Tin tức "Tôi đọc sách làm gì khi internet có đủ hết?"

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi khiconmtv, 18/11/16.

  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bạn Vietnhat bảo vậy với lý do rất thực tế: "Thời buổi bây giờ không ai rảnh đâu đọc sách. Chỉ cần có điện thoại, ipad, máy tính là tha hồ mà đọc và tìm được mọi thứ".

    [​IMG]
    Hàng đống sách báo như thế này làm chi khi chỉ cần một điện thoại thông minh, một máy tính là có lượng thông tin gấp tỉ tỉ lần? - Ảnh: M.D
    Chắc chắn đó không chỉ là nhận định "chém gió" khi thực tế đã chứng minh điều này: người đọc sách chắc chắn chỉ bằng một góc nhỏ người lướt mạng.
    Đơn giản thôi, như bạn Những Người Tri Thức khẳng định điều mà bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ chọn lựa từ lâu: "Lên mạng đầy truyện, dữ liệu thông tin, tài liệu ...". Và còn hơn thế nhiều, "không chỉ tri thức, kiến thức mà còn phim ảnh, ca nhạc, tin tức mới nhất... muốn gì có nấy, kể cả kết bạn, kết đôi, tâm sự... lẫn mua bán. Trời ơi, internet thần sầu như vậy thì đọc sách làm gì?!" (Trung Thành).
    Đọc sách ích lợi nhưng liệu có là "hoài niệm xưa cũ, không thiết thực"?
    Nhiều bạn đọc khẳng định: "Sách là nguồn tri thức và văn hóa đọc là 1 văn hóa đẹp" (SPKT); "Nếu không có sách thì làm sao xây dựng nền kinh tế tri thức" (Hoàng Huy)...
    Không chỉ là tri thức, với bạn Võ Công Thức, "đọc sách nhiều giúp thay đổi nhân cách con người". Còn bạn Trân thì nêu một hiệu quả đẹp của sách như "người đọc nhiều sách thì tâm bình, không có những hành động bộc phát (đơn giản nhất như ra đường gây ồn ào). Có lẽ những náo loạn, đảo điên, thích dùng vũ lực trong cách ứng xử của người ta trong xã hội bây giờ là hậu quả của việc ít người thích đọc sách" .
    Riêng bạn Tuấn Trần thì nhắc đến sách như nhắc về một thói quen của người mê sách: "Tôi may mắn quen biết nhiều người bạn vẫn mua và đọc sách như một thói quen. Dù công nghệ phát triển, sách điện tử ngày càng phổ biến, nhưng cảm giác khi cầm trên tay cuốn sách được viết ra từ người tâm huyết, cùng thiết kế đẹp, ngửi mùi thơm từ loại giấy đặc biệt màu vàng nhạt, tuy sách dày nhưng không hề nặng có lẽ là cái thú vị của một người yêu đọc sách".
    Bạn Hoàng Kiểm khẳng định: "Không đọc sách thì khó mà sống cho ra hồn người'.
    Thế nhưng liệu đó chỉ là thói quen... chậm rãi xưa khi chưa quen, chưa am hiểu cái mới là... internet? Thậm chí có bạn vốn là dân đọc sách "chuyên nghiệp" cũng thú thật: "Tôi đã đọc rất nhiều sách và nhận ra một điều có một số sách viết kiểu kiếm tiền từ những nhà bán sách" (Hoàng Dung).
    "Sách gì? Sách ngôn tình thì đừng đọc còn tốt hơn", bạn MMH nhận xét.
    Nhận định có vẻ chua chát này này không phải cá biệt vì theo bạn Lê Thảo, "người Việt ít đọc sách theo tôi không phải do người dân mình đâu. Hỏi bao lâu nay các nhà văn của chúng ta cho ra đời được bao nhiêu tác phẩm đáng để đọc. Muốn người dân đọc nhiều sách thì sách phải hấp dẫn được người đọc".
    Cạnh đó, bạn Park Lê đặt một câu hỏi từ thực tế: "Hỏi mấy bạn chứ đi làm ruộng, làm hồ, làm công nhân, chạy xe ôm về đến nhà mệt lả; nếu là bạn thì bạn sẽ làm vài chai bia cho thư giãn hay là cầm sách đọc?".
    Thậm chí hai bạn Thìn Mối, Trọng Phi còn bảo:"Xứ mình nhiều mối lắm, chất nhiều sách trong nhà mối ăn làm hư hỏng nhà cửa! Khổ thân!"; "Nhà chật, cầm một cái điện thoại nhỏ nhắn chứa đủ mọi kiến thức, thông tin, tin tức trên đời... gấp tỉ tỉ tỉ cuốn sách, thử chọn đi!".
    Internet rõ ràng có nguồn thông tin đồ sộ như một xa lộ và rõ ràng hấp dẫn hơn, tìm kiếm nhanh hơn và tiết kiệm hơn thì xin trở lại câu hỏi của bạn Vietnhat: "Tôi đọc sách làm gì khi internet có đủ hết?".

