Весёлые человечки — группа сказочных персонажей, ставших постоянными героями рассказов и комиксов в журнале «Весёлые картинки» (с 1956), а также детских книг и мультфильмов. В «Клуб Весёлых человечков» входят восемь персонажей, большинство из которых было известно задолго до создания журнала : ✎ Карандаш (Bút Chì) — художник из повести Ю. Дружкова «Приключения Карандаша и Самоделкина», лидер всей группы, председатель «Клуба Весёлых человечков». ✎ Самоделкин (Khéo Léo) — робот из повести Ю. Дружкова «Приключения Карандаша и Самоделкина», мастер на все руки. ✎ Буратино (Bù Nhìn) — персонаж сказки «Золотой ключик» А. Н. Толстого. ✎ Чиполлино (Chú Hành) — персонаж сказки «Приключения Чиполлино» Джанни Родари. ✎ Петрушка (Chàng Tễu) — персонаж кукольного театра. ✎ Гурвинек (Thằng Bờm) — персонаж чехословацкого театра кукол, созданный в 1920-е годы Йосефом Скупой, в 1950-е годы стал популярен в СССР как герой мультфильмов. ✎ Незнайка (Mít Đặc) — персонаж сказок Николая Носова. ✎ Дюймовочка (Ngón Cái) — персонаж одноимённой сказки Х. К. Андерсена (она появляется не во всех произведениях о «Клубе Весёлых человечков», а иногда вместо неё фигурирует Синеглазка из Зелёного города). Карандаш и Самоделкин были придуманы детским писателем Юрием Дружковым, а нарисовал их художник и основатель журнала «Весёлые картинки» Иван Семёнов. Сын Юрия Дружкова, писатель Валентин Постников, так описывает создание этих образов : 『В 1956 году был открыт журнал «Весёлые картинки», куда пришёл на работу мой двадцатидевятилетний папа. Главными героями журнала должны были стать маленькие весёлые человечки — Незнайка, Чиполлино, Буратино. Однако их оказалось маловато, и решено было придумать ещё двоих. Это важное дело поручили моему папе и художнику Ивану Семёнову... Так на свет появились Карандаш — художник с волшебным карандашом вместо носа : всё, что он нарисует, в ту же секунду оживёт, и Самоделкин, у которого вместо носа винтик, ручки-ножки — пружинки, сам он весь железненький и за одну секунду может всё что угодно починит』.
Ở Câu Lạc Bộ Vui Nhộn đang tất bật chuẩn bị cho một đại nhạc hội. Nghe đâu, chàng Tễu sẽ biểu diễn các vũ điệu Nga, Ukraina và Tiệp Khắc. Còn Bờm phụ họa bằng một chiếc phong cầm có nút. Tóm lại là mỗi người phải soạn lấy mấy tiết mục, vì chương trình thì lớn mà thưa nghệ sĩ quá. Cũng phải đế thêm, Mít Đặc nài mãi mới được dự một tiết mục, ấy là thổi sáo. Nhưng cho tới hôm nay, cậu ta vẫn chỉ rặn được đúng một tiếng - phì. Bút Chì đảm nhiệm soạn nhạc. Cũng phải thôi, chú ta đâu mỗi chỉ huy ban nhạc, mà còn là nhạc sĩ nữa. Bé Bù Nhìn cũng sắp soạn xong bích chương quảng bá đại hội. Quả thật Bù Nhìn làm cứ thoăn thoắt. Bé dự định cho các bạn nhỏ chiêm ngưỡng một màn xảo thuật diễn chung với sư tử đã qua huấn luyện. Không biết liệu rồi bé có kịp chuẩn bị xong tiết mục không đây ? Chú Hành đang tập xe đẩy chân. Cứ hễ hơi mệt, chú lại luyện vài động tác lộn nhào. Còn Khéo Léo hí hoáy lắp thiết bị phối sáng cho vũ đài, mất non ngày chứ chẳng chơi. Ấy thế chú ta vẫn có thì giờ dọn sẵn vài tiết mục. Nhưng cụ thể thế nào có giời mới rõ !
