Chào các bạn! Hiện tôi đang làm text ebook cho Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cuốn này là một cuốn sách về vi sinh vật có rất nhiều tên các nhà sinh vật học được chuyển sang tên phiên âm tiếng Việt nên trải nghiệm đọc bị ảnh hưởng và gây khó khăn cho việc tham khảo thêm. Ví dụ: Hiện tôi đã xong hơn 100 trang trên tổng số hơn 300 trang, phần này là phần có số lượng tên nhiều nhất, tôi đã chuyển xong hầu hết, chỉ còn vài tên do không truy được tên gốc. Là các đoạn trích dưới đây, những tên đó được tô đỏ. Mời các bạn thảo luận xem thay bằng cách nào cho hợp lý?
Cảm ơn bạn nhiều! Trong này có thông tin hơi sai. Félix d'Herelle (trong sách phiên âm là Đêren - tôi đã thay từ trước) là người Canada cơ.
Tìm thông tin về ông van Niel thì thấy ông này đúng là học trò của Albert Kluyver. Tôi sẽ thay cả họ và tên luôn (sẽ thay như thế cả những cái tên chỉ có mỗi cái tên). Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Mình cũng không rõ, trên wiki tiếng anh và một số trang khác cũng để như vậy. Có thể đó không phải là quốc tịch mà địa điểm công tác/nơi mà tổ chức do ông ấy đại diện chăng!? Vì xem wiki thì thời điểm đó ổng ở Ai Cập thật.
Ông này đi khắp nơi luôn, có cả Đông Dương nữa. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Riêng đoạn đời ở Ai Cập thì là: Ông ấy đến Ai Cập làm cho Hội đồng y tế kiểm dịch hàng hải để ngăn chặn dịch hạch và dịch tả lan sang châu Âu và các vấn đề vệ sinh của các đoàn Hồi giáo trở về từ Mecca và Medina. Đại khái là một chuyên gia y tế được chính phủ Pháp cử sang Ai Cập. Xem lại thì ông này sinh ra ở Canada, có thể vì vậy mà ông ấy được gọi là người Canada chăng? Còn trong Wiki thì nói: ...là nhà vi sinh vật học Pháp. vậy là người Pháp-Canada là chính xác nhất, kiểu như người Việt - Hà Nội vậy.
Ngoài lề, trước đây mình cứ đinh ninh Canada nói tiếng Pháp toàn bộ. Lúc nhỏ xem bộ phim hoạt hình kia thấy nói tiếng Pháp, suy ra Canada nói tiếng Pháp luôn
Lại gặp ca khó: Đoạn này nói về rượu vang Pháp. Tìm thì thấy mỗi "Château Latour" không hiểu nhà khoa học kia có quan hệ gì với thương hiệu này không?
Có lẽ là ông Charles Cagniard de Latour: "Cơ chế lên men rượu Năm 1838, ông chỉ ra cách nhân giống men bia bằng cách nảy chồi và giải thích vai trò của nó trong quá trình lên men rượu; do đó, ông chứng minh rằng quá trình lên men là do các sinh vật sống." Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
Sao họ không làm một bảng quy đổi tên phiên âm vậy ta! Một cột là tên phiên âm, cột còn lại là tên gốc. Cứ phiên theo sở thích đến đời con cháu giải mã quá mệt.
Có gì mà mệt? Coi như một trò chơi thôi bạn ơi! Cùng nhau chễ biến mới vui, chứ dọn sẵn lên mâm ê hề chưa chắc đã tốt.
@tran ngoc anh Tôi quay trở lại ý vừa rồi, vì chợt nhớ ra là trong trường học, mỗi một môn học các giáo viên đều chia nhỏ cuốn sách ra, bắt học sinh phải đọc mỗi ngày kèm theo sự hướng dẫn, có khi cả thảo luận (yêu cầu phát biểu ý kiến về bài học hôm đó) chứ không hề đưa cả cuốn sách cho học sinh rồi kệ, định kỳ kiểm tra xem có đọc không bằng các bài test nhỉ? Tất nhiên so với trường học thì quá khập khiễng, nhưng rõ ràng việc thảo luận từng phần của cuốn sách vì lý do gì đó rõ ràng tốt hơn việc chỉ đăng một cuốn sách rất hoàn hảo lên là xong.
Mình nghĩ không thể làm được vì quá phức tạp. Nhiều khi một âm không rõ đó là sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng hay thanh ngang để làm được bảng quy đổi. Cốt lõi là cái âm của ngôn ngữ đó không có trong ngôn ngữ của mình. Nếu đổ công sức làm thì chắc cũng được, nhưng mình nghĩ tính áp dụng không cao. Mỗi người phải biết cái bảng quy đổi đó thì mới giao tiếp dễ. Vậy thì phức tạp quá. Tốt nhất cuối sách có một bảng quy đổi giữa tên phiên âm + tên gốc + tên tiếng Anh cho những danh từ riêng được dùng trong sách.
Tôi thấy ý kiến của bạn trùng với ý kiến của bạn tna mà. Riêng với cuốn này thì việc đó khó thật chứ không phải khó đùa vì dường như tác giả tham khảo từ tài liệu tiếng Nga, các tên trong tài liệu đó đã phiên âm hết sang tiếng Nga (có một chỗ tên gốc bắt đầu từ chữ H, nhưng trong sách in là chứ G vì tiếng Nga không có âm H).
Cái này bên TQ họ đã làm. Không những các tên xưa mà các công ty nước ngoài đăng ký ở TQ phải đăng ký tên phiên âm và xét duyệt ý nghĩa cẩn thận chứ không phải ai muốn phiên sao thì phiên.
Kiểu như savon thì miền bắc phiên là xà phòng, miền nam kêu bằng xà bông phải không? Thế mới cần vai trò của chính quyền, như Tần thủy hoàng bắt phải "thư đồng văn..."