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. hoanghainh

    hoanghainh Lớp 1

    Mình nghĩ, cái việc này vốn dĩ là đào thải tự nhiên, không riêng gì ngành sách, ngành báo cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều. Thế nhưng, để đưa ra bàn luận, thì mình nghĩ phải có tiền đề.
     
    tauvequehuong thích bài này.
  3. Antonio_Tr

    Antonio_Tr Lớp 1

    Ngoài em kindle yêu dấu, ipad iphone mình cũng chi kha khá tiền mua sách. Nhiều sách hay, sách mới trên mạng không có đâu :))
     
    luandaik thích bài này.
  4. NQK

    NQK Lớp 10

    Sách ngôn tình cũng tốt, có thể không tốt với bạn này nhưng nó lại tốt cho người viết sách và bán sách.
    Tôi tin rằng tất cả thông tin trên FB đều là sự thật, do đó tôi chọn đi uống bia, hoặc rượu, chè xanh vỉa hè).
    Lạy thánh Internet, vừa đọc bia vừa uống sách thì có chết ai?
     
    darkdragon28 thích bài này.
  5. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Gần đây mình có nghe một nhận định, là intelligence is in network. Cũng có cái lý của nó.
     
  6. Có 3 người ngồi bàn nhậu cù cưa ý kiến về việc đọc sách và thu thập kiến thức internet.

    A: Anh ấy đúng, thế là ta và chúng ta nên dẹp hết sách đi và ôm điện thoại thế là đủ vốn kiến thức để sống rồi. Đó là lẽ tự nhiên của thời đại. Thế thôi.
    B: trong ngàn vạn thông tin "được" và "bị" hấp thụ từ internet người ta cuối cùng chắt lọc được những gì quý giá thực có ích cho bản thân mình? Tham thông tin cũng là một thứ lòng tham không đáy vậy, cũng có thể bội thực và bị ngộ độc mà.
    C: Thế đấy, thế giới có hai loại người, 1 là A, 1 là B. Cứ là A hoặc B. Thế thôi. Bàn làm gì? Tận hưởng đi. Có phải thời đại này người ta tôn thờ câu nói "Hãy là chính mình không"? Vậy đâu mới là "chính mình"? Khi đặt câu hỏi đó thì người ta sẽ lựa chọn một luồn thông tin thích hợp trước khi bác sĩ tâm lý cho mình đọc bệnh án của chính mình ^.^

    Gượm! C nói sai. Nếu theo ý của anh C thì phải đúng là có một loại người thứ 3 chứ. Vậy thì loại thứ 3 đó là gì?
    Loại thích đọc sách ^.^
    P/S: Thích nhậu nữa
     
    luandaik and mr.buiduytung like this.
  7. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    10 LÝ DO ĐỂ INTERNET KHÔNG THỂ THAY THẾ THƯ VIỆN

    Trước đây khuynh hướng sùng bái Internet đã khiến nhiều người cho rằng Internet có thể thay thế cho Thư viện truyền thống. Gần đây khi Thư viện số trở nên thịnh hành khắp nơi, lại có quan điểm cho rằng Internet và Thư viện số là một. Bài viết này cho chúng ta thấy những quan niệm này hoàn toàn sai bằng cách chứng minh sự khác biệt: Internet thiếu hẵn những đặc điểm quan trọng của việc sưu tầm và tổ chức thông tin; trong khi thư viện số ngày càng hoàn thiện việc tổ chức. Xây dựng Thư viện số là xây dựng một nền tảng công nghệ dựa trên nền tảng của Thư viện truyền thống.