Một bữa nọ, trong lúc anh em vẫn mải diễn tập, bỗng có tiếng cộc cửa rất khẽ. "Mời dzô !" - Bút Chì đáp lại, không chẳng thấy ai xuất hiện. Cả bọn có hơi chột dạ : "Đứa nào trêu vậy nhỉ ?". Mãi một lúc cửa mới mở, rồi một người lạ hoắc bước vào. "Chào các bạn !" - Người ấy lễ phép chìa ra một mảnh giấy - "Đây là đơn của tớ ! Rất mong các bạn chấp nhận cho tớ tham gia Hội Vui Nhộn". "Thế cậu biết làm gì ?" - Bút Chì gặng hỏi - "Chừng tháng nữa chúng tớ mở nhạc hội cho các em nhỏ. Cậu góp mấy tiết mục nhé ?". "Được !" - Cậu ta lộ vẻ mừng rơn. "Tớ biểu diễn với một con sư đã qua huấn luyện !" - Vị khách nói, rồi bắt đầu nhại điệu sư sử với cả huấn luyện viên. Thế là nhân vật mới toe làm ai nấy ôm bụng cười ngặt nghẽo. "Được lắm, cậu bang trợ bạn Bù Nhìn nhé !" - Bút Chì tuyên bố - "Tại bạn ấy chọn sư tử với xảo thuật trước rồi. Đồng ý không ?". "Vậy một tuần nữa tớ quay lại !" - Nhân vật mới giao kèo với cả hội rồi chạy biến ra cửa.
Nhân vật mới chỉ lui tới hội đôi lần. Nhưng cậu ta không chịu huấn luyện sư tử, vì bảo rằng chẳng thấy hay tẹo nào. Thế rồi cậu hẹn chuẩn bị các vũ điệu như Tễu đang tập. Nhưng cậu ta vẫn không chịu nhảy, và phân bua rằng đã đổi ý. Cậu lại hứa soạn các tiết mục thay Bờm. Dần dà ai nấy nản lòng vì nhân vật mới chỉ tổ quấy rầy thôi, mà rồi cả bọn quyết định gieo niềm tin lần chót. "Như tớ gặp cậu ta ở đâu rồi ?" - Bù Nhìn bảo - "Nhưng đâu thì chả nhớ !". Ngày kiến diện khán giả đã đến. Lúc anh em gói ghém sắp đi nhà trò, nhân vật mới hớt hải phi vào buồng. "Cậu soạn xong vở diễn chưa ?" - Chàng Bờm nhả nhớt cậu ta. "Ừ thì... khỏi !" - Người mới đáp - "Tớ đổi ý rồi : Xảo thuật hay hơn. Thực ra tớ chưa tập, nhưng mà hứa...". "Nhớ rồi !" - Bù Nhìn lu toáng lên - "Đấy là cậu Hay Hứa !". "Cậu làm chúng tớ thất vọng quá !" - Bút Chì ngỏ ý phẫn nộ - "Người như thế câu lạc bộ không kết nạp đâu !". Bút Chì phất đũa chỉ huy, thế là đại nhạc hội khai mạc. Ban nhạc trình tấu một hoa khúc Bút Chì đặc biệt soạn cho ngày trọng đại này. Sau đó màn kéo lên, anh em vũ công vui nhộn dàn hàng biểu diễn. Hay Hứa cũng dự nhạc hội. Nhưng cậu ngồi cùng lính cứu hỏa, khuất sau vũ đài, chỗ xa nghệ sĩ với khán giả nhất.
