Thi Ca - Nhạc Họa G Bạn muốn sáng tác ca khúc ? - Ngọc Kôn

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi notrinos, 6/7/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. notrinos

    notrinos Lớp 5

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link



    "Không có âm nhạc nào mà không có học tập, và không có sự giáo dục hoàn chỉnh nào mà không có âm nhạc" - Jonathan Harnum. Từ quan điểm đó, xin chia sẻ với các bạn cuốn sách bổ ích và được viết sáng sủa, dễ hiểu này.



    54440.png

    NGỌC KÔN

    BẠN MUỐN SÁNG TÁC CA KHÚC

    NHÀ XUẤT BẢN TRẺ - 2002



    LỜI GIỚI THIỆU

    Hiện nay phong trào nghe nhạc và xem biểu diễn ca nhạc rất phát triển, từ đó nảy ra một nhu cầu mới đó là sáng tác ca khúc. Thực ra nhu cầu này vẫn có từ lâu trong quần chúng yêu ca nhạc và thực tế đã có nhiều người tự học nhạc lí ở sách vở, ở bạn bè để có thể bày tỏ cảm xúc, khát vọng, tình cảm và những suy nghĩ của mình qua những sáng tác nghiệp dư của mình. Có người đã đi lên từ những tác phẩm đầu tay này nhưng cũng không ít kẻ phải bỏ cuộc khi dấn thân vào con đường nghệ thuật đầy chông gai, đòi hỏi tài năng, trí tuệ và lao động gian khổ.
    Nhằm giúp đỡ những con người có tình yêu và tầm huyết ấy, nhà xuất bản Trẻ cho ấn hành tập sách BẠN MUỐN SÁNG TÁC CA KHÚC? của nhạc sĩ Ngọc Kôn với hi vọng tiếp sức cho các bạn trên bước đường nghệ thuật để, nếu như bạn không trở thành một nhạc sĩ tên tuổi thì ít ra bạn cũng có những sáng tác cho các phong trào thanh niên, thiếu nhi cũng như các phong trào ca hát khác của đại đa số quần chúng đang phát triển hiện nay

    Nhà xuất bản Trẻ

    LỜI NÓI ĐẦU

    Âm nhạc ngày càng trở nên một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại, trong đó, sáng tác âm nhạc cũng dần trở nên một nhu cầu khá cần thiết đối với những người yêu âm nhạc, nhất là giới trẻ hiện nay, để ghi chép cảm xúc, gửi gắm tâm tư, phô diễn ý nghĩ, hoặc giao lưu bè bạn...
    Nghĩ thế nên chúng tôi gửi đến quý bạn yêu âm nhạc, nhất là quý bạn thích sáng tác, quyển BẠN MUỐN SÁNG TÁC CA KHÚC? để kết bạn tâm giao.
    Thơ có nhiều thể loại ra sao, âm nhạc do nội dung, có nhu cầu thể hiện, hay mội trường diễ tấu... cũng có nhiều hình thể (forme musicale) như thế, ví dụ hình thể ca khúc (canto), hình thể tán tụng (inno), hình thể nhạc chiều (serenata), hình thể biến khúc (variazione), hình thể hòa tấu khúc (concerto), hình thể nhạc kịch (opera), hình thể giáo trường (oratorio), hình thể cầm tấu khúc (sonata), hình thể tẩu khúc (fuga), v.v.... Giữa rất nhiều hình thể, hình thể ca khúc có vẻ bình dân (dễ làm, dễ hiểu, dễ cảm thụ, được nhiều người thuộc giới bình dân ưa thích), và hiện đang là thời thượng của giới trẻ thế giới lẫ giới trẻ Việt Nam, chẳng khác gì hình thể ca tiếp liên (sequentia) đã là thời thượng của giới trẻ thế kỉ 12, 13, cho nên quyển sách này đề cập riêng về hình thể ca khúc, giúp bạn chẳng những sáng tác được ca khúc, mà còn sáng tác ca khúc đúng kĩ thuật.
    Cùng lúc, khi đã sáng tác ca khúc cách vững vàng, quyể sách này còn giúp bạn tự tin để tìm cho mình một lối sáng tác ca khúc đầy tính dân tộc Việt Nam, để không cần bắt chước ca khúc các nước.
    Trước kia người ta sáng tác ca khúc theo phương pháp đặt ra khung sườn, rồi mới đắp nhạc và lời ca vào, gọi là sáng tác theo luật cân phương (carure), vì nhạc khiêu vũ, nhạc đi săn, nhạc diễu hành, nhạc nhà binh có lẽ đòi "đóng chuồng rồi mới mua dê", phương pháp này không hẳn lỗi thời, nhưng cần tiến tới một phương pháp tân kì hơn: trọng thị nguồn hứng do cảm xúc, cho nên không đặt ra khung sườn trước, mà "mua dê rồi mới đóng chuồng", nhờ đó ca khúc hôm nay tự nhiên, khoáng đạt, giàu tính bất ngờ và quan trọng nhất là: ghi chép cảm xúc đầy đủ và trung thực hơn.
    Sách giúp bạn khởi đầu là sáng tác ca khúc cách "kinh điển", dựa trên cơ sở vững chắc ấy, bạn có thể tiến xa thêm bằng phóng mình ra để thưởng lãm hoặc viết những ca khúc đầy tính "biến thể" trong rừng ca khúc Việt Nam và quốc tế đang thịnh hành
    Trong sách không nói lại những điều tin rằng bạn đã phải biết: nhạc lí, kí xướng âm, hòa âm căn bản, đàn...
    Cuối mỗi bài học là bài tập, nếu bạn kiên nhẫn học và tập thật kĩ lưỡng từng bài, xong bài trước mới đến bài sau, chắc chắn bạn sẽ thành công.
    Cuối cùng, nghệ thuật sáng tác hình thể ca khúc của bạn sẽ được tô điểm thêm cho lộng lẫy bằng những quyển sách khác như "BÍ QUYẾT SÁNG TÁC GIAI ĐIỆU HAY", "CÁCH VIẾT CÁC LOẠI BÈ CHO CA KHÚC", "CÁCH VIẾT HỢP ÂM CHO CA KHÚC", hay "PHỐI KHÍ BAN NHẠC ĐỆM CHO CA KHÚC" v.v ... mà chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn tiếp theo.

    Đã hiểu quan điểm nhau, bây giờ mời bạn cùng chúng tôi bước vào nghệ thuật SÁNG TÁC CA KHÚC.

