Psychosocial A Quoi Rêvent Les Loups - Yasmina Khadra

Thảo luận trong 'Sách tiếng Pháp - Livres en Français' bắt đầu bởi vinguyen264, 30/9/13.

  1. vinguyen264

    vinguyen264 Lớp 4

    Nhà văn Yasmina Khadra - Chìa khoá vào một thế giới bị bỏ hoang

    (Theo Thể thao văn hoá )

    (TT&VH Cuối tuần) - Bắt đầu sự nghiệp bằng những cuốn tiểu thuyết về bạo lực và khủng bố, rồi nhanh chóng chuyển sang chủ đề sự bất đồng giữa phương Đông và phương Tây, Yasmina Khadra, người từng có thời gian là sĩ quan cao cấp trong quân đội Algeria, đã gây được tiếng vang ở Pháp.

    Ông nói: “Mang độc giả phương Tây đến với đất nước Afghanistan của quân Taliban, đến với cuộc xung đột Israel-Palestine hay đất nước Iraq hiện tại, là một cách dẫn họ trực tiếp đến với lối tư duy của người phương Đông” và “tôi muốn cố gắng làm yên lòng tâm hồn con người bằng cách trả mọi thứ về đúng vị trí của nó. Tôi cố thử khơi dậy ý thức và kêu gọi mọi tâm hồn cùng hướng về một lý tưởng tuyệt vời nhất mang tên: Cuộc sống. Thường thường, con người ta không mấy khi nhận ra mình may mắn đến nhường nào khi vẫn còn được sống trên đời. Cuộc sống này quý giá đến nỗi việc bảo vệ nó trở thành một vấn đề cấp bách và ám ảnh”.

    [​IMG]
    Có sự lười biếng giúp sức, chúng ta dần bị “bầy đàn hoá” trong tư duy.​

    Dưới đây là cuộc phỏng vấn của nhà văn Francis Pornon với tác giả Pháp gốc Algeria đã được dịch ra 34 thứ tiếng:

    * Cái tên Yasmina Khadra đã được bạn đọc khắp nơi trên thế giới biết đến như một tác giả viết về bạo lực và khủng bố. Tuy nhiên, một vài tác phẩm của ông lại là tự truyện. Vậy, thực chất con người của ông nằm ở đâu giữa hai nơi ấy?


    - Phải nói rằng thành công mà tôi có được nhờ phần lớn vào bộ ba tiểu thuyết đề cập vấn đề bạo lực và khủng bố Những cánh én ở Kabul, Ngỡ đã là yêu và Các mỹ nhân ngư của Baghdad. Các tiểu thuyết của tôi đã được dịch ra 34 thứ tiếng, nhưng từ đó đến chỗ “được cả thế giới biết đến” là cả một chặng đường dài cần phải vượt qua.

    Tôi vẫn đang miệt mài làm việc để đến được với nhiều độc giả hơn. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí rất ít hy vọng, bởi vì độc giả ngày nay, dù có rất nhiều phương tiện truyền thông song vẫn không nắm bắt được thông tin. Thực chất là họ thiếu sự tò mò và không cảm thấy có nhu cầu khám phá những giọng văn mới, đến từ miền đất khác. Thách thức này rất lớn và buộc tôi phải có những nỗ lực phi thường. Song tôi vẫn lạc quan.

    Ngoài ra, tôi chỉ viết duy nhất một tự truyện (Nhà văn) và một tiểu luận nhỏ nói về sự hiểu nhầm mà mình đã gặp phải với độc giả Pháp (Trò lừa đảo của ngôn từ). Tôi cố xác định vị trí, con người của mình trong các cuốn sách để rồi cuối cùng nhận ra con người tôi không ở đâu trong đó cả. Tôi là một tiểu thuyết gia, và sự biết điều của một tác giả là biết cách rút lui trước các nhân vật của mình, điều mà tôi đã luôn luôn làm.


    * Ông từng nói rằng: “Những người tài năng đôi khi cũng làm những điều tầm thường, thậm chí là hèn hạ”... Có cần tách biệt con người bình thường và con người viết văn hay không?

