Bản thảo Voynich

Thảo luận trong 'Thể loại khác' bắt đầu bởi Despot, 2/10/13.

Moderators: virgor
  1. Despot

    Despot Lớp 11

    Cuốn sách khổ 14,6 cm x 21,6 cm, gồm 232 trang giấy da cừu. Nét chữ đều chằn chặn, không tẩy xóa, kể cả các hình minh họa. Hẳn người viết đã cân nhắc rất kỹ trước khi đặt bút. Có điều, đó là một kiểu chữ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, còn những hình vẽ thực vật và động vật lại không hề giống với những gì chúng ta thấy trên mặt đất.

    Nguồn gốc của cuốn sách cũng không rõ ràng. Một tài liệu lịch sử viết năm 1666 cho hay, nó được Hoàng đế Rudolf II (1552-1612) của Đức mua với giá cao khủng khiếp: 600 thùng vàng. Vị vua này đoán rằng cuốn sách bí hiểm được nhà bác học và tiên tri Roger Bacon (1220-1292) viết ra, và trong đó hẳn chứa những kiến thức kỳ lạ, những lời sấm về tương lai.

    Cuốn sách được viết bằng bút lông với nét chữ đều đặn, chính xác và sạch sẽ kỳ lạ. Ký tự thoáng nhìn như chữ latinh, nhưng kỳ thực đó là một kiểu chữ chưa từng có trong lịch sử chữ viết nhân loại. Một số hình vẽ trông giống người và cây cỏ, nhưng lại không phải vậy.

    Cuốn sách nổi tiếng này hiện được giữ như một báu vật tại Đại học Yale (Mỹ). Nó còn có tên là "Bản cảo Voynich" . Các nhà nghiên cứu ký tự cổ hàng đầu thế giới đã vắt óc để tìm ra những "điểm yếu" của văn bản. Điểm yếu ở đây được hiểu là các đoạn chữ mà những ký tự xuất hiện có quy luật. Trong kỹ thuật giải mã chữ, những điểm yếu này là chìa khóa để mở bí mật của một ngôn ngữ. Cũng bằng cách này, nhà ngôn ngữ học Mỹ Herbert Yardley đã giải được nhiều đoạn mã trong các công hàm ngoại giao mật của Nhật Bản, dù ông không giỏi tiếng Nhật. Tuy nhiên lần này, Yardley không tìm ra được những tín hiệu lặp lại thường thấy ở một ngôn ngữ trong Bản cảo Voynich. Theo Yardley, cái được viết trong bản cảo này có thể không phải ngôn ngữ mà chúng ta biết, hoặc nó đã được mã hóa nhiều lần một cách tài tình đến nỗi không thể lần ra được nữa.

    Sự việc không dừng lại ở đó. Ở trang cuối của cuốn sách, có một đoạn được viết bởi chữ của một người khác, có lẽ là một lời nhận xét. Nét chữ mờ mịt, rối rắm, hầu như không thể đọc được. Nhưng sau nhiều năm mày mò, Giáo sư William R. Newbold, Đại học California (Mỹ), tin rằng trong đó có một đoạn tiếng latinh: A mihi dabas multas portas. Newbold khẳng định, nội dung cuốn sách đã được mã hóa nhiều lần. Có thể tác giả đã ghép hai hoặc ba chữ cái latinh thành một chữ cái theo cách nào đó. Tuy nhiên, ông cũng chỉ dừng lại ở đây mà không thể giải thêm được gì nữa.

    Gần đây nhất, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng tại Đại học Yale, Giáo sư Brumbaugh, cho rằng Bản cảo Voynich được viết bằng một bảng mã gồm 26 ký tự. Con số này trùng lặp với số chữ cái latinh ( liệu đây có phải là một sự ngẫu nhiên?). Có điều, mọi giải pháp latinh hóa những ký tự này, rồi thay vào các dòng chữ viết tay trong bản cảo, đều tạo ra các đoạn chạy không theo quy luật, và có vẻ không mang một ý nghĩa gì. Brumbaugh cho rằng, có lẽ nội dung cuốn sách đã được mã hóa theo hệ ngôn ngữ khác latinh. Đến nay, Bản cảo Voynich vẫn còn là một bí ẩn.

    Link download: Bản pdf - 53,61 MB
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Người viết bài: minhtuspi
    Nguồn: TVE
     
    htahta, gameaccBook and Fish like this.
  2. pdtn.2809

    pdtn.2809 Mầm non

    link down pdf die rồi có ai còn k ạ
     
  3. htahta

    htahta Lớp 7

    hermerry and thanhviet170906 like this.
Moderators: virgor

Chia sẻ trang này