Hoàn thành PG A Perfect Day for Bananafish - J. D. Salinger (Một Ngày Tuyệt Hảo Cho Cá Chuối)

Thảo luận trong 'Góc dịch các tác phẩm tiếng Anh' bắt đầu bởi thanhbt, 2/10/13.

  1. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT


    [​IMG]

    Một Ngày Tuyệt Hảo Cho Cá Chuối

    Tác giả: J. D. Salinger

    Người dịch: Hoàng Ngọc Nguyên

    Lời người dịch: Đây là lần thứ hai tôi dịch A Perfect Day for Banana Fish của J.D. Salinger, tác giả của một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất thời hậu chiến “The Catcher In The Rye từng được hai bà Phùng Khánh, Phùng Thăng dịch là “Bắt Trẻ Đồng Xanh". Bản dịch lần đầu truyện ngắn này cách đây 45 năm (tôi đã thất lạc đâu đó), khi tôi vừa mới bước vào năm thứ ba tại Viện Đại học Dalat năm 1966. Tôi mang sự háo hức của một người trẻ tuổi muốn tìm hiểu một nhà văn lớn và lạ của Mỹ mà không hiểu rõ những giới hạn trong khả năng của mình nắm được bối cảnh câu chuyện. Nay tôi dịch lại truyện ngắn này khi chuẩn bị cho đề tài về chứng tâm thần và nạn tự vẫn trong xã hội Mỹ ngày nay mà chúng ta đang sống - trong sự mệt mỏi của tuổi già nhìn lại cuộc đời chung quanh. Tôi nhận ra được một điều đương nhiên: nếu “dịch là phản dịch”, thì lần thứ hai này tôi phản dịch ít hơn lần đầu!

    - Enjoy!


    Có đến chín mươi bảy người quảng cáo trong khách sạn, và cứ nhìn cách họ độc quyền sử dụng đường dây viễn liên, cô gái trong phòng 507 phải chờ từ giữa trưa cho đến gần hai giờ ruỡi. Tuy thế, cô chằng để phí thì giờ. Cô đọc một bài báo trong một tạp chí phụ nữ nhỏ như sách bỏ túi. “Tình dục là chuyện vui - hay khủng khiếp”. Cô rửa cái lược và bàn chải. Cô lấy vết bẩn bám trên chiếc váy của bộ áo quần màu beige. Cô dời chiếc nút trên áo khoác hiệu Saks. Cô giật hai sợi lông tơ vừa nổi lên từ một chấm mụn. Cuối cùng, khi người điều hành gọi điện cho phòng cô, cô đang ngồi ồ chiếc ghế sát cửa sổ và làm gần xong việc sơn móng tay ồ bàn tay trái của mình.

    Cô là một cô gái chẳng giật mình khi nghe chuông điện thoại reo. Cô làm như điện thoại của cô đã vang liên tục kể từ khi cô đến tuổi dậy thì.

    Với bàn chải tô điểm móng tay nhỏ nhắn, trong khi chuông điện thoại vẫn reo vang, cô xem lại móng tay ở đầu ngón tay nhỏ của mình, ngắm nghía vào đường bao quanh. Rồi cô đậy lại chiếc nắp trên chai thuốc, và rồi đứng dậy để cho bàn tay trái - còn ướt sơn - vung vẩy qua lại. Còn một bàn tay khô, cô nhặt lấy một gạt tàn thuốc đầy ắp từ chỗ ngồi bên cửa sổ, và mang nó đặt trên chiếc bàn đầu giường ngủ, trên bàn là cái máy điện thoại. Cô ngồi xuống trên một trong hai chiếc giường kép xếp ngăn nắp và cầm lấy ống nghe - có lẽ điện thoại đã vang rân được năm, sáu hôi.

    “A-lô,” cô nói vào máy, vẫn duỗi thẳng những ngón tay của bàn tay trái, để xa khỏi chiếc áo lụa màu trắng, là thứ duy nhất cô khoác trên người, ngoại trừ đôi dép - những chiếc vòng của cô còn nằm trong phòng tắm.

    Người giữ tổng đài nói: “Tôi đã bắt được cho bà gọi New York, bà Glass”.

    “Cám ơn ông,” cô gái nói, dọn chỗ trên bằn nhỏ đầu giường để đặt cái tàn thuốc.

    Có giọng phụ nữ nghe qua máy. “Muriel. Con đó phải không?”

    Cô gái nhích nhẹ đầu nghe của máy điện thoại xa khỏi tai. “ Vâng, mẹ. Mẹ khỏe không?”

    “Mẹ lo cho con quá chừng. Sao con không gọi. Con có sao không?”

    “Con cố gọi cho mẹ đêm qua và đêm trước. Điện thoại ở đây bị...”

    “Con có sao không, Muriel?”

    Cô gái đẩy xa hơn đầu nghe khỏi tai. “Con bình thường, ở đây nóng. Đây là ngày nóng nhất ở Florida kể từ...”

    “Nhưng sao con không gọi cho mẹ. Mẹ lo muốn chết...”

    “Mẹ, con thương mẹ. Đừng lớn tiếng với con. Con có thể nghe mẹ nói rõ lắm. Con gọi mẹ hai lần đêm qua. Một lần ngay sau khi...”

    “Mẹ đã nói với cha con có lẽ đêm qua con có gọi, nhưng mà, ông phải...Con có sao không, Muriel? Nói thật cho mẹ nghe đi”.

    “Con chẳng sao cả. Con xin mẹ, đừng hỏi con như thế nữa”.

    “Khi nào con đến đó”.

    “Con không biết. Sáng thứ tư, sớm”.

    “Ai lái xe?”

    “Anh ấy. Mẹ đừng hồi hộp. Anh lái rất đàng hoàng. Con cũng ngạc nhiên...”

    “Nó lái xe hả? Muriel, con nói thật không đó?”

    Cô gái cắt lời: “Mẹ, con vừa nói với mẹ đấy thôi. Anh lái rất đàng hoàng. Suốt cả đoạn đường lái dưới năm mươi”.

    “Nó có thử cái chuyện buồn cười đó với cây dọc đường hay chăng?”

    “Con đã nói anh ấy lái rất đàng hoàng, mẹ. Này con xin mẹ. Con đã yêu cầu anh lái xe sát lằn trắng, và anh hiểu ý con muốn nói gì, anh làm đúng như thế. Anh còn tìm cách không nhìn vào cây dọc hai bên đường - đó là điều con có thể nói. Tiện đây cho con hỏi, cha đã cho xe đi sửa chưa?”

    “Chưa. Người ta đòi đến bốn trăm, chỉ để...”

    “Mẹ. Seymour đã nói vói cha anh sẽ trả khoản đó. Chẳng có lý do gì...”

    “Ừ, cứ để xem. Thái độ nó như thế nào - trong xe và nói chung”.

    “Bình thường”.

    “Nó còn cứ gọi con cái tên gớm ghiếc...”

    “Không. Bây giờ anh có cách gọi mới rồi”.

    “Cái gì?”

    “Thì có khác biệt gì đâu, mẹ”.

    “Muriel, mẹ muốn biết. Cha con...”

