Tuỳ bút - Biên khảo Cảm nghĩ miên man - Thu Tứ

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi teacher.anh, 9/7/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Photo 17 24 48 09-07-2016.jpg

    CẢM NGHĨ MIÊN MAN

    Tác giả: Thu Tứ
    Nhà xuất bản: NXB Thế giới
    Năm xuất bản: 2015
    Số ĐKXB: 1479-2015/CXBIPH/02-100/ThG
    Quyết định XB: 220/QĐ-ThG
    Mã ISBN: 978-604-77-1478-0
    Khổ sách: 14,5 x 20,5cm
    Số trang: 380 trang.


    - Nguồn sách, OCR, soát lỗi: @teacher.anh
    - Biên tập và hiệu đính:
    - Tạo eBook:
    - Review:
    Thời gian hoàn thành:

    Giới thiệu

    Về tác giả - tác phẩm:

    Ông Thu Tứ đã sống ở Mỹ hơn 40 năm. Tập sách “Cảm nghĩ miên man” là tập hợp hơn 50 tùy bút hình thành từ những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của ông từ triết lý văn hóa, lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam cho tới Tiếng Việt, văn học, trí tuệ Việt Nam.

    Vì tập tùy bút này còn khá mới, trong khuôn khổ cho phép, chúng tôi sẽ chỉ tuyển chọn và đăng tải lên những bài viết đặc sắc nhằm chia sẻ, phục vụ cộng đồng, góp phần nhỏ trong việc nâng cao dân trí, thúc đẩy văn hóa Đọc cho các bạn không có điều kiện mua sách giấy.

    Nếu bạn có khả năng, hãy mua sách giấy để cảm nhận trọn vẹn tác phẩm, ủng hộ tác giả và Nhà xuất bản!

    Do chúng tôi chưa thể liên hệ được với tác giả để xin phép nên rất mong tác giả và bạn đọc thông cảm và lượng thứ.

    Cảm ơn các bạn đọc, những người giúp chúng tôi có động lực thực hiện số hóa cuốn sách này.
     
  2. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    LƯ SƠN CHÂN DIỆN MỤC

    Tô Đông Pha có bài thơ:

    Hoành khán thành lĩnh trắc thành phong
    Viễn cận cao đê các bất đồng

    Bất thức Lư sơn chân diện mục
    Chỉ duyên thân tại thứ sơn trung [1].

    Nghĩa là:

    Nhìn ngang thành dẫy, nhìn nghiêng thành chỏm
    Do đứng xa, gần, cao, thấp, mà mỗi nhìn mỗi khác
    Không biết mặt mũi thật của núi Lư nó thế nào
    Ấy bởi người nhìn đang đứng ngay trong núi ấy.

    Tạm diễn ca:

    Nghiêng hòn ngang rặng một thôi!
    Nhỏ to cao thấp, tùy nơi đứng nhìn.
    Núi mong chi thấy chân hình,
    Khi ta còn mãi giam mình giữa non...
    *

    Thực ra “thân tại thử sơn trung” thì chỉ thấy đất và đá và cỏ và cây..., chứ không thấy núi, nói chi mặt mũi thật của núi. “Cái lớn quá không thấy được” [2].

    Phải xuống núi, đi đủ xa cho núi nhỏ đủ lại, thì mới bắt đầu thấy.

    Nhưng khi ấy thấy không phải một, mà vô số mặt mũi. Cứ mỗi chỗ đứng trông, lại thấy một mặt mũi khác của cái được trông!

    Tất cả đều “chân”. Và tất cả đều cục bộ.
    Vấn đề không phải “chân diện mục”, mà toàn diện mục.

    *

    Chịu khó đi, để đứng thật nhiều nơi mà trông, là thấy “toàn” chứ gì?

    Có vô số “quan điểm”, đi để đứng cho khắp mà thấy cho đủ các mặt của núi, cần vô lượng thời gian. Cho dù có vô lượng thời gian, vẫn hoàn toàn vô ích. Bởi óc người không thể tổng hợp hình ảnh.

    Cho dù óc có khả năng tổng hợp hình ảnh, thì vì mỗi mặt núi ta thấy vào một thời điểm khác nhau mà mặt nào cũng có thể thay đổi theo thời gian, cái hình ảnh tổng hợp nó không có giá trị gì cả. Nói chi vô số mặt, nói chỉ hai thôi. Nói chi núi, nói kiến thôi. Bắt một con kiến, ngắm nghía lưng nó, rồi lật ngửa, ngắm nghía bụng nó. Ta thấy lưng rồi bụng chứ ta không thể thấy lưng bụng cùng một lúc. Và như đã nói, dù sao, đó là lưng kiến và bụng kiến vào hai lúc khác nhau.

    *

    Kiến không phải lưng
    Kiến không phải bụng
    Thấy cả lưng bụng
    Mới như nó là!
    2014


    [1] Bài “Đề Tây Lâm bích” (đề lên vách chùa Tây Lâm, gần núi Lư).

    [2] Đạo đức kinh: “Đại âm hy thanh, đại tượng vô hình” (Tiếng lớn quá không nghe thấy được, hình lớn quá không trông thấy được).
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/7/16
  3. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    TẠI SAO ĐÔNG, TÂY PHÂN BIỆT
    Một nhân loại, vì sao hai triết?

    Triết là nhận thức về bản chất của thực tại.

    Thực tại xưa kia, khi con người chưa có kỹ thuật tiến bộ, là môi trường tự nhiên. Hẳn vì tự nhiên ở đất gốc của triết Đông khác hẳn tự nhiên ở đất gốc của triết Tây mà nhân loại hai phương nảy hai thứ triết trái ngược nhau.

    Đất gốc của triết Đông là Đông Nam Á Cổ (ĐNÁC), gồm Đông Nam Á hiện đại cộng Hoa Nam cộng Ấn-độ. Còn đất gốc của triết Tây là vùng Lưỡi Liềm Phì Nhiêu (LLPN) (Fertile Crescent) ở Tây Á. ĐNÁC đầy rừng rậm. Trong khi LLPN tuy gồm rất nhiều vùng cao độ khác nhau, vừa có núi tuyết vừa có sa mạc, nhưng kể cả ở châu thổ các con sông lớn, tương đối hiếm rừng. Nghĩa là so với ĐNÁC, LLPN đất đai trống trải hơn nhiều và do đó có mức đa dạng sinh thấp hơn đáng kể. Vẫn biết rằng xưa kia vùng LLPN xanh tươi hơn bây giờ, nhưng chắc chắn ngay cả vào lúc “xanh” nhất của nó, LLPN cũng không thể nào so sánh với ĐNÁC về phương diện này.

    *

    Tự nhiên ảnh hưởng cách kiếm ăn. Ở ĐNÁC, cư dân khai phá rừng rậm mà làm một thứ kinh tế thuần túy nông nghiệp rất vất vả. Ở LLPN, nhân loại trông trọt đỡ vất vả hơn, có điều kiện để chăn nuôi qui mô lớn theo lối du mục và phát triển việc buôn bán. Nói chung, làm kinh tế ở ĐNÁC đòi hỏi cư dân phải hợp tác với nhau chặt chẽ hơn là ở LLPN.

    Tự nhiên ảnh hưởng nếp ở. Người ĐNÁC hầu hết sống ở thôn quê [1], người LLPN phần lớn cư ngụ trong thành phố. Thôn quê nhà rải rác nhưng có tình làng nghĩa xóm, thành phố nhà san sát nhưng người cùng khu phố nhiều khi lạ nhau.

    Tự nhiên ảnh hưởng hướng nhận thức. Hình như ở nơi cây cối rậm rạp, sinh vật vô số loài, con người ta dễ nảy ra ý chan hòa với tự nhiên hơn là ở nơi cây cối thưa thớt, chủng loại sinh vật tương đối nghèo nàn.

    Tự nhiên ảnh hưởng đến chính não bộ, thông qua thực phẩm! Chúng tôi sẽ trình bày rõ ràng nghĩ ngợi của mình về chuyện này trong một bài khác. Ở đây chỉ xin đưa ra kết luận rằng dường như do hai thực đơn căn bản rất khác nhau mà nhân loại Đông, Tây rút cuộc đi đến hai thứ triết tương phản!

    Tác động vừa gián tiếp vừa trực tiếp, môi trường ở ĐNÁC kết người với người và kết người với tự nhiên. Trong khi ở LLPN chuyện đã xảy ra ngược lại.

    Dĩ nhiên phải mất khá lâu thì những tác động vừa kể mới khiến ra đời triết và triết. Nhất thể với nhị nguyên mới xuất hiện trong óc người khoảng hơn ba ngàn năm nay thôi.


    *

    Tại sao xưa kia Aryan thắng Dravidian và Hoa thắng Việt mà sau đó lại nhiễm nặng văn hóa tinh thần của phía bại trận? [2]

    Hẳn vì văn hóa vật chất của Aryan và Hoa đã không đủ cao để chế ngự tự nhiên. Đánh bại dân bản địa, vào chiếm ở, nhưng ở mà không thay đổi được chỗ ở nên dần dần nếp cảm nghĩ trở nên đồng hóa với chủ đất trước!

