Việt-nam Hán-văn tiểu-thuyết tập-thành (越南漢文小說集成) là nhan đề bộ tùng thư 20 quyển 6 triệu từ do Thượng-Hải cổ-tịch xuất-bản xã bắt đầu san hành từ tháng 03 năm 2011. Công trình này là sự nỗ lực của một nhóm học giả Hoa lục và Đài Loan, nhằm nhuận sắc các thi văn phẩm ưu tú nhất trong kho tàng văn học Hán tự Việt Nam trung đại. Tác phẩm được ngay cả học giới Việt Nam đánh giá cao và tiến hành tầm khảo. Xin giới thiệu lần lượt cho khỏi rối !
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lĩnh Nam trích quái (Giáp bản) 嶺南摭怪(甲本) Lĩnh Nam trích quái (Ất bản) 嶺南摭怪(乙本) Lĩnh Nam trích quái (Bính bản) 嶺南摭怪(丙本) Mã Lân dật sử 馬麟逸史 Chính văn Lĩnh Nam trích quái liệt truyện (嶺南摭怪列傳) diễn Nôm là "hợp tuyển những sự lạ ở cõi Lĩnh Nam". Yếu tố "Lĩnh Nam" (嶺南) ở ngữ cảnh trung đại là chỉ chung những khu vực phía Nam Ngũ Lĩnh. Nhìn chung, nhan đề Lĩnh Nam trích quái liệt truyện có liên hệ chặt chẽ với Việt điện u linh tập về thi pháp. Cứ theo thông tin tản mác trong các sách Vịnh sử thi tập của ông Thoát Hiên Đặng Minh Khiêm, Kiến văn tiểu lục của ông Quế Đường Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của ông Mai Phong Phan Huy Chú, thì tác giả Lĩnh Nam trích quái liệt truyện là danh sĩ Trần Thế Pháp (陳世法), tự Thức Chi (式之), người huyện Thạch Thất, soạn khoảng thời Trần mạt. Tuy nhiên, cứ bài tựa, sách được tiến hành hiệu chính (hoặc phát hiện) năm Hồng Đức thứ 23 (Nhâm Tí 1492), nghĩa là sau thời điểm xuất hiện cả thế kỉ. Tác giả tựa là nhị vị tiến sĩ Lê triều Võ Quỳnh (武瓊) và Kiều Phú (喬富), đều không nhắc gì đến tác giả thủ cảo này, cho nên chỉ là huyên truyền. Vả chăng, các đời Mạc và Lê trung hưng về sau đều có sĩ nhân gia thêm tục biên, gây nên những tranh luận trong sĩ lâm An Nam về cả nội dung, thi pháp và thể tài. Tới hậu kì hiện đại, trứ tác này lại gieo tranh cãi trong học giới Hán Nôm về văn bản học cũng như sử liệu học. Lĩnh Nam trích quái liệt truyện còn tới nay ở dạng tam sao thất bản chính là do trường kì lịch sử liên tục bị biến đổi cấu trúc. Tại Việt Nam có 4 sao bản trữ tại Thư viện Khoa học Xã hội (Hà Nội), kí hiệu A33, A1200, A1300, A2107 ; tuy nhiên sao bản thứ 5 trữ tại Viện Sử học (Hà Nội) kí hiệu HV486 lại được chuộng nhất. Sao bản trữ tại Đại học Yale (Mĩ) và ấn bản của Trung Châu cổ tịch xuất bản xã (Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Cộng) đều dựa theo HV486. Vả lại, Lĩnh Nam trích quái liệt truyện có thể coi là kế tục Việt điện u linh tập trong việc chép lại sinh hoạt tâm linh của người An Nam trung đại trung kì. Mặt khác, tác phẩm cũng bộc lộ những khiếm khuyết trong phong tục An Nam ở buổi đầu kiến tạo đặc sắc. Đối với học giới hiện đại, trứ tác này là cứ liệu quý về bối cảnh An Nam trung đại trung kì - giai đoạn vốn ít tư liệu và có nhiều điều tồn nghi. Bởi sách chỉ thuần túy đề cập yếu tố tín ngưỡng mà không để ý tới sự cần thiết phải chính xác lịch sử, hay có chăng, lịch sử chỉ là cái cớ tung hoành bút pháp. Đối với công chúng hiện đại nói chung, tác phẩm cung cấp lối hành văn đặc thù ở một giai đoạn lịch sử tương đối dài và có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành căn tính Việt Nam. Tựu trung, trứ tác này đáng coi là tập hợp những thần tích Trung Hoa, An Nam và đôi chút Ấn Độ, hầu như không tồn tại vấn đề niên đại trong các cố sự. Tuy nhiên, các ấn bản hiện đại thường lược bớt bài tựa và bạt trong cổ bản.
