Thảo luận Ai biết ... giải thích giùm.

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Song Ngư, 5/10/13.

Moderators: amylee
  1. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Mọt già
    Tham gia ngày: Feb 2005
    Nơi Cư Ngụ: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
    Bài gởi: 1,508
    Xin cảm ơn: 1,490
    Được cảm ơn 51,262 lần trong 1,275 bài

    Ai biết ... giải thích giùm.

    Một lần chợt nghe... tiếng nói quê hương.
    Giọng người gọi tôi...
    nghe hỏi phát nhức đầu...

    Một hôm bỗng dưng phát hiện ra những điều mình tưởng là đúng trăm-phần-trăm lại hoá ra "trật-lấc", những điều mình tưởng là biết tỏng-tòng-tong hoá ra "chẳng biết gì cả", những điều tưởng chừng dễ như húp cháo mà thiệt ra "coi dậy mà hỏng phải dậy"...

    vvn mở mục này để ai có thắc mắc gì cứ hỏi, ai biết thì trả lời hay giải thích giùm...

    Chúc vui
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
    hoalienbao thích bài này.
  2. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Phan Bội Châu hay Nguyễn Công Trứ?

    vvn
    Mọt già
    Tham gia ngày: Feb 2005
    Nơi Cư Ngụ: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
    Bài gởi: 1,508
    Xin cảm ơn: 1,490
    Được cảm ơn 51,262 lần trong 1,275 bài

    Phan Bội Châu hay Nguyễn Công Trứ?

    Trích:

    Cách đây mấy hôm, Natphung chợt hỏi vvn:
    - Cái câu:
    "Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả,
    Anh hùng hào kiệt có hơn ai?"

    là của ai ấy nhỉ?

    vvn phán như "đinh đóng cột":

    - Nguyễn Công Trứ.

    Natphung bảo:

    - Thế nhưng có người bạn lại bảo là của Cao Bá Quát.

    vvn chột dạ liền gú-gồ một phát mới té ngửa là đa số dân trên mạng cho là của Phan Bội Châu, gần một nửa cho là của Nguyễn Công Trứ, lác đác vài em bảo là của Dương Bá Trác. Hết hồn vào trang Thiviện đọc hết cả 80 bài thơ của Nguyễn Công Trứ cũng chẳng thấy hai câu này. Chạy ra nhà sách đọc hết quyển Nguyễn Công Trứ của Nguyễn Viết Ngoạn cũng chẳng tìm ra manh mối. Lướt qua bộ Phan Bội Châu toàn tập 10 quyển bự xự thì thấy đa số toàn thơ Hán văn. Mướt mồ hôi trán mà lần không ra, bèn gọi cho Natphung

    - Chịu thua thôi. Không tìm ra bằng chứng.
    Natphung bồi thêm một câu hỏi.

    - Thế 2 câu ấy là trích từ 1 bài thơ nào hay chỉ có 2 câu gọn lỏn vậy thôi nhỉ?

    .......... Bạn nào có tài liệu, bằng chứng về hai câu thơ trên xin mách nước cho hai lão hồ đồ này với nhé.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
    hoalienbao and nguyenminh2301 like this.
  3. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    tuanz

    Trí thức
    Tham gia ngày: Aug 2006
    Bài gởi: 495
    Xin cảm ơn: 458
    Được cảm ơn 12,127 lần trong 395 bài

    Tôi không rành về văn chương lắm, lúc đầu cũng nghĩ của Nguyễn công Trứ, nhưng vvn nói có thể của Phan bội Châu nên lục ở Thi viện thấy có bài thơ của Phan bội Châu có hai câu này, không biết tài liệu đáng tin đến mức nào, các bác kiểm chứng thêm thử xem :

    安枚君

    漂蓬我輩各他鄉,
    辛苦天君分外常。
    性命幾迴頻死地,
    鬚眉三度入齡堂。
    驚人事業天陶鑄,
    不世風雲帝主張。
    賈使前圖盡夷坦,
    英雄豪傑也容常。

    An Mai quân

    Phiêu bồng ngã bối các tha hương
    Tân khổ thiên quân phận ngoại thường
    Tính mạng kỷ hồi tần tử địa
    Tu mi tam độ nhập linh đường
    Kinh nhân sự nghiệp thiên đào chú
    Bất thế phong vân đế chủ trương
    Giả sử tiền đồ tận di thản
    Anh hùng hào kiệt giã dung thường.