    Theo Mathew Arnlod, một tác giả người Anh, “đọc” được coi là một hành động “văn hóa”. Từ kết quả điều tra việc đọc của học sinh trên toàn nước Mỹ, một thực tế đáng buồn là cả tình hình chung và nền văn hóa đều bị ảnh hưởng. Hơn nữa, với tác động của cơn lốc Internet hóa các trường học, đặc biệtlà các trường cao đẳng và đại học càng làm cho tình hình càng thêm xấu đi. Các thư viện càng thêm khó khăn khi những quan niệm của các quan chức cao cấp trong ngành giáo dục cho là Internet làm cho thư viện bị lỗi thời.Với nỗ lực cải thiện tình hình hoạt động đọc, và quan trọng hơn cả là thay đổi những quan niệm gây nhầm lẫn tai hại trong việc Internet hóa của những vị lãnh đạo, dưới đây là 10 nguyên do khiến Internet không thể là một sự thay thế hoàn thiện cho 1 thư viện.

    Internet không phải là kho tài nguyên vô tận

    Có hơn 1 tỉ trang web không thể tiếp cận được so với 4.285.199.774 trang tồn tại trên Internet (theo thống kê của Google), những trang web đó vẫn không thể được hiển thị cho dù vẫn được trình bày trên kết quả khi thực hiện việc tìm kiếm. Hơn nữa, rất hiếmtài nguyên có giá trị được cung cấp miễn phí trên Internet. Số tạp chí được đưa lên Internet chỉ chiếm khoảng 8% và số lượng sách còn ít hơn rất nhiều. Tất cả những tài nguyên đó đều rất mắc. Người ta sẽ phải trả một số tiền rất lớn, hàng triệu USD để có được những tạp chí như Journal of Biochemistry, Physics Today, Journal of American History và những cuốn sách đã được giới thiệu trên Internet.

    Tìm kiếm trên Internet – Tìm kim đáy biển

    Internet giống như một kho khổng lồ không được tổ chức, sắp xếp. Người ta không thể tìm kiếm tất cả các trang Web cho dù có sử dụng hàng loạt các bộ máy tìm kiếm lớn như Hotbot, Lycos, Dogpile, Infoseek,… Các trang Web thường công bố có thể tìm kiếm thấy tất cả mọi thứ nhưng thực ra kết quả không đáp ứng được như vậy. Hơn thế nữa, những kết quả do các bộ máy tìm kiếm đó mang lại lại không được cập nhật thường xuyên theo định kỳ hàng ngày, hàng tuần hay thậm chí hàng tháng đúng như những lời quảng cáo. Nếu một người cán bộ thư viện nói rằng: “Đây là 10 bài báo về người Mỹ bản xứ, chúng tôi có 40 bài khác và sẽ cung cấp cho bạn nếu bạn tìm bằng cách khác hoặc tìm từ các thư viện khác”, kết quả là không làm thỏa mãn được nhu cầu của độc giả. Tuy nhiên, khi tìm trên Internet, người ta cũng gặp những tình trạng tương tự nhưng chẳng ai để tâm.

    Không được kiểm soát

    Những thông tin Internet là đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày nhưng ngoài những thông tin chính xác về khoa học, y tế, lịch sử,… trên Internet còn có rất nhiều những thông tin rác. Khi những bạn trẻ không được giáo dục về các địa chỉ không lành mạnh, họ sẽ học đòi theo những xu hướng chính trị từ trang Web Tự Do (Freeman) hoặc bắt chước thái độ phân biệt chủng tộc như những trang Web cực đoan (Klan). Chưavà dường như sẽ không có bất kỳ một sự giám sát nào được thực hiện đối với đăng thông tin trên Web. Trái với ở thư viện nơi những ấn phẩm không có giá trị rất ít khi được sưu tầm, người ta có thể đưa tất tả mọi thứ lên Internet.

