cố nhận định thuốc ấy và độc tính của nó để giải độc đúng cách cho nạn nhơn. Nếu không có chai thuốc ở bên cạnh nạn nhơn, đừng phí thì giờ đi tìm nó, vì còn nhiều việc cần hơn phải được thi hành ngay.

    2. Nhờ một bác sĩ ở gần nhà nhứt điều trị. Nhớ cho bác sĩ biết càng nhiều chi tiết càng tốt. Đừng phí thì giờ quí báu để gọi bác sĩ thân thuộc nến ông ở xa nhà.

    3. Đưa nạn nhơn đến bệnh viện nếu nhà ở gần bệnh viện. Nhớ đem chai thuốc mà nạn nhơn đã uống theo.

    4. Làm loảng chất độc, nếu ta biết rõ chất độc ấy. Một chất độc bị làm loảng bằng một dung tích lớn chất lỏng khác không thấm vào người mau bằng chất độc nguyên chất. Nếu bao tử nạn nhơn đầy, dễ làm cho mửa ra hơn.

    5. Rửa sạch. Khi đã lấy chất độc ra rồi, nó không còn làm hại được nữa. cứ làm cho nạn nhơn mửa nhiều lần cho đến khi nước mửa ra cũng trong như khi uống vào mới thôi. Để giúp nạn nhơn dễ mửa, cho uống hai ly sữa hay lòng trắng trứng, nước xà ông, nước muối, nước thuốc tiêu nặm, nước rửa chén. Nếu không sẵn những thứ nầy, có thể cho uống nước trong. Nếu các thứ nầy được pha ấm thì tốt hơn. Sau khi cho uống rồi, cho nạn nhơn nằm ngửa lấy ngón tay thọc cổ họng để giúp họ mửa. Có thể phải cưỡng bách vì họ không bằng lòng uống các loại nước ở trên.

    Khi đã rửa sạch bao tử, có thể cho nạn nhơn uống thuốc giải độc, nếu có sẵn và biết dùng. Nhưng đừng phí thì giờ để tìm thuốc giải độc trước khi rửa bao tử. Sau khi bao tử đã trống có thể cho nạn nhơn uống một muỗng xúp thuốc xổ muối.

    6. Chất acid và chất kiềm là những thứ làm mòn da, chúng sẽ làm cháy và làm teo thực quản lại. Nên làm loảng trước khi giúp nạn nhơn mửa ra.

    CÁCH ĐIỀU TRỊ NHỮNG CHẤT ĐỘC THÔNG THƯỜNG

    Các chất acid như hydrochloric, nitric hoặc sunfuric. Nếu nạn nhơn uống các thứ nầy, cho họ uống 2 ly đầu sữa ma nhê si hoặc hai muỗng canh thuốc tiêu mặn pha trong nửa lít nước. Nếu không có sẵn những thứ nầy, có thể cho uống nước vôi hay phấn viết cà nát. Sau đó cho uống một ly sữa hay bột làm bánh pha với nước. Nên cho uống dầu ô liu, cỡ một ly rượu, để làm dịu những màng niêm bị phỏng.

    Các chất kiềm như thuốc giặt áo quần, xút (tô dã), nước đái quỷ ( am mô nhác), vôi sống, bô tát (hydroxit kali)….Cho nạn nhơn uống nước 4 trái chanh hay bốn trái cam, hoặc giấm, cỡ một ly rượu, để làm chất kiềm hết công hiệu. Cho uống thêm sữa hay lòng trắng trứng. Sau đó có thể cho uống 2 muỗng canh dầu ô liu để làm dịu đau.

    Thạch tín (asen) thuốc giết chuột, thuốc giết sâu bọ. Cho nạn nhơn uống nước muối và chọc cổ họng cho mửa ngay. Cứ tiếp tục rửa bao tử bằng cách làm cho mửa như cách đã nói ở trên. Loại thuốc giết chuột có thể có chất lân, chất thalium hay chất sulfat hoặc các chất độc khác. Hiện thời chưa có loại thuốc giải độc hoàn toàn công hiệu cho thuốc chuột. còn loại thuốc giải độc thạch tín thường là thứ hỗn hợp của hyt roc syt sắt ( hydroxide sắt) và ma nhê si. Có thể tìm mua thứ nầy ở hiệu thuốc tây. Cho nạn nhơn uống 2 muỗng canh thuốc nầy rồi giúp họ mửa ra. Nên nhờ bác sĩ điều trị ngay. Có thể ông sẽ chích vài mũi BAL (Bristish anti lewisite) để giải chất độc đã ngấm vào cơ thể rồi.

    Acid cac bô lic, phê nôn (phenol) cùng các chất tương tự. Cho nạn nhơn uống liền nước bọt xà bông hoặc 2 muỗng canh thuốc xổ muối pha với nửa lít nước. Xong cho uống thêm nước ấm rồi lấy ngón tay thọc cổ họng để nạn nhơn mửa ra. Sau khi mửa rồi, nên cho nạn nhơn uống vài muỗng dầu ô liu hoặc dầu thảo mộc khác cũng được, nhưng không nên cho uống rượu và dầu mỏ. Trong những ngày sau, nhớ cho nạn nhơn uống thật nhiều nước trong và các chất nước khác, để bảo vệ hai quả thận và giúp chúng làm việc điều hòa. Bột pha với nước lạnh có công hiệu làm dịu đau các cơ bị phỏng.

    Thuốc tẩy đặc biệt là thứ được chế tạo với chất cac bon tê tra cờ lô ric. Trong các loại thuốc tẩy đây là thứ thông dụng nhứt và nguy hiểm nhứt. Có những trường hợp người ta dùng độ một muỗng cà phê thôi cũng bị chết, nhứt là những người có uống rượu. Chất nầy hại người bằng ba mặt: uống, hít hơi và rửa da để tẩy chất dầu mỡ dính vào da. Cho nạn nhơn uống nhằm thuốc tẩy uống nhiều ly nước muối, pha mỗi ly với một muỗng cà phê rồi cho nạn nhơn mửa để tống chất độc ra. Đưa nạn nhơn đến bịnh viện ngay. Nạn nhơn phải nằm lại bịnh viện vài hôm để được khám nghiệm kỹ và săn sóc chu đáo. Chất cac bon tê tra cờ lô rít làm hại cả gan lẫn thận.

    Dầu xăng, dầu lửa ( hỏa), dầu benzene và các loại dầu đốt. Nếu nạn nhơn uống ít, không cần làm cho mửa. Nếu uống nhiều, cho nạn nhơn nằm thòng đầu và úp mặt xuống, rồi giúp cho nạn nhơn mửa ra. Phải để đầu thấp hơn ngực nhiều để ngăn ngừa việc hít chất độc nầy vào vì chúng sẽ gây nên chứng sưng phổi. Đưa nạn nhơn đến bịnh viện càng sớm càng tốt.

    Thuốc giặt áo quần thường có chất cờ lô rin dưới các hình thức khác nhau. Nếu thuốc giặt có nhiều chất nầy, nó sẽ làm các màng niêm ở thực quản và dạ dày bị phỏng nặng rất nhức nhối. trẻ con uống nhằm thuốc nầy thường mửa ngay. Nên hòa một hay hai muỗng canh thuốc tiêu mặn ( muối diêm) vào nửa lít nước rồi cho nạn nhơn uống để chận đứng sức công phạt của thuốc độc. Nếu uống nước nầy mà nạn nhơn chưa mửa, nên trộn thêm hai muỗng thuốc muối nữa. Sau khi nạn nhơn mửa xong, có thể cho uống thuốc nhuận trường. Trong trường hợp dạ dày bị thuốc độc ăn mòn, nên cho nạn nhơn nằm nhà thương.

    Thuốc xổ. Hiện nay có nhiều loại thuốc xổ có bọc đường. trẻ em rất thích ăn thuốc nầy, có khi chúng ăn trọn hộp một lần và kết quả là bị tháo dạ nặng. Ngoài việc tiêu chảy, còn có thể bị nóng( sốt) nhiều, lâm vào tình trạng khô nước trong cơ thể, tim làm việc không điều hòa, đặc biệt là những người không hợp với loại thuốc nầy. Nên giúp nạn nhơn mửa ra theo các phương cách đã chỉ dẫn ở trên. Vì bị xổ nhiều nên thuốc cũng bị tháo ra theo đường đại tiện. Trong trường hợp nguy kịch, nên để nạn nhơn nằm lại bịnh viện.

    Diêm quẹt và phốt phát. Cho uống nhiều ly nước, mỗi ly pha một muỗng cà phê muối. Giúp cho nạn nhơn mửa. Khi hết mửa nên giữ cho uống nửa tách dầu mỏ và giữ dầu trong bao tử.

    Mọt phin, nha phiến. Nếu nạn nhơn còn tỉnh, giúp họ mửa ra bằng cách cho uống nhiều ly nước muối ấm và thọc ngón tay vào cổ họng. Tìm đủ mọi cách để giữ cho nạn nhơn tỉnh thức. Cho họ cử động luôn. Dùng khăn nhúng nước lạnh để lau mặt nạn nhơn. Nên cho uống vài tách cà phê đậm. Nếu nạn nhơn bất tỉnh, giữ họ cho ấm và mời bác sĩ đến điều trị. Nếu đã ngưng thở, làm hô hấp nhơn tạo.