    An ủi Mai Lão Bạng

    (Người dịch: Đào Trinh Nhất)​

    Bơ vơ đất khách bác cùng tôi:
    Riêng bác cay chua nếm đủ mùi.
    Tính mạng bao phen gần chết hụt.
    Mày râu ba lượt bị giam rồi!
    Trời toan đại dụng nên rèn chí,
    Chúa giúp thành công tất có hồi
    Nếu phải đường đời bằng phẳng hết,
    Anh hùng hào kiệt có hơn ai.

    Chúc vui, thân.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
    hoalienbao thích bài này.
  4. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    phiên âm


    vvn
    Mọt già
    Tham gia ngày: Feb 2005
    Nơi Cư Ngụ: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
    Bài gởi: 1,508
    Xin cảm ơn: 1,490
    Được cảm ơn 51,262 lần trong 1,275 bài

    phiên âm

    Trích:

    Về chuyện phiên âm, thì thường người ta sẽ chuyển tên tác giả và tác phẩm sang hệ chữ cái Latin mà bác ? Đấy là theo thông lệ quốc tế, áp dụng cả với tiếng Nga, Trung, Arập, Thổ Nhĩ Kì... tức là những hệ chữ viết không phải là chữ Latin. Em thì em thấy chuyển sang hệ Latin vẫn là ngon lành dễ hiểu nhất, việc phiên âm hẳn ra không cần thiết.

    Mình không rành lắm nên muốn hỏi (nghiêm túc nhé): phiên âmchuyển sang hệ chữ cái Latin khác nhau ở chỗ nào.

    Mình ngỡ là phiên âm chính là chuyển sang hệ chữ cái Latin (của các dân tộc có ngôn dùng hệ chữ Latin) theo cách phát âm của địa phương.

    Mình tưởng là một cái tên bằng tiếng Ả rập, hay tiếng Nga sẽ được người Pháp phiên âm theo kiểu Pháp, người Đức phiên âm theo kiểu Đức, người Anh phiên âm theo kiểu Anh. Không phải vậy sao? Ví dụ như nướcالمملكة المغربي được người Anh phiên âm thành Morocco, người Đức, người Hà-Lan phiên âm thành Marokko, người Pháp thành Maroc hay Maroque, v.v... Người Việt chỉ chọn lựa 1 trong mấy thứ tiếng đó để sử dụng, hoặc phiên âm theo tiếng Việt là Ma-rốc (hoặc phiên âm Hán Việt thành Ma-lạc-ca 摩洛哥).

    Có thật có thông lệ quốc tế về cách chuyển sang hệ chữ cái Latin dùng chung cho tất cả các quốc gia có hệ chữ viết Latin?

    Xin lỗi câu hỏi "nghi ngờ" này, nhưng quả tình vvn muốn biết rõ. Nhờ các bạn cùng giải thích. Xin cảm ơn.

    (Chuyện này không bàn tới những chi tiết kiểu người Anh gọi nước Đức là Germany, người Pháp gọi làAllemagne trong khi người Đức lại gọi là nước họ Deutschland).
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  5. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    hho
    Sinh viên
    Tham gia ngày: Apr 2007
    Bài gởi: 118
    Xin cảm ơn: 149
    Được cảm ơn 4,921 lần trong 107 bài
    Trích:

    Nguyên văn của vvn

    phiên âm

    Mình không rành lắm nên muốn hỏi (nghiêm túc nhé):phiên âm và chuyển sang hệ chữ cái Latinkhác nhau ở chỗ nào.
    Mình ngỡ là phiên âm chính là chuyển sang hệ chữ cái Latin (của các dân tộc có ngôn dùng hệ chữ Latin) theo cách phát âm của địa phương.Mình tưởng là một cái tên bằng tiếng Ả rập, hay tiếng Nga sẽ được người Pháp phiên âm theo kiểu Pháp, người Đức phiên âm theo kiểu Đức, người Anh phiên âm theo kiểu Anh. Không phải vậy sao? Ví dụ như nước المملكة المغربي được người Anh phiên âm thành Morocco, người Đức, người Hà-Lan phiên âm thành Marokko, người Pháp thành Maroc hay Maroque, v.v... Người Việt chỉ chọn lựa 1 trong mấy thứ tiếng đó để sử dụng, hoặc phiên âm theo tiếng Việt là Ma-rốc (hoặc phiên âm Hán Việt thành Ma-lạc-ca 摩洛哥).Có thật có thông lệ quốc tế về cách chuyển sang hệ chữ cái Latin dùng chung cho tất cả các quốc gia có hệ chữ viết Latin?Xin lỗi câu hỏi "nghi ngờ" này, nhưng quả tình vvn muốn biết rõ. Nhờ các bạn cùng giải thích. Xin cảm ơn.




