Văn học nước ngoài G Cuộc sống ở trước mặt - Romain Gary

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi nhat1395, 3/3/20.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Đợt trước mình scan được 1/2 cuốn này thì để lạc sách (sách vẫn ở nhà nhưng tìm trong chỗ sách hiện có thì hơi oải :<<) Nên mình đăng dần cuốn này lên đây cho mọi người đọc :D

    [​IMG]

    Bà Rosa, một bà già Do Thái từng bị bắt đến Auschwitz và từng tự vệ (thuật ngữ chú bé Momo mười tuổi – nhân vật tôi – sử dụng chỉ gái điếm) ở phố Blondel, Paris, đã mở một “quán trọ không gia đình dành cho những đứa trẻ sinh ngoài giá thú”, hay nói cách khác là một quán trọ bất hợp pháp nơi các bà các cô làm nghề tự vệ bỏ rơi con cái mình. Cậu bé người Ả rập Momo kể lại cuộc sống của mình ở nhà bà Rosa và tình yêu của cậu dành cho người mẹ duy nhất còn ở lại với mình ấy, một bà già cổ lỗ, to béo, xấu xí và đáng kính mà cậu yêu bằng cả trái tim. Và cậu sẽ ở bên bà cho đến những ngày cuối đời bà.

    Mọi thứ đã định sẵn để tạo nên một tình yêu không-thể-có: giữa chú bé Momo và Madame Rosa có hơn nửa thế kỷ tuổi tác và gần một tạ cân nặng, Momo thì nhìn về phía trước cuộc đời còn Madame Rosa chỉ ngoái về quá khứ; thêm vào đó, Momo là người Ả-rập còn Madame Rosa là người Do Thái.

    Thế nhưng bạn sẽ nhận ra đây là một câu chuyện tình đẹp như mọi điều không thể khác, một trong những gì kỳ diệu mà chỉ văn chương mới biết cách tạo ra. Nói đúng hơn, chỉ văn chương của một số rất ít nhà văn mới có thể tạo ra. Émile Ajar, tức Romain Gary, ở giai đoạn sáng tạo thứ hai của cuộc đời mình, đã viết nên một kiệt tác nữa không hề thua kém Lời hứa lúc bình minh (1960). Mười năm sau câu chuyện tình yêu giữa hai mẹ con nhà Romain, là câu chuyện về cậu bé Momo với một lời hứa khác khi đứng trước mặt cuộc đời.

    Cuộc sống ở trước mặt nhận giải Goncourt năm 1975, đồng thời làm dấy lên một vụ bê bối chưa từng có trong lịch sử giải thưởng danh giá nhất nước Pháp. Bộ phim cùng tên (1977) của đạo diễn Moshé Mizrahi đã đoạt giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất năm 1978, và nữ diễn viên nổi tiếng Simone Signoret trong vai Madame Rosa đã nhận giải César cho diễn xuất năm 1978.
     
  2. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Họ nói: “Ngươi phát điên vì Người mà ngươi yêu.”

    Tôi nói: “Hương vị cuộc đời chỉ thuộc về những kẻ điên.”


    Yâfi' î, Raoudh Al rayâhîn​




    ĐẦU TIÊN, tôi có thể nói với các bạn rằng chúng tôi ở tít tầng bảy leo bộ và với madame Rosa, nặng chừng ấy ký mà chân cẳng chỉ nhõn một đôi, việc ấy là cả một nguồn cơn lo âu khổ sở hằng ngày. Hễ không ta thán về nỗi già khác là Madame lại nhắc chúng tôi thế, bởi đã vậy Madame còn là người Do Thái nữa. Sức khỏe Madame lại không được tốt nên tôi cũng có thể nói ngay rằng nếu có ai đó đáng mặt được leo thang máy thì người đó chính là Madame.

    Chắc tôi khoảng ba tuổi khi gặp madame Rosa lần đầu tiên. Trước đó, người ta không có trí nhớ và sống trong u mê. Tôi thôi u mê khi lên chừng ba bốn và thỉnh thoảng cũng ra ngẩn và ngơ vì nó.

    Ở Belleville có đủ Do Thái nào Ả-rập nào Đen như madame Rosa cứ phải một mình lọ mọ bảy tầng lầu. Madame bảo thế nào cũng có ngày Madame ngoẻo trên cầu thang cho mà xem, thế là cả lũ bọn tôi đồng loạt bù lu bù loa vì người ta toàn làm thế khi ai đó chết. Bọn tôi hồi ấy khoảng sáu bảy đứa nhưngcũng có lúc đông hơn.

    Dạo đầu tôi không biết madame Rosa trông mình chỉ để lĩnh một tờ ngân phiếu cứ cuối tháng lại về. Khi vỡ ra sự tình tôi chừng sáu bảy tuổi và choáng vì biết mình được chu cấp tiền. Tôi cứ tưởng Madame tự dưng quý mình và hai chúng tôi sinh ra là để dành cho nhau. Tôi sùi sụt cả một đêm ròng và đó là nỗi tủi hờn lớn đầu tiên trong đời tôi.

    Thấy rõ là tôi ấm ức, madame Rosa giảng giải máu mủ ruột rà có ra thể thống gì, nhiều nhà còn buộc chó ở gốc cây rồi mặc kệ đấy để đi nghỉ hè và năm nào cũng có tận ba nghìn con lăn ra chết không bàn tay săn sóc. Madame bế tôi lên lòng và thề coi tôi là người thân thiết nhất trên đời nhưng tôi nhớ ngay đến tờ ngân phiếu, òa khóc và bỏ đi.

    Tôi xuống quán cà phê của ông Driss và đến ngồi trước mặt ông Hamil, người bán thảm rong khắp nước Pháp và đã thấy tất tật mọi thứ trên đời. Ông có đôi mắt đẹp khiến xung quanh ông ấm lòng. Khi tôi quen ông thì ông đã lụ khụ và từ bấy chỉ làm mỗi việc là già đi.

    - Ông Hamil ơi, sao lúc nào ông cũng cười thế?

    - À, đó là cách hàng ngày ta tạ ơn Thượng đế đã ban cho ta một trí nhớ tốt, Momo ạ.

    Tôi tên là Mohammed nhưng mọi người hay gọi tôi là Momo cho gọn.

    - Cách đây sáu mươi năm, hồi còn trẻ, ta gặp một cô gái yêu ta và ta cũng yêu nàng. Nhưng được tám tháng thì nàng chuyển nhà đi mất, ta vẫn còn nhớ, mà đã sáu mươi năm rồi. Ta đã nói với nàng: Anh sẽ không quên em. Năm tháng trôi đi, ta đã không quên nàng. Đôi khi ta cũng sợ lắm, cuộc đời trước mặt còn bao nhiêu thế kia, mà ta, lão già khốn khổ, hứa hẹn gì được với mình bây giờ, khi Thượng đế mới là người cầm cục tẩy trong tay? Nhưng giờ thì ta yên lòng rồi. Ta sẽ không quên Djamila. Ta còn chẳng mấy thời gian nên sẽ chết trước khi kịp quên.

    Tôi nghĩ đến madame Rosa, ngần ngừ giây lát rồi hỏi:

    - Không tình yêu người ta có sống được không hả ông Hamil?

    Ông không đáp. Ông nhấp một ngụm trà bạc hà vốn có lợi cho sức khỏe. Dạo này, lúc nào ông cũng chỉnh tề trong chiếc jellabaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link màu xám, để lỡ có mệnh hệ gì thì cũng không sẽ không bắt chợt trong chiếc veston. Ông nhìn tôi, tư lự. Hẳn ông nghĩ tôi vẫn còn bị cấm với trẻ vị thành niên và có những điều đừng nên lớ xớ. Hồi ấy, tôi chừng bảy tám tuổi, tôi không dám đoan chắc do không được đề ngày, như các bạn sẽ biết khi chúng ta quen nhau hơn, nếu các bạn thấy bõ công.

    - Sao ông không trả lời cháu hả ông Hamil?

    - Cháu còn trẻ quá, mà trẻ thế có những điều không biết thì hơn.

    - Ông Hamil ơi, không tình yêu ta có sống được không?

    - Có chứ, ông đáp, và cúi đầu vẻ hổ thẹn.

    Tôi bật khóc.

    Rất lâu tôi không biết mình là người Ả-rập vì không bị ai mắng chửi. Đến trường tôi mới được dạy điều đó. Nhưng tôi chẳng ẩu đả bao giờ, vì đánh người đau lắm.

    Madame Rosa là người Do Thái sinh tại Ba Lan những có nhiều năm tự thân vận động ở Maroc, ở Algérie và nói tiếng Ả-rập như các bạn và tôi. Cũng vì những lý do tương tự mà Madame biết tiếng Do Thái và chúng tôi hay nói với nhau bằng thứ tiếng ấy. Người thuê cùng khu nhà với chúng tôi phần lớn là da đen. Cóba khu Đen ở phố Bisson, và hai khu khác vẫn giữ nếp sống bộ lạc, giống kiểu họ vẫn làm ở châu Phi. Người Sarakollé đông đảo nhất còn người Toucouleurs cũng không đến nỗi. Phố Bisson còn nhiều bộ lạc nữa nhưng tôi không có thì giờ kể hết tên với các bạn được. Phần còn lại của nó và đại lộ Belleville chủ yếu là người Do Thái và Ả-rập. Cứ như thế cho đến tận khu Giọt Vàng và sau đó bắt đầu các khu của người Pháp.

    Hồi đầu tôi không biết mình không có mẹ và còn không biết người nào cũng phải có mẹ. Madame Rosa tránh đả động đến chuyện đó để khỏi làm tôi mơ tưởng này nọ. Tôi không biết mình sinh ra làm gì và đích thị cái gì đã xảy ra. AnhLe Mahoute bạn tôi hơn tôi mấy tuổi bảo điều kiện vệ sinh làm ra thế. Anh đẻ ở khu Casbah, Alger rồi mới đến Pháp. Casbah chưa có vệ sinh và anh ra đời là tại không có xô chậu, nước sạch hay cái gì cả. Mãi sau Le Mahoute mới biết những thứ đó, khi bố anh tìm cách phân bua và thề thốt với anh rằng không ai có ác ý cả. Anh Le Mahoute bảo tôi các bà tự thân vận động thời này có thuốc tránh thai để vệ sinh nhưng khổ một nỗi anh lại chào đời sớm quá.

    Tuần một hai buổi có kha khá mẹ đến chỗ chúng tôi nhưng toàn là mẹ những đứa khác. Ở nhà madame Rosa bọn tôi hầu hết đều là con gái đĩ và các bà ghé thăm lũ nhóc của mình trước và sau mỗi dịp đi tỉnh tự vận động liền mấy tháng. Những nỗi phiền não với mẹ tôi cũng từ đấy mà ra. Tôi thấy bọn nó hình như đứa nào cũng có mẹ trừ mỗi mình tôi. Tôi bắt đầu gọi mẹ hết bằng các vụ đau dạ dày lại bằng các cơn co giật. Vỉa hè đối diện có một thằng bé có một quả bóng và chính nó đã mách tôi rằng hễ nó đau bụng là mẹ nó xuất đầu lộ diện. Thì tôi cũng đau bụng, nhưng không thấy động tĩnh gì, tôi cũng co giật, chẳng ăn thua nốt. Thậm chí tôi còn ị không chừa ngóc ngách nào trong nhà để được chú ý hơn nữa. Không vẫn hoàn không. Mẹ chẳng thấy tăm tích còn madame Rosa lần đầu tiên gọi tôi là cái lỗ đít Ả-rập, vì mẹ không phải là người Pháp. Tôi gào tướng lên với Madame là tôi muốn gặp mẹ và tiếp tục bĩnh tứ tung hàng tuần giời để phục thù. Cuối cùng madame Rosa phải dọa gọi An sinh Xã hội nếu tôi cứ tái diễn, đến đấy thì tôi hoảng hồn vì An sinh Xã hội là thứ đầu tiên người ta dạy cho trẻ con. Tôi tiếp tục ị để bảo toàn nguyên tắc nhưng khổ sở hết chỗ nói. Khi đó ở trọ nhà madame Rosa có bảy đứa khác cũng con gái đĩ và cả lũ đứa nào mạnh đứa nấy bắt đầu thi nhau ị vì đố ai ba phải hơn bọn nhóc tì và thế nào chỗ nào cũng ngập ngụa phân đến nỗi tôi mất hút luôn trong đó.