    Tại sao mấy thế kỷ nay Tây hiện đại hễ đánh chiếm đất nào là mang văn hóa tinh thần của mình đến đó chứ không nhiễm văn hóa tinh thần của người bản địa?

    Hẳn vì Tây hiện đại có văn hóa vật chất tiến bộ tới mức có thể phần nào chế ngự tự nhiên. Tây chiếm xong nước Việt Nam thì “xây” lại cho giống bên Tây nên nếp cảm nghĩ của Tây cai trị thuộc địa vẫn cơ bản giống Tây bên Tây. Trong khi người Việt Nam sống trong “nhà” do giặc mới sửa thì dần dần cảm nghĩ khác cha ông mình!

    *

    Người Đông phương nghĩ bản chất của thực tại là nhất thể. Người Tây phương thì bảo nhị nguyên. Ai đúng?

    Liệu có phải hiện tượng có thứ giúp ta dễ thấy bản chất, có thứ cản trở ta thấy bản chất?

    Không đừng được, Đông đang hối hả theo Tây lìa tự nhiên để vào sống trong môi trường nhân tạo. Sống trong ấy làm sao thấy được mình là một với tự nhiên! Và sống trong ấy, với hằng hà sa số luật phân biệt mọi cái hết sức chi li, làm sao thấy được mình là một với bất cứ ai, nói chi với tất cả mọi người!

    Không đừng được, trên thực tế triết nhị nguyên coi như đã độc tôn. Nó đang đưa nhân loại về đâu, rỗi ta sẽ thử bàn.


    Viết 2005
    Sửa 2013

    [1] Người Dravidian có ở thành phố, nhưng không ai biết đời sống đô thị của họ ra sao. Chỉ biết các thành phố Dravidian không có một kiến trúc vương giả nào, so với rất nhiều ở Cổ Ai-cập. Nên nhớ Văn minh Indus tiến bộ nhất thế giới vào thời ấy, vậy do tổ chức xã hội khác Cổ Ai-cập mà người Dravidian không xây chứ không phải là họ không xây được.

    [2] Xem bài “Trời Đông, Trời Tây” của TT.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/7/16
  4. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    THÔI MỘT NƯỚC QUÊ

    Manh mối trong một cái tên tục
    Kinh đô mà như nhà quê
    Nhưng là nhà quê thanh lịch
    Thanh lịch quê, thanh lịch phố
    Có phố chứ không phải là phố
    Bắt đầu hóa phố từ bao giờ?

    “Hương đồng gió nội bay đi hết rồi”

    Manh mối trong một cái tên tục

    Thăng Long, Đông Đô, Trung Đô, Đông Kinh, Thượng Kinh... Ấy rặt những cái tên mà vua chúa dùng tiếng Tàu đặt cho sang (!), chứ trong chốn dân gian thì “đất này (...) (xưa nay) vẫn gọi là Kẻ Chợ” [1].

    Dân gọi thế, không phải ngẫu nhiên mà gọi. Đào Duy Anh cho biết “Trong tiếng Việt Nam có cái lệ lấy chữ Kẻ đặt lên trên một chữ khác để gọi tên một làng, chữ thứ hai này thường là chỉ một đặc điểm gì về địa lý hay về kinh tế của làng ấy, ví như Kẻ Chợ” [2].

    Kẻ Chợ hẳn nhiều chợ to, do vua quan lắm nhu cầu. Nhưng tại sao lại “Kẻ”, lại đi gọi kinh đô là “làng”?!

    Kinh đô mà như nhà quê

    Xem lại, cái nơi bao nhiêu vua Việt Nam đã ở nó mang rất đậm dáng nét của cái nơi hầu hết nhân dân Việt Nam đã ở!

    Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi chép: “Thượng kinh (...) có 1 phủ lộ, 2 thuộc huyện, 36 phường (...) đất thì vàng, mềm; ruộng thì vào hạng thượng trung”. Trong Tìm về sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm dẫn Văn Tạo: “Vào đời Gia Long, huyện Thọ Xương của Hà Nội (...) có 8 tổng và 129 phường, thôn. Cho đến tận năm 1940, ở các làng quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm (...) vẫn còn chức tiên chỉ, thứ chỉ”.

    Trong hồi ký Những năm tháng ấy Vũ Ngọc Phan ghi: “ngày mồng một (tết) tôi được theo thầy tôi đi lễ đình Hàng Đào (...) chi phí về lễ (...) có lý trưởng (...) đi thu (...) nhà số 54 (Hàng Đào) (...) cuối nhà là (...) nơi xay lúa, giã gạo”. Trong Cát bụi chân ai Tô Hoài chép câu “ca dao phố phường” mà Nguyễn Tuân “thuộc từ tuổi thơ”: “Nên ra thì múa tứ linh, không nên thì lại nằm đình Cổ Lương”. Đình Cổ Lương ở phố Hàng Bạc [3].

    Chỗ vua ở mà có đất, có ruộng, có tổng, có thôn, có đình, có tiên chỉ, thứ chỉ, lý trưởng, mà lại là nơi xay lúa, giã gạo!

    Ngay “phường” nghe rất “phố phường” nhưng vẫn chỉ “là bắt nguồn từ phường nghề của nông thôn” chứ không phải thực cái gì mới mẻ [4].

    Cho nên tuy Thăng Long thì to rộng hơn một làng quê điển hình nhiều, nhưng dân chúng cũng cứ gọi là “Kẻ” y như gọi làng nọ làng kia là Kẻ Vẽ, Kẻ Noi, Kẻ Đơ, Kẻ Trôi, Kẻ Mọc, Kẻ Thốn, Kẻ Thày, Kẻ So, Kẻ Bún, Kẻ Mía, Kẻ Xuôi, Kẻ Sặt v.v. mà thôi.

    [...]



    [1] Tô Hoài, Chuyện cũ Hà Nội, NXB Hà Nội, 2000.


    [2]
    ĐDA,Đất nước Việt Nam qua các đời,NXB Thuận Hóa, Huế, 1994.

    [3] Trong bài "Giò lụa" trong tập Cảnh sắc và hương vị đất nước, NXB Tác phẩm mới, 1988, Nguyễn Tuân kể thuở bé hay “sang nghịch bên đình ông Tướng giữa Hàng Bạc”. Đình ông Tướng là đình cổ Lương?

    [4] TNT.sđd.
     
  5. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Nhưng là nhà quê thanh lịch

    Vẫn đất quê, nhưng Thăng Long là nơi cư trú của những người quyền hành nhất nước. Sự kiện này rồi làm nó mang biệt sắc.

    Nhờ là nơi tập trung bao nhiêu sản phẩm tinh hoa của văn hóa Việt, là chỗ bao nhiêu nghệ nhân nghệ sĩ Việt ưu tú chọn đến ở, lại đồng thời chứa vô số những “khách” biết thưởng thức văn hóa phẩm cao cấp, mà dần dần cái chất quê ở Kẻ Chợ nó trở nên “thanh lịch”: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

    Có thể xem văn hóa nông thôn là ngọc chưa gọt, rũa, mài, trau. Thăng Long làm cái việc lộng lẫy hóa ngọc ấy. Chất ngọc kết tinh khắp nơi trên cơ thể đất nước, rổi đổ về “tim ta đó” [1] để được điều kiện đặc biệt nơi kinh đô giúp rực rỡ phô bày. (Dĩ nhiên ngay trong tim cũng có ngọc kết tinh, và trong những trường hợp đó, ngọc sẽ được trau tại chỗ.)

    Kẻ Chợ - Thăng Long không phải là một trung tâm quyền lực với một văn hóa riêng. Nó không hề thoát ly cái văn hóa quê truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà trái lại chính là nơi đã đích đáng vinh danh quê!

    Thanh lịch quê, thanh lịch phố

    Tuy xưng Tràng An (cho sang!), Thăng Long không hề giống Tràng An.

    Vì Thăng Long mang dáng dấp làng, trong khi Tràng An hoàn toàn phố.

    Cái thanh lịch của Tràng An là cái thanh lịch phố. Cái thanh lịch của Thăng Long là cái thanh lịch quê. Không phải phố thì hơn quê.

    Người Tàu phố Thanh Tâm Tài Nhân viết Kim Vân Kiều truyện kể chuyện phố phường, ngựa xe, hồng lâu, thanh lâu, ăn chơi đủ ngón. Người Việt quê Nguyễn Du đọc truyện phố, rồi thong thả lấy thứ “lời quê” thanh lịch của mình “chắp nhặt dông dài” thành một tuyệt tác văn chương. Đừng nói KVKT là văn xoàng xĩnh, dù Hồng Lâu Mộng đi nữa thì cũng không sang hơn Truyện Kiều nổi đâu. Phố sang lối phố, quê sang lối quê, “không mèo nào cắn mỉu nào” được đâu.