    (Chuyện này không bàn tới những chi tiết kiểu người Anh gọi nước Đức là Germany, người Pháp gọi là Allemagne trong khi người Đức lại gọi là nước họ Deutschland).

    hho xin được góp ý.

    Nhiều khi bị ... đọc sách nhiều quá nên trở thành ... mọt già như bác vvn và đôi khi quên mất những chuyện nhỏ nhặt.

    Phiên âm rõ ràng là phiên ... âm còn chuyển sang hệ chữ cái là kết quả. Tức là chuyển cái âm để ghi thành văn tự theo cách của nước mình. Do đó ghi lại có thể bằng hệ chữ la tinh hay hệ chữ khác như chữ Hán, và có thể ngay cả bằng những chữ loăng quăng như bác vvn vẽ ở trên, ai biết?

    Cụ thể là bác dẫn chứng "摩洛哥" tức là Ma rốc đã được phiên âm thành Ma Lạc ca và ghi theo hán tự.

    Trong tiếng Việt ta, thì chữ Ma rốc là đã được phiên âm từ phiên âm của Pháp : Maroc, rồi ghi lại theo tiếng Việt là Ma rốc.

    Tương tự như vậy, không hiểu người Pháp nghe chữ Москва́ ra sao mà phiên âm thành (Mốt sờ cu) sau đó ghi lại theo hệ la tinh là Moscou. Còn người Anh lại nghe ra (Mốt sờ câu) và ghi lại là Moscow, trong khi đó mấy anh Trung hoa thì dứt khoát là nghe ra là Mô Sư Cơ (hho nhờ một người bạn cùng sở gốc Bắc Kinh đọc cho nghe), và ghi lại theo hán tự là 莫斯科, và người Việt mình lại phiên âm từ cái phiên âm đó ra là Mạc Tư Khoa. Cũng như vậy Người Đại Hàn đọc là Mo Sư Kô Va và viết là 모 스 크 바.

    Tóm lại theo hho, chỉ vì đa số không đọc được chữ nước ngoài, nên mỗi nước có cách phiên âm lại, và ghi xuống bằng ký tự của nước mình, có thể là hệ la tinh, có thể là hệ hán tự hay hệ chữ con nòng nọc (Vi Tiểu Bảo) v.v... Theo hho đây không phải là "thông lệ", mà có thể nói là mỗi nước "nghe sao viết vậy".

    Bài này hho viết theo suy nghĩ của mình, không đối chiếu và dựa vào bất cứ tài liệu nào cả, do đó các bạn cứ xem xong rồi bỏ qua.

    Chân thành cảm tạ.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  6. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Metquathantanay
    Mọt sách

    Tham gia ngày: Jun 2007
    Nơi Cư Ngụ: Ngẫu nhiên
    Bài gởi: 267
    Xin cảm ơn: 710
    Được cảm ơn 8,080 lần trong 244 bài

    Nguyên văn của vvn

    phiên âm

    Mình không rành lắm nên muốn hỏi (nghiêm túc nhé):phiên âmchuyển sang hệ chữ cái Latinkhác nhau ở chỗ nào.

    Mình ngỡ là phiên âm chính là chuyển sang hệ chữ cái Latin (của các dân tộc có ngôn dùng hệ chữ Latin) theo cách phát âm của địa phương.


    Dạ, kính bác, em cũng đọc bập bõm đó đây thôi, nhưng cứ xin phép trả lời bác.