    Không có vụ ấy thì madame Rosa đã đủ già cả mỏi mệt rồi nên Madame chạnh lòng lắm, cũng bởi Madame từng bị hành hạ tơi bời cái gốc Do Thái của mình. Ngày nào cũng vậy, năm lần mười lượt lên lên bảy tầng lầu cùng chín mươi lăm kí lô và hai cái chân khốn khổ, vào nhà và ngửi thấy mùi thối, Madame buông phịch cả người lẫn đổ xuống cái ghế bành và bắt đầu ỉ ôi, vì cũng phải hiểu cho Madame chứ. Người Pháp có năm mươi triệu dân, Madame bảo nếu tất cả họ cũng là như lũ chúng tôi thì đến bọn Đức cũng sẽ chịu không nổi và cuốn gói sớm chợ rồi. Madame Rosa biết rõ nước Đức hồi chiến tranh nhưng Madame đã hồi hương. Madame vào nhà, nghe mùi cứt thối và gào lên: “Trại Auschwitz! Trại Auschwitz!”, vì Madame đã bị đưa đến trại Auschwitz đặc khu của người Do Thái. Nhưng Madame lúc nào cũng rất chi là đúng mực trong lĩnh vực chủng tộc. Chẳng hạn, ở nhà chúng tôi có cu Moïse bị Madame gọi là thằng bợ bẩn thỉu còn tôi thì đố có bao giờ. Hồi đó, tôi không để tâm chứ Madame tuy lạch bạch lại rất ý nhị. Cuối cùng, tôi đành bỏ cuộc vì chẳng nước non gì, mẹ không đến mà tôi còn quặn đau và co giật mãi, ngay cả bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn lên cơn đau bụng. Sau đó, tôi tìm cách khác để được chú ý. Tôi bắt đầu thó trộm ở các cửa hàng, khi quả cà chua lúc trái dưa bày trên sạp. Tôi chờ chực ai đó nhìn mình để bị bắt gặp. Hễ ông chủ cửa hàng ra phạng cho tôi cái bạt tai là tôi hét váng lên, như vậy ít ra cũng có người để mắt đến tôi.

    Có lần tôi thía một quả trứng ở một quầy đồ khô. Bà chủ quầy trông thấy. Tôi khoái xoáy trộm ở chỗ các bà bởi tôi chắc mỗi điều mẹ là một bà, khác thế nào được. Tôi nhón một quả trứng và thả gọn vào túi. Bà chủ tiến lại gần và tôi đợi bị bợp một cái hòng được để ý. Vậy mà bà cúi xuống bên tôi và xoa đầu tôi. Bà lại còn nói:

    - Cháu dễ thương quá!

    Thoạt đầu, tưởng bà ta dùng tình cảm chuộc lại quả trứng, tôi bèn nằm chặt lấy nó ở trong túi. Bà ta chỉ cần phạt tôi bằng một cái bạt tai, như bất kỳ bà mẹ nào cũng sẽ làm khi tóm được con mình tắt mắt. Nhưng bà lại đứng lên, về quầy hàng nhặt một quả nữa đưa cho tôi. Rồi bà còn thơm tôi. Thoáng chốc trong tôi lóe lên tia hy vọng mà tôi chịu không tả lại cho các bạn được, vì không biết phải tả ra sao. Tôi quanh quẩn trước cửa hàng suốt cả buổi sáng. Tôi không biết mình đợi gì. Thỉnh thoảng, người phụ nữ nhân hậu lại mỉm cười với tôi, còn tôi đứng đó, trứng trong tay. Tôi sáu tuổi hoặc khoảng khoảng thế và tôi nghĩ đó là chuyện ăn đời ở kiếp trong khi thật ra có mỗi một quả trứng. Tôi về nhà, bụng đau lâm râm cả ngày. Madame Rosa đang ra Sở Cảnh sát làm chứng gian giúp bà Lola. Bà Lola là một ông chuyển giới trên tầng năm làm việc trong công viên Boulogne và là nhà cựu vô địch đấm bốc ở Sénégal trước khi bôn ba qua Pháp và bà đã đánh đến ngất một ông khách bạo dâm vì, khổ thân, làm sao ông ta biết được. Madame Rosa đến đồn cảnh sát để khai tối đó hai bà cùng đi xem chiếu bóng rồi về ngồi xem vô tuyến. Tôi sẽ còn kể với các bạn về bà Lola, bà quả không giống người khác, vì đúng là có những người đặc biệt thật. Tôi quý bà cũng bởi lẽ đó.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVáy choàng ngoài, dài tay, có mũ,, dành cho cả nam và nữ ở Bắc Phi. (Các chú thích trong sách của người dịch).
     
  3. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    TỤI NHÓC CON RẶT MỘT LŨ A DUA. Hễ một đứa thò mặt là y như rằng những đứa khác cũng dẫn xác đến ngay. Ở nhà madame Rosa hồi đó chúng tôi có cả thảy bảy nhóc, hai đứa ở ban ngày, sáng sáng ông lao công Moussa mà ai cũng nhẵn mặt đứa đến vào ca gom rác lúc sáu giờ, vợ ông vì sao đó đã chết cách đấy mấy năm. Buổi chiều ông đón chúng về nhà chăm nom. Ngoài ra còn thằng Moïse út ít hơn cả tôi, thằng Banania lúc nào cũng toe toét do được sinh làm người phởn chí, thằng Michel bố mẹ người Việt Nam mà madame Rosa sẽ không chịu trông thêm dù chỉ một ngày bởi vì trọn năm Madame không được trả tiền. Madame Do Thái tử tế thôi nhưng cũng phải một vừa hai phải chứ. Chẳng là các bà tự vận động hay đi tít mù khơi, tới những nơi hậu hĩ thù lao dập dìu khách khứa, các bà giao cho con madame Rosa và lặn mất tăm. Các bà đi rồi vù luôn. Đấy là chuyện những đứa không biết để được phá thai cho kịp mà cũng không đến nỗi cần phải góp mặt với đời. Madame Rosa đôi khi tìm cách găm chúng vào những gia đình neo đơn bí bách, nhưng đừng tưởng dễ vì còn đủ thứ luật lệ. Khi một bà phải tự thân vận động, bà ta không có quyền nuôi con, thân làm gái thì phải chịu thôi. Thế nên bà ta sợ bị thất sủng và giấu biệt đứa bé để nó khỏi bị cho đi mất. Bà ta gửi nó ở những nơi thân quen và kín mồm kín miệng. Tôi không thể kể hết ra đây những đứa con gái đĩ tôi đã thấy đến ở nhà madame Rosa, nhưng ít đứa thường trú tại đó như tôi. Sau tôi, những đứa ở lâu nhất là Moïse, Banania và cu người Việt. Cu này cuối cùng được một tiệm ăn ở phố Hoàng Thân nhận về nuôi, gặp lại nó chả chắc tôi nhận ra, chuyện lâu quá rồi còn gì.

    Khi tôi bắt đầu đòi mẹ, madame Rosa rủa tôi là đồ nhóc con ngọa mạn, bảo dân Ả-rập cùng một giuộc, được đằng chân lân đằng đầu. Bản thân madame Rosa chínhra không vậy, Madame nói thế chỉ do định kiến và tôi biết tỏng mình là cục cưng của Madame. Tôi cứ la lên là những đứa khác cũng hét, giữa bảy thằng nhóc đòi mẹ thằng nào thằng nấy thì nhau gàoMadame nổi cơn động kinh hội đồng. Madame rứt mái tóc vốn đã thưa rếch thưa rác, nước lã chã vì sự vô ơn. Madame lấy tay bưng mặt và tiếp tục nỉ non, nhưng khổ nỗi trẻ con nào biết mủi lòng. Ngay thạch cao trên tường cũng rơi lả tả, không phải vì Madame khóc mà chỉ là thiệt hại vật chất.

    Nhúm tóc bạc của madame Rosa cũng rụng vì không còn bám chắc nữa. Madame sợ bị hói lắm nhé, cái thứ đúng là cũng đáng kinh hãi với một phụ nữ chẳng còn gì khác ra tấm ra món. Mông và ngực thì đố ai đầy đặn bằng Madame, khi ngắm mình trong gương Madame cũng cười toe toét như thể muốn tự mồi chài. Chủ Nhật Madame diện bảnh từ chân lên đầu, đội mái tóc giả màu hung đỏ lên rồi ra ngồi lì hàng giờ ở vườn hoa Beauleu một cách điệu đàng. Ngày nào Madame cũng trang điểm đi trang điểm lại nhưng các bạn bảo làm được gì bây giờ. Tóc giả và phấn son dẫu vậy cũng che bớt và Madame lúc nào cũng cắm hoa tươi trong nhà để xung quanh mình được vừa mắt hơn.

    Khi đã cầm lòng được, madame Rosa lôi tôi ra góc vệ sinh mắng tôi là thằng đầu sỏ, Madame bảo bọn đầu sỏ rồi sẽ rũ tù không trừ thằng nào. Madame giải thích tôi làm gì mẹ cũng biết hết và nếu tôi còn mong một ngày kia gặp mẹ thì cố mà sống cho tinh tươm và thẳng thớm, chớ phạm tội tuổi vị thành niên. Góc vệ sinh hóa ra còn bé hơn người ta tưởng, và madame Rosa không lọt vào hết vì vóc dài vai rộng, kể cũng lạ là một người cô độc lại dư dả thế. Tôi nghĩ trong ấy hẳn Madame càng thấy quạnh quẽ hơn.

    Khi ngân phiếu của một trong bọn chúng tôi đứt gánh, madame Rosa không tống cổ thủ phạm khỏi cửa. Như trường hợp thằng Banania, không ai biết bố nó và đố ai trách được gì; mẹ nó sáu tháng một lần hoặc lâu hơn mới thảy ít tiền. Madame Rosa có mắng nó cũng bỏ ngoài tai vì nó mới có ba tuổi và những nụ cười. Tôi nghĩ madame Rosa hẳn cũng muốn giao quách nó cho An sinh Xã hội nhưng nụ cười của nó thì không và bởi không thể tách cái này khỏi cái kia nên Madame dằn lòng giữ cả hai lại. Và tôi chính là người được giao dẫn Banania đi chơi ở các khu người Phi phố Bisson, để nó trông thấy màu đen. Madame Rosa coi trọng việc này lắm.

    - Nó phải nhìn thấy màu đen, chứ không sau này sao nó hòa nhập được.

    Vậy là tôi nhận lấy Banania và dắt nó sang khu kế bên. Nó được đón tiếp rất chu đáo vì đó là những người có gia đình ở lại châu Phi, và một đứa trẻ bao giờ cũng làm người ta nghĩ tới một đứa trẻ khác. Madame Rosa chịu không biết Banania tên thật Touré là người Mali, Sénégal hay Guinée hay nước nào nữa, mẹ nó vận động trên phố Saint-Denis rồi về nhà ở Abidjan và đó là những thứ người ta đừng hòng biết được khi làm nghề này. Tiền trông Moïse cũng chúa phập phù nhưng riêng với thằng này madame Rosa bó tay hẳn, cùng dân Do Thái với nhau Madame không tống nó sang cho An sinh Xã hội được. Còn tôi, một tờ ngân phiếu ba trăm quan cứ đầu tháng là về nên tôi bất khả xâm phạm. Tôi đồ rằng Moïse có một bà mẹ và bà xấu hổ, bố mẹ bà hoàn toàn không hay biết và bà xuất thân từ một gia đình tử tế, hơn nữa Moïse tóc vàng mắt xanh, không có cái mũi đặc trưng và đó là những lời thú tội tự nguyện, cứ nhìn nó là biết.

    Khoản tiền ba trăm quan đến hẹn lại lên của tôi khiến madame Rosa nể tôi ra mặt. Tôi sắp sửa lên mười và đã có những biểu hiện dậy thì vì đàn ông Ả-rập luôn dựng đứng đầu tiên. Vậy nên tôi biết trong mắt madame Rosa tôi đại diện cho cái gì đã rắn rỏi và Madame sẽ trông chừng gấp đôi trước khi thả sói khỏi rừng. Điều đó diễn ra tại góc vệ sinh khi tôi sáu tuổi. Các bạn sẽ bảo là tôi lẫn lộn ngày tháng nhưng không phải vậy đâu, khi có dịp tôi sẽ giải thích các bạn rõ bỗng dưng tôi già xọp đi như thế nào.

