Đôi dòng lưu niệm 100 định luật thép trong phim võ hiệp và kiếm hiệp

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Missfly82, 9/5/20.

Moderators: amylee
  1. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    100 định luật thép trong phim võ hiệp và kiếm hiệp
    Bài viết này liệt kê 100 định luật bất biến trong phim kiếm hiệp và võ hiệp. Hãy đọc và khám phá, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị.

    [​IMG]

    1. Duyệt Lai khách sạn là hệ thống khách sạn lớn nhất thời cổ đại. Khẩu phần thức ăn đúng chuẩn của đại hiệp: 2 cân thịt bò + thượng đẳng Nữ Nhi Hồng (Duyệt Lai khách sạn cung ứng lâu dài).

    2. Siêu cấp độc dược, giải dược, ám khí luôn có xuất xứ từ Tây Vực, hay tệ nhất cũng phài là Đường Môn.

    3. Người nào thường ngày ở chung, chỉ cần mặc vào y phục dạ hành, trang bị thêm khăn che mặt, đối phương chắc chắn không nhận ra.

    4. Nhân vật không quan trọng, nhân vật phụ chắc chắn sẽ dùng võ công có tính nghệ thuật rất mạnh, có tên đậm chất văn học hoặc liên quan đến động vật, nhưng hiệu quả lại rất kém.

    5. Có tóc trắng + râu dài (nếu râu trắng luôn thì càng tốt) tuyệt đối là khoáng thế cao nhân, nhất định phải lôi kéo tốt quan hệ.

    6. Anh hùng luôn có một thanh vũ khí tốt. Tốt đến mức không cần bảo dưỡng sửa chữa.

    7. Ở loạn tiễn, anh hùng nếu không muốn chết, chắc chắn không chết. Xui xẻo trúng tên rồi, đó cũng là do có nhân vật ác bắt giữ thân nhân làm anh hùng phân tâm.

    8. Nhất định phải đánh mấy đòn xoàng xoàng mang tính tượng trưng, sau đó mới ra tuyệt chiêu, đồng thời kèm theo nước miếng tung tóe kêu to: Đi tìm chết đi !!!!

    9. Đánh ra skill cuối phải làm 1 loạt động tác, delay cực lâu ít nhất cũng 1 đến 2 phút. Nhưng địch nhân tuyệt không bao giờ đánh lén, mặc dù đây là cơ hội tốt.

    10. Cao thủ xem định luật vạn vật hấp dẫn của Newton là mây bay, khắp nơi bay loạn xà ngầu, tốc độ nhanh hơn chim. Bất quá nếu đi đường xa … lại cưỡi ngựa.

    11. Khẩu phần thức ăn đúng chuẩn của đại hiệp: 2 cân thịt bò + thượng đẳng Nữ Nhi Hồng (Duyệt Lai khách sạn cung ứng lâu dài).

    12. Người tốt không bao giờ hạ độc, người xấu không bao giờ không hạ độc. Nhưng người tốt luôn bị vu oan hạ độc, người xấu chẳng bao giờ có người hoài nghi.

    13. Đại hiệp muốn thể hiện level của mình, thường thường sẽ nhặt cành cây đánh tiểu nhân vật không biết trời cao đất dày, sau đó … Duyệt Lai khách sạn bắt đầu cung ứng nhánh cây.

    14. Ở một đường phố thằng tắp bị người đuổi giết. Mặc dù rất gấp gáp, nhưng luôn lấy việc lật ngã bãi hàng hai bên đường làm việc trọng yếu nhất.

    15. Người tốt dùng ám khí là hình thức bắt buộc, đa tài đa nghệ, một kích tất trúng. Người xấu dùng ám khí là hèn hạ vô sỉ, bàng môn tả đạo, ném đến chết cũng không trúng.

    16. Người xấu ngàn tâm vạn khổ ném trúng rồi, sẽ vẫn bị người tốt chịu đựng đau đớn đánh ngã, bonus thêm phun nước miếng chửi thẳng mặt: hèn hạ!