    Thường có những thiếu sót nghiêm trọng

    Số hoá các tạp chí là một lợi điểm lớn cho thư viện. Tuy nhiên, ở những trang cung cấp tạp chí toàn văn, không phải người ta đưa tất cả lên đó. Những điểm không đầy đủ có thể gây ra những kết quả tệ hại như:

    1. Các bài tạp chí thường thiếu nhiều phần quan trọng, nhất là phần ghi chú .

    2. Trong những bài tạp chí đó, các phần trình bày dạng bảng, biểu đồ hay công thức thường không hiển thị đúng, đặc biệt khi in ra.

    3. Các tạp chí trong bộ sưu tập số hoá thường thay đổi tên bài mà không được thông báo trước.

    Một thư viện đặt mua các bài tạp chí từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau của một tạp chí đã được số hóa. Khi đưa về sử dụng, người ta mới phát hiện ra các bài đã được số hóa đó không thật sự giống các bài đã được in và xuất bản theo cách truyền thống. Tư liệu số có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng việc sử dụng chúng cần phải được xem xét, cân nhắc và đánh giá một cách kỹ lưỡng chứ không thể sử dụng ồ ạt, hoàn toàn tin tưởng được.

    Chi phí cao và sự ngăn cản việc chia sẻ tài nguyên

    Từ những năm 1970, mỗi năm có khoảng 50.000 tài liệu khoa học được phát hành.Trong số 1,5 tỷ tài liệu đó chỉ vỏn vẹn khoảng 2.000 tài liệu được đưa lên Internet (chiếm 0,000133%). Người ta cũng sẽ tự hỏi 20.000 tài liệu được xuất bản trước năm 1920 đangcó ở trên mạng bao gồm những gì? Do không có những quy định, giới hạn về luật bản quyền nên đôi khi một tư liệu khi được số hoá được nâng giá thành lên cao gấp hai hay ba lần so với giá của bản in. Hơn nữa, các nhà cung cấp thường chỉ cho phép 1 quyền truy cập vào tư liệu số, nếu như có người đang sử dụng tư liệu đó thì những người khác sẽ không thể truy cập được. Khi trễ hạn, người sử dụng sẽ phạt tiền ngay lập tức mà không hề có cơ hội trình bày nguyên do.

    Những giới hạn trong việc sử dụng phần mềm

    Ít ai trong chúng ta còn nhớ khi đưa microfilm vào sử dụng, người ta đã từng kỳ vọng “sẽ làm cho thư viện nhỏ như cái cặp” hoặc khi phát minh ra chương trình giáo dục trên truyền hình, người ta cũng từng tuyên bố “sẽ có ít giáo viên hơn trong tương lai”. Khi sử dụng một phần mềm để đọc các loại tư liệu điện tử trong nửa giờ, kết quả rõ nét nhất chính là sự mỏi mắt và bệnh nhức đầu. Bên cạnh đó, nếu tư liệu có nhiều trang và phải in ra để đọc thì quả là một sự lãng phí rất lớn. Hơn thế nữa, một phần mềm thường có giá từ 200 USD đến 2,000 USD, phần mềm càng rẻ thì chất lượng càng kém và tác hại lên mắt càng lớn. Thực trạng này sẽ không thể thay đổi ngay được!

    Tài nguyên và cơ sở để xây dựng thư viện số?

    Cách đây vài năm, Trường đại học mới nhất của bang California được thành lập tạithành phố Monterey mà không có trụ sở thư viện. Nhưng trong những năm gần đây, trường đã chi ra khoản tiền hàng chục ngàn USD để mua sách vì họ không thể tìm thấy những tư liệu họ cần ở trên Internet. Trường ĐH Bách khoa Bang California, nơi tập trung đông đảo các kỹ sư và chuyên gia máy tính đã tiến hành khảo sát khả năng xây dựng một thư viện ảo trong 2 năm. Giải pháp của họ đưa ra là xây dựng một thư viện truyền thống với khoản đầu tư 42 triệu USD, dĩ nhiên, phải có các trang thiết bị điện tử hiện đại. Nói cách khác, cho đến thời điểm hiện nay người ta vẫn chưa thể xây dựng một thư viện ảo chỉ gồm các tư liệu số.