    “Được rồi. Được rồi. Anh gọi con là Hoa hậu Lang thang năm 1948,” cô gái đáp và cười khúc khích.

    “Có gì khôi hài đâu Muriel. Nó chẳng có tí gì khôi hài cả. Kinh khủng thì có. Thực ra, thật đáng buồn. Khi mẹ nghĩ làm sao...”

    Cô gái cắt lời: “Mẹ. Nghe con nói đây. Mẹ có nhớ cuốn sách anh ấy gởi cho con từ nước Đức hay không. Mẹ biết chứ - những bài thơ tiếng Đức. Con để lạc cuốn sách đó đâu rồi. Con đã soạn hết...”

    “Con còn giữ nó đó”.

    “Mẹ chắc không?”

    “Chắc chắn. Nghĩa là, mẹ đang có nó. Nó nằm trong phòng của Freddy. Con bỏ lại đây và mẹ không có chỗ cho nó nơi - Sao thế? Nó muốn lấy cuốn đó hả?”

    “Không. Có điều, anh ấy hỏi con về cuốn sách đó, khi tụi con đang lái xe. Anh muốn biết là con đã đọc chưa?”

    “Sách viết tiếng Đức!”

    “Vâng, đúng rồi mẹ. Chuyện này cũng chẳng làm sao cả,” cô gái trả lời, ngồi bắt tréo chân lên nhau. “Anh ấy nói là những bài thơ này ngẫu nhiên được một thi sĩ vĩ đại duy nhất của thế kỷ là tác giả. Anh nói con lẽ ra phải mua một bản dịch gì đó. Hay phải học ngôn ngữ này, nếu được”.

    “Quá tệ, quá tệ. Thật đáng buồn, đúng thế, nó đúng như thế. Đêm qua cha con nói...”

    “Cho con một giây mẹ,” cô gái ngắt lời - Cô bước đến cái ghế bên cửa sổ để lấy thuốc lá, thắp một điếu, và trở lại chỗ ngồi của mình trên giường.

    “Mẹ?”, cô hỏi, vừa nhả ra một làn khói.

    “Muriel, bây giờ, con nghe mẹ nói đây”.

    “Con đang nghe đây”.

    “Cha con đã nói chuyện với Bác sĩ Sivetski”.

    “Thì sao?”

    “Ông nói với bác sĩ hết tất cả. ít nhất, ông nói ông ta đã - con biết cha của con đấy. Chuyện cái cây. Chuyện cánh cửa sổ. Những chuyện ghê gớm mà hắn nói với bà về những dự tính của bà về chuyện qua đời. Những gì hắn đã làm cho những bức tranh đẹp đẽ đó từ Bermuda - nói hết”.

    “Thế thì sao?”

    “Thế thì. Trước hết, ông nói đó là một tội rõ rần g khi Quân đội cho hắn ra khỏi bệnh viện. Mẹ thề với con đấy. Chắc hẳn là bác sĩ đã nói với cha con có một khả năng- một khả năng to lớn, ông nói thế - là Seymour có thể đã mất hoàn toàn khả năng tự kiểm soát. Mẹ thề với con như thế.

    “Hiện nay trong khách sạn có một bác sĩ tâm lý”.

    “Ai đó. Ông ta tên gì?”

    “Con không biết. Rieser hay gì đó. ông ta nghe nói là rất giỏi”.

    “Chưa hề nghe tên ông này”.

    “Thế đấy, dù sao ông ta có tiếng là rất giỏi”.

    “Muriel, con đừng dễ tin. ở đây ai cũng rất lo lắng cho con. Cha của con muốn gọi điện cho con đêm qua để bảo con về nhà đi, thật ra là thế”.

    “Này mẹ, con hiện nay chưa về nhà ngay đâu. Cho nên đừng bồn chồn nữa”.

    “Muriel. Mẹ thề với con. Bác sĩ Sverseski nói Seymour có thể đã mất hoàn hoàn tầm thầnể..”

    “Con mới đến đây, mẹ ạ. Đây là kỳ nghỉ hè đầư tiên của con trong nhiều năm nay, cho nên con sẽ chẳng vội gì dọn đồ đạc trở về lại nhà đâu. Dù sao, bây giờ con cũng chẳng đi đâu được. Con bị cháy da đến mức chẳng nhúc nhích gì được.

    “Con bị cháy bỏng đến thế kia à? Con có dùng cái lọ Bronze mà mẹ đặt trong xắc của con hay không? Mẹ đặt ngay ở trong...”

    “Con có dùng nó. Con vẫn bị phỏng như thường”.

    “Khiếp quá. Con bị phỏng ở đâu?”

    “Khắp toàn thân, mẹ ơi. Khắp toàn thân”.

    “Khiếp quá”.

    “Con vẫn còn sống đây!”

    “Nói cho mẹ nghe, con đã nói chuyện với bác sĩ tâm thần đó chưa?”

    “Cũng có nói rồi”.

    “Ông ta nói sao? Seymour ở đầu khi con nói chuyện với bác sĩ?”

    “Trong phòng Ocean Room, chơi dương cầm. Anh ấy đã chơi đàn piano trong cả hai đêm chúng con ở đây”.

    “Như thế, bác sĩ nói gì?”

    “Ồ, chẳng gì nhiều, ông nói với con trước. Đêm qua, con ngồi bên cạnh ông ở Bingo, và ông hỏi có phải người đàn ông đang chơi dương cầm ở phòng bên cạnh là chồng con phải không. Con nói đúng rồi, chồng tôi đó, và ông hỏi con có phải Seymour bị bệnh gì đó hay không. Và con nói...”

    “Tại sao ông ta hỏi thế?”

    “Con biết đâu, mẹ. Con đoán có lẽ là vì trông anh quá xanh xao thế nào đó. Dù sao, sau khi Bingo, ông và vợ ông ta mời con đi uống với họ. Nên con đi với họ. Vợ của ông thật ghê rợn. Mẹ có nhớ cái áo dài xấu xí mà mình thấy ở cửa hàng Bonwit không. Cái áo mà mẹ nói mẹ phải nhỏ tí xíu...

    “Cái màu xanh chăng?”

    “Bà ta mặc thứ đó. Và tất cả quanh mông. Bà cứ hỏi con Seymour có quan hệ gì với cái cô Suzanne Glass có tiệm trên đường Madison Avenue - tiệm bán nón phụ nữ”.

    “Nhưng ông ta nói sao? Bác sĩ đó”.

    “Ô, chẳng nói gì mấy, thực thế. Con nói là con với ông ở trong quán bar. Nơi đó ồn ào lắm”.

    “Đúng, nhưng con có - con có kể cho ông nghe hắn định làm gì với cái ghế của bà hay chăng?”

    “Không, mẹ ạ. Con không đi vào chi tiết đến như thế. Có thể con sẽ có dịp nói chuyện lại với ông ta một lần nữa. ông ta ở trong quán bar suốt ngày.

    “Ông có nói ông nghĩ rằng có thể có trường hợp hắn ta có thể - con biết mà – trở nên lạ lùng? Làm cho con chuyện này chuyện nọ đó”.

