Hoàn thành Con đường Tơ lụa Mới: Hiện tại và Tương lai của Thế giới

Thảo luận trong 'Góc dịch các tác phẩm tiếng Anh' bắt đầu bởi Thanh Tinh Thien, 1/7/22.

  1. [​IMG]
    "Con đường tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới" - tác giả Peter Frankopan - dự đoán xu hướng địa chính trị, kinh tế toàn cầu.

    Sách bàn về sự chuyển dịch trung tâm quyền lực của thế giới từ phương Tây sang phương Đông. Peter Frankopan đánh giá đây là sự "thay đổi và chuyển dịch có tính chất và quy mô mang tầm thời đại". Là nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiên cứu về "con đường tơ lụa" - tuyến đường thông thương quan trọng trong lịch sử nhân loại - Peter Frankopan tổng hòa nhiều bằng chứng để đưa độc giả vào mạng lưới những "con đường" đang góp phần tạo nên bộ khung kinh tế và địa chính trị của thế giới ngày nay.

    Sách gồm năm phần, chia sẻ cái nhìn của tác giả với xu hướng dịch chuyển quyền lực thế giới, gồm: Những con đường dẫn tới phương Đông, Những con đường dẫn tới trái tim của thế giới, Những con đường dẫn tới Bắc Kinh, Những con đường dẫn tới đối đầu, Những con đường dẫn tới tương lai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    ******
    CON ĐƯỜNG TƠ LỤA [cũ] & LỊCH SỬ THẾ GIỚI
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. Chiến lược Đại Trung Đông và con đường tơ lụa mới của Trung Quốc

    Thuật ngữ 'Đại Trung Đông' được dùng để ám chỉ 27 quốc gia có diện tích tương đương với các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), với Trung và Nam Mỹ hay với khu vực châu Phi hạ Sahara. Tập hợp này đại diện cho hơn một nửa (27/49) các quốc gia Hồi giáo trên thế giới, nơi người Hồi giáo chiếm hơn 50% dân số địa phương ở mỗi nước.

    Và sự có mặt mạnh mẽ của Trung Quốc ở đây, với tham vọng xây dựng con đường tơ lụa mới, thực sự đã đem lại sự thay đổi cho khu vực, bao gồm cả hân hoan và những mối lo ngại.

    'Ngã tư' Đại Trung Đông

    Từ năm 2012 đến 2017, dân số của khu vực này đã tăng gần 16%, từ 720 lên 844 triệu dân, trong đó tính cả 190 triệu ở Bắc Phi, bao gồm cả Ai Cập – nước có hơn 97% là người Hồi giáo. Con số này chiếm 46% dân số Hồi giáo trên thế giới (1,83 tỷ người, chiếm 24,1% dân số thế giới năm 2017). Đây là tỷ lệ tăng dân số cao nhất so với các nhóm địa chính trị chủ chốt khác trên toàn cầu.

    Về kinh tế, GDP của 27 quốc gia khu vực Đại Trung Đông chiếm tối đa khoảng 6% GDP toàn cầu, gấp 3 lần GDP trên danh nghĩa của vùng châu Phi hạ Sahara có diện tích và dân số tương đương; gấp đôi các quốc gia CIS và kém hơn một chút so với khu vực Trung Mỹ và châu Mỹ Latinh. Con số này ít hơn khoảng bốn lần so với Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, vốn có diện tích và mật độ dân số ít hơn rất nhiều, từ 1,5 đến 4 lần. So với Trung Quốc, khu vực Đại Trung Đông lớn gấp đôi nhưng có dân số ít hơn hai lần và chỉ số GDP kém hơn gần 3 lần.

    Khu vực này tuy dễ bị tổn thương nhưng cũng rất quan trọng, vì những giao thương từ châu Á, chủ yếu là Trung Quốc với ý đồ xây dựng lại 'con đường tơ lụa', đến châu Phi và châu Mỹ Latinh bắt buộc phải đi qua để tiếp cận Mỹ, từ phía nam và phía bắc thông qua các dịch vụ hàng hải trong tương lai. Qua đó có thể thấy tầm quan trọng to lớn của các dự án mà Trung Quốc đang xây dựng, nhân danh 'vành đai và con đường' trong khu vực này.