    (Tuy con nhà dòng dõi rất cao sang, lớn lên ở kinh đô, nhưng khi về quê cha Nguyễn Du vẫn đi hát phường vải và khi về quê mẹ vẫn đi hát quan họ. Sở dĩ Nguyễn thoải mái thế, hẳn là vì ngay chính kinh đô cũng là một xứ quê. Từ quê về quê, có gì bỡ ngỡ!)


    [1] Chữ trong lời ca khúc "Hà Nội mùa thu ” cùa Vũ Thanh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/10/16
  6. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Có phố chứ không phải là phố

    Kẻ Chợ từng có phố chính hiệu, phố cực kỳ sầm uất!

    Năm 1778 một du khách Tây phương tên Abbot Richard chép: "... phần lớn những thương cảng của chúng ta, ngay cả Venice, với tất cả những cái gondolas [1] cùng các loại thuyền bè khác, nếu so bề tấp nập, đông đảo với Kẻ Chợ trên sông Hồng thì không thấm vào đâu cả (...) Đường sá rộng và đẹp, lát gạch” [2]. Phố đấy, nhưng không phải tất cả Kẻ Chợ đâu mà chỉ là một góc nhỏ, và không phải của người Việt đâu!

    Từ thế kỷ 16 trở đi, Thăng Long bắt đầu có ngoại thương với một số nước Tây phương như Hà-lan, Anh, Bồ-đào-nha, nhưng những thương gia “địa phương” đứng ra giao dịch buôn bán với Tây điển hình là người Tàu chứ không phải người Việt [3]. Cái phường Hà Khẩu [4] ở chỗ sông Tô Lịch đổ ra sông Hồng, - nơi Richard thấy “Venice” -, nó chẳng qua là một cái “Chinatown”!

    Phố Tàu Hà Khẩu rộn rịp đến nỗi khách Tây cũng phải lác mắt, nhưng nó chỉ khiến Kẻ Chợ thêm lừng danh về Chợ mà không làm cho Kẻ Chợ bớt Kẻ đi bao nhiêu.

    Bắt đầu hóa phố từ bao giờ?

    Kinh tế nước ta vốn từ xưa là nông nghiệp gần như thuần túy. Làm ruộng thì ở nông thôn. Dân cả nước ở nông thôn, mà người cai trị nước cũng ở một chỗ “mang tính nông thôn rất đậm nét” [5].

    Lại nhắc chuyện Hà Khẩu. Đám “Ngô” nị nị ngộ ngộ buôn buôn bán bán kia bất quá là “khách trú” ở một nước độc lập, làm sao có thể ảnh hưởng đến quy hoạch kinh đô của nước ấy được?! Cái Phố Tàu từng tồn tại ở Thăng Long hàng đôi trăm năm, phải hình dung nó như một hình ảnh thu rất nhỏ của nước Tàu thương nghiệp đặt trên nền rộng rãi của nước Việt nông nghiệp: bất quá một cái đốm diêm dúa, sặc sỡ trên nền xanh dịu dàng bát ngát của lúa của tre!

    Nhưng rút cuộc thì Kẻ Chợ cũng phải bắt đầu... mầu mè.

    Khi ấy tên chính thức của nó là Hà Nội. Không phải Hà Nội ta tự ý thôi quê đâu, mà quân xâm lược Pháp đã hung hăng... gôm bớt màu xanh tre xanh lúa để tô những màu nhân tạo của một phố Tây lên mặt mũi nó. Giặc nước bắt đầu ra tay “sửa” Hà Nội về cuối thế kỷ 19. Chẳng bao lâu, hương sắc cũ nơi “nghìn năm văn vật” bay hẳn đi một nửa. Ngắm nghía cái chân dung “Hà Nội cũ” hồi những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 do Tô Hoài “ký họa”, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thấy nó đã “nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới” mất rồi [6]. Trách nào “em” của Nguyễn Bính “đi tỉnh (có một hôm) về” mà nhà thơ “chân quê” “đánh” đã thấy cái “hơi” quen thuộc của “vườn chanh” “bay đi ít nhiều”!

    “Hương đồng gió nội bay đi hết rồi”!

    Chuyện Kẻ Chợ, đại khái cũng là chuyện của cả đất nước.

    Cái chất quê Việt bền bỉ lạ. Tuy đã mất một nửa đầu hồi đầu thế kỷ 20, vậy mà đến tận gần cuối thế kỷ, ở nước ta “dân thành thị vẫn mang (...) tính cách của người nông thôn” [7]. Nghĩa là mới cách nay độ hai mươi năm, tỉnh ở ta vẫn phảng phất “hương đồng gió nội”.

    Năm 2012... Tỉnh Việt bây giờ chẳng những đã xa quê lắm, đã gần với tỉnh Tây lắm, nó lại đang “nở”, đang “phình” nhanh chóng mặt. Rồi nơi nơi sẽ không còn mấy quê đâu. Hơn nữa, chính quê cũng đang biến chất. Xóm làng ngày càng giống khu phố. Chẳng bao lâu nữa, hồn Nguyễn Bính có về, đứng giữa làng hít đến mòn mũi, sẽ vẫn không ngửi ra cái mùi quen thuộc...

    Trên đất nước này, quê đã có mặt suốt mấy nghìn năm. Với ta, quê có hương, có hồn. Giữa quê với ta có tình. Hương quê, hồn quê, tình quê đã là nội dung chính của vô số nghệ phẩm giá trị của dân tộc ta.

    Quê sắp bay lên trời rồi. Phố chật đất đến nơi, mà hương phố, hồn phố, tình phố cho thật đậm đà, mạnh mẽ, sâu sắc, chẳng biết bao giờ mới có, chẳng biết có bao giờ có!

    Người Việt Nam thế kỷ 21 chắc sẽ no ấm hơn cha mẹ ông bà tổ tiên. Nhưng nếu thi thoảng họ có ngưng làm giàu để thử làm thơ, e sẽ thấy trong lòng không có chút xúc cảm thật thôi thúc nào để bắt đầu làm!

    Viết 2012
    Sửa năm 2014.

    [1] Loại thuyền chở khách nhỏ do một người đứng ở phía đuôi chèo hay chống, đặc biệt phổ thông ở thành phốVenice, nước Ý.
    [2] Nguyễn Đình Hòa, From the City Inside the Red River, NXB McFarland & Company, Mỹ.
    [3] NĐH.sđd.

    [4] Vốn tên là Giang Khẩu, đến thế kỷ 18 mới đổi ra Hà Khẩu để tránh tên chúa Trịnh Giang.
    [5] TNT.sđd.
    [6] NVP, trong lời giới thiệu Chuyện cũ Hà Nội, NXB Hà Nội, 2000, cùa Tô Hoài.
    [7] TNT.sđd.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/7/16
  7. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    SO SÁNH VIỆT, HOA, NHẬT
    Ai cũng biết món ăn Việt Nam nói chung ít béo hơn hẳn món ăn Trung Quốc. Về tập tục ẩm thực, giữa ta và người Tàu còn một chỗ khác biệt căn bản nữa, là ta ăn “tươi” hơn họ nhiều.

    Trong Nước tôi và dân tôi, Lâm Ngữ Đường cho hay: “Bí quyết của nghệ thuật nấu nướng Trung Quốc là ở cách pha trộn hương vị”. Ông ví dụ món thịt heo hầm măng và món thịt gà xào cải. Ông bảo nấu thế thì hương vị thịt ngấm vào măng cải, hương vị măng cải ngấm vào thịt, làm cho món ăn thật “hợp khẩu”. Ngoài nấu chung với rau, dĩ nhiên người Tàu còn làm các món thịt thêm ngon bằng cách dùng gia vị như tiêu, ớt, bột ngũ vị hương v.v. trước và trong khi nấu. Người Việt cũng gia vị trước và trong khi nấu y như người Tàu. Nhưng ta còn một “bí quyết” thứ hai, là dùng thêm rất nhiều gia vị tươi trong bữa ăn. Đây mâm cơm của Tản Đà: "... nhà thơ bày la liệt những đĩa, những chén nho nhỏ xinh xinh (...) chút tương vàng óng, chút nước mắm ô long nâu thẫm, những trái ớt đỏ tươi, những quả chanh cốm xanh ngắt, và đĩa rau riếp thái nhỏ điểm lên những cánh rau thơm, rau mùi, rau ngổ hái ngay ở vườn nhà, và đĩa rau muống chẻ non bẽo - thứ rau muống Sơn Tây trắng nõn như ngó cần - không thiếu từ chút hạt tiêu sọ, thêm cả một con cà cuống băm, mấy củ hành hoa, đĩa lạc rang, vài chiếc bánh đa vừng...” [1]. Khi người Việt ăn, có một cuộc pha trộn hương vị thứ hai diễn ra ngay trong miệng! Cái thích “ăn tươi” của ta có trường hợp bắt đầu ở chính miếng thịt hay cá. Ta có lúc ăn tái, thậm chí ăn sống. Trong khi người Tàu thì bao giờ cũng nấu thịt cá cho đến thật chín mới chịu ăn.