    Kinh phí đầu tư để số hoá tư liệu

    Một điều hiển nhiên là khi thực hiện việc xây dựng thư viện số, nguồn kinh phí phải bỏ ra sẽ không thể tưởng tượng nổi, có khi người ta phải chi ra hàng chục ngàn USD để mua bản quyền một tư liệu. Với chi phí đó, chúng ta cũng chỉ có được một phiên bản cho mỗi thư viện đại học. Công ty truyền thông Questia Media được trang bị hiện đại cũng phải mất tới 125 triệu USD để số hóa 50.000 cuốn sách được phát hành trong tháng Giêng. Với mức chi phí như vậy, để số hóa một thư viện loại vừa với khoảng 40.000 tài liệu, người ta phải chi ra một khoản kinh phí khoảng 1.000.000.000 USD! Người ta cũng phải đảm bảo mọi sinh viên đều có thể truy cập vào thư viện mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, người ta cũng cần phải xác định sẽ xử lý và bảo quản tài liệu quý hiếm dạng nguyên bản như thế nào một khi chúng đã được số hoá? Một tình huống khác cũng cần được lưu tâm chính là nguồn năng lượng điện phải luôn được đảm bảo: sinh viên có thể dùng ánh sáng của ngọn nến để đọc, nhưng điều quan trọng là họ đọc những gì khi không thể truy cập vào thư viện để lấy tư liệu?

    Internet: mêng mông nhưng hời hợt

    Khi tìm kiếm trên Internet, người ta cảm thấy choáng ngợp trước những kết quả được tìm thấy. Nhưng trong kết quả khổng lồ ấy có lẫn cả những địa chỉ không còn tồn tại (thường được thấy bằng câu thông báo: This location is temporary unavailable!). Những thông tin trên Internet ít khi nào lưu trữ được trên 15 năm. Các nhà cung cấp thường xuyên thay thế những tư liệu mới đồng thời xoá bỏ những tư liệu cũ. Để truy cập vào những tư liệu cũ ấy, người ta lại phải trả thêm những khoản tiền lớn khác nữa. Đối với sinh viên, việc nghiên cứu không thể chỉ thực hiện trong những tài liệu được xuất bản trong vòng 10 – 15 năm qua mà còn phải nghiên cứu những tài liệu được xuất bản trước đó nữa suất ăn công nghiệp.

    Sự tiện dụng của Internet

    Trong một cuộc điều tra gần đây, hơn 80% những người mua sách điện tử cho rằng họ thích mua những cuốn sách được xuất bản ở dạng in truyền thống bằng phương thức giao dịch điện tử hơn là mua sách điện tử để rồi phải đọc chúng trên mạng Internet. Với lịch sử gần 1.000 năm in ấn phát hành, chúng ta cũng đã coi việc đọc sách là một hoạt động mang tính nhân bản. Điều này dường như sẽ không thay đổi trong hàng trăm năm sau nữa. Nếu như sự thay đổi có xảy ra thì dẫu sao cũng chỉ là sự thay đổi phương cách chuyển giao những tư liệu điện tử để đạt hiệu quả cao hơn. Một điều chắc chắn là mọi người vẫn luôn cầm và đọc sách chứ không phải là một máy tính. Người ta có thể mang theo sách đi bất kỳ một nơi nào mà không cần phải quan tâm về các điều kiện khác đểtruy cập vào Internet như năng lượng điện, hạ tầng kỹ thuật mạng và tài khoản truy cập Internet.