    TP. Hồ Chí Minh 19.5.2001
    Tác giả

    MỤC LỤC

    LỜI GIỚI THIỆU
    LỜI NÓI ĐẦU

    PHẦN I: CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN

    Bài 1: Nghệ thuật là gì?
    Bài 2: Hai nguyên tắc lớn của nghệ thuật
    Bài 3: Sáng tác nhạc là gì?
    Bài 4: Cảm xúc: vấn đề tiên quyết trong sáng tác nhạc.
    Bài 5: Ca khúc là gì? Cơ cấu của ca khúc ra sao?
    Bài 6: Ba nền tảng của âm nhạc trong một ca khúc.
    Bài 7: Nhạc hứng là gì?
    Bài 8: Nhạc đề là gì?
    Bài 9: Chuẩn bị bản văn cho ca khúc

    PHẦN II: SÁNG TÁC NHẠC ĐỀ

    Bài 10: Sáng tác nhạc đề
    Bài 11: Triển khai nhạc đề bằng kĩ thuật phỏng diễn
    Bài 12: Triển khai nhạc đề bằng kĩ thuật chuyển tiến
    Bài 13: Triển khai nhạc đề bằng kĩ thuật đảo lộn
    Bài 14: Triển khai nhạc đề bằng kĩ thuật đổi thang âm
    Bài 15: Triển khai nhạc đề bằng kĩ thuật biến cải

    PHẦN III: SÁNG TÁC ĐOẠN

    Bài 16: Mô hình đoạn loại I: "Lặp lại nguyên vẹn một nhạc đề".
    Bài 17: Mô hình đoạn loại I: "Lặp lại một nhạc đề nhưng có sửa đổi".
    Bài 18: Mô hình đoạn loại I: "Chỉ lặp lại nét đặcu trưng trong nhạc đề".
    Bài 19: Mô hình đoạn loại II
    Bài 20: Mô hình đoạn loại III

    PHẦN IV: SÁNG TÁC CA KHÚC

    Bài 21: Hình thể ca khúc
    Bài 22: Ca khúc cá loại

    PHẦN V: TÔ ĐIỂM CHO CA KHÚC.

    Bài 23: Nhịp điệu trong ca khúc
    Bài 24: Thang âm dùng trong ca khúc
    Bài 25: Dấu lặng trong ca khúc
    Bài 26: Chuyển động và tốc độ của ca khúc
    Bài 27: Tô điểm ca khúc và vấn đề ngôn ngữ tô điểm
    Bài 28: Thích ứng ca từ (lời ca)
    Bài 29: Viết cho ai hát? Hay tầm cữ của ca khúc.
    Bài 30: Cao trào của một ca khúc.
    Bài 31: Tính độc đáo.
    Bài 32: Tính dân tộc Việt Nam.
    Bài 33: Cách ghi chép một ca khúc.
    Bài 34: Có nên ghi tiết điệu và hợp âm không?
    Bài 35: Cách đặt tên cho ca khúc
    Bài 36: Tên tác giả



    PHẦN I: CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN

    Bài 1: Nghệ thuật là gì?
    Bài 2: Hai nguyên tắc lớn của nghệ thuật
    Bài 3: Sáng tác nhạc là gì?
    Bài 4: Cảm xúc: vấn đề tiên quyết trong sáng tác nhạc.
    Bài 5: Ca khúc là gì? Cơ cấu của ca khúc ra sao?
    Bài 6: Ba nền tảng của âm nhạc trong một ca khúc.
    Bài 7: Nhạc hứng là gì?
    Bài 8: Nhạc đề là gì?
    Bài 9: Chuẩn bị bản văn cho ca khúc


    BÀI 1
    NGHỆ THUẬT LÀ GÌ

    1. ĐỊNH NGHĨA NGHỆ THUẬT: là một hoạt động khéo léo có ý đồ
    Ví dụ: Nghệ thuật cắm hoa gồm có nhiều yếu tố:
    - Hoạt động: cắm hoa vào bình.
    - Khéo léo: cắt tỉa, uốn nắn, sắp xếp theo hình dáng nhất định.
    - Có ý đồ: diễn tả một ý nghĩa nào đó.
    Thiếu một trong ba yếu tố, sẽ không thành nghệ thuật.
    2. BẢN CHẤT NGHỆ THUẬT:
    Bản chất của nghệ thuật do 5 yếu tố cấu thành:
    - Mới lạ.
    Đem lại cho người thưởng thức một điều gì đó mới mẻ chưa thấy trước đó, khiến họ cảm thấy bất ngờ và thú vị.
    - Độc đáo.
    Đem lại cho người thưởng thức ngay cách tách biệt với mọi tác phẩm đã nghe thấy trước đó.
    - Có tính thời sự.
    Nói về một nội dung luôn hợp thời, và luôn làm mọi người chú ý, ví dụ tình yêu, cái đẹp, sự sống, con người, xã hội...
    - Có trật tự.
    Được sắp xếp bằng một bố cục có tính toán kĩ lưỡng và tinh tế.
    - Bền lâu.
    Có giá trị vượt thời gian.
    Ví dụ có nhiều ca khúc hát qua thời kháng chiến chống Pháp, vẫn còn thích hợp với thời kháng chiến chống Mĩ, và cũng không lỗi thời khi hòa bình đến như những bài: "Quốc ca" của nhạc sĩ Văn Cao, "Lá xanh" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, "Tình đồng chí" của nhạc sĩ Minh Quốc, lời của Chính Hữu, "Tiểu đoàn 307" của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí, lời Nguyễn Bính, "Quê em" của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, "Nam bộ kháng chiến" của nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn, "Lời người ra đi" của nhạc sĩ Trần Hoàn, "Anh Ba Hưng" của nhạc sĩ Trần Kiết Tường.
    3. MỤC ĐÍCH CỦA NGHỆ THUẬT
    Nghệ thuật có 5 mục đích:
    - Diễn tả cảm xúc:
    Diễn tả cảm xúc của nghệ sĩ trước chân, thiện, mĩ để kêu gọi nhiều người cùng thưởng thức chung, và đồng cảm với mình.
    - Truyền thông:
    Truyền đi một thông điệp, lời kêu gọi, ý tưởng, quan niệm... đến mọi người.
    - Giáo dục:
    Nâng cao trình độ thẩm mĩ, cảm xúc, và quan niệm cho người thưởng thức.
    - Tạo sự đoàn kết:
    Đưa mọi người gần nhau thông qua nghệ thuật.
    - Đem lại sự giải trí thanh cao:
    Khi thưởng thức cái hay cái đẹp, người ta được thoải mái tinh thần.
    4. PHÂN LOẠI NGHỆ THUẬT
    Nghệ thuật chỉ một, nhưng gồm nhiều mặt.
    Ngày xưa nhân loại chỉ thấy 5 loại hình nghệ thuật:
    * Âm nhạc
    * Hội họa
    * Điêu khắc
    * Thi ca
    * Văn chương
    Sau này người ta xếp
    * Múa vào nghệ thuật thứ sáu.
    * Điện ảnh ra đời trễ, nên đặt nó là nghệ thuật thứ bảy.
    Ngày nay vì nhu cầu sống và diễn đạt, nên sản sinh nhiều nghệ thuật khác như: hùng biện, cắm hoa, trang trí nội thất, thời trang, trang điểm, quảng cáo, cắt và uốn tóc, thư pháp, hoa kiểng, v.v... Vì vậy để có một cái nhìn minh bạch, hệ thống, người ta sắp xếp mọi ngành nghệ thuật vào hai loại:
    a. Nghệ thuật thời gian: còn gọi là nghệ thuật động, vì 1/ Tác phẩm diễn ra trong thời gian, 2/ Phải mất một thời gian nhất định mới diễn tấu và thưởng thức hết tác phẩm, 3/ Cần có một bộ phận diễn tấu. Nghệ thuật thời gian đại loại như:
    * Âm nhạc
    * Thi ca
    * Văn chương
    * Múa
    * Kịch
    * Điện ảnh...
    b. Nghệ thuật không gian: còn gọi là nghệ thuật tĩnh, vì 1/ Tác phẩm chiến một chỗ trong không gian, 2/ Tác phẩm đã hoàn tất mà không cần ai diễn nữa, 3/ Trải ra cho người thưởng thức nhìn ngắm một lần toàn thể bố cục. Nghệ thuật không gian đại loại như:
    * Hội họa
    * Điêu khắc
    * Kiến trúc
    * Trang trí nội thất
    * Cắm hoa...
    5. NGƯỜI NGHỆ SĨ
    Là người làm ra tác phẩm nghệ thuật. Người nghệ sĩ phải là người có:
    * Khiếu: là năng khiếu bẩm sinh do thiên nhiên ban tặng qua con đường di truyền.
    * Tài: là khả năng đạt được do học hỏi, luyện tập, và kinh nghiệm.
    Có 2 trường hợp bất lợi về khiếu và tài:
    a/ Nếu nghệ sĩ có tài mà thiếu khiếu: tác phẩm sẽ không có hồn (thiếu vắng cảm xúc) và chẳng thể sống lâu.
    b/ Nếu nghệ sĩ có khiếu mà thiếu tài: tác phẩm sẽ thiếu chiều sâu của kĩ thuật, của tính thẩm mĩ, và của tính phổ biến, hoặc chính nghệ sĩ cũng không hiểu nổi tác phẩm của mình, và còn đi dần đến chỗ tàn lụi theo thời gian.
    6. ĐỨC TÍNH CỦA NGHỆ SĨ
    Một nghệ sĩ chân chính có những đức tính sau đây:
    * Tính tự do: không ai, không hoàn cảnh nào có thể cưỡng chế, mua chuộc, bóp méo hay giày vò được nghệ sĩ.
    * Lương tâm trong sáng: không bị vẩn đục trước mọi ham muốn thiếu lành mạnh.
    * Thị hiếu tốt về nghệ thuật: óc thẩm mĩ cao, khả năng thẩm định vững chắc những gì thuộc về chân, thiện, mĩ.
    * Tâm hồn nhạy cảm, trí óc tinh tường: để xúc cảm hơn người, và thể hiện cảm xúc ấy cách thông minh nhất.
    * Có kinh nghiệm sống: từng trải và giàu kinh nghiệm sống, mới nói lên đúng và bật rung được "dây đàn tâm hồn" của nhiều người thưởng thức đã cũng từng sống và cảm nhận như vậy nhưng không nói ra được.
    * Tính độc lập: không bắt chước, nương dựa và cầu cạnh ai