    - Nghe này, Momo, cháu là anh cả, phải biết làm gương chứ, đừng có lấy mẹ ra mà làm lộn tùng phèo hết cả lên nữa. Mẹ các cháu ấy, may mà các cháu không biết họ, chứ tuổi các cháu còn nhạy cảm lắm. Bọn họ là gái đĩ trên cả mức cho phép, nhiều khi người ta còn tưởng đang nằm mơ. Cháu có biết gái đĩ là như thế nào không?

    - Là những người tự thân vận động bằng cái lỗ ạ.

    - Đến chịu không biết cháu moi những điều kinh khủng ấy ở đâu ra, nhưng cháu nói có nhiều phần đúng đấy.

    - Madame Rosa, bà cũng dùng cái lỗ để vận động khi bà còn trẻ và đẹp ạ?

    Madame nhoẻn cười, Madame luôn nức lòng khi nghe nói có thời Madame trẻ và đẹp.

    - Cháu là một cậu bé ngoan, Momo, nhưng đừng manh động. Giúp bà với. Bà đã già lại còn ốm yếu thế này. Từ khi ở trại Auschwitz ra, bà chỉ gặp toàn phiền toái với phiền toái.

    Madame Rosa trông thiểu não đến nỗi thậm chí ta còn không thấy là Madame xấu gái. Tôi quàng cổ và thơm Madame. Ngoài phố người ta bảo Madame không có tim và quả thực không có ai lo lắng cho chuyện ấy cả. Madame đã trụ vững không cần tim trong sáu mươi lăm năm và có những lúc cần độ lượng với Madame.

    Madame khóc lâu đến nỗi tôi phát buồn tè.

    - Cháu xin lỗi, madame Rosa, nhưng cháu buồn tè quá.

    Sau đó, tôi bảo bà:

    - Madame Rosa, rồi ạ, mẹ thì cháu biết là không được, nhưng thay bằng chó thì được chứ ạ?

    - Cái gì? Sao cơ? Cháu nghĩ có chỗ cho nó ở đây chắc? Thế bà sẽ nuôi nó bằng cách nào? Ai sẽ gửi tiền công trông nó?

    Nhưng Madame không hé một lời khi tôi bắt trộm được một chú cún lông xám xoăn tít ở trại chó phố Calefeutre về. Tôi vào trại và hỏi tôi vuốt ve chú có được không, ông chủ đã trao chú cho tôi khi thấy tôi nhìn theo chú theo cái cách mà tôi biết cần phải nhìn như thế. Tôi đón lấy chú, gại gại rồi ù té chạy như tên bay. Nếu có điều gì tôi biết làm thì đó chính là chạy. Không biết chạy thì người ta còn làm nên cơm cháo gì ở đời này cơ chứ.
     
  4. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    TÔI ĐÃ KHỐN KHỔ VỚI CHÚ CHÓ ẤY. Tôi phải lòng chú trên cả mức cho phép. Những đứa khác cũng vậy, chỉ mỗi Banania là hoàn toàn mặc xác, chẳng cần nguyên do thì nó đã hạnh phúc lắm rồi, mà tôi cũng chưa gặp một người da đen hạnh phúc có nguyên do bao giờ. Tối ngày tôi ôm ấp chú chó trên tay mà không tài nào đặt được tên cho chú. Cứ nghĩ đến Tarzan hay Zorro tôi lại cảm thấy còn bơ vơ đâu đó một cái tên chưa được ai mang đang chờ đến lượt. Cuối cùng tôi chọn Super nhưng cũng hết sức dè dặt, để ngỏ khả năng thay đổi nếu tìm thấy một cái tên hay hơn. Trong tôi tích tụ nhiều sự thái quá và tôi dồn hết vào Super. Tôi không biết mình sẽ làm gì nếu không có chú, chuyện khẩn thiết thật chứ không đùa, tôi vào tù cũng chưa biết chừng, có lẽ thế. Khi dắt chú đi dạo, tôi cảm thấy mình là một ai đó bởi tôi là mọi thứ chú có ở trên đời. Tôi mết chú đến nỗi đã cho không chú đi. Tôi chín tuổi hoặc tầm đó và ở tuổi này ta bắt đầu biết nghĩ, chắc chỉ trừ khi ta hạnh phúc là cùng. Cũng phải nói thêm mà không không định cạnh khóe ai rằng ở nhà madame Rosa buồn thảm lắm, kể cả khi đã quen đi rồi. Vậy nên khi Super bắt đầu lớn lên trong tôi xét về khía cạnh tình cảm, tôi muốn tạo dựng cuộc sống cho chú, như tôi những muốn làm cho bản thân mình nếu được. Tôi cần lưu ý đó không phải là giống chó vớ vẩn mà là một chú chó lông xù hẳn hoi. Có một bà thốt lên ồ chú cún xinh quá rồi hỏi nó có phải của tôi không, có phải để bán không. Tôi ăn mặc nhếch nhác và có bộ mặt không phải quê ta nên bà ta thấy rõ chú chó thuộc dòng giống khác.

    Tôi đã bán Super cho bà nọ lấy năm trăm quan, một vụ áp phe thứ thiệt. Tôi đòi năm trăm quan chỉ để an tâm là bà ta đủ khả năng. Tôi gặp hên, bà ta còn có cả ô tô lẫn một chú tài và bỏ tọt Super vào ngay trong xe, sợ nhỡ đâu bố mẹ tôi ra mắng mỏ. Giờ thì tôi nói với các bạn điều này nhé, đố các bạn tin đấy. Tôi nhận năm trăm quan rồi vứt ngay xuống một cái cái cống. Sau đó tôi ngồi bệt xuống vỉa hè, tay ôm mặt rền rĩ như một con bê nhưng lại hả lòng hả dạ. Ở nhà madame Rosa chẳng có gì đảm bảo, tất cả chỉ cùng bíu vào một sợi dây và một bà già gần đất xa trời không xu lót túi, An sinh Xã hội lơ lửng trên đầu, đó đâu phải là cuộc sống dành cho một con chó.

    Về đến nhà tôi kể cho madame Rosa nghe chuyện tôi bán chó được năm trăm quan rồi lẳng tiền xuống một cái miệng cống, madame Rosa sợ xanh đít nhái, ngó tôi rồi chạy về tổ của mình khóa trái cửa lại. Sau vụ đó, khi đi ngủ bao giờ Madame cũng khóa chặt cửa xoay hai vòng chìa đề phòng tôi cắt cổ Madame lần nữa. Những đứa khác thì inh ỏi lên khi biết tin, vì bọn nó không đến nỗi quyến luyến Super nhưng lại cần nó như một món đồ chơi.

    Dạo đó chúng tôi đông lúc nhúc, tận bảy tám đứa. Có Salima mẹ nó cứu được khi bị hàng xóm tố giác tội đứng đường và bị An sinh Xã hội đến kiểm tra nhân phẩm. Bà ngắt khách giữa chừng và đưa Salima đang trốn trong bếp qua cửa sổ tầng trệt rồi giấu nó cả đêm trong thùng rác. Sáng hôm sau, khi bà đứa nó đến chỗ madame Rosa, con bé người toàn mùi rác và trong tình trạng kích động. Đến ở ngắn ngày còn có Antoine, người Pháp chính hãng, thằng duy nhất gốc Pháp và cả lũ bọn tôi cùng săm soi nó xem làm sao ra được như thế. Nhưng nó mới hai tuổi nên chẳng thấy cái gì ra cái gì. Vả lại tôi không nhớ ai vào với ai vì cứ thay đổi xoành xoạch, các bà mẹ liên tục đến đón con mình đi. Madame Rosa bảo đàn bà tự vận động không được động viên đầy đủ về mặt tinh thần, vì các ông mô caVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thường không chu toàn nghề nghiệp của mình nữa. Các bà cần con để có lẽ mà sống trên đời. Khi hở ra chút thì giờ hay lúc đổ bệnh các bà thường đón con về nông thôn để được ở bên nhóc con của mình. Tôi chưa bao giờ hiểu được vì cớ gì người ta không cho các bà gái đĩ đã vào sổ được nuôi con, những người khác có thấy phiền gì đâu. Madame Rosa cho là tại ở Pháp lỗ đít có tầm quan trọng mà các nơi khác không có, ở đây nó mang những tầm vóc mà người ta không mường tượng nổi nếu chưa từng tai nghe mắt thấy. Madame bảo lỗ đít là thứ hệ trọng nhất ở Pháp dưới thời vua Louis XIV, nên gái đĩ, người ta gọi các bà thế, bị hành quyết vì các phụ nữ đức hạnh muốn độc chiếm nó. Tôi thì đã thấy ở nhà chúng tôi những bà mẹ khóc ngằn ngặt, các bà bị người ta tố giác với cảnh sát là làm cái nghề ấy mà còn có con, làm các bà sợ chết khiếp. Madame Rosa trấn an họ, bảo mình quen hẳn một chú cẩm con gái đĩ và chú này bảo trợ cho Madame, Madame còn quen cả một bác Do Thái làm giấy tờ giả mà không ai vặn vẹo được vì chúng giống thật hết chỗ chê. Tôi chưa gặp bác Do Thái này bao giờ, vì madame Rosa giấy nhẹm bác đi. Họ quen nhau trong trại Do Thái ở Đức và do nhầm lẫn mà không bị sát hại và họ thề là người ta sẽ không tống được họ vào đó thêm lần nào nữa. Bác Do Thái ở khu người Pháp và làm giấy tờ giả thành thần. Nhà bác mà madame Rosa có giấy tờ chứng tỏ mình là một người khác, giống như tất cả mọi người. Madame bảo khi có chúng trong tay thì đến người Israel cũng không kiếm nổi bằng chứng chống lại Madame. Đương nhiên về chuyện này thì Madame không bao giờ hoàn toàn an tâm được vì để hoàn toàn an tâm thì phải xuống tận mồ cơ. Chứ còn sống thì lúc nào chả nơm nớp.

    Tôi đang kể với các bạn là bọn ôn con thét lác inh ỏi hàng giờ liền khi biết tôi bán Super đi để đảm bảo cho nó một tương lai không tồn tại ở nhà chúng tôi, trừ Banania vẫn hớn hở như mọi khi. Tôi thì cam đoan với các bạn là thằng khốn đó sinh nhầm thế giới, hồi ấy nó đã bốn tuổi rồi mà vẫn còn hớn hở được.

    Hôm sau, việc đầu tiên madame Rosa làm là lôi tôi đến bác sĩ Katz xem tôi có bị ngớ ngẩn không. Madame Rosa muốn bác sĩ chích máu cho tôi xem tôi có bị giang mai như dân Ả-rập vẫn luôn như vậy hay không, nhưng bác sĩ Katz cáu đến mức cả chòm râu rung lên, tôi quên bảo các bạn là bác có một chòm râu. Bác mắng madame Rosa bằng một lối mắng rất đặc trưng của bác và quát đó chỉ là tin đồn thổi Orléans. Chẳng là tin đồn Orléans nổi lên khi người Do Thái trong ngành may mặc không chịu chuốc thuốc phiện cho phụ nữ da trắng để đẩy họ vào nhà thổ và cả thế giới trách cứ họ, đúng là họ toàn làm dậy lên những chuyện thêu dệt vô bổ.

    Madame Rosa vẫn còn choáng váng lắm.

    - Chính xác chuyện đã xảy ra thế nào nào?

    - Nó cầm năm trăm quan rồi vứt xuống cống.

    - Đây là lần đầu tiên lên cơn bạo lực đầu tiên của thằng bé à?

    Madame Rosa nhìn tôi không đáp còn tôi thì buồn so. Tôi đâu muốn gây phiền não cho ai, tôi là triết gia cơ mà. Trên lò sưởi sau lưng bác sĩ Katz có một chiếc thuyền buồm cánh trắng tinh và vì sầu muộn tôi muốn cất bước ra đi, thật xa, xa khỏi chính mình, tôi bắt đầu cho nó bay cao, tôi leo lên mạn thuyền và vượt trùng dương bằng đôi tay rắn ròi. Lần đầu tiên tôi đi xa có lẽ chính là trên mạng thuyền của bác sĩ Katz. Đến tận bây giờ tôi vẫn không dám chắc mình từng là một đứa bé. Bây giờ khi muốn tôi vẫn có thể lên thuyền buồm của bác sĩ Katz và ra khơi một mình trên boong. Tôi chưa bao giờ kể chuyện này với ai và lúc nào cũng giả tảng như vẫn ở nguyên tại chỗ.

