Thảo luận Bạn đang có trong tay cuốn Bố Già do ai dịch?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi V•C, 29/1/17.

Moderators: amylee
  1. V•C

    V•C Lớp 3

    Tôi đang làm cuốn Bố Già của dịch giả Trịnh Huy Ninh & Đoàn Tử Huyến, trong lúc làm cứ thắc mắc là thấy mọi người khen bản của Ngọc Thứ Lang dịch hay, tôi thì chẳng thấy hay chút nào.
    Ở Nghệ An tôi, thế hệ 8x & 9x đều đọc bản của Trịnh Huy Ninh & Đoàn Tử Huyến, và các hiệu sách đều bày bán bản dịch này. Thời SV của tôi & mấy ông anh 8x ở ngoài Hà Nội cũng thấy bày bán và cho thuê bản này.
    Rất nhiều người không nhớ tên dịch giả, thấy người khác bảo Ngọc Thứ Lang dịch hay cũng gật, nhưng bản thân họ lại đọc bản của Trịnh Huy Ninh & Đoàn Tử Huyến, rồi chém gió ầm ầm.
    Bìa của bản Trịnh Huy Ninh & Đoàn Tử Huyến dịch là bìa màu xanh, có in hình con nhện đang ôm cục đôla.
    Vậy ai đã từng đọc bản này, cho đôi lời nhận xét.
     
  2. V•C

    V•C Lớp 3

    1482_bo-gia-the-godfather.jpg
    Đây là bìa của cuốn Bố Già, THN & ĐTH dịch.
     
  3. V•C

    V•C Lớp 3

    Bản của Ngọc Thứ Lang dịch dùng tiếng miền nhiều, văn phong Việt quá! (Cải Lương, Sến). Đọc như giang hồ Sài Gòn trước năm 75 (Mafia Mỹ phong thái không phải thế), và làm sai lệch rất nhiều so với nguyên tác.
    VD:
    • Nguyên tác:
    The voice that came over the phone was unrecognizable with hate and passion. "You fucking bastard,” Woltz screamed. “I’ll have you all in jail for a hundred years. I’ll spend every penny I have to get you. I’ll get that Johnny Fontane’s balls cut off, do you hear me, you guinea fuck?”
    Hagen said kindly, “I’m German-Irish.” There was a long pause and then a click of the phone being hung up. Hagen smiled. Not once had Woltz uttered a threat against Don Corleone himself. Genius had its rewards.
    • Bản Ngọc Thứ Lang:
    Giọng trong tê-lê-phôn hối hả, giận dữ làm sao! Chẳng nhận ra tiếng ai... nhưng còn ai ngoài lão? Jack Woltz gầm lên: “Bọn chó đẻ khốn nạn! Ông tống cha chúng mày vào tù hết, cho chúng mày rũ tù cả đám. Ông chơi chúng mày xả láng, chơi hết nghiệp ông cũng chơi! Thằng Johnny Fontane ông sẽ thiến nó, nhớ vậy quân chó đẻ....”
    Hagen tỉnh bơ: “Coi, tôi có cha có mẹ đàng hoàng”. Tiếng cúp máy giận dữ. Lão Woltz này hay thực... Vẫn còn biết né, vẫn không dám nhắc đến cái tên Vito Corleone!
    • Bản Trịnh Huy Ninh & Đoàn Tử Huyến:
    Giọng bên đầu dây đằng kia toang toác chối tai đến không nhận ra nổi:
    — Đồ dòi bọ hôi thối, - Woltz hét the thé - Bố mày nhốt hết chúng mày vào nhà đá bây giờ. Mất bao nhiêu bố mày cũng chơi, phen này chúng mày rũ tù cả đám. Cái thằng Johnny Fontane, ông cứ phải cho không ngóc đầu lên nổi mới hả, mày nghe ra chưa, quân Italian đê tiện kia.
    Hagen nói ngọt xớt:
    — Thằng em là người Đức lai Irland cơ ạ!
    Lại ngưng một lúc lâu, sau đó trong ống nghe có tiếng xoạch một cái, Woltz bỏ máy. Hagen cười khẩy. Woltz không dám nói lời nào động đến Don Corleone. Tài năng đã được công nhận.
     
