Thảo luận Tâm sự “Chửi cha không bằng pha tiếng”?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 1/1/16.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ... Khi Rừng hết vắng và Núi không còn sương... :)!...
    Bài đọc thêm... 'chước' 'cuộc chiến...' :)!
    ... Tính đăng tiếp ở mục Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tuy nhiên nhận thấy 'vấn đề' có thể 'dễ dàng' 'phá Vũ-môn' nên... chuyển về Bàn Trà vạy... :p!



    "CHỬI CHA KHÔNG BẰNG PHA TIẾNG"!?!...


    (Blog Dân trí) - Hiện nay, trên một số chương trình truyền hình của mình có những ca sĩ ở vị trí giám khảo dường như thích khoe chữ bằng cách liên tục pha trộn tiếng Anh khi nhận xét các thí sinh, trong khi vốn tiếng Việt của chúng ta khá đầy đủ để diễn đạt...

    [​IMG]
    (Minh họa: Ngọc Diệp)

    Đài Truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK đối diện với một vụ kiện hy hữu - cụ ông Hoji Takahashi, 71 tuổi, đòi NHK bồi thường thiệt hại tinh thần cho ông số tiền tương đương 14.300 USD. Lý do là NHK đã lạm dụng tiếng Anh trong nhiều chương trình thời sự và giải trí làm tổn thương tinh thần của ông. Ông chất vấn tại sao NHK lại không sử dụng tiếng Nhật, một ngôn ngữ có kho tàng từ vựng phong phú và yêu cầu Đài quốc gia NHK cần xác định ưu tiên dùng tiếng Nhật để giữ gìn văn hóa Nhật Bản.

    Từ vụ khởi kiện của cụ ông Hoji Takahashi, nước Nhật bừng tỉnh để nhìn lại mình, đặc biệt là giới trẻ. Học ngoại ngữ rất tốt, nhưng sinh ngoại ngữ đến mức muốn thay luôn cả tiếng mẹ đẻ là không thể chấp nhận. Trong giao tiếp hằng ngày, thói quen pha trộn thêm vài tiếng nước ngoài để khoe chữ, chứng tỏ mình là người có học thức khá phổ biến trong giới trẻ, dần dần thói quen này thành trào lưu. Người Nhật rất tự hào về truyền thống văn hóa, cho nên thế hệ cao tuổi cảm thấy lo ngại về xu thế Mỹ hóa, và càng không chấp nhận điều đó lại xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia.

    *​

    Ở Việt Nam cũng có những trường hợp tương tự. Một số không ít trong giới trẻ đang tự “ngoại quốc hóa” mình và cho rằng đó là xu thế hiện đại, là “xì bo” và “xì tin”. Khối cô cậu nhuộm tóc “cá bảy màu” theo mốt Hàn Quốc, ăn mặc cũng theo kiểu Hàn Quốc, yêu đương mùi mẩn tay ba tay tư và khóc lóc theo mô típ phim Hàn Quốc. Còn lạm dụng tiếng Anh thì khỏi phải bàn, đó là căn bệnh đang khá trầm trọng. Không chỉ nói, kể cả viết, nhiều người rất thích chêm tiếng Anh vào cho oách. Mặc dù chỉ biết có bấy nhiêu chữ thôi, nhưng cũng khoe khoang với thiên hạ mình cũng là dân sành điệu. Người này nói, người khác bắt chước theo, thế là thành trào lưu sính chữ ngoại trong ngôn ngữ giao tiếp.

    Chuyện trong cộng đồng xã hội loạn xà ngầu về sử dụng tiếng Anh pha vào tiếng Việt đã là đáng phàn nàn, nhưng trên truyền hình lại là chuyện khác. Hiện nay, trên một số chương trình truyền hình của mình có những ca sĩ ở vị trí giám khảo dường như thích khoe chữ bằng cách liên tục pha trộn tiếng Anh khi nhận xét các thí sinh, trong khi vốn tiếng Việt của chúng ta khá đầy đủ để diễn đạt mọi trạng thái cảm xúc, mọi lý luận cao siêu thuộc các lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, kể cả trong lĩnh vực âm nhạc. Cũng có thể các bạn ca sĩ đó có trình độ tiếng Anh, nhưng càng giỏi tiếng nước ngoài thì càng phải ý thức tôn trọng và yêu quý ngôn ngữ mẹ đẻ. Ở Việt Nam trong số người xem người nghe các chương trình như "ai đồ", có hàng triệu người ở vùng sâu vùng xa. Họ đâu có quen với vài thứ tiếng Anh pha trộn như vậy của các vị giám khảo. Liệu khán giả có thể lên tiếng đề nghị Ban tổ chức các chương trình truyền hình nêu trên khuyên ngăn "các ca sĩ sính tiếng tây" này được không??