    Chuyển tự với phiên âm khác nhau chứ ạ, thậm chí là khác xa. Phiên âm là bác viết ra cách đọc của từ/tên riêng đó trong tiếng Việt. Ví dụ như London phiên âm là Luân đôn, Manchester là Man-chetx-tơ... Còn chuyển tự là biện pháp của những nước không có hệ chữ cái Latin, họ có quy tắc chuyển tự chữ viết nhằm hội nhập với thế giới. Họ viết tên/địa danh bằng những chữ cái Latin tương đương với ngôn ngữ gốc của họ. Ví dụ như ông Владимир Путин, chuyển tự nó thành Vladimir Putin, phiên âm nó thành Vladimia Puchin(Puchin chứ không phải Putin, do âm t trong tiếng Nga phát âm là ch). Em mới kiếm được cái link về Chuyển tự tiếng Nga, mời bác tham khảo tại đây: vi.wikipedia.org/wiki/Chuyển_tự_tiếng_Nga_sang_ký_tự_Latinh

    Nói chung các quy tắc chuyển tự của nước ngoài hơi bị rắc rối và không thống nhất.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  7. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    hho
    Sinh viên

    Tham gia ngày: Apr 2007
    Bài gởi: 118
    Xin cảm ơn: 149
    Được cảm ơn 4,921 lần trong 107 bài


    Nguyên văn của Metquathantanay

    ... Ví dụ như London phiên âm là Luân đôn, Manchester là Man-chetx-tơ... Còn chuyển tự là biện pháp của những nước không có hệ chữ cái Latin, họ có quy tắc chuyển tự chữ viết nhằm hội nhập với thế giới. Họ viết tên/địa danh bằng những chữ cái Latin tương đương với ngôn ngữ gốc của họ. Ví dụ như ông Владимир Путин, chuyển tự nó thành Vladimir Putin, phiên âm nó thành Vladimia Puchin (Puchin chứ không phải Putin, do âm t trong tiếng Nga phát âm là ch). Em mới kiếm được cái link về Chuyển tự tiếng Nga, mời bác tham khảo tại đây.

    Nói chung các quy tắc chuyển tự của nước ngoài hơi bị rắc rối và không thống nhất.


    Đọc bài của Metquathantanay, hho biết thêm được một điều mới (chuyển tự). Nhưng bản thân hho vẫn thấy có cái gì lấn cấn. Ví dụ như Metquathantanay viết: London phiên âm là Luân Đôn, hho thấy không ổn, vì nếu như Manchester là Man-chetx-tơ thì London sẽ phải là Lân đân (như Jack London phiên âm thành Giắc Lân đân).

    Như vậy phải chăng phiên âm chính là "nghe sao viết vậy" (theo từng quốc gia) như hho trình bày ở bài trước? Và trường hợp 莫斯科 hay 모 스 크 바, theo Metquathantanay gọi là gì, phiên âm hay chuyển tự ?
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  8. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Metquathantanay
    Mọt sách

    Tham gia ngày: Jun 2007
    Nơi Cư Ngụ: Ngẫu nhiên
    Bài gởi: 267
    Xin cảm ơn: 710
    Được cảm ơn 8,080 lần trong 244 bài


    Đúng là trong phiên âm có vụ mỗi nước một cách gọi khác nhau thật. Trước đây Việt Nam vẫn phiên âm theo tiếng Pháp, giờ thì có vẻ linh tinh lang tang, mỗi nơi một ít, phần nhiều là tự phiên âm theo kiểu của mình. Bản thân người Trung Quốc, khi phiên âm họ thường tìm những kí tự tiếng Trung tương ứng với cách đọc của từ đó để ghi. Bác Robinson trên đảo hoang của em bị người ta biến béng thành Lỗ Bình Sơn, hóa ra lại có họ với Lỗ Ban.

    Cái vụ 莫斯科 rõ ràng là phiên âm rồi, vì tên gọi quốc tế của nước này là Kingdom of Morocco (Vương quốc Marốc (hoặc Maroc - tôi phiên âm béng ra rồi)). Như bạn thấy đấy, ngay cả trong việc phiên âm sang tiếng Việt cũng có nhiều cách ghi khác nhau.

    Chuyển tự là một yêu cầu chung đối với những ngữ hệ sử dụng kí tự không phải là Latin (như ngữ hệ Slavơ, bao gồm cả tiếng Nga). Đây là một yêu cầu nhằm giúp các nước khác có thể đọc được ngôn ngữ này bằng hệ kí tự chung nhất là Latin, vì thế nó thường được dùng trong những hoạt động quốc tế hoặc có liên quan đến quốc tế. Tôi không nghĩ cách gọi Ma Lạc ca là chuyển tự, mà đúng ra nó là phiên âm hơn.