    Thuốc ngủ. Cứu trị nạn nhơn uống thuốc ngủ như cách điều trị nạn nhơn uống mọt phin

    Thuốc lá và ni cô tin. Tuy thuốc lá có vài chất độc rất nguy hại, nhưng ni cô tin là chất mạnh nhứt. Người bị làm thuốc thì buồn nôn, mửa và đau nơi dạ dày. Khi thuốc ngấm vào cơ thể, nó gây nên chứng chóng mặt và tinh thần bấn loạn. Lúc bấy giờ nạn nhơn cảm thấy vô cùng suy nhược chỉ vài phút sau họ có thể bị chết. Người cứu cấp phải dùng nước muối để rửa bao tử ngay. Phải tìm đủ mọi cách cho nạn nhơn mửa ra. Sau đó nên cho uống trà hoặc cà phê đậm để giúp việc tuần hoàn và giúp tim hoạt động. Nếu nạn nhơn ngưng thở, phải làm hô hấp nhân tạo.

    Vài điều cần nhớ.

    Khi nạn nhơn uống nhằm các chất độc, nên giữ nước tiểu của họ lại. Có thể bác sĩ cần đem thí nghiệm, xem thận có bị chất độc làm hư chăng. Nếu có thể, cũng nên giữ lại chất lỏng nạn nhơn mửa ra, vì nó có thể giúp người chuyên môn tìm ra chất độc mà nạn nhơn đã uống.

    Khi chất độc dính vào da nên rửa ngay. Có nhiều hóa chất có thể ngấm qua da, trong khi các loại khác gây nên phỏng da.

    Nếu bị chất acid dính vào da nên rửa ngay, đoạn lấy sữa hay muốn diêm đắp lên chỗ ấy rồi băng lại cẩn thận.

    Nếu bị chất kiềm, nên đắp với nước giấm hoặc nước chanh.

    Việc rủi ro trúng độc đã giết hại con trẻ nhiều hơn tất cả các bịnh như tê bại, yết hầu, tinh hồng nhiệt và vài bịnh trẻ con khác nhập lại. Hằng ngàn trẻ khác bị hư thực quản và bao tử. Một số lớn bị sưng phổi cùng những chứng bịnh nguy hiểm khác do chất độc gây ra.

    Vì vậy, ta không nên lừa gạt con cái rằng thuốc có bọc đường là kẹo mà chúng thường ăn. Nếu bác sĩ khuyên chúng dùng lọa nầy, ta cứ lấy viên thuốc cho trẻ con nuống, rồi nói cho chúng biết đó là thuốc, chúng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu ta lừa gạt chúng và nếu sau nầy chúng lén lấy ăn hết cả một hộp thuốc, chính ta là người đáng bị khiển trách và phải gánh lấy trách nhiệm trên hành động vô ý thức kia.

    Một khi tai nạn đã xảy ra, đừng cuống cuồng lên. Hãy tỉnh trí và tìm mọi phương cacsnh hữu hiệu để giúp nạn nhơn. Nên đưa nạn nhơn đến bịnh viện càng sớm càng tốt, nhưng những phương cách điều trị của chúng ta trước khi bác sĩ đến, hoặc trước khi đến nhà thương có thể cứu mạng sống của nạn nhơn, hay ít ra cũng giúp cho phần điều trị của bác sĩ được dễ dàng hơn.

    TRÚNG ĐỘC VÌ THỨC ĂN

    Việc trúng độc thường xảy ra trong mùa hè, do vi trùng trong món ăn trực tiếp gây ra hơn là do hóa chất.

    Nói cách gián tiếp, trúng độc do thức ăn nấu nước, tích trữ, hay ướp lạnh không kỹ, thức ăn vô keo tại nhà không đúng cách. Thường thường những món ăn còn lại được để dành hôm sau như bánh ngọt, bánh kem, thịt, canh, xà lách trộn, các món chiên xào, là những thức ăn dễ bị nhiễm độc và gây ra trúng độc.

    Các món thường ăn nóng phải giữ nóng luôn từ lúc nấu đến khi ăn, nếu không, phải làm cho nguội liền và ướp lạnh thích đáng.

    Luận tổng quát, ta thấy có hai loại trúng độc: nhiễm lạp xường độc và nhiễm khuẩn nho độc. Trong cả hai thứ, bịnh sanh ra do các độc tố của các khuẩn tác động trong thực phẩm trước khi ăn. Còn trong các trường hợp khác, bịnh do các mầm theo thức ăn nhiễm độc vào trong thân thể tăng trưởng và sanh sản. Các mầm gây ra chứng thức ăn nhiễm độc thường do khuẩn san mông ( Salmonella) một bà con của thương hàn.

    Triệu chứng trúng độc

    Trúng độc do thức ăn nhiễm lạp xường độc ( botulism) thường phát sanh triệu chứng khoảng từ 12 đến 24 h sau khi ăn. Vì cớ đó nên ít người nghĩ rằng mình bị trúng độc do thức ăn từ hôm trước. Mắt và tai bị ảnh hưởng trước nhứt. Sau đó nói chuyện và nuốt nước miếng cách khó khăn. Quan sát kỹ con mắt, ta sẽ thấy lỗ con ngươi lớn ra và bịnh nhơn yếu lả người. Thở càng lúc càng khó khăn hơn cho đến khi tắt thở. Chứng trúng độc nầy thường không sanh đau đớn cũng không gây nên sốt.

    Nếu bị trúng độc do độc tố khuẩn nho tức khuẩn chấm nho (staphylococcus) gây ra thì triệu chứng phát hiện sớm hơn, thường dưới hai giờ, sau khi độc tố vào cơ thể. Các triệu chứng gồm có nôn, mửa, vọp bẻ (chuột rút) ở bụng, đau bụng, tiêu chảy, sốt, suy nhược và mệt lả nhưng ít khi làm chết người.

    Thức ăn nhiễm độc thường cũng có những triệu chứng như chứng thức ăn nhiễm khuẩn nho độc, như các triệu chứng hiện ra trễ hơn, thường từ 5 đến 6 giờ sau khi ăn.

    Nguyên nhơn.

    Độc tố gây ra chứng thức ăn nhiễm lạp xường độc phát triển trong thực phẩm đậy kín, không xúc tiếp với không khí. Các thức ăn hay gây ra bịnh nhiễm lạp xường độc là cá, thịt, rau hoặc trái cây không chua đóng hộp. vì các mầm sanh sản và gây độc tố, nên có khi hôi thúi. Điều nầy khiến hộp thiếc chứa thức ăn lồi ở hai đầu và khi mở ra có mùi hôi xông lên. Sức nóng có thể diệt trừ độc tố nầy được. Nếu đã bị nhiễm đọc mà không điều trị mau lẹ và thích đáng, có thể bị thiệt mạng trong khoảng từ 2 đến 5 ngày.

    Còn loại độc tố khuẩn nho phát sinh, nó không sanh ra khí hoặc mùi vị bất thường nào acr. Sức nóng không diệt được mầm độc nầy. Những thứ lương thực thường bị nhiễm độc khuẩn nho là thịt, bánh kem, nước sốt. Khi bị trúng độc nầy, nạn nhơn đau cấp, nhưng thường không kéo dài quá một hoặc hai ngày. Tuy vậy, chứng đau bụng có thể kéo dài nhiều ngày. Nạn nhơn của chứng nhiễm độc tố khuẩn nho ít bị nguy đến tánh mạng.

    Loại thức ăn nhiễm độc thường, do mầm san mông, không những phát triển chậm hơn chứng thức ăn nhiễm độc do khuẩn nho, mà còn kéo dài hơn, và về sau lại còn nguy hiểm hơn.

    Phòng ngừa

    Đốt hoặc chôn bất kỳ thức ăn nào đáng nghi, nhứt là thức ăn không chua đóng hộp và những hộp thức ăn bị lồi nơi đầu hộp. Nếu thức ăn không có mùi hôi, nhưng hơi có vẻ khả nghi, nên đem nấu sôi ít nhất 10 phút để tránh bịnh thức ăn nhiễm lạp xường độc.

    Cứu cấp

    Thức ăn nhiễm lạp xường độc. Khi ta nghi nạn nhơn mắc chứng thức ăn nhiễm lạp xường độc, nên nhờ bác sĩ khám bịnh ngay. Trị bằng huyết thanh đặc biệt thường cứu được nạn nhơn. Các phương pháp cứu cấp thông thường khác không hiệu nghiệm.

    Thức ăn nhiễm khuẩn nho độc hoặc thức ăn nhiễm độc san mông: phải điều trị theo thứ tự sau đây:

    1. Hãy tìm để biết chắc nạn nhơn không bị ruột dư viêm.

    2. Cách mỗi ba giờ, nên đắp nóng ở bụng hai mươi phút, còn trong khoảng cách thì ấp chai nước nóng.

    3. Cho nạn nhơn uống nước tùy thích

    4. Nếu có thể, hãy mời bác sĩ điều trị ngay. Trong trường hợp nặng, cần phải rửa bao tử, ruột già và chích thuốc lỏng vào tĩnh mạch. Có thể chích mọt phin hay bất kỳ thuốc gì làm bớt đau.

    Sau khi đã hết các triệu chứng đau cấp, nạn nhơn không nên làm việc lại cho đến khi hoàn toàn hết mệt mỏi. Trước khi ăn uống lại như thường, nên ăn những thức ăn lỏng, kế đến những thức ăn mềm rồi đến những món ăn cứng nhưng dễ tiêu.

    NẤM ĐỘC

    Nấm độc hay vài thứ trái cây cũng như vài loại củ cũng có thể làm cho trúng đọc. Nhiều thứ nấm hoang ăn được và bổ, nhưng cũng có những thứ khác làm ta trúng độc nguy kịch. Trúng độc do nấm độc gây ra thường nguy đến tánh mạng. Không có phương pháp an toàn nào để người ta có thể đoán định nấm hoang nào ăn được hay không. Có người tin rằng nấm độc làm cho muỗng bạc bị ố màu, giộp da, hoặc nấm độc là do chỗ nó mọc, do màu sắc hay mùi vị…Mọi lý luận ấy đều sai cả. Điều chắc chắn hơn hết là chỉ ăn những thứ nấm trồng để ăn và thường có bán ở chợ mà thôi.