    17. Sau đó sẽ có tuyệt thế giai nhân, hot girl chạy tới cứu anh hùng bị trúng ám khí, không lâu sẽ sinh tình…

    18. Thời đó xã hội trị an không tốt, người người mang khí giới nguy hiểm.

    19. Chủ tiệm giết heo, chắc chắn là một gã mập map.

    20. Tuyệt thế thần binh luôn bị mấy tấm vải rách tầng tầng che kín. Tuyệt thế thần nhân cũng bị mấy tấm vãi rách tầng tầng che kín (đôi khi bị lầm tưởng thành ăn mày).

    21. Nhân vật chính chỉ có 1 bộ quần áo. Nếu muốn đổi chỉ khi nào võ công tăng tiến hoặc qua mấy chục năm mới đổi 1 bộ.

    22. Tất cả mọi người rất có tiền. Một tờ lại một tờ ngân phiếu văng ra so giấy nháp còn tiện nghi.

    23. Tiểu nhị của Duyệt Lai khách sạn có trang bị Google Search trên người kiến thức uyên bác vô cùng. Có hỏi (+ tiền) tất đáp.

    24. Người có tiền họ Kim, người nào không tiền tên Nhị Cẩu.

    25. Thiếu lâm tự luôn có 1 phương trượng ( lão hòa thường 8x tuổi trờ lên) cùng 1 đồ đệ lợi hại. Còn lại đều gà bắp.

    26. Bí tịch võ công phân biệt tuổi tác 16+, 18+, 20+, 40+ v.v… phân biệt giới tính: nam, nữ, nam nữ cùng luyện, không nam không nữ. Không đọc “Lời nói đầu” của bí tịch rất nguy hiểm.

    27. Mọi người ai cũng rất thích ở Duyệt Lai khách sạn gây chuyện. Trước hất cái bàn, sau đập cái ghế. Cuối cùng mới đánh nhau.

    28. Có lúc 1 kiếm chém rơi đá cứng. Có lúc 1 cái bàn gỗ cũng chém không vỡ.

    29. Anh hùng rất tuấn tú, đại nhân vật phản diện cũng rất tuấn tú. Nhân vật phụ trợ nhan sắc ngang nhau.

    30. Kinh điển đối thoại:
    A: Tại hạ XXX, người giang hồ xưng XXX.
    B: Nguyên lai là XXX, ngưỡng mộ đã lâu, ngưỡng mộ đã lâu.
    A: Không dám nhận, không dám nhận.





    31. Một mình đấu, bên chính nghĩa không chịu nổi, sẽ kêu người giúp một tay: "Đối phó loại ma đầu này, không cần cùng hắn nói cái gì giang hồ đạo nghĩa, mọi người cùng lên đi!!!"

    32. Đánh lôi đài, nhất định phải lộn đầu bay lên sau đó dùng điều thứ 30 kinh điển đối thoại.

    33. Đường Lang quyền trải qua thời gian không bao giờ suy thoái. Thái cực quyền chỉ có vài người biết…

    34. Thư viện của Thiếu lâm tự thường mất sách.

    35. Mặc dù cao thủ có thể dùng lỗ mũi nghe được địch nhân hơi thở, nhưng bị nghe lén chỉ có đối phương đụng lật thứ gì mới phát hiện.

    36. Người nghe lén bị phát giác thường trong lúc bị đuổi quay người lại ném ám khi, đạn khói v.v… Cũng ở lúc này trốn nhanh so với bình thường gấp 10 lần.