    Bài tập 1
    1. Nghệ thuật là gì?
    2. Nghệ sĩ là ai?
    3. Bản chất của nghệ thuật là gì?
    4. Mục đích của nghệ thuật là gì?
    5. Viết chữ đẹp là nghệ thuật động hay tĩnh?
    6. Nghệ sĩ cần có đức tính nào?
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/7/15
  2. notrinos

    notrinos Lớp 5


    BÀI 2
    HAI NGUYÊN TẮC LỚN CỦA NGHỆ THUẬT


    7. Mọi nghệ thuật dù ngành nào, lớn hay nhỏ, đều có chung hai nguyên tắc để được tồn tại bền vững. Đó là:
    * Nguyên tắc thuần nhất.
    * Nguyên tắc thay đổi.
    8. NGUYÊN TẮC THUẦN NHẤT: Trong một tác phẩm nghệ thuật (nhất là những tác phẩm thuộc nghệ thuật thời gian như âm nhạc, thi ca, văn chương...), nếu có nhiều yếu tố giống nhau khiến người nghe như được nhắc lại, giúp nhớ lại, giúp in vào trí, tạo ấn tượng... sẽ cho cảm giác quen thuộc. Đó là áp dụng tính thuần nhất trong tác phẩm nghệ thuật.
    Ví dụ: bài Quốc Ca của nhạc sĩ Văn Cao với vài nét nhắc lại.

    Untitled.jpg

    Giải thích: cuối ô nhịp 5, Lời ca: "Cờ in máu..." và cuối ô nhịp 9 lời ca "Đường vinh quang..." nhạc tố "Si đô rê" được lặp lại, nên nghe ấn tượng.

    9.NGUYÊN TẮC THAY ĐỔI
    Trong một tác phẩm có nhắc lại, đồng thời cũng có sự thay đổi khi đi từ ý nhạc này sang ý nhạc khác, làm cho người nghe cảm thấy mới lạ và bị kích thích óc tò mò.
    Ví dụ: bài Quốc Tế Ca của nhạc sĩ Pierre Degeyter.
    với sự biệt dị về nhạc đề.

    Untitled2.jpg

    10. PHỐI HỢP HAI NGUYÊN TẮC THUẦN NHẤT VÀ THAY ĐỔI
    Không thể chỉ áp dụng một nguyên tắc thuần nhất từ đầu đến cuối, như thế sẽ sinh ra buồn chán, hoặc chỉ áp dụng nguyên tắc thay đổi liên miên sẽ sinh ra rối rắm như một người nói huyên thuyên hết chuyện này đến chuyện khác. Nhưng phải khéo léo áp dụng 2 nguyên tắc cùng lúc trong một tác phẩm.
    Ví dụ: bài THƯƠNG NHAU NGÀY MƯA của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, vừa có điểm thuần nhất vừa có điểm thay đổi.

    Untitled3.jpg

    11. Hình thể âm nhạc nào cũng đều áp dụng hai nguyên tắc thuần nhất và thay đổi bằng cách này hay bằng cách khác.

    Bài tập 2
    1. Hai nguyên tắc lớn nhất của mọi nghệ thuật là gì?
    2. Giải thích nguyên tắc t huần nhất và cho ví dụ.
    3. Giải thích nguyên tắc thay đổi và cho ví dụ.
    4. Tại sao cùng lúc phải có cả hai nguyên tắc: thuần nhất và thay đổi trong cùng một tác phẩm?
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/5/16
    MS00299 and teacher.anh like this.
  3. notrinos

    notrinos Lớp 5


    BÀI 3

    SÁNG TÁC NHẠC LÀ GÌ


    12. SÁNG TÁC NHẠC: là ghi lại cách trung thực bằng âm thanh những cảm xúc hay tình cảm của nghệ sĩ đối với một đề tài đã làm nghệ sĩ rung động, để người khác thưởng thức hay đồng cảm.
    13. TIẾN TRÌNH SÁNG TÁC NHẠC: sáng tác nhạc gồm những tiến trình sau:
    * Ngẫu nhiên có hứng nhạc hay đi tìm hứng nhạc.
    * Ghi cách trung thực cảm xúc trong hững nhạc ra thành từng nhạc đề.
    * Khai triển và xếp đặt hứng nhạc theo một bố cục nhất định.
    * Tô điểm tác phẩm.
    14. CÔNG CỤ ĐỂ SÁNG TÁC NHẠC
    * Quãng và tâm lí quãng (trong môn nhạc lí): dùng để ghi lại cảm tình, cảm xúc bằng từng nhạc đề.
    * Thang âm (trong môn nhạc lí): dùng để định hướng và làm khuôn thức cho giai điệu.
    * Các kĩ thuật khai triển nhạc đề (trong môn sáng tác): dùng để khuếch trương nhạc đề thành tác phẩm.

    Bài tập 3
    1. Sáng tác nhạc là gì?
    2. Kể ra các giai đoạn của tiến trình sáng tác nhạc.
    3. Giải thích từng công cụ khi sáng tác nhạc.
     