    Nhà văn Yasmina Khadra, tên thật là Mohammed Moulessehoul, sinh năm 1955 tại Algeria. Bút danh của ông, Yasmina Khadra, là một cái tên phụ nữ. Thực chất, đó là tên của vợ ông. Nhà văn này tin rằng mọi sự bất hạnh khổ đau ở các nước Ả Rập đều xuất phát từ việc phụ nữ bị coi thường, chà đạp. Với bút danh là tên phụ nữ, ông muốn bày tỏ quan điểm và thái độ của mình: đứng về phía những người phụ nữ Ả Rập, với tất cả sự tôn trọng và lòng yêu thương dành cho họ.
    - Tôi cũng nói rằng sự nổi tiếng trao hai chữ “tài năng” cho những kẻ không xứng đáng. Chúng ta đang sống trong thời đại của những kẻ cơ hội, trơ tráo và thích ba hoa, thời của những kẻ vĩ cuồng. Những tài năng thực sự đành phải lùi về phía sau nhường sân khấu đầy ánh đèn cho những phù phiếm và kệch cỡm. Chỉ cần lướt qua bất cứ một kênh truyền hình nào cũng có thể nhận thấy ngày nay, sự táo tợn đã được xếp vào hàng các “phẩm chất tốt” và sự trâng tráo lại có sức cuốn hút kỳ lạ ra sao.


    Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, người hấp dẫn được công chúng không còn là những người kể chuyện trong các cuốn sách, mà đơn thuần chỉ kể chuyện trước cái micro. Hiếm khi nào con người bình thường và con người viết văn lại bị tách biệt một cách thô bạo đến thế. Vẻ đẹp thực sự của ngôn từ đã bị thay thế một cách thô thiển bằng sự suồng sã và vẻ thông thái rởm. Có sự lười biếng giúp sức, chúng ta dường như đang dần bị “bầy đàn hoá” trong tư duy và sẽ có xu hướng dễ bị những thứ có vẻ bề ngoài lấp lánh hào nhoáng thu hút hơn là các tài năng thực sự.

    * Một ngày khác, ông đã trả lời rằng: “Nedjma đã thành một con điếm”. Trong cuốn Một phần của cái chết mà ông viết, cô gái trẻ mang tên Nedjma đã lợi dụng sắc đẹp của mình để quyến rũ một người có quyền lực và rồi trở thành gái bao. Đó có phải là một phép ẩn dụ?

    - Có thể nói rằng sự suy đồi đã dần làm chúng ta lộ nguyên hình. Những biểu tượng cho sự cứu rỗi dần trở nên nghèo nàn, cũ kỹ và nhàm chán đến nỗi chúng phải tự bán rẻ mình để sống sót. Khi mà lối sống đầy bản năng như những động vật săn mồi còn ngự trị thì mọi giá trị đều trở thành vô nghĩa. Đấy là chưa kể đến một số nhượng bộ mà chúng ta buộc phải tuân theo để có thể tồn tại.

    Tôi tin rằng thế giới đang chìm vào trong những hành động thú tính không thể nào cứu vãn nổi, chúng ta sẽ dần quay về thời kỳ đồ đá. Những gì thừa hưởng được từ các bậc cha anh, nền văn minh, văn hoá, tất cả lòng bao dung độ lượng để giáo dục loài người và hướng cho chúng ta tới độ trưởng thành, hiện đang mất dần.

    Trong khi những tư tưởng cao đẹp bắt đầu chìm đắm hết, mỗi người đều chỉ lo cứu lấy bản thân mình. Người ta không còn nói “ưu tiên phụ nữ và trẻ em” nữa, mà chỉ nói “sau lưng ta là trận đại hồng thuỷ”.

    [​IMG]

    Ngôn từ mở cửa vào thế giới hoang vắng​

    * Trong thời buổi mà mọi giá trị đều nhập nhèm, ông coi việc mình trở thành nhà văn có ý nghĩa như thế nào? Nhà văn là một người thức tỉnh lương tâm hay đúng hơn là người soi đường chỉ lối?

    - Dù có suy tư trăn trở nhiều đến mức nào, nhà văn cũng không thể là người đánh thức lương tâm nhân loại, mà ông ta chỉ là một người có ý thức, có lương tâm mà thôi. Nhưng với sự sáng suốt, khả năng thấu hiểu và đồng cảm với đồng loại, nhà văn đến với những kẻ thấp cổ bé họng, ủng hộ và giúp đỡ họ trong việc tìm ra một lối thoát. Cần phải giúp họ được chú ý, lắng nghe và ý thức rằng mình không hề cô đơn.

    * Vậy cuối cùng, ngôn từ trong các tác phẩm của ông là một thứ chìa khoá cho một thế giới đang đóng cửa?