    37. Ngoài ra người nghe lén cũng thường thích giả chết.

    38. Một người uống rượu buồn, thất tình, bi thương, nhất định trời sẽ mưa.

    39. Mưa chưa đủ, còn có thêm lôi quang sấm sét ầm ầm.

    40. Party tổ hợp luôn là: Tứ đại XX, Tứ đại ***, Tứ đại %%%, Tứ đại !@#, Tứ đại bla…bla…

    41. Khi rút kiếm, có lúc sẽ có kiếm khí, có lúc sẽ chẳng rút ra được.

    42. Triều đình đại tướng quân võ công vô cùng gà bắp. Công Công mới lợi hại.

    43. Luôn có 1 quyền sách, kiếm, ngọc, bản đồ kho báu… để cả đám nhào vào cướp.

    44. Có một phương pháp truyền bá tin tức so với internet còn nhanh hơn: Truyền miệng.

    45. Không bao giờ có người chủ động đi nhà cầu. Nếu có, đó là vì bị cho uống thuốc xổ.

    46. Kỹ viện đều là Di Hồng viện (hoài nghi là chi nhánh của Duyệt Lai tập đoàn)

    47. Tóc tạo hình rất tốt, vung cỡ nào cũng hồi phục lại hình dáng ban đầu (Dùng keo dán sắt chăng?)

    48. Hoặc là từ nhỏ tập võ, hoặc không bao giờ tập võ, nếu không sẽ chẳng thành tài.

    49. Đại hiệp thắng lợi có 2 phương thức: Hoặc 1 chiêu giải quyết hoặc 100, 200, 300 chiêu giải quyết (không có số lẻ)

    50. Điều buồn bực nhất chính là: Hot girl đi đâu cũng thấy.

    51. Người xấu tỉnh ngộ xong, nhất định sẽ chết!

    52. Nữ nhân vật xấu bị vạch trần sẽ lui về sau 1 bước, đứng không vững.

    53. Người bị bệnh nặng hoặc bị trọng thương, tỉnh lại, câu nói đầu tiên chắc chắn là: Nước! Cho ta nước!

    54. Đột nhiên đẩy cửa vào, không phải đang tự sát thì là đang tắm.

    55. Vĩnh viễn luôn chờ đúng ngày kết hôn để cướp hôn, đào hôn! Làm trước một ngày cũng đâu chết ai? Chẳng lẽ phải mặc đồ cưới mới có động lực bỏ chạy theo trai (hoặc gái).

    56. "Đừng giết ta, đừng giết ta!" - Nhất định sẽ chết.

    "Ngươi giết ta đi!" - Sau đó cỡ nào cũng không chết.

    57. Đụng vào đầu có thể mất trí nhớ, đụng thêm cái nữa hồi phục.

    58. Trò chơi thường gặp trong hoàng cung: Bịt mắt bắt dê. "Hoàng thượng mau tới bắt ta nha, hoàng thượng".

    59. Nam nữ nhân vật chính cùng nhau đi đường tất trẹo chân, trẹo chân tất trời mưa, trời mưa tất vào sơn động, vào sơn động tất trời tối, trời tối tất đốt củi.

    60. Lúc nhân vật nam sa đọa, nhân vật nữ chỉ cần tát một cái, liền tỉnh ngộ.

    Vê ka lờ! Cô ta dùng Như Lai thần chưởng à? Thần kỳ như vậy!

    61. Nhân vật chính đang gặp nguy hiểm, sau đó sẽ có một huynh đệ vô cùng nghĩa khí hi sinh mình kéo lại kẻ địch, để cho hắn mau chạy đi. Kết quả hắn phán một câu: "Muốn chết thì mọi người cùng chết ..."

    62. Nam chính thề nếu làm việc có lỗi với nữ chính thì sẽ ... Chưa kịp nói đã bị nữ chính bưng miệng.

    63. Nữ giả nam trang chỉ có 2 cách để phát hiện:

    - Cách khó: mũ bị rớt.

    - Cách dễ: Thấy cô ta đang tắm.

    64. Khi có người chết, hung thủ đã bỏ đi và để lại hung khí. Vai chính sẽ xuất hiện ở hiện trường, vừa thấy nạn nhân sẽ sửng sốt ... Sau đó, hãy chú ý, một động tác khó hiểu sẽ xuất hiện. Bất kể vai chính bình thường thông minh cỡ nào nhất định sẽ cầm hung khí lên chơi??? Thậm chí nếu hung khí trên người nạn nhân còn có thể rút ra xem.

