Biên khảo Các bài nghiên cứu của Nguyễn Duy Chính

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Foli, 2/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: BÙI VIỆN VÀ CUỘC CẢI CÁCH HẢI QUÂN
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Thế kỷ thứ 19 là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại. Những quốc gia có những nhà lãnh đạo thức thời nhìn ra được xu hướng thời đại đã đưa dân tộc đến chỗ vinh quang. Ngược lại nhiều nước vì không nhìn ra cái mấu chốt của cải cách đã lỡ những dịp may và chuốc lấy cái thảm họa bị nước ngoài cai trị. Việt Nam ta ở vào trường hợp thứ hai mặc dầu không hiếm những sĩ phu thiết tha với tiền đồ của dân tộc, hoặc dâng sớ xin cải tổ, hoặc soạn thảo điều trần. Một trong những người đó là Mạnh Dực Bùi Viện, và ông đã tiến thêm một bước là đưa ra chương trình tổ chức việc hải phòng nhưng tiếc thay công việc chưa đi đến đâu thì ông mất.

    Code: Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  2. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách : CUỘC KHỞI NGHĨA LẬT ĐỔ TRIỀU NGUYÊN
    Tác giả : Nguyễn Duy Chính
    Thể loại : Tùy búy - Biên khảo

    Nguồn : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Have funs ! :smile:

    Code: Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]

    santseiya
     
  3. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách : VÓ NGỰA VÀ CÁNH CUNG
    Tác giả : Nguyễn Duy Chính
    Thể loại : Tùy búy - Biên khảo

    Nguồn : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Have funs ! :smile:
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 21/12/16
  4. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: VỤ ÁN MINH SỬ
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Mục Lục

    LỊCH SỬ
    -----Vụ Thuế Giang Nam
    -----Minh Sử
    --------Nguyên nhân của vụ án Minh Sử
    -----------a/ Nguyên nhân thực tế
    -----------b/ Nguyên nhân tâm lý
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Người đăng: santseiya (TVE)
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 21/12/16
    123phat, sky_tiger, AnhkSun and 2 others like this.
  5. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách : KIẾM NHẬT
    Tác giả : Nguyễn Duy Chính
    Thể loại : Biên khảo

    Nguồn : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Have funs ! [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 21/12/16
  6. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: BÃO KIẾN HAY BÃO TẤT?
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Mục Lục

    LỜI MỞ ĐẦU
    Thế bão tất là gì?
    I/ VUA QUANG TRUNG CẦU PHONG
    a/ Thời kỳ căng thẳng
    b/ Thời kỳ hoà hoãn
    c/ Chính thức cầu phong
    II/ PHÁI BỘ NGUYỄN QUANG HIỂN
    III/ LỄ PHONG VƯƠNG CHO VUA QUANG TRUNG
    IV/ BÁT TUẦN VẠN THỌ TIẾT VUA CAO TÔNG VÀ PHÁI ĐOÀN ĐẠI VIỆT
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 21/12/16
    123phat, sky_tiger, AnhkSun and 4 others like this.
  7. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: CHIẾN LƯỢC MẶT BIỂN CỦA TRUNG QUỐC VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trong vài thập niên gần đây, biển Đông (tức biển Nam Trung Hoa hay biển Đông Nam Á tùy theo từng tác giả) đã trở nên một vấn đề quan trọng trong chính sách của các quốc gia Đông Á. Tranh chấp quyền sở hữu và khai thác khu vực này đã là một quan tâm hàng đầu của nhiều chính quyền. Nghiên cứu về vai trò kinh tế, quá trình lịch sử của nó đã được nhiều học giả trình bày cặn kẽ, cụ thể là hai cuốn "Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa" của nhóm nghiên cứu sử địa miền Nam Việt Nam trước năm 1975 (được nhà xuất bản Văn Nghệ-Khai Trí tái bản tại hải ngoại năm 1992) và "Địa Lý biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa" của Vũ Hữu San (do Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn toàn Lãnh Thổ Việt Nam ấn hành năm 1995). Nhiều học giả nước ngoài cũng có những công trình hoặc nghiên cứu riêng về vùng biển, hoặc đặt chung trong nghiên cứu khu vực, chẳng hạn như Steven J. Hood (Dragons Entangled, Indochina and the China-Vietnam War, M.E. Sharpe Inc. 1992), Peter Kien-hong Yu (A Study of The Pratas, Macclesfield Bank, Paracels, and Spratlys in the South China Sea, Taipei 1988) Phù Tuấn (Nam Hải Tứ Sa quần đảo, Thế Kỷ thư cục Đài Bắc 1981)... Ngoài ra còn vô số những bài viết trên báo chí, tập san Việt, Mỹ, Pháp, Hoa... về biển Đông. Có những tài liệu hết sức xác đáng nhưng cũng có nhiều tài liệu không chân thực, điển hình là những tài liệu do Hoa lục hay Hongkong phổ biến... Tuy nhiên, khi nghiên cứu về vấn đề biển Đông, chúng ta không thể bỏ qua những lập luận từ nhiều góc cạnh khác, nhất là đó là những lập luận mà nhà nước Trung Hoa sử dụng trên bàn cờ chính trị quốc tế.