    “Không hẳn. Mẹ này, ông cần có thêm nhiều chi tiết. Người ta phải biết về thời nhỏ của mình - và những chuyện tương tự như thế. Con đã nói với mẹ, con và ông ấy khó nói chuyện với nhau, nơi đó ồn ào quá”.

    “Này, thế cái áo màu xanh nước biển của con sao rồi”.

    “Được thôi. Con đã gỡ đi vài miếng đệm trong áo”.

    “Thế áo quần năm nay thế nào”.

    “Kinh khủng. Chẳng giống ai. Mấy chiếc váy ôm người - tất cả mọi thứ.

    “Phòng con thế nào?”

    “Được thôi. Cũng chỉ được thôi. Mình không thề lấy được cái phòng mình có trước chiến tranh. Năm nay, người ta tệ lắm. Mẹ phải thấy cái gì ngồi cạnh tụi con ở phòng ăn. Ở bàn bên cạnh. Coi họ như thể vừa xuống đây từ trên xe tải.”

    “Thôi, đâu đâu cũng thế cả. Cái váy xòe của con sao rồi”.

    “Dài quá. Con đã nói với mẹ là dài quá”.

    “Muriel, mẹ chỉ hỏi con một lần nữa thôi, con thực sự bình thường chứ?”

    “Vâng, thưa mẹ, lần thứ chín mươi rồi đấy.

    “Vằ con không muốn về nhà?”

    “Không, con không muốn”.

    “Đêm qua, cha con đã nói là ông sẵn sàng trả liền cho con nếu con tự ý đến môt nơi nào khác và suy nghĩ mọi chuyện. Con có thể đi một du thuyền xinh đẹp. cả cha và mẹ đều nghĩ...”

    “Không, mẹ ạ,”cô gái nói và kéo chân ra, không bắt chéo nữa. “Mẹ ơi, nói chuyện đường dài thế này tốn tiền lắm...”

    “Khi mẹ nghĩ đến chuyện con đã chờ đợi hắn trong suốt cuộc chiến - Mẹ muốn nói khi con nghĩ đến những bằ vợ điên rồ...”

    “Mẹ. Có lẽ mình nên ngưng nói chuyện đi. Seymour có thể vào phòng bất cứ lúc nào”.

    “Hắn ở đâu?”

    “Trên bãi biển”.

    “Ngoài bãi biển? Một mình? Hắn có hiền lành trên bãi biển hay không?”

    “Này mẹ. Mẹ cứ nói về anh ấy như thể anh là một người điên lang thang”.

    “Mẹ không nói như thế, Muriel”.

    “Thế nhưng, mẹ nói nghe như thế. Con muốn nói ở trên bãi anh chỉ làm mỗi một chuyện là nằm nghỉ. Anh còn không cởi chiếc áo tắm của mình”.

    “Hắn không cởi áo tắm? Tại sao thế?”

    “Con chẳng biết. Có lẽ vì anh quá xanh xao”.

    “Trời ơi. Hắn cần mặt trời. Con không bảo hắn được sao”.

    “Mẹ biết Seymour mà,” cô gái trả lời, và lại ngồi bắt chéo chân. “Anh nói anh không muốn mấy tên điên nhìn những vết xâm trên người của anh”.

    “Nó không có vết xâm nào cả! Hay hồi ở trong lính nó đi xâm mình?”

    “Không, mẹ ạ. Không, mẹ,” cô gái đáp, vầ đứng dậy. “Mẹ nghe con nói đây này. Con sẽ gọi ngày mai, có lẽ thế”.

    “Muriel, Này con nghe mẹ nói đây”.

    “Vâng, mẹ nói đi,” cô gái đứng đặt tất cả sức nặng của thân mình lên chân phải.

    “Hãy gọi cho mẹ ngay khi hắn làm, hay nói, bất cứ điều gì lạ lùng - con biết ý mẹ chứ. Con có nghe mẹ không?

    “Này mẹ! Con chẳng sợ Seymour”.

    “Muriel, mẹ muốn con hứa với mẹ”.

    “Được rồi, con hứa. Chào mẹ, mẹ nhé,” cô gái nói. “Con thương cha”. Cô gác máy.

    ***

    “Thấy thủy tinh nhiều hơn,” Sybil Carpenter nói, cô đang ở khách sạn với mẹ của mình. “Mẹ có thấy có thủy tinh nhiều hơn không?”.

    “Mèo con, đừng nói thế nữa. Con làm mẹ muốn phát điên lên đây. Ngồi yên đi, mẹ năn nỉ con đó”.

    Bà Carpenter đang xoa dầu chống nắng lên vai của Sybil, xoa xuống phía dưới lưng, tỏa ra hai cánh. Sybil đang ngồi chông chênh trên một quả bóng chơi trên bãi đươc thổi căng phồng, nhìn ra bãi biển. Cô mặc một bộ đồ tắm hai mảnh màu vàng, một mảnh cô thực sự không cần đến trong chín mười năm nữa.

    “Nó thực là một cái khăn tay vải lụa bình thường - bà có thể thấy khi đến gần,”người đàn bà ngồi trong chiếc ghế trên bãi cạnh ghế của bà Carpenter nói. “Tôi ước gì biết đưọc cô ta cột làm sao, Quả thực là dễ thương”.

    Bà Carpente đồng ý: “Nghe có vẻ dễ thương. Sybil, ngồi yên, mèo con.

    “Mẹ có thấy thủy tinh nhiều hơn không?”

    Bà Carpenter thở dài. “Được rồi,” bà nói. Bà đặt cái nắp lên chai dầu chống nắng. “Bây giờ chạy chơi đi, cưng. Mẹ sẽ đi lên khách sạn và uống một ly Martini với bà Hubbei. Mẹ sẽ đem trái olive cho con”.

    Được tự do, Sybil tức thì chạy xuống bãi cát bằng phẳng trước mặt biển và bắt đầu bước về hướng của Khu Ngư Phủ. Chỉ ngưng lại một lần để nhúng chân vào một lâu đài trên cát đã đổ và sủng nước, cỏ bé chẳng bao lâu đã ra khỏi khu vực dành cho khách của khách sạn.

    Cô đi cũng được một phần tư dặm và đột nhiên rẽ vào một ngõ đi lên một bãi cát mềm trên bờ. Cô ngừng lại khi đến nơi có một người đàn ông đang nằm ngửa mặt nhìn trời. Cô hỏi: “Ông có xuống nước không, để xem mấy viên đá thủy tinh”.

    Người đàn ông trẻ giật mình, bàn tay phải nắm lấy thân chiếc áo choàng. Anh quay người lại, để rơi chiếc khăn cuộn lại đặt trến mắt, và ngước nhìn Sybil.

    “Ê, Chào cô. Sybil.”

    “Ông có đi xuống nước không?”

    “Tôi đang đợi cô,” ngưòi đàn ông trề nói. “Có gì lạ không?”

    “Cái gì?”

    “Có gì lạ không? Chương trình có gì không?”

    “Cha tôi ngày mai đến đây bằng máy bay,” Sybil nói, chân đá vào cát.

    “Đừng đá vào mặt tôi, cô bé,” người đàn ông trẻ nói, đặt bàn tay mình lên mắt cá chân của Sybil. “Ừ, đã đến lúc cha cô phải đến đây. Tôi đã chờ ông từng giờ. Từng giờ”.