    - Bác sĩ, bác sĩ làm ơn khám kỹ cho thằng bé giúp tôi với. Bác sĩ cấm tôi được có các loại cảm xúc nếu không sẽ có vấn đề tim mạch, thế mà ai đời nó lại bán đi thứ mà nó yêu quý nhất rồi vứt năm trăm quan xuống cống bao giờ. Đến ở Auschwitz, người ta cũng không làm thế.

    Người Ả-rập và Do Thái quanh phố Bisson ai cũng biết bác sĩ Katz có một lòng từ tâm Thiên chúa giáo và bác chăm sóc mọi người chí sáng tận tối, có khi còn muộn hơn. Tôi giữ kỷ niệm rất ấm áp về bác, đó là nơi duy nhất tôi được nghe nói về mình và được xem xét như một thứ đàng hoàng. Tôi thường đến đó một mình, không phải vì bị ốm mà chỉ để ngồi ở phòng chờ. Tôi nấn ná mãi. Bác sĩ thấy rõ tôi đến ngồi không, chiếm mất một chỗ trong khi có chừng ấy nỗi thống khổ trên đời, nhưng bác luôn ân cần mỉm cười với tôi và không hề cáu kỉnh. Thường khi nhìn bác tôi nghĩ nếu tôi có một người bố thì bác sĩ Katz là người tôi sẽ chọn.

    - Thằng bé quý con chó cún trên cả mức cho phép, ôm ấp nó cả khi đi ngủ thế mà nó đã làm gì chứ? Bán chó rồi ném tiền đi. Thằng bé này không bình thường, bác sĩ ạ. Tôi sợ có trường hợp tự dưng phát điên trong họ hàng nhà nó.

    - Bà Rosa, tôi bảo đảm với bà là không có gì cả, tuyệt không có gì.

    Tôi bật khóc. Tôi biết sẽ tuyệt không có gì xảy ra nhưng đó là lần đầu tiên tôi nghe người ta nói thẳng tuột ra.

    - Có gì mà phải khóc hả bé Mohammed của ta. Nhưng thôi cứ khóc đi nếu cháu thấy dễ chịu. Cậu bé có hay khóc không?

    - Không bao giờ, madame Rosa đáp. Nó có bao giờ khóc đâu, cái thằng này, trong khi, có Chúa chứng giám, tôi thì sống khổ sống sở.

    - Đấy, bà thấy chưa, đã đỡ hơn rồi đấy, bác sĩ nói. Cậu bé khóc. Cậu bé phát triển bình thường. Bà đưa cậu bé đến đây là rất đúng, bà Rosa ạ, tôi sẽ kê thuốc an thần cho bà. Chỉ do bà căng thẳng quá đấy thôi.

    - Khi trông trẻ, cần phải căng thẳng ghê lắm bác sĩ ơi, không thì chúng nó làm giặc hết.

    Chúng tôi dung dăng dung dẻ bách bộ về nhà, madame Rosa thích khoe có bạn đồng hành. Madame dềnh dang chăm chút cho bộ cánh trước khi ra khỏi nhà, vì trước Madame là phụ nữ và vẫn còn sót lại chút ít của thời đó. Madame trang điểm rất đậm nhưng ở tuổi Madame ẩn mình chẳng ăn thua. Với cặp kính và bệnh hen suyễn, Madame có cái đầu giống hệt một con ếch Do Thái già. Leo cầu thang cùng đống đồ ăn, Madame dừng lại không biết bao nhiêu chặp, bảo rồi sẽ có ngày Madame chết lăn quay giữa chừng, cứ như thể leo hết bảy tầng gác là chuyện đại sự không bằng.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLẽ ra phải nói “proxénète” mới đúng thì Momo lại nói là “proxynète”, cách dịch trong tiếng Việt mô phỏng hiện tượng này, bằng cách dùng “mô ca” thay cho “ma cô”. Momo còn nhầm lẫn về từ ngữ ở một số chỗ khác trong truyện.
     
    khanhthy and teacher.anh like this.
  5. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    VỀ NHÀ CHÚNG TÔI THẤY CÓ ÔNG N’Da Amédée, người dẫn gái mà ta còn gọi là mô ca. Nếu quen với khu này, các bạn biết nó lúc nào cũng đầy ự người bản ứ tất tật đều từ Phi kéo đến, đúng như tên của khu phốVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Họ ở trong những khu gọi là nhà ổ chuột, không có các sản phẩm thiết yếu, như vệ sinh và hệ thống sưởi ấm của thành phố Paris vì thành phố không về tận nơi đây. Nhiều khu đen có tới một trăm hai mươi người chia nhau tám người một phòng, có độc một buồng vệ sinh dưới nhà, vậy nên họ phát tán tứ tung vì đó là thứ người ta không hãm lại được. Trước tôi, có các khu dành cho người nghèo nhưng nước Pháp đã cho đập sạch bách để khỏi ai trông thấy. Madame Rosa kể ở AubervilliersVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link có một khu người ta xả hơi làm ngạt những người Sénégal sống tại đó bằng cách bỏ những chảo than vào một phòng đóng cửa sổ kín mít và hôm sau thì họ chết ráo cả. Họ bị ngạt vì hơi độc từ chảo bốc ra trong khi đang say giấc mơ của người công bằng. Tôi hay đến phố Bisson chơi với họ và lúc nào cũng được đón tiếp đến nơi đến chốn. Họ phần lớn là người đạo Hồi như tôi nhưng đó không phải là lý do. Tôi nghĩ họ vui lòng được thấy một thằng bé chín tuổi chưa có ẩn ý gì trong đầu. Người già đầu óc lúc nào cũng ẩn ý này ẩn ý nọ. Chẳng hạn như không phải người da đen ai cũng như ai.

    Bà Sambor, chị nuôi của họ, khác hẳn ông Dia, khi ta đã quen với bóng tối. Ông Dia thì không ngộ tí nào. Mắt ông như là để nạt nộ. Ông đọc suốt ngày. Ông có một cái dao cạo dài khiếp không chịu gập lại khi ta ấn vào một thứ gì đó. Ông dùng nó để cạo râu nhưng đừng coi thường nhé. Trong khu có cả thảy năm mươi người và họ tuân lệnh ông răm rắp. Khi không đọc sách ông quay ra tập tành trên nền nhà để làm người khỏe nhất. Ông rất to con mà vẫn không thấy đủ. Tôi không hiểu tại sao hộ pháp thế rồi mà ông còn nỗ lực mức ấy để khỏe hơn nữa. Tôi không hỏi dò gì ông nhưng tôi nghĩ ông cảm thấy không đủ vạm vỡ để làm tất cả những gì mình muốn. Tôi cũng thế, đôi lúc tôi những muốn nổ tung lên cho rồi vì quá muốn trở nên mạnh mẽ. Có những lúc tôi mơ làm cảnh sát và có thể chấp bay hết. Tôi lượn lờ quanh sở cảnh sát phố Deudon suốt nhưng không hy vọng gì, tôi biết rõ điều đó là không tưởng vì tôi mới chín tuổi, tôi vẫn còn thiếu thâm niên. Tôi ước ao làm cảnh sát vì họ có sức mạnh trị an. Tôi đinh ninh thế đã là mạnh nhấtvà không biết còn có cảnh sát trưởng nữa, cứ tưởng đến đấy là kịch kim. Mãi sau tôi mới phát hiện ra còn có những vị trí oách hơn nhiều, nhưng tôi chưa bao giờ lên đến chức Chánh thanh tra cảnh sát, nó vượt quá sức tưởng tượng của tôi. Hồi ấy tôi khoảng chín mười tuổi và vô cùng sợ còn lại trơ trọi trên cõi đời. Madame Rosa leo bảy tầng càng khó nhọc rồi ngồi nghỉ càng lâu bao nhiêu, tôi càng thấy mình thảm hại hơn và càng sợ sệt hơn bấy nhiêu.

    Rồi cái ngày sinh của tôi, nó cũng làm tôi thấp thỏm không yên, nhất là khi người ta đuổi học tôi và nói tôi quá bé so với tuổi. Nhưng dầu gì, điều đó không hệ trọng, tờ giấy chứng nhận tôi được đẻ ra là hợp lệ và là đồ rởm. Như tôi đã nói rồi đấy, madame Rosa có ối tờ như thế ở nhà, thậm chí Madam còn chứng minh không phải người Do Thái từ nhiều đời này nếu chẳng may cảnh sát đến lục lạo tầm nã nữa là. Madame che chắn đủ mọi bề kể từ ngày bị cảnh sát Pháp không đâu vớ được và giao cho người Đức rồi bị đưa đến một cái VélodrromeVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link toàn người Do thái. Sau đó, người ta Madame đến một khu Do Thái ở Đức, chỗ người ta thiêu sống họ. Lúc nào Madame cũng nơm nớp, nhưng không giống mọi người, nỗi nơm nớp của Madame còn nơm nớp hơn nhiều.

    Một đêm, nghe Madame thét lên trong mơ, tôi giật mình tỉnh giấc và thấy Madame bật dậy. Nhà Madame có hai phòng và Madame giữ một phòng cho riêng mình trừ khi có lúc nhúc trẻ con, khi đó thì Moïse và tôi tót sang ngủ với Madame. Đêm ấy Madame ngủ một mình, Moïse không có nhà, một nhà Do Thái hiếm muộn để mắt đến nó đã đón nó về để thử xem có nhận nó làm con nuôi được không. Nó toàn mệt lử đử khi về đến nhà, vì đã vắt sức ra lấy lòng họ. Họ có một cửa hàng bán đồ khô kasberVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ở phố Tienné.

    Tiếng madame Rosa hét khiến tôi thức giấc. Madame bật đèn, tôi hé một mắt ra nhìn. Madame đầu rung bần bật còn mắt láo liên như nhìn thấy thứ gì. Rồi Madame ra khỏi giường, khoác chiếc áo choàng tắm lên người và lấy một chiếc chìa khóa giấu dưới tủ quần áo ra. Khi Madame cúi xuống, đít Madame còn núng nính hơn cả mọi khi.

    Madame ra cầu thang và lò dò bước xuống. Tôi bám theo, vì Madame bấn loạn đến nỗi tôi không dám ở lại một mình.

    Madame Rosa xuống cầu thang dưới ánh điện lúc sáng lúc tối, công tắc điện tự động nhà chúng tôiđể ngắn ngủn vì lý do kinh tế, lão quản lý khu nhà đúng là đồ khốn. Có một lúc, bóng lối vừa ụp xuống là là tôi bật đèn lên ngay như một thằng chập cheng và thế là dưới tôi một tầng madame Rosa kêu toáng lên vì tưởng là có ai đó. Madame ngó trên liếc dưới rồi lại dò dẫm xuống cầu thang, tôi làm theo nhưng không mó vào công tác nữa, như thế chúng tôi chỉ tổ khiến cho nhau tá hỏa. Còn ít hơn cả mọi bận tôi chịu không hiểu cái quái gì đang xảy ra và điều đó càng làm tôi sợ hơn. Đầu gối tôi run lẩy bẩy và thật kinh hãi làm sao khi thấy madame Do Thái dùng chiến thuật chiến binh da dỏ Sioux dể xuống cầu thang, như thể quanh Madame đầy rẫy kẻ thù hay còn khủng khiếp hơn thế.

    Xuống tới tầng dưới cùng, madame Rosa không ra phố mà rẽ trai về phía cầu thang dẫn xuống tầng hầm, nơi không có tí ánh sáng nào và ngay mùa hè giữa ban ngày ban mặt cũng tối như hũ nút. Madame vẫn cấm chúng tôi bén mảng đến đấy vì đó là chỗ người ta chẹn cổ trẻ con. Khi thấy Madame đi lối này, tôi nghĩ thôi thế là xong đời cái giậu mồng tơi Madame biến thành khỉ mất tiêu rồi và đã toan chạy di gọi bác sĩ Katz dậy. Nhưng lúc đó tôi thót tim đến nỗi thấy thà đứng yên đó không cựa quậy còn hơn, tôi đinh ninh nếu mình động đậy cái đó sẽ gầm lên và sẽ từ bốn phương tám hướng đâm bổ vào tôi, các con quái vật sẽ tự dưng chui ra hết chứ không náu núp như chúng vẫn làm từ khi tôi được sinh ra trên cõi đời này nữa.

    Đúng lúc đó tôi thấy có ánh sáng lấp lóe. Nó từ tầng hầm hắt ra và giúp tôi trấn tĩnh lại. Quái vật không máy khi thắp sáng và bóng tối vẫn luôn là thứ làm chúng thấy thư thái nhất.

