LS-Việt Nam Cuộc Chiến Tranh Đông Dương - Lucien Bodard

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi amylee, 3/3/22.

Moderators: Bọ Cạp
  1. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    cover.jpg Cuộc Chiến Tranh Đông Dương
    Tác giả: Lucien Bodard
    Người dịch: Đoàn Doãn
    Nhà xuất bản: Công an nhân dân - Hà Nội - 2004
    Dịch từ bản tiếng Pháp: LA GUERRE D'INDOCHINE

    Trân trọng cảm ơn bạn @nhan van đã scan và gửi đến mọi người tác phẩm đồ sộ (1300 trang) này. Cảm ơn bạn nhiều lắm!
    :rose:

    Giới thiệu:
    Lucien Bodard, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1914 tại Trùng Khánh, Trung Quốc và mất ngày 2 tháng 3 năm 1998 tại nhà riêng ở quận 7 của Paris, là một nhà văn và nhà báo người Pháp, cựu phóng viên cấp cao của France-Soir và được trao giải Prix Goncourt năm 1981 và Giải thưởng Interallié năm 1973... (Theo Wiki).

    Cuốn sách này là một minh chứng lịch sử của những năm quan trọng 1946-1950 ở Đông Dương thuộc Pháp cho đến thời điểm người Pháp bị thay thế bởi người Mỹ. Được viết bởi một nhà báo người Pháp có kinh nghiệm lâu năm ở Đông Dương.

    Bodard mô tả cuộc tái chiếm thuộc địa, sự xuất hiện của Hồ Chí Minh, việc rèn giũa đội quân cách mạng của ông, những cuộc đối đầu với Trung Quốc. Ông cho thấy sự thịnh vượng và tham nhũng của người Sài Gòn, sự mù quáng của các quan chức và lòng kiêu hãnh nhạy cảm của Quân đội Pháp kết hợp thêm "cuộc chiến vui vẻ" và "cuộc chiến bẩn thỉu" như thế nào. Chúng ta sẽ thấy những người Mỹ, một số Yên lặng và một số Xấu xí, lần đầu tiên đến Sài Gòn; và làm thế nào, thông qua các trận chiến hoành tráng và các giao dịch bẩn thỉu, sân khấu được thiết lập cho một hành động cuối cùng bi thảm.

    Hai phần đầu tiên đề cập đến sự trở lại của người Pháp ở Đông Dương sau khi quân Nhật bị đánh bại; Sự mê sảng của thể chế, quản lý; và với sự trỗi dậy phi thường của một châu Á mới mà chính quyền thực dân cũ không hề nghi ngờ. Họ đối mặt với những ngày đầu khó khăn, bối rối khi bất chấp sự phản đối của người Mỹ, người Pháp đang cố gắng thu hồi thứ mà họ coi là tài sản của mình; với hành động đàn áp ngày càng lớn mạnh, dần dần làm tha hóa những kẻ đàn áp, cho đến khi nó là một cuộc chiến - một cuộc chiến mà có lẽ vào một thời điểm nhất định đã chiến thắng nếu có sự lãnh đạo tốt hơn, trí thông minh hơn và trên hết là tầm nhìn xa hơn; với quân đội Pháp, chủ nghĩa anh hùng và sự ngu ngốc của nó, và cuộc cãi vã gay gắt, chết người giữa các nhà lãnh đạo của nó. Họ đối phó với sự thiếu hiểu biết phi thường về ý nghĩa của chiến thắng của Mao Trạch Đông và dấu hiệu của một Trung Quốc Đỏ trên biên giới phía bắc của đất nước, và với sự trỗi dậy không ngừng của các lực lượng đối lập - nghèo nàn, thiếu thốn nhưng lại sở hữu một sức mạnh bên trong mà không một đội quân đánh thuê nào của thực dân có thể địch lại.