    “Thế cô ấy đâu?”

    “Cô ấy?” Người đàn ông trẻ gạt cát ra khỏi đầu tóc thua của mình. “Điều này khó nói, Sybil ạ. Cô ấy có thể ở khắp nơi. Ở tiệm lằm tóc. Nhuộm tóc của cô qua màu nâu nhạt. Hay làm búp bê cho trẻ em nghèo, trong phòng của cô”. Nay nằm sấp lại và ngửa đầu lên, anh ta đặt hai nắm tay chồng lên nhau, tựa cằm lên nắm tay ở trên. “Hỏi tôi chuyện khác đi, Sybil. Cô đang mặc một áo tắm đẹp lắm. Nếu tôi có thích một thứ gì, đó chính là một bộ áo tắm màu xanh”.

    Sybil nhìn anh ta, rồi nhìn xuống cái bụng phình ra của mình. Cô nói: “Đây là màu vàng. Đây là màu vằng”.

    “Thế ư. Cô đến gần một chút”.

    Sybil bước tới một bước.

    “Cô nói đúng quá. Tôi điên khùng làm sao”.

    “Thế ông có định đi xuống nước không?”

    “Tôi đang thực sự tính chuyện đó. Tôi suy nghĩ nhiều về chuyện đó, Sybil, cô nghe chắc phải vui”.

    Sybil sờ chiếc phao cao su mà người đàn ông trẻ đôi khi dùng để tựa đầu. Cô nói: “Phao này thiếu hơi”.

    “Cô nói đúng. Nó cần nhiều hơi hơn tôi nghĩ”. Anh ta buông hai nắm tay xuống và để cái cằm của mình tựa trên cát. Anh ta nói: “Sybil. Trông cô dễ thương lắm. Rất vui khi gặp cô. Cô hãy nói cho tôi nghe về cô đi”.

    Anh ta đưa tay về phía trước và cầm lấy cả hai mắt cá chân của Sybil trong bàn tay mình. Anh ta nói: “Tôi tuổi Hải Dương. Cô tuổi gì”.

    “Sharon Lipschutz nói ông để cô ngồi trên ghế đàn dương cầm với ông”.

    “Sharon Lipschutz nói thế?”

    Sybil mạnh dạn gặc đầu.

    Anh ta buông đôi mắt cá chân của cô, rút bàn tay của mình về, và để mặt của mình trên cánh tay phải. Anh ta nói: “Đúng. Cô biết chuyện nầy đã xảy ra như thế nào, Sybil. Tôi đang ngồi đó chơi đàn. Cô chẳng thấy đâu cả. Và Sharon Lipschute đến và ngồi cạnh tôi. Tôi chẳng thể đẩy cô ta đi được, đúng không?”

    “Được chứ”.

    “Ồ, không, không. Tôi không thể làm như thế. Tuy nhiên, để tôi nói cho cô biết là tôi đã làm gì”.

    “Chuyện gì?”

    “Tôi giả bộ như cô ta là cô”.

    Sybil tức thì cúi xuống và bắt đầu đào vào mặt cát. Cô nói: “Hãy đi xuống nước đi”.

    “Được rồi. Tôi nghĩ tôi có thể biết phải làm gì”.

    “Lần tới, đẩy cô ta đi”.

    “Đẩy ai đi?”

    “Sharon Lipschutz”.

    “À, Sharon Lipschutz. Cái tên đó nổi lên như thế nào? Lân lộn trí nhớ và sự ham muốn”. Bỗng nhiên, anh ta đứng dậy, nhìn ra biển. Anh nói: “Sybỉl. Tôi nói cô nghe mình sẽ làm gì. Chúng ta thử xem có bắt được con cá chuối nào không?”

    “Cá gì?”

    “Cá chuối”.

    Anh ta tháo chiếc giây cột quanh chiếc áo khoác của mình. Anh cởi áo khoác ra. Vai của anh trắng và hẹp, và thân mình anh phía dưới màu xanh đậm. Anh xếp lại chiếc áo khoác ngoài, trước theo chiều dài, sau đó gấp ba lại. Anh ta tháo đi chiếc khăn đã dùng che trên mắt, trải ra đặt trên cát, và rồi đặt chiếc áo khoác ngoài đã được xếp lại ỉên trên đó. Anh ta cúi xuống, nhặt lấy cái phao, và kẹp nó vaò một bên cánh tay phải. Và tay trái của anh nắm lấy bàn tay Sybil.

    Cả hai bắt đầu bước xuống biển. Người đàn ông trẻ nói: “Tôi chắc rằng cô đã thấy khá nhiều con cá chuối hồi nhỏ”.

    Sybil lắc đầu.

    “Cô chưa thấy ư? Như thế thì cô sống ở đâu?”

    “Tôi không biết,” Sybil đáp.

    “Chắc chắn cô biết. Cô phải biết. Sharon Lipschutz biết cô ta sống ở đâu mà cô đó chỉ mới có ba tuổi rưỡi”.

    Sybil đứng lại và giật tay ra khỏi tay anh ta. Cô nhặt lên một vỏ sò bình thường trên bãi biển và nhìn nó với vẻ chăm chú đặc biệt. Cô ném xuống đất. “Whirly Wood, Connecticut”,” cô nói, và lại tiếp tục đi, cái bụng ưỡn ra phía trước.

    “Whirly Wood, Connecticut,” người đàn ông trẻ nói. “Nơi đó có gần Whirly Wood, Connecticut, không?”

    Sybil nhìn anh ta. “Tôi sống ỏ đó,” cô nói có vẻ bực bội. “Tôi sống ở Whirly Wood, Connecticut”. Cô chạy trước anh ta vài bước, dùng bàn tay trái bắt lấy bàn chân trái, và nhảy một chân hai ba lần.

    “Cô chẳng biết điều này đã làm mọi việc trở nên rõ ràng,” người đàn ông trẻ nói. Sybil thả chân mình ra. Cô hỏi: “ông đã đọc Cậu Bé Sambo Đen chưa?”.

    “Cô hồi tôi một câu khá thú vị đấy,” anh ta trả lời. “Bởi vì tôi vừa mới đọc xong đêm qua”. Anh ta đưa tay xuống cầm lấy bàn tay Sybil. Anh ta hỏi cô bé: “Cô nghĩ gì về cuốn sách đó?”. ,

    “Mấy con cọp có chạy quanh cái cây đó không?”

    “Tôi nghĩ chúng chạy chẳng ngừng. Tôi chưa hề thấy nhiều cọp như thế”.

    “Chỉ có sáu con mà thôi,” Sybil nói.

    “Chỉ có sáu!” người đàn ông trẻ kêu lên. “Cô nói là chỉ có”.

    “Ông có thích sáp không?” Sybil hỏi.

    “Cô hỏi tôi thích gì?” người đàn ông trẻ hỏi.

    “Sáp”.

    “Rất thích. Cô thích không?”

    Sybil gật đầu. “Ông có thích trái olive không?”

    “Olive ư - Có chứ. Olive và sáp. Tôi không hề đi đâu mà thiếu hai thứ đó”.