    Tôi xuống cái cầu thang khẳm mùi nước đái và còn nặng hơn cả thế vì ở khu da đen bên cạnh chỉ có độc một cái cầu tiêu và cứ có chỗ là họ tương ra. Tầng hầm được ngăn thành nhiều buồng và một buồng có cửa đang mở. Đó là buồng mà madame Rosa đã vào và là chỗ phát ra ánh sáng. Tôi ghé mắt nhìn.

    Giữa buồng có một cái ghế bành lún xẹp, cáu bẩn và cập kênh và madame Rosa chễm chệ trên đó. Mấy bức tường chỉ là những phiến đá thò thụt như răng chín sáu ba không và làm vẻ cợt nhả. Trên chiếc tủ com mốt có một cái giá nến Do Thái với một ngọn nến đang cháy. Tôi ngạc nhiên thấy một chiếc giường đáng lẳng đi lại xếp đủ cả đệm chăn ga gối. Lại còn cả mấy bịch khoai tây, một cái bếp điện, mấy bình nước và mấy hộp các tông chứa đầy cá xác đin. Tôi sửng sốt đến độ không còn thấy run nửa, nhưng tôi bị hở mông nên bắt đầu thấy lạnh.

    Madame Rosa ngồi trên chiếc ghế tơi tóp đó một lúc, tí tởn cười. Giờ thì Madame mang vẻ tinh quái, thậm chí đắc thắng. Như thể Madame vừa làm điều gì đó hết mực láu lỉnh và mạnh mẽ. Sau đó Madame đứng dậy. Có một cái chổi dựng trong góc và Madame bắt đầu quét tầng hầm. Đáng lẽ Madame không nên làm thế, nó khiến bụi bay tứ tung mù mịt mà bụi đối với bệnh hen suyễn của Madame thì không gì hại bằng. Ngay tức thì Madame khó thở và phế quản Madame bắt đầu khò khè, nhưng Madame vẫn quét tiếp và không có ai để bảo Madame ngừng lại trừ tôi ra, mọi người ai cũng mặc xác. Đương nhiên, người ta trả tiền để Madame coi sóc tôi và điểm chung duy nhất giữa chúng tôi là cảnh thân cô thế cô, nhưng không gì có hại cho bệnh hen suyễn của Madame bằng bụi. Sau đó, Madame đặt chổi xuống và cố thổi tắt nến nhưng tầm vóc thế mà Madame vẫn không đủ hơi. Madame nhấm nước bọt vào tay rồi tắt nến theo kiểu này. Tôi lập tức chuồn lẹ, tôi biết Madame đã xong việc và sắp sửa trở lên.

    Ừ thì tôi chẳng hiểu gì sất, nhưng cũng chỉ là thêm mỗi điều nữa mà thôi. Tôi chịu không hiểu nổi vì sao Madame đang đêm lại hăm hở vượt bảy tầng lầu và bụi bặm xuống ngồi ở tầng hầm của mình với vẻ tinh quái.

    Khi leo lên đến nơi, Madame đã hết sợ, cả tôi cũng vậy, do lây lan. Chúng tôi thiếp đi bên cạnh giấc ngủ của người công bằng. Tôi suy nghĩ rất hung về điều này và tôi nghĩ ông Hamil đã nhầm to. Tôi cho rằng chính những kẻ bất công mới ngủ ngon nhất vì bọn họ sống chết mặc bay, trong khi những người công bằng mắt cứ chong chong và động tí là sôi máu. Nếu không họ đã chẳng làm người công bằng. Ông Hamil có những câu cửa miệng như “ấy, cứ tin vào cái kinh nghiệm già của ta” hay “như ta có vinh hạnh nói thế với cậu” và hàng đống câu khác mà tôi rất khoái, chúng nhắc tôi nhớ về ông. Đó người tốt nhất trần đời. Ông dạy tôi viết “ngôn ngữ của ông bà tổ tông” tôi, ông toàn dùng từ “tổ tông” vì bố mẹ tôi ông còn không muốn nhắc tới. Ông cho tôi đọc kinh Coran vì madame Rosa bảo nó rất tốt cho người Ả-rập. Khi tôi hỏi sao Madame biết tôi tên Mohammed và là tín đồ Hồi giáo ngoan đạo mà tôi thì cầu bất cầu bơ và không có giấy tờ gì chứng minh mình tồn tại, Madame bối rối bảo ngày tôi đủ lông đủ cánh sẽ giải thích ngọn ngành, chứ Madame không muốn tôi bị một đòn chí tử khi còn mẫn cảm. Madame luôn bảo điều đầu tiên phải nương cho trẻ con chính là sự mẫn cảm. Thực tình, mẹ tôi có tự thân vận động thì cũng chẳng bận gì đến tôi và nếu biết mẹ thì tôi cũng vẫn sẽ yêu quý mẹ, chăm sóc mẹ và làm mô ca chu đáo cho mẹ như ông N’Da Amédée, tôi bảo các bạn thế đấy. Tôi rất vui vì có madame Rosa nhưng nếu kiếm được cho mình một người tốt hơn và thêm vào thì, mẹ kiếp, tôi sẽ không nguây nguẩy nói không đâu. Tôi vẫn có thể trông nom madame Rosa dù có phải chăm lo cho một mẹ thứ thiệt. Ông N’Da chẳng bảo trợ nhiều bà một lúc đấy thôi.

    Madame Rosa biết tôi tên Mohammed và là ngươi đạo Hồi, thế có nghĩa là tôi có gốc gác hẳn hoi và không đến nỗi không ra gì. Tôi muốn biết mẹ ở đâu và cớ sao không ngó ngàng đến tôi. Madame Rosa liền bật khóc, bảo tôi thật thiếu lòng biết ơn, tôi không có tình cảm gì với Madame và muốn có người khác. Tôi đành bỏ cuộc, ừ thì tôi vẫn biết khi một phụ nữ phải tự thân vận động, việc bà ta có con không hãm lại được vì lý do vệ sinh luôn là điều bí ẩn, làm thành cái mà tiếng Pháp gọi là con gái đĩ, nhưng việc madame Rosa chắc như đinh đóng cột rằng tôi tên Mohammed và là người Hồi giáo xịn thì thật khôi hài. Madame chả đến nỗi phịa ra thế để làm tôi vui lòng. Có lần tôi nói chuyện này với ông Hamil khi ông kể tổi nghe về cuộc đời Sidi Abderrahmân, ông thánh bảo trợ thành Alger.

    Ông Hamil đến với chúng tôi từ Alger, nơi ba mươi năm trước ông đi qua trên đường hành hương về thánh địa La Mecque. Sidi Abderrahmân thành Alger là ông thánh ông hâm mộ nhất bởi máu chảy ruột mềm, như ông bảo vậy. Nhưng ông còn có một tấm thảm có hình một đồng bào khác của ông, Sidi Ouali Dada, người quanh năm ngồi trên chiếc thảm cầu nguyện của mình do một đàn cá kéo đi. Chuyện này có vẻ thiếu nghiêm túc thế nào, đàn cá kéo thảm trong không trung, nhưng đấy là tại tôn giáo muốn thế.

    - Ông Hamil ơi, sao không có gì chứng minh cháu là cháu mà cháu lại có tên Mohammed và là người Hồi giáo được nhỉ?

    Ông Hamil luôn giơ cao một bàn tay khi muốn nói ý Chúa đã quyết. 

    - Madame Rosa nhận cháu về từ khi cháu còn đỏ hỏn và không làm giấy khai sinh. Từ bấy đến giờ, bà ấy đón đưa hàng chục trẻ con, bé Mohammed ạ. Bà ấy có bí mật nghề nghiệp, vì nhiều phụ nữa yêu cầu giữ mồm giữ miệng. Bà ấy đã ghi cháu tên Mohammed, tức người đạo Hồi, rồi kẻ sinh thành ra cháu bặt vô âm tín. Dấu ấn duy nhất của hắn là cháu, bé Mohammed ạ. Và cháu là một cậu bé xinh xắn. Hãy cứ nghĩ cha cháu đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Algérie, một điều đẹp đẽ và cao cả. Hắn là người anh hùng của nền độc lập.

    - Ông Hamil ơi, cháu thà có bố còn hơn là không có một người anh hùng. Đáng lý ông ấy phải là một mô ca tốt và chăm lo cho mẹ cháu.

    - Cháu không được nói thế, bé Mohammed, phải nghĩ đến cả người Nam Tư và người đảo Corse nữa chứ, cái gì cũng đổ cả lên lưng chúng ta thì đâu có được. Nuôi một đứa bé ở khu này thật khó làm sao.

    Nhưng tôi có cảm giác ông Hamil biết cái gì đó mà không nói với tôi. Ông là người tử tế và nếu cả đời không phải rong ruổi bán thảm thì hẳn ông đã là một người ra dáng lắm, có khi còn ngồi lên tấm thảm bay cho cá kéo đi giống thánh Sidi Ouali Dada của người Maghreb không chừng.

    - Thế sao người ta đuổi học cháu hả ông? Madame Rosa bảo tại cháu bé hơn so với tuổi, rồi lại bảo tại cháu quá lớn so với tuổi, rồi lại tại cháu không có số tuổiđáng lý phải có, bà còn lôi cháu đến bác sĩ Katz, bác sĩ bảo bà là có thể cháu khác người, y như một đại thi hào ấy.

    Ông Hamil có vẻ buồn thiu. Tại mắt ông làm ra thế. Người ta lúc nào cũng buồn nhất ở cặp mắt.

    - Cháu là một đứa bé rất nhạy cảm, Mohammed ạ. Điều đó làm cháu hơi khác những người khác...

    Ông nhoẻn cười.

    - Sự nhạy cảm, bây giờ nó không phải là thứ làm chết người.

    Chúng tôi toàn nói tiếng Ả-rập, chuyển sang tiếng Pháp nó không còn hay được bằng như thế.

    - Có phải bố cháu là một đầu gấu hách xì dầu làm ai cũng khiếp đảm đến mức không dám nhắc đến không hả ông Hamil?

    - Không, không, thật sự không phải thế, Mohammed ạ. Ta chưa thấy ai nói thế bao giờ.

    - Vậy ông đã nghe thấy gì hả ông Hamil?

    Ông cụp mắt, thở đánh thượt.

    - Không có gì.

    - Không gì cả ạ?

    - Tuyệt không.

    Lúc nào cũng điều bất di bất dịch ấy, với tôi. Chẳng có gì.

    Bài học kết thúc và ông Hamil bắt đầu kể tôi nghe về Nice, chuyện làm tôi mê nhất. Khi ông nói về những chú hề nhảy múa ngoài phố và những gã khổng lồ tưng bừng nghễu nghện trên xe tăng, tôi như đang ở nhà mình. Tôi cũng yêu những cánh rừng mimosa mà họ có ở đấy rồi những hàng cọ và những chú chim trắng muốt đập đập cánh như đang vỗ tay vì quá chừng hạnh phúc. Một hôm, tôi đã thuyết phục được Moïse và một thằng có tên khác cuốc bộ đến Nice sống trong rừng mimosa bằng đồ săn bắn được, chúng tôi khởi hành vào buổi sáng và đi tới tận quảng trường Pigalle nhưng đến đấy thì chúng tôi hoảng lên vì xa nhà quá và quay trở lại. Madame Rosa đã tưởng mình phát rồ, nhưng lúc nào Madame chả diễn đạt theo cách đó.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khu Belleville, theo nghĩa đến có nghĩa là “thành phố đẹp”.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ngoại ô Đông Bắc Paris, nơi tập trung nhiều người nhập cư da màu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trường đua, nơi hàng vạn người Pháp gốc Do Thái bị giam giữ sau đợt vây ráp tháng Bảy năm 1942 của cảnh sát Pháp, trước khi bị chuyển đi trại tập trung bên Đức.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Kasber (tiếng Do Thái): đúng nghi lễ. Thường được dùng để chỉ các loại thịt hoặc thực phẩm nói chung.
     