    Vào năm 1950, khi các lực lượng chính quy được đào tạo bài bản, được trang bị vũ khí tốt tràn vào miền Bắc Việt Nam từ các căn cứ của họ ở Trung Quốc Cộng sản, phá hủy hoàn toàn bức bình phong mong manh được dựng lên dọc biên giới; và cuộc chiến tranh theo phong cách hiện đại, quy mô đầy đủ đang diễn ra, với Điện Biên Phủ thấp thoáng trên đường chân trời tăm tối và tất cả các yếu tố của bi kịch đang cận kề. Khó có ai đủ khả năng để viết về những năm tháng đó tốt hơn Lucien Bodard, không chỉ vì kiến thức địa phương, sự đào tạo và kinh nghiệm lâu năm, mà còn vì ngay từ đầu thái độ của ông ấy đã hoàn toàn khách quan. Ông đã cam kết không tham gia đảng phái nào; thậm chí cả các vị tướng.

    Các sự kiện như vụ bê bối của những kẻ cướp biển, sự tranh giành của những vị tướng bị lãng quên, và sự tham lam ngu xuẩn của Bảo Đại dường như có vẻ không quan trọng nhưng nếu không có bất kỳ ai trong số đó thì tình hình sẽ phát triển theo các hướng khác nhau.

    Đối với bất kỳ ai đọc cuốn sách này, tinh thần dân tộc nồng nàn của người Việt Nam sẽ là một cảm xúc dễ hiểu chứ không đơn thuần là một “yếu tố lịch sử”. Những mâu thuẫn dường như trong Quân đội Pháp, về tinh thần hiệp sĩ dũng cảm, sự tham nhũng không thể phủ nhận, chủ nghĩa anh hùng và lòng hiếu chiến, sẽ được giải quyết lại trong một mối quan hệ thông cảm giữa con người với nhau. Và Việt Nam, "thế giới mà chúng ta chưa từng tạo ra" man rợ này sẽ là một đất nước quen thuộc, một trải nghiệm sống mãi mãi về sau.

    Trân trọng gửi tới tất cả các bạn một tác phẩm tuyệt vời!
    :rose:
    P/S: Chúng mình có chèn thêm hình ảnh bản đồ vào eBook dựa vào bản tiếng Anh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cảm ơn bạn @cuoicaisudoi đã cung cấp hihi!
     

    Các file đính kèm:

  2. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Cám ơn bạn, bản epub đẹp quá. :) Rất vui vì mọi người đã thích, mình cũng được lợi là có thêm một bản mềm để đọc lúc nào cũng được mà :D
     
    coxanh, averelle and amylee like this.
  3. machine

    machine Lớp 11

    Hí hí, tặng bông nè :rose::rose::rose:
     
    amylee thích bài này.
  4. Cảnh1711

    Cảnh1711 Lớp 3

    Cảm ơn bạn nhiều, đồ sộ quá ạ
     
    amylee thích bài này.
  5. tiep

    tiep Lớp 4

    Mình gửi file .azw3 cho những ai đọc bằng Kindle hoặc Kindle Reader
     

    Các file đính kèm:

    khanh911, Storm, sky_tiger and 6 others like this.
  6. KaitouDuy

    KaitouDuy Mầm non

    Thanks bạn
     
  7. roidepoisson

    roidepoisson Mầm non

    Tuyệt quá. Xin cảm ơn bác về cuốn sách này.
     
    amylee thích bài này.
  8. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Cuốn này tuy dài nhưng vô cùng hấp dẫn. Chính tác giả thực địa nên ông ghi chép và kể lại những việc chính ông chứng kiến. Không hề tâng bốc bên nào.

    Những quyển sách như này hay hơn những quyển tác giả chỉ đi điều tra, thu thập tin tức, bằng chứng chứ không thực địa rồi đưa ra quan điểm, kết luận.
     
    Anan Két thích bài này.
  9. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Nhưng gì đi nữa thì cũng phải nhớ đây chỉ là Tiểu thuyết Lịch sử. Đọc càng thấy hay chứng tỏ tác giả rất khéo đan kết sự kiện với suy luận như chính tác giả tự nhận:
    « Dans le journalisme, on est guidé par les événements, dans le roman, la liberté est immense. Je suis guidé par des instincts, des pulsions, des lambeaux de souvenirs. Et par des impressions, une certaine façon d'écrire. La difficulté, c'est de se repérer au milieu de tout cela. Tout l'art, c'est d'arriver à faire quelque chose de concis avec cette liberté, qui est abondante, plantureuse, et qu'il y ait une histoire et un style. Faire un livre, c'est un peu comme faire cuire un gâteau ! »
    (Toàn bộ nghệ thuật là làm điều gì đó súc tích với sự tự do này, thứ phong phú, xa hoa và có một câu chuyện và một phong cách. Làm một cuốn sách cũng giống như nướng một chiếc bánh!)
     
    machine and amylee like this.
  10. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Tác giả là một nhà báo thực địa. Nói như bạn thì tất cả sách lịch sử ngoài kia đều là tiểu thuyết lịch sử. Điều này đúng vì mình luôn cho rằng tất cả sách lịch sử ngoài kia chúng ta nên đọc với tâm thế đó.