    Đúng lúc này, vai quần chúng sẽ xuất hiện và kêu lên:

    - Ngươi đã giết XXX.

    65. Một nữ nhân vật bưng đồ sứ, núp ở phía sau cửa hoặc rèm sau khi nghe được một tin vô cùng đáng sợ hoặc bí mật, nhất định kinh ngạc đến mức làm rơi món đồ sứ trong tay. Do đó khiến cho 2 kẻ đang bàn luận chuyện này chú ý tới.

    66. Mỗi thanh lâu đều có 1 nữ nhân thần bí, duy trì thanh cao không cùng thế tục hợp ô, cầm kỳ thư họa dạng dạng tinh thông. Đông đảo nam tử đều muốn đến chịch gặp mặt một lần. Quá đáng nhất là, còn không chịu tiếp khách.

    67. Từ xưa nhân vật ác đa số chết bởi nói nhiều! Mỗi lần nhân vật chính bị đẩy vào tuyệt cảnh luôn có người lao ra cứu vớt. Mỗi lần kẻ xấu dùng kiếm chỉ vào đầu nhân vật chính, rõ ràng có thể kết thúc sớm bộ phim. Lại cứ khoái tán dóc với nhân vật chính đợi đến cứu binh xuất hiện và chính mình bị người ta giết ngược lại mới thỏa mãn.

    68. Chỉ cầm cầm khăn tay che miệng ho khan. Nhất định ho ra máu.

    69. Vô luận cỡ nào náo nhiêt, có bao nhiêu người vây xem, nhân vật chính vẫn có thể chen lên hàng trước.

    70. "Chuyện không phải như ngươi nghĩ!". Nhưng cỡ nào cũng không chịu giải thích.

    71. Lúc nghe tin xấu, tay luôn có đồ, sau đó tay run lên liền đánh rớt xuống dưới đất.

    72. Võ lâm cao thủ bị người quay quanh, nhất định từng thằng lên đánh. Tại sao một đám người không nhảy lên đánh hội đồng hắn a.

    73. Nhân vật chính trốn ở phía sau một cây đại thụ, là có thể tránh thoát mấy chục ánh mắt kẻ truy đuổi.

    74. Nữ nhân vật chính bị người nhà đánh bạt tai, lúc nào cũng đều kinh ngạc, che mặt ngẩng đầu nói "Ngươi đánh ta? từ nhỏ đến lớn ngươi cũng chưa từng đánh ta". Sau đó bụm mặt chạy ra ngoài. Còn dư lại người đánh bạt tai chằm chằm nhìn vào tay của mình.

    75. Nam nữ nhân vật chính hễ té lộn mèo một cái, kết quả sẽ hôn nhau.

    76. Đối thoại kinh điển:

    - Hung thủ là người nào?

    - Kẻ…giết…ta…là… (chết)

    77. Hung thủ giết xong người rồi bỏ đi. Nạn nhân vẫn chưa chết hẳn, lấy máu viết “Hung thủ là…”, chưa viết xong thì chết.

    78. Nam chính: - Ngươi nghe ta giải thích!

    Nữ chính: - Ta không nghe! Ta không nghe!

    79. Quay cận cảnh đoạn may quần áo, nhất định nhân vật sẽ bị kim đâm chảy máu.

    80. Vô luận ngươi cường tráng mạnh mẽ cỡ nào, đánh ngay cổ sẽ xỉu.

    81. - Ngươi đi mau, bọn họ lập tức sẽ đuổi đến.

    - Không! Ta không thể bỏ lại một mình ngươi.

    82. Động phòng, hôn một cái, dần dần nằm xuống ... hết.

    83. - Có câu không biết có nên nói hay không?

    Cuối cùng tất nhiên sẽ nói hết.





    84. Mỗi lần chạy trốn cũng sẽ không cẩn thận trật chân té, phát ra âm thanh.

    85. Đao phủ luôn có thể đợi đến "Hạ đao lưu nhân" một khắc chớp nhoáng. Khả năng khống chế lực thật siêu phàm.