  6. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    VẬY LÀ, như đã nói, khi tôi cùng madame Rosa đi khám bác sĩ Katz về, chúng tôi thấy ở nhà có ông N’Da Amédée, người ăn mặc bảnh bao hết mức ta có thể hình dung. Ông là mô ca và người dẫn gái oách nhất trong số dân đen Paris và ông đến tìm madame Rosa để nhờ Madame viết hộ thư về nhà. Ông không muốn nói cho ai khác là ông không biết viết. Ông mang một bộ com lê bằng lụa hồng mà ta được phép chạm vào cùng một chiếc mũ hồng và áo sơ mi hồng. Cà vạt cũng màu hồng nốt và cả bộ cánh khiến ông bắt mắt là. Ông đến với chúng tôi từ Niger, một trong vô số nước châu Phi và ông đã tự mình làm nên. Ông nhắc đi nhắc lại mãi, 'Tôi tự mình làm nên”, trong bộ cánh màu hồng và nhẫn kim cương đầy tay. Ngón nào ông cũng đeo và khi ông bị giết ở sông Seine, người ta cắt rời các ngón tay ông để tháo nhẫn vì đó là một vụ thanh toán. Tôi nói ngay thế để về sau các bạn khỏi bị xúc động. Lúc còn sống, ông sở hữu hai mươi lăm mét vỉa hè ngon lành nhất khu Pigalle và ông ra ngoài hàng đánh móng chân móng tay cũng màu hồng nốt. Ông còn có một cái áo gi-lê mà tôi quên khuấy. Suốt ngày ông lấy đầu ngón tay mân mê ria mép, rất nhẹ nhàng, như đang trìu mến với nó. Ông luôn mang cho madame Rosa một món quà ăn được nhưng Madame thích nước hoa hơn, vì sợ bị dôi thêm cân. Mãi sau này tôi mới thấy Madame bị hôi. Nước hoa vậy là thứ hợp nhất làm quà tặng madame Rosa, Madame có cả đống những lọ và lọ mà tôi chưa bao giờ hiểu đươc sao Madame lại toàn bôi sau dái tai như người ta xỏ mùi tây vào tai và mũi bê. Ông Đen mà tôi nói chuyện, ông N’Da Amédée ấy, thật ra là mù chữ, do thành người quá sớm mà không được đến trường. Tôi không kể chuyện lịch sử ra đây làm gì, nhưng người Đen chịu khổ nhiều lắm, nên nếu được thì gắng mà hiểu họ. Chính vì thế ông Amédée nhờ madame Rosa viết thư gửi về Niger cho bố mẹ mà ông có biết tên. Nạn phân biệt chủng tộc ở đấy đã rất tàn bạo với họ, cho đến tận ngày cách mạng về họ có một chế độ và hết khổ. Tôi thì tôi chả phải phàn nàn gì về nạn phân biệt chủng tộc nên không thấy mình có gì phải trông đợi. Mà nói của đáng tội người Đen hẳn còn nhiều khiếm khuyết khác.

    Ông N’Da Amédée ngồi lên chiếc giường chung tôi vẫn ngủ khi chỉ có ba bốn đứa, chẳng là lúc đông người chúng tôi sang ngủ với madame Rosa. Cũng có bận ông ghếch một chân lên giường và đứng giải thích với madame Rosa những điều Madame phải viết cho bố mẹ ông. Lúc nói, ông Amédée vung vẩy tay chân rồi xúc động và sau rốt phừng phừng lên thật và nổi cáu, hoàn toàn không phải tại ông điên tiết mà tại ông muốn nói với bố mẹ nhiều hơn rất nhiều so với những gì các phương tiện tầm thấp của ông cho phép. Lúc nào bắt đầu cũng là cha yêu quý và tôn kính và rồi ông nổi xung vì có bao nhiêu điều tuyệt diệu không diễn tả được thành lời và ứ nghẹn trong lòng. Ông không có phương tiện, nên ông cần bỏ vàng và kim cương vào từng từ một. Madame Rosa viết cho ông những lá thư trong đó kể ông đã tự mò mẫm học tập để trở thành nhà thầu các công trình công cộng, xây đập ngăn và làm người có ích cho tổ quốc mình. Khi Madame đọc thư lên ông biểu lộ một niềm hân hoan cực độ. Madame để ông xây dựng nào cầu nào đường nào tất tật mọi thứ thiết yếu trên đời. Madame thích thấy ông N’Da Amédée hạnh phúc vì được nghe đủ mọi điều mình làm trong thư và ông luôn bỏ tiền vào phong bì để nó giống thật hơn. Trông ông hớn hở trong bộ cánh hồng đại lộ Champs-Élyséés và có thể là còn hơn thế, về sau madame Rosa bảo rằng khi nghe thư ông có đôi mắt của người sùng tín đích thực và rằng người Đen ở châu Phi, bởi ở nơi khác cũng có họ, vẫn là đỉnh ở thể loại này. Người sùng đạo là người tin vào Thượng đế, như ông Hamil suốt ngày nói chuyện với tôi về Thượng đế, ông giải thích đó là những điều phải học khi ta còn trẻ, còn khả năng học bất cứ thứ gì.

    Ông N’Da Amédée có một viên kim cương láp lánh đính ở cà vạt. Madame Rosa bảo đó là một viên kim cương thật chứ không giả như người ta có thể nhầm tưởng, vì người ta không bao giờ đủ cảnh giác. Ông ngoại madame Rosa ngày trước làm trong ngành kim cương và Madame thừa hưởng kiến thức từ ông. Kim cương nằm ngay phía dưới mặt ông N’Da Amédée, nó cũng lấp lánh nhưng không vì cùng những lý do ấy. Madame Rosa không bao giờ nhớ lần trước đã cho gì vào thư gửi bố mẹ ông ở châu Phi, nhưng chẳng hề chi, Madame bảo càng không có gì người ta càng muốn tin. Với lại, ông Amédée không phải là người tủn mủn, với ông thế nào cũng được, miễn là cha mẹ ông sung sướng. Đôi khi, ông còn quên khuấy cả cha lẫn mẹ, tự kể với mình rằng mình đang thế nào và sẽ còn lớn lao hơn ra sao. Tôi chưa thấy ai tự nói về mình theo cách đó bao giờ, cứ như là có thể thế được. Ông gào lên mình được tất tật mọi người kính trọng, mình là một ông hoàng. Đúng thế, ông quàng quạc “tôi là vua!”, và madame Rosa viết nó ra cùng cầu cùng đập cùng đủ các thứ. Sau đó, Madame bảo ông N’Da Amédée hoàn toàn bị micbougué, tiếng Do Thái nghĩa là cuồng, nhưng ông là một ông cuồng nguy hiểm nên phải cho ông tùy nghi để đỡ bị phiền hà. Có vẻ như ông đã giết vài người nhưng đó là giữa dân đen với nhau, không tông tích, vì không như người Mỹ da đen, họ không phải là người Pháp, mà cảnh sát thì chỉ bận tâm về những người có tồn tại mà thôi. Rồi sẽ đến ngày ông sẽ cà khịa với hội dân Algérie hay đảo Corse gì đó và Madame sẽ buộc phải viết cho bố mẹ ông một lá thư chẳng khiến ai vui lòng. Đừng tưởng mô ca thì không có vấn đề như mọi người nhé.

    Ông N’Da Amédée lúc nào cũng đến cùng hai vệ sĩ kè kè vì ông không tin tưởng mấy và cần phai bảo vệ ông. Hai gã ấy, người ta thoải mái cho đi gặp Thượng đế mà không qua xưng tội, trông các gã dữ tợn và đáng sợ chết đi được. Một trong hai gã là võ sĩ đấm bốc, đã lĩnh đủ vào mặt đến nỗi bộ phận nào cũng chạy lung tung, mắt một con không nằm đúng độ cao, mũi bẹp gí gị, cặp lông mày trụi thụi lụi cả vành giữa những lần đếm của trọng tài, con mắt còn lại cũng sảy hốc nốt, kiểu cú đấm nhằm vào con mắt này đã hích trồi con mắt kia ra. Nắm tay gã bự tổ chảng và chưa hết, gã còn có đôi cánh tay vạm vỡ bói cả ngày không ra ở người khác. Madame Rosa bảo càng mơ mộng bao nhiêu người ta càng lớn như thổi bấy nhiêu và hai nắm tay của ông Boro hẳn đã mộng mơ cả đời chúng thì mới phổng phao được như thế.

    Gã vệ sĩ thứ hai có khuôn mặt còn nguyên xi nhưng rõ thật hoài của. Tôi ấy, tôi chẳng thích người có bộ mặt nay thế này mai thế khác lẩn tứ bề như trạch và không bao giờ hai lần mang cùng một vẻ mặt. Kẻ giả dối, như người ta vẫn bảo, và đương nhiên, gã hẳn phải có lý do của mình, mà thật ra là không, ai cũng có lý do lẩn trốn nhưng gã thì, tôi thề đấy, có vẻ gian tà đến mức chỉ nghĩ đến điều gã có thể che đậy tóc trên đầu ta đã nhất tề dựng dậy. Các bạn có hiểu ý tôi không nhỉ? Thêm vào đó gã cứ luôn miệng cười với tôi và không có chuyện dân Đen cho trẻ con vào bánh mì mà gặm, tất cả chỉ là tin đồn thổi Orléans, nhưng tôi luôn có cảm tưởng mình làm gã thèm rểu dãi và ở châu Phi họ dầu gì cũng ăn thịt người chứ không phải vừa, ai mà tước mất của họ điều đó được. Khi tôi đi qua cạnh gã, gã níu tôi lại, cho tôi ngồi vào lòng và bảo gã cũng có một thằng con trai trạc tuổi tôi, gã đã làm quà cho nó một bộ sưu tập vũ khí cao bồi mà tôi hằng ao ước. Đúng là đồ rác rưởi, thật. Có lẽ cũng có phần thiện nơi gã, như nơi tất cả mọi người khi ta lục lọi, nhưng gã làm răng tôi gõ lập cập với đôi con mắt nhìn chả lần nào cùng chiều với lần nào. Chắc gã cũng biết thế, vì có lần gã còn mang cho tôi hạt hạnh nhân, dối trá thành thần đến thế là cùng. Hạt hạnh nhân thì nghĩa lý gì cơ chứ, nhiều lắm một quan chứ mấy. Nếu gã tưởng nhờ đấy mà kiếm thêm một người bạn thì gã nhầm to, cứ tin tôi đi. Tôi kể chi tiết này ra vì chính trong hoàn cảnh chả liên quan gì đến ý muốn của tôi ấy mà tôi lần thứ hai nổi cơn bạo lực.

    Ông N’Da Amédée thường đến đọc thư cho madame Rosa chép vào Chủ nhật. Chủ nhật thì các bà không đi làm ăn, đó là ngày xả hơi, trong nhà thường xuyên có một hai bà đến đón con đi dạo mát công viên hay mời chúng đi ăn trưa. Tôi phải nói rằng nhiều lúc phụ nữ tự thân vận động là những bà mẹ tốt mĩ mãn trần đời, vì điều đó giúp họ nguôi nỗi khách hàng, với lại đứa trẻ cho họ một tương lai. ừỪthì nhiều bà kệ thây bạn thật, hẳn nhiên rồi, và ta không bao giờ còn nghe nói về họ nữa, nhưng điều đó không chứng tỏ được họ chưa ngỏm củ tỏi hay không có lý do gì. Đôi khi tận trưa hôm sau họ mới trả con về vì muốn được ở cạnh chúng càng lâu càng tốt trước khi trở lại chỗ làm. Hôm ấy, ở nhà vậy là chỉ còn những đứa thường trú, tức chủ yếu có tôi và Banania, cái thằng từ một năm nay không trả tiền trọ mà vẫn nhơn nhơn và tự nhiên như ở nhà mình. Có cả Moïse nhưng nó đang chờ chực được đón về một gia đình Do Thái vốn chỉ còn muốn chắc chắn là nó không mắc bệnh di truyền, như cái niềm vinh hạnh mà tôi được hưởng, vì phải nghĩ đến điều đó hẵng rồi mới được phải lòng một thằng nhóc nếu không muốn gặp rắc rối hậu kỳ. Bác sĩ Katz đã làm cho nó hẳn một giấy chứng nhận rồi mà mấy người nọ vẫn còn muốn xác minh đến nơi đến chốn trước khi tiến xa hơn. Thằng Banania còn tí tởn hơn mọi khi, nó vừa phát hiện ra con chim mình và đó là điều đầu tiên đến với nó. Tôi thì học được những thứ tôi tuyệt nhiên không hiểu tí ti nhưng cũng chẳng sao vì chính tay ông Hamil đã viết ra cho tôi. Tôi vẫn còn ngâm nga được cho các bạn nghe đây này, vì việc đó làm ông thích chí lắm: elli habb allah la ibri ghirhou soubhân ad daim là iazoul... Câu này ngụ ý người yêu Thượng đế thì không muốn ai khác ngoài Ngài ra. Tôi thì tôi muốn nhiều hơn thế, nhưng ông Hamil bắt tôi ôn luyện tôn giáo của mình, vì kể cả có ở lại Pháp đến tận lúc cận kề cái chết như chính bản thân ông thì tôi vẫn cần phải nhớ mình có một quê hương và thế cũng còn hơn không. Quê hương tôi, chắc đó là một nước kiểu Algérie hay Maroc mặc dù tôi không hiện diện ở đâu xét về mặt lưu trữ mà nói, madame Rosa chắc chắn thế, Madame nuôi dạy tôi theo lối Ả-rập đâu phải để chơi. Madame cũng bảo là với Madame, điều đó không đáng kể, trong khổ ải lòng vả cũng như lòng sung, nếu dân Do Thái và dân Ả-rập choảng vỡ mặt nhau ra thì cũng đừng tưởng dân Do Thái và dân Ả-rập khác người, mà chính tình bằng hữu làm ra vậy, có thể trừ mỗi chỗ người Đức là nơi còn hơn thế. Tôi quên nói với các bạn rằng madame Rosa để dưới giường một bức chân dung ông Hitler to tướng, khi sầu muộn mà khồng biết thổ lộ cùng ông thần bà thánh nào Madame lại lôi nó ra, ngắm nghía và thấy nguôi ngoai ngay, dầu sao cũng đã bớt được một nỗi bận tâm lớn.