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Việt điện u linh tập lục 粵甸幽靈集录* Việt điện u linh tập toàn biên 越甸幽靈集全编 Việt điện u linh 粵甸幽靈 Tân đính giảo bình Việt điện u linh tập 新訂較評越甸幽靈集 Việt điện u linh tập 越甸幽靈集 (*) Cần lưu ý, 粵 và 越 tuy cùng là "Việt", nhưng văn cảnh khu biệt. Trong bộ Tập-Thành, nhóm chủ biên dùng cả hai để nhấn mạnh yếu tố niên đại trong văn bản. Chính văn Việt điện u linh tập (越甸幽靈集) diễn Nôm là "hợp tuyển thần tích trong cõi Việt". Yếu tố "Việt" (越) ở ngữ cảnh trung đại là chỉ chung những khu vực phía Nam Ngũ Lĩnh. Cứ theo bài tựa năm Khai Hựu (1329) trong sách cùng tiểu dẫn của các vị Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đời sau, tác giả Việt điện u linh tập tạm được chấp nhận là Lý Tế Xuyên, một quan viên nhỏ thời Trần Hiến Tông. Tuy nhiên, theo giáo sư Dương Quảng Hàm, Lý Tế Xuyên cũng chỉ là một trong nhiều tác giả và sách phải có sớm nhất từ triều Lý. Vả chăng, cùng thời Lý Tế Xuyên còn Lĩnh Nam trích quái liệt truyện của Trần Thế Pháp tương tự về chủ đề và đề tài. Nhưng tựu trung, đây là hai văn phẩm cổ nhất còn bảo tồn nguyên vẹn tại Việt Nam. Cả hai tác phẩm đều nhuốm màu Đạo giáo dù ở thời kì Phật giáo còn ngự trị mãnh liệt. Từ thế kỉ XIV, sau những biến cố của chiến sự Nguyên-Việt, về căn bản lối sống chuộng Phật giáo tại An Nam bắt đầu thoái hóa. Trong dân gian xuất hiện những hình thức thờ cúng kiểu Đạo giáo, có lẽ một phần do tiếp thu từ những người Tống chạy nạn Mông Cổ. Tác phẩm cho độc giả hiện đại cái nhìn tương đối sinh động về sinh hoạt tâm linh của người Việt thời Trần mạt. Đồng thời, làm tư liệu để địa phương các đời kiến tạo bản sắc thông qua những lễ hội tôn vinh thần nhân.