  4. V•C

    V•C Lớp 3

    Tôi gửi bản text đã được hiệu đính 33% cho mọi người tham khảo (các từ phiên âm đã được thay).
     

    Các file đính kèm:

    sadec2 and hoalienbao like this.
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hồi sv anh mượn được bản Ngọc Thứ Lang, sau có tiền mới sắm riêng một cuốn, cũng không để ý đến dịch giả khi ở hiệu sách. Sau đó vào công viên để thưởng thức mới biết là mua phải cuốn không phải NTL dịch và nó bị bỏ lại trên ghế đá công viên. Tất nhiên Bố Già trong tủ sách gia đình bây giờ là bản NTL dịch rồi. :D
     
  6. V•C

    V•C Lớp 3

    Hồi anh SV thì bản của THN & ĐTH chưa dịch.
    Mà bản của NTL như đang đọc truyện “xã hội đen" Việt, và toàn dùng từ kiểu "nông dân", chưa kể tự cà khịa nhiều, làm sai lệch nguyên tác.
    Đọc lại cứ nhớ cuốn Người Không Mang Họ.
     
  7. V•C

    V•C Lớp 3

    Có tay còn khen: Đọc Bố Già của NTL sao mà Việt thế!!!
    Bó tay, cụ này chắc U60 hay U70.
     
  8. NQK

    NQK Lớp 10

    Sau khi đá vào giá sách thì thấy anh thế nào có cả hai cuốn. Chả nhớ ngày xưa đọc cái nào nữa, lâu quá rồi. Nhưng khả năng cao là bản "Đức lai Ai Len".

    Chắc có cả cuốn tiếng Anh.
     
    hoalienbao thích bài này.
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nói chung, anh không đọc bản nào khác ngoài bản NTL cho dù sông cạn đá mòn. :P Cái hay của NTL chính là ngôn ngữ kiểu cô hồn, tưng tửng đó, đọc[*] xong rồi thì thấy các bản khác khá nhạt, việc "ném đi" một cuốn sách mới mua không phải là vô tình và cũng không phải là lần duy nhất. Anh là người khá kén chọn, nhạc cũng vậy, mỗi bài hát chỉ chấm một ca sỹ, thậm chí chấm một bản được phối khí năm nào đó.

    [*] Sở thích cá nhân, có thể sẽ khác với người khác, chẳng có gì mà phải tranh luận.
     
  10. V•C

    V•C Lớp 3

    Về “tưng tửng, phớt đời" thì NTL chưa chắc đã hơn THN & ĐTH.
    Nhưng có cái khác biệt là: NTL Việt quá! Còn THN & ĐTH rất Tây.
    Truyện Tây là phải tả cuộc sống Như Tây, chứ không phải dạng Tàu Phảy Phảy của Sài Gòn Chợ Lớn. Và quan trọng hơn: Làm mất cái hồn của Nguyên Tác.
     
    maxiqboy, MoVo and Cabu like this.
  11. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Trước 75 tôi có đọc “Bố già” của NTL dịch. Sau 75 thấy có tái bản quyển này do NTL dịch, bèn lượm liền. Sau một thời gian vào nhà sách thấy có ngưới dịch “Bố già” (lúc ấy không để ý tên dịch giả), lật vài trang bên trong đọc thử, thấy nhạt phèo nên thôi không mua nữa. NTL có kiểu dịch về thế giới ngầm của Mario Puzo giống như giọng văn viết về du đãng của Duyên Anh hay Nguyễn Thụy Long.
    Lại nữa giống như sách dịch của Bùi Giáng, Bùi Giáng có lối dịch điên điên khùng khùng, lại hay dẫn chứng nhiều điển tích nhà Phật nhưng đọc vẫn thấy “đã” hơn nhiều dịch giả nghiêm túc khác.
    “Exodus” đã đọc của Thế Uyên dịch rồi thì đọc những bản dịch khác không thấy hấp dẫn nữa. Đọc sách của Kim Dung do Hàn Giang Nhạn dịch vẫn thấy lôi cuốn hơn bản dịch của ông Cao Tự Thanh. Trước 75 những nhân vật như Dương Qua, Triệu Minh đã đi vào lòng người thời đại đó. Bây giờ đọc Dương Quá tuy rằng dịch sát nghĩa hơn hay là Triệu Mẫn nghe nó sao sao ấy.
    Như sách triết của ông Kim Định tuy nghiên cứu rất công phu nhưng so với lối viết “phá chấp” của ông Phạm Công Thiện, đọc Phạm Công Thiện vẫn thấy “đã” hơn.
     
