Phật Giáo “TRUNG QUÁN LUẬN” & Yếu Chỉ Trung Quán Luận

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi hhongxuan, 4/10/13.

Moderators: mopie
  1. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Trích….
    “Xuất phát từ những ức niệm vọng tưởng phân biệt, tham, nhuế, si khởi sanh. Những điên đảo, tịnh và bất tịnh cũng đều từ các duyên khởi sanh.

    Nếu nhân vì tịnh và bất tịnh điên đảo sanh khởi tam độc (tham, sân, si) thì tam độc chính nó không có tự tánh nên phiền não cũng không có thật.

    Ngã và pháp (* chỉ cho phiền não) có hay không, vấn đề này hoàn toàn bất thành. Không có thật ngã thì dù các phiền não có hay không có, cũng không thể cấu thành.

    Nếu cho rằng vô ngã nhưng phiền não vẫn có thể thành lập được thì thử hỏi đã vô ngã thì ai là người sở hữu chủ của những phiền não này? Và nếu không có ai là sở hữu chủ của những phiền não này thì tất nhiên nó chính là cái không thể cấu thành được. Nếu tách rời con người nhưng phiền não vẫn hiện hữu một cách độc lập thì chính những phiền não đó đã không hệ thuộc vào bất cứ đâu (cái gì hoặc người nào).

    Giống như vì thân kiến (* chấp có ngã và dẫu cho rằng: 1- Lìa uẩn có ngã, 2- Uẩn chính là ngã, 3- Trong năm uẩn có ngã, 4- Trong ngã có ngũ uẩn và 5- Ngũ uẩn thuộc về ngã) dùng năm thứ (quan sát như thế) để truy cầu thì cũng không thể nào tìm thấy Ngã được. Sử dụng năm phương pháp trên để truy cầu phiền não nơi tâm ô cấu (* cấu nhiễm: không trong sạch thanh tịnh) cũng không thể tìm thấy.

    Hai thứ điên đảo tịnh và bất tịnh đều không có tự tánh, mà vốn đã không có tự tánh thì làm thế nào nhân nhờ vào hai thứ này mà các phiền não có thể sanh khởi?”
    (Trung Quán Luận - Phẩm 23 – Quán sát điên đảo)

    *****

    “Có người hỏi: "Phật pháp có thể chia nhiều tông, tại sao không thể chia nhiều phái?" Nên biết Phật pháp là để hiển bày bản thể tự tánh bất nhị của Diệu giác nên chẳng thể chia. Có thể chia là giáo pháp (chẳng phải Phật pháp). Chư Phật chư Tổ, vì muốn thích ứng căn cơ trình độ của mọi chúng sanh, nên vì khế hợp đương cơ mà chia nhiều tông, tức là trên phù hợp ý Phật (Phật pháp chẳng thể chia), dưới khế hợp đương cơ (giáo pháp có thể chia) là vậy.

    Giáo pháp thích hợp với người phương Ðông được chia làm năm hệ: Thiền, Giáo, Luật, Tịnh, và Mật. Thiền, Luật, Tịnh, Mật, mỗi hệ có một tông. Giáo môn lại chia thành bốn tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận và Duy Thức, cộng chung là tám tông đại thừa.

    Luận này, vì muốn phá chấp nhị biên tương đối, nên phương tiện thiết lập Trung Quán. Nguồn gốc của nhị biên là "hữu" và "vô". "Hữu" bao gồm hữu vi pháp, "vô" bao gồm vô vi pháp. Nhị biên đã phá thì "Trung" không có chỗ để an lập. Như thế, đâu có học thuyết cao siêu để cho nghiên cứu mà dựng lập học phái Trung Quán!

    Lục Tổ nói thuyết pháp chẳng lìa tự tánh, tự tánh là bất nhị. Kinh Ðại Thừa liễu nghĩa do Phật thuyết đều là bất nhị. Chư Tổ căn cứ theo kinh liễu nghĩa lập luận sớ giải cũng là bất nhị. Bất nhị thì chẳng có tương đối, chẳng có tương đối thì chẳng thể dùng bộ não suy nghĩ, chẳng thể dùng lời nói văn tự diễn đạt, cho nên Ðại Thừa Khởi Tín Luận nói: lìa "tướng tâm duyên", lìa "tướng danh tự" v.v...

    Nên biết, những phương tiện do chư Phật chư Tổ thiết lập chỉ muốn khiến chúng sanh ngay đó khai ngộ, chứ chẳng phải muốn chúng sanh nghiên cứu tìm hiểu lý đạo. Do đó chẳng thể xem như một học thuyết để nghiên cứu mà chia ra nhiều học phái.

    Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá, kỳ thực quán cũng là phá. Bất cứ hữu vi pháp, vô vi pháp, tất cả đều phá. Như các phẩm Quán Như Lai, Quán Niết Bàn là thuộc về phá pháp vô vi, những phẩm Quán Nhân Duyên, Quán Khứ Lai thuộc về phá pháp hữu vi. Hữu vô tất cả pháp đều phá. Phàm có nhị biên tương đối đều phá hết.

    Chư Phật chư Tổ dùng pháp phá làm phương tiện để phá sự chấp trước của chúng sanh. Chúng sanh có cái sở chấp nào, thì phá cái sở chấp nấy. Nếu chúng sanh chẳng có chấp trước, thì pháp phá cũng thành dư thừa. Nay chúng tôi biên tập yếu chỉ Trung Quán Luận này, chỉ ở trong mỗi phẩm rút ra vài bài kệ chủ yếu, để sáng tỏ yếu chỉ về pháp phá của tác giả mà thôi.
    (Yếu Chỉ Trung Quán Luận” - HT. Thích Duy Lực.)

    …..

    Vài trích đoạn ở trên có thể giúp các bạn phần nào hình dung được diệu lý sâu mầu của “Trung Luận”.
    Tam tạng Kinh điển của nhà Phật tự cổ chí kim làm say mê không biết bao nhiêu bậc thức giả và cũng đem lại nhiều lợi ích thiết thực.
    Các bạn không thể thiếu bộ luận này trong tay trên con đường tu học Phật.
    Xin được tiếp tục giới thiệu “Trung Luận” của Long Thọ Bồ Tát, do Thích Viên Lý dịch kẻm Phụ Lục “Yếu Chỉ Trung Quán Luận” của HT. Thích Duy Lực.

    ****
    Trong bài sau, tambao cũng xin được giới thiệu với các bạn “Lịch Sử Tư Tưởng Và Triết Học Tánh Không” của thầy Thích Tâm Thiện trong bộ ba 3 quyển được giới thiệu trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link để các bạn rộng đường tham khảo.
    Trân trọng giới thiệu

    Nguồn TVE : tambao
     

    Các file đính kèm:

    khanhmax, Kiep Lang Thang and atdau like this.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này