    Đành rằng học hành bằng cấp này nọ và thông thạo ngoại ngữ có thể coi như là có trí thức, nhưng trí thức và văn hóa là hai lĩnh vực khác nhau. Có người trí thức nhiều nhưng thiếu văn hóa, có người trí thức ít nhưng lại rất có văn hóa. Đương nhiên, nếu vừa có trí thức lại vừa có văn hóa thi là điều càng quý. Hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội hội sẽ thể hiện trong cộng đồng ai là người vừa có trí thức lại vừa có văn hóa. Trong trường hợp này, chính là sự ứng xử đối với tiếng Việt - chữ nghĩa trĩu nặng văn hóa, hồn vía của dân tộc mình. Với thực tế trên liệu có nên nghĩ tới lời nhắc nhở của cha ông chúng ta "Chửi cha không bằng pha tiếng?"...


    Lê Chân Nhân
    (Nguồn Blog báo Điện tử Dân trí trên Internet).​
    _____

    Cảm ơn các bạn đã quan tâm... TVE-4U!?!...
    :rose: 3D_14 :rose:
    3D_16
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/1/16
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ... Phút dừng chân bên Gềnh...
    Chợt nhớ lại một bài của Cụ Tú Mỡ khi họa tranh... Xin chép lại...


    ÔNG TRẠNG MẸO PHẠM DUY KHIÊM


    An-nam kể bọn nhân tài,
    Ông Khiêm thạc sĩ là người lừng danh.
    Đi Tây du học du hành,
    Học thi, thi đỗ, đỗ đành phục thay!
    Chiếm bằng trạng mẹo Âu Tây,
    [1]
    Giỏi ghê giỏi gớm xưa nay mấy người?
    Trở về, trạng bước ra đời,
    Mẹo Tây lại trả đem nhồi sọ Tây.
    Suy đời lộn ngược đến hay,
    Học Lang-sa lại làm thầy Lang-sa.
    Hiềm vì khác tí màu da,
    Tây con nghịch ngợm tròng la thầy đồ.
    Thầy dù chữ nghĩa hay ho,
    Gõ đầu học troẹt, học trò chẳng xong!
    Bao năm đèn sách luống công,
    Học nhờ viết mướn như ông cũng sầu!
    Tiếng Tây ông nói làu làu,
    Hỏi văn quốc ngữ, lắc đầu rằng: «nôông!»
    [2]​

    (Thơ trước Cách mạng 1945)​
    ______

    [1] Phạm Duy Khiêm đỗ Thạc sỹ văn phạm (agrégé de gram-maire) dịch nôm là «trạng mẹo».
    [2] Tiếng Pháp non nghĩa là không.
    ______

    [*] Bài nầy có nằm trong quyển Thơ Tú Mỡ Tuyển (Nxb. Văn học 1964-1971). Sẽ chuyển giao lại cho Dự án... vào dịp tới! (tdc).

     
    Chỉnh sửa cuối: 1/1/16
  3. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Tự thú của một người không giỏi bất cứ thứ tiếng nào (là mình đấy ợ): việc khi nói chuyện bỗng dưng chen tiếng Tây tiếng Tàu nhiều lúc không phải do cố ý, mà là tự dưng nó như vậy. Những người dùng chen vào cũng ý thức được là nó không tốt, nhưng cũng giống như nói ngọng (có thể coi là một dạng nói ngọng không nhỉ), biết và sửa là hai chuyện khác nhau mà.
     
  4. Derby

    Derby Lớp 7

    Mình thì không có ý kiến với việc pha tiếng, chỉ xin phép nói tới một việc khác được nhắc đến trong bài viết trên. Không biết như vậy có phải là lạc đề không nhỉ?