  12. V•C

    V•C Lớp 3

    Chịu, tác phẩm Mafia Tây mà dịch ra phong cách giang hồ Việt???
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  13. V•C

    V•C Lớp 3

    À, trước tiên chém gió, nên đọc Nguyên Tác để có sự so sánh.
    Tôi chỉ muốn nói rằng: Mafia là phải cho ra dáng Mafia, hoàn toàn khác xa dân giang hồ Sài Gòn.
    Miêu tả cũng phải Tây thì mới đúng với Phương Tây.
    Cũng nói thêm rằng, ai thích dạng dịch hoàn toàn ”Việt Hóa" thì bản của NTL là lựa chọn tốt.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/1/17
    chumeo_di_hia and MoVo like this.
  14. NQK

    NQK Lớp 10

    Xác nhận là từng đọc bản Trịnh. Có bút tích. Bản nào chả thế, gớm. Đọc cho mình chứ cho ai.
     
  15. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    …”The landlord, Mr. Roberto, came to the neighborhood every day to check on the row of five tennements that he owned. He was a padrone, a man who sold Italian laborers just off the boat to the big corporations. With his profits he had bought the tennements one by one. An educated man from the North of Italy, he felt only contempt for these illiterate Southerners from Sicily and Naples, who swarmed like vermin through his buildings, who threw garbage down the air shafts, who let cockroaches and rats eat away his walls without lifting a hand to preserve his property. He was not a bad man, he was a good husband and father, but constant worry about his investments, about the money he earned, about the inevitable expenses that came with being a man of property had worn his nerves to a frazzle so that he was in a constant state of irritation. When Vito Corleone stopped him on the street to ask for a word, Mr. Roberto was brusque. Not rude, since any one of these Southerners might stick a knife into you if rubbed the wrong way, though this young man looked like a quiet fellow”…

    Bản dịch của Trịnh Huy Ninh- Đoàn Tử Huyến :

    …”Chủ nhà Rôbêrtô ngày nào cũng rảo một lượt qua năm ngôi nhà của ông ta nằm cùng một dãy trên phố. Bảo là người tốt bụng thì chưa chắc vì nghe nói tiền tậu nhà là nhờ trò mộ phu mà có. ông ta đây từng đi khắp nơi mộ phu cho các đồn điền, xí nghiệp kia mà. ông ta người miền Bắc, lại có chữ nghĩa, bọn miền Nam ngu dốt ông ta bóp là phải lè lưỡi ra. Bọn này ông chủ coi như rơm rác, nhếch nhác, cẩu thả, chẳng biết giữ gìn cái gì bao giờ. Thực ra mister Rôbertô không phải người ác có điều đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến tiền. Tiền kiếm được – lo ít, tiền bỏ ra làm ăn – lo mất, tiền chi tiêu – lo phí. Chỉ vì tiền mà suốt ngày cứ khó đăm đăm. Khi Vi tô Côrleône ngăn ông ta lại nói chuyện, miste Rôbertô đáp lại có phần hơi gay gắt. Gay gắt nhưng không thô lỗ, bởi lẽ dân miền Nam có thói quen hơi một tí là rút dao – tuy thế anh chàng này có vẻ hiền.”…

    Và đây là bản dịch của Bố Già NGỌC THỨ LANG:

    …”Chủ phố Roberto ngày nào chẳng tới ngó qua 5 dãy nhà cho mướn xóm này? Nhưng là người tốt thì chưa chắc vì nghe nói tiền cất từng dãy nhà cho mướn toàn do áp-phe mộ phu mà có. Nghĩa làông chủ từng đi khắp miền quê mộ dân phu cung cấp cho các đồn điền, xí nghiệp.Ông chủ là người miền Bắc lại có học thức thì đám cù lần mù chữ, thất học miền Nam có coi ra gì? Nhất là bọn đầu bò đầu bướu ở Naples, ở Sicily!