    Chúng ta ai cũng biết được tầm quan trọng của Internet nhưng nếu sử dụng để thay thế cho thư viện và các dịch vụ của thư viện thì đó là một điều phi thực tế. Thư viện là một biểu tượng của văn hóa, là nơi lưu trữ toàn bộ kiến thức vàtrí tuệ của dân tộc và nhân loại, trong đó Internet chỉ là một công cụ để khai thác thư viện có hiệu quả hơn. Nếu chúng ta làm cho thư viện tụt hậu, chính chúng ta đã làm cho nền văn hóa và tiến bộ của nhân loại bị tổn hại, chính chúng ta đã ký vào bản khai tử cho những di sản văn hóa của chúng ta ngoài việc tạo những vết đen trong lịch sử tiến hóa. Không ai khác ngoài những cán bộ thư viện biết rõ chi phí để một thư việnđi vào hoạt động. Các cán bộ thư viện luôn tìm cách giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đảm bảo các dịch vụ do thư viện cung cấp. Nếu như nói Internet là một nhân tố làm cho thư viện bị lỗi thời và trở nên không cần thiết thì cũng chẳng khác gì cho rằng giày dép đã làm cho đôi chân trở nên thừa thãi.

    Mark Y. Herring
    Phụ trách các dịch vụ thư viện - Thư viện Dacus - Trường ĐH Winthrop

    Theo HVTC.edu.vn
     
  8. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Có một vấn đề, khi dùng Google tìm kiếm tve-4u thì ra kết quả thiếu chính xác, nhiều từ khóa tìm không thấy đúng trang cần tìm, trong khi tìm trên bing.com thì lại ra kết quả tốt hơn. Đội ngũ kỹ thuật diễn đàn nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao, vì hầu hết mọi người đều dùng Google.

    Ví dụ so sánh từ khóa " "những ngày xanh" site:tve-4u.org ", kết quả Google không ra trang của tác phẩm này, trong khi bing thì ra ngay trên đầu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link



    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Ban Tang Du Tử and deathshine like this.
  9. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Theo mình thì xài cái gì mà tiện thì xài thôi, sách, ebook, internet... là phương tiện, ai thấy hợp cái chi xài cái đó, miễn sao nó có giúp ích cho bản thân.
    Ngoài ra những người đủ năng lực họ sẽ có cách biến phương tiện trở nên hấp dẫn để nhiều người xài, người không đủ năng lực họ sẽ viện lý do thế này thế nọ hehe :D :D
    Mình cứ thích cái gì dùng cái đó vì quan trọng là chúng ta học được gì áp dụng được gì khi tiếp cận với kiến thức người khác chia sẻ.


    @tamchec coi sao em hén.
     
    mr.buiduytung thích bài này.
  10. Đọc sách không nhất thiết là để thu lượm thêm kiến thức
    Nó còn là thú vui nữa.
    Mà các loại thú vui khác nhau thì vốn không thể so sánh chứ đừng nói là thay thế cho nhau.
     
  11. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Mình thích thì mình đọc thôi! 3D_37
    Mình vẫn ước có 1 thư viện tầm quốc tế ngay giữa trung tâm thành phố với tập hợp nhiều sách chuyên ngành cho những người thuộc những ngành khác nhau học tập và mở rộng kiến thức.

    Sau những ngày bận rộn, tắt hết thiết bị điện tử lại cảm thấy tự do hơn bao giờ hết :)

    Nếu đã đọc qua một lượng sách tương đối sẽ nhận ra internet cho dù có đầy cũng chưa bao giờ đủ nên cần đọc thêm sách và nhiều nguồn khác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/11/16
    tungpham2610 thích bài này.
  12. 1st

    1st Mầm non

    Dù sao thì việc đọc sách thật sự bản thân nó mang đến nhiều trải nghiệm khác với đọc trên các phương tiện điện tử. Cảm giác khi sử dụng phương tiện điện tử hầu như nhắm tới việc cố gắng "hấp thụ" thật nhiều thông tin ngắn gọn trong 1 khoảng thời gian nhất định. Đọc sách mang đến một cảm giác bình yên, sâu lắng hơn các thiết bị điện tử nhiều.
     
    tungpham2610 and darkdragon28 like this.
  13. Sakura2k7

    Sakura2k7 Banned

    Mới đặt mua cuốn: Cô gái trên Mạng nhên xong.... Phù!!!
     