    Những vấn đề liên quan trực tiếp đến biển Đông đã được nhiều người đề cập đến. Vì thế chúng tôi chỉ viết rất sơ lược và dành những chi tiết cụ thể đó cho những công trình nghiên cứu sâu rộng hơn, qui mô hơn. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ trình bày khu vực biển Đông để gợi ý cho độc giả về tầm quan trọng của nó đối với toàn vùng Đông Nam Á, nhất là đối với trật tự mới của vùng Thái Bình Dương trong thế kỷ sắp tới. Vai trò chiến lược và an ninh ngày càng đậm nét hơn vai trò kinh tế nhất là đối với Việt Nam chúng ta.


    Mục Lục

    Lời nói đầu:
    DẪN NHẬP
    CHIẾN LƯỢC MẶT BIỂN CỦA TRUNG HOA

    A/ TRỊNH HÒA VÀ BẢY LẦN VIỄN DU
    B/ TRỊNH THÀNH CÔNG VÀ ĐẢO ĐÀI LOAN
    C/ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP CỦA ĐÀI LOAN
    CHIẾN LƯỢC HIỆN ĐẠI CỦA TRUNG HOA
    A/ SỰ CHUYỂN HƯỚNG CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN
    B/ HIỆN TRẠNG CỦA HỒNG QUÂN TRUNG QUỐC
    C/ CHIẾN LƯỢC MẶT BIỂN CỦA TRUNG QUỐC HIỆN ĐẠI
    D/ HẢI QUÂN TRUNG CỘNG TẠI BIỂN ĐÔNG
    SỰ QUÂN BÌNH CHIẾN LƯỢC CỦA Á CHÂU
    A/ TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG VÙNG ĐÔNG BẮC Á CHÂU
    B/ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
    C/ VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 21/12/16
    123phat, sky_tiger, lehoa and 5 others like this.
  8. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: CỜ VÂY
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Có thể nói gần như người Việt chúng ta ai ai cũng biết ít nhiều về cờ tướng nhưng lại không mấy ai chơi cờ vây. Môn cờ tướng cũng là một sinh hoạt thường nhật của người mình nên văn chương thơ phú đề cập đến rất nhiều chẳng hạn như bài Đánh Cờ của Hồ Xuân Hương, một áng văn chương tuyệt tác, vừa linh động, vừa dí dỏm. Trong Lều Chõng, Ngô Tất Tố miêu tả hai nhà nho đánh cờ để tiêu khiển mùa hè còn Nguyễn Tuân trong Vang Bóng Một Thời thì nhắc đến một thầy địa lý và một thanh niên vừa đi cáng vừa đánh cờ bằng miệng. Một truyện ngắn khác của Khái Hưng, Tương Tri, kể một ông lão vượt một quãng đường xa đến đánh cờ với một ông cụ khác, thoạt đến thoạt đi như một ông tiên. Thế nhưng trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, mỗi khi nói đến chơi cờ - môn được liệt vào một trong bốn thú vui tao nhã cầm kỳ thư họa - thì môn cờ là nói về cờ vây chứ không phải cờ tướng.