    Đối với ông chủ thì chúng chỉ là thứ con sâu cái kiến, thứ vô trách nhiệm ăn đâu ỉa đấy, sân trước sân sau là để liệng rác tuốt và có thấy gián phá chuột gặm cả dãy nhà cũng làm lơ đừng ngó! Thực ra Roberto đâu phải người xấu mà là chồng tốt cha hiền. Có điều đầu óc lúc nào cũng điên lên vì tiền. Tiền kiếm được sợ ít, tiền bỏ ra làm ăn sợ mất và tiền tiêu ra sợ uổng. Tối ngày chỉ có lo tiền mà quạu quọ.

    Vì vậy, đang đi đường bị Vito Corleone lễ phép chặn hỏi chút chuyện,ông chủ bực lắm. Nhưng với đám dân miền Nam thì tụi nó có hỏi gì chẳng nên làm chúng mất mặt ngang có ngày ăn dao oan. Ông chủ biết vậy nên dù thằng cha này coi bộ hiền lành cũng không dám để lộ bực bội mà chỉ dừng lại nghe một cách khó chịu.”(st)

    Bản dịch của Trịnh Huy Ninh- Đoàn Tử Huyến không phải là dở nhưng mà là nhạt ,dở thì còn có thể hay nhưng nhạt thì..... vô phuơng cứu chữa .Một nhan sắc tuyệt vời mà nhạt thì kể ra ....cũng chán thật !

    Chôm trên Internet.

    Sau khi đọc 1 đoạn tiếng Anh, dù 2 bản dịch vẫn giữ đúng ngữ cảnh nhưng cách dịch có phần phóng lên, hay gọi theo ngôn ngữ trẻ trâu là diễn sâu. Nhưng dù sao theo bài trên thì thấy Bố Già NGỌC THỨ LANG đúng văn điệu hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/1/17
  16. V•C

    V•C Lớp 3

    VD này thì quá nhiều người chôm, nhớ không nhầm thì trên này có ai cọp một lần rồi thì phải.
     
  17. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Nhìn tiểu sử là tự người đọc thấy ai đáng đọc hơn rùi:
    Những tác phẩm tiêu biểu Đoàn Tử Huyến biên soạn dịch và cùng dịch: - SÔ LIÊN Graduated
    - Truyện dịch Đông Tây/ Haruki Murakami Umberto Eco Mikhail Bulgacov; Đoàn Tử Huyến dịch.
    - Văn học hậu hiện đại: Những vấn đề lý thuyết/ Lại Nguyên Ân Đoàn Tử Huyến biên soạn
    - Trở về: Tập truyện ngắn Liên Xô/ Nođar Đumbađlê Ivan Xtađniuk Vaxil Bukov ; Dịch: Đoàn Tử Huyến.
    - 5 câu chuyện tình: Truyện ngắn/ F. Dexteivxki A.J. Cuprin D. Buffati ...; Đoàn Tử Huyến dịch.
    - Tuyển tập truyện vừa và ngắn/ A. Cuprin; Đoàn Tử Huyến Minh Hạnh Nguyễn Kim Giao dịch.
    - Chuyến du hành ngược thời gian: Tập truyện ngắn khoa học viễn tưởng chọn lọc của Liên Xô Mỹ Ba Lan Bungari Tiệp Khắc Anh Nhật Bản/ Quốc Tuấn Hà Anh Thu Đoàn Tử Huyến dịch.
    - Trò chơi: Tiểu thuyết/ Iuri Bônđarép; Đoàn Tử Huyến Vũ Việt dịch từ nguyên bản tiếng Nga.
    - Sáu mươi ngọn nến/ V. Tenđriacốp ; Người dịch: Đoàn Tử Huyến.
    - Truyện cười dân gian các nước/ Trần Văn Cô Đoàn Tử Huyến Nguyễn Việt Long dịch.
    - Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ/ Xiuxacu Enđo; Đoàn Tử Huyến Hoàng Thái dịch
    - Cái chuông điện: Tập truyện vui Liên Xô/ Thái Hà Đoàn Tử Huyến Nguyễn Đình Tài dịch ; Vũ Quần Phương giới thiệu.
    - Nguyệt thực/ V. Tenđriakôp ; Người dịch: Đoàn Tử Huyến.
    - Trái tim chó: Tiểu thuyết/ Mikhain Bungakôp; Đoàn Tử Huyến dịch và giới thiệu
    - Quán trọ "Miraman"/ Naghib Macphuz; Đoàn Tử Huyến dịch
    - Những ô cửa màu xanh: Tập truyện ngắn thế gới/ Đoàn Tử Huyến dịch
    - Tê-ri-tô-ri-a: Tiểu thuyết/ Ôlec Cuvaiép; Đoàn Tử Huyến dịch.
    - Trịnh Công Sơn một người thơ ca một cõi đi về/ Nguyễn Trọng Tạo Nguyễn Thụy Kha Đoàn Tử Huyến sưu tầm và biên soạn.
    - Đường ray bạc: Truyện dài/ Sivilikhin Đoàn Tử Huyến dịch.
    - Những quả trứng định mệnh: Tiểu thuyết/ Mikhai Bulgacov; Đoàn Tử Huyến dịch
    - Đấng cứu thế: Tiểu thuyết/ Miguel Otero Silva; Đoàn Tử Huyến dịch và giới thiệu.
    - Bố già: Tiểu thuyết/ Mario Puzo Trịnh Huy Ninh; Đoàn Tử Huyến dịch.
    - Đêm sau lễ ra trường: Truyện vừa/ V. Tendriacop; Đoàn Tử Huyến dịch.
    - Kiệt tác ái tình: tiểu thuyết/ Tom Sharp; Đoàn Tử Huyến Vũ Việt dịch.