    Tôi có thể nói để gỡ tội cho madame Rosa Do Thái rằng Madame là một phụ nữ thánh thiện. Tất nhiên, Madame toàn tống cho chúng tôi những thứ đồ ăn bèo bọt nhất và hành chúng tôi lên bờ xuống ruộng với tháng RamadanVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Hai mươi ngày nhịn ăn, các bạn nghĩ xem, với Madame là thức ăn trời ban và Madame luôn có vẻ đắc thắng khi lễ Ramadan đến gần và tôi không còn được quyền đụng đến gefillte fisch[2] do chính tay Madame nail nữa. Madame tôn trọng tín ngưỡng của người khác, nhưng đồ bò cái ấy, tôi bắt gặp Madame ta xơi giăm bông. Khi tôi bảo Madame không được ăn giăm bông, Madame cười cười và chỉ có thế. Tôi không ngăn được Madame giành phần thắng khi tới mùa Ramadan và buộc phải đi chôm chỉa ở hiệu tạp phẩm, tại một khu phố nơi người ta không biết tôi là người Ả-rập.

    Tóm lại đó là một ngày Chủ nhật ở nhà chúng tôi và madame Rosa bỏ cả buổi sáng để rấm rứt, có những ngày Madame cứ khóc dầm dề mà không giải thích một lời. Không nên quấy rầy khi Madame khóc vì đó là những khoảnh khắc dễ chịu nhất của Madame. À mà tôi còn nhớ thằng nhỏ người Việt sáng đó bị tét một phát vào mông vì cứ nghe tiếng gõ cửa là tọt ngay xuống gậm giường, nó đổi gia đình đến hai mươi bận kể từ ngày bị bơ vơ cách đây ba năm, nên nó chán ngấy rồi. Tôi không rõ nó thành cái gì rồi nhưng sẽ có ngày tôi đi thăm nó. Vả lại, tiếng chuông không mang lại điềm lành cho ai ở nhà chúng tôi, lúc nào chúng tôi cũng sợ An sinh Xã hội ghé tìm. Madame Rosa có đủ thứ giấy tờ giả Madame muốn, Madame đã dàn xếp với một ông bạn chỉ chăm chắm lo việc đó để chuẩn bị cho tương lai kể từ ngày sống sót trở về. Tôi không nhớ đã nói với các bạn chưa chứ Madame còn có hẳn sự bảo kê của một ông cẩm mà Madame đã nuôi nấng trong khi mẹ ông ta tự xưng là thợ làm đầu ở tỉnh. Nhưng ở đâu cũng có những kẻ ghen ăn tức ở và madame Rosa sợ bị tố. Cũng bởi có lần vào sáu giờ sáng Madame bị một hồi chuông dựng dậy và bị đưa đến một Vélodrome rồi từ đó chuyển sang các khu Do Thái ở Đức. Tóm lại đúng lúc đó ông N’Da Amédée đến nhờ Madame viết thư cùng hai cận vệ, trong đó có gã gian giảo đến nỗi không ai tiêu hóa nổi. Tôi không hiểu sao mình lại ác cảm với gã, nhưng tôi cho là tại tôi đã chín mười tuổi hơn và tôi cần có ai đó để ghét cho giống mọi người.

    Ghếch một chân lên giường, ông N’Da Amédée có điếu xì gà vãi tàn tung tóe mà không để ý và báo ngay với bố mẹ là sẽ sớm về Niger sống đàng hoàng. Tôi thì bây giờ tôi nghĩ chính ông đã tin như thế. Tôi thường thấy mọi người dần tin những điều họ nói, họ cần điều đó để sống. Tôi không nói vậy để triết lý mà nghĩ thế thật.

    Tôi quên không nói rõ là ông cẩm con gái đĩ đã học được tuốt tuồn tuột và cũng tha thứ tuốt tuồn tuột. Đôi khi ông còn đến hôn madame Rosa nữa chứ, nhưng với điều kiện Madame phải ngậm miệng lại. Ông Hamil vẫn diễn đạt như vậy khi muốn nói đuôi lọt là chuẩn rồi. Tôi kể chuyện này ra để vui vẻ cả làng.

    Trong lúc ông Amédée nói, gã cận vệ trái ngồi trên chiếc ghế bành giữa nhà giũa móng tay, còn gã kia thì lơ đễnh. Tôi định đi tè nhưng gã thứ hai mà tôi đã kể chuyện chặn tôi giữa đường và đặt tôi ngồi lên gối. Gã nhìn tôi, nở một nụ cười, thậm chí còn xoay mũ ra sau gáy và nói với tôi vẫn những lời ấy:

    - Cháu làm chú nhớ con trai chú quá, nhóc Momo ạ. Nó đang đi biển với mẹ nó và mai là hai mẹ con về rồi. Mai là ngày vui của thằng bé, ngày nó sinh ra, nó sẽ được tặng một chiếc xe đạp. Nếu muốn cháu có thể đến nhà chú chơi với nó.

    Tôi không biết mình bị làm sao nữa, nhưng hàng năm nay tôi không cha không mẹ xe đạp cũng không, thế rồi giờ đây gã nọ đến làm tôi phát rồ lên. Mà chắc các bạn hiểu ý tôi. Ừ thì Inch’ AllahVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nhưng đâu phải vậy, tôi nói thế chỉ vì tôi là một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo. Nó làm tôi lộn tùng phèo và tôi bị lên cơn, cái gì đó kinh khủng lắm. Nó từ bên trong mà ra và đó là chỗ tồi tệ nhất, luôn luôn thế. Khi nó từ bên ngoài, từ những cú đá đít, thì ta có thể trốn chạy. Nhưng từ bên trong, thì không thể. Khi nó tóm gọn lấy tôi, tôi muốn ra đi quách cho rồi, không ngoảnh đầu lại với bất cứ nơi nào nữa. Như thể tôi có ai đó bên trong mình. Tôi gào lên từng chặp, ngã vật ra đất, đập đầu để đánh bật nó ra mà không được, nó không có chân, bên trong người ta không bao giờ có chân. Mà này, tôi thấy dễ chịu khi nói về nó, cứ như nó ra được một ít ấy. Các bạn có hiểu tôi định nói gì không nhỉ?

    Khi tôi đã kiệt lực và bọn họ đã đi cả, madame Rosa lập tức tha tôi đến bác sĩ Katz. Madame sợ xanh mật, bảo bác tôi có đủ mọi dấu hiệu di truyền, tôi có khả năng cầm dao mà chọc Madame chết tươi trong giấc ngủ như chơi. Tôi bó tay không rõ vì lẽ gì mà madame Rosa cứ sợ bị giết lúc đang ngủ, cứ như điều ấy làm Madame mất ngủ vậy. Bác sĩ Katz nổi đóa, bác hét lên với Madame rằng tôi lành như cừu, rằng Madame phải thấy hổ thẹn khi nói thế. Bác kê cho Madame thuốc an thần để sẵn trong ngăn kéo, rồi chúng tôi dung dăng dung dẻ về nhà, tôi cảm giác Madame hơi ngại vì không đâu lại đi kết tội tôi. Nhưng phải thông cảm với Madame, cuộc sống là tất cả những gì còn lại của Madame. Mọi người gắn bó với cuộc sống hơn với bất cứ thứ gì, kể cũng ngộ khi ta nghĩ đến tất cả những điều tốt đẹp có trên thế gian.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRamadan: tháng thứ chín theo lịch đạo Hồi, trong đó người Hồi giáo nhịn ăn, nhịn uống từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMón cá chép truyền thống của người Do Thái.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTiếng Ả-rập, có nghĩa là: “Nếu thánh Allah muốn thế”.
     
    khanhthy and teacher.anh like this.
  7. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    VỀ NHÀ, Madame tọng lấy tọng để thuốc an thần và cả buổi tối nhìn trân trân trước mặt với nụ cười tơ hơ vì chẳng cảm thấy gì. Không bao giờ Madame đưa thuốc an thần cho tôi. Đó là một phụ nữ tốt nhất trần đời và tôi có thể minh họa cho hình mẫu này ngay ở đây. Như cái bà Sophie, bà này cũng mở một ổ con gái đĩ, ở phố Surcouf, hay bà Bá tước như người ta vẫn gọi vì bà là vợ góa một ông Bá tước ở Barbès, úi chà, có ngày họ nhận trông đến mười đứa lau nhau, và việc đầu tiên họ làm là tống an thần đầy họng chúng. Madame Rosa biết điều này nhờ nguồn đáng tin cậy từ một bà người Bồ gốc Phi vận động ở phố Truanderie, bà này đã đón con trai về trong tình trạng tinh thần được trấn an đến độ không đứng nổi vì cứ ngã sóng soài. Dựng nó dậy là nó lại vật ra, cứ thế người ta có thể nghịch chơi với nó hàng giờ. Madame Rosa thì ngược hẳn lại. Khi chúng tôi trở nên kích động hay khi chúng tôi có một lũ nhóc ở trọ theo ngày bị rối loạn nặng, vì thứ này quả là có tồn tại, thì chính Madame là người ngớp thuốc an thần. Và lúc ấy thì chúng tôi la hét và nhằm thẳng Madame mà huých thả cửa cũng không bén tới gót Madame, và chính tôi là thằng phải thiết lập trật tự, tôi khoái trò này vì nó làm tôi thấy mình bề trên. Madame Rosa chình ình trong chiếc ghé bành giữa nhà, chễm chệ trên bụng là con ếch bằng len và cả túi chườm, đầu hơi ngoẹo về một bên, và Madame cười ân cần nhìn chúng tôi, thỉnh thoảng Madame còn vẫy tay chào chúng tôi như thể chúng tôi là một đoàn tàu chạy ngang qua. Những lúc như thế, Madame chu du tận đẩu đâu và chính tôi phải đứng ra chỉ huy để ngăn chúng nó châm lửa đốt ri đô, thứ đầu tiên ta chọn để mồi lửa khi còn trẻ.

    Điều duy nhất có thể khẽ lung lạc madame Rosa khi Madame đã được trấn an tinh thần là tiếng chuông gọi cửa. Madame sợ người Đức đến xanh mật. Đó là chuyện xưa cũ, đầy rẫy trên mặt báo và tôi không đi sâu vào chi tiết làm gì nhưng madame Rosa chưa bao giờ hoàn lại hồn. Đôi lúc Madame tưởng tất cả vẫn còn nguyên giá trị, nhất là giữa đêm khuya, Madame thuộc kiểu người sống bằng kỷ niệm. Bạn ngẫm xem thế có ngớ ngẩn quá không ở thời đại chúng ta, khi những thứ đó đều đã tiêu vong và được vùi sâu, nhưng người Do Thái rất kiên trung vì đã từng bị hủy diệt, đó là những người năng về thăm quá khứ nhất- Madame thường kể tôi nghe về bọn phát xít và lính S.S., tôi hơi tiếc là đã ra đời muộn quá nên không biết phát xít và S.S. đến tận chân tơ kẽ tóc, bởi ít nhất người ta cũng hiểu tại sao. Giờ thì chịu rồi.