ĐỆ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link-Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link-Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link SÁCH Thiên Nam vân lục 天南雲籙 Nam quốc dị nhân sự tích lục 南國異人事跡錄 Phan thần nương ngọc phả - Sách Đinh thánh mẫu ngọc phả - Tản Viên thánh sự tích 潘神 娘玉譜·冊丁聖母玉譜·傘員聖事跡 Hùng triều Chử Đồng Tử cập Tiên Dung, Tây Cung nhị vị tiên nữ ngọc phả 雄朝褚童子及仙 容、西宮二位仙女玉譜 Đại Càn quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương ngọc phả lục 大乾國家南海四位聖娘玉譜錄 Giáo dục xã phụng sự 教育社奉事 Đại Càn quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương vương, Linh Tiều Qua Qua phu nhân sự tích 大 乾國家南海四位聖娘王、靈湫瓜瓜夫人事迹 Thiên Bản Vân hương Lê triều thánh mẫu ngọc phả 天本雲鄉黎朝聖母玉譜 Vân Cát thần nữ cổ lục 雲葛神女古籙 Lê quận công cổ truyền thủy mạt 黎郡公古傳始末 Võ thị liệt nữ thần lục 武氏烈女神錄 Hội chân biên 會真編 Dị nhân lược chí 異人略志 Truyền kì mạn lục 傳奇漫錄 Truyền kì tân phả 傳奇新譜 Việt Nam kì phùng sự lục 越南奇逢事錄 Đồng song kí 同窗記 Thánh Tông di thảo 聖宗遺草 Hoa viên kì ngộ kí 華園奇遇記 Tùng trúc liên mai tứ hữu 松竹蓮梅四友 Kim Vân Kiều lục 金雲翹錄 Đào hoa mộng kí - Tục đoạn trường tân thanh 桃花夢記·續斷腸新聲 Nam sử tư kí 南史私記 Thánh Tông di thảo (聖宗遺草) nguyên ủy là thủ cảo gồm 2 quyển, đóng thành 1 tập dày 198 trang, khổ 31x21cm, có 1 tựa, mỗi trang 9 dòng, mỗi dòng 19 từ. Tác phẩm do Viện Viễn Đông Bác Cổ sưu tầm đầu thế kỉ XX, sau này tàng trữ tại thư khố Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) dưới kí hiệu A202. Mãi tới năm 1987, tác phẩm mới được công bố trên ấn bản hiện đại, có thêm phần dịch Việt văn và bổ chú. Cứ theo nhan đề và bài tựa, soạn giả có thể là hoàng đế Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, nhiều địa danh trong tác phẩm chỉ xuất hiện sau vua vài trăm năm, hơn nữa, triều Lê Thánh Tông là thời Nho giáo bảo thủ, cương vị quốc chủ khiến Lê Thánh Tông khó lòng nào có một trứ tác toàn điều quỷ dị như thế. Vả chăng, việc giả danh nhân vật chính trị có uy tín là khá phổ biến tại An Nam và các quốc gia Hán quyển, nhằm giúp cả tác giả và tác phẩm dễ vượt lưới kiểm soát để tới tay độc giả đại chúng. Cho nên, học giới nhìn chung chấp nhận đây là tác giả nặc danh thị, nhưng soạn không sớm hơn năm Quý Tị 1893. Thánh Tông di thảo lần đầu được các học giả Bùi Văn Nguyên và Nguyễn Ngọc San sơ dịch 4 thiên in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (thế kỉ X đến thế kỉ XVII) do Nhà xuất bản Văn Hóa và viện Văn Học ấn hành năm 1962. Năm 1963 thì hai cơ quan này phát hành bản dịch hoàn chỉnh của học giả Nguyễn Bích Ngô, có học giả Phạm Văn Thắm hiệu đính và làm phần giới thiệu. Tới thập niên 1980 lần lượt có ấn bản Hoa lục, Đài Loan và Pháp. Ở thập niên 1960, học giả Nguyễn Đổng Chi đưa 19 thiên Thánh Tông di thảo vào bộ Kho tàng cổ tích Việt Nam nhưng sửa lại giọng điệu và một số tình tiết cho hợp lứa tuổi nhi đồng. Đến đầu thế kỉ XXI, tác gia Hà Thủy Nguyên phỏng thi pháp Thánh Tông di thảo soạn Cầm thư quán (tiểu thuyết dã sử, NXB Đà Nẵng, 2005) và Thiên địa phong trần (tiểu thuyết ngôn tình, NXB Hội Nhà Văn, 2019).