    Còn một người từ ở thế giới đối lập - American life-oriented
    Chỉ riêng chữ “Bố Già” dùng để dịch “The Godfather” đã thấy Ngọc Thứ Lang xứng đáng là cao thủ. Trong bản dịch, Ngọc Thứ Lang còn “chế” ra nhiều từ mà sau này đã đi thẳng ra xã hội để trở thành câu nói cửa miệng dân chơi lẫn dân nhà lành. Chữ “The Don” (trong tên “Don Vito Corleone”) được dịch thành “Ông Trùm” nghe thật đã. Và cũng chữ đó, trong trường hợp dùng miêu tả các thành viên trong gia đình Don Vito Corleone nói chuyện với nhau thì nó lại được dịch là “Ông Già”. Còn nữa, ai có thể dịch được “The Turk” thành “thằng Đường Thổ” để nghe cho đúng chất giang hồ? Và, “Mama Corleone”, với người khác chắc chỉ dịch là “bà Corleone”, thì với Ngọc Thứ Lang thì nó phải là “Bà Trùm”. Cách sử dụng đại từ xưng hô của Ngọc Thứ Lang cũng tuyệt cú mèo. Bản tiếng Anh chỉ là “I” với “you” nhưng khi Ông Trùm nói với mấy ông già gốc Ý thì nó được dịch là “Tôi với bạn”. Cách dịch này dường như thể hiện được thâm ý Ông Trùm: muốn cho thấy mình gần gũi thân thiện nhưng đồng thời khiến người đối diện luôn có cảm sợ hãi mơ hồ trong khi cùng lúc cảm nhận được vẻ đáng tôn kính của Ông Trùm. Và khi Ông Trùm nói với đám đệ tử thì “I” với “you” được chuyển thành “Tao với mi”!
     
  18. V•C

    V•C Lớp 3

    Đang làm dở thì khi đi lại quên mang theo sách in, thế là đành gác lại.
    Đại ca khôi phục được cái bìa này cho ngon không?
     
  19. V•C

    V•C Lớp 3

    Khi dịch cuốn này ĐTH & THN có tham khảo cách dịch của NTL.
    Nhưng NTL đi quá đà trong khi dịch, sử dụng nhiều ngôn ngữ giang hồ (Sài Gòn trước năm 75) làm mất giá trị văn chương đích thực của nguyên tác.
     
    maxiqboy and hoalienbao like this.
  20. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Thì dịch là khó rồi, đây cũng là bác chân tình lên làm, em góp ý cho topic thêm đông thôi, mượn thay lời:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Xin phép cho em share bài viết này. Em đang mon men vào lĩnh vực này. Em vẫn nghĩ dịch là phải bám sát nghĩa của văn bản. Còn với bản truyện này em nghĩ có sự chuyển tải để làm sao người đọc Việt thấm được văn của tác giả mà vẫn phải giữ đúng cốt truyện. Em vẫn băn khoăn lắm
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này