    Người Việt có thể ăn tươi đến mức ăn sống, nhưng vô địch ăn sống là người Nhật. Ta thỉnh thoảng mới dùng gỏi cá, còn nem chua thì tuy dùng thường hơn song cơ bản vẫn là món “ăn chơi” “đưa cay” trong khi sushi chính là cả một bữa ăn trong ẩm thực Phù Tang truyền thống. So với ta, người Nhật ăn sống nhiều hơn, thường hơn và món sống của họ đa dạng hơn: họ có thể sushi gần như tất cả các loài dưới biển, kể cả tôm!

    So độ tươi, món Việt hơn món Tàu, kém món Nhật. Còn so độ béo, món Việt kém món Tàu nhưng hình như hơn món Nhật...

    Về cái ăn, tinh thần Việt ở giữa tinh thần Hoa và tinh thần Nhật.

    *

    Người Tàu uống trà, rồi viết Trà kinh. Người Nhật uống trà thành “đạo” Người Việt không kinh không đạo, nhưng nghệ thuật trà của ta chẳng nhường của họ đâu.

    Trà Tàu gồm ba loại chính, chủ yếu phân biệt ở mức độ chế biến, gồm hai giai đoạn ủ và sao. Chế biến kỹ nhất là trà đen, nước pha màu nâu đậm; chế biến vừa là loại trà Ô Long như Thiết Quan Âm, nước màu vàng sẫm; chỉ sao, không ủ, là trà xanh, như Long Tỉnh, nước vàng nhạt. Dù loại chế biến nhẹ nhàng nhất, nước trà Tàu vị vẫn đã hết hẳn chát và hương tuy thơm rất khó liên hệ với một mùi tự nhiên nào. Trà Nhật ngược lại, có vị chát đậm và gần như không hương. Nâng chén trong buổi trà đạo, ngắm màu nước xanh lè, xanh gỉ đồng, xanh như nước Hồ Gươm, dễ liên tưởng đến một miếng sushi!

    Trà Thái Nguyên của người Việt Nam nước có màu “xanh anh ánh”, vị vừa “chát khiêu khích” vừa “ngọt sâu thẳm”, hương “hết sức dịu dàng” [2]. Cái hương quái lạ, “lúc chén trà đang bốc khói, nâng lên ngang tầm mũi, cứ tưởng như nhà ai vừa mới mở cái nắp vung của một chõ xôi gạo nếp cái hoa vàng” [3]. Hương ấy lại có thể thưởng thức đơn giản bằng cách mở nắp lọ chè đưa lên mũi ngửi. A, hương chè, hay chính mộc mạc hương quê!

    Về cái uống, tinh thần Việt cũng ở giữa tinh thần Hoa và tinh thần Nhật.

    *

    Trần Trọng Kim có dịp qua Trung Quốc, về kể: “Nhà cửa (...) tối tăm (...) Người Tàu thường ưa ở những cái buồng nhỏ hẹp, khi thấy cái buồng nào rộng, thì họ lấy gỗ ngăn làm mấy phòng nhỏ để mấy người hay mấy gia đình ở chứ không thích những buồng rộng rãi và thoáng đãng. Tôi gặp những người đã sang ở bên ta, (cho) ta làm nhà để buồng là phí đất (...) Nhà cửa (của họ) hay (...) có những kiểu trang sức rậm rạp” [4]. Okakura Kakuzo bàn về trà đạo có lúc nhắc đến không khí chỗ ngồi uống: “những cảnh bên trong nhà của người Nhật (...) quá đơn giản và thuần khiết về lối trang trí, nên có vẻ gần như trống trải đối với người ngoại quốc” [5].

    Nhà Tàu chật chội, tối tăm, trang trí rườm rà hơn nhà ta. Nhà Nhật lại “trống trải”, “đơn giản” hơn tất cả (có ta). Thế là về cái ở, Việt cũng lại ở giữa Hoa và Nhật!

    Nói chuyện chỗ ở, nhớ vấn đề giữ vệ sinh. Vẫn Trần Trọng Kim: “Người Tàu gọi tắm là lấy khăn dúng vào nước rồi lau mình chứ không phải là dúng mình vào nước hay là lấy nước dội lên mình”. Trong khi đó, người Nhật lại nổi tiếng có những nhà tắm công cộng rất sạch sẽ, nơi khách đến tắm tha hồ “dúng mình vào nước”.

    Người Việt Nam không lau mình, cũng không xây nhà tắm cầu kỳ, mà ra ao “dúng mình” hay ra giếng kéo nước “dội lên mình”. Về cái tắm, Việt cũng vẫn cứ tiếp tục chen vào giữa Hoa và Nhật!

    *

    Kimono Nhật cực kỳ kín đáo, may không theo sát thân hình người phụ nữ, cũng không để lộ chút da thịt nào. Xường xám Trung Quốc may bó sát thân hình, phía trên phơi bày có khi trọn cánh tay, phía dưới xẻ một bên có khi cao đến mức phô gần trọn đùi. Áo dài Việt Nam may bó chỉ nửa trên, phần da thịt phơi bày bất quá hai “tam giác” rất nhỏ ở hai bên eo.

    Xường xám và áo dài đều tương đối mới. Nhưng chắc khoảng cách giữa trang phục Hoa cổ và xường xám lớn hơn khoảng cách giữa áo tứ thân và áo dài. Nghĩa là, cùng cách tân cho hợp thời, người Tàu đã đổi mạnh hơn người Việt. Còn người Nhật không chịu sửa kimono tí gì, tức là giữ mạnh. Dù đổi hay giữ, họ cùng cực đoan hơn ta. Tưởng xét lối ăn mặc, cũng có thể thấy cái đặc điểm không thái quá trong dân tộc tính Việt Nam.

    *

    Hình như tiếng sáo Tàu thường rất vui. Tiếng sáo Nhật lại thường não nùng đến mức kỳ dị. Tiếng sáo Việt bình thản, không vui quá, cũng không buồn... phi lý.

    Luật thơ Đường quá rắc rối. Luật thơ tanka quá đơn giản. Luật thơ lục bát vừa phải.

    Rượu Mao Đài hơn 100 độ. Rượu sake khoảng 30 độ. Rượu trắng của ta khoảng 60 độ.

    Về nhạc, thơ, rượu, Việt lại vẫn ở giữa Hoa và Nhật!

    *

    Điểm qua một số biểu hiện văn hóa, thấy trong biểu hiện nào dân tộc Việt Nam cũng tỏ ra chừng mực.

    Chừng mực đây không hề là nửa vời, là chưa đến chỗ cần đến. Chỗ cần đến nào?!! Những cái chỗ mà văn hóa Hoa và văn hóa Nhật “đứng”, ấy là những cực điểm, chứ không phải những vị trí tối ưu. Chẳng qua tính tình họ cực đoan, nên “đi” đâu cũng phải đi cho đến hết đường mới thôi, chứ ai bảo Bắc Cực và Nam Cực mới là đẹp nhất!

    Ai "cứng như đá” muốn đứng chênh vênh ở đâu thì cứ việc đứng. Ta “mềm như nước” tìm chỗ vững vàng nhất mà ngồi nằm cho thảnh thơi!

    Viết 2003
    Sửa 2014


    [1] Theo Đinh Hùng trong Đốt lò hương cũ, NXB Lửa Thiêng, 1971.

    [2] LêMinh Hà, Thương thế, ngày xưa..., NXB Văn Mới, Mỹ, 2001.
    [3] Nguyễn Hà, Hà thành hương và vị, NXB Văn hóa - Thông 1999.
    [4] TTK, Một cơn gió bụi, NXB Vĩnh Sơn, Sài Gòn 1969.
    [5] Okakura Kakuzo, Trà đạo (Bảo Sơn dịch), NXB Xuân Thu, Mỹ, không nhớ năm.
     
  8. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    LẠI CHUYỆN QUÊ THANH LỊCH

    Trong số các món ăn Việt Nam truyền thống, hình như không có món nào được nhiều người nhiệt tình ca ngợi bằng cốm. Đây vài “lời ca” tiêu biểu:

    “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước (...) mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam (...) thức quý của đất mình (...) thức quà thần tiên ấy (...) Phải nên kính trọng (...) Sự thưởng thức (phải cho) trang nhã và đẹp đẽ” (Thạch Lam). “Cốm là một thứ quà của đồng ruộng quê hương (...) một thứ quà trang trọng (...) giản dị mà thanh khiết (...) một món quà trang nhã (...) ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý (...) ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng (...) cảm khái nhường bao!” (Vũ Bằng). “Cốm (...) cái món quà thổ ngơi thơm lành của ruộng lúa nếp (...) giản dị thơm thảo hiền hậu, vừa chắc chắn vừa tinh tế (Nguyễn Tuân) [1].