    MS00299 and teacher.anh like this.
  4. notrinos

    notrinos Lớp 5

    BÀI 4

    CẢM XÚC: VẤN ĐỀ TIÊN QUYẾT TRONG SÁNG TÁC NHẠC


    15. CẢM XÚC rất quan trọng trong mọi nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng. Thiếu cảm xúc, nghệ thuật chỉ là cái xác không hồn.
    16. CẢM XÚC: là sự rung động trong tâm hồn trước một đề tài nào đó.
    17. Giống như tình cảm, cảm xúc cũng có 7 loại: vui, buồn, yêu, ghét, giận, sợ, ghê.
    18. Trong nghệ thuật, người ta thường diễn cảm xúc vui, buồn yêu nhiều hơn những cảm xúc còn lại.
    19. Cảm xúc thường bắt nguồn từ kinh nghiệm sống. Không ai có cảm xúc về đề tài mà mình chưa thực sự sống qua.
    Ví dụ: ai chưa một lần biết yêu, sẽ nói về yêu theo lối suy diễn; kẻ đã yêu, nhất là đã lăn lộn trong tình trường, thăng trầm nếm trải mọi mùi vị kể cả đắng cay... sẽ nói về đề tài yêu bằng cảm xúc thật của chính mình.
    20. Cảm xúc thường mau đến, và mau tàn, nhưng mạnh hơn tình cảm là thứ lâu đến và lâu đi, cho nên người ta thường diễn tả cảm xúc nhiều hơn, vì cảm xúc tạo nên những nguồn hứng bất ngờ.
    21. Trong nghệ thuật âm nhạc, khi muốn diễn tả cảm xúc, người ta dùng âm thanh (với các quáng nhạc, và thang âm: liên hệ giữa các âm thanh với nhau). Muốn viết cảm xúc mình ra cho trung thực, phải luyện tập cách sử dụng những phương tiện đó cho thành thạo.
    Ví dụ: để diễn tả niềm vui, người ta thường dùng những quãng 2 trưởng, 3 trưởng, 6 trưởng.

    hinh4.jpg

    Giải thích: đồ - rê: 2T, rề - si: 6T, si - la: 2T, sol - si: 3T v.v...
    Còn diễn tả nỗi buồn, người ta thường dùng những quãng 2 thứ, 3 thứ, 6 thứ.

    hinh5.jpg

    Giải thích: mì - sol: 3t, sol - sì: 6t, si - đô: 2t, là - đô: 3t

    22. Một dòng nhạc thiếu cảm xúc thúc đẩy, thường khô khan và tẻ nhạt, không gây được hiệu quả gì nơi tâm hồn người nghe. Vì vậy cố tránh một dòng nhạc thiếu cảm xúc giống như tránh nói bâng quơ, không mục đích.
    23. Nếu một dòng nhạc được viết nên với nhiều cảm xúc, và cảm xúc nóng cháy, cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến người nghe dù bất cứ ai, bất cứ nơi đâu và bất cứ thời nào. Các nhạc sĩ thiên tài đã để lại nhiều bằng chứng.
    Ví dụ: bài AVE MARIA của nhạc sĩ tài danh F. Schubert, MY HEART WILL GO ON của nhạc sĩ James Horner & Will Jennings, do những tác phẩm này chất chứa nhiều cảm xúc, nên nghe mãi không chán.

    hinh6.png
    hinh7.jpg

    24. Bí quyết sáng tác nhạc phẩm tuyệt tác, đơn giản nằm ở chỗ: Viết do cảm xúc mạnh mẽ thúc đẩy.
    25. Khi không có cảm xúc, chỉ có một dòng nhạc đẹp đẽ, đầy tính giáo khoa, đáng học hỏi... chứ không thể có dòng nhạc làm rung động và gây niềm say mê nơi lòng người.
    26. Từ những hiểu biết nền tảng trên, ta có thể nhận ra 2 điều quan trọng không kém:
    * Dù vui, buồn... nếu tâm hồn trong sáng, sẽ cho ta những cảm xúc trong sáng, từ đó âm nhạc cũng trong sáng và có tính nâng cao tâm hồn mọi người.
    * Muốn viết nhạc phim, nhạc cho kịch, hay nhạc nền cho bất cứ hoạt động nghệ thuật nào đó được hiệu quả và gây nhiều xúc động, người viết nhạc phải có cùng cảm xúc do đề tài phim, kịch... ấy tác động nên.

    Bài tập 4
    1. Cảm xúc là gì?
    2. Kể ta các loại cảm xúc và nói cảm xúc nào được dùng nhiều nhất trong sáng tác âm nhạc.
    3. Cảm xúc từ đâu mà có?
    4. Giải thích vai trò quan trọng tối ưu của cảm xúc trong việc sáng tác âm nhạc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/7/15
    MS00299 thích bài này.
  5. notrinos

    notrinos Lớp 5

    BÀI 5
    CA KHÚC LÀ GÌ?
    CƠ CẤU CỦA CA KHÚC RA SAO?


    27. CA KHÚC: là bản văn được xướng lên thành cung ca điệu nhạc.
    Có nghĩa bản văn là chính, là nền móng, sau đó mới được phổ nhạc hay nói đúng hơn, xướng bản văn ấy lên thành nhạc.
    28. So với các hình thể âm nhạc khác, ca khúc đặc biệt ở chỗ: không tạo ra dòng nhạc vô nghĩa, vô nguyên cớ. Nhưng lấy bản văn làm gốc, từ bản văn mọc lên âm nhạc.
    29. Với các ngôn ngữ không nặng về dấu giọng như Anh, Pháp, Đức, Nga... thì khi đọc bản văn lên, dòng nhạc chủ yếu phát xuất từ nội dung (trừ tiếng La tinh, tiếng Ý...khi phát âm có nhiều vần đọc nổi (ictus) khiến cho dòng nhạc có thể phát xuất từ những vần đọc nổi ấy), nhưng với tiếng Việt, dòng nhạc chẳng những phát xuất từ nội dung bản văn, mà còn phát xuất từ 6 dấu giọng: sắc, hỏi, ngã, nặng, ngang nữa.
    Ví dụ: bài HỒ CHÍ MINH ĐẸP NHẤT TÊN NGƯỜI của nhạc sĩ Trần Kiết Tường.
    Tôi hát ngàn lời ca,
    Bao la hơn những cánh đồng,
    Mênh mông hơn mặt biển Đông,
    Êm đềm hơn những dòng sông.

    hinh8.jpg

    30. Vậy có thể nói cách khác, ca khúc là bản văn được hát lên. Chính điểm cốt yếu này mà ca khúc là hình thể dễ sáng tác nhất, kho tàng âm nhạc nhân loại có nhiều ca khúc nhất, nhiều tác phẩm ca khúc bất hủ nhất, và hiện nay ca khúc được quần chúng yêu chuộng nhất.
    31. CƠ CẤU CỦA CA KHÚC.
    Theo quan niệm đúng đắn về ca khúc như trên, CƠ CẤU CỦA CA KHÚC lại càng dễ nắm bắt.
    Đó là CƠ CẤU CỦA CA KHÚC tùy thuộc hoàn toàn vào CƠ CẤU CỦA BẢN VĂN. Nghĩa là:
    * Nếu bản văn dài thì ca khúc dài.
    * Nếu bản văn ngắn thì ca khúc ngắn.
    * Nếu bản văn có một đoạn thì ca khúc cũng có một đoạn
    * Nếu bản văn hai, ba, hay bốn... đoạn thì ca khúc cũng sẽ có hai, ba, bốn... đoạn.
    Nói chung, hình dáng bản văn ra sao thì hình dáng ca khúc sẽ như thế. Đó là điểm độc đáo của ca khúc, cho nên xưa nay mới có ca khúc khi dài, khi ngắn, khi đơn sơ, khi phức tạp.