    Cờ vây tiếng Anh gọi là Go Game là một môn giải trí đã có rất lâu ở phương Đông mặc dù chỉ mới phổ thông ở phương Tây chừng một trăm năm nay, sau khi người Âu Châu có những tiếp cận với Á châu qua thương mại và chiếm lĩnh thuộc địa. Ngay từ lúc đầu cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp lý luận (rationalization).

    Một kỳ thủ là ông Emanuel Lasker đã nói:

    - Cờ vua chỉ hạn chế trong nhân loại sống trên quả đất trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu trên một hành tinh nào mà có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây.

    Người viết cũng như đa số độc giả kiếm hiệp không biết môn cờ vây như thế nào. Thiên khảo luận này cũng như nhiều bài khác cũng chỉ là những góp nhặt từ sách vở để thỏa mãn sự tò mò và giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ rệt hơn về những chi tiết nơi tiểu thuyết.


    Mục Lục

    LỊCH SỬ
    VI KỲ PHÁT TRIỂN RA SAO?
    TRIẾT LÝ VÀ GIAI THOẠI VỀ CỜ VÂY
    CỜ VÂY VỚI KIM DUNG
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 21/12/16
    123phat, sky_tiger, AnhkSun and 6 others like this.
  9. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: CUỘC HÀNH TRÌNH TỪ PHÁP ĐẾN VIỆT NAM
    Nguyên tác: VOYAGE FROM FRANCE TO COCHIN-CHINA IN THE SHIP HENRY, CAPTAIN REY, OF BORDEAUX, IN THE YEARS 1819 AND 1820
    Tác giả: Khuyết danh
    Dịch giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Bút ký - Tự thuật

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đây là một bản tự thuật của một nhà buôn đi tàu từ Pháp sang nước ta vào cuối đời Gia Long. Mặc dầu nhiều dữ kiện về nước ta thời ấy thiếu chính xác - vì tác giả chỉ ghi lại những tường thuật của dân chúng và một số quan lại, nhất là từ những người Pháp làm quan trong triều - nhưng cũng có những điều giúp chúng ta mường tượng được tình hình hai trăm năm trước một cách sống động.

    Vào thời điểm đó, tuy cuộc nội chiến giữa các phe phái đã chấm dứt nhưng một số dư hưởng vẫn còn. Vua Gia Long trưởng thành trong binh đao, khói lửa, cũng là vì vua sáng nghiệp có nhiều cơ hội tiếp xúc với bên ngoài nên ý thức được sự thua kém kỹ thuật so với các nước Tây phương, đã cố gắng ứng dụng những học hỏi trước là chiếm ưu thế trong cuộc tranh bá đồ vương, sau là để canh tân đất nước. Mức độ khôi phục về kinh tế và phát triển chính trị trong những năm đầu tiên của triều Nguyễn đã đưa Việt Nam lên một vị trí khá quan trọng trong vùng Đông Nam Á, một vị trí mà trước đây vì tình trạng qua phân, nội chiến nên nước ta chưa thể vươn tới được. Tuy nhiên sau khi ông qua đời, những vị vua kế tiếp đã không còn kế thừa được nhãn quan rộng rãi của vua Thế Tổ để bắt kịp với đà tiến bộ của thế giới.
    ...
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 21/12/16
  10. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: BẢO KIẾM
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Have funs! [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 21/12/16
    123phat, sky_tiger and minhp like this.
  11. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: BÚT, NGHIÊN, GIẤY, MỰC
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Thời thượng cổ, người Trung Hoa ghi lại những điều cần nhớ bằng cách thắt nút dây (kết thằng) hay vạch trên gỗ. Khoảng bốn nghìn năm trước, họ bắt đầu dùng vạch để tượng trưng cho một số những gì mắt thấy tai nghe. Phương pháp dùng hình vẽ diễn tả đời sống được gọi là phép tượng hình (pictograph) và dần dần được phát triển để thành chữ viết.