    Cứu cấp

    Giúp nạn nhơn mửa ngay, dầu họ đã ăn phải nấm độc từ nhiều giờ trước. Những trường hợp nhẹ có thể cứu chữa được, còn trường hợp nặng, chắc chắn phải chết. Vì vậy, tốt hơn hết là đừng đả động tới nấm hoang, dầu là sưu tập để chơi cũng vậy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/11/15
    tducchau thích bài này.
  9. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    HÔ HẤP NHƠN TẠO


    Sự sống tùy thuộc nơi năng lực thoát ra khi chất dưỡng trong không khí hòa trộn với thực phẩm ở trong thân tế bào. Các tế bào nầy không có phòng dự trữ dưỡng khí, nên thiếu dưỡng khí trong vài phút chúng có thể bịc hết.

    Nếu việc thiếu dưỡng khí nầy phát triển từ từ thì việc chết chóc sẽ diễn biến cách kín đáo đến ta dường như không dò ra được. Trí não nạn nhơn suy mờ dần, hơi thở ngắn, nhức đầu, tai ù và đôi khi các cảm giác kỳ lạ của sự an toàn và mạnh khỏe che mờ đi những dấu hiệu nguy hiểm đang lóe lên. Trí nhớ bị lu mờ cách mau chóng và nạn nhơn có dáng điệu như say rượu.

    Nếu sự thiếu dưỡng khí vẫn kéo dài thì tình trạng say rượu lại bước qua tình trạng tê liệt nhưng chỉ cơ thể bị tê liệt còn trí vẫn tỉnh táo. Chính lúc nầy người bị ngộp hơi cảm thấy sự sống của mình đang lâm nguy nhưng không thể nào cứu vãn nó được. Chẳng bao lâu người ấy bất tỉnh và sau rốt ngưng thở. Tuy vậy, tim vẫn còn tiếp tục đập trong vài phút, cho nên nếu tiếp trợ đúng cách và lập tức ta có thể cứu người ấy được.

    Ta cần phải hiểu rõ nhiệm vụ của dưỡng khí trong cơ thể, để dùng đúng phương cách trong việc cứu trị người bị thiếu dưỡng khí như: chết đuối, thắt họng, ngộp hơi, ngộ độc bởi các chất khí…Trong không khí mà ta hít vào có lối một phần năm dưỡng khí. Hai lá phổi chúng ta như một máy bơm, nó đem chất dưỡng trong không khí vào và tẩy sạch chất cặn – thán khí và nước- mà thứ nầy được tạo thành do dưỡng khí “hòa hợp” với chất dinh dưỡng ở trong tế bào.

    Sở dĩ có những động tác của hai lá phổi là do sự thun giãn của bắp thịt ngực và hoành cách mô. Các bắp thịt nầy lại do một loại tế bào óc đặc biệt điều khiển, mà các thứ tế bào nầy cũng như các tế bào khác của óc, sẽ ngưng việc nếu không được tiếp tế dưỡng khí.

    Khi không khí vào phổi, một phần dưỡng khí được rút đi do huyết hồng tố ở trong hồng huyết cầu. Những huyết cầu nầy lại được mang đi trong chất lỏng của máu ở trong vi ti huyết quản nằm xen kẽ vào các cơ cấu của thân thể. Trong khi hồng huyết cầu di chuyển trên những con đường chật hẹp nầy, các tế bào của cơ thể rút lấy dưỡng khí đi và trả lại thán khí. Máu trở về phổi, nhả thán khí ra và rút lấy dưỡng khí trong sạch vừa được tiếp vào.

    Các tế bào có thể bị tổn hại vì thiếu dưỡng khí trong các trường hợp sau đây:

    1. Nếu không khí hít vào có ít dưỡng khí như khi xuống giếng hoặc hố sâu không thoáng gió, hoặc các phi hành gia, các nhà leo núi lên quá cao.

    2. Khi khí quản bị nghẹt nên không khí không vào phổi được như trường hợp thắt cổ, ngộp hơi, chết đuối và một vài trường hợp nhiễm khí độc. Khi tim không bơm đủ máu qua huyết quản, như trường hợp xuất huyết và nghẹt tim.

    3. Khi động tác thở không điều hòa quá ít hay quá yếu do tế bào của bộ hô hấp trung khu trong óc bị tê liệt hoặc đường thần kinh đến các bắp thịt hô hấp bị chận nghẹt, như trường hợp chết vi rượu, các loại thuốc mê như ê te, cờ lô rô fóc, chất cac bon di ốc xyt (ốc cit cac bon nit), thuốc ngủ, thuốc phiện, cả trong trường hợp bị gãy cổ, bị đập mạnh vào đầu và bị điện giựt.

    4. Nếu hồng huyết cầu ít quá hoặc vì chứa đầy một chất khí khác nên nó không thể rút đủ dưỡng khí như trong trường hợp bị nhiễm độc vì cat bon mô nô xyt. Chất cat bon mô nô xyt xuất hiện trong khí hơi của than, khí đốt lò, hơi khói của các loại máy chạy bằng xăng và dầu cặn thoát ra, hơi của hỏa lò dùng than hay dầu….

    Đối với người bị ngưng thở vì một trong những nguyên nhơn trên, ta chỉ còn có phương cách duy nhứt để cứu người ấy, là tạo những động tác ngực để chuyển không khí trong sạch vào buồng phổi, gọi là hô hấp nhơn tạo hoặc thở nhơn tạo.

    Một vài phương pháp hô hấp nhơn tạo.

    Từ trước thế kỷ thứ mười tám, người ta đã biết cứu tỉnh người bị chết đuối bằng cách hà hơi hay thở vào mũi nạn nhơn.

    Người ta cũng biết xốc nước bằng cách nắm hai chơn nạn nhơn, đưa cao lên, để đầu chấm xuống đất cho nước trào ra; hoặc vả, họ lăn tròn nạn nhơn dưới đất để xốc nước.

    Năm 1856, bác sĩ Marshall Hall đề nghị một phương pháp hô hấp nhơn tạo đã được ông Silvestre biến chế và áp dụng năm 1857. Theo phương pháp nầy, người ta để nạn nhơn nằm ngửa rồi ấn ngực nạn nhơn theo nhịp thở. Đến năm 1903 bác sĩ Schafer ( tức giáo sư Sir E.Sharpey Sehafer của Đại học Đường Edinburg) nghĩ ra phương pháp hô hấp nhơn tạo mới, có hiệu quả hơn các phương pháp trước và ngày nay vẫn còn hữu dụng.

    Song song với những phương pháp hô hấp nhơn tạo bằng tay nầy, người ta đã phát minh ra nhiều loại máy hô hấp nhơn tạo. Nhưng người cứu thương nên nhớ luôn rằng không có bộ máy nào có thể thay thế phương pháp bằng tay trong trường hợp cứu cấp người bị chết ngộp. Vì với hai tay, ta có thể khởi sự làm hô hấp nhơn tạo ngay. Đừng phí thì giờ ngồi không để nhìn nạn nhơn trong khi chờ đợi người đem máy tới. Khoảng thời gian chờ đợi ấy có thể làm cho nạn nhơn chết vĩnh viễn mà dầu cho máy thở có được đem đến sau đó cũng không thể nào cứu sống được.

    Người cứu thương phải tập cho thuần thục để mọi động tác thật nhịp nhàng thì phương pháp hô hấp nhơn tạo mới có kết quả.

    Tuy hiện nay có rất nhiều phương pháp hô hấp nhơn tạo nhưng chúng tôi chỉ nêu ra đây một vài phương pháp mới đã được Hội Hồng Thập tự Quốc tế nhìn nhận là công hiệu nhứt.

    Phương pháp đè lưng và nhắc cánh tay

    1. Đặt nạn nhơn nằm sắp và đứng ngang qua mình y. Kế đó lòn tay dưới bụng để nhắc nạn nhơn lên. Làm vậy để tháo nước dư trong khí quản và các ống phổi ra. Sau khi giữ y như vậy trong độ nửa phút, lại thả nạn nhơn xuống, để đầu nghiêng và gối lên hai bàn tay xấp lại với nhau.



    2. Trong khi ấy nhờ người phụ tá cởi áo quần bó mình nạn nhơn, rồi lấy mền hay vải phủ lên để y khỏi bị nhiễm lạnh. Thỉnh thoảng nên kéo lưỡi nạn nhơn ra để thông khí quản.

    3. Người làm hô hấp nhơn tạo phải quì ở phía đầu nạn nhơn, đặt hai bàn tay trên lưng y, hai ngón tay cái đụng vào nhau còn căn bàn tay nằm ở dưới đường chạy giữa hai nách nạn nhơn.

    4. Từ từ nhớm mình về phía trước, khuỷu tay phải thẳng cho đến khi hai cánh tay đứng thẳng và gây áp lực mạnh trên lưng nạn nhơn. Đếm 1, 2 theo nhịp của đồng hồ. động tác nầy để tống hơi ra.



    5. Đoạn, từ từ lui mình về phía sau, lướt bàn tay lên cánh tay nạn nhơn, ngay phía trên cùi chỏ, nắm giữ tay nạn nhơn và kéo về phía ta. Đếm 3. Tiếp tục đưa mình về phía sau, cứ giữ cánh tay nạn nhơn giơ lên cho đến khi cảm thấy sức trì kéo lại của vai nạn nhơn. Đếm 4, 5. Động tác nầy để hít hơi vô.

    6. Buông hai tay xuống. đếm 6. Làm vậy là trọn một chu kỳ. Mỗi phút ta phải làm mười hai chu kỳ như vậy.

    Nên tùy nạn nhơn lớn hay nhỏ, nam hay nữ mà gây áp lực trên lưng mạnh hay nhẹ.