    “Ông có thích Sharon Lipschutz không?”

    “Có, có, tôi mến cô ta. Người đàn ông trẻ đáp. “Một điều đặc biệt tôi thích cô ta là cô không làm gì mấy con chó nhỏ trong phòng khách của khách sạn cả. Ví dụ như con chó con của bà khách Canada. Có thể cô không tin chuyện này, nhưng có một số cô bé ưa phá con chó con đó bằng những chiếc que dài gắn vào mấy quả bong bóng. Sharon không như thế. Cô ấy không bao giờ xấu tính hay ác. Vì vậy mà tôi rất mến cô ta”.

    Sybil im lặng. Cuối cùng cô nói: “Tôi thích nhai nến”.

    “Ai chẳng thích thế,” người đàn ông trẻ nói, để cho chân nhúng vào nước. “Chà! Nước lạnh”. Anh ta để rơi chiếc phao xuống. “Khoan đã, chờ một chút nữa. Đợi cho đến khi mình ra xa thêm một tí”.

    Họ bước ra cho đến khi nước ngang tầm bụng của Sybil. Ngưòi đàn ông trẻ bế cô lên và đặt cô nằm ngửa trên chiếc phao. Anh ta hỏi: “Cô không hề đội nón tắm trên đầu hả?”

    “Đừng buông tay,” Sybil dặn. “ông hãy ôm tôi ngay”.

    “Cô Carpenter. Xin cô. Tôi biết việc của tôi,” người đàn ông trẻ nói. “Cô chỉ việc mở mắt để xem cá chuối. Đây lầ một ngằy tuyệt vời cho cá chuối”.

    “Tôi chẳng thấy con nào cả,” Sybil đáp.

    ‘Tôi hiểu. Chúng có thói quen rất lạ lùng”. Anh ta cứ đẩy cái phao. Nước chưa lên đến ngực của anh ta. “Chúng có một cuộc đời bi đát,” anh ta nói. “Cô biết chúng làm sao không?”

    Cô ta lắc đầu.

    “Đúng, chúng bơi vào trong một cái lỗ trong đó có biết bao nhiêu là chuối. Trông chúng giống những con cá bình thường khi chúng lội vào. Nhưng một khi đã vào bên trong, chúng giống như những con heo. Tại sao? Tôi đã biết một vài con cá chuối bơi vào một lỗ chuối và ăn một lúc đến bảy mươi tám trái chuối”. Anh ta đẩy cái phao và người hành khách trên phao đến gần chân trời thêm một tí. “Tự nhiên, sau dó chúng mập quá đến mức không thoát ra khỏi được cái lỗ. Không đi qua được cửa”.

    Sybil nói:

    “Đừng đi ra ngoài xa quá. Thế chuyện gì xảy ra cho chúng?”

    “Xảy ra cho ai?”

    “Mấy con cá chuối”.

    “Ồ, cô muốn hỏi sau khi ăn nhiêu chuối quá chúng không ra khỏi lỗ chuối được.

    “Đúng”.

    “Vâng, tôi chẳng muốn nói với cô. Sybil. Chúng chết hết”.

    “Tại sao?”

    “Vì chúng bị cơn sốt chuối. Đúng là một căn bệnh khủng khiếp”.

    Sybil nói với giọng nôn nao: “Sóng đến kìa”.

    “Chúng ta để kệ nó. Chúng ta mặc nó,” người đàn ông trẻ nói. “Hai đợt”. Anh ta cầm mắt cá chân của Sybil trong tay mình và ấn xuống và đẩy ra phía trước. Cái phao trồi lên trên đầu ngọn sóng. Nước làm ướt đầu tóc bạch kim của Sybil, nhưng giọng kêu thảng thốt của cô tràn đầy sự vui thú.

    Khi cái phao thăng bằng trở lại, cô dùng bàn tay gạt qua một bên một lọn tóc vướng vào mắt, và nói: “Tôi vừa thấy được một con”.

    “Thấy được gì, cô bé?”

    “Một con cá chuối”.

    Người đàn ông kêu lên: :‘Không đâu, Chúa ạ! Con cá có trái chuối nào ở miệng không?”

    “Có. Sáu trái”.

    Người đàn ông trẻ bỗng nhiên cầm lấy một trong hai bàn chân ướt của Sybil, bàn chân này nằm xưôi ở đàng cuôì cái phao, và anh ta hôn vào lòng bàn chân.

    “Ô kia,” người chủ bàn chân kêu lên, quay người lại.

    “Ô kìa, chính cô! Nay chúng ta đi vào đi. Cô đã thấy đủ chưa?”

    “Chưa”.

    “Thế thì xin lỗi,” anh ta nói, và đầy cái phao đi về hướng bãi cho đến khi Sybil bước ra khỏi phao. Anh ta mang nó đi trong suốt đoạn đường.

    “Chào anh,” Sybil nói, và chạy đi về hướng khách sạn không chần chừ.

    ***

    Người đàn ông trẻ mặc vào chiếc áo khoác của mình, kéo lại sợi dây quấn ngang lưng cho chặt và nhét chiếc khăn lông vào trong túi quần. Anh ta nhặt lấy cái phao đẫm ướt và cồng kềnh và ôm nó dưới tay. Anh bước đi một mình qua bãi cát mềm và nóng, tiến đến khách sạn.

    Trên tầng chính của khách sạn, mà người ta hướng dẫn những người đi tắm sử dụng, một người đàn bà có chiếc mũi thoa đầy thuốc mỡ đi vào trong thang máy với người đàn ông.

    “Tôi thấy bà đang nhìn chân tôi,” anh ta nói với bà khi thang máy chuyển động.

    “Xin lỗi ông nói gì?” người đàn bà hồi.

    “Tôi nói tôi thấy bà đang nhìn chân tôi”.

    “Tôi xin lỗi ông. Tôi tình cờ đang nhìn dưới sằn mà thôi,” người đàn bà đáp lại, mặt hướng đến cửa thang máy.

    “Nếu bà muốn nhìn chân tôi, bà cứ nói”, người đàn ông trẻ nói. “Nhưng đừng có làm cái trò len lén như thế”.

    “Hãy để cho tôi ra,” người đàn bà nói vội vàng với cô gái điều khiển thang máy.

    Cửa thang máy mở và người đàn bà bước ra không nhìn lại.

    “Tôi có hai bàn chân bình thường và tôi chẳng thấy có lý do gì người ta lại muốn nhìn,” người đàn ông nói. “Tầng lầu năm, cô.” Anh ta lấy chìa khóa ra khỏi túi.

    Anh ta bưóc ra tầng lầu năm, đi dọc theo hành lang, và vào phòng 507. Phòng nặc mùi hành lý bằng da mới và mùi chất chùi sơn móng tay.

    Anh ta nhìn cô gái đang nằm ngủ trên một trong hai chiếc giường đôi.

    Rồi anh ta bước đến một trong mấy hành lý, mở nó ra, và lấy ra từ dưới lớp áo quần mặc bên trong một cây súng Ortgies nòng 7.65.