    Đó là động lực đàng sau việc kiện tụng của cụ ông này. Thưa kiện để đòi bồi thường cho sự thiệt hại tinh thần bằng tiền bạc là điều rất bình thường trong thế giới mình đang sống nhưng hình như không nằm trong những việc mà người Á Châu thường làm. Hai chữ "hy hữu" tự nó đã cho mình hiểu điều này. Vậy thì tại sao ông cụ Hoji Takahashi, trong khi chỉ trích NHK đã lạm dụng tiếng nước ngoài, lại chọn cái phương cách rất 'không Nhật Bản' (un-Japanese) để bầy tỏ sự quan tâm của mình nhỉ??? Mình cũng tự hỏi, trước khi đưa đơn kiện, cụ đã khi nào viết thư cho NHK để "chất vấn ......... và yêu cầu NHK .......giữ gìn văn hóa Nhật Bản" chưa? Bởi vì nếu mình là cụ thì mình sẽ trước hết, chọn coi những đài / tiết mục giải trí khác để bảo vệ tinh thần của mình (bởi vì đó là cái mà khi đã hư hại rồi thì rất khó làm cho nó trở lại như cũ); và cũng sẽ dùng những cách rất Nhật Bản để bầy tỏ ý kiến chứ không bắt chước kiện tụng như người ta đâu . Ủa làm sao mà kiện được??? Đã bảo vệ nó kỹ lưỡng rồi mà!!! :D :D :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/1/16
    4DHN thích bài này.
  5. windcity

    windcity Lớp 3

    Mình nghĩ mặc dù có nền văn hóa đậm chất Á Đông, Nhật Bản vẫn là một ngước tư bản rất phát triển, chuyện kiện tụng ở quốc gia này do vậy cũng không phải là hiếm. NHK vốn là đài truyền hình quốc gia của Nhật Bản, do đó yêu cầu của ông cụ phải "giữ gìn văn hóa Nhật Bản" đối với đài truyền hình này cũng không có gì sai. Cứ thử tưởng tượng phát thanh viên đài VTV mà giới thiệu theo kiểu "xin chào ladies and gentlemen, chương trình thời sự today sẽ bao gồm các news sau..." là nổi gai ốc. Mà cũng không thấy bài báo nhắc ông cụ có thắng kiện hay không.

    Như bạn nào đó phía trên bảo là nói pha tiếng này tiếng nọ cũng giống như nói ngọng. Mà nếu đã là nói ngọng, thì là tật xấu cần phải sửa. Có thể sử dụng linh hoạt được nhiều ngôn ngữ là một điều tốt, nhưng còn phải sử dụng cho đúng nơi, đúng chỗ nữa thì càng tốt hơn.
     
    lichan, teacher.anh and 4DHN like this.
  6. Derby

    Derby Lớp 7

    Mình không nói yêu cầu của ông cụ là sai bạn ơi. Mình cũng đã giải thích là chính hai chữ "hy hữu" cho mình biết những chuyện kiện tụng theo kiểu này không phải là phổ thông ở Nhật chứ mình không nói ở Nhật hiếm chuyện kiện tụng. Mình cũng không hề nói là NHK làm đúng. Mình chỉ nói là nếu mình là cụ, mình sẽ chọn bảo vệ thần kinh của mình trước, không để nó bị tổn thương. Và mình cũng sẽ xử dụng những phương cách khác, quen thuộc trong xã hội Nhật, để bày tỏ sự quan tâm của mình. Đó cũng là điều mình thắc mắc không biết ông cụ có làm chưa thôi. Bạn có đọc ý kiến của mình vội vã quá không? Còn nữa, thường mình bày tỏ ý kiến là để tạo một nụ cười thôi, không phải để chỉ trích người khác đâu. Đây không phải là thói quen của mình. :-)
     
    4DHN and vancuong7975 like this.
  7. windcity

    windcity Lớp 3

    Hình như bạn cũng vội vã đọc bình luận của mình rồi, ý của mình ở đây là việc ông cụ kiện tụng không hề "un-Japanese" chút nào đâu ạ (tức là mình không đồng tình với bạn ở chỗ đó ấy, còn chuyện ông cụ nên làm gì, hay bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông cụ, mình có nói gì đâu :) ) . Với lại mình đơn giản chỉ đưa ý kiến của mình, không nhằm "chỉ trích", "phản ứng một lời chỉ trích", cũng không phải "tạo một nụ cười", đơn giản góp vài lời bàn luận cho sôi nổi mà thôi.
     