    [​IMG]

    Con đường tơ lụa mới

    Không thể phủ nhận Trung Quốc là một trong những quốc gia lớn trên thế giới trong quá khứ và hiện nay có một ký ức lịch sử và địa chính trị liên tục từ hơn 5.000 năm, với những văn bản ghi chép liên quan đến du lịch, thám hiểm, các sự kiện trong và ngoài nước… Điều này đem lại cho Trung Quốc những kinh nghiệm không gì sánh kịp, thông qua các cuộc gặp gỡ hoặc những sự đối đầu văn minh bất ngờ, trong đó có cả yếu tố thành công hoặc thất bại.

    Ví dụ như cuộc đối đầu giữa dân tộc Hán và Vương triều Hung nô du mục, từ năm 133 trước Công nguyên (TCN) đến năm 89 TCN, khi nhà nước phong kiến Trung Hoa triển khai Con đường tơ lụa lịch sử. Và chính kết quả của những cuộc đối đầu này đã biến Trung Quốc trở thành một nhân tố chủ chốt thiết yếu của sự lĩnh hội và của những hành động vươn ra hay nối tiếp qua khu vực Đại Trung Đông, vốn được nhìn nhận như một khu vực 'lưỡi liềm màu mỡ' bởi sự phát triển đa dạng và nơi giao thoa giữa các nền văn minh.

    Về mặt lịch sử, Trung Quốc không phải là quốc gia xa xôi duy nhất quan tâm đến khu vực Đại Trung Đông và vượt qua nó để hướng tới châu Phi hay Ai Cập cổ, đến vùng Lưỡng Hà (Iraq hiện nay) hay Iran, Byzance, Ấn Độ hay các nền văn minh Hồi giáo, rồi châu Âu… Đó là vì Đại Trung Đông là một trong những ngã tư quan trọng của thế giới, nơi gặp gỡ của những công nghệ, nơi diễn ra những hoạt động hàng hóa và những tư tưởng, nhất là dọc theo vĩ tuyến 300 độ Bắc, khu vực màu mỡ bị đứt gãy do địa chấn, ngẫu nhiên trở thành một trục ban đầu của Con đường tơ lụa trong lịch sử và của những nền văn minh chính ở phía nam của 'thế giới được biết đến' (lục địa Á – Âu) từ thời Trung cổ.

    Bất chấp tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế và công nghệ hiện nay của Trung Quốc, hồi ký về một ngã tư của những nền văn minh đa dạng như thế ở khu vực Đại Trung Đông – ít nhất là cho đến thế kỷ 15 – khiến nước này thực tế phải chịu rủi ro khi khôi phục lại từng đoạn đường của con đường tơ lụa trong lịch sử, nhằm cố gắng giải quyết đồng thời và một cách hòa bình trong sự dung hòa của tổng hợp các yếu tố, tác động.

    Đầu tư vươn dài

    Điều này thể hiện cụ thể qua việc Trung Quốc, trong thời gian qua, xây dựng ồ ạt các cơ sở hạ tầng đa phương thức, kết nối với nhau và những cơ sở hậu cần quân sự khác từ nay cho đến năm 2049, như là kết quả của một giai đoạn chuẩn bị lâu dài nhằm xác định các vị trí mũi nhọn, với sự trợ giúp mạnh mẽ của tình báo kinh tế, trên đất liền, trên biển, hay đưa ra những vị trí giả định, đánh dấu nhiều tuyến đường ngang dọc theo lục địa Á-Âu, châu Phi và Nam Mỹ.

    Hơn nữa, những hoạt động khuếch trương, vốn có nhiều thuận lợi khi Trung Quốc là nước gần như duy nhất cung cấp trang thiết bị và các khoản tín dụng cho các nước nằm trong phạm vi của dự án 'Vành đai và Con đường', vốn cũng phải chịu những rủi ro đáng kể về mặt tài chính. Những công ty Trung Quốc tham gia đã phải tiêu tốn rất nhiều tiền trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phải chấp nhận thu hồi vốn trong dài hạn.