  14. phtdce

    phtdce Lớp 3

    Một ví dụ minh họa cho các bạn: Hàn Quốc - quốc gia với lối sống phụ thuộc internet điển hình của thế giới, nhưng tôi vẫn dễ dàng tìm được các hiệu sách từ vỉa hè, mặt phố khu Gangnam hay ngay dưới tàu điện ngầm. Nói vậy là đủ để cho các bạn (nghĩ internet là đủ) hiểu
     
    darkdragon28 thích bài này.
  15. dhtml

    dhtml Mầm non

    Một chủ đề hay!
    Bản thân mình nhận thấy khi đọc sách giấy có những cái hay mà mình cảm nhận được là:
    1. Mình có thể chọn một nơi yên tĩnh đễ đọc và cảm nhận,không bị sao nhãng bởi những suy nghĩ về mail,về những tin nhắn trên facebook.
    2. Sau một ngày làm việc nhiều trên máy tính,về nhà được cầm quyển sách trên tay,mình thấy nó dân giã và được trở về với chính mình,cảm giác như được xa rời chốn đô thị nhộn nhịp.
    3. Đọc sách trước khi đi ngủ làm mình cảm thấy giấc ngủ của mình sâu hơn.
    Trên là một chút chia sẻ của mình về sách giấy!
     
    Cent and Phuocy Phan like this.
  16. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Họ là ai?
    Và họ phát biểu ở đâu?
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  17. hut_mit

    hut_mit Lớp 3

    Tán đồng ý kiến của bác vietnhat, đọc làm gì khi trên internet có đủ hết?
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  18. angoc1234

    angoc1234 Lớp 2

    Sai lắm. Sách giấy và sách điện tử là hai "sản phẩm" bổ sung cho nhau. Mỗi cái đều có lợi ích riêng và thế mạnh riêng. Người thông minh là biết sử dụng phù hợp với nhu cầu và tình hình của bản thân. Với mình; có tiền, tìm được thì mua sách giấy đọc ở nhà, quán cà phê, nhưng vẫn tải ebook lưu để đọc khi ở cty, đi xe thì nghe audiobook :), đâu phải là người cứng nhắc đâu mà bó buộc nhất thiết chỉ sử dụng một trong hai. Và theo mình biết thì không phải mọi thứ thông tin, kiến thức đều có trên internet và có những kiến thức không dễ tiếp cận và chính xác.
     
  19. quocdat5594

    quocdat5594 Lớp 2

    Cứ thử đọc sách xem, đam mê sách bất diệt. Người không đọc sách sẽ khác với người đọc sách. Cái nhìn họ không thể thấu đáo nổi, kiểu thiển cận. Thử nhìn xem mấy người tài năng, hay tỉ phú gì đó không quan trọng nhưng chí ít họ đọc sách thường xuyên xem đó như là mang đến sự thư thái, thông tuệ.

    Nếu đọc sách Tinh hoa của NXB Tri thức xin bản quyền mua lại dòng sách triết học thì sẽ biết. Vì sao NXB Tri thức lại mua dòng sách kén người về Việt Nam để cung cấp nguồn kiến thức sách tinh hoa. Không chỉ dành cho tinh hoa hay ưu tú. Những đọc sách tinh hoa mới thấy cái đạo cái hay của ngàn xưa, cái đúc kết ngàn năm. Tinh túy mà chẳng ở đâu có ngoài sách, sự thụ nghiệm chuyên tâm. Có cái Iphone, Ipad, Kindle tiện thì tiện thật nhưng chẳng có gì đặc biệt cho lắm, có cái tiện dụng. Một tủ sách đầy với một chút đầu sách đặc biệt có thể nói lên chút về bản thân bạn.

    Mấy người không đọc sách nói chuyện chán thấy mồ. :D
     
  20. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Hình như có mấy bạn đang lẫn lộn câu chuyện.

    1. Topic ở đây là đọc sách hay không đọc sách (tức là Internet đủ rồi).

    2. Nó không liên quan tới đọc sách giấy hay đọc sách điện tử. Tôi tin là có một topic khác bàn về vấn đề này.
     
    thanhbt thích bài này.

Chia sẻ trang này