    Bài tập 5
    1. Ca khúc là gì?
    2. Tại sao gọi là ca khúc?
    3. Cơ cấu của ca khúc ra sao?
    4. Tại sao cơ cấu của ca khúc lại tùy thuộc hoàn toàn vào cơ cấu của bản văn?
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/7/15
    MS00299 thích bài này.
  6. notrinos

    notrinos Lớp 5

    BÀI 6:
    BA NỀN TẢNG ÂM NHẠC TRONG CA KHÚC


    32. BA NỀN TẢNG ÂM NHẠC: là giai điệu, nhịp điệu và hòa âm.
    * Giai điệu:
    (còn gọi là dòng nhạc) các âm thanh trầm bổng theo nhau thành dòng. Giai điệu tạo cho người nghe hiểu được chiều sâu-cạn, rộng-hẹp, cao-thấp, mặn-nhạt, nóng-nguội của cảm xúc nơi tác giả (dù nhịp điệu cũng có góp phần)
    * Nhịp điệu: (còn gọi là tiết tấu) các âm thanh dài ngắn theo nhau thành chuỗi. Nhịp điệu tạo cho người nghe hiểu được chiều lớn-nhỏ, mạnh-nhẹ, thanh-trọc, tĩnh-động của cảm xúc nơi tác giả (dù giai điệu cũng có tác động).
    * Hòa âm: (còn gọi là hòa thanh) các âm thanh chồng chất lên nhau tô màu tạo sắc. Hòa âm tạo cho người nghe hiểu được sắc màu: sáng-tối, đỏ-đen, dày-mỏng, cứng-mềm của cảm xúc nơi tác giả.
    Nói chung, âm thanh có 12 tính: (vô căn hay hữu căn), Đức (cảm hay vô cảm), Tính (ẩn hay hiện), Thời (không gian và thời gian), Thần (nhanh hay chậm), Khí (thanh hay trọc), Tình (tụ hay tán), Thanh (trầm hay bổng), Sắc (tối hay sáng), Chất (nhẹ hay nặng), Thể (nhuyễn hay to), Hình (ngay hay cong); còn 3 nền tảng âm nhạc làm người nghe hiểu được cảm xúc của tác giả.
    33. Trong ca khúc:
    * Giai điệu: do từ ngữ của bản văn quyết định. Nếu sáng tác ca khúc mà bản văn quyết địnhk giai điệu, chẳng những ăn khớp, sâu sát, phản ánh trung thực, tương tác lẫn nhau giữa nhạc và lời (tránh xa những lỗi như: lơ lớ, nghe không rõ lời, nghe mất chữ, cảm xúc của nhạc và cảm xúc của lời ca tương phản nhau...) và đặc biệt ở chỗ là ai cũng có thể sáng tác được.
    * Nhịp điệu: do vần chữ đơn âm, đa âm, cụm từ, thành ngữ, chấm phẩy... của bản văn quyết định, nên chẳng những ăn khớp, thích hợp, đồng bộ, phản ánh đúng nhịp điệu của bản văn, phản ánh đúng hơi thở của bản văn, mà còn tránh được những lỗi như ngập ngừng, ngượng ngịu, trật đà, khó hiểu, trùng lặp, gò ép, khuôn sáo, vô nghĩa, chia cắt vô lý, ráp nối chẳng suông... và còn tránh được một thứ nhịp điệu vô căn vô cớ.
    * Hòa âm: trong ca khúc, hòa âm ít khi được viết rõ ra, trừ đôi lúc thêm bè hai vào cho nổi bật, cho thi vị, thực ra hòa âm trong ca khúc là loại hòa âm tiềm ẩn, do luật cộng hưởng (xem lại nhạc lý) tạo nên.
    34. Chỉ nên chú trọng giai điệu và nhịp điệu khi sáng tác ca khúc, và một khi đã để cho bản văn quyết định, hay nói cách khác, giai điệu và nhịp điệu hoàn toàn mọc ra từ văn bản, thì hòa âm lại theo giai điệu mà ra

    Bài tập 6
    1. Giai điệu là gì?
    2. Nhịp điệu là gì?
    3. Hòa âm là gì?
    4. Trong ca khúc, giai điệu từ đâu mà có?
    5. Trong ca khúc, nhịp điệu từ đâu mà có?
    6. Trong ca khúc, hòa âm từ đâu mà có?
     
    MS00299 and teacher.anh like this.
  7. notrinos

    notrinos Lớp 5


    BÀI 7:
    NHẠC HỨNG LÀ GÌ?

    35. NHẠC HỨNG: là cảm xúc bất ngờ, mới lạ, và mau tàn của nghệ sĩ trước một đề tài.
    Ví dụ: đã thấy người mẹ ôm con nhỏ nhiều lần, nhưng lần này thấy một bà mẹ ôm và ru con trong lòng mình, bỗng dưng tôi bị xúc động và cảm thấy cảm động trước tình mẫu tử (đó là bất ngờ), một thứ cảm xúc lạ lùng (đó là mới mẽ), khi tôi rời đi khỏi nơi đó, phút chốc tôi mất đi cảm xúc ấy mà không tìm lại được (đó là mau tàn).
    Khi gặp cảm xúc tương tự, họa sĩ ký họa (vẽ vội ra giấy) để giữ lại cảm xúc của mình; thi sĩ làm vội vài câu thơ để ghi nhớ cảm xúc của mình; nhà điêu khắc phác họa hình tượng để chép lại cảm xúc của mình; nhạc sĩ ghi lại bằng âm thanh để cảm xúc của mình không bị mất đi.
    Cùng một cảm xúc về một đề tài, nhưng sẽ là họa hứng với họa sĩ, thi hứng với thi sĩ, hứng điêu khắc đối với điêu khác gia, và nhạc hứng đối với nhạc sĩ. Tất cả đều là hứng, nhưng khác nhau nghệ thuật diễn tả.
    36. Khi sáng tác ca khúc, có hai trường hợp:
    * Đọc một văn bản có sẵn để tìm nhạc hứng.
    * Bị một đề tài nào đó bất ngờ làm rung động, đặt ra lời ca (bản văn) và phổ nhạc.
    37. Ca khúc nào cũng do một hay vài câu nhạc đầu tiên khơi gợi. Cho nên câu hát đầu tiên của ca khúc, thường là câu nhạc hứng của tác giả, câu hát đầu tiên tạo được sự đồng cảm nơi người nghe hay không là do có phải nhạc hứng đích thực không.

    Bài tập 7
    1. Nhạc hứng là gì?
    2. Từ đâu có nhạc hứng?
    3. Trong ca khúc, nhạc hứng thường nằm ở đâu?
    4. Nếu một ca khúc không có nhạc hứng, sẽ ra sao?
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/7/15
    MS00299 and teacher.anh like this.
  8. notrinos

    notrinos Lớp 5

    BÀI 8:
    NHẠC ĐỀ LÀ GÌ?


