Ca trù và Thơ Dương Khuê

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi DeanN, 28/12/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. DeanN

    DeanN Mầm non

    Dương Khuê 楊奎 (1839-1902) hiệu Vân Trì, nhà thơ Việt Nam, quê ở làng Vân Đình huyện Sơn Minh phủ Ứng Hoà tỉnh Hà Đông, nay thuộc thị trấn Vân Đình huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây. Dương Khuê đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Thượng thư, sáng tác nhiều bài thơ chữ Nôm làm lời cho các bài hát ca trù nổi tiếng.

    Dương Khuê thi Hội đỗ cử nhân năm 1864, cùng khoa này Nguyễn Khuyến đỗ Hội nguyên. Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ. Sau khi đỗ Tiến sĩ, Dương Khuê được bổ làm tri phủ Bình Giang (Hải Dương), rồi được thăng làm Bố chánh. Nhưng vì dâng sớ lên can vua Tự Đức: không nên nhượng bộ Pháp nữa, nên ông bị điều đi làm Chánh sứ sơn phòng lo việc khai hoang. Sau đó ông lại được cử giữ chức Án sát Hải Phòng, rồi Tổng đốc Nam Định - Ninh Bình, cuối cùng làm Thượng thư cho đến khi xin cáo quan về hưu.

    Trong sự nghiệp sáng tác thơ của ông, nổi tiếng là bài Hồng hồng, Tuyết tuyết, đây là bài thơ phổ cập cho những người bắt đầu hát ca trù. Hai anh em Dương Khuê, Dương Lâm, cùng với các tài tử văn nhân như: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Vũ Phạm Hàm,... góp phần làm nghệ thuật ca trù trở nên nổi tiếng. Khi ông mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ nổi tiếng nhan đề "Khóc bạn" để viếng ông. (trong đó mở đầu bằng câu: "Bác Dương thôi đã thôi rồi").
    Tác phẩm của ông để lại có Vân Trì thi thảo (Bản thảo thơ Vân Trì); và một số bài ca trù, bài văn, câu đối, trướng...


     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
    trasuachieumua, Fish and chis like this.
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này