    Theo những nhà nghiên cứu thì văn tự Trung Hoa không phải là phép tượng hình lâu đời nhất của nhân loại. Nhiều dân tộc khác, chẳng hạn như Ai Cập cũng dùng hình vẽ để mô tả sự việc trước người Trung Hoa cả mấy trăm năm. Thế nhưng chữ Tàu là thứ chữ tượng hình gần như duy nhất còn tồn tại và sử dụng đến ngày nay. Và quan trọng hơn hết, chữ viết của họ lại chuyên chở một phần lớn sinh hoạt, vũ trụ quan cũng như nhân sinh quan của họ. Phép viết chữ, phép hội họa, nội dung và ý nghĩa toàn cục kết thành một khối không thể tách rời, luôn luôn là một biểu tượng chính xác cho tác giả của nó.

    Người Trung Hoa gọi bút, giấy, mực, nghiên là văn phòng tứ bảo nghĩa là bốn món đồ quí của chốn làm văn, trung gian chuyên chở ngôn ngữ, ý nghĩa và nghệ thuật. Người Tàu đã chế tạo tạo được giấy từ hai nghìn năm và đến thế kỷ thứ 16, khi ngành in đã tương đối phát triển thì sách vở của họ tính ra tổng số nhiều hơn toàn thế giới gom lại. Khi Âu Châu vẫn còn chưa có một hệ thống văn tự thì cung đình nước Tàu đã có được một tàng thư các chứa đến 50,000 quyển sách. Từ thế kỷ thứ 6, người Trung Hoa đã có một hệ thống giáo dục và thi cử để tuyển dụng nhân tài thay thế cho hình thức đề bạt, tiến cử.



    Mục Lục

    BÚT
    NGHIÊN
    GIẤY
    MỰC
    PHỤ THUỘC
    KẾT LUẬN
    SÁCH THAM KHẢO

    Code: Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  12. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: ĐÔNG Y
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Cho đến gần đây, ở các nước Âu Mỹ người ta vẫn nghĩ rằng chỉ có Tây y là có căn bản khoa học và có giá trị, những phương pháp chữa trị khác đều bị hạn chế, không đáng tin cậy. Thế nhưng những khủng hoảng về y tế mới đây, cả trên việc chữa chạy một số bệnh trầm kha lẫn phí tổn điều trị đã khiến cho người ta phải xét lại nhiều quan điểm, trong đó có cả việc chấp nhận một số phương pháp luân chuyển (alternative medicine) để phụ với y thuật qui ước (conventional medicine). Tuy nhiên, bên cạnh những phương pháp chữa bệnh tương đối thô sơ và một số hình thức ngoại khoa mà hiệu quả còn đang trong vòng nghiên cứu của nhiều bộ môn dân gian, những y gia Âu Mỹ đang tìm hiểu và đánh giá lại y học Trung Hoa, vì đây không phải chỉ giản dị là một ngành thảo dược y (herbal medicine), dùng một số cây cỏ trong thiên nhiên để chữa bệnh thuần túy do kinh nghiệm cổ truyền như người ta thường thấy trong một số bộ lạc thiểu số.