    Phương pháp hà hơi.

    Người ta cũng gọi phương pháp nầy là “miệng kề miệng”. Đây là một phương pháp biến đổi từ phương pháp tiêu chuẩn của Holger Nielson, là phương pháp mới nhứt, công hiệu nhứt. phương pháp nầy được thực hiện theo cách thức sau đây:

    1. Để nạn nhơn nằm ngửa. lấy ngón tay móc sạch mọi vật thể lạ ra khỏi miệng nạn nhơn.

    2. Để một tay dưới cổ và nâng đầu lên. Dùng tay kia giữ đỉnh đầu và đẩy ngửa ra càng xa càng tốt.

    3. Nâng cằm lên để đầu ngửa ra hoàn toàn.




    4. Kê sát môi ta vào môi nạn nhơn, bịt mũi y lại rồi thổi khá mạnh để ngực y phồng lên.

    5. Rời môi ta khỏi môi nạn nhơn và lắng nghe hơi thở thoát ra khỏi lồng ngực y. Nếu hơi thở của ta không vào và không thoát ra khỏi phổi nạn nhơn, nên kiểm tra lại vị trí đầu và cằm nạn nhơn. Có thể lưỡi nạn nhơn bị thụt vào nên bít đường thông hơi của khí quản.



    6. Nếu thổi trở lại mà hơi vẫn không vào, nên nghiêng nạn nhơn qua một bên rồi vỗ mạnh vài cái vào giữa hai vai y để tống vật thể lạ trong cổ họng ra. Nếu nạn nhơn là trẻ con, nên ôm ngang bụng, cho đầu nó thòng xuống rồi vỗ mạnh vào vai.

    7. Tiếp tục thổi vào mồm nạn nhơn mỗi 5 giây 1 lần

    8. Cho mời bác sĩ hoặc xe cứu thương đến ngay. Khi chuyên chở nạn nhơn đi, nên lót áo dầy hay mền dưới mình nạn nhơn và đắp mền lên trên để giữ nạn nhơn ấm.

    9. Nạn nhơn đã hồi tỉnh và thở đều hòa rồi cũng không nên cho y ngồi dậy, vì cả cơ thể cũng như quả tim đều bị thiếu dưỡng khí, nếu để y ngồi dậy sớm quá sẽ bị bất tỉnh trở lại rất nguy hiểm. Phải để nạn nhơn nằm yên ít nữa là một giờ.

    Phương pháp hà hơi nầy rất hiệu nghiệm, nhưng người cứu thương có thể thấy rất khó chịu và buồn nôn vì hơi và vật thực từ bao tử trào ra. Nếu muốn, có thể lấy khăn tay mỏng phủ lên miệng nạn nhơn trước khi đặt môi ta lên. Người ta cũng có biến chế ra một ống thổi để dùng trong phương pháp nầy. đó là một ống bằng kim khí hoặc bằng chất nhựa dẹp, và hai đầu hơi cong. Vào khoảng giữa có một cái chụp để bịt kín miệng nạn nhơn, nhờ đó khí thổi vào, trọn hơi thở của người cứu cấp đều vào hết trong phổi người bị nạn. Một đầu ống được đặt vào miệng nạn hơn để hơi vào, ra và đồng thời chận lưỡi nạn nhơn xuống nên không thụt vô chận khí quản được.

    Hô hấp nhơn tạo cho trẻ con

    Phương pháp hà hơi tức “miệng kề miệng” cũng được dùng cho trẻ con cách có hiệu quả. Ta có thể thổi hơi vào miệng hoặc mũi của em bé. Nhớ thổi hơi vào nhẹ hơn cách thổi vào người lớn vì trẻ con không dùng hơi nhiều bằng người lớn, nhưng mỗi phút chúng thở nhiều lần hơn, nên phải thổi hơi cho trẻ con mỗi phút từ 25 đến 30 lần, trong khi ấy người lớn chỉ cần từ 12 đến 15 lần.

    Có thể làm hô hấp nhơn tạo bằng cách để em bé nằm ngửa trên bàn ha trên vế ta. Một tay bợ dưới bàn tọa, còn tay kia đỡ dưới cổ và vai. Bây giờ nâng hai chơn em bé lên để đầu gối sát vào ngực đồng thời hơi uống mình em bé cong lại để tống hơi ra khỏi phổi. Đoạn hạ em bé xuống để mình em thẳng ra cho không khí lùa vào phổi. Làm động tác nầy từ 25 đến 30 lần mỗi phút.

    Hãy nhớ: Trong mọi trường hợp, đừng ngưng làm hô hấp nhơn tạo sớm quá. Có nhiều trường hợp, sau hơn hai hoặc ba giờ làm hô hấp như vậy, nạn nhơn mới tỉnh dậy.

    Một người không thể nào làm nổi những động tác hô hấp nhơn tạo hằng giờ liên tiếp, nên cần phải có người phụ giúp. Ta phải chỉ dẫn người phụ tá cẩn thận và người ấy phải quen với nhịp mà ta đương làm trước khi vào thay thế cho ta, nhưng không được có một gián đoạn nào cả.

    CỨU CẤP NHỮNG TAI NẠN NGỘP THỞ

    Chết đuối

    Trong lúc chuẩn bị làm hô hấp nhơn tạo cho nạn nhơn, nên phái người đi mời bác xi, đi báo tin cho cảnh sát, cho người đi mượn máy hít, máy thở, nếu có thể. Đừng quá tin nơi sức mình mà phải nhờ trạm cứu thương, cơ quan y tế, sở cứu hỏa, trụ sở thanh niên cùng những người thông thạo trong vấn đề nầy tiếp sức ta. Mọi cử động đều phải vô cùng mau lẹ, vì một giây phút trôi qua là nạn nhơn đã bước thêm một bước sâu hơn vào cõi chết.

    Đừng phí thì giờ lăn tròn nạn nhơn hoặc tìm cách tống nước ra khỏi phổi, vì số nước nếu có vô phổi cũng không đáng kể, hơn nữa nước ấy sẽ chảy ra theo động tác hô hấp nhơn tạo.

    Phải giữ nạn nhơn được ấm. Nạn nhơn được vớt lên khỏi nước thường rất lạnh và nhiệt lượng trong cơ thể giảm rất mau. Ngay trong mùa nắng nóng nạn nhơn cũng bị mất sức ấm nhiều trong khi quần áo ướt bốc hơi lên.

    Chết treo

    Người ta thường treo cổ để tự tử. Nếu nạn nhơn không nhảy từ trên cao xuống thì ít khi họ bị gãy cổ. Dây treo siết chặt cổ họng làm nghẹt khí quản nên nạn nhơn chết.

    Trước hết nên đỡ người treo cổ, cắt dây và tháo ra khỏi cổ ngay. Khởi sự làm hô hấp nhơn tạo liền.

    Nếu nạn nhơn đã chết lâu xét ra vô phương cứu trị, nên để thi thể y nguyên đấy cho cảnh sát làm biên bản.

    Chôn sống.

    Bị đè ngực và bụng, hoặc giả bị bịt kín miệng và mũi thường gây nên chết ngộp. Tai nạn nầy thường xảy ra trong những vụ sụp nhà, sụp hầm lò, cát chùi, hoặc những vật thể lạ khác đè lên thình lình.

    Nên cất bỏ vật thể đè lên mình nạn nhơn ngay, vì khi bị đè họ không thể có những động tác thở như thường được nữa, nên tuy miệng và mũi không bị bịt kín cũng dễ bị chết ngộp.

    Nếu nạn nhơn bị phủ kín hết nên moi cho họ ló đầu, cổ ra. Dùng bất cứ vật liệu nào ở gần đó để che chở cho họ. Xong, cố moi phần ngực cho đủ rộng, khi thấy vừa đủ, nên áp dụng hô hấp nhơn tạo ngay.

    Lủng ngực.

    Nếu nạn nhơn bị lủng ngực mà lỗ lớn đủ để không khí tràn ra theo mỗi động tác thở, chắc chắn y sẽ không thâu nhận đủ không khí để sống. Trong trường hợp nầy phương pháp hô hấp nhơn tạo thành ra vô dụng nếu không bịt lỗ ấy trước.

    Ta có thể dùng tay để bịt chặt hai đầu lỗ ( trong trường hợp bị viên đạn xuyên ngang qua ngực). Các cơ cấu bị tua ra phải được tém gọn lại, đoạn, dùng vải thưa băng hoặc vải thường bịt lỗ ấy. Dùng băng để giữ chặt vải bịt lỗ lủng nơi ngực, nếu không, phải giữ vải ấy với tay ta cho đến khi nạn nhơn được chở đến bịnh viện.

    Khí độc

    Những giếng hoang, hố sâu, hồ nước không thoáng khí thường hay gây những tai nạn chết người và người ta hay gọi những nơi ấy có” khí độc”. Thật ra số lượng dưỡng khí trong những nơi ấy rất thấp nên không đủ nuôi sống cơ thể. Các nhơn công vào làm việc trong những nơi ấy có thể bị bất tỉnh, hoặc ngộp hơi và chẳng bao lâu sẽ bị chết luôn mà không kêu là được tiếng nào cả.

    Trước khi vào làm việc ở những chỗ như thế, ta cần phải thử trước coi có đủ dưỡng khí trong không khí chăng. Đốt một ngọn đèn rồi thòng xuống giếng. Nếu đèn tắt, ta biết rằng nơi ấy không có đủ dưỡng khí. Nếu ở nơi vào có gió nhiều, ta có thể lấy một tấm bố lớn, cho một phần thòng xuống giếng, một phần ở trên, đối lại với hướng gió, để gió luồn vào và đổi lớp không khí ở dưới sâu.