    86. Lời thoại kinh điển trước khi chết: “18 năm sau lại làm một hảo hán!”

    87. Lời thoại kinh điển khi nhận mặt kẻ gian: “Ngươi có biến thành tro ta cũng nhận ra!”

    88. Lời thoại kinh điển trước khi bỏ chạy: “36 kế, tẩu vi thượng sách!”

    89. Một tên học trò ham chơi lười học, mỗi khi thấy thầy giáo hoặc phụ huynh sắp đi đến cửa sẽ lấy sách ra giả vờ ngâm nga: “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu!”

    90. Công tử, thiếu gia thấy gái đẹp sắp tới gần cũng ngâm nga đúng một câu: “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu!”

    91. Lời thoại kinh điển khi muốn giết một ai đó: “Ngày này năm sau sẽ là ngày giỗ của ngươi!”

    92. Hòa thượng mỗi khi muốn can ngăn hai người đánh nhau thế nào cũng nói một câu: “Oan oan tương báo bao giờ mới dứt!”

    93. Đạo sĩ mỗi khi tỏ vẻ bi quan chắc chắn sẽ nói một câu: “Đạo cao một thước, ma cao một trượng.”

    94. Nghe trộm người khác nói chuyện, thế nào cũng lấy ngón tay chấm nước miếng rồi chọc thủng lỗ trên cửa sổ bằng giấy. Thật đúng là cái đồ phá hoại!

    95. Rớt xuống vực luôn nhặt được bí kiếp võ công hoặc được cao nhân dưới vực chỉ dạy, truyền nội công.

    96. Lời thoại kinh điển: “Quân tử trả thù, mười năm chưa muộn!”

    97. Lúc kết nghĩa: “Tuy không sinh cùng ngày cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng năm cùng tháng cùng ngày!”

    Lúc huynh đệ chết: “Ta sẽ trả thù cho ngươi!”

    98. Lời thoại kinh điển: “Người trong giang hồ, thân bất do kỷ!”

    99. Lời thoại kinh điển: “Vô độc bất trượng phu!”

    100. Dược vật chữa thương quý hiếm nhất luôn là “nhân sâm ngàn năm” hoặc “linh chi ngàn năm”.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/5/20
  2. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Phim võ hiệp TQ: Thời 'cơm nguội' của các cao thủ môi son, da trắng


    Phim võ hiệp luôn là một “mỏ vàng” đối với truyền hình Trung Quốc. Tuy nhiên, dòng phim này đang dần bị cải biến để phù với xu thế “tôn thờ thần tượng” của thị trường giải trí.

    Hàng năm truyền hình Trung Quốc liên tục sản xuất series phim võ hiệp, đặc biệt là những bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung. Gần đây, trên mạng xã hội Weibo, khán giả Trung Quốcđược dịp thảo luận xôn xao về bản mới Tiếu ngạo giang hồ[.

    Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung với Lệnh Hồ Xung, Lâm Bình Chi, Đông Phương Bất Bại được xây dựng hình ảnh trẻ hóa, nữ tính và y hệt phong cách phim thần tượng xứ Hàn.

    [​IMG]
    Vẻ uy mãnh của Kiều Phong trong Thiên long bát bộ phiên bản năm 2003.
    Điều đó khiến những độc giả và khán giả hâm mộ tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ chân chính bức xúc. QQ đưa ra nhận xét xét về nhan sắc của dàn nam chính, phiên bản Tiếu ngạo giang hồ mới "là bước phát triển vượt bậc".

    Trước phản ứng của dư luận, ê-kíp thực hiện Tiếu ngạo giang hồ cho rằng cần làm mới tác phẩm của Kim Dung và họ chỉ đơn giản đang sáng tạo ra phiên bản “thanh xuân” để phù hợp giới trẻ.