    38. NHẠC ĐỀ: là một câu hứng khởi đầu cho một tác phẩm nói chung, ca khúc nói riêng.
    39. NHẠC ĐỀ THÔNG THƯỜNG và kinh điển thường có hai vế:
    * Vế xướng (X): có vẻ cất lên, hỏi, khai, mở, gợi, bắt đầu...
    * Vế đáp (Đ): có vẻ hạ xuống, thưa đáp, mang, theo, tiếp tục...
    Ví dụ: bài ODE TO JOY của nhạc sĩ bậc thầy Ludwig Van Beethoven (1770-1791).

    hình 9

    Ví dụ: bài GIẢI PHÓNG QUÂN của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

    hình 10

    40. Kích thước của nhạc đề không theo một quy định nào, nhưng thường nếu ít hơn hai dấu nhạc thì nghe không ra, mà dài quá thì nghe lê thê khó nhớ. Cho nên, kích thước tùy vào cảm xúc được nghệ sĩ định đoạt.
    41. Sự cân đối về mặt kích thước của hai vế thì không cần thiết, nhưng cần cân đối ở mặt ý nghĩa thì quan trọng, cho nên không cần lưu ý đến số lượng dấu nhạc, phách (temps) hay ô nhịp (mesures).
    Ví dụ: dài như nhạc đề bài UNCHAINED MELODY nhạc của nhạc sĩ Alex North, lời của Hy Zaret.

    hình 11

    Ví dụ: ngắn như nhạc đề bài CHỜ của nhạc sĩ Ngọc Kôn.

    hình 12

    Ngoài nhạc đề nêu trên là thông thường, còn có những loại nhạc đề bất thường sau đây:

    42. NHẠC ĐỀ BẤT THƯỜNG KIỂU 1: Khi nói chuyện giữa 2 người, một người hỏi (hay nói), người kia đáp (hay nói phụ họa theo) là thông thường. Khi nói chuyện giữa ba, bốn người, một người hỏi, có tới hai người đáp cho người hỏi được thỏa mãn hơn; hoặc hai người hỏi cùng một nội dung nhưng khác cách đặt câu, chỉ một người thứ ba đáp, đó là kiểu nói chuyện bất thường. Vậy, khi một nhạc đề với 3 vế: 1 vế xướng hai vế đáp, hay 2 vế xướng với 1 vế đáp, đó là những nhạc đề bất thường.
    Ví dụ: 1 vế xướng với 3 vế đáp trong bài HỒ CHÍ MINH ĐẸP NHẤT TÊN NGƯỜI của nhạc sĩ Trần Kiết Tường.

    hình 13

    Ví dụ: 2 vế xướng với 1 vế đáp trong bài CA NGỢI ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM của nhạc sĩ Đỗ Minh.

    hình 14

    43. NHẠC ĐỀ BẤT THƯỜNG KIỂU 2: Khi một người tự bạch trên sân khấu, hay một người nói chuyện một mình, đó cũng là kiểu nói chuyện bất thường khác. Vậy nếu một nhạc đề chỉ có một vế, đó là nhạc đề bất thường kiểu 2.
    Ví dụ: bài TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BOMBO của nhạc sĩ Xuân Hồng, chỉ 1 vế duy nhất.

    hình 15

    Bài tập 8
    1. Hãy làm 10 nhạc đề thông thường.
    2. Hãy làm 3 nhạc đề bất thường kiểu 1
    3. Hãy làm 3 nhạc đề bất thường kiểu 2
    Tất cả đều bắt nguồn từ cảm xúc thật sự.
     
    MS00299 thích bài này.
  9. notrinos

    notrinos Lớp 5

    BÀI 9
    CHUẨN BỊ BẢN VĂN CHO CA KHÚC

    44. BẢN VĂN CHO CA KHÚC phải được soạn sẵn, nghĩa là sáng tác lời ca trước, sáng tác nhạc sau.
    45. BẢN VĂN CHO CA KHÚC phải là:
    - Thơ (bất cứ thể thơ nào cũng được): mỗi thể thơ sẽ cho cơ cấu, giai điệu và nhịp điệu riêng.
    - Văn vần: như văn xuôi, nhưng một số từ vần với nhau theo môt trật tự xếp đặt nào đó.
    Ví dụ: bản văn của bài LÒNG MẸ do nhạc sĩ Y Vân sáng tác.

    Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
    Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.
    Lời ru man mác như đồng lúa chiều rì rào.
    Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.

    Chú ý: không dùng văn xuôi, vì văn xuôi nghe rời rác và khô khan.
    Cũng không dùng văn nói, vì văn nói khi phổ nhạc vào sẽ nghe thô.
    Nói chung, văn càng mượt mà, mềm mại, chất chứa nhiều tĩnh từ, hay trạng từ tượng hình nghe càng ngọt ngào, tha thiết và thi vị. Văn càng gãy gọn, đanh thép, chắc nịch, hàm chứa nhiều ý tưởng triết lý, nghe càng khô khan, cứng cỏi, thô thiển hay đôi lúc trở nên khôi hài.
    46. BẢN VĂN CHO CA KHÚC phải có giá trị văn chương, nghĩa là từ nội dung cho đến văn phong phải đạt độ thẩm mỹ nhất định.
    47. BẢN VĂN CHO CA KHÚC dài ngắn ra sao, kích thước ca khúc cũng dài ngắn như vậy. Do đó khi chọn bản văn của người khác, hay tự mình sáng tác bản văn, phải có chủ ý.
    48. BẢN VĂN CHO CA KHÚC có thể do chính nghệ sĩ sáng tác, hoặc có thể mượn của ai đó.
    Ví dụ: bài ĐÊM ĐÔNG, nhạc của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, lời của Kim Minh.

    hình 16

    49. BẢN VĂN CHO CA KHÚC phải bảo đảm rằng vẫn còn nguyên vẹn sau khi dệt nhạc xong, nghĩa là không thêm bớt, thay đổi, sửa chữa... nếu đó là bản văn mượn của người khác.
    50. BẢN VĂN CHO CA KHÚC có giá trị, tự nó đã chứa sẵn giai điệu và nhịp điệu bên trong, cho nên bản văn càng có giá trị văn chương, ca khúc hát lên sẽ càng hay.
    51. Bạn phải luyện khả năng tự viết bản văn cho ca khúc của mình: thơ (nếu có khiếu) hay văn vần (nếu không có khiếu làm thơ). Vì bản văn do chính mình soạn ra, khi phổ nhạc lỡ gặp trở ngại, có thể sửa chữa lời văn khác đi chút ít mà không cần phải mất công xin phép tác giả nào khác.

    Bài tập 9
    1. Hãy làm một bài thơ để phổ nhạc thành ca khúc
    2. Hãy làm một bài văn vần để phổ nhạc thành ca khúc
    3. Hãy tìm một bài thơ và một bài văn vần của tác giả khác để phổ nhạc thành ca khúc.
     
    MS00299 and teacher.anh like this.
  10. notrinos

    notrinos Lớp 5

    PHẦN II
    SÁNG TÁC NHẠC ĐỀ

    Bài 10: Sáng tác nhạc đề
    Bài 11: Triển khai nhạc đề bằng kỹ thuật phỏng diễn.
    Bài 12: Triển khai nhạc đề bằng kỹ thuật chuyển tiến
    Bài 13: Triển khai nhạc đề bằng kỹ thuật đảo lộn.
    Bài 14: Triển khai nhạc đề bằng kỹ thuật đổi thang âm.
    Bài 15: Triển khai nhạc đề bằng kỹ thuật biến cải.
     