    Để được bảo đảm hơn, trước khi xuống giếng, nên lấy một sợi dây lớn, cột quanh ngực, nhờ nhiều người giữ ở trên để họ có thể kéo ta lên được khi bị ngộp hơi.

    Chất khí ở các ống cống, hầm nhà bỏ hoang, hầm mỏ, vừa độc vừa nhạy lửa. Cẩn thận, đừng quẹt diêm cũng đừng đưa ngọn lửa vào, vì có thể gây nên những vụ phát nổ vô cùng nguy hiểm. Nên để người chuyên môn với những dụng cụ tối tân thử nghiệm trước rồi vào làm việc sau.

    Hầu hết những vụ chết người vì hơi độc trong cuộc mưu sinh hằng ngày là chất cac bon mô nô xyt (CO2). Đây là chất khí vô sắc, vô mùi vị, hơi nhẹ hơn không khí, thường có trong khi máy nổ phát ra, khí đốt lò, khói lửa, các lò lửa, ống cống, hầm tiêu…

    Đừng hít hơi nầy dầù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thôi. Nếu hơi không đủ giết ta, nó cũng có thể làm ta giảm sức nhiều. Nếu phải vào cứu người bị ngộp hơi, phải được trang bị với mặt nạ và bình dưỡng khí trước đã. Loại hơi nầy không hề chừa ai cả. Một chiếc khăn tay nhúng nước bịt ngang mũi không phải là mặt nạ phòng hơi. Nó chỉ loại bớt khói mà thôi, chớ không lọc được cac bon mô nô xyt và đã có rất nhiều người bị chết vì tưởng khăn tay là mặt nạ an toàn, nhứt là trong những vụ cháy nhà.

    Đừng bao giờ ngồi trong chiếc xe hơi đóng kín cửa mà cho máy chạy, vì có thể xe có lỗ hở, khí cacbonn mô nô xyt có thể bốc lên và do lỗ hở kia lọt vào xe.

    Đừng bao giờ ở trong phòng kín hoặc nhà xe đóng cửa kín mà cho máy xe nổ, dầu là xe Solex, vì tai nạn có thể xảy đến thình lình mà không ai hay cả.

    Nếu ở nhà có dùng khí (hơi gaz) để đốt đèn hay đốt lò, phải hết sức cẩn thận. Đừng dùng lửa ngọn để dò chỗ xì. Nên dùng đèn bấm hoặc bọt xà bông hơn là diêm quẹt, đèn cầy…Phải hết sức thận trọng khi nấu nước với lò gaz, vì nước trào có thể làm tắt hẳn hoặc tắt một phần lửa mà hơi vẫn xì, gây nên những trường hợp chết người rất thường. Đừng vặn nhỏ ngọn lửa gaz khi trong phòng có người ngủ.

    Tác động của cac bon mô nô xyt.

    Hồng huyết cầu mang dưỡng khí đi khắp nơi trong cơ thể. Chất cac bon mô nô xyt (ốc xit cac bon) hít vào hóa trộn với hồng huyết cầu 250 lần nhạy hơn dưỡng khí, và hồng huyết cầu càng mang nhiều chất cac bon mô nô xyt chừng nào, càng giữ dưỡng khí ít chừng nấy. Tuy trong không khí mà ta thở có rất ít cac bon mô nô xyt, nhưng lần lần chúng sẽ thay thế hẳn dưỡng khí trong tế bào máu, gây nạn nhơn thiếu dưỡng khí và chết.

    Triệu chứng.

    Các triệu chứng thay đổi nhiều tùy theo số lượng cac bon mô nô xyt ta thở nhiều hay ít, và mọi dấu hiệu không phát hiện giống nhau.

    Triệu chứng trong trường hợp nhẹ là: ngáp dài, nhức đầu chóng mặt, buồn nôn, ù tai và sau lại tim đập mạnh. Tuy nhiên các triệu chứng có thể diễn biến từ từ, hoặc phát hiện cách đột ngột mà nạn nhơn không hay biết gì cả cho đến khi hai đầu gối y sụm xuống, không thể đứng dậy, cũng không thể bò lết được nữa, tuy y vẫn còn tỉnh táo. Sau đó nạn nhơn sẽ bất tỉnh và chết luôn.

    Da người bị khí độc nầy đỏ ửng lên, tuy cũng có trường hợp tím ngắt như những tai nạn chết ngộp khác.

    Cứu cấp

    Đem ngay nạn nhơn qua một phòng thoáng khí và ấm áp. Nếu nạn nhơn đã tắt thở hay lấy hơi lên, nên làm hô hấp nhơn tạo liền. Chất cac bon mô nô xýt sẽ nhả ra từ từ. Có nhiều nạn nhơn vẫn còn thở nhưng không thâu nhận đủ dưỡng khí để tống khí mô nô xýt ra, xem qua ta tưởng họ không việc gì nhưng một lúc sau, họ bất tỉnh rồi chết. Trong trường hợp nầy, việc tiếp dưỡng khí cho nạn nhơn là điều rất cần, nhưng dưỡng khí nguyên chất lại không kích thích sự hô hấp được. Vì vậy người ta thường trộn 93% dưỡng khí với 7% cac bon đi ốc xýt (C02) để nạn nhơn dùng. Chất cac bon đi ốc xýt trong dưỡng khí có tính chất kích thích trung tâm hô hấp, đồng thời làm nạn nhơn thở sâu hơn và nhờ đó dưỡng khí tống khứ cac bon mô nô xýt ra mau hơn. Tuy nhiên, nếu không tìm ra chất dưỡng khí hỗn hợp với cac bon mô nô xýt, người ta vẫn phải dùng dưỡng khí nguyên chất. Trong những trường hợp thường, người ta chỉ cần tiếp chất hỗn hợp nầy cho nạn nhơn trong vòng 20 phút thôi, nhưng cũng có lúc người ta phải cho dùng đến 40 phút.

    HÃY NHỚ: Nên cho nạn nhơn bị hơi cac bon mô nô xýt hít dưỡng khí trộn với cac bon đi ốc xýt dầu y vẫn còn thở đều. Nếu nạn nhơn yếu, vừa cho hít dưỡng khí vừa làm hô hấp nhơn tạo.

    CHẾT VÌ ĐIỆN GIỰT

    Điện dùng trong nhà thường đủ mạnh để làm chết người. Vì thế ta chỉ nên dùng những vật dụng có dẫn điện khi chúng được cách điện cẩn thận.

    Khi bị điện giựt, luồng điện có thể chạy qua trung tâm hô hấp ở chơn não, làm cho cơ quan nầy không gửi những tín hiệu thần kinh xuống các bắp thịt tạo nên việc hô hấp và kết quả là nạn nhơn ngưng thở thình lình. Nếu cơn kích ngất điện nầy không quá nặng, và nếu được tiếp tế dưỡng khí đầy đủ bằng hô hấp nhơn tạo, cơ quan chủ yếu nầy sẽ làm việc trở lại.

    Dấu hiệu

    Nạn nhơn bị điện giựt thường tím bầm mình mẩy, tuy nhiên cũng có khi da tái mét hay mạch không nhảy nữa. Nạn nhơn bị bất tỉnh hoàn toàn. Có khi có những vết cháy nám. Nạn nhơn thường bị cứng đơ trong vài phút do tác động của điện lực, cho nên khi thấy nạn nhơn bị chết cứng trong trường hợp nầy, không phải là dấu hiệu chết đã lâu, nên làm hô hấp nhơn tạo ngay.

    Cứu cấp

    Trước hết phải tắt điện hoặc lấy dây điện ra khỏi mình nạn nhơn. Trước khi đụng tới mình nạn nhơn, người cứu cấp phải mang giày cao ống, đeo bao tay dầy và khô. Nếu không sẵn những thứ nầy, có thể đứng trên một tấm ván khô hay trên xấp giấy báo hoặc quyển sách khô.

    Dùng một que củi khô, một nhánh cây khô hoặc sợi dây khô để nhấc hay đẩy dây điện ra khỏi mình nạn nhơn.

    Sau khi lấy dây điện ra khỏi nạn nhơn rồi, nên làm hô hấp nhơn tạo ngay. Phải tiếp tục cứu trị liên tiếp trong ba hoặc bốn giờ dầu không có dấu chỉ nạn nhơn sẽ sống lại.

    Khi nạn nhơn tỉnh lại rồi, nên điều trị các vết phỏng, nếu có.


    SÉT ĐÁNH

    Điều trị như điện giựt
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/11/15
    tducchau thích bài này.
  10. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    CỨU CẤP NHỮNG TRƯỜNG HỢP THÔNG THƯỜNG

    Quý vị độc giả sẽ tìm thấy nơi chương nầy một vài phương pháp cứu cấp những tai nạn lặt vặt xảy ra quanh ta, nhưng cũng đủ gây cho ta bối rối, khó chịu không ít

    PHỎNG NẮNG

    Mặt trời tuy bị mây che cả ngày, nhưng cũng đủ sức làm ta bị phỏng nắng y như ngày nắng gắt. Tuy không thấy mặt trời đâu cả, nhwung quang tuyến của mặt trời lọc qua lớp mây lại làm hại nhiều người hơn nắng gắt, vì người ta ít dè dặt hơn. Những quang tuyến phản chiếu từ mặt nước, bãi cát, cũng dự một phần quan trọng trong việc phỏng nắng. Người ta thường bị phỏng nhẹ đủ để lột da; nếu bị phỏng nặng có thể bị sốt nhiều và thành bịnh thật sự.

    Phòng ngừa

    Phỏng nắng cũng rất trầm trọng, vì thế chỉ nên tắm nắng từ từ, mỗi ngày thêm lên vài phút; đủ để có lớp da nâu sậm mạnh khỏe là được. Trước khi ra tắm nắng nên thoa một lớp dầu ô liu, hoặc kem kỵ nắng vừa để bảo vệ vừa làm cho da mềm.