    Y học Trung Hoa có một quá trình lâu dài, có cơ sở lý luận và có cách thức điều trị, bao gồm cả phương (toa thuốc) lẫn pháp (cách lý luận). Nhiều đặc điểm và quan niệm y khoa của Trung Hoa được xem là rất tiến bộ, về cả phép chữa lẫn cách bào chế thuốc. Đông y cho rằng trị bệnh phải trị từ lúc bệnh chưa phát, mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ có những nét đặc thù và vì thế thuốc men liều lượng phải gia giảm tùy từng người, tùy từng lúc, và đối với mỗi con bệnh, người thầy thuốc phải đưa ra một chiến lược khác nhau, uyển chuyển linh động, lúc tiến lúc thoái, khi kinh khi quyền chẳng khác gì một viên tướng ngoài mặt trận. Người thầy thuốc lại không hành xử như một nghề chuyên môn, mà thường phải nắm vững tình trạng sinh hoạt và tâm tính bệnh nhân, nhiều khi phải ở chung với gia chủ một thời gian trước khi đưa ra một biện pháp chữa trị. Biện pháp đó có thể bao gồm nhiều cách thức, đổi cách ăn uống, tập luyện thân thể, quan niệm sống. Nhiều danh y vốn dĩ là đạo sĩ, tinh thông nhiều ngành bao gồm tam giáo cửu lưu. Hoa Đà, một danh y đời Tam quốc cũng là người sáng tạo ra Ngũ Cầm Hí, một phương pháp tập luyện dựa theo động tác của năm loài vật. Mỗi thang thuốc là một tổng hợp cân đối dùng để điều chỉnh lại những mất thăng bằng, giúp cho con bệnh có đủ sức để đối kháng lại ngoại tà chứ không thay thế con bệnh làm nhiệm vụ phòng chống bệnh. Những quan niệm âm dương, khí huyết, tạng phủ, kinh lạc… không phải chỉ là một mớ tín niệm mơ hồ mà nhiều phần đã được kiểm chứng một cách khoa học.


    Mục Lục

    Lịch sử
    Phương pháp và biện chứng của y thuật Trung Hoa
    Kết luận

    Code: Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  13. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: BÌNH ĐỊNH AN NAM CHIẾN ĐỒ
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Lịch sử không thiếu những người làm nên một sự nghiệp lẫy lừng nhờ phúc ấm của tổ tiên để lại. Trường hợp đó ít nhiều đúng cho vua Càn Long, một trong ba triều đại thịnh trị nhất đầu đời Thanh. Vua Càn Long (Cao Tông) cũng là một trong những vị hoàng đế trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa. Khi lên ngôi, ông thừa hưởng một quốc khố sung túc, một đất nước tương đối thanh bình, trù phú nên có thể nói là được “vén tay áo sô, đốt nhà táng giấy”. Ông xây những lâu đài tráng lệ và chủ động nhiều cuộc “chinh phạt” các nước chung quanh. Trong đời ông, ông đi “kinh lý” hơn 150 lần kể cả đi săn ở miền bắc, đi thăm lăng tẩm tiên vương ở miền đông và tuần du phương nam. Tuy cũng thực hiện được một số công trình văn hoá đáng kể nhưng những chính sách của ông, người khen cũng nhiều mà người chê cũng lắm.

    Khi về già, vua Càn Long đặt cho mình cái biệt hiệu Thập Toàn Lão Nhân. Danh hiệu đó mang nhiều ý nghĩa về tư đức cũng như công nghiệp. Một trong những ẩn ý là ông sẽ cố đạt được mười chiến công trong thời gian trị vì. Để ca tụng cái công nghiệp “văn thánh võ đức, trạch bị thương sinh” của chính mình, năm 1792 vua Cao Tông làm một bài văn nhan đề “Thập Toàn Ký” (十全記). Cái ý tưởng đó có lẽ hình thành đã lâu trong tâm khảm nên vào những năm sau cùng của cuộc đời, vua Cao Tông cố gắng đánh đông dẹp bắc cho đủ số. Chính vì thế, hầu hết những chinh phạt của vua Càn Long đã bị các sử gia gọi là “hollow victories”.