    Cốm đặc biệt đến nỗi đòi hỏi người dùng phải có một phong cách thưởng thức “trang nhã và đẹp đẽ” hay “thanh lịch, cao quý”!!! Hiển nhiên như thế cốm phải chính là một hiện thân của sự thanh lịch. Có lẽ đa số mọi người quen liên hệ thanh lịch với phố phường, với cầu kỳ. Nhưng cốm lại là “một thứ quà của đồng ruộng quê hương”, cốm “mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị (...) của đồng quê nội cỏ Việt Nam”. Cốm Vòng là quê, nhưng quê thanh lịch.

    *

    Lời thốt tự đáy lòng có thể tự nhiên giống nhau. Vũ Bằng bảo “ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng”. Hoàng Cầm có lần mời Nguyễn Tuân một “chén rượu quê”, cũng bảo “thứ rượu chính cống nếp cái hoa vàng (này) chỉ uống một ngụm (...) cũng như uống cả một cánh đồng quê tháng Mười” [2]. Rượu mời nhà văn lớn trong dịp lớn hẳn là rượu... thanh lịch. Hoàng Cầm không viết tên ra, nhưng ta có thể đoán chắc đó là rượu Làng Vân. Rượu Vân là quê thanh lịch.

    Rượu nhắc chè. Rượu với chè như dương với âm, động với tĩnh, trai với gái, liền anh với liền chị. Vẫn Hoàng Cầm: “Chè Tân Cương chát, thơm bùi (...) nước xanh, ngọt giọng”. Chè ấy Phùng Cung bảo “Quất mãi nước sôi (...) đau nát bã, không đổi giọng”. Chè ấy khi tiếp khách quý Nguyễn Tuân đã “đem bộ đồ trà bé xíura, thận trọng, nghiêm cẩn chế nước sôi tráng ấm chén, rồi pha (...) Chà (...) ngọt đến cổ họng” [3]. Hiển nhiên chè Thái Nguyên Tân Cương cũng quê thanh lịch chẳng kém rượu Vân. Rượu và chè Việt Nam không “chồng tiên vợ cú” mà đẹp như tiên cả đôi!

    *

    “Lời quê chắp nhặt dông dài”... Dĩ nhiên chẳng qua Nguyễn Du theo nền nếp tốt đẹp mà nói khiêm thôi, chứ “chắp nhặt” như cụ thì lời tuy dài mà chẳng “dông” tí nào, hàng hàng châu ngọc chẳng thể bớt đi được... hạt nào! Cũng như cốm Vòng rượu Vân chè Thái ngào ngạt hương quê, Truyện Kiều rõ mồn một dáng quê. Vì tuy kể chuyện bên Tàu nhưng Kiều làm theo cùng thể thơ với không biết bao nhiêu ca dao trong kho tàng văn chương truyền khẩu của dân tộc Việt Nam. Đem so với thơ Đường điển chế cứng ngắc như... thành Tràng An, những bài lục bát của ta mềm mại, uyển chuyển như sóng lúa dập dờn, như cánh cò bay lả, như bước đi thoăn thoắt làm đu đưa hai thúng cốm của cô gái làng Vòng... Nói như Vũ Bằng nói về cốm, Hoàng Cầm nói về rượu, tất phải lời rằng: Kiều chỉ đọc một đoạn cũng đã cảm được độ tinh tế cực kỳ của thứ tiếng nói lạ lùng của cái dân tộc “quê” nhất thế giới này! Truyện Kiều đích thị là quê thanh lịch.

    *

    Văn hóa phát triển không phải chỉ là kỹ thuật tiến bộ.

    Cốm Vòng có kỹ thuật gì đâu, ấy thế mà phải cả một nền văn hóa nông nghiệp tồn tại nghìn năm nọ qua nghìn năm kia, kết tinh lại mới biến được hạt lúa non của giời thành hạt cốm của làng Vòng. Nom thật khó giản dị hơn, nhưng đó chính là một sản phẩm văn hóa chứ đâu phải thứ gì bám sẵn trên cây lúa để thôn nữ chỉ việc ra đồng hái bỏ vào thúng gánh đi bán!

    Mà kể cốm Vòng rượu Vân chè Thái là bất quá mới kể vài trong vô số sáng tạo “thanh lịch” của cái nền văn hóa ẩm thực “quê” độc đáo của dân tộc ta. Rất nhiều thực khách văn nhân tài hoa đã tốn bao nhiêu giấy mực ghi lại ấn tượng sâu sắc của mình về các miếng ngon quê hương, ai nấy đều bằng giọng hết sức nhiệt liệt. Chẳng hạn, Nguyễn Tuân từng trân trọng tùy bút về món “giò lụa Việt Nam tinh tế nhường ấy”, khẳng định đó là một đỉnh cao trong lịch sử chế biến thịt lợn của tất cả loài người. Thật, một đĩa giò ngon (như giò “cụ Líu”), một nậm rượu Vân, ăn một miếng, uống một ngụm, tưởng có lên tận... thiên đình cũng không thể “thực ẩm” cho thanh lịch hơn!

    Vãn hóa ẩm thực dĩ nhiên mới chỉ là một phần của toàn thể văn hóa dân tộc. Truyện Kiều là thành công tiêu biểu của một phần khác, rồi dân ca quan họ là thành công tiêu biểu của phần khác nữa, rồi chèo cổ lại phần khác nữa v.v. Đến được những đỉnh cao ấy là đằng đẵng thời gian chứ đâu phải một sớm một chiều. Cái “cây” văn hóa mà người Việt Nam “trồng” sau các lũy tre nó mất hàng bao nhiêu thời gian mới “kết” nên những cái “quả” ngon lành ấy đấy chứ.

    Cái thời quê thanh lịch đã qua rồi [4].

    Hầu hết “vang” và “bóng” của nó cũng đã gần tắt và gần khuất hẳn rồi. Nghe ngắm những cái gần tắt gần khuất nhiều lúc thương tâm khôn xiết. Cũng có cái chắc chắn sẽ còn mãi, như Kiều. Nhưng còn sừng sững đấy mà người đọc chỉ trầm trồ lấy lệ chứ không thực rung cảm thì khác gì mất, cũng đáng khôn xiết thương tâm!

    Biết mới thương... Vài chục năm nữa, những người Việt “quê” không còn một mống, lấy ai thương “thanh lịch” một thời...



    [1] Trong Hà Nội Băm Sáu Phố Phường Miếng ngon Hà Nội Cảnh sắc và hương vị đất nước.

    [2] Trong Nguyễn Tuân - người đi tìm cái đẹp, NXB Văn học, 1997, HC kể chuyện đêm ra mắt NXB Hội Nhà Văn ở Hà Nội năm 1957 có “đủ mặt các nhà văn nhà thơ đàn anh ”.

    [3] Theo Nguyễn Bùi Vợi trong Nguyễn Tuân – người đi tìm cái đẹp, NXB Văn học, 1997.

    [4] Xem bài "Thôi một nước quê " của TT.
     
    chichi.myluckycharm and lichan like this.
  9. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    MỀM NHƯ NƯỚC

    Đào Duy Anh nhận xét người Việt Nam “thích ứng và dung hóa (...) rất tài” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cao Xuân Huy cho rằng chúng ta “có cái đặc tính mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, lưu động, như nước” và bảo “nước (...) dễ tính (...) không phải là vì nó không có cá tính. Trái lại, đó là cái khả năng thích ứng vô hạn của nó (...) chính cái khả năng thích ứng (...) là cái tính ưu việt, cái bí quyết sinh tồn của dân tộc ta” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Gần đây hơn, Phan Ngọc, Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm trình bày nhận định về bản sắc văn hóa Việt Nam cũng đều nhấn mạnh đặc điểm linh hoạt. “Trăm miệng” một lời: người Việt Nam có đặc tính mềm như nước.

    Nghệ thuật dĩ nhiên là người. Việt tính biểu hiện thế nào trong nghệ thuật Việt?


    *
    Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu ở nước ta rất nhiều người dịch. Nguyên tác:

    “Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
    Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
    Bạch vân thiên tải không du du
    Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.
    Đọc đi đọc lại, sáu câu đầu bài thơ nghe chẳng những không êm tai, lại còn thấy... tưng tức! May được hai câu chót, “đỡ” hơn. Trong Đường thi, khi nhận xét về bài Phong kiều dạ bạc của Trương Kế: “Bài thơ này hay ở âm điệu, ít khi làm được như thế”, Trần Trọng Kim đã vô tình nói ra cái chỗ yếu của thơ Đường, là điển hình không hay về âm điệu.

    “Xưa cánh hạc bay vút bóng người
    Nay lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
    Vàng tung cánh hạc, bay bay mãi
    Trắng một màu mây, vạn vạn đời
    Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
    Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
    Gần xa chiều xuống, đâu quê quán?
    Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!”