    Nhiều công ty Trung Quốc trực tiếp đầu tư hoặc đứng đằng sau các dự án bất động sản tại Ai Cập. Trong khi đó sự can thiệp kinh tế và tài chính trên diện rộng của Trung Quốc, mềm mỏng hay cứng rắn, để bảo trợ cho các công ty này luôn gặp phải sự chống đối của phương Tây. Chúng làm cho các nước liên quan cũng phải chịu những rủi ro tương tự. Đó là nợ công của các nước này tăng nhanh vì họ thường không còn sự lựa chọn nào khác, trước một phương Tây luôn thận trọng, chỉ trừ một vài ngoại lệ như mô hình dự án Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của phương Tây với kinh phí 60 tỷ USD có khả năng đối trọng với dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

    Đã có 151 dự án với tổng chi phí đầu tư lên tới 382 tỷ USD được Trung Quốc triển khai ở các nước nằm trong khu vực Đại Trung Đông, trong đó Pakistan là 101 dự án với 184 tỷ USD; Iran có 5 dự án với mức đầu tư 35 tỷ USD. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có 5 dự án với 17,4 tỷ USD. Qatar là 3 dự án với 7 tỷ USD. Iraq có 1 dự án với 1,5 tỷ USD. Saudi Arabia có 9 dự án với 14,6 tỷ USD. Israel là 3 dự án với 15,8 tỷ USD. Thổ Nhĩ Kỳ có 5 dự án với 45,6 tỷ USD. Ai Cập có 5 dự án với 25,2 tỷ USD. Sudan có 2 dự án với mức đầu tư 6,3 tỷ USD.

    Đây là những khoản quan trọng nhất, sau các khoản dành cho châu Á nói chung, với mục đích dùng để liên kết, một cách đa phương thức giữa châu Âu, châu Phi và cả châu Mỹ Latinh bằng các tuyến đường đan xen với các tuyến đường biển của Con đường tơ lụa lịch sử và của các tuyến đường sắt thuộc liên minh kinh tế Á – Âu bao gồm Kazakhstan – Nga – Belarus.

    Trong đó, nhánh phía đông của Con đường tơ lụa mới còn gặp nhiều gian nan và cả nguy hiểm trong bối cảnh địa chính trị hiện đang biến động mạnh mẽ, khi buộc phải đi qua nhiều nước và các biên giới để đảm bảo cho việc vận chuyển từ Trung Quốc đến châu Phi hay châu Âu qua khu vực 'ngã tư' Đại Trung Đông.

    Tuy nhiên điều này không ngăn cản được Trung Quốc không ngừng nhân rộng những thử nghiệm và xây dựng cơ sở hạ tầng xuyên biên giới và đa phương thức qua Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Pakistan, cũng như việc đảm bảo việc xây dựng hoặc tiếp quản các dịch vụ hậu cần cảng biển, cảng hàng không, công nghiệp, quân sự nhằm mục đích lưu thông hàng hóa và đảm bảo an ninh cho các hoạt động giao thương của họ.

    Trước tình hình cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gay gắt và sự gia tăng các lệnh trừng phạt của Mỹ ở các khu vực trên thế giới, sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc có vẻ như ngoài mục đích kinh tế, còn được sử dụng để tăng cường đoàn kết về địa chính trị giữa các nước nằm trong phạm vi của nó đang gặp khó khăn. Và, thêm vào đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho những “con đường tắt” đa phương thức và kết nối giữa các lục địa mà trung tâm của nó, đương nhiên sẽ là Trung Quốc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/7/22
    Heone1995 and mykimyuen like this.
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Edit:

    Mình đọc nhanh tưởng đâu Trung và Nam Mỹ thuộc “Đại Trung Đông” chứ. Thì ra ý văn là Đại Trung Đông có diện tích tương đương khu vực Trung và Nam Mỹ
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/7/22
  4. vinhhoa

    vinhhoa Lớp 7

    Bản epub làm lại từ docx của bạn Thanh Tinh Thien, cho những bạn nào cần nhé!
    Bản epub có rất nhiều hình minh họa. Các bạn tải xuống bản chỉnh sửa mới nhất của bác vinaguy bên dưới nhé!
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/7/22
    lydunhien, amylee, sadec2 and 2 others like this.
  5. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Em cám ơn bác nhiều lắm luôn. Em thích cuốn này, định làm lại, mà thấy nó lắm hình lắm ảnh, lại nhiều quá, nên đang ngại. Giờ bác giúp rồi, đỡ biết bao nhiêu. :)