    MS00299 and teacher.anh like this.
  11. notrinos

    notrinos Lớp 5

    BÀI 10
    SÁNG TÁC NHẠC ĐỀ

    52. Tương quan giữa vế xướng và vế đáp trong nhạc đề.
    A. Xướng xong, dùng ngay vế xướng để đáp.
    Ví dụ:
    X. Trên trời có mấy vì sao?
    Đ. Trên trời có bảy vì sao.
    Ví dụ: bài GIẢI PHÓNG QUÂN CỦA nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu,.

    IMAGE

    B. Không lấy xướng để đáp.
    Ví dụ:
    X. Trên trời có mấy vì sao?
    Đ. Ba sao nhấp nháy, bốn sao ẩn mình.
    Ví dụ: bài SCARBOROUGHT FAIR

    IMAGE

    53. Có 3 loại quy trình sáng tác nhạc đề như sau:
    A. Chưa có gì trong đầu:

    • Tìm đề tài. Ví dụ: Nắng sớm.
    • Tìm cảm xúc. Ví dụ: tiếp xúc trực tiếp một buổi nắng sáng, hay tìm trong ký ức về nắng buổi sáng để tìm cảm xúc về nắng sớm ra sao.
    • Sáng tác lời văn. Sáng tác thơ hay văn vần tả cảm xúc của mình đối với nắng sớm. Thử nêu một dẫn chứng tạm:
    "Nắng sớm mới vừa lên,
    lung linh trong khe lá.
    ta uống lấy bình yên,
    rợp trời xanh là lạ".
    Chia câu văn đầu tiên thành hai vế. Ví dụ: "Nắng sớm vừa lên, lung linh trong khe lá.
    • Phổ nhạc thành vế X và vế Đ.
    Ví dụ: lấy vế xướng làm vế đáp.

    IMAGE

    B. Đã có lời trong đầu:
    • Chia lời văn làm hai vế.
    • Phổ nhạc thành vế X và vế Đ
    Ví dụ: một câu ca dao quen thuộc..

    IMAGE

    C. Đã có sẵn bản văn mượn của người khác:
    • Lấy câu văn đầu tiên chia thành 2 vế.
    • Phổ nhạc thành vế X và vế Đ.
    Ví dụ: bài thơ HỔ NHỚ RỪNG của thi sĩ Thế Lữ.

    IMAGE

    Bài tập 10
    1. Bạn hãy làm 2 nhạc đề, một nhạc đề theo kiểu lấy vế xướng để đáp, một nhạc đề theo kiểu không lấy xướng để đáp.
    2. Bạn hãy làm một nhạc đề theo kiểu A.
    3. Bạn hãy làm một nhạc đề theo kiểu B.
    4. Bạn hãy làm một nhạc đề theo kiểu C.
    Tất cả phải dựa trên cảm xúc có thật.
     
    MS00299 and teacher.anh like this.
  12. notrinos

    notrinos Lớp 5

    BÀI 11
    TRIỂN KHAI NHẠC ĐỀ BẰNG KỸ THUẬT PHỎNG DIỄN

    54. PHỎNG DIỄN: là lặp lại nhạc đề lần nữa nhưng ở một bình diện khác: cao hơn, hay thấp hơn.
    Ví dụ: bài GIẢI PHÓNG MIỀN NAM của nhạc sĩ Huỳnh Minh Siêng.

    IMAGE

    Bài GIÃ TỪ DĨ VÃNG của nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung.

    IMAGE

    55. Công dụng của PHỎNG DIỄN:
    - Làm cho nhạc đề dài ra hơn.
    - Làm cho nhạc đề vừa dài ra vừa có tính thuần nhất (giống nhau vì lặp lại) và thay đổi (ở độ cao hơn hay thấp hơn, nên nghe có chút gì đó mới lạ).
    - Đánh nổi nhạc đề, và tạo ấn tượng
    56. Có 2 loại PHỎNG DIỄN:

    • Phỏng diễn nghiêm khắc.
    Ví dụ: bài LE COQ EST MORT nhạc thiếu nhi Pháp

    IMAGE

    • Phỏng diễn lơi lỏng.
    Ví dụ: bài TẠM BIỆT CHIM ÉN của nhạc sĩ Trần Tiến.

    IMAGE


    57. Nhạc đề đầu tiên là nhạc đề chính, những nhạc đề phỏng diễn được xem là những nhạc đề phụ.
    58. Phỏng diễn có thể lúc ở bè này, khi ở bè khác trong những bài 2, 3, 4 bè.

    IMAGE

    59. Muốn phỏng diễn bao nhiêu lần cũng được.
    60. Muốn phỏng diễn cao hơn nhạc đề chính, hay thấp hơn nhạc đề chính, và cao bao nhiêu, thấp bao nhiêu... đều tuỳ ý nghệ sĩ thấy cần.
    61.Lời văn trong những nhạc đề phỏng diễn có khi giống hoặc thường không giống lời văn trong nhạc đề chính.
    62. Phỏng diễn ngay sau nhạc đề chính hay sau đó một vài ý nhạc cũng được.
    Ví dụ: xem lại bài TẠM BIỆT CHIM ÉN của nhạc sĩ Trần Tiến trong ví dụ số 55. Hay các ví dụ sau:
    Bài THE LONGEST DAY


    IMAGE

    Bài THE SOUND OF SILENCE

    IMAGE

    Bài tập 11
    1. Bạn hãy làm 10 nhạc đề đậm đà cảm xúc, rồi phỏng diễn nghiêm khắc 3 lần cho mỗi nhạc đề.
    2. Bạn hãy làm 10 nhạc đề đậm đà cảm xúc, rồi phỏng diễn lơi lỏng 3 lần cho mỗi nhạc đề.
     
    MS00299 and teacher.anh like this.
  13. notrinos

    notrinos Lớp 5

    BÀI 12
    TRIỂN KHAI NHẠC ĐỀ BẰNG KỸ THUẬT CHUYỂN TIẾN


    63. CHUYỂN TIẾN: là
    a/ Lặp lại trọn nhạc đề chính, hay chỉ lặp lại một vế của nhạc đề chính.
    b/ Vừa lặp lại vừa chuyển dần lên liền bậc 2 lần, hay chuyển dần xuống liền bậc 2 lần.
    c/ Tổng cộng lặp lại tối đa chỉ 3 lần.

