Bài thơ “Cẩm sắt” - hãy dịch và hiểu theo bạn

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi tuonglai, 27/10/14.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    Bài thơ “Cẩm sắt” thường được xem là bài thơ hay nhất và cũng là bài thơ khó hiểu nhất của thi sĩ Lý Thương Ẩn thời nhà Đường. Chả vậy mà nhà thơ đời Thanh Vương Sĩ Trinh đã nhận xét:“Nhất biên Cẩm sắt giải nhân nan”(Bài thơCẩm sắthiểu sao đây!). Bài thơ này cũng là một trong những bài thơ hay và đẹp nhất của Đường thi.
    Tuy bài thơ có nhiều người đã dịch sang tiếng Việt, nhưng mình thấy những bản dịch đó không hay, xa rời nguyên tác...
    Mình đăng nguyên tác bài thơ rồi chúng ta cùng dịch cho vui, cho bản thân vừa lòng...

    Cẩm sắt


    Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền,
    Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên.
    Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,
    Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên.
    Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,
    Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên.
    Thử tình khả đãi thành truy ức,
    Chỉ thị đương thì dĩ vong nhiên.

    *Dịch nghĩa:ĐÀN CẨM SẮT


    (Cây đàn gấm)
    Không biết từ đâu cây đàn gấm có năm mươi dây
    Mỗi dây một trụ làm cho ta nhớ lại những ngày của tuổi hoa niên
    (Qua tiếng đàn , ta ngỡ có) Trang sinh trong giấc mộng buổi sớm
    còn mơ mình hóa bướm.
    Có lòng xuân của Vọng đế gởi vào chim đỗ quyên
    (Có lúc trong suốt như ) trăng sáng biển xanh làm hạt châu nhỏ lệ.
    (Có lúc đầm ấm như ) nắng Lam Điền, làm ngọc sinh thành khói.
    Tình này có thể đợi gây thành nỗi nhớ.
    Hay chỉ là một thoáng mơ hồ về tự cõi xưa?.