    - Đó là chìa khoá mở cửa vào một thế giới hoang vắng. Sự di cư đã đạt tới đỉnh điểm. Người ta chen chúc nhau trên cầu tàu để chạy trốn, dỡ bỏ mọi rào chắn để đến được với vùng đất tự do. Họ thà lựa chọn mình không có quốc tịch, đi tìm một mái nhà dưới những vòm trời xa lạ khắc nghiệt và cuối cùng, kết thúc bằng việc nằm trên cáng sau khi mới chiến đấu được chút ít mà cứ tưởng mình đã tạo ra một tổ quốc mới. Chẳng tổ quốc mới nào được tạo ra cả, chỉ có những nơi mà người ta ngã xuống và không bao giờ có thể đứng lên được.

    Trong cơn quay cuồng đi tìm một nơi nương náu mới, người ta sẵn sàng làm tất cả, bắt đầu bằng việc từ bỏ cội nguồn, bản sắc, tôn giáo của mình, để cố hoà nhập vào một cộng đồng nào đó, trong khi biết rõ rằng đây thường cũng là quá trình phân rã.

    Nên tin rằng giờ đây, những cuộc chiến thời xưa, mọi sự hy sinh, mọi hy vọng ước mơ được khắc trên vách đá và những đau khổ mất mát, tất cả không còn làm rung động tâm hồn chúng ta nữa. Chúng ta đã lùi bước trước sự dễ dãi, để mình bị tiếng hát của các nàng tiên cá làm cho u mê, như Ulysse chẳng còn danh dự lẫn vinh quang khi đã bán rẻ tình yêu và tổ quốc của mình để đi tìm sự cứu rỗi trong ảo tưởng, một lời hứa không hề hiện thực. Điều đó cũng điên khùng y như việc chúng ta có thể từ bỏ sự thật để hài lòng với việc sống trong những ảo ảnh tồi tệ sinh ra từ nỗi sợ hãi và sự hèn mọn của bản thân.

    * Ông viết về nỗi đau đớn của người di cư, không phải chỉ trong vai trò nhà văn sống tại nước ngoài, mà còn với tư cách một kẻ không được đất nước thừa nhận. Tâm thế của “kẻ xa lạ” có là tiêu biểu cho một nhà văn hay không, đối với ông?

    - Các tác phẩm của tôi có nhiều người đọc tại quê hương Algeria và tôi cũng được tôn trọng ở đó. Tôi rất vui khi biết rằng độc giả của mình chủ yếu là những người đọc bằng tiếng Pháp, trong khi ba năm trước, số lượng độc giả của tôi tại Đức và Mỹ nhiều hơn. Đó chẳng phải là một sự trở về với cội nguồn hay sao?

    Cuộc sống đã dạy cho tôi một điều không mấy quen thuộc với những người Algeria vốn nổi tiếng về sự lo lắng bồn chồn, đó là tính nhẫn nại. Nhẫn nại là “mẹ” của sự thanh thản. Tôi viết trong sự bình yên ấy, và chính sự bình thản ấy ngự trị trong tâm hồn tôi. Còn lòng thù hận, các chuyện đơm đặt, những lời chửi rủa, sự bất công đều là những thứ gì đó ở rất xa xôi, và tôi đang đi đúng con đường của mình. Nếu không như vậy thì tôi cũng chỉ là một thứ tin đồn và sẽ nhanh chóng bị lãng quên trong một đám hỗn độn ồn ào mà thôi.

    Hiền Anh (theo L'Humanite')

    Natphung hân hạnh giới thiệu với các bạn truyện "A Quoi Rêvent Les Loups" của Yasmina Khadra bản Pháp ngữ.

    Người viết bài: NatPhung
    Nguồn: TVE
     
  2. vinguyen264

    vinguyen264 Lớp 4

    A Quoi Rêvent Les Loups - Yasmina Khadra

    [​IMG]

    Alger - fin des années 80.

    Parce que les islamistes qui recrutaient dans l'énorme réservoir de jeunes gens vulnérables ont su l'accueillir et lui donner le sentiment que sa vie pouvait avoir un sens ; parce que la confusion mentale dans laquelle il était plongé l'a conduit à s'opposer à ses parents, à sa famille, à ses amis et à perdre tous ses repères ; parce que la guerre civile qui a opposé les militaires algériens et les bandes armées islamistes fut d'une violence et d'une sauvagerie incroyables, l'abominable est devenu concevable et il l'a commis.

    Voici l'histoire de Nafa Walid, un jeune garçon qui rêvait de gloire avant de se réveiller broyé au coeur même du cauchemar.

    Người viết bài: NatPhung
    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này