Người trước tiên lên vũ đài là chú Hành. Chú ta bắt đầu lượn xe đẩy. Chú lái bánh trước, xong lại lộn bánh sau. Chú hết bay qua ghế lại đu trên dây, rồi đứng bằng tay. Nhưng trước khi Hành kịp hoàn thành tiết mục, Tễu phóng lên sân trò. Chàng ta trình diễn những vũ điệu mà Hay Hứa xin xí phần. Thế rồi màn trò có con sư dữ tợn xông ra. Ấy, bé Bù Nhìn can đảm thuần hóa nó rồi. Sư tử nhảy vòng, đứng bằng chân sau, nâng bịch đường bằng mũi. Nhưng hóa ra... chả phải sư tử thật. Chẳng qua Khéo Léo giả dạng thôi. Mà giá kể chú cứ nằm yên trong lốt sư, ai nấy sợ khóc thét vì ngỡ là thật. Vai trò mà cu chàng lén chuẩn bị suốt tháng giời chứ đùa ! Tiết mục kế là nhạc kịch. Thằng Bờm trổ tài chơi nhiều nhạc cụ cùng lúc : Kèn, vĩ cầm, tây ban cầm. Chốc sau Bù Nhìn bước ra ca ỏm tỏi. Rồi bé diễn mấy màn xảo thuật lạ mắt cho các bạn nhỏ tha hồ trầm trồ.
Sau cùng Bờm và Mít Đặc ra tấu hề. Hai đứa nhác thấy Hay Hứa cũng dự khán nên tức cảnh ngâm thế này : Hôm qua hội tớ tiếp người, Bạo ngôn hoạt bát quá trời dễ thương. Ai nấy vỗ tay làm mừng, Tưởng đâu nghệ sĩ góp công mấy trò. Quả nhiên sốt sắng hẹn hò, Trò nào cũng thích kịch nào cũng hay. Nhưng vui chưa được bấy lâu, Chán ngay tức khắc lắc đầu chuyển tông. Xem ra nhạc sĩ vũ công, Phi xe thuần hổ chẳng bằng một anh. Hóa ra bậc thầy đáng danh, Đích thị nói hứa làm suông đây rồi. "Lỗi tại tớ tuốt !" - Hay Hứa thẹn thuồng bảo cậu lính cứu hỏa - "Tớ rất hối hận vì để các bạn thất vọng". "Không sao, giờ cậu lên sân khấu phân trần với các bạn đi nào !" - Lính cứu hỏa vỗ về yên ủy. Thế là Hay Hứa bước ra vũ đài. "Thưa các bạn, tớ là Hay Hứa ! Tớ vô cùng hổ thẹn vì trót hứa bao bận mà chưa làm được gì cả. Nhưng tớ thành thực cam đoan rằng, từ nay sẽ thành thực trân trọng lời hứa của mình !".
TRẬN ĐẤU BẤT THƯỜNG Các bạn ơi ! Hẳn là trong chúng ta, ai cũng yêu mê túc cầu nhỉ ? Và tin chắc bạn nhỏ nào cũng yêu ngoạn cụ biết vâng lời. Ngay bây giờ, tôi kể các bạn nghe một truyện cảnh giác. Số là gần đây ở quầy ngoạn cụ của hiệu bách hóa chúng tôi vừa xảy ra sự lạ lùng. Trong vô vàn đồ chơi tinh mĩ, thảng hoặc vẫn có hàng kém phẩm chất, nên không biết từ đâu xuất hiện một hộp gỗ đựng toàn túc cầu thủ bị lỗi. Vậy mà trên nắp vẫn dán sót nhãn Hạng Nhất, cho nên các ngoạn cụ ấy lấy làm kiêu hãnh lắm, và họ đã... À thôi, bây giờ mời các bạn theo dõi nhé ! Bấy giờ bọn cầu thủ chui ra khỏi hộp mà thán nỗi bất bình : "Đội mình đi đâu hết rồi ?! Đến huấn luyện viên cũng chẳng có !". "Ầy, toàn ngữ đầu bẹt cá trê !" - Thằng Bờm thủ quân ngạo mạn thốt lên - "Bọn mình cần quái gì huấn luyện nữa ? Mình là đội Hạng Nhất rồi mà ! Hiểu chửa ?". Thế là cả lũ đồng thanh hưởng ứng. Có chú Thỏ đã nghe lỏm bọn cầu thủ khoe khoang, bèn chạy đi mách các bạn : Nào ngoạn cụ lỗi, nào phải coi chừng, rồi gọi đội quán quân lừng danh...