    Cứu trị

    Thoa ngay cho nạn nhơn một lớp dầu ô liu hoặc dầu ca cao để đỡ rát da. Nếu bị phỏng nhiều, nên đắp với sul fat ma nhê si. Khi bị phồng da nhiều, nên băng lại với vải thưa có tẩm dầu sáp mỡ đã sát trùng. Nếu bị phỏng một phần lớn của diện tích da, hoặc nạn nhơn bị sốt, nên mời bác sĩ đến điều trị.

    TRÚNG NẮNG VÀ TRÚNG NÓNG

    Nếu phải phơi vào sức nóng quá độ, người ta bị trúng nóng ( trúng nắng), lả vì nóng, và vọp bẻ vì nóng. Người dễ bị hại vì sức nóng là: bị bất cứ một chứng bệnh nào, ghiền ( nghiện) rượu, quá trẻ hoặc quá già, cùng những người béo phệ.

    Phòng ngừa

    Những người phải làm việc ở nơi quá nóng thường toát mồ hôi nhiều. Đó là cách tự nhiên của cơ thể. Để giúp cơ thể quân bình, nên uống thật nhiều nước.

    Một số muối lớn trong cơ thể cũng bị mất đi theo mồ hôi nên gây ra chứng lả vì nóng cùng chứng vọp bẻ vì nóng, cũng trầm trọng như trúng nắng vậy. Lúc mới đầu tập luyện, các lực sĩ thường bị chứng vọp bẻ nầy. Để bù đắp vào số muối bị têu mất, người làm việc toát mồ hôi nhiều nên ăn thêm muối trong các bữa ăn. Có thể uống thêm muối viên có bán nơi các hiệu thuốc Âu Mỹ. Tốt hơn hết là nên trình bày công việc làm của mình cho bác sĩ để ông giúp ý kiến cho ta về số lượng muối cần phải dùng thêm mỗi ngày.

    Các xưởng kỹ nghệ nên cho công nhơn làm việc những nơi quá nóng uống thêm muối với lượng nước lạnh để tránh những tai nạn nguy hiểm không cần thiết.

    Cơ thể con người được mát lại là khi mồ hôi bốc hơi đi, vì vậy ta không nên mặc nhiều áo quần khi không thật cần thiết, cũng không nên mặc bó sát người quá. Hơi quạt và gió cũng giúp mồ hôi mau bốc hơi và cơ thể được mát.

    Người làm việc ở chỗ quá nóng nên ăn những thức ăn dễ tiêu, bớt ăn thịt,trứng và nên tránh dùng chất béo như dầu, mỡ. Tránh dùng bắp thịt thái quá khi nắng gắt, và nên làm việc khi trời mát. Làm việc một lúc nên nghỉ mệt, đặc biệt là trong những ngày đầu phải làm việc ngoài nắng hay chỗ nóng. Nếu đã quen rồi, ít bị trúng nắng hơn.

    Tránh việc phơi nắng giữa trưa, vì những tia tử ngoại cùng những quang tuyến khác rất nguy hiểm khi chúng dọi thẳng lên đầu ta. Nên đội nón (mũ). Hãy cố bảo vệ bộ phận điều hòa nhiệt độ của cơ thể ta bằng cách tránh dùng rượu, cà phê nước đá và trà nước đá

    Triệu chứng

    Trúng nắng và trúng nóng đều có triệu chứng như nhau nhưng khác nhau ở địa điểm làm việc. Khi làm việc ngoài trời nắng, gọi là trúng nắng còn làm việc trong phòng quá nóng, gọi là trúng nóng.

    Nếu thấy có những triệu chứng đầu tiên của trúng nắng hoặc trúng nóng, nên tìm chỗ mát để nghỉ ngay. Bị trúng nắng có phần nguy hiểm hơn, nên càng phải cẩn thận hơn.

    Trước hết, người bị trúng nắng cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tức thở, da và miệng đều khô, sau đó bất tỉnh. Có độ 25% nạn nhơn chết vì bị trúng nóng nặng.

    Da và mặt đỏ rần

    Mạch nhảy mau và mạnh. Nhiệt độ lên cao, thường từ 41 đến 43 hay trên nữa. Trong trường hợp nặng, nạn nhơn bất tỉnh, cơ thể mềm nhũn nhưng thỉnh thoáng lại co quắp, động kinh.

    Cứu cấp

    Mời bác sĩ đến điều trị.

    Trong khi chờ đợi, nên đem nạn nhơn vô mát ngay. Để y nằm yên, đầu và mình ngang nhau. Kế đó cởi bỏ quần áo ngoài của y ra và đắp bọc nước đá lên đầu ngay vì bộ óc chịu đựng sức nóng kém nhứt.

    Lấy vải ướt quấn mình nạn nhơn rồi dội nước lạnh lên mình y. Sau vài phút dội nước như vậy nên ngựng lại để quan sát da. Nếu da nóng trở lại, nên tiếp tục dội nước nữa cho đến khi da trở về nhiệt độ bình thường mới thôi. Nên chà xát hoặc thoa bóp ta chơn nạn nhơn, bên ngoài vải ướt, hướng lần về phía tim để kích thích sự tuần hoàn. Nếu phải đưa nạn nhơn đi bịnh viện, cứ tiếp tục điều trị như thế trong khi đi đường.

    HÃY NHỚ: Không được cho nạn nhơn trúng nắng uống chất kích thích. Nếu nạn nhơn đã tỉnh lại, có thể cho y uống nước mát.

    LẢ VÌ NÓNG

    Nguyên do

    Vì bị sức nóng của mặt trời hay sức nóng của lò lửa. Những người không có sức khỏe đầy đủ cũng như những người sống không điều độ rất dễ bị lả vì nóng. Chất muối trong cơ thể bị tiêu hao gây ra tình trạng nầy.

    Triệu chứng.

    Các triệu chứng đầu tiên của lả vì nóng là bãi hoải tay chơn, chóng mặt, buồn nôn, dáng điệu mệt mỏi, bước đi loạng choạng và nặng nề, thường bị mửa. Có thể xón phân trong quần mà không nín được. Mặt tái mét. Mồ hôi toát nhiều, đặc biệt là ở mặt và trán. Toàn thân trỉn ướt. Mạch rất yếu. Hơi thở ngắn. Tuy không khí nóng hơn nhiệt độ trong thân, nạn nhơn có thể trở nên lạnh. Nạn nhơn có thể bị bất tỉnh hay ngất xỉu nếu không nằm xuống. Thường thường tình trạng nầy không kéo dài lâu, nhưng lắm khi cứ kéo dài đến lúc nạn nhơn chết hẳn.

    Cứu cấp

    Đưa nạn nhơn ra chỗ không khí vận chuyển điều hòa. Đặt y nằm xuống và đắp lại đầy đủ. Cho y uống nước muối. Khi bịnh tình nguy ngập, nạn nhơn ít khi bị nước muối làm cho nôn mửa. Pha nửa muỗng cà phê muối với một phần ba ly nước rồi cho nạn nhơn uống từ từ, cho đến khi uống được một nửa muỗng canh muối. Cũng có khi cho uống chất kích thích như trà và cà phê ấm. Nếu triệu chứng của cơn lả vì nóng không dứt sớm, nên gọi bác sĩ đến điều trị.

    VỌP BẺ VÌ NÓNG

    Cơn vọp bẻ thường phát hiện ở bụng và tay chơn. Rất đau đớn. Có thể sẽ có triệu chứng của lả vì nóng kèm theo.

    Cứu cấp cũng giống như lả vì nóng. Bóp mạnh vào tay chơn nạn nhơn thường làm hết vọp bẻ.

    LÀM KINH

    Chứng làm kinh (động kinh) trẻ con thường do nhiều nguyên nhơn khác nhau, có khi vô hại, có khi rất trầm trọng. Ta nên xem mọi cơn làm kinh là việc nguy hiểm cần phải được điều trị ngay.

    Nguyên do.

    Có thể do một trong các nguyên nhơn sau đây:

    1. Ăn không tiêu.

    2. Nóng (sốt) nhiều.

    3. Thiếu sinh tố D. Loại sinh tố nầy ở trong dầu cá và các sản phẩm tương tư. Hầu hết trẻ thơ đều cần loại sinh tố nầy, nhưng phải do sự chỉ dẫn của bác sĩ.

    Triệu chứng.

    Cơn làm kinh có thể nổi dậy rất thình lình. Trong vài trường hợp khác, đứa bé rất khó chịu, bức rức, có thể méo mặt và tay chơn co quắp. Thoạt tiên mặt tái mét, nhưng sau lại xanh bầm, đặc biệt xung quanh môi.

    Nếu cơn động kinh mà các bắp thịt bị vặn tréo, thường phát hiện trước nhứt nơi các bắp thịt mắt và mặt, đến tay chơn và rốt lại lan ra khắp cơ thể. Thân mình em bé có thể cứng đơ hoặc bẻ ngược ra sau.

    Sau độ chừng nửa giờ, nhưng thường ngắn hơn, cơn động kinh sẽ dứt. Lúc bấy giờ đứa bé sẽ nằm yên hoặc ngủ mê. Nhưng một lúc sau cơn kinh sẽ tái phát.

    Những cơn làm kinh nầy ít khi làm chết đứa bé.

    KINH PHONG

    Một biến đổi đột ngột và thoát đi của những giao động thần kinh đến một phần lớn cơ thể gây nên chứng kinh phong. Có những chứng kinh phong thương đối nhẹ, phát hiện hai hoặc ba lần một ngày. Có chứng nặng hơn, chỉ nổi cơn một hoặc hai lần trong cả đời.