    Bản dịch của Vũ Hoàng Chương nghe êm tai hơn nguyên tác. Vẫn luật Đường mà thơ nghe khác, hiển nhiên do đã chuyển qua thứ tiếng nói khác. Tiếng Việt có gì lạ? Tản Đà: “Chữ quốc ngữ của ta, âm và vận so với chữ nước khác, hãy nói như chữ Tàu, thì rất là giàu đủ và tách bạch hơn” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tù vựng thế, còn ngữ pháp thì “Đề - Thuyết”, cực kỳ linh động Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Thảo nào thơ “mềm” ngay cả khi vẫn còn làm theo luật “cứng”! Nếu dịch mà đổi cả thể thơ nữa:

    “Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
    Hạc vàng đi mất từ xưa
    Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
    Hán Dương sông tạnh cây bày
    Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
    Quê hương khuất bóng hoàng hôn
    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”,

    thì kết quả lại càng thêm êm tai, tới mức gần như một bản nhạc!

    Tiếng Việt chỉ mới nói thôi mà nhiều người nước ngoài nghe đã thấy gần như hát. Còn thể lục bát, hồi thế kỷ 19 Phạm Đình Toái nhận xét “có vẻ quanh co, lưu chuyển” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tức rất thuận tiện cho việc đem chất nhạc vào thơ. Bản dịch Hoàng Hạc lâu của Tản Đà sở dĩ đặc biệt du dương là nhờ đã tiếng Việt lại thơ lục bát. Xuân Diệu từng bảo Truyện Kiều là một bản nhạc dài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Việt tính, khi người Việt nói người Việt thơ, biểu hiện thành nhạc tính.


    *
    Trong mỹ thuật đời Lý, Thái Bá Vân nhận thấy có “sự nổi dậy kín đáo của một ý chí nghệ thuật cương quyết nhưng mềm mại (...) một nét thuộc bản sắc dân tộc” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ngắm nghía các tượng Phật đời Lý, Chu Quang Trứ cũng thấy “những đường nét hết sức mềm mại và uyển chuyển, bố cục cân xứng nhưng không đơn điệu (...) Nét dân tộc bật ra rất rõ, quán xuyến (...) toàn bộ (...) khác hẳn các hình tượng cùng đề tài của những dân tộc láng giềng” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Cái phong cách nghệ thuật độc đáo ấy ta đã có từ rất lâu trước Lý! Bình Nguyên Lộc bảo “Đồ gốm ở Cổ Việt khéo không kém đồ gốm cổ của Tàu, nhưng khác hẳn” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Hà Văn Tấn nhận định về đổ gốm Phùng Nguyên: “(người Việt cổ) ưa thích họa tiết tạo nên bằng những đường cong. Tất cả đểu uyển chuyển, thanh thoát, dứt khoát mà vẫn mềm mại, nhịp nhàng mà không đơn điệu” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    “Hai chỉ tiêu nền tảng” trong mỹ thuật Việt Nam truyền thống, theo Thái Bá Vân, là “nhịp nhàng” và “cân xứng”.

    *
    Xem chèo cổ, thấy người Việt Nam múa có phong cách riêng hẳn hoi. Chẳng hạn, trong Lưu Bình Dương Lễ, đoạn Châu Long và Lưu Bình gặp nhau ở quán “đề thơ”: thoạt tiên kẻ xôn xao lượn quanh người e ấp như bướm vờn hoa, cuối cùng hoa và bướm quấn quít dập dìu như chim liền cánh (tuy thực ra bàn tay vẫn chưa chạm bàn tay)... Diễn viên chèo thậm chí chẳng cần chuyển đến thân mình, chỉ một cổ tay xoay tròn cũng đủ gợi bao nhiêu tình, ý. Cái múa truyền thống của ta nó mềm mại, dẻo dang, nhẹ nhàng, bay bướm...

    Chèo dĩ nhiên là kịch. Trần Ngọc Thêm thấy sân khấu chèo có “tính linh hoạt”, vì diễn viên không nhất thiết theo sát bài bản của tích diễn và vì người xem có thể tham gia! Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    *
    Chiếc áo dài Việt Nam từng đăng quang trong một cuộc thi trang phục thế giới tổ chức bên Nhật. Cái vinh dự có lẽ bất ngờ, vì áo dài có phong cách ngược hẳn với kimono. Trông một phụ nữ Nhật đi như chạy lúp xúp trong chiếc kimono mấy lớp vải, tai ta như nghe được tiếng sột soạt. Trong khi ngắm một cô gái Việt Nam khoan thai trong chiếc áo dài, có người bảo trông thấy ngay được... gió! Một người khác nhận xét thứ “áo gió” của ta khiến sự xê dịch bình thường trở nên “thanh thoát”, ‘linh động phơi phới”. Một người nữa nói: “Tôi nhận ra chiếc áo dài Việt Nam đã tạo ra được những đường cong nét thẳng mà không có y phục nào có được (...) Áo đầm là cái hộp. Chui vào đó dù đứng hay ngồi cũng không tạo được đường nét nào khác” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Trang phục Việt Nam mềm mại, biến hóa, như tiếng Việt, như thơ lục bát, như kiểu dáng và hoa văn đồ gốm, như tượng Phật, như điêu khắc đình làng, như chèo...

    *
    Trần Văn Khê bảo “người Việt Nam khi đờn phải nhấn nhá...”. Nhấn nhá làm mềm âm thanh. Mềm có khi tới mức rưng rưng, như “giọt” đàn bầu. “Một dây nũng nịu đủ lời, nửa bầu chứa cả một trời âm giai” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link! Ta không chỉ nhấn nhá khi đàn thứ đàn riêng của mình. Trần Văn Khê cho biết đàn koto của Nhật và đàn tranh của ta đều phỏng theo đàn Trung Quốc, nhưng phát triển theo hai hướng khác nhau. Thủ pháp koto chú trọng bàn tay phải, bàn tay sinh ra âm thanh; trong khi thủ pháp tranh lại đặc biệt phong phú và tinh vi nơi bàn tay trái, bàn tay “nuôi dưỡng và làm đẹp âm thanh”. Khi đàn tranh, “tay mặt sanh ra cái xác, tay trái tạo ra cái hồn (...) về bàn tay trái, chúng tôi có rung, nhấn, mổ (...) có rung lơi, rung nhặt (...) nhấn nửa bậc, một bậc, một bậc rưỡi, hai bậc, hai bậc rưỡi, lại có nhấn vuốt, nhấn rung, nhấn mổ, nhấn khảy, nhấn mượn hơi (...) mổ đơn, mổ kép, mổ kềm dây.” Tranh vốn không mềm, nhưng tranh về với Việt rồi tranh cũng hóa mềm.

    *
    Việt tính thành hình lâu lắm rồi. Mà xưa kia chắc nó ở khắp Hoa Nam chứ không phải chỉ nơi vùng đất là nước ta bây giờ. “Mềm như nước” hẳn là toàn thể Bách Việt chứ không riêng Lạc với Âu. Dường như cái đặc tính ấy đã từng làm được chuyện rất oanh liệt.

    Bàn về mỹ thuật Trung Quốc, Thái Bá Vân nhắc thứ “hình học phi lý, khúc mắc như thách đố (...) của đồ đồng Thương, Chu” và nhắc “tính tuyệt đối của tinh thần Trung Hoa”. Nguyễn Hiến Lê lại bảo: “về mỹ thuật (...) Trung Hoa có đặc điểm này: tiết chế, điều hòa” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Lạ, mỹ thuật điều hòa lẽ nào lại xuất phát từ tinh thần tuyệt đối?!... Để ý những món đồ đồng rất đỗi kỳ dị kia ra đời trước Khổng Tử nhiều thế kỷ, khi người Tàu còn gần thuần chủng Hoa. Tức “tuyệt đối” là tổ tiên Khổng Tử, mà “tiết chế, điều hòa”, tức “trung dung”, là từ Khổng Tử trở đi. Thực ra, trung dung là thày Khổng dạy vậy thôi, chứ xét những việc người Tàu làm, xét những thứ họ làm ra, thấy lâu sau ngày Thày qua đời họ cũng chưa chịu bỏ hẳn cái nết “tuyệt đối” của tổ tiên Hoa xưa kia đâu. Dù sao, văn hóa Tàu tới Khổng Tử thì chắc chắn đã bớt “cứng” so với hồi đời Thương. Vì cớ gì? Ai đã ảnh hưởng đáng kể đến tính nết của những thế hệ người Tàu trước Khổng Tử? Còn ai nữa! Thiết tưởng chuyện là: Từ đất gốc ở Hoa Bắc, người Hoa liên tục bành trướng về phía nam. Đất phương nam không hề “trống”, mà là đất của một đại chủng có thứ văn hóa riêng đặc biệt mềm mại. Tuy thua trận, mất quyền cai trị, đại chủng ấy đã “pha” được văn hóa mình vào văn hóa của kẻ thắng trận, khiến ở Hoa Nam dần dần xuất hiện một thứ văn hóa lai nửa Hoa nửa Bách Việt, nửa cứng nửa mềm. Văn hóa lai rồi lan lên phía bắc, dần dần thay đổi văn hóa Hoa Bắc, để đến khi Khổng Tử ra đời thì tinh thần Hoa Bắc đã trở nên bớt tuyệt đối...