    Anh ta thả gắp đạn ra, nhìn nó, và nhét nó vào lại cây súng. Anh ta tháo và đóng lại nòng súng. Và rồi anh ta đi tới và ngồi xuống trên chiếc giường trống, nhìn cô gái, nhắm cây súng, và bắn một viên đạn qua thái dương bên phải của mình.

    Người post: Russie (TVE)
     
    hoalienbao and Kẹo Táo like this.
  2. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT


    A Perfect Day for Bananafish

    J.D. Salinger

    THERE WERE ninety-seven New York advertising men in the hotel, and, the way they were monopolizing the long-distance lines, the girl in 507 had to wait from noon till almost two-thirty to get her call through. She used the time, though. She read an article in a women's pocket-size magazine, called “Sex Is Fun-or Hell.” She washed her comb and brush. She took the spot out of the skirt of her beige suit. She moved the button on her Saks blouse. She tweezed out two freshly surfaced hairs in her mole. When the operator finally rang her room, she was sitting on the window seat and had almost finished putting lacquer on the nails of her left hand.

    She was a girl who for a ringing phone dropped exactly nothing. She looked as if her phone had been ringing continually ever since she had reached puberty.

    With her little lacquer brush, while the phone was ringing, she went over the nail of her little finger, accentuating the line of the moon. She then replaced the cap on the bottle of lacquer and, standing up, passed her left--the wet--hand back and forth through the air. With her dry hand, she picked up a congested ashtray from the window seat and carried it with her over to the night table, on which the phone stood. She sat down on one of the made-up twin beds and--it was the fifth or sixth ring--picked up the phone.

    “Hello,” she said, keeping the fingers of her left hand outstretched and away from her white silk dressing gown, which was all that she was wearing, except mules--her rings were in the bathroom.

    “I have your call to New York now, Mrs. Glass,” the operator said.

    “Thank you,” said the girl, and made room on the night table for the ashtray.

    A woman's voice came through. “Muriel? Is that you?”

    The girl turned the receiver slightly away from her ear. “Yes, Mother. How are you?” she said.

    “I've been worried to death about you. Why haven't you phoned? Are you all right?”

    “I tried to get you last night and the night before. The phone here's been--”

    “Are you all right, Muriel?”

    The girl increased the angle between the receiver and her ear. “I'm fine. I'm hot. This is the hottest day they've had in Florida in--”

    “Why haven't you called me? I've been worried to--”

    “Mother, darling, don't yell at me. I can hear you beautifully,” said the girl. “I called you twice last night. Once just after--”

    “I told your father you'd probably call last night. But, no, he had to-Are you all right, Muriel? Tell me the truth.”

    “I'm fine. Stop asking me that, please.”

    “When did you get there?”

    “I don't know. Wednesday morning, early.”

    “Who drove?”

    “He did,” said the girl. “And don't get excited. He drove very nicely. I was amazed.”

    “He drove? Muriel, you gave me your word of--”

    “Mother,” the girl interrupted, “I just told you. He drove very nicely. Under fifty the whole way, as a matter of fact.”

    “Did he try any of that funny business with the trees?”

    “I said he drove very nicely, Mother. Now, please. I asked him to stay close to the white line, and all, and he knew what I meant, and he did. He was even trying not to look at the trees-you could tell. Did Daddy get the car fixed, incidentally?”

    “Not yet. They want four hundred dollars, just to--”

    “Mother, Seymour told Daddy that he'd pay for it. There's no reason for--”

    “Well, we'll see. How did he behave--in the car and all?”

    “All right,” said the girl.

    “Did he keep calling you that awful--”

    “No. He has something new now.”

    “What?”

    “Oh, what's the difference, Mother?”

    “Muriel, I want to know. Your father--”

    “All right, all right. He calls me Miss Spiritual Tramp of 1948,” the girl said, and giggled.

    “It isn't funny, Muriel. It isn't funny at all. It's horrible. It's sad, actually. When I think how--”

    “Mother,” the girl interrupted, “listen to me. You remember that book he sent me from Germany? You know--those German poems. What'd I do with it? I've been racking my--”

    “You have it.”

    “Are you sure?” said the girl.

    “Certainly. That is, I have it. It's in Freddy's room. You left it here and I didn't have room for it in the--Why? Does he want it?”

    “No. Only, he asked me about it, when we were driving down. He wanted to know if I'd read it.”

    “It was in German!”

    “Yes, dear. That doesn't make any difference,” said the girl, crossing her legs. “He said that the poems happen to be written by the only great poet of the century. He said I should've bought a translation or something. Or learned the language, if you please.”

    “Awful. Awful. It's sad, actually, is what it is. Your father said last night--”

    “Just a second, Mother,” the girl said. She went over to the window seat for her cigarettes, lit one, and returned to her seat on the bed. “Mother?” she said, exhaling smoke.

    “Muriel. Now, listen to me.”

    “I'm listening.”

    “Your father talked to Dr. Sivetski.”

    “Oh?” said the girl.

    “He told him everything. At least, he said he did--you know your father. The trees. That business with the window. Those horrible things he said to Granny about her plans for passing away. What he did with all those lovely pictures from Bermuda--everything.”

    “Well?” said the girl.

    “Well. In the first place, he said it was a perfect crime the Army released him from the hospital--my word of honor. He very definitely told your father there's a chance--a very great chance, he said--that Seymour may completely lose control of himself. My word of honor.”

    “There's a psychiatrist here at the hotel,” said the girl.

    “Who? What's his name?”

    “I don't know. Rieser or something. He's supposed to be very good.”

    “Never heard of him.”

    “Well, he's supposed to be very good, anyway.”

    “Muriel, don't be fresh, please. We're very worried about you. Your father wanted to wire you last night to come home, as a matter of f--”

    “I'm not coming home right now, Mother. So relax.”

    “Muriel. My word of honor. Dr. Sivetski said Seymour may completely lose contr--”

    “I just got here, Mother. This is the first vacation I've had in years, and I'm not going to just pack everything and come home,” said the girl. “I couldn't travel now anyway. I'm so sunburned I can hardly move.”

    “You're badly sunburned? Didn't you use that jar of Bronze I put in your bag? I put it right--”

    “I used it. I'm burned anyway.”

    “That's terrible. Where are you burned?”

    “All over, dear, all over.”

    “That's terrible.”

    “I'll live.”

    “Tell me, did you talk to this psychiatrist?”

    “Well, sort of,” said the girl.

    “What'd he say? Where was Seymour when you talked to him?”

    “In the Ocean Room, playing the piano. He's played the piano both nights we've been here.”

    “Well, what'd he say?”

    “Oh, nothing much. He spoke to me first. I was sitting next to him at Bingo last night, and he asked me if that wasn't my husband playing the piano in the other room. I said yes, it was, and he asked me if Seymour's been sick or something. So I said--”

    “Why'd he ask that?”

    “I don't know, Mother. I guess because he's so pale and all,” said the girl. “Anyway, after Bingo he and his wife asked me if I wouldn't like to join them for a drink. So I did. His wife was horrible. You remember that awful dinner dress we saw in Bonwit's window? The one you said you'd have to have a tiny, tiny--”

    “The green?”

    “She had it on. And all hips. She kept asking me if Seymour's related to that Suzanne Glass that has that place on Madison Avenue--the millinery.”

    “What'd he say, though? The doctor.”