    Chứng kinh phong do nhiều nguyên nhơn khác nhau, nhưng y học ngày nay chưa dám quả quyết biết rõ mọi nguyên nhơn kia.

    Triệu chứng

    Cơn kinh phong có thể phát hiện mà không có triệu chứng nào báo trước cả. Cũng có trường hợp nạn nhơn biết được mình sắp lên cơn.

    Thoạt tiên, mặt tái, mắt trợn tròng, nạn nhơn cứng hàm, phát ra những tiếng kỳ dị, cắn lưỡi, mình mẩy tím bầm và bất tỉnh. Nhiều khi nạn nhơn tiểu và xón cứt trong quần.

    Khi chứng co quắp bắp thịt bắt đầu thì nạn nhơn múa máy tay chơn, ngoẻo cố và xùi bọt mép. Máu tím bầm tan biến mau chóng. Cơn kinh phong kéo dài từ hai đến ba mươi phút. Sau đó nạn nhơn nằm mê man, bất tỉnh. Có thể y sẽ tỉnh lại trong vài phút hoặc ngủ luôn một lúc lâu mới tỉnh lại.

    Khi triệu chứng mới phát, hoặc lúc sắp dứt rất khó nhận ra nạn nhơn đang bị nổi kinh phong. Nhưng bọt mép trào ra miệng lẫn lộn với máu, cắn lưỡi và áo quần dơ dáy của nạn nhơn là những dấu chỉ quạn trọng vậy.

    Cứu cấp

    Ngăn ngừa nạn nhơn tự hại lấy mình. Lấy một que nhỏ, một cây viết chì hay vật tương tự, quấn vải nhiều vòng rồi nhét vào giữa hai hàm răng để y khỏi cắn lưỡi. Dùng gối hay vật êm kê dưới đầu để bảo vệ đầu.

    Không nên đè chận chơn tay nạn nhơn, cứ để ý quo quàu tự nhiên.

    Không nên cho uống thuốc kích thích.

    Khi đã dứt cơn mà nạn nhơn ngủ mê hay bất tỉnh, cứ để nạn nhơn nằm yên.

    Cơn kinh phong ít khi làm người chết, chỉ trừ trường hợp y bị té xuống nước, té vào máy mà y đang điều khiển cùng những tai nạn khác.

    XỈU (CHẾT NGẤT)

    Nguyên do.

    Óc không được cung cấp đầy đủ máu. Ngoài ra còn có thể do đói, ở trong chỗ đông người, mệt đuối, hay khi nhận được hung tin. Nhiều người bị xỉu vì nhìn thấy máu, bất luận máu nhiều hay ít. Ngất xỉu cũng có thể do xuất huyết trầm trọng bên trong, bị đau dữ dội. Khi mệt mỏi mà đứng yên một chỗ cũng bị xỉu được.

    Phòng ngừa

    Người cứu cấp có kinh nghiệm dư biết rằng nạn nhơn có thể xỉu té trong khi được điều trị, hay lắm lúc trước khi điều trị y đã xỉu ngất rồi. Cơn ngất xỉu ấy thường do tinh thần hơn vết thương, vì nạn nhơn không cảm thấy đau đớn gì cả và vết thương rất nhẹ. Khi bị xỉu té xuống, nạn nhơn thường bị thương nặng hơn thương tích do tai nạn gây ra. Vì thế, người cứu thương không nên để nạn nhơn xỉu. Nên đặt nạn nhơn nằm xuống trước, hay ít ra nên đặt nạn nhơn vào một vị trí nào đó cách an toàn. Nếu nạn nhơn ngồi, nên trông chừng y, khi thấy có triệu chứng xỉu, liền cho y nằm xuống.

    Nếu ta tự cảm thấy muốn xỉu, nên nằm xuống ngay. Dĩ nhiên, không phải bất cứ lúc nào và nơi nào ta cũng có thể nằm dài ra được, nhưng ít ra ta cũng ngồi xuống. Gục đầu xuống và để vào giữa hai đầu gối. Nếu ở vào chỗ ta không thể nằm cũng không thể ngồi được, nên quì gối trên một chơn như cách cột dây giày, để cho đầu thấp hơn tim.

    Nếu người đồng hành với ta than rằng y cảm thấy khó chịu, choáng váng, mặt y tái và toát mồ hôi nhiều ở trán, đừng cố buộc y đi thêm nữa. Cho y ngồi, gục đầu vào giữa hai đầu gối cho đến khi y cảm thấy dễ chịu trở lại rồi hãy tiếp tục đi.

    Triệu chứng

    Mặt tái. Trán đầy mồ hôi. Nạn nhơn than chóng mặt, và như có đám mây đen che mờ trước mặt. mặt y càng lúc càng tái hơn. Té sụm xuống đất, bất tỉnh. Hơi thở ngắn. Mạch yếu và thường rất chậm. Nạn nhơn có thể bị vật mình, giãy giụa chút ít.

    Cứu cấp

    Đặt nạn nhơn nằm, đầu thấm hơn mình. Nếu nạn nhơn ngồi ghế, ngả ngửa ghế ra. Nếu không thể hạ đầu y thấp xuống, thì cố nâng hai chân lên cao. Nới rộng áo quần của nạn nhơn ra, nhỏ vài giọt nước đái quỉ vào miếng bông gòn và để gần mũi y. Dùng nước lạnh rảy lên mặt nạn nhơn có thể tạo nên phản ứng ngay. Tuy vậy, những thứ kích thích nầy nếu có giá trị thì giá tị ấy cũng không đáng kể. Trong trường hợp nạn nhơn bị xuất huyết, đừng cho y dùng nước đái quỉ hoặc các chất kích thích khác. Nạn nhơn thường sớm tỉnh. Khi đã tỉnh lại rồi, cứ để y nằm yên cho đến khi biết chắc y đã hoàn toàn bình phục. Nếu bị bất tỉnh lâu, nên phủ kín nạn nhơn lại rồi mời bác sĩ đến điều trị.
     
  11. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    DỜI CHỖ NẠN NHƠN

    Trong các chương trước, chúng ta đã nói nhiều đến việc dời nạn nhơn cách cẩu thả sẽ đưa đến kết quả vô cùng tai hại, đặc biệt là khi nạn nhơn bị thương nơi đầu, gãy cổ hoặc gãy xương sống. Nơi đây chúng ta sẽ nghiên cứu một vài cách khiêng ẵm và chuyên chở nạn nhơn cho hợp cách.


    Nếu cần phải kéo nạn nhơn đi, nên kéo xuôi y hơn là kéo ngang. Có thể tìm một chiếc mền, một áo mưa, hoặc một miếng vải lớn trải dưới đất, để nạn nhơn lên rồi kéo dài đi

    HÃY NHỚ: Chỉ dời nạn nhơn đi sau khi đã tìm kiếm, nhận định và cứu chữa các vết thương quan trọng và khi thấy cần phải dời y đi trước khi được lịnh của bác sĩ.

    CÁC KIỂU BĂNG CA.

    Có những loại băng ca chế sẽn như trong hình trên đây, được dùng trong quân đội và các bịnh viện. Nếu có thể, nên mua loại băng ca nầy để dùng trong các trạm cứu thương.

    Tuy nhiên trong trường hợp cấp bách và không sẵn loại băng ca kia, ta có thể dùng 2 cây gậy dài và cứng, với mền, vải trải giường, thảm trải nền nhà…để biến chế thành băng ca tạm.

    Nếu chiếc mền hoặc tấm vải trải giường hẹp khổ, ta nên để hai cây gậy lên hai mép mền, theo chiều dài. Đoạn, nắm lấy một trong hai mép mền kéo lần vào giữa mền cho thành khổ mền hợp với sự cần dùng, rồi lại cuốn đầu kia vào và cột chặt lại chắc chắn để dùng. Ta cũng có thể lấy một bao bố, thọc lủng hai lỗ dưới đáy bao để xuyên hai cây gậy dài vào, sẽ thành một băng ca tạm rất tiện dụng.


    Một tấm ván rộng, hoặc hai tấm ván hẹp đóng đinh liền lại với nhau; một cánh cửa, một chiếc thang bọc kín cũng trở thành băng ca tạm. Nên thận trọng thử trước xem băng ca có đủ chắc không trước khi đặt nạn nhơn vào.

    CÁCH ĐẶT NẠN NHƠN VÀO BĂNG CA

    Cần có 4 người. Tất cả đều phải có sức mạnh và hiểu rõ mạng lịnh. Trước khi dời nạn nhơn, ta nên giải thích cho họ rõ cách thức.

    Nên cột hai bạn chơn nạn nhơn lại với nhau và để y nằm ngửa. Để băng ca gần nạn nhơn, cách đầu nạn nhơn độ 6 tấc và thẳng theo thân mình. Ba người ở phía bị thương của nạn nhơn, còn người thứ tư ở phía đối diện. Một người đỡ vai, người thứ hai đỡ hông, người thứ ba đỡ đầu gối và người thứ tư đỡ hông bên kia.

    Những người nầy phải quì gối sát vào nạn nhơn. Người thứ nhứt để một tay dưới vai và một tay dưới cổ nạn nhơn. Người thứ nhì để tay dưới phía hông và lưng.

    Người thứ ba để một tay dưới đầu gối và tay kia dưới nhượng. Người thứ tư luồn tay dưới lưng và đùi nạn nhơn.

    Khi tất cả đều sẵn sàng, người điều khiển truyền lịnh: “Nhắc lên!”. Tất cả đều đỡ nạn nhơn lên và để chịu trên gối họ. Một người đút băng ca vào, sát mí chơn những người đang quì. Xong, người điều khiển lại ra lịnh:”Hạ xuống !”. Tất cả đều đặt nạn nhơn xuống cách nhẹ nhàng.