    Mấy dòng thiển ý.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  9. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Metquathantanay
    Mọt sách

    Tham gia ngày: Jun 2007
    Nơi Cư Ngụ: Ngẫu nhiên
    Bài gởi: 267
    Xin cảm ơn: 710
    Được cảm ơn 8,080 lần trong 244 bài


    Thưa các bác, em mới thấy cái tin này trên báo: Thuốc kích thích rau "tăng phọt": Bộ NN&PTNT vào cuộc! Phải thú nhận một điều là em hoàn toàn ko hiểu từ "tăng phọt" nghĩa là gì, vì từ trước đến nay em chưa bao giờ thấy. Tra từ điển tiếng Việt cũng không có luôn. Hay đây là từ chuyên ngành của ngành nông nghiệp ? Bác nào biết nghĩa của nó xin giải thích hộ em với. Em xin chân thành đa tạ.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  10. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    buiquochuy
    Viện sĩ

    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài


    Ngày xưa khi Nguyễn Tuân đặt cái tựa Vang bóng một thời,có người thắc mắc và đề nghị đổi lại.Bóng đâu phải là âm thanh đâu mà vang.Vậy thì phải sửa lại là Vang tiếng một thời hoặc In bóng một thời chứ. Cụ Nguyễn trừng mắt...ứ cho một trận nên thân. Và rồi từ đấy trong kho chữ tiếng Việt có thêm thành ngữ vang bóng một thời. Nhiều khi cái hắt ...xì hơi của bậc thiên tài cũng đem lại một sức sống mới cho ngôn từ. Biết đâu nhà báo này cũng đang nhảy mũi.
    Mà chữ tăng phọt cũng hay đấy chứ. Tăng trưởng nhanh như tia nước phọt ra mà dùng để tả tốc độ lớn của thực vật thì quả là ấn tượng.Hèn gì bà con ta không nháo nhào cả lên đi mua tôm tươi.

    Có thể tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ đấu tranh đến chết để bảo vệ cái quyền được nói của anh! -Volt
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  11. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Metquathantanay
    Mọt sách
    Tham gia ngày: Jun 2007
    Nơi Cư Ngụ: Ngẫu nhiên
    Bài gởi: 267
    Xin cảm ơn: 710
    Được cảm ơn 8,080 lần trong 244 bài


    Hic, hay đâu mà hay. Từ tăng với từ phọt vốn nó chả liên quan gì đến nhau. Mà đây là báo chí chứ không phải văn học nghệ thuật. Văn học thì chơi chữ thoải mái, còn báo chí thì phải chính xác và đại chúng chứ lị. Giá cái bác nhà báo là cụ Nguyễn Tuân thì nhà cháu cũng chả dám ý kiến ý cò gì nhiều. Khổ cái từ này nghe nó trái tai quá mà không biết là đúng hay sai.

    Thế này là không ai biết "tăng phọt" là gì ạ ? Thôi thì cứ kết luận béng nó là sai chính tả đi vậy.

    "Nước đến chân... tóc mới chuẩn bị nhảy
    "​
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  12. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    buiquochuy
    Viện sĩ
    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài


    Chiều 29-2, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN có phiên họp bất thường, ra tuyên bố bác bỏ phán quyết của Tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ trong vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
    Tuyên bố nêu rõ: phán quyết của Tòa phúc thẩm liên bang Mỹ là sự nối tiếp từ phán quyết sai lầm của Tòa sơ thẩm, không công bằng và không đúng với thực tiễn mà các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam đã và đang phải gánh chịu. Phán quyết như vậy là đi ngược lại với những nỗ lực của chính phủ Mỹ đã và đang hợp tác với VN để khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin.

