Thảo luận “Thấu cảm” là gì? Đặng Hoàng Giang viết bậy!

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Rorschach DC, 23/6/17.

Moderators: amylee
  1. Rorschach DC

    Rorschach DC Lớp 2

    [​IMG]Chu Mộng Long – Đạo đức giả là thứ vi trùng lây lan rất mạnh, nhất là trong học đường, ở chính cái môn Ngữ văn!

    Đề thi Ngữ văn TNPT sáng nay lấy một bài viết của nhà tâm lí – đạo đức Đặng Hoàng Giang cho phần Đọc hiểu văn bản với đề tài gọi là “thấu cảm”:

    “Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu vào tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm.”

    Thấu cảm là cách nói khác của trực giác, chỉ sự tương giao cảm xúc giữa ta và đối tượng (người hoặc thậm chí vạn vật). Trực giác gắn liền với một sự kiện, hoàn cảnh riêng lẻ, tức thời, không thuộc phạm trù “hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn” hay “hiểu được suy nghĩ” của người khác. “Hiểu biết thấu đáo” thì phải gọi là “thấu hiểu” chứ sao lại là “thấu cảm”. Có bị ngộ chữ, cuồng chữ không? So sánh “giống như cái lạnh thấu vào tủy hay cái đau thấu xương” là định xếp “thấu cảm” vào loại bệnh “cảm lạnh” à? Cảm khác biệt với hiểu. Cảm diễn ra khoảnh khắc. Hiểu là cả một quá trình. Hiểu có thể lạnh lùng vô cảm. Làm gì có chuyện “khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm”, vì trực giác thuộc bản năng vô tư, phi lí tính. Nói “đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác” là bốc phét, đồng bóng của mấy gã “ngoại cảm” chứ không phải trực giác dưới góc nhìn khoa học! Trẻ em, người nguyên sơ, người khuyết tật luôn có khả năng trực giác cao hơn người lớn và người hiểu biết lí tính chứ “khả năng phát triển” cái gì? Định giáo dục cho học sinh năng lực trực giác à?

    Nghe nhà trực giác luận H. Bergson định nghĩa nè:

    “Trực giác là bản năng vô tư, tinh thần tự nó có khả năng thâm nhập vào đối tượng của nó và mở ra vô tận”. “Giữa chúng ta và bản thân ý thức chúng ta có một bức màn xen vào, bức màn dày đặc đối với đại đa số con người, nhưng nó sẽ là bức màn mỏng, gần như trong suốt đối với nghệ sỹ”. (H.Bergson, Sức mạnh tinh thần, tr.192,193).

    Theo Chu Quang Tiềm, Trực giác thuộc về Ngã, còn hình tướng thuộc về Vật. Khả năng trực giác đi đến “Vật Ngã đồng nhất” – Ta và Vật là một. (Chu Quang Tiềm, Tâm lý văn nghệ, tr.30)

    Các ví dụ Đặng Hoàng Giang đưa ra minh họa không mang nghĩa nào là “hiểu thấu đáo” cả, nó chỉ có phần đúng với nghĩa đơn giản và hời hợt nhất của trực giác hay thấu cảm. Nhưng cách giải nghĩa, định nghĩa của anh ta thật ngô nghê, buồn cười, lẫn lộn giữa trực giác và tư duy lí tính.

    Nó ngô nghê cũng giống như anh ta từng ngô nghê khi cùng với Tạ Bích Loan cho rằng không nên làm việc từ thiện cho người dân vùng cao, vì cái quần cái áo người Kinh đã đánh mất “bản sắc dân tộc” của họ. Anh ta không “thấu cảm” được cái rét buốt của những em bé nghèo khổ không quần không áo mà lại cao đàm khoát luận về “thấu cảm”. Đúng là thời đại kẻ đạo đức giả lên giọng dạy đạo đức!

    Một văn bản thiểu hiểu biết thì bắt học sinh đọc hiểu kiểu gì? Nói tầm phào thì không sao, nhưng đưa vào đề thi phải chuẩn!

    Thôi thì không trách Đặng Hoàng Giang dốt. Đứa ra đề thi cũng dốt. Trách cho một đứa dốt kéo theo dốt cả làng. Đạo đức giả là thứ vi trùng lây lan rất mạnh, nhất là trong học đường, ở chính cái môn Ngữ văn!