    Theo họ thì trong cái gọi là “thập toàn võ công” chỉ có ba lần - hai lần đánh người Chuẩn Cát Nhĩ (Dzungars) năm 1755 và 1756-57, một lần đánh người Hồi (Mohammedans) năm 1758-59 -- tạm gọi là lẫy lừng, còn những chiến dịch khác không có gì đáng nói tới. Những lần vua Cao Tông đem quân đánh Kim Xuyên, Đài Loan, hay người Khoách Nhĩ Khách (Gaurkhas) chẳng đáng gọi là võ công mà việc gây hấn với Miến Điện và Việt Nam thì phải kể là đại bại. Việc đánh Chuẩn Cát Nhĩ và Hồi Cương tốn kém khoảng 23 triệu lượng bạc còn đánh Kim Xuyên thì tốn hơn nhiều (lần đầu khoảng 7.13 triệu, lần sau 53.5 triệu), đánh nước ta tuy ngắn ngủi nhưng cũng tốn mất 1,346,508 lượng. Để kỷ niệm những chiến công đó, vua Càn Long cho thợ vẽ thành 88 bức tranh, trong đó sáu bức tranh chúng tôi giới thiệu dưới đây là về chiến dịch đem quân sang đánh nước ta.

    Code:Định dạng PRC Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  14. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: CHÙA THIẾU LÂM VÀ VÕ THUẬT TRUNG HOA
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Võ thuật là một sản phẩm văn hóa đặc trưng chỉ con người mới có, nghĩa là sức mạnh của chúng ta không ngừng lại ở giới hạn bẩm sinh như các loài cầm thú mà có thể tập luyện cho tiến triển hơn, thu nhập kinh nghiệm và kiến thức, kỹ thuật từ người khác rồi lại biết gia giảm chế biến cho phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người. Võ thuật lại biến chuyển theo từng nơi, từng thời đại nhưng tới nay rất ít tài liệu viết một cách khoa học và đầy đủ như những bộ môn khác. Thành thử việc viết về võ thuật sẽ rơi vào một trong hai thái cực, một bên huyền thoại hóa công phu quyền cước thành những dật sự ly kỳ, một bên lại gần như phủ nhận triệt để không còn giá trị gì bao nhiêu.


    Cứ như các nhà nghiên cứu, nguyên thủy của võ thuật có thể bắt nguồn từ những động tác múa may của các chiến sĩ khi ăn mừng chiến thắng hay trong các dịp tế lễ. Những động tác đó có thể có cầm binh khí và thường xuất hiện trong những hình vẽ thời thái cổ. Trên trống đồng Ngọc Lũ tìm thấy tại miền Bắc Việt Nam cũng có những hình người đầu đội mũ lông chim, tay cầm giáo trong một buổi lễ mà người ta cho rằng để cầu mưa vì trống đồng chính là một nhạc khí dùng trong dịp đảo vũ (rain dance).

    Code:Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
    sky_tiger, Lamani, nghiem4381 and 2 others like this.
  15. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: ĐI TÌM MỘT MẢNH KHUYẾT SỬ QUA KHÂM ĐỊNH AN NAM KỶ LƯỢC
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Khó khăn to lớn nhất khi nghiên cứu về thời đại Tây Sơn là chúng ta có rất ít tài liệu nguyên thuỷ (primary sources) từ những nguồn khả tín được viết ngay chính thời kỳ đó mà phần lớn dựa theo các văn bản viết sau sự việc nhiều năm, có khi nhiều chục năm, do những người không liên quan gì đến biến cố ghi theo truyền khẩu chứ không phải chính họ tham dự hay mắt thấy tai nghe. Những tác phẩm đó được hình thành thường để bày tỏ một xu hướng chính trị cực đoan nên các chi tiết lại càng dễ bị bóp méo cho phù hợp với chủ tâm của người viết.