    Bản tuyên bố cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các nhà luật học, các nhà hoạt động xã hội, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới tiếp tục nói lên sự thật và có những hành động thiết thực để ủng hộ vụ kiện và giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam VN. Liệu UB TWMTTQVN có quyền bác bỏ phán quyết của Tòa Phúc thẩm Liên bang Mỹ không?Theo mình nghĩ cấp trên mới có quyền bác bỏ quyết định hay phán quyết của cấp dưới.Còn trong trường hợp này thì chỉ có thể phản đối hoặc phản bác,có phải vậy không?Ai biết giải thích dùm?
    __________________
    Có thể tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ đấu tranh đến chết để bảo vệ cái quyền được nói của anh! -Voltaire
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  13. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Ca_kiem
    Học sinh
    Tham gia ngày: Dec 2006
    Bài gởi: 71
    Xin cảm ơn: 290
    Được cảm ơn 1,200 lần trong 48 bài

    Nguyên văn của buiquochuy
    Mà chữ tăng phọt cũng hay đấy chứ.Tăng trưởng nhanh như tia nước phọt ra mà dùng để tả tốc độ lớn của thực vật thì quả là ấn tượng.Hèn gì bà con ta không nháo nhào cả lên đi mua tôm tươi.

    Đồng ý với bác buiquochuy. Từ tăng phọt nghe rất là "đã", rất dứt khoát, rất nhanh chóng. Mới trồng cây buổi chiều, đến đêm nó phọt một phát, thế là sáng ngày sau có rau đi bán.

    Sẽ kinh dị hơn nếu buổi chiều gieo hạt, sáng hôm sau ra vườn vặt rau đi bán. Lúc đó sẽ gọi là cây rau phọt ra từ đất.

    Trích:

    Nguyên văn của buiquochuy
    Liệu UB TWMTTQVN có quyền bác bỏ phán quyết của Tòa Phúc thẩm Liên bang Mỹ không?Theo mình nghĩ cấp trên mới có quyền bác bỏ quyết định hay phán quyết của cấp dưới.Còn trong trường hợp này thì chỉ có thể phản đối hoặc phản bác,có phải vậy không?Ai biết giải thích dùm?
    Bác bỏ có nghĩa là không chấp nhận, không đồng ý. Chắc bác nhầm bác bỏ với bãi bỏ.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  14. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    buiquochuy
    Viện sĩ

    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài


    Bác bỏ có nghĩa là không chấp nhận, không đồng ý. Chắc bác nhầm bác bỏ với bãi bỏ.

    Mình bác bỏ ý kiến của bạn được không?Hay là phản đối,hay là phản bác. Bãi bỏ là khi người ra văn bản đó hoặc cấp có thẩm quyền tương đương chấm dứt hiệu lực của văn bản ,ví dụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bãi bỏ một quyết định của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.MTTQVN cũng không thể bãi bỏ phán quyết của Tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ.
    __________________
    Có thể tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ đấu tranh đến chết để bảo vệ cái quyền được nói của anh! -Voltaire
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  15. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    buiquochuy
    Viện sĩ
    Tham gia ngày: Mar 2007
    Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi: 707
    Xin cảm ơn: 1,287
    Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài


    Mình sai rồi.Báo Pháp luật TPHCM đã dùng từ đúng.Cảm ơn NatPhung và Ca_kiem.Xưa nay mình cứ dùng chữ phản bác và phản đối chứ không dùng chữ bác bỏ.Nay chắc phải xem từ điển thường xuyên hơn.
    tratu.baamboo.com/dict/vn_vn/Bác_bỏ
    __________________
    Có thể tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ đấu tranh đến chết để bảo vệ cái quyền được nói của anh! -Voltaire
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  16. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Ca_kiem
    Học sinh

    Tham gia ngày: Dec 2006
    Bài gởi: 71
    Xin cảm ơn: 290
    Được cảm ơn 1,200 lần trong 48 bài

    Nguyên văn của buiquochuy
    Mình bác bỏ ý kiến của bạn được không?

    Được chứ, bác có quyền có ý kiến riêng mà.

    Có sự phân biệt trong cách bác bỏ của một người bác bỏ có thẩm quyền, và bác bỏ của người không có thẩm quyền.

    Người bác bỏ có thẩm quyền, ví dụ như toà án bác bỏ đơn kiện của nguyên đơn, cơ quan hành chính bác bỏ khiếu nại của người khiếu nại. Khi sự bác bỏ được hỗ trợ bởi quyền lực (của người có thẩm quyền), thì sự bác bỏ này có khả năng gây ra hệ quả nào đó trên thực tế, ví dụ như người bị bác bỏ sẽ bị tổn hại về quyền lợi (trong trường hợp này hình như người ta thường dùng từ bác, thay vì bác bỏ).