    P/S: Trong version hiện tại lưu trong máy em. Em có bổ sung chút chút: ngay dòng đầu.
    Nguyên mẫu: Khi The Silk Roads: A New History of the World được xuất bản vào năm 2015
    Bổ sung: Khi The Silk Roads: A New History of the World (Con đường tơ lụa: Lịch sử mới của Thế giới) được xuất bản vào năm 2015.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/7/22
    Browneyes and vinhhoa like this.
  6. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Bác ơi. Em mới tuốt lại cuốn sách, nên em xin phép các bác ấp lên cho mọi người có lựa chọn nhé.
    Những thứ em sửa:
    1. Giữ nguyên định dạnh của bác
    2. Tuốt lại cấu trúc, do có một số lỗi câu lệnh
    3. Sửa vài lỗi chính tả mới thấy.
    4. Dấu quote (dấu trích dẫn) toàn bị lộn trái các bác ạ (dấu mở quote thì lại thành dấu đóng, và đóng thì lại thành dấu mở) em thay lại hết rồi.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    P/S: em có sửa thêm chút nho nhỏ chỗ người dịch sách Nhóm Thanh Tịnh Thiền và chỗ người làm sách là vinhhoa (luôn nổi) bác nhé. (Kệ, thêm chút cho có màu mè)
     
  7. vinhhoa

    vinhhoa Lớp 7

    @vinaguy, em rút lại bản cũ để ai cần thì tải xuống bản chỉnh sửa mới nhất của bác rồi.
     
    vinaguy thích bài này.
  8. vicam

    vicam Mầm non

    Bác @Thanh Tinh Thien còn có cuốn Những Tù Nhân Địa Lý file docx, rất mong bạn làm thành ebook.
     
    Thương yêu and vinaguy like this.
  9. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Bác có file word gửi lại em tí. Em lưu đâu rồi mà không nhớ nữa. Em sẽ đóng sách cho cả nhà dùng luôn.
     
  10. vicam

    vicam Mầm non

    Đây là folder do bác @Thanh Tinh Thien chia sẻ trên diễn đàn.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Thương yêu and sky_tiger like this.
  11. Sachaholic

    Sachaholic Mầm non

    File epub thì trên Android dùng app gì vậy các bác
     
  12. Hoàng Tử Bé

    Hoàng Tử Bé Lớp 1

    Reasily, Lithium, Moon+ Reader
     
  13. Cựu Thủ tướng Anh cảnh báo sự 'nổi trội' của phương Tây đang kết thúc
    Theo cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, thế giới sẽ rơi vào 'mô hình lưỡng cực hoặc đa cực'.

    “Do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở Ukraine, đối với phần lớn người dân phương Tây thì những tiêu chuẩn sống đang bị đình trệ”, hãng tin Al Jazeera dẫn lời ông Blair phát biểu hôm 16/7.

    “Nền chính trị ở phương Tây đang bị rối loạn, khi có xu hướng đảng phái hơn; xấu xí; không hiệu quả và những điều này được thúc đẩy bởi truyền thông xã hội. Chính chúng gây ra những tác động tới các vấn đề đối nội và quốc tế. Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine nên trở thành một điểm mấu chốt làm sống lại ý thức về sứ mệnh của chúng ta”, ông Blair nói thêm.


    Theo cựu Thủ tướng Anh, sự thay đổi địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21 là Trung Quốc chứ không phải Nga.

    “Chúng ta đang tiến tới sự kết thúc của sự nổi trội phương Tây về kinh tế lẫn chính trị. Thế giới đang chuyển sang mô hình lưỡng cực hoặc có thể là đa cực. Trung Quốc sẽ cạnh tranh với phương Tây không chỉ về quyền lực mà còn cả hệ thống và cách thức chúng ta điều hành. Họ có các đồng minh, chắc chắn là Nga ở thời điểm hiện tại. Có thể là cả Iran nữa. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, phương Đông có thể ngang hàng với phương Tây”, ông Blair khẳng định.

    Theo ông Blair, các nước phương Tây cần thích ứng với môi trường mới thông qua việc chi tiêu quốc phòng cao hơn “để duy trì ưu thế quân sự, trong khi cần mở rộng ‘quyền lực mềm’ bằng cách xây dựng các mối liên hệ với những nước đang phát triển”.
     
    takkkb and amylee like this.

Chia sẻ trang này