    [​IMG]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. Cát Cát

    Cát Cát Moderator Thành viên BQT

    Cả ngày nay, từ khóa hot nhất cõi mạng là từ "thấu cảm" :)
     
    canaximuoi and Ban Tang Du Tử like this.
  3. giaitich

    giaitich Lớp 7

    Hay, rất hay.
    Lâu lắm mới thấy TVe mang đến 1 bài viết ngắn mà hay. Tinh thần TVe là như vậy; thay vì cãi cọ lôi thôi.
     
    tiendungtmv and Ban Tang Du Tử like this.
  4. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Thấu: Suốt qua hết chiều dài, bề dày và chiều sâu.
    Cảm: Nhận biết bằng giác quan, bằng cảm tính.

    Trên đây là định nghĩa từ được trích từ từ điển tiếng Việt của giáo sư Hoàng Phê. Trong đó không có sẵn từ "thấu cảm".
     
  5. Homo Sapiens

    Homo Sapiens Lớp 4

    Cái này có được coi là nội hàm của từ bị thay đổi không?
     
  6. hai_nguyen

    hai_nguyen Mầm non

    đề thi ra rồi và cũng đã thi.
    xong rồi mới nói thì luôn đúng.
    điểm chất lượng nằm ở thí sinh và người chấm thi. em đậu là đậu em rớt là rớt. Liệu có thay đổi được? nếu ko dc thì :
    Sự việc xảy ra + suy nghĩ và hành vi =>kết quả ==>đó là lựa chọn của bạn.
     
  7. NQK

    NQK Lớp 10

    Cuốn đó có đủ từ tiếng Việt không? Tra hộ xem "mê lì" là gì với. Xoạc nữa, trong cụm từ "xoạc nhau"
     
  8. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Càng ngày tiếng Việt càng nhiều từ mới, ngày xưa còn không biết từ phượt là gì, bây giờ từ này ai cũng biết. Tiếng Việt ngày càng phong phú nhờ người Việt chúng ta nên không cần phải cứng nhắc làm gì.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/6/17
    darkdragon28 and Thạch Thảo like this.
  9. boylikegirlz

    boylikegirlz Mầm non

    Thớt nghĩ gì vậy mà mắng cả người ra đề? "Đứa ra đề thi cũng dốt." - wtf? Thưa thớt, đây là bài tập đọc hiểu, thớt đọc kỹ câu hỏi từ 1 đến 4, trích đoạn có thể là bất kỳ nguồn nào, từ sách, báo cho đến bài văn của con nít.
     
    darkdragon28 and Thạch Thảo like this.
  10. Thạch Thảo

    Thạch Thảo Lớp 2

    FB_IMG_1498267993631.jpg FB_IMG_1498267988380.jpg Nguyên văn từ Facebooker Châu Viết Long:
    Chuyện tranh cãi về cách hiểu nghĩa của từ thấu cảm thì mình không bàn, vì lắm thầy quá rồi. Nhưng không hiểu sao nhiều người quả quyết từ "thấu cảm" không có trong từ điển. Rồi đi tìm nghĩa từ 1 cái chủ nghĩa bên Tây được dịch là thuyết “thấu cảm” (tiếng Đức: “Einfühlung”, tiếng Anh: “empathy”). Nhưng tên dịch thì mỗi ông dịch 1 kiểu, nên không nhất thiết phải là thấu cảm, bên Tàu họ cũng dịch khác. Thực ra nó có trong Từ điển tiếng Việt năm 2011 đây.
     
  11. Thạch Thảo

    Thạch Thảo Lớp 2

    Mắc cười ở chỗ bài viết này lại làm lòi ra thêm 1 anh dốt là Mộng Long.
     
  12. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    "Thấu cảm" cứ hiểu đơn giản là thấu hiểu cảm xúc. Cái gọi là "nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ", "sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó" hay "khả năng đọc được tâm trí" là có phần hơi quá nếu cứ hiểu theo nghĩa đen. Ví dụ của lão Đặng cũng không thuyết phục. Như hành động của đứa bé 3 tuổi, trên cơ bản chỉ là phản xạ bắt chước theo cách làm của người lớn chứ bảo nó thấu cảm với em bé sơ sinh thì quá lố rồi.