    4DHN and vancuong7975 like this.
  8. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Đang dùng tiếng Việt mà lại un-Japanese là sao hả các thím :D

    Quay lại, biết là tật xấu nên sửa, nhưng dễ gì sửa được :D.
     
    4DHN thích bài này.
  9. windcity

    windcity Lớp 3

    Haha, dùng lại từ của bạn ở trên.
     
    4DHN thích bài này.
  10. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Mình nghĩ cũng không nên nặng nề quá, ví dụ như là ebook, file, ... giờ cũng thành tiếng Việt rồi
     
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cách đây mấy ngày, anh Tư ăn tô mì Hổ Hổ, rất ngon. cute_smiley15cute_smiley18cute_smiley26cute_smiley8
     
  12. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Anh Tư a, đấy là tiếng địa phương, đâu có phải là pha tiếng, pha tiếng là anh cố ý nhại tiếng trêu chọc người ta một cách có ác ý. :D
     
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Pha tiếng chính là nhại đó! :Rotmat1::Rotmat2:

    Ba vi có con bo vang. Xin lỗi bạn @dangtuanpr nhé! cute_smiley18cute_smiley8
     
  14. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Ví dụ như: Các "huynh đài" đang nói chuyện gì vậy, "i" có thể tham gia được không?

    Nhỉ?

    P/s: Ví dụ cho Tây Tàu lẫn lộn.
    :D
     
    4DHN thích bài này.
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vê tê vê chấm vi en, cũng hay! cute_smiley81cute_smiley82green29
     
  16. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Vtv.vn. ..Vê tờ vờ chấm vờ nờ cute_smiley23. Tiếng Việt thâm quá, tiếng Anh càng thâm. Tờ vờ thâm quá tờ Anh càng thâm.cute_smiley8
     
    Hannibal2010 thích bài này.
  17. CreativeIdiot

    CreativeIdiot Moderator Thành viên BQT

    Có đá đểu chiến hữu của mình không nhỉ?
     
  18. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Như ngay cái tên diễn đàn (hay forum, hay 4rum nhỉ cute_smiley56), các thím đọc thế nào:

    tờ vờ e bốn u chấm o rờ gờ cute_smiley15

    tê vê e pho iu đót ót cute_smiley26

    tê vê e bốn u chấm óc giê :think:

    ti vi i pho du dot ót :lmao:
     
  19. Tit@n

    Tit@n Lớp 3

    Sáng nay, lên sách mặt (1), không thấy mặt mấy thằng sách bạn đâu.
    Chiều lên mười một không không (2) tìm kiếm sách Elon Musk mà vẫn chưa có.
    Nghe nói bên Mạc-Tư-Khoa (3) bắn pháo hoa đón năm mới 2016 đẹp lắm, đẹp hơn cả bên Tân Tây Lan (4).
    Welcome to the world of "không pha tiếng" cute_smiley8
    Giải thích:
    1 - Facebook
    2- 10100 - Google
    3- Moscow
    4- New Zealand
    cute_smiley56
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/1/16
  20. Derby

    Derby Lớp 7

    Nếu vậy thì các ca sĩ mà ông Lê Chân Nhân gọi là "các ca sĩ sính tiếng tây" đâu có làm gì sai phải không? :think: Vì họ đâu có "cố ý nhại để trêu chọc ... một cách có ác ý" mấy người nói tiếng Anh. cute_smiley18 Còn nữa, ông Lê chỉ lo vạch cái không tốt của người mà quên không sờ lỗ tai của mình. Ông là người "kỳ thị phụ nữ" (hay là "coi thường..." ????). Câu kết "lời nhắc nhở của cha ông chúng ta...." cho thấy rất rõ ràng ông không nghĩ là 'mẹ bà chúng ta' (our female ancestors) có thể nói được điều gì đáng nhớ (worth remembering). cute_smiley23
     
    ngtung84 thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này