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lão song thô lục 老窗粗錄 Hoàng Việt xuân thu 皇越春秋 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Việt Nam khai quốc chí truyện 越南開國志傳 Hoan châu kí 驩州記 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link An Nam nhất thống chí 安南一統志 Hoàng Việt long hưng chí 皇越龍興志 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Công dư tiệp kí 公餘捷記 Danh thần danh nho truyện kí 名臣名儒傳記 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thần quái hiển linh lục 神怪顯靈錄 Nam thiên trân dị tập 南天珍異集
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lịch đại danh thần sự trạng 歷代名臣事狀 Việt tuấn giai đàm tiền biên 越雋佳談前編 Bản quốc dị văn lục 本國異聞錄 Đại Nam kì truyện 大南奇傳 Hạ dư nhàn thoại 夏餘閑話 Nam chân tạp kí 南真雜記 Thái Bình quảng kí 太平廣記 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tang thương ngẫu lục 桑滄偶錄 Thính văn dị lục 聽聞異錄 Hát Đông thư dị 喝東書異 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bà Tâm huyền kính lục 婆心懸鏡錄 Luân lí giáo khoa thư : Nhân trung vật 倫理教科書:人中物 Nam quốc giai sự 南國佳事 Đại Nam hành nghĩa liệt nữ truyện 大南行義列女傳 Nam quốc vĩ nhân truyện 南國偉人傳 Cổ quái bốc sư truyện 古怪卜師傳 Vũ Đình nguyệt viên kỉ sự 武亭月圓紀事 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dã sử 野史 Dã sử bổ di 野史補遺 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Kiến văn lục 見聞錄 Truyện kí trích lục 傳記摘錄 Nam thành du dật toàn truyện 南城遊逸全傳 Điểu tham kỳ án 鳥探奇案 Tây Dương Gia Tô bí lục 西洋耶蘇祕錄 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nam ông mộng lục 南翁夢錄 Xuyết thập tạp kí 掇拾雜記 Vũ trung tùy bút 雨中隨筆 Mẫn Hiên thuyết thoại 敏軒說類 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Công hạ kí văn 公暇記聞 Sơn cư tạp thuật 山居雜述 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nam thiên trung nghĩa thực lục 南天忠義實錄 Nhân vật chí 人物志 Khoa bảng tiêu kì 科榜標奇 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hồng Ấn Tử truyện 紅印子傳 Tân niên bôi tửu 新年杯酒 Đằng trượng 籐杖 Gia tình thoại 家情話 Hoạn hải ba đào 宦海波濤 Mộng trung mộng 夢中夢 Tuẫn tình biệt lục 殉情別錄 Tân hôn nhất tịch thoại 新婚一夕話 Chiêu nhị nương truyện 昭二娘傳 Tam lãn Hán 三懶漢 Tân truyền kì lục 新傳奇錄 Vũ trùng giác thắng kí 羽蟲角勝記 Vân Nang tiểu sử 雲囊小史 Tang thương lệ sử 桑滄淚史 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trớ thái thiền sư 咀菜禪師 Quốc ngoại quốc 國外國 Chân tướng quân 真將軍 Tái sinh sinh 再生生 Dư ngu sấm 余愚讖 Không trung duyên 空中緣 Chiến trường chi thự quang 戰場之曙光 Huyết chỉ 血紙 Hiệp cẩu 俠狗 Trư vương bản kỉ 豬王本紀 Hoan tống Trư vương kỉ 歡送豬王紀 Nghĩa ly nô 義貍奴 Viên quốc 猿國 Nghĩa cưu 義鳩 Vạn lí bô đào kí 萬里逋逃記 Kiếp hậu quân nhân 劫後軍人 Trùng Quang tâm sử 重光心史 Hậu Trần dật sử 後陳逸史 Hiệp thủy quân 俠水軍 Tử chi nghĩa 死之義