    Code: Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  16. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: LĂNG MỘ TRIỆU VĂN ĐẾ Ở QUẢNG CHÂU
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Giới nghiên cứu đã có nhiều tranh biện Triệu Đà và con cháu ông có nên liệt kê vào một trong những triều đại trong quốc sử hay chỉ nên coi như thời điểm mở đầu cho một giai đoạn ngoại thuộc kéo dài hơn 1000 năm? Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính xác và những bộ sử lớn của nước ta như Đại Việt Sử Ký triều Lê, Khâm Định Việt Sử triều Nguyễn tuy có chép đến nhưng các sử thần không coi là chính thống. Thế nhưng thái độ ngạo nghễ của bản thân Triệu Đà đối với nhà Hán cũng như ý chí bất khuất của tể tướng Lữ Gia lãnh đạo một cuộc chiến đấu chống xâm lăng sau này, nên không ít người trong chúng ta vẫn coi nhà Triệu phần nào đại diện cho tính khí quật cường của dân tộc. Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô Đại Cáo cũng liệt kê họ Triệu như một triều đại của Việt Nam:

    ... tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc, dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương... (...自趙丁李陳之肇造我國,與漢唐宋� ��而各帝一方...)

    nghĩa là

    ... từ các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần xây dựng nước ta, cùng với Hán, Đường, Tống, Nguyên (của Trung Hoa) mỗi bên một phương làm chúa tể...

    Tuy địa vực của thời kỳ này khác xa lãnh thổ của nước Việt hôm nay, triều đại nhà Triệu cũng như nhà Thục (An Dương Vương) vẫn được chép vào quốc sử, nên việc tìm hiểu thời kỳ đó ít nhiều cũng soi sáng những sinh hoạt xã hội trong thời kỳ mà tài liệu còn ít ỏi, mù mờ.

    Cho đến nay, các sử gia vẫn cho rằng việc du nhập một số định chế đời Hán chỉ được tiến hành trong thời Bắc thuộc, khi nước ta trở thành một phần lãnh thổ của họ. Những khám phá mới đây cho thấy lập luận này không đứng vững mà trong nhiều thiên niên kỷ, một nền văn minh riêng biệt đã tồn tại ở vùng Đông Nam Á mà địa giới lan rộng tới cả vùng Hoa Nam. Những khác biệt rất rõ rệt của văn minh phương Nam - ngồi xổm, đội khăn, ăn trầu, nhuộm răng, đi chân đất... - và những tập quán bản địa đến nay cho thấy người Việt chúng ta vẫn còn rất nhiều gần gũi với phương Nam hơn là bị đồng hoá bởi phương Bắc. Trong khi văn minh Hoa Hạ mang tính khép kín của một đại lục thì những dân tộc tiếp giáp với biển cả có nhiều sinh hoạt phóng túng hơn và việc trao đổi đa phương với các nền văn hoá khác vẫn còn tiếp tục.

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
    123phat, sky_tiger, hoangtuna and 3 others like this.
  17. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: MỘT VÕ TRẠNG NGUYÊN TRUNG HOA TỬ TRẬN TẠI NƯỚC TA
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nghiên cứu về chiến dịch Việt - Thanh đầu xuân năm Kỷ Dậu, sử nước ta thường nhấn mạnh vào những chi tiết không mấy chính xác, sử dụng những số liệu dựa trên dật sự ngoài sách vở.

    Những con số đó dường như để thoả mãn điều chúng ta muốn nói hơn là đi sát thực tế của tình hình. Trong khi đó, hành trạng và vai trò của các tướng lãnh nhà Thanh lại ít ai để ý.

    Thiên khảo luận này chỉ để bổ túc cho bài “Trận Kỷ Dậu”, nhấn mạnh vào thành phần chỉ huy của địch vì xuyên qua tiểu sử của họ, chúng ta có thể nhìn ra được một số chi tiết mà người ta cố tình hay vô ý bỏ qua.

    Code: Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
    123phat, sky_tiger, hoangtuna and 3 others like this.
  18. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: NGÔ THÌ NHẬM
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    “Ngô Thì Nhậm là nhà văn hoá lớn bậc nhất của thế kỷ 18, thế kỷ của những rung chuyển xã hội và lịch sử, thế kỷ tạo ra những con người khổng lồ của lịch sử văn hoá. Ông là nhà chính trị, nhà văn hoá... đã có những đóng góp lớn lao trong một thời điểm bi thương và hào hùng của lịch sử...”