    Người bác bỏ không có thẩm quyền, ví dụ như ông A tung tin đồn, nói xấu về ông B. Ông B bác bỏ lại, nói rằng tin đồn đó là không có thật. Ở đây chỉ thuần tuý đôi co trên ý tưởng, không được hỗ trợ bởi quyền lực, và sự bác bỏ ở đây không tạo ra hệ quả như trường hợp ở trên. Tôi cho rằng ở đây, bác bỏ này thể hiện mong muốn rất mạnh mẽ của người bác bỏ, kiểu như là kịch liệt phản đối, gạt phăng đi.

    Viết xong lại thấy sự phân biệt ko có ý nghĩa mấy, vì nội dung sự bác bỏ trong hai trường hợp là giống nhau.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  17. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    vvn
    Mọt già
    Tham gia ngày: Feb 2005
    Nơi Cư Ngụ: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
    Bài gởi: 1,508
    Xin cảm ơn: 1,490
    Được cảm ơn 51,263 lần trong 1,275 bài

    Trích:
    Nguyên văn của Ca_kiem
    Được chứ, bác có quyền có ý kiến riêng mà.

    Có sự phân biệt trong cách bác bỏ của một người bác bỏ có thẩm quyền, và bác bỏ của người không có thẩm quyền.

    Người bác bỏ có thẩm quyền, ví dụ như toà án bác bỏ đơn kiện của nguyên đơn, cơ quan hành chính bác bỏ khiếu nại của người khiếu nại. Khi sự bác bỏ được hỗ trợ bởi quyền lực (của người có thẩm quyền), thì sự bác bỏ này có khả năng gây ra hệ quả nào đó trên thực tế, ví dụ như người bị bác bỏ sẽ bị tổn hại về quyền lợi (trong trường hợp này hình như người ta thường dùng từ bác, thay vì bác bỏ).

    Người bác bỏ không có thẩm quyền, ví dụ như ông A tung tin đồn, nói xấu về ông B. Ông B bác bỏ lại, nói rằng tin đồn đó là không có thật. Ở đây chỉ thuần tuý đôi co trên ý tưởng, không được hỗ trợ bởi quyền lực, và sự bác bỏ ở đây không tạo ra hệ quả như trường hợp ở trên. Tôi cho rằng ở đây, bác bỏ này thể hiện mong muốn rất mạnh mẽ của người bác bỏ, kiểu như là kịch liệt phản đối, gạt phăng đi.

    Viết xong lại thấy sự phân biệt ko có ý nghĩa mấy, vì nội dung sự bác bỏ trong hai trường hợp là giống nhau.


    Thế thì người khiếu nại cứ việc bác bỏ phán quyết của tòa án để khỏi bị tổn hại về quyền lợi. Sướng. Liên hiệp quốc ta cũng bác bỏ tuốt.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  18. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    tovanhung
    Vô Thường

    Tham gia ngày: Jun 2005
    Nơi Cư Ngụ: Ta bà
    Bài gởi: 1,475
    Xin cảm ơn: 1,494
    Được cảm ơn 47,145 lần trong 793 bài

    Trích:
    Nguyên văn của buiquochuy
    Ngày xưa khi Nguyễn Tuân đặt cái tựa Vang bóng một thời,có người thắc mắc và đề nghị đổi lại.Bóng đâu phải là âm thanh đâu mà vang.Vậy thì phải sửa lại là Vang tiếng một thời hoặc In bóng một thời chứ.Cụ Nguyễn trừng mắt...ứ cho một trận nên thân.Và rồi từ đấy trong kho chữ tiếng Việt có thêm thành ngữ vang bóng một thời.Nhiều khi cái hắt ...xì hơi của bậc thiên tài cũng đem lại một sức sống mới cho ngôn từ.Biết đâu nhà báo này cũng đang nhảy mũi.
    ...
    Nhân lúc anh buiquochuy đề cập đến cách đặt tên tác phẩm "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân, tovanhung xin bổ sung thêm ít tư liệu lấy từ hỏi đáp trong mục "Chuyện Đông - Chuyện Tây" của An Chi để các bạn tham khảo:


    ĐỘC GIẢ: Lâu nay tôi thường nghe người ta dùng thành ngữ “vang bóng một thời” như một tính từ đồng nghĩa với từ nổi “tiếng”. Tôi nghĩ rằng Vang bóng một thời là tên của một tập truyện ngắn hồi trước kể lại một số sự việc của thời xưa nay không còn nữa mà chỉ còn lại tiếng vang và cái bóng mờ mờ ảo ảo. Vậy thìvangbóng là hai danh từ chứ không phải là một tính từ để ca tụng một sự việc nào đó. Xét về mặt xuất xứ của thành ngữ là như thế. Còn xét về mặt nghĩa của từ thì đã là "bóng" thì không thể "vang" được, mà cái gì đã "vang" thì phải là một thứ tiếng gì đó. Cho nên ghép "vang" với “bóng” để làm một tính từ là không đúng.

    AN CHI: Việt-nam tự-điển của Lê Văn Đức cũng có ghi nhận hai tiếng “vang bóng” như là một danh ngừ ghép đẳng lập, có nghĩa là "tiếng vang và cái bóng". Nhưng kết luận và lời giảng này không có cơ sở vì từ "vang" chưa bao giờ là một danh từ. Vả lại, khi nói đến "vang bóng", người ta vẫn cảm nhận được rằng "vang" là từ chính - và là một vị từ - còn “bóng” là từ phụ thêm nghĩa cho nó để tạo ra một từ tổ vị từ, và rằng về mặt thành phần cú pháp thì vang bóng cũng có cấu trúc giếng hệt như nổi tiếng.

    Tuy “vang” vốn là một vị từ dùng để nói về âm thanh nhưng nó vẫn có thể chuyển nghĩa để nói về hình ảnh và đây không phải là hiện tượng cá biệt. “Nghe” là một vị từ liên quan đến âm thanh nhưng vẫn chuyển nghĩa để nói về sự cảm nhận liên quan đến hương vị như trong “nghe cũng thơm thơm”, “mùi gì mà nghe hôi hôi...”, v.v. “Thấy” thoạt tiên chỉ là một vị từ liên quan đến thị giác nhưng đã chuyển nghĩa để nói về cả các giác quan khá và người ta không chỉ nói “nhìn thấy” mà còn nói “nghe thấy”, “ngửi thấy”, “cảm thấy”, v.v. Vậy chẳng lẽ Nguyễn Tuân lại không có quyền nói “vang bóng” để dùng vị từ vang theo ẩn dụ mà chỉ sự diễn tiến kéo dài và lan rộng của sự việc này sự việc khác trong thời gian và trong không gian, nhất là khi mà ông lại là nhà văn nổi tiếng về cách dùng từ độc đáo?

    trích Chuyện Đông Chuyện Tây, NXB Trẻ, 2005, Tập 3, 2005, trang 62

    Còn tiếp
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  19. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    tuan_lionsg
    chạy xe ôm

    Tham gia ngày: Sep 2007
    Bài gởi: 134
    Xin cảm ơn: 428
    Được cảm ơn 2,618 lần trong 127 bài


    Các bác cho em hỏi tý ạ.

    Em đọc hai câu này:
    "Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai".
    "Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế".


    Các bác chỉ hộ em những chữ nghiêng trên ngoài lối nghịch "đồng âm dị nghĩa" ra, còn là lối cách gì trong văn chương không ạ. Đứa em gái nhà em hỏi mà em chả biết trả lời sao cả.

    Cảm ơn thật nhiều.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
  20. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    demdong
    Thành viên mới

    Tham gia ngày: Nov 2006
    Bài gởi: 9
    Xin cảm ơn: 31
    Được cảm ơn 22 lần trong 7 bài

    Nguyên văn của tuan_lionsg
    Ối Trời, các bác ơi, các bác chịu khó ngưng những chuyện trên kia cho em hỏi tý ạ.

    Em đọc hai câu này:
    "Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai".
    "Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế".


    Các bác chỉ hộ em những chữ nghiêng trên ngoài lối nghịch "đồng âm dị nghĩa" ra, còn là lối cách gì trong văn chương không ạ. Đứa em gái nhà em hỏi mà em chả biết trả lời sao cả.

    Cảm ơn thật nhiều.

    Đây là biện pháp tu từ điệp ngữ, nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ.
     
    Last edited by a moderator: 28/7/15
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này