    Khi đưa nạn nhơn ra khỏi băng ca, ta cũng theo thể thức ấy nhưng làm ngược lại lúc đặt vào.

    Lúc khiêng băng ca đi, những người khiêng phải đi đều chơn và mọi động tác phải nhịp nhàng với nhau. Khi lên lầu, lên đồi hay dốc cao, nên để đầu nạn nhơn đi trước. Nhưng trong trường hợp gãy xương chơn, nên để chơn đi trước đầu để tránh áp lực của thân mình đè xuống chơn nạn nhơn.

    DÙNG GHẾ ĐỂ KHIÊNG

    Nếu không sẵn băng ca và nếu nạn nhơn không bị gãy xương trầm trọng, ta có thể dùng ghế để khiêng y đi. Để nạn nhơn ngồi trên ghế dựa thường, rồi một người giữ lưng ghế, và một người nắm hai chơn ghế trước, sát bàn ngồi để khiêng đi. Cách nầy thật tiện dụng khi phải đi trong đường chật hẹp, nhiều quanh co và khi lên hoặc xuống lầu.


    DÙNG TAY KHÔNG ĐỂ KHIÊNG NẠN NHƠN

    Một người bợ hai chơn nạn nhơn, chỗ đầu gối, và một người ôm lòn nách y để khiêng đi. Trong phương pháp nầy ta không cần vật dụng nào khác ngoài hai cánh tay sẵn có của ta. Dùng trong trường hợp nạn nhơn bị mệt lả, xỉu, cùng những lúc họ bị thương nhẹ và gãy xương.


    Cần chỉ hai người thôi, ta cũng có thể khiêng nạn nhơn bằng cách khác. Hai người khiêng đối diện nhau, tay mặt của người nầy nắm chặt lên vai trái của người kia, và tay trái của người kia nắm chặt lại vai mặt của người nầy; còn hai tay kia thì nắm lấy cườm tay của nhau. Hai người nầy ngồi xuống, để nạn nhơn ngồi lọt bàn tọa vào giữa bốn cánh tay. Y có thể dựa lựng vào hai cánh tay gác lên vai của hai người khiêng, còn hai tay y có thể choàng qua cổ của hai người khiêng mình. Hai người khiêng từ từ đứng lên, và bước đi chậm chậm.

    ĐỠ NẠN NHƠN ĐI

    Ta có thể đỡ người bị thương nhẹ đi được bằng cách để một tay của y choàng qua cổ ta. Một tay nắm giữ tay nạn nhơn còn tay kia ta đỡ ngang hông của nạn nhơn như trong hình sau đây.


    TÁM NGƯỜI KHIÊNG

    Cách khiêng nầy rất hữu dụng khi có nhiều người phụ giúp và khi những người nầy không có nhiều sức lực, ví dụ như một nhóm thiếu niên hay phụ nữ. Đây cũng là cách an toàn nhứt để đặt một nạn nhơn gãy xương sống, gãy cổ hay bể xương chậu vào băng ca.

    Mỗi bên nạn nhơn có bốn người khiêng. Tất cả đều quì gối trên một chơn và sát vào mình nạn nhơn. Luồn bàn tay xuống dưới mình nạn nhơn cách nhẹ nhàng. Các bàn tay của người khiêng phải được xếp đặt xen kẽ nhau. Hai bàn tay khiêng cổ nạn nhơn phải làm thành cái gối chêm để đầu nạn nhơn không lắc lư. Khi mọi người đều sẵn sang, ta ra lịnh:”Nâng lên!”. Mọi người phải dùng bàn tay và cánh tay ngoài nâng nạn nhơn lên cách nhẹ nhàng và thật đều để thân mình nạn nhơn được thẳng. bây giờ nên luồn băng ca vào chỗ nạn nhơn nằm khi nãy. Xong. Ta lại ra lịnh: “Hạ xuống!”. Mọi người đều hạ nạn nhơn xuống và từ từ rút tay ra.

    Với cách khiêng nầy ta cũng có thể đưa nạn nhơn đi một khoảng ngắn, và các người khiêng nên bước chơn đều nhau như toán lính đang diễu hành vậy. Người chỉ huy những cách khiêng như đã mô tả ở trên phải lưu ý và cân nhắc sức nặng của nạn nhơn cùng sức mạnh của người khiêng. Đừng để cho người khiêng phải làm việc quá sức và quá khả năng họ. Họ có thể bị vấp té hoặc đuối sức mà buông rơi nạn nhơn và gây cho y tổn thương thêm.


    CHUYÊN CHỞ BẰNG XE

    Ta không nên nhét đại nạn nhơn vào bất cứ một loại xe nào rồi chạy thật mau đến bịnh viện. Nếu nhờ được xe cứu thương thì tốt nhứt. Nếu không, xe cam nhông cũng rất tiện vậy. Dùng mền, vải hoặc vật liệu tương tự để lót sàn xe rồi đặt nạn nhơn nằm lên và đưa đến bịnh viện. Nếu nạn nhơn nằm trên băng ca, nên để cả băng ca và nạn nhơn lên xe. Tài xế lái xe có người bị thương nằm ở trên phải thận trọng đặc biệt để không làm nạn nhơn bị tổn hại thêm. Loại xe Staion Wagon cũng rất thích hợp cho việc chuyên chở nầy nhờ mình xe dài, ta có thể để vào một băng ca với nạn nhơn cách dễ dàng.
     
    tducchau and Rafa like this.
  12. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    TRANG BỊ HỘP CỨU THƯƠNG

    Mỗi gia đình đều nên có một tủ thuốc nho nhỏ với những thứ thuốc thông thường. Tất cả các chai thuốc đều phải dán nhãn đầy đủ và sắp đặt cho có thứ tự. Nên thay thuốc mới vào số thuốc cũ lâu ngày mà chưa dùng đến, để lúc nào ta cũng có thuốc tốt. Phải phân loại các thứ thuốc trong tủ thuốc của ta để lúc cần dùng ta có thể lấy ra dễ dàng.

    Tuy đã có tủ thuốc gia đình, ta cũng nên trang bị một hộp cứu thương và để bên cạnh tủ thuốc của ta; hoặc ngăn tủ thuốc ra, dành một phần riêng biệt dùng làm chỗ đựng dụng cụ cứu thương.

    Ta nên trang bị hộp cứu thương gia đình với:

    · Băng cuộn hai phân

    · Vải thưa vuông, cạnh 7 phân.

    · Băng keo

    · Băng tam giác

    · Dầu mỡ trị phỏng

    · Dầu mỏ, dầu đu đủ

    · Kéo nhỏ

    · Thuốc sát trùng

    · A mô nhác

    · Dây thắt mạch

    · Que đỡ nhỏ

    · Bông gòn đã sát trùng

    Ta nên sắm các vật liện trên nhiều hay ít tùy nhu cầu và tánh chất của từng món, như phải mua vài cuộn băng trong khi chỉ cần một ống dầu mỡ hay một cuộn băng keo chẳng hạn. A mô nhác phải được đựng trong chai nguyên vẹn, phải đậy nút có lót cao su để khỏi bay hơi. Nếu trong hộp cứu thương gia đình có thêm một quyển PHƯƠNG PHÁP CỨU THƯƠNG cũng không phải là thừa đâu.

    Tất cả các vật liệu trên phải được xếp đặt cho có thứ tự để dễ tìm thấy khi cần dùng.

    Ta đã thấy một phần lớn tai nạn xảy ra ở ngoài đường, và thường là tai nạn xe cộ, vì vậy mỗi chiếc xe hơi cùng các loại xe đưa hành khách khác đều phải mang theo một hộp cứu thương. Các hộp cứu thương nầy có thể là hộp kim khí hoặc hộp gỗ; không cần phải lớn lắm, không cần phải đựng nhiều loại vật liệu, nhưng các món vật liệu trong hộp cứu thương phải đủ dùng khi có vài ba người cùng bị tai nạn một lúc. Nên đem theo những vật liệu nầy:

    · Băng thưa có nhựa dính, khổ 2 hoặc 3 phân

    · Vải thưa vuông, cạnh 7 phân

    · Vải thưa sát trùng 1 thước vuông

    · Băng tam giác

    · Dầu mỡ trị phỏng

    · Dây thắt mạch

    · Que đỡ

    · Am mô nhác

    · Rượu cồn hoặc thuốc đỏ để sát trùng

    · 1 quyển PHƯƠNG PHÁP CỨU THƯƠNG

    Nếu không có được các vật liệu kể trên, ta có thể thay thế bằng các món khác tương tự cũng được.

    Các công xưởng cần phải trang bị hộp cứu thương riêng đầy đủ hơn. Ngoài các vật liệu kể trên, nên thêm vào:

    · Băng cuộn đủ cỡ

    · Thuốc xổ muối

    · Thuốc tiêu mặn ( muối diêm)

    · Muối ăn hoặc muối viên

    · Các bọc cao su đựng nước đá và nước nogns

    · Giấm, sữa ma nhê si để trị các chất ăn mòn da…

    Các vật liệu trên đều phải được sát trùng và giữ sạch luôn.

    Các loại băng đều phải được gói lại cẩn thận. Dầu mỏ, dầu ô liu, dầu thầu dầu để nhỏ mắt đều phải được sát trùng trước và đựng trong chai nhỏ để dễ dùng. Nút đậy chai a mô nhác phải được bọc cao su cẩn thận vì nút bằng cây điên điển dễ bị mục nát.
     
    tducchau and Rafa like this.
  13. haycuoi9802

    haycuoi9802 Lớp 1

    Mình đã type xong cuốn Phương pháp cứu thương và đã chuyển file cho admin. Nếu cần sửa gì trong file thì admin gửi mail cho mình nhé
     
    tducchau thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này