    Ví dụ: bài HÃY YÊU NHƯ CHƯA YÊU LẦN NÀO của nhạc sĩ Lê Hựu Hà

    IMAGE

    64. Công dụng của CHUYỂN TIẾN:
    - Làm cho nhạc đề dài ra hơn.
    - Làm cho nhạc đề vừa dài ra, vừa có tính thuần nhất (lặp lại), và tính thay đổi (thay đổi bình diện cao thấp).
    - Tô đậm nội dung hay ý nghĩa hoặc cảm xúc của nhạc đề tối đa, gây sự chú ý.
    65. Chuyển tiến buộc lặp lại nhạc đề cách nghiêm khắc chứ không được lơi lỏng. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp lơi lỏng.
    Ví dụ: bài VÀO HẠ của nhạc sĩ Lê Hựu Hà

    IMAGE

    66. Sau nhạc đề chính, nếu muốn thì phải chuyển tiến lập tức mà không được trì hoãn.
    67. Chuyển tiến phải ở một bè, không được bè này một lần bè kia một lần...
    68. Chuyển tiến trong một ca khúc thường phải có 2 vụ, một vụ lên, và sau một lúc thì phải có một vụ xuống, hay ngược lại. Tuy vậy, nhạc trẻ hôm nay tỏ ra không lưu ý giữ quy tắc này.
    69. Gặp vụ chuyển tiến lên, người diễn tấu phải diễn nhạc sắc Crescendo (lớn dần), gặp vụ chuyển tiến xuống, người diễn tấu phải diễn bằng nhạc sắc Decrescendo (nhỏ dần).
    70. Nên dùng một "cái gì" ngắn để chuyển tiến, ví dụ một nhạc đề thật ngắn, một vế nhạc ngắn (trường hợp nhạc đề đã khá dài), hoặc một nhạc tố (vài ba dấu nhạc của vế nhạc, nếu trường hợp nhạc đề lẫn vế nhạc khá dài, không thể lấy làm chuyển tiến được). Nếu dùng một câu nhạc đề dài để chuyển tiến, không tạo được nhiều hiệu quả.

    Bài tập 12
    1. Bạn hãy làm 10 nhạc đề có cảm xúc, rồi chuyển tiến 2 vụ (vụ lên và vụ xuống) cho mỗi nhạc đề.
     
    MS00299 and teacher.anh like this.
  14. notrinos

    notrinos Lớp 5

    BÀI 13
    TRIỂN KHAI NHẠC ĐỀ BẰNG KỸ THUẬT ĐẢO LỘN


    71. ĐẢO LỘN: là lộn ngược nhạc đề bằng một trong 2 cách sau:
    - Đảo lộn nhạc đề: tức lộn ngược nguyên cả một nhạc đề sao cho đầu thành đuôiđuôi thành đầu.
    - Đảo lộn quãng: tức lộn ngược từng quãng trong nhạc đề, ví dụ nhạc đề có quãng 3 lên thì nhạc đề đảo lộn sẽ lộn thành quãng 3 xuống...
    a/ Có thể bắt đầu bằng dấu nhạc của nhạc đề;
    b/ Hay bắt đầu bằng một dấu nhạc nào khác cũng được.

    Ví dụ: bài MÌNH VỚI TA, của nhạc sĩ Bảo Châu, đảo lộn nhạc đề

    IMAGE

    Ví dụ: bài CÒN NHIỀU ĐIỀU MUỐN NÓI của nhạc sĩ Ngọc Kôn, đảo lộn quãng kiểu a/

    IMAGE

    Ví dụ: bài NGƯỜI ĐÃ ĐI QUA của nhạc sĩ Bảo Châu, đảo lộn quãng kiểu b/

    IMAGE

    72. CÔNG DỤNG CỦA ĐẢO LỘN NHẠC ĐỀ:
    - Làm cho nhạc đề dài thêm.
    - Vừa làm cho nhạc đề dài hơn vừa có tính thuần nhất (lấy nhạc đề hay quãng trong nhạc đề mà lộn ngược) và có tính thay đổi (nghe giống như một ý nhạc mới).
    - Nhạc đề phụ (lộn ngược này) thường dùng cho nội dung tương phản, đối nghịch lại với nội dung nhạc đề chính.
    Ví dụ: câu văn "tuy xa mà gần" và "tuy gần mà xa".

    IMAGE

    73. Có thể đảo lộn ngay hay một thời gian sau mới đảo lộn cũng được.
    Ví dụ: bài DẤU VẾT THỜI GIAN của nhạc sĩ Bảo Châu.

    IMAGE

    Bài tập 13
    1. Bạn hãy làm 10 nhạc đề có cảm xúc, rồi đảo lộn cả nhạc đề (kiểu 1) cho mỗi nhạc đề.
    2. Bạn hãy làm 10 nhạc đề bắt nguồn từ cảm xúc, rồi đảo lộn quãng (kiểu 2a, hay 2b cũng được) cho mỗi nhạc đề.
     
    MS00299 and teacher.anh like this.
  15. notrinos

    notrinos Lớp 5

    BÀI 14
    TRIỂN KHAI NHẠC ĐỀ BẰNG KỸ THUẬT ĐỔI THANG ÂM


    74. ĐỔI THANG ÂM: là chuyển toàn bộ nhạc đề sang thang âm khác.
    75. ĐỔI SANG THANG ÂM NÀO?
    a/ Đổi sang một trong năm thang âm "em họ" gần.
    Ví dụ: nhạc đề đang ở thang âm C, có 5 thang âm em họ gần sau đây:
    - Am (là em liên đới vì cùng khoá biểu trắng).
    - G & Em (là em kế cận vì hoá biểu 1 dấu thăng, trên hoá biểu thang âm C một dấu hoá).
    - F & Dm (là em kế cận vì hoá biểu 1 dấu giáng, dưới hoá biểu thang âm C một dấu hoá).
    b/ Đổi sang thang âm "em đối thể". Mỗi thang âm có một thang âm "em đối thể".
    Ví dụ: thang âm C, có Cm là em đối thể, AmA là em đối thể.
    Tóm tắt, thang âm C có 5 em họ gần: Am, G, Em, F, Dm, 1 họ xa: Cm.
    Theo đó, thang âm Am có 5 em họ gần: C, G, Em, F, Dm, 1 em họ xa: A
    Ví dụ bài QUỐC TẾ CA của nhạc sĩ Pierre Degeyter.


    IMAGE

    76. CÔNG DỤNG CỦA ĐỔI THANG ÂM
    - Làm cho nhạc đề dài hơn.
    - Làm cho nhạc đề vừa dài vừa có tính thuần nhất (lặp lại nhạc đề nhưng ở bình diện khác), và có tính thay đổi (tạo màu sắc mới).
    - Đánh nổi nhạc đề, và làm cho nhạc đề trở nên phong phú đa dạng.
    77. Có thể đổi nhạc đề ngay, hay sau một thời gian mới đổi.
    Ví dụ: bài RU TA NGẬM NGÙI của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đổi thang âm sau một thời gian dài.

    IMAGE

    78. Đổi nhạc đề khác phỏng diễn ở chỗ:
    - ĐỔI THANG ÂM phải ghi hoá biểu mới của thang âm đang nhắm tới.
    - PHỎNG DIỄN thì không thay đổi hoá biểu, mà chỉ giữ hoá biểu của thang âm mà nhạc đề chính đang ở.
    Tuy nhiên, có một số trường hợp đúng là ĐỔI THANG ÂM, nhưng vì nhạc đề không chứa chấp những dấu nhạc đặc biệt của thang âm (tức dấu hoá) khiến nghe vừa có vẻ là đổi thang âm "em họ gần", vừa có vẻ phỏng diễn. Lúc đó phải lấy hoà âm mà xét; nếu dùng hoà âm vẫn chưa ngã ngũ, người ta được phép tuỳ hoàn cảnh mà lựa chọn cho đó là ĐỔI THANG ÂM hay đó là PHỎNG DIỄN.
    Ví dụ: bài SARABANDE của nhạc sĩ G.F Haendel (1685 - 1759).

    IMAGE

    Bài tập 14
    1. Bạn hãy làm 10 nhạc đề có cảm xúc, rồi đổi lần lượt sang 5 thang âm em họ gần, và 1 thang âm em họ xa cho mỗi nhạc đề.
     
    MS00299 thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này