    “Oh. Well, nothing much, really. I mean we were in the bar and all. It was terribly noisy.”

    “Yes, but did--did you tell him what he tried to do with Granny's chair?”

    “No, Mother. I didn't go into details very much,” said the girl. “I'll probably get a chance to talk to him again. He's in the bar all day long.”

    “Did he say he thought there was a chance he might get--you know--funny or anything? Do something to you!”

    “Not exactly,” said the girl. “He had to have more facts, Mother. They have to know about your childhood--all that stuff. I told you, we could hardly talk, it was so noisy in there.”

    “Well. How's your blue coat?”

    “All right. I had some of the padding taken out.”

    “How are the clothes this year?”

    “Terrible. But out of this world. You see sequins--everything,” said the girl.

    “How's your room?”

    “All right. Just all right, though. We couldn't get the room we had before the war,” said the girl. “The people are awful this year. You should see what sits next to us in the dining room. At the next table. They look as if they drove down in a truck.”

    “Well, it's that way all over. How's your ballerina?”

    “It's too long. I told you it was too long.”

    “Muriel, I'm only going to ask you once more--are you really all right?”

    “Yes, Mother,” said the girl. “For the ninetieth time.”

    “And you don't want to come home?”

    “No, Mother.”

    “Your father said last night that he'd be more than willing to pay for it if you'd go away someplace by yourself and think things over. You could take a lovely cruise. We both thought--”

    “No, thanks,” said the girl, and uncrossed her legs. “Mother, this call is costing a for--”

    “When I think of how you waited for that boy all through the war-I mean when you think of all those crazy little wives who--”

    “Mother,” said the girl, “we'd better hang up. Seymour may come in any minute.”

    “Where is he?”

    “On the beach.”

    “On the beach? By himself? Does he behave himself on the beach?”

    “Mother,” said the girl, “you talk about him as though he were a raving maniac--”

    “I said nothing of the kind, Muriel.”

    “Well, you sound that way. I mean all he does is lie there. He won't take his bathrobe off.”

    “He won't take his bathrobe off? Why not?”

    “I don't know. I guess because he's so pale.”

    “My goodness, he needs the sun. Can't you make him?

    “You know Seymour,” said the girl, and crossed her legs again. “He says he doesn't want a lot of fools looking at his tattoo.”

    “He doesn't have any tattoo! Did he get one in the Army?”

    “No, Mother. No, dear,” said the girl, and stood up. “Listen, I'll call you tomorrow, maybe.”

    “Muriel. Now, listen to me.”

    “Yes, Mother,” said the girl, putting her weight on her right leg.

    “Call me the instant he does, or says, anything at all funny--you know what I mean. Do you hear me?”

    “Mother, I'm not afraid of Seymour.”

    “Muriel, I want you to promise me.”

    “All right, I promise. Goodbye, Mother,” said the girl. “My love to Daddy.” She hung up.

    ***

    “See more glass,” said Sybil Carpenter, who was staying at the hotel with her mother. “Did you see more glass?”

    “Pussycat, stop saying that. It's driving Mommy absolutely crazy. Hold still, please.”

    Mrs. Carpenter was putting sun-tan oil on Sybil's shoulders, spreading it down over the delicate, winglike blades of her back. Sybil was sitting insecurely on a huge, inflated beach ball, facing the ocean. She was wearing a canary-yellow two-piece bathing suit, one piece of which she would not actually be needing for another nine or ten years.

    “It was really just an ordinary silk handkerchief--you could see when you got up close,” said the woman in the beach chair beside Mrs. Carpenter's. “I wish I knew how she tied it. It was really darling.”

    “It sounds darling,” Mrs. Carpenter agreed. “Sybil, hold still, pussy.”

    “Did you see more glass?” said Sybil.

    Mrs. Carpenter sighed. “All right,” she said. She replaced the cap on the sun-tan oil bottle. “Now run and play, pussy. Mommy's going up to the hotel and have a Martini with Mrs. Hubbel. I'll bring you the olive.”

    Set loose, Sybil immediately ran down to the flat part of the beach and began to walk in the direction of Fisherman's Pavilion. Stopping only to sink a foot in a soggy, collapsed castle, she was soon out of the area reserved for guests of the hotel.

    She walked for about a quarter of a mile and then suddenly broke into an oblique run up the soft part of the beach. She stopped short when she reached the place where a young man was lying on his back.

    “Are you going in the water, see more glass?” she said.

    The young man started, his right hand going to the lapels of his terry-cloth robe. He turned over on his stomach, letting a sausaged towel fall away from his eyes, and squinted up at Sybil.

    “Hey. Hello, Sybil.”

    “Are you going in the water?”

    “I was waiting for you,” said the young man. “What's new?”

    “What?” said Sybil.

    “What's new? What's on the program?”

    “My daddy's coming tomorrow on a nairiplane,” Sybil said, kicking sand.

    “Not in my face, baby,” the young man said, putting his hand on Sybil's ankle. “Well, it's about time he got here, your daddy. I've been expecting him hourly. Hourly.”

    “Where's the lady?” Sybil said.

    “The lady?” the young man brushed some sand out of his thin hair. “That's hard to say, Sybil. She may be in any one of a thousand places. At the hairdresser's. Having her hair dyed mink. Or making dolls for poor children, in her room.” Lying prone now, he made two fists, set one on top of the other, and rested his chin on the top one. “Ask me something else, Sybil,” he said. “That's a fine bathing suit you have on. If there's one thing I like, it's a blue bathing suit.”

    Sybil stared at him, then looked down at her protruding stomach. “This is a yellow,” she said. “This is a yellow.”

    “It is? Come a little closer.” Sybil took a step forward. “You're absolutely right. What a fool I am.”

    “Are you going in the water?” Sybil said.

    “I'm seriously considering it. I'm giving it plenty of thought, Sybil, you'll be glad to know.”

    Sybil prodded the rubber float that the young man sometimes used as a head-rest. “It needs air,” she said.

    “You're right. It needs more air than I'm willing to admit.” He took away his fists and let his chin rest on the sand. “Sybil,” he said, “you're looking fine. It's good to see you. Tell me about yourself.” He reached in front of him and took both of Sybil's ankles in his hands. “I'm Capricorn,” he said. “What are you?”

    “Sharon Lipschutz said you let her sit on the piano seat with you,” Sybil said.

    “Sharon Lipschutz said that?”

    Sybil nodded vigorously.

    He let go of her ankles, drew in his hands, and laid the side of his face on his right forearm. “Well,” he said, “you know how those things happen, Sybil. I was sitting there, playing. And you were nowhere in sight. And Sharon Lipschutz came over and sat down next to me. I couldn't push her off, could I?”

    “Yes.”

    “Oh, no. No. I couldn't do that,” said the young man. “I'll tell you what I did do, though.”

    “What?”

    “I pretended she was you.”

    Sybil immediately stooped and began to dig in the sand. “Let's go in the water,” she said.

    “All right,” said the young man. “I think I can work it in.”

    “Next time, push her off,” Sybil said. “Push who off?”

    “Sharon Lipschutz.”