    Việt tộc mềm như nước, Hoa tộc cứng như đá. Gặp nhau, nước uyển chuyển chảy vào khuôn hay chảy quanh đá. Nhưng “nước” này không phải nước thường. Chứa nó lâu lâu, hay tiếp xúc với nó lâu lâu, trông lại thì đá đã... mềm! (Và nước cũng đã trở nên sền sệt, không còn lưu chuyển nhẹ nhàng như khi chưa chạm đá.)

    Viết 2003
    Sửa 2014


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ĐDA, Việt Nam văn hóa sử cương, Hải tùng thư, 1938.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link CXH, Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu, NXB Văn học, 1995.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTĐ,“Mỗi cảm tưởng về thơ ca của nước ta ”, 1932.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCao Xuân Hạo, Tiếng Việt, văn Việt, người Việt NXB Trẻ, 2001.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTheo Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao, NXB Khoa học Xã hội, 1992.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXD, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập NXB Văn học, 1987.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTBV, Tiếp xúc với nghệ thuật Viện Mỹ thuật Việt Nam, 1997.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link CQT, Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, Viện thuật Việt Nam, 2002.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link BNL, Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc việt Nam, Bách Bộc xb, Sài Gòn, 1971.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong Lịch sử Việt Nam, tập I, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1983.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link TNT, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP. Hồ Minh, 2001.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ba người này là: nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm, nhà văn Võ Phiến, họa sĩ Thái Tuấn.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thơ Văn Tiến Lê in trên bìa sau Hồi ký của Trần Văn Khê.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NHL, Lịch sử thế giới, NXB Văn nghệ, Mỹ, 1994.
     
  10. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    TƯƠNG LAI TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

    Phạm Quỳnh chia từ tiếng Việt thành hai loại: loại cụ tượng và loại trừu tượng. Loại từ thứ nhất có nội dung liên quan đến “thế giới hữu hình do giác quan có thể cảm được”. Loại từ thứ hai có nội dung liên quan đến “những nghĩa lý thuộc về tâm trí phải suy xét”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Chia xong, ông bảo tiếng ta giàu từ cụ tượng mà nghèo từ trừu tượng. Đã gần tám thập kỷ trôi qua mà không thấy ai bày tỏ bất đồng với ý kiến ấy. Thiết nghĩ nó có chỗ sai.

    Vấn đề ở chỗ, Phạm Quỳnh chỉ thấy một nhóm từ trừu tượng, tức những từ mà nội dung là “nghĩa lý (...) phải suy xét”, chẳng hạn, lịch sử, địa lý, chuyên chế, đế quốc, giai cấp, chủ nghĩa, chính trị, kinh tế (toàn vay của tiếng Tàu!).

    Nhóm từ trừu tượng vừa nói trên xuất phát từ hoạt động của trí óc. Nhưng con người ta ngoài trí óc còn có tâm hồn. Không phải chỉ sản phẩm của trí óc mới trừu tượng. Sản phẩm của tâm hồn cũng đâu có “hình”, giác quan nào mà cảm được nó, nó trừu tượng chẳng kém mảy may!

    Những từ trừu tượng xuất phát từ hoạt động của tâm hôn chẳng hạn: áy náy, băn khoăn, bần thần, bâng khuâng, bẽ bàng, bịn rịn, bồi hồi, bồn chồn, bủn rủn, bứt rứt, canh cánh, chống chếnh, dằn vặt, đau đáu, e ấp, hằn học, hụt hẫng, hững hờ, khao khát, lâng lâng, mê mẩn, ngại ngùng, ngẩn ngơ, ngỡ ngàng, phơi phới, rạo rực, se sắt, thẫn thờ, thổn thức, xao xuyến, xốn xang. Đây người Việt gần như không vay mượn của ai cả, vì tâm hồn đặc biệt đa cảm cùa ta nó làm tiếng Việt đã sẵn giàu có những từ ấy lắm rồi.

    Vậy có hai nhóm từ trừu tượng. Nhóm “Phạm Quỳnh” gồm những từ chỉ khái niệm. Nhóm nữa gồm những từ chỉ cảm xúc hay tâm trạng.

    Tiếng Việt quả rất nghèo từ trừu tượng khái niệm. Nhưng nó có lẽ giàu từ trừu tượng cảm xúc nhất thế giới.

    *

    Phạm Quỳnh đúng khi bảo tiếng Việt đặc biệt giàu từ cụ tượng. Nhưng từ cụ tượng có hai nhóm. Tiếng Việt chỉ đặc biệt giàu về một nhóm mà thôi.

    Hai nhóm từ cụ tượng là:

    Nhóm “vô cảm”: gồm những từ không chứa cảm giác, cảm xúc. Ví dụ: trời, đất, núi, rừng, sông biển, ao, chuôm, cây, cỏ, chim, cá, nai, gà, lợn, rìu, củi, nồi, niêu, khoai, tay, chân, râu, tóc, trắng đen, tắm, ngồi, uống, luộc, nướng v.v…Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nhóm “hữu cảm”: gồm những từ có chứa cảm giác hoặc cảm xúc. Ví dụ: nhấp nhô (thị giác), lả lay (thị giác), tách (thính giác), bì bõm (thính giác), ngào ngạt (khứu giác), thoang thoảng (khứu giác), trơn tru (xúc giác), ram ráp (xúc giác), chát xít (vị giác), chua lè (vị giác), nao nao (cảm xúc), nho nhỏ (cảm xúc), sè sè (cảm xúc), rẩu rầu (cảm xúc)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Không phải chỉ từ kép mới hữu cảm. Những từ đơn như co, cúi, cuộn, cựa, day, gập, khom, khum, lách, lòn, luồn, nép, oằn, rướn, thót, uẩy, vẹo v.v…,chúngcũng đều có chứa thứ cảm giác nhất định gì đấy chứ không phải “rỗng” như nồi, niêu, nón!

    Tiếng Việt không giàu từ cụ tượng vô cảm, nhưng hết sức phong phú từ cụ tượng hữu cảm. Tại sao?

    Từ cụ tượng vô cảm chẳng qua là tiếng đặt ra để gọi tên. Phải đi nhiều, thấy nhiều vật, nhiều hiện tượng, phải chế tạo ra nhiều vật mới, làm xảy ra nhiều hiện tượng mới, thì mới giàu tên gọi. Mới cái gì đó mới sẽ làm sinh ra không chỉ một từ gọi tên nó, mà còn một số từ nữa gọi tên những đặc điểm, những lối hoạt động độc đáo của nó. Người Việt chúng ta đi được bao nhiêu, chế được bao nhiêu, làm xảy ra được bao nhiêu, mà đòi tiếng mình giàu tên gọi bằng, chẳng hạn, tiếng Anh.

    Mặt khác, tuy “thế giới ta thấy” không phong phú vật và hiện tượng bằng “thế giới Tây thấy”, do người Việt có lối tiếp xúc với thực tại bằng tất cả giác quan và tất cả tâm hồn, bất cứ cái gì trong cái thế giới tương đối nghèo nàn của ta cũng có thể có thật nhiều phong cáchVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Mỗi phong cách làm nảy sinh một từ cụ tượng hữu cảm, nhờ đó về loại từ này tiếng Việt không chỉ giàu hơn hẳn tiếng Anh mà rất có thể giàu hơn hẳn bất cứ thứ tiếng nói nào trên thế giới!

    *

    Tiếng Việt đặc biệt giàu từ trừu tượng cảm xúc và từ cụ tượng hữu cảm.

    Thế thì hẳn các thứ tiếng khác đua nhau mượn những từ ấy về để làm giàu cho mình? Không đâu. Chẳng có tiếng nào bổ sấp bổ ngửa chạy đi vay từ của tiếng Việt cả, bất kể loại từ gì.

    Thời xưa, người Tàu đô hộ nước ta hơn nghìn năm, bắt dân ta lên rừng săn tê giác xuống biển mò trai ngọc, cướp hằng hà sa số sản vật quý nhưng chắc không động mấy đến kho từ vựng của tiếng ta. Thời gần đây, người Pháp chiếm nước Việt Nam gần trăm năm, cũng bắt dân ta khai thác đủ thứ tài nguyên để họ chở về “mẫu quốc”. Khi giặc bại trận phải rút khỏi “tử quốc”, chữ Việt cũng chưa đi vào tiếng Pháp. Thời rất gần đây, người Mỹ đổ bộ hàng nửa triệu lính lên một nửa nước ta hàng non chục năm trời. Khi họ về nước, chữ Việt coi như vẫn còn hoàn toàn đứng ngoài tiếng Anh.

    Tại sao tiếng Tàu, tiếng Pháp, tiếng Anh không chịu vay từ của tiếng Việt?