    'Kim Dung hay Cổ Long đều phải thay đổi'
    Năm 2018, màn ảnh nhỏ Hoa ngữ tiếp tục chứng kiến sự thắng thế của dòng phim cổ trang võ hiệp bất chấp yêu cầu giảm tải từ phía Cục Phát thanh truyền hình Trung Quốc. Bên cạnh Tiếu ngạo giang hồ, khán giả còn được xem Ỷ thiên đồ long ký, Thần điêu hiệp lữ, Lộc đỉnh ký, Tuyệt đại song kiêu, Bình tung hiệp ảnh.

    [​IMG]
    Lệnh Hồ Xung thế hệ mới phải tô son, điệu đà.
    Những tác phẩm đã quá quen thuộc của Lương Vũ Sinh, Cổ Long và Kim Dung lại tiếp tục được chuyển thể đến lần thứ bao nhiêu không rõ, khiến khán giả bội thực.

    Nhà sản xuất phim Thần điêu đại hiệp khẳng định: “Khán giả kêu nhàm khi thuộc lòng các tác phẩm nổi tiếng. Nhưng ai cũng công nhận đó là những tiểu thuyết kinh điển khiến người người say mê. Đó là mỏ quặng khai thác không bao giờ cạn của giới làm phim”.

    Các tiểu thuyết của Kim Dung vô cùng phong phú về nội dung, hình tượng hiệp nghĩa (Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ) hay phi hiệp (Địch Vân), phản hiệp (Vi Tiểu Bảo) đều được xây dựng vô cùng sống động.. Từ thập niên 1980 đến những năm gần đây, phim chuyển thể từ truyện Kim Dung chưa bao giờ “lỗ”.

    Nhưng việc làm lại các tác phẩm hot đồng nghĩa phải sáng tạo cái mới. Các nhà làm phim Trung Quốc đều cho rằng gương mặt Kiều Phong, Quách Tĩnh, Dương Quá cũ đã chỉ dành cho thế hệ khán giả 10 năm trước.

    Để phù hợp với thị hiếu mới, cải biên về hình ảnh và kịch bản là “thức thời, biết người biết ta”. Giới truyền hình Trung Quốc cho rằng Anh hùng xạ điêu bản 2017 thất bại vì quá trung thành với nguyên tác, và đó là ví dụ điển hình của việc lười đổi mới.

    [​IMG]
    Cao thủ trong phim võ hiệp Trung Quốc giờ phải quan trọng yếu tố ngoại hình, hút khán giả nữ.
    Truyền thông Trung Quốc cũng cho rằng dù không muốn, giới làm phim truyền hình vẫn phải thừa nhận rằng trong thời đại mà văn hóa mạng xã hội chiếm ưu thế, "triều đại" của phim võ hiệp không thể không thay đổi.

    “Năm 1983, Anh hùng xạ điêu của Ông Mỹ Linh và Huỳnh Nhật Hoa ảnh hưởng đến một thế hệ. Sau đó, Trương Trí Lâm và Chu Nhân cũng tạo thành cặp Tĩnh ca ca - Dung Nhi. Nhưng Anh hùng xạ điêu 2017 thất bại dù được đánh giá tốt về nội dung. Điều đó cho thấy võ hiệp kinh điển truyền thống đã không còn sức hấp dẫn với giới trẻ”, Sina đánh giá.

    Thời cơm nguội, cao thủ phải điệu
    Phim võ hiệp truyền thống lấy các câu chuyện tung hoành giang hồ làm tuyến kịch bản chính. Hầu hết kịch bản cũ chú trọng xây dựng nhân vật anh hùng, bỏ qua hoặc không khai thác sâu yếu tố tình cảm.

    Nhưng hiện nay, bí quyết thu hút khán giả của các phim võ hiệp kiểu mới là đặt trọng tâm vào câu chuyện “nữ nhi tình trường, hút khán giả nữ”. Với sự thay đổi đó, hàng loạt phim tiên hiệp mang đậm yếu tố ngôn tình tung hoàn trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ.

    Đó là Tru Tiên, Hoa Thiên Cốt, Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa, Trạch thiên ký, Thượng cổ tình ca.