    Chết cười nhất là cái chứng sợ tiếng chuông cửa của madame Rosa. Thời điểm lý tưởng nhất là sớm tinh mơ, khi ngày vẫn còn nhón chân. Người Đức dậy sớm và thích ban mai hơn bất kỳ buổi nào trong ngày. Một đứa trong bọn tôi trở dậy, ra hành lang và nhấn chuông. Một hồi dài, để đạt kết quả tức thì. Đảm bảo cười bể bụng! Phải nhìn tận mắt ấy. Hồi đó madame Rosa nặng phải chín lăm kí lô có lẻ, thế mà Madame vọt khỏi giường như lên cơn và sầm sập lao xuống đến nửa tầng lầu rồi mới dừng lại. Còn chúng tôi, cả lũ vẫn nằm yên giả vờ ngủ. Khi thấy là không phải bè lũ phát xít, Madame nổi cơn tam bành và rủa chúng tôi là đồ con gái đĩ, điều không bao giờ Madame làm một cách vô cớ. Madame đứng đó mắt thất thần mất một lúc, trên đầu lủng lẳng mấy cái lô cuộn những sợi tóc còn sót lại, thoạt tiên Madame tưởng mình nằm mơ, làm gì có chuông nào reo, và nó không từ bên ngoài chạy vào. Nhưng hầu như lúc nào cũng có một đứa bọn tôi phì cười và khi hiểu ra mình là nạn nhân, Madame liền xổ cơn giận hoặc sẽ bật khóc.

    Tôi tin dân Do Thái là những người giống những người khác thôi nhưng không nên vì thế mà dằn vặt họ.

    Thường thường chúng tôi còn chẳng cần dậy bấm chuông vì madame Rosa tự làm một mình. Madame tỉnh giấc bất thình lình, ngồi khựng dậy trên cái đít vĩ đại trên cả mức tôi có thể nói ra, dỏng tai rồi nhảy khỏi giường, choàng chiếc khăn màu hoa cà ưa thích và vọt ra ngoài. Madame còn không ngó xem có ai không vì chuông vẫn reo ở bà, bên trong Madame, và đó mới là điều tệ nhất. Có khi Madame chỉ chạy xuống vài bậc cầu thang hay một tầng nhưng cũng có khi Madame lao một mạch xuống tầng hầm, giống lần đầu tiên tôi có vinh dự mục kích. Ban đầu, tôi còn tưởng Madame giấu kho báu ở đây và nỗi lo có trộm đã dựng Madame dậy. Tôi vẫn hằng mơ có một kho báu chôn giấu đâu đó, tại một chỗ trú ẩn an toàn tuyệt đối và tôi có thể tìm ra mỗi khi cần. Tôi nghĩ kho báu là thứ hay vô địch mọi thể loại, khi nó thuộc về bạn và bình an vô sự. Tôi đã định vị được chỗ madame Rosa giấu chìa khóa mở tầng hầm và một lần nọ tôi đã đến xem. Tôi không tìm thấy gì. Đồ gỗ, một cái bô, cá xác đin, nến và lỏng chỏng cả đống thứ linh tinh như cho ai đó ẩn cư. Tôi châm một cây nến và soi kỹ nhưng chỉ thấy các bức tường với những hòn đá nhe răng. Đúng lúc đó, tôi nghe thấy một tiếng động và giật nảy cả mình nhưng hóa ra chỉ là madame Rosa. Madame đứng ở lối vào và nhìn tôi. Madame không hằn học mà trái lại có vẻ hối lỗi, như thể Madame phải trần tình vậy.

    - Momo, cháu không được nói về chỗ này với ai đâu đấy. Đưa nó cho bà.

    Madame chìa tay lấy lại chìa khóa.

    - Madame Rosa, ở đây là cái gì vậy? Sao thỉnh thoảng giữa đêm ba lại đến đây làm gì? Nó là cái gì thế?

    Madame chỉnh nhẹ lại kính và tủm tỉm.

    - Đây là nhà nghỉ của bà, Momo ạ. Nào, lại đây nào.

    Madame thổi nến rồi nắm lấy tay tôi và chúng tôi leo lên. Sau đó Madame ngồi xuống ghế bành, tay ôm ngực, vì Madame không còn trèo được bảy tầng lầu mà không như người chết rồi.

    - Momo, hãy thề với bà là cháu sẽ không bao giờ kể vói ai về nó.

    - Cháu xin thề, madame Rosa.

    - Khaïrem?

    - Khaïrem.

    Khi đó, Madame vừa thì thầm vừa ngó bên trên tôi, cứ như Madame nhìn thấu được cả sau lẫn trước:

    - Đó là tổ Do Thái của bà, Momo ạ.

    - À nếu thế thì ổn cả.

    - Cháu hiểu không nhỉ?

    - Không ạ, nhưng chả sao. Cháu quen rồi.

    - Đó là nơi bà đến trú ẩn khi bà sợ.

    - Sợ cái gì hả madame Rosa?

    - Không cần phải có lý do mới sợ được, Momo ạ.

    Điều đó, tôi không bao giờ quên, vì nó là thứ thật nhất mà tôi được nghe.
     
    teacher.anh and xxxhai like this.
  8. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    TÔI THƯỜNG ĐẾN NGỒI Ở PHÒNG ĐỢI của bác sĩ Katz vì madame Rosa nhắc đi nhắc lại đó là một người làm ta dễ chịu, nhưng tôi chẳng thấy gì. Có lẽ tại tôi ngồi không đủ lâu. Tôi biết trên đời có vô khối người làm việc tốt nhưng không phải lúc nào họ cũng làm thế và cần phải đến đúng lúc. Chứ phép màu thì không có. Hồi đầu, bác sĩ Katz đi ra và hỏi tôi có bị ốm không nhưng sau bác cũng quen và để tôi yên. Thật ra, các nha sĩ cũng có phòng đợi cả đấy nhưng họ chỉ chữa mỗi răng. Madame Rosa bảo bác sĩ Katz chuyên đa khoa và đúng là ở nhà bác có đủ thể loại, người Do Thái thì đương nhiên như mọi chỗ khác rồi, người Bắc Phi, chưa nói tới dân Ả-rập, người Đen và đủ thứ tật bệnh. Chắc chắn có rất nhiều bệnh nhân hoa liễu, tại có những người lao động nhập cư đã mắc bệnh trước khi đến Pháp để hưởng trợ cấp xã hội. Bệnh hoa liễu không truyền nhiễm chỗ đông người nên bác sĩ Katz chấp nhận, chứ còn bệnh bạch cầu, bệnh tinh hồng nhiệt, bệnh sởi và các loại dơ dáy khác thì nhớ giữ ở nhà đừng có mà vác đến. Có điều các bậc cha mẹ không phải lúc nào cũng biết bệnh từ đâu chui ra và ở đó tôi đã đôi lần bị lây sốt và ho gà, mấy thứ bệnh vốn không dành cho tôi. Dẫu vậy, tôi vẫn năng lui tới. Tôi rất thích ngồi trong phòng chờ và mong đợi một điều gì đó, khi cửa phòng khám mở ra và bác sĩ Katz bước vào, mặc đồ trắng từ đầu đến chân, ra vuốt tóc tôi, tôi cảm thấy dễ chịu hơn, có ngành y cũng bởi lẽ đó.

    Madame Rosa lo ngay ngáy vì sức khỏe của tôi, Madame bảo tôi bị rối loạn dậy thì sớm và đã mang trong mình cái mà Madame gọi là kẻ thù của nhân loại ngày nào cũng phổng thêm mấy lần. Mối bận lòng lớn nhất của Madame, ngay sau cái sự già trước tuổi, là chú dì cô bác, khi cha mẹ chết vì tai nạn xe cộ những người này không thực bụng muốn chăm sóc bọn trẻ mà giao chúng cho An sinh Xã hội cũng không, việc đó sẽ làm cho trong khu người ta tưởng họ rụng mất tim. Lúc đó họ tìm đến nhà chúng tôi, nhất là nếu đứa trẻ bị choáng. Madame Rosa gọi thế nếu đứa trẻ bị choáng, đúng như ý từ này định nói. Nó có nghĩa rằng đứa bé không còn thiết gì để mà sống tiếp và trở nên cổ xưa. Không kể những thứ khác thì đó là thứ tệ hại nhất có thể rơi xuống đầu một đứa trẻ.

    Khi người ta dẫn đến một đứa sẽ ở lại vài ngày hay non tuần, madame Rosa kiểm tra nó ở đủ mọi khía cạnh, đặc biệt xem nó có bị choáng không. Madame nhăn nhó mặt mày nạt nộ hoặc xỏ một tay mà đầu các ngón là những con cánh cam, thứ này cù buồn những đứa không bị choáng là cái chắc, chứ tụi kia thì như không còn thuộc về thế giới này và người ta bảo chúng cổ xưa cũng vì lẽ đó. Madame Rosa không nhận chúng được, sẽ phải bận tối mắt tối mũi mà Madame lại không có nhân lực. Có lần, một bà Maroc tiếp khách ở khu Giọt Vàng gửi Madame một thằng bé bị choáng rồi chết mất dạng không để lại thân quán. Madame Rosa đã phải chuyển nó cho một tổ chức cùng với giấy tờ giả chứng minh sự tồn tại của cu cậu và đã phát ốm vì đố có thứ gì ảm đạm hơn một tổ chức.

    Mà ngay những đứa khỏe khoắn cũng vẫn đầy rẫy nguy cơ. Không có bằng chứng luật định chống lại họ thì bạn không thể ép các bậc cha mẹ không quen đón một đứa bé về. Các bà mẹ biến chất, không còn gì tệ bằng. Madame Rosa bảo luật chỗ súc vật còn được làm tốt hơn, ở chỗ chúng ta nhận nuôi một đứa bé thôi đã nguy hiểm lắm rồi. Nếu sau này bà mẹ ruột rà muốn quấy nhiễu nó vì nó sung sướng thì bà ta toàn quyền. Vì thế mà giấy tờ giả là thứ hay ho nhât và nếu một mụ đĩ thõa hai năm sau tự dưng thấy con mình đề huề ở một nhà khác và muốn đoạt lại nó để rầy rà, nếu người ta đã làm giấy tờ giả đúng thể thức thì mụ ta đừng hòng tìm ra nó và điều này cho nó cơ hội mà tung tăng bay nhảy.

    Madame Rosa bảo chỗ các con vật tốt đẹp hơn chỗ chúng ta, vì chúng có luật tự nhiên, đặc biệt là các con sư tử cái. Madame ca tụng sư tử cái hết lời. Khi nằm ngủ, trước lúc thiếp đi, đôi khi tôi để tiếng chuông gọi cửa reo lên, tôi ra mở và thấy một con sư tử đòi được vào ấp ủ đàn con. Madame Rosa bảo sư tử cái nổi tiếng về điều đó và chúng thà chết chứ không chịu lùi bước. Luật rừng là thế và nếu sư tử cái không bảo vệ con mình thì ai còn tín nhiệm nó nữa.

    Tôi để con sư tử của mình đến hầu như hằng đêm. Nó vào nhà, nhảy lên giường và liếm láp mặt chúng tôi, vì những đứa khác cũng có nhu cầu mà tôi là anh cả nên phải chăm lo cho chúng nó. Có điều là loài sư tử bị mang tiếng xấu vì chúng cũng cần phải ăn như tất cả mọi người, và khi tôi thông báo với bọn kia là con sư tử của tôi sắp vào, bên trong bắt đầu có tiếng thút thít, cả Banania cũng xía vào, cái thằng, trong khi có Chúa chứng giám nó sống chết mặc bay cùng với bản tính hơn hớn trứ danh của mình. Tôi rất quý Banania, nó đã được một gia đình Pháp còn chỗ đón về, một ngày nào đó tôi sẽ ghé thăm nó.

    Cuối cùng madame Rosa biết chuyện tôi cho một con sư tử đến khi Madame đang ngủ. Madame biết không phải vậy và tôi chỉ mơ mộng về các quy luật tự nhiên thôi nhưng Madame có một cơ chế khiến Madame ngày càng bồn chồn, và ý nghĩ có thú hoang lởn vởn trong nhà làm Madame lên những cơn hoảng loạn về đêm. Madame thét lên khi bừng tỉnh vì giấc mơ nơi tôi trở thành ác mộng chỗ Madame và Madame bảo các giấc mơ toàn biến thể thành ác mộng khi về già. Chúng tôi mường tượng hai con sư tử khác nhau một trời một vực, nhưng các bạn bảo làm thế nào được bây giờ.
     
    teacher.anh thích bài này.
  9. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    TÔI MÙ TỊT VỀ điều mà thường thường madame Rosa có thể mộng mị