    Lịch sử có muôn mặt sự thật. Và đây là một góc nhìn của tác giả.

    Mình là người khá kén chọn tác giả và nhất là một cuốn sách lịch sử chiến tranh. Nhưng mình tôn trọng tác giả ở chỗ ông xém chết mấy lần vì đi thực địa. :p

    Đối chiếu với cuộc chiến đang xảy ra hiện nay thì câu nói "một ngày dài hơn thế kỷ" đối với người trong cuộc thật đúng. Bây giờ mình mới hình tượng được trong khi mình chỉ vào vai quan sát.

    Mà câu trích dẫn trên bạn lấy ở chỗ nào?
     
    Nga Hoang and machine like this.
  11. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Wikipedia : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Không muốn làm bạn thất vọng chứ nếu bạn đọc kỹ thfi thấy Bodard làm phóng viên chiến trường từ 1948 đến 1954 4 chiến trường. Chiến trường Đông Dương, Hồng Kông với chiến trường Tàu, chiến trườn Bắc Phi và cuối cùng chiến trương Nam Mỹ. Với chỉ 6 năm với từng ấy chiến trường thì không khác cưỡi ngựa xem hoa làm mấy.
    Hơn nữa vào năm 1981 khi được phỏng vấn thời gian Bodard ở Sài Gòn năm 1954, Bodard chỉ thực địa chủ yếu ở các quán Bar với các cô ca ve và gái gọi. (Video phỏng vấn xem ở đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Có lẽ xém chết ở đây.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/23
    machine and amylee like this.
  12. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Mình thấy không có gì thất vọng về tác giả cả.

    Cuốn sách viết về năm 1946 đến khi kết thúc chiến trận Điện Biên Phủ.

    Năm 1954 thì đã gần kết thúc chiến tranh thì còn thực địa gì nữa. Đọc Lời Nói Đầu của sách sẽ hiểu. Này là mình nói về cuốn sách viết về chiến tranh Đông Dương thôi nhé, mấy cái kia mình không biết.

    Và trong video có nói gì về ông ấy thực địa ở quán bar với các cô ca ve và gái gọi đâu nhỉ. Nếu đây là video bạn nói đến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
     
    Nga Hoang and machine like this.
  13. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    1948 Bodard mới làm phóng viên chiến trường, và mới đến Đông Dương, Hồng Kông, vậy từ 1946 đến 1948 có phải là tưởng tượng hay gom góp tài liệu để viết chứ có phải thực địa đâu? Cái hay của ông ta là viết cứ như chính mắt trông thấy.


    upload_2023-1-6_1-9-52.png

    And Saigon was marvelous. It is a very pretty city, you know, at that time, a very colonial pretty city, and it was so crowded and so many people and so many cars and so many dancing, and the taxi girl, Cho Lon, the Chinese city with the big Chinese, and the piasters and all the traffic, and all the Corsicans, and all the bars, and all the Vietnamese of all kind, those pretty Vietnamese girls, the Vietnamese gentlemen, only very well-informed people knew that things were bad and took precautions.

    @amylee hiểu dancing, taxi girl và bar như thế nào?
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/23
    machine thích bài này.
  14. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Haha. Đương nhiên là mình hiểu nhưng phải đặt bối cảnh chứ.
    Ông chỉ nói một ít về bối cảnh sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc và Nhật đầu hàng và Pháp tái chiếm Việt Nam. Chỉ có thế thôi.
     