    [​IMG]
    Khi vẻ đẹp của nam chính lấn át cả nữ chính.
    Theo QQ, ý tưởng của các nhà làm phim Trung Quốc là chính xác. Đáng tiếc, họ mới chỉ nói được mà chưa làm được, và thậm chí đã đi quá đà. Thiên nhai minh nguyệt do Chung Hán Lương đóng bị chỉ trích là “xào nấu” kịch bản, thậm chí còn bị gán mác là phim đồng tính nam.

    Các cao thủ trong phim trở nên yếu đuối, nhu tình và mang nhiều nét nữ tính. Rất nhiều khán giả và giới truyền thông đã phản ứng mạnh khi chứng kiến Lộc Hàm tô son đỏ, da trắng muốt trong Trạch thiên ký hay Lý Dịch Phong và Mã Khả trông y hệt mỹ nhân cổ trang khi vào vai cao thủ.

    “Xào nấu quá đà, lẫn lộn giữa yếu tố võ hiệp và ngôn tình thái quá đã khiến phim mất chất, kịch bản không logic”, QQ nhận định. Còn tờ Nhân Dân nhật báo gọi đây là trào lưu nấu đi nấu lại “cơm nguội”, không hề tạo ra cái mới.

    “Cơm nguội có đun nóng hàng trăm lần vẫn chỉ là cơm nguội”, Nhân Dân nhật báo gay gắt chê bai.

    [​IMG]
    Các phim cổ trang Trung Quốc hiện này ngày càng mất chất võ hiệp.
     
  3. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Vì sao Việt Nam không có những tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng?


    [​IMG] Một nhân vật võ hiệp trên điện ảnh - Ảnh: internet

    Tư duy văn học của người Việt Nam luôn được đánh giá là thiên về thực tế, nói vắn tắt là tư duy ít hình tượng. Đặc biệt là thiếu yếu tố "kỳ", vì vậy nếu không có nhà văn viết truyện kiếm hiệp nổi tiếng cũng là điều dễ hiểu.



    Nước Việt Nam với lịch sử 4.000 năm, có nền văn hóa đậm nét phương Đông và không thiếu những “anh hùng đại hiệp” nhưng cho đến nay vẫn chưa có những tác phẩm văn học về họ theo dạng “tiểu thuyết võ hiệp”. Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Phóng viên báo Một Thế Giới đã cuộc trao đổi nhanh với tiến sĩ văn học Hà Thanh Vân xung quanh vấn đề này.







    - Là một người nghiên cứu văn học Việt Nam, chị có thể lý giải vì sao Việt Nam không có những tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng?

    - Có lẽ vì người Việt Nam không tạo được biểu tượng võ lâm cho mình. Ở đây chỉ nói là biểu tượng trên sách vở, phim ảnh thôi, còn dựa theo lịch sử Việt Nam với những nhân vật, chiến công có thật thì còn là kho tàng chưa mấy ai khai thác. Tiếc là chúng ta có nhiều nhân vật lẫy lừng, với nhiều chiến công cũng quy mô, tầm vóc, nhưng chỉ là trên sử sách thôi. Nhớ ngày trước khi xem phim truyền hình Tam quốc diễn nghĩa, đến trận Xích Bích, chợt liên tưởng đến bao giờ phim truyền hình Việt Nam có được những cảnh này. Chắc là lâu lắm. Hơn nữa Việt Nam cũng không có truyền thống viết tiểu thuyết kiếm hiệp bao giờ, nên nếu sau này có nhà văn nào nổi tiếng vì viết truyện võ hiệp thì đó là hiện tượng đột xuất mà thôi.

    - Phải chăng đây là thuộc vấn đề tư duy khai ăn sâu trong nhiều thế hệ nhà văn Việt Nam?