    Còn Chu Mộng Long thì đúng là ăn nói hàm hồ, bậy bạ hết sức, đã thiếu hiểu biết lại còn bài đặt phân tích rồi chụp mũ và châm biếm, thóa mạ người khác. Mà từ lão Đặng nhảy luôn sang "đứa ra đề thi" và cả "làng giáo dục". "Thấu cảm" mà là "trực giác" sao?
     
    ai biet gi dau thích bài này.
  13. Ông CML này chắc có tư thù với ĐHG, trên fb còn chửi văng mạng rồi còn lôi vụ "từ thiện làm mất bản sắc dân tộc" ra nhay lại. Trong khi vụ từ thiện rõ là ngụy biện cắt ngữ cảnh.
    Nếu sa vào ngụy biện thật thì ông ta quá vội vàng nhảy cóc đến kết luận, điều hết sức tránh đối với một nhà khoa học; còn nếu biết ngụy biện mà vẫn mang ra thóa mạ thì đê tiện, hết sức tránh nếu đã muốn làm người.
     
  14. V/C

    V/C Mầm non

    Nhiều người sợ ngộ độc chữ hay sao mà cứ hay giở từ điển của ông nọ cụ kia ra làm thước đo cho hiểu biết vốn từ???
    Rất nhiều từ không có trong từ điển, nhưng “người trong nghề" biết đấy là gì chả cần phải giải thích. Đa từ có trong từ điển nhưng lại mang ý nghĩa khác mà “dân chơi" không những hiểu mà còn hiểu rất rộng.
    Ngay trên thư viện thường xuyên có từ “chủ thớt", đố các cụ khốt đó là gì chắc ăn thớt vào mặt, nhưng dân hay “băm chém" là hiểu ngay. Ngay cả từ “cụ khốt" là cả một vấn đề rồi, không phải “mọt" thì deck biết. Rồi từ “mọt" nữa....
    Những từ mà “người trong cuộc" mới hiểu được thì gọi đấy là “thấu cảm" chắc chuẩn không cần quẩn. Đa tạ bác Giang quá!
     
    Lamani thích bài này.
  15. luatkhoathuquan

    luatkhoathuquan Lớp 2

    .
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/10/22
  16. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Để mai tra thử. Cuốn cũng dày mà không biết có đủ không. Với mấy từ kia nghe có vẻ văn nói lắm. Văn nói ít có trong tự điển.
     
  17. NQK

    NQK Lớp 10

    Mê lì là chỉ hiện tượng lợn nái chịu đực. Các hộ nuôi lợn/heo đều biết.

    Xoạc là từ cũ, nghĩa mới.

    Nhưng cái đó là bên lề. Cái chính ở đây là sự thú vị về trình độ của người chê bai "thấu cảm"
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/7/17
  18. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Ông Giang thì tôi chẳng biết là thần thánh phương nào. Nhưng chỉ riêng cái định nghĩa thấu cảm của ông thì tôi không ưa. Vì định nghĩa nó không chuẩn xác mà rối rắm, khó hiểu. Tôi không đánh giá cao.

    Còn về vụ người chửi ông Giang thì tôi cũng không ưa. Ông Giang có thể phát ngôn đâu đó, nhưng đưa nội dung đó ra đánh đố học sinh thì lại là những người chịu trách nhiệm tổ chức khoa cử.

    Nhân đây, có chuyện một nhà văn đương thời nọ, được trích hẳn một đoạn trong tác phẩm của mình vào đề thi quốc gia mà ông ấy cũng không hề được biết.

    Từ điển là cơ sở để hiểu từ, nhất là với những người tiếp cận với ngôn ngữ còn phổ thông như tôi. Nhiều từ mình nghĩ vậy mà đôi khi không phải vậy, đôi khi dùng sai. Nhiều từ quả thật mình cũng không biết. Ví dụ như: lãng giang, ngẩu,... Nên tôi nghĩ vẫn nên xem từ điển để học hỏi rồi dần chỉnh sửa cách dùng từ của mình. Dù thì là không phải ai cũng có một cuốn từ điển tốt, đầy đủ. Mà thường, từ điển cũng như sách, mỗi cuốn lại có ưu khuyết, cấp bậc khác nhau.
     
  19. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Theo từ điển thì thấu cảm nghĩa là cảm nhận và thấu hiểu một cách sâu sắc. Tôi thấy nên bỏ cụm từ ''một cách sâu sắc'' thì lời giải thích vừa ngắn gọn lại đúng hơn cả.
     
  20. NQK

    NQK Lớp 10

    Tôi cũng chẳng biết ông Giang là ông nào, lại càng không biết cái ông chửi. Chính về thế mà càng thấy thú vị khi một đám nhảy vào. Nhưng cũng hay, lâu lâu lại có cái vui để xem.

    Nhìn cái tên của bài này thôi là thấy sự khiêu khích rồi. Chả rõ cái ông tạo bài này là ông viết hay ông lại cắm đầu đi chép. Dù thế nào đi nữa thì cũng là đăng bài bậy.
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này