    Nga Hoang, machine and nhan van like this.
  15. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Bạn Nga Hoàng nên đọc thử sách trước khi bình luận thì hơn, hihi. Vì nghe cách bạn viết, rõ là bạn chưa hề đọc, hoặc ít ra chưa hề đọc được 1/3 cuốn sách rồi.
    Trong sách chính tác giả thừa nhận mình năm 1948 mới đến chiến trường Đông Dương, nhưng đâu phải từ đấy đến lúc kết thúc chiến tranh tác giả không thể thực địa chiến trường lấy một lần.
    Trong sách này chẳng thiếu gì chuyện tác giả ngồi quán bar ở Sài Gòn, hay tiếp xúc với ông này bà nọ, nhưng cũng đâu thiếu chuyện ông đã đến những xứ heo hút ở biên giới phía bắc, hoặc những vùng nguy hiểm như Củ Chi, những sự kiện năm 1951 ở quanh châu thổ sông Hồng,..
    Bodard là một phóng viên chiến trường nổi tiếng, trong nhiều cuốn sách khác về chiến tranh Việt Nam thời kỳ này, nhiều phóng viên chiến trường khác có quen ông, và cũng nhắc đến ông trong sách của họ, nghe bảo chính de Lattre cực kỳ ưu ái ông, mà trong sách này, ông cũng rất đề cao de Lattre. Bạn nghĩ sao, nếu là một bồi bút, ngồi thoải mái với gái ở Sài Gòn sáng tác, ông lại được người ta đánh giá cao vậy.
    Mà nếu quả thật vậy, người ta cũng ghi rõ đây là tiểu thuyết lịch sử, chứ không chấp nhận như một cuốn sách về lịch sử rồi. Bạn nghĩ tất cả nhà xuất bản đều mù rồi chắc hihi.
    Viết về một sự kiện phức tạp là cả một cuộc chiến với hàng triệu người tham gia, hàng chục phe phái lớn nhỏ (mà nếu bạn thực sự có đọc sách này sẽ nhận thấy nhé), rồi hàng loạt sự kiện phức tạp,...để làm công việc này trước hết người ta phải có một quan điểm cụ thể, ông Bodard cũng thế.
    Nếu ai đọc kỹ sách này sẽ thấy ông chịu ảnh hưởng từ những nhận định của một tướng Pháp từng đến Đông Dương thanh tra năm 1950 (rất tiếc mình quên mất tên rồi nhé hihi). Các chủ đề được trình bày trong sách tuân theo rất chặt chẽ những nhận định này, chẳng hạn sự xuống dốc tinh thần binh lính Pháp, những kẻ trục lợi trong chiến tranh,... Xuyên suốt cuốn sách, ông bám theo cái sườn của những nhận định này, và ông tự lồng ghép mình vào trong đó như một nhân chứng sống-với vai trò phóng viên.
    Hỏi thêm một lần nữa (hihi), nếu quả thật bạn có đọc sách này, bạn sẽ thấy ngay tác giả không trình bày sự kiện theo một trình tự thời gian liên tục, hoặc gắn liền một không gian cụ thể, mà ông liên tục nhảy cóc: lúc ở Hà Nội, lúc ở Sài Gòn, lúc khác ở Cà Mau, hay trong giáo phái Hòa Hỏa, Cao Đài,.. mở đầu, những sự kiện sau thất bại ở Điện Biên Phủ, rồi một đoạn tóm tắt những sự kiện dẫn đến cuộc chiến (mà ở đây ông nói rõ là ông không trực tiếp hiện diện, vì năm 1948 ông mới có mặt, mà nếu bạn có đọc sách sẽ thấy trong đoạn này ông không hề lồng ông vào bất kỳ sự kiện nào, vì ông đâu có mặt, hihi, nghi ngờ bạn thêm lần nữa).
    Ông chỉ chính thức tham gia, với tư cách một nhân chứng ở những đoạn ông phỏng vấn ai đó: ông trưởng đồn, ông đại diện,..hoặc một người lính từng tham gia chiến dịch thu đông 46-47 sống sót trở về (chứ ông không hề nói ông có mặt trong sự kiện đó, bạn nhé).
     
    Nga Hoang, amylee and machine like this.
  16. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Thế mới gọi là chém gió chứ. Chẳng nhẽ chỉ vào Thư viện đề tải sách thì sao. Trong TV chỗ tôi họ xếp cuốn này vào mục Fiction. Có lẽ họ lầm vì cũng chưa đọc qua như tôi.
     
    nhan van, amylee and machine like this.
  17. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Trên World Cat, kho database dữ liệu thư viện lớn nhất thế giới thì họ xếp vào mục Lịch Sử.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này