    Những dòng chữ trên đây trích trong Lời Nói Đầu của Mai Quốc Liên trong bộ sách bốn cuốn tương đối công phu và vĩ đại có nhan đề Ngô Thì Nhậm tác phẩm do Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học - nxb Văn Học ấn hành tại Việt Nam năm 2001.

    Ngô Thì Nhậm - mà miền Nam chúng ta thường quen gọi là Ngô Thời Nhiệm vì kiêng tên vua Tự Đức (Hồng Nhậm) -- không phải chỉ là một nhà văn hoá. Ông được đánh giá dưới nhiều phương diện khác nhau, một nhà nho uyên bác, một nhà chính trị tài ba và một nhà ngoại giao lỗi lạc. Ngoài ra ông còn được coi như một trong những cư sĩ đóng góp nhiều cho Thiền học phái Trúc Lâm.

    Viết về ông xuất hiện đầy rẫy trong văn chương cũng như biên khảo. Khi ca tụng vua Quang Trung, người ta dường như không thể tách rời sự thành công quân sự của ông với nhãn quan chính trị của người văn thần họ Ngô và những thắng lợi về ngoại giao mà người bầy tôi này đóng góp. Ở trong nước người nào dám đụng chạm hay nghi ngờ ông là đã phạm vào một điều cấm kỵ, một thứ phạm huý và có thể bị suy diễn thành những tội tày trời.

    Trong bài này, chúng tôi xin xác định trước. Chúng tôi không đề cập đến con người tôn giáo, cũng không bình luận văn chương và sở học tế thế kinh bang của ông mà chỉ đánh giá lại một số vấn đề liên quan trực tiếp đến tư cách chính trị của Ngô Thì Nhậm.


    Mục Lục

    TIỂU SỬ:
    NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN XÉT LẠI:
    1/ Vụ án Sát Tứ Phụ Nhi Thị Lang
    2/ Ba bài biểu “suy tôn” Nguyễn Huệ
    3/ Bài chiếu lên ngôi
    4/ Ngô Văn Sở - Phan Văn Lân - Lê Quýnh
    5/ Công lao đàm phán với nhà Thanh thuộc về ai?
    KẾT LUẬN

    Code: Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
    123phat, sky_tiger, hoangtuna and 5 others like this.
  19. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Mục Lục

    Lời mở đầu
    TỔNG QUÁT
    I. THẾ TƯƠNG TRANH LÊ - TÂY SƠN
    -----A/ Danh nghĩa Phù Lê diệt Trịnh
    -----B/ Bắc Nam điều ước
    -----C/ Mâu thuẫn Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ
    II/ TÌNH HÌNH BẮC HÀ
    -----A/ Các thế lực Cần Vương
    -----B/ Hoàng tộc xuất bôn
    IV/ TOAN TÍNH CỦA THANH ĐÌNH
    -----A/ Sơ khởi
    -----B/ Thanh triều hăm dọa động binh
    --------a/ Vua Càn Long, ông là ai?
    --------b/ Tôn Sĩ Nghị, ông là ai?
    -----C/ Từ một nhóm người tị nạn đến chiêu bài “hưng diệt kế tuyệt”
    V/ PHẢN ỨNG CỦA ĐẠI VIỆT
    -----A/ Dư đảng nhà Lê
    -----B/ Phản ứng của Tây Sơn
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Code: Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  20. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: PHÁI BỘ MACARTNEY GHÉ ĐÀNG TRONG
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Mục Lục

    MỞ ĐẦU
    -----Tài liệu
    NGƯỜI ANH ĐẾN ĐÀNG TRONG
    -----THĂM DÒ CỦA NGƯỜI ANH CUỐI THẾ KỶ XVIII
    -----PHÁI BỘ MACARTNEY GHÉ ĐÀNG TRONG
    ---------Nguyên do chuyến đi của phái bộ Macartney
    ---------Thành phần phái đoàn
    -----THÁI ĐỘ CỦA TRIỀU ĐÌNH CẢNH THỊNH
    -----CHI TIẾT VỀ ĐÀNG TRONG
    KẾT LUẬN
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Code: Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này