    Trước hết, đó là do bên giàu mạnh không bao giờ đi vay văn hóa của bên nghèo yếu. Vay, là khi thấy cần. Họ hơn ta về vật chất thì họ đâu cần phải học tiếng ta làm gì, vì khi đôi bên giao thiệp ta sẽ phải nói thứ tiếng nói của họ. Vay, cũng là khi thấy quý. Tàu, Pháp, Mỹ không thấy tiếng Việt là quý, bởi cái hơn về vật chất làm họ thấy họ cũng hơn ta luôn về tinh thần! Thứ hai, ngay cả sau khi nước Việt Nam trở nên giàu mạnh, tinh hoa tiếng Việt (nếu chưa mất!) cũng vẫn không “xuất khẩu” đi đâu được. Nguyên cớlà chính cái đặc tính hữu cảm độc đáo của nó: từ mà hễ chứa cảm giác hay cảm xúc thì không thể dịch ra tiếng nước ngoài. Cố dịch, chỉ ra những cụm từ tiếng gì đó thuyết giảng rất lòng thòng về cái “bất khả thuyết” chứa trong một từ tiếng Việt.

    Khắp mặt đất bao la không một tri kỷ, cô đơn lắm có phải không, hỡi những nhấp nhô, róc rách, ngạt ngào, gây gấy, chua lè, nao nao, nho nhỏ, đìu hiu, man mác, se sắt, bẽ bàng, chống chếnh, xao xuyến, xốn xang, ngỡ ngàng, ngẩn ngơ, buổn tênh, bịn rịn v.v… ơi!

    *

    Cái phần độc đáo trong kho từ vựng tiếng Việt chắc chắn sẽ mãi mãi cô đơn. Được thế đã mừng!

    Mãi mãi cô đơn tức mãi mãi còn. Nhưng căn cứ vào diễn biến văn hóa, e đến lúc nào đó những từ chứa cảm sẽ rời kho tiếng Việt sống mà đi vào nghĩa trang Tử Ngữ!

    Tại sao? Văn hóa Việt Nam và văn hóa Tây phương vốn phát triển theo hai hướng trái ngược. Văn hóa ta gần như thuần cảm. Đối với tự nhiên, tổ tiên ta tập trung cảm thụ chứ không thắc mắc, nghĩ ngợi, tìm cách chinh phục. Hướng phát triển này không đưa đến thành công vật chất lớn lao. Văn hóa Tây gần như thuần nghĩ. Nghĩ ngợi suốt bao nhiêu thế hệ, rút cuộc người Tây phương nghĩ ra một cách nghĩ đặc biệt thích hợp cho việc chinh phục tự nhiên, là khoa học Nhờ khoa học, họ trở nên cực mạnh và cực giàu. Để sống còn và để đua giàu, ta cũng phải theo khoa học.

    Xưa thiên nặng về cảm, nên ta mới nói thứ tiếng cảm. Nay ta bắt đẩu cố nghĩ nhiều như Tây, chẳng bao lâu nữa sẽ nghĩ nhiều y như Tây, nên tiếng Việt chắc chắn rồi sẽ hóa thành một thứ tiếng nghĩ. Tiếng Việt tương lai sẽ hết sức dễ dịch ra tiếng Tây, vì nó chính sẽ là một bản dịch của tiếng Tây!

    *

    Lấy luật tự nhiên mà xét, biết bản sắc từ vựng tiếng Việt rồi sẽ mất.

    Biết thế, rồi lại muốn biết thêm cụ thể nó mất thế nào. Thì đây.

    Xưa kia, môi trường sống của người Việt Nam gần như bất biến từ đời này sang đời khác. Độ bền ấy giúp tổ tiên ta có thật nhiều thời gian để cảm giác và cảm xúc. Bây giờ, môi trường sống đang thay đổi rất nhanh chóng. Tất cả mọi thứ xung quanh cứ liên tục biến hóa vù vù, làm sao ta cảm và cảm đến nơi đến chốn cho kịp?! Kịp hay không lại còn do cái lịch sinh hoạt. Người nông dân cổ thời tuy lao động vất vả nhưng thực ra đã ít bận rộn hơn người thị dân hiện đại. Đời sống mới bận rộn vô cùng, ai nấy hễ không túi bụi làm việc thì phải tới tấp giải trí, để cho đủ thư giãn mà trở lại túi bụi làm việc! Thì giờ đâu nữa để ngồi vận dụng giác quan, tâm hồn, mà cảm môi trường cho sâu và lắng nghe tâm trạng chính mình cho rõ!

    Chưa hết. Môi trường đổi nhanh thoăn thoắt cộng thời gian “rảnh” quá hiếm, mới chỉ là một trở ngại. Cái trở ngại thứ hai nó nằm ngay trong chính con người. Đã nói người Việt Nam đang chuyển từ chủ cảm sang chủ nghĩ. Nghĩa là ta đang bớt vận động tâm hồn. Tâm hồn cũng như cơ bắp, hễ ít vận động thì sẽ teo tóp. Lấy một cái tâm hồn teo tóp, yếu ớt, để cảm một cái thực tại biến hóa như điên, mà có kết quả đáng nói được sao!

    Hai cái trở ngại to quá. Trách nào xem lại, hầu hết những từ chứa cảm đều đã có mặt trong tiếng Việt từ đời... tám hoánh, chứ không phải mới được đặt ra gần đây. Nhất là nhóm trừu tượng cảm xúc, hình như lâu lắm rồi không thêm từ mới.

    Tuy coi như đã ngưng sáng tạo những từ ấy, nhưng có lẽ trong một thời gian khá dài, đa số người Việt sẽ vẫn tiếp tục dùng chúng trong lời nói và lời viết. Dùng cách hững hờ, mỗi ngày mỗi thêm hững hờ, thêm khác cách dùng đầy rung động của tiền nhân. Cứ thế đến, chẳng hạn, đầu thế kỷ 22. “Có người (...) xa nghe (...) nức tiếng (...) tìm chơi”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mới hay những đìu hiu, lãng đãng, chống chếnh, khắc khoải, phơi phới, xốn xang v.v. đã rơi khỏi cửa miệng cháu chắt chúng ta tự bao giờ!

    *

    Một mai tiếng Vỉệt thôi “cảm”, thì có sao đâu?

    Nó sẽ rụng mất hết những gập ghềnh, phất phơ, đìu hiu, man mác, lâng lâng, xao xuyến v.v. Bù lại, nó sẽ mọc thêm vô số từ gọi tên vật nọ vật kia, khái niệm nọ khái niệm kia. Cứ tình hình khoa học kỹ thuật phát triển nhanh hơn chớp, nó sẽ được bù dư, chứ có phải chịu lỗ lã gì đâu mà rên rẩm?

    Bù làm sao được mà đòi bù! Khi dân tộc Việt Nam còn nói thứ tiếng cảm độc đáo của mình, họ là những con người cảm thụ thực tại đến nơi đến chốn. Họ không trông được tận mắt bao nhiêu thứ, nhưng trông những thứ quanh mình họ thấy được thật nhiều và cảm thấy được thật nhiều. Thực tại cũng là chính con người và người Việt Nam lắng nghe lòng mình cũng thật sâu sắc. Họ nghèo, nhưng đời sống tinh thần của họ lại hết sức giàu có. Lấy nguyên lý và máy móc chực bù cho cảm và cảm, mà nghe được sao!

    Thực ra, khi tiếng Việt hóa thành một bản dịch của tiếng Tây thì tâm hồn Việt đã teo nhỏ lắm rồi. Không còn bao nhiêu tâm hồn nữa thì đâu có biết trân trọng những gập ghềnh, phất phơ, đìu hiu, man mác, lâng lâng, xao xuyến v.v. nữa mà đòi ai bắt đền!

    Người nằng nặc đòi đền của chính là người chưa mất của, như kẻ viết bài này. Vẫn ôm lâng lâng, xao xuyến chặt trong tay mà tưởng tượng ngày mất lâng lâng, xao xuyến. Miên man tưởng tượng, rồi nhớ khôn nguôi!

    Viết năm 2005
    Sửa 2015

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link “Quốc học với quốc văn”, tạp chí Nam Phong, số tháng 7 năm 1931, in lại trong Luận về quốc học, NXB Đà Nẵng, 1999.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dĩ nhiên trong số những từ vô cảm đối với ta bây giờ, có thể có một số vốn xưa kia là hữu cảm. Tổ tiên ta có thể đã cảm giác thế nào đó khi gọi chim là “chim”, cá là “cá”

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Truyện Kiều: “Nao nao dòng nước uốn quanh, nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc sang.
    Sè sè nấm đất bên đàng, rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xem bài “Màu hữu cảm trong tiếng Việt” của TT

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Truyện Kiều, chỗ kể đời Đạm Tiên: “Có người khách ở viễn phương, xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi. Thuyền tình vừa ghé tới nơi, thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ”.
     
    gadoi thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này