Chợ: nơi có mấy bà hàng tôm hàng cá chửi nhau. Có mấy thằng say dọa đánh người. Chợ Việt cũng phải có mùi tanh tưởi của cá, của mắm tôm nữa. Bản sắc của chợ Việt ở âm thanh và mùi. :D
Bọ Cạp: Chợ là cuộc sống thực, nó có chức năng của nó, là nơi để nuôi sống mấy ông mọt sách chẳng hạn, và nó như vậy cũng được, nhất là để cạnh tranh sinh tồn.
Vợ Tú Xương cũng là dân chợ, Tú Xương cũng có một câu chửi (ông rất coi trọng vợ mình): :P
THƯƠNG VỢ
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
@vuthanhhoa89 Ở chợ thì không có nội quy như trường học, ở đó người ta sống hồn nhiên, chân chất như bản chất của mình, theo tôi là bình thường vì nó phản ánh thực văn hóa, học thức, dân trí của xã hội nói chung ở diện rộng.
Còn giảng đạo ở chợ, chửi bới ở trường học (môi trường cần sự văn hóa nói chung) là sai chỗ.
Còn vụ "có công" cũng có chuyện để nói. Thời 198x có một nạn là nạn "thương binh" . Đó là các đồng chí cựu bộ đội, được nhà nước nuôi tại các trại điều dưỡng, họ lộng hành khủng khiếp. Lý do lộng hành là: "Vì chúng tôi có công". Động tí là đánh người rất tàn nhẫn, động tí là phá nhà người ta tan hoang. Và thường kéo cả chục người đi. Dân làm ăn hồi đó thường thuê họ đi đòi nợ.
Tôi được chứng kiến tận mắt một vụ đi đòi nợ. Bà hàng xóm nhà tôi có nợ một người, hồi đó gọi là "con phe", như bây giờ gọi là "thương nhân". :D Hôm đó tự nhiên thấy một bà đến nhà kia chửi bới, đằng sau là một đoàn thương binh đi xe lăn, chống nạng. Vẫn nhớ một đồng chí nói: "Có cần dỡ nhà nó không chị?". Dân sợ xanh mặt, công an cũng không dám bén mảng.
Mời bạn vui lòng đọc trước khi muốn góp ý cho diễn đàn
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
Các bình luận trong tin nhắn hồ sơ bởi Ngọc Sơn