    “**, Sharon Lipschutz,” said the young man. “How that name comes up. Mixing memory and desire.” He suddenly got to his feet. He looked at the ocean. “Sybil,” he said, “I'll tell you what we'll do. We'll see if we can catch a bananafish.”

    “A what?”

    “A bananafish,” he said, and undid the belt of his robe. He took off the robe. His shoulders were white and narrow, and his trunks were royal blue. He folded the robe, first lengthwise, then in thirds. He unrolled the towel he had used over his eyes, spread it out on the sand, and then laid the folded robe on top of it. He bent over, picked up the float, and secured it under his right arm. Then, with his left hand, he took Sybil's hand.

    The two started to walk down to the ocean.

    “I imagine you've seen quite a few bananafish in your day,” the young man said.

    Sybil shook her head.

    “You haven't? Where do you live, anyway?”

    “I don't know,” said Sybil.

    “Sure you know. You must know. Sharon Lipschutz knows where she lives and she's only three and a half.”

    Sybil stopped walking and yanked her hand away from him. She picked up an ordinary beach shell and looked at it with elaborate interest. She threw it down. “Whirly Wood, Connecticut,” she said, and resumed walking, stomach foremost.

    “Whirly Wood, Connecticut,” said the young man. “Is that anywhere near Whirly Wood, Connecticut, by any chance?”

    Sybil looked at him. “That's where I live,” she said impatiently. “I live in Whirly Wood, Connecticut.” She ran a few steps ahead of him, caught up her left foot in her left hand, and hopped two or three times.

    “You have no idea how clear that makes everything,” the young man said.

    Sybil released her foot. “Did you read `Little Black Sambo'?” she said.

    “It's very funny you ask me that,” he said. “It so happens I just finished reading it last night.” He reached down and took back Sybil's hand. “What did you think of it?” he asked her.

    “Did the tigers run all around that tree?”

    “I thought they'd never stop. I never saw so many tigers.”

    “There were only six,” Sybil said.

    “Only six!” said the young man. “Do you call that only?”

    “Do you like wax?” Sybil asked.

    “Do I like what?” asked the young man. “Wax.”

    “Very much. Don't you?”

    Sybil nodded. “Do you like olives?” she asked.

    “Olives--yes. Olives and wax. I never go anyplace without 'em.”

    “Do you like Sharon Lipschutz?” Sybil asked.

    “Yes. Yes, I do,” said the young man. “What I like particularly about her is that she never does anything mean to little dogs in the lobby of the hotel. That little toy bull that belongs to that lady from Canada, for instance. You probably won't believe this, but some little girls like to poke that little dog with balloon sticks. Sharon doesn't. She's never mean or unkind. That's why I like her so much.”

    Sybil was silent.

    “I like to chew candles,” she said finally.

    “Who doesn't?” said the young man, getting his feet wet. “Wow! It's cold.” He dropped the rubber float on its back. “No, wait just a second, Sybil. Wait'll we get out a little bit.”

    They waded out till the water was up to Sybil's waist. Then the young man picked her up and laid her down on her stomach on the float.

    “Don't you ever wear a bathing cap or anything?” he asked.

    “Don't let go,” Sybil ordered. “You hold me, now.”

    “Miss Carpenter. Please. I know my business,” the young man said. “You just keep your eyes open for any bananafish. This is a perfect day for bananafish.”

    “I don't see any,” Sybil said.

    “That's understandable. Their habits are very peculiar.” He kept pushing the float. The water was not quite up to his chest. “They lead a very tragic life,” he said. “You know what they do, Sybil?”

    She shook her head.

    “Well, they swim into a hole where there's a lot of bananas. They're very ordinary-looking fish when they swim in. But once they get in, they behave like pigs. Why, I've known some bananafish to swim into a banana hole and eat as many as seventy-eight bananas.” He edged the float and its passenger a foot closer to the horizon. “Naturally, after that they're so fat they can't get out of the hole again. Can't fit through the door.”

    “Not too far out,” Sybil said. “What happens to them?”

    “What happens to who?”

    “The bananafish.”

    “Oh, you mean after they eat so many bananas they can't get out of the banana hole?”

    “Yes,” said Sybil.

    “Well, I hate to tell you, Sybil. They die.”

    “Why?” asked Sybil.

    “Well, they get banana fever. It's a terrible disease.”

    “Here comes a wave,” Sybil said nervously.

    “We'll ignore it. We'll snub it,” said the young man. “Two snobs.” He took Sybil's ankles in his hands and pressed down and forward. The float nosed over the top of the wave. The water soaked Sybil's blond hair, but her scream was full of pleasure.

    With her hand, when the float was level again, she wiped away a flat, wet band of hair from her eyes, and reported, “I just saw one.”

    “Saw what, my love?”

    “A bananafish.”

    “My God, no!” said the young man. “Did he have any bananas in his mouth?”

    “Yes,” said Sybil. “Six.”

    The young man suddenly picked up one of Sybil's wet feet, which were drooping over the end of the float, and kissed the arch.

    “Hey!” said the owner of the foot, turning around.

    “Hey, yourselfl We're going in now. You had enough?”

    “No!”

    “Sorry,” he said, and pushed the float toward shore until Sybil got off it. He carried it the rest of the way.

    “Goodbye,” said Sybil, and ran without regret in the direction of the hotel.

    ***

    The young man put on his robe, closed the lapels tight, and jammed his towel into his pocket. He picked up the slimy wet, cumbersome float and put it under his arm. He plodded alone through the soft, hot sand toward the hotel.

    On the sub-main floor of the hotel, which the management directed bathers to use, a woman with zinc salve on her nose got into the elevator with the young man.

    “I see you're looking at my feet,” he said to her when the car was in motion.

    “I beg your pardon?” said the woman.

    “I said I see you're looking at my feet.”

    “I beg your pardon. I happened to be looking at the floor,” said the woman, and faced the doors of the car.

    “If you want to look at my feet, say so,” said the young man. “But don't be a God-damned sneak about it.”

    “Let me out here, please,” the woman said quickly to the girl operating the car.

    The car doors opened and the woman got out without looking back.

    “I have two normal feet and I can't see the slightest God-damned reason why anybody should stare at them,” said the young man. “Five, please.” He took his room key out of his robe pocket.

    He got off at the fifth floor, walked down the hall, and let himself into 507. The room smelled of new calfskin luggage and nail-lacquer remover.

    He glanced at the girl lying asleep on one of the twin beds. Then he went over to one of the pieces of luggage, opened it, and from under a pile of shorts and undershirts he took out an Ortgies calibre 7.65 automatic. He released the magazine, looked at it, then reinserted it. He cocked the piece. Then he went over and sat down on the unoccupied twin bed, looked at the girl, aimed the pistol, and fired a bullet through his right temple.

    Người post: Russie (TVE)
     
  3. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    sao chị @thanhbt không post lên bản dịch mà post lên nguyên tác?
     
  4. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Ui! Cái này là truyện ngắn, chị chỉ repost lại bài của bạn Russie, song ngữ: bài đầu tiếng Việt, bài sau là tiếng Anh mà! :D
     
  5. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Ui, ngốc quá, xấu hổ quá. Vậy là truyện này hoàn tất rồi phải không chị?
     

Chia sẻ trang này