    - Tư duy văn học của người Việt Nam luôn được đánh giá là thiên về thực tế, nói vắn tắt là tư duy ít hình tượng, và đặc biệt là thiếu yếu tố "kỳ". Cái này lại là điểm mạnh trong những tác phẩm văn học của Trung Quốc. Đã có nhiều nhà văn Việt Nam thử viết truyện võ hiệp nhưng không thành công vì viết truyện kiếm hiệp đòi hỏi một trí tưởng tượng mạnh mẽ và một sự am hiểu sâu rộng về nhiều lĩnh vực.

    Trong khi đó người Việt không có tư tưởng du hiệp từ lâu đời như Trung Quốc. Tư tưởng du hiệp của Trung Quốc đã có từ thời Bách gia chư tử. Mặc Tử (Mặc Địch) và học thuyết của ông được xem là nguồn gốc của tư tưởng du hiệp. Tư tưởng này đã bén rễ vào văn hóa Trung Hoa, tinh thần Trung Hoa. Sử ký của Tư Mã Thiên thì khỏi phải bàn, nhưng trước đó, một số tác phẩm chép sử như Tả truyện, Chiến quốc sách cũng đã nói đến chuyện các nhà quyền quý nuôi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn môn khách, kiếm sĩ trong nhà.

    [​IMG]

    Cha con nghệ sĩ Lý Huỳnh, Lý Hùng trong bộ phim võ hiệp Thăng Long đệ nhất kiếm của Việt Nam - Ảnh: Tư liệu

    Không phải chỉ ở trong sử mà nhiều tác phẩm văn học khác như thơ, tạp kịch, tiểu thuyết từ rất sớm của Trung Quốc đã thể hiện tinh thần du hiệp. Trong Sở từ của Khuất Nguyên, từ xưa đến nay người ta chỉ nghĩ đó là khúc ca đau buồn của một tấm lòng trung quân ái quốc bị nhà vua hắt hủi, không tin dùng, nhưng nhiều câu chữ trong Sở từ thể hiện tinh thần thanh cao, thích lãng du đây đó, rong chơi, lại hàm chứa nét ngông cuồng, cao ngạo... là đã phảng phất tinh thần du hiệp rồi. Đời Hán có Đông Phương Sóc ngông cuồng, đời Tấn có Kê Khang, Nguyễn Tịch... đều là những người ẩn chứa tâm hồn du hiệp.

    Lý Bạch đời Đường không chỉ là người thể hiện tinh thần du hiệp thơ (bài Hiệp khách hành, những câu thơ như Rút dao chém xuống nước...) mà thời trẻ ông cũng là một hiệp khách. Theo tiểu sử thì Lý Bạch 15 tuổi tinh thông kiếm thuật, từng du ngoạn nhiều nơi và cũng đã từng vung kiếm giết vài người.

    - Theo chị vì sao tiểu thuyết võ hiệp của Trung Quốc lại mê hoặc bạn đọcViệt Nam đến thế?

    - Tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa đã có lịch sử lâu đời hàng ngàn năm (ở Trung Hoa nói tiểu thuyết là chỉ chung nhiều thể loại: đoản thiên tiểu thuyết là truyện ngắn, trung thiên tiểu thuyết là truyện vừa, trường thiên tiểu thuyết là truyện dài). Khởi đầu có thể là những chí nhân, chí quái, truyền kỳ đời Đường, cho đến tiểu thuyết Minh Thanh.

    Ở Trung Quốc, những tác giả như Kim Dung, Cổ Long đã trở thành kinh điển.Trung Quốc (tính cả Đài Loan) hiện nay luôn có một đội ngũ nhà văn khá hùng hậu viết kiếm hiệp, trong đó có nhiều người còn rất trẻ.

    Trên thực tế ở Việt Nam cũng có một số nhà văn đã viết về thể loại kiếm hiệp, nhưng không lôi cuốn được bạn đọc bởi lẽ thấy không hay, không hấp dẫn. Nhưng dù sao thì chúng ta cũng cứ hy vọng đi, biết đâu trong tương lai cũng sẽ xuất hiện một nhà văn viết truyện kiếm hiệp Việt Nam thật sự hay thì sao.
     
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Có 99 điều thôi, điều 11 đã trùng với điều 1 rồi.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này