    *Chú thích: 1) Cẩm sắt:.Tên một loại đàn cổ.Đàn trang sức bằng ngọc quí gọi là bảo sắt. Đàn vẻ hoa văn đẹp như gấm gọi là cẩm sắt (Theo sách Chu lễ nhạc khíđồ).Có người dịch là đàn gấm . . Theo truyền thuyết đàn này do thần linh chế tác. Sau Phục Hy giao cho Tố Nữ giữ và dạy cho con người biết đàn. Vì sự tích đó mà sau này người ta đã vẽ tranh Tố Nữ đánh đàn ở các bức tứ bình với ngụ ý chỉ tình duyên đẹp đẽ mơ mộng như cây đàn cẩm sắt.2) Vô đoan (vô : không . Đoan:1. đầu , mối. 2.Nguyên nhân ). Vô đoan: Có người hiểu là “không có đầu”: có người cho là “Không có nguyên nhân gì, không có lý do gì, không có manh mối gì.3) Hiểu mộng:Hiểu có nghĩa:buổi sớm; có nghĩa khác là biết rõ.Mộng là giấc mơ, giấc chiêm bao). Có người cho hiểu mộng giấc mộng buổi sớm. Có người khác lại cho hiểu mộng là “tỉnh mộng” biết rõ mình gặp mộng vì căn cứ theo nội dung câu chuyện ở Tề vật luận sẽ nói ở bên dưới.Tuy nhiên căn cứ theo cách đối trong bài thơ : “hiểu mộng” đã đối với “xuân tâm” thì hiểu mộng là mộng sớm. Vì không ai đem “ động từ + danh từ” (tỉnh+ mộng) đối với một danh từ “lòng xuân”(xuân tâm) nhất là đối với một nhà thơ điêu luyện như Lý Thương Ẩn.4) Trang sinh – hồ điệp:Trang sinh còn gọi là Trang Tử hay Trang Chu. Tên của nhà hiền triết thời Chiến quốc, học thức uyên bác, thường truyền bá tư tưởng của Lão Tử. Sở Oai vương nghe ông là người hiền, mời ông ra làm tể tướng nhưng ông không nhận. Ở sách Trang Tử, trong thiên Tề vật luận có đề cập chuyện: Trang Tử nằm mộng thấy mình hóa bướm (hồ điệp) bay nhởn nhơ. Khi tỉnh dậy, với tâm hồn thư thái, ông vẫn còn phân vân không biết mình là bướm hay là người.5) Vọng đế - đỗ quyên:-Vọng đế có tên là Đỗ Vũ, là vua nước Thục nên còn gọi là Thục đế.- Đỗ quyên: còn gọi là Tử qui hay Đỗ Vũ. Đỗ quyên ở Việt nam cho là conchim cuốc vì có tiếng kêu “quốc quốc. Đây là theo âm Hán-Việt chứ thực ra chữ quốc theo âm bạch thoại đọc là kũa. Người Trung Quốc gọi đỗ quyên là con chim tu hú. Cả Trung Quốc và Việt nam đều cho chim đỗ quyên mang hình ảnh “tượng trưng cho lòng nhớ nước”. Theo điển tích, Đỗ Vũ là vua nước Thục . Trong một trận đại thủy tai, ông có sai bầy tôi là Miết Linh (có tài liệu gọi là Biết Linh) ra làm công tác khắc phục lũ lụt. Ở triều , ông vua này lại tư tình với vợ Miết Linh. Đến khi Miết Linh về, ông lại nghe lời người đàn bà này truyền ngôi cho Miết Linh rồi đi vào rừng ẩn dật. Sau Thục đế chết hóa thành chim đỗ quyên có tiếng kêu “quốc quốc” vì tiếc thương nhớ nước.6)Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ:Trăng sáng biển xanh châu có lệ (nước mắt). Có người cho hạt châu đây là giọt nước từ mái chèo nhỏ xuống trong ánh trăng. Nhưng theoBác vật chíthì ở ngoài bể Nam hải, có giống người Dao sống dưới nước như cá. Mắt họ khi khóc sẽ sinh ra ngọc. Lúc trăng sáng tỏ, ngọc có nhiều. Lúc trăng khuyết ngọc sẽ vơi theo. Lại có một điển tích khác,theoBiệt quốc động minh kýthời Lục Triều, thì ngày xưa có người lặn xuống đáy biển tìm ngọc, lạc vào cung điện của nhân ngư, tìm được bảo ngọc do nước mắt của nhân ngư đọng lại .7) Lam Điền:Tên một huyện vùng núi ở tỉnh Thiểm Tây. Nơi đây có núi Ngọc Sơn, có nhiều ngọc quí. Theo sáchSưu thần ký, đời Đường có ông Dương Bá Ung người nhân đức, hay giúp người nghèo khó. Sau có người đem cho một nắm sỏi, bảo ông đem gieo ở núi Lam Điền về sau sẽ có bích ngọc và ông sẽ cưới được cô gái họ Từ xinh đẹp. Ông làm theo và quả nhiên được như ý. 8) Khả đãi:Khả : Phải nên, đáng để, có thể ,có lẽ, hình như...Đãi : đợi.Khả đãi : có thể đợi, đáng đợi.9) Đương thì:Đang lúc ấy, đang thuở ấy 10) Võng :Theo tự điển Hán-Việt củaThiều Chiểu: chán nản phiền muộn, dáng thất chí. Theo Tân biên Hoa-Viêt từ điển của Lý Văn Hùng: Lòng hoang mang. Như vậy, “võng nhiên” có thể hiểu là trạng thái chán nản, thất vọng hoặc trạng thái hoang mang, mơ hồ.

    Nào, xin mời các bạn góp vui!
     
  2. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Thật là hay. Ngày mai nhất định ngồi dịch thơ thử. :)
     
    ichono87 thích bài này.
  3. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Mạn phép dịch. Chứ bài thơ hay quá. Hic.

    Cẩm sắt

    Ai làm Cầm sắt năm mươi dây

    Từng cung nhạc gợi thanh xuân này

    Đã mơ một giấc chưa hiểu rõ

    Say quên một thuở, tiếc trời mây

    Biển xanh trăng sáng khóe mắt cay

    Nắng phơi muôn dặm tựa khói bay

    Tình xanh có giữ được như mới

    Hay chỉ muộn phiền những đổi thay!

    (G. Dịch từ Cẩm sắt - Lý Thương Ẩn)
     
  4. Bản dịch của bạn @Ban Tang Du Tử hay quá; mình xin đóng góp thêm một bản dịch của mình

    CẨM SẮT

    Ai biết năm mươi dây cầm sắt

    Mỗi đóa hoa niên một phím này

    Trang sinh mộng cũ say hồn bướm

    Vọng đế thành xưa mỏi cánh bay

    Trăng sáng biển châu nâng giọt lệ

    Ngọc tan nắng bốc rạng từng mây

    Tình xưa đứng lại tìm nỗi nhớ

    Hay giấc muộn phiền trong sớm nay
     
  5. hanqro

    hanqro Mầm non

    Cầm sắt năm mươi tự khi nào
    Mỗi dây tuổi cũ dạ xôn xao
    Trang Sinh sớm mộng tiêu hồn bướm
    Vọng đế lòng xuân gửi Đỗ Quyên
    Thương Hải sáng trăng rơi dòng lệ
    Lam Điền nắng ấm ngọc khẽ tan
    Tình này chờ đợi gây nỗi nhớ
    Hay chỉ mơ hồ tự cõi xưa
     
  6. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Bốn câu :

    "Trang Sinh sớm mộng tiêu hồn bướm
    Vọng đế lòng xuân gửi Đỗ Quyên
    Thương Hải sáng trăng rơi dòng lệ
    Lam Điền nắng ấm ngọc khẽ tan"

    được hiểu thế nào vậy hanqro?
     
    whatcsvt100 thích bài này.
  7. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Mình chỉ biết bài này qua ông này viết :)




    "Cầm Sắt
    Cầm sắt vô đoan ngũ thập huyền
    Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên
    Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp
    Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên
    Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ
    Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên
    Thử tình khả đãi thành truy ức
    Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên
    Lý Thương Ẩn


    Bản dịch Đàn gấm của vương-thanh
    Ðàn gấm, năm mươi sợi ảo huyền
    Từng dây, từng trục gọi hoa niên
    Trang sinh, mộng sớm mơ hồn bướm
    Thục đế, lòng xuân gửi tiếng quyên
    Trăng sáng, lệ châu nhòa Bích Hải
    Nắng hanh, khói ngọc tỏa Lam Ðiền
    Tình này ôn lại còn thương cảm
    Một thuở đau lòng chữ nợ duyên ...
    Gần 10 năm trôi qua từ khi mình dịch bài thơ "Cẩm Sắt" của Lý Thương Ẩn, một bài thơ rất diễm lệ và bí ẩn của rừng thơ Đường (không biết là bao nhiêu bàn luận, phân tích, diễn giải xôn xao trong giới thi đàn Tiếc là thi hào Nguyễn Du chỉ phóng dịch thành thể lục bát trong truyện Kiều chỉ có một phần bài "Cẩm Sắt" , mấy câu mà thôi . Nếu như Nguyễn Du chịu dịch trọn bài qua đường thi, thì thiệt là hay biết mấy, sẽ làm rõ ràng ý nghĩa của áng thơ kiệt tác này cho hậu thế, để hậu nhân khỏi cần phải tranh luận, mỗi người theo ý riêng tư, chẳng ai phục ai ..."
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/11/14
    hanqro and ichono87 like this.
  8. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    có video phổ nhạc tiếng hoa
     
    bibong thích bài này.
  9. hoanghoamandinh

    hoanghoamandinh Lớp 3



    Cá nhân tôi thích bản phối này của Winky nhất, tất cả 古诗词歌曲 (Cổ thi từ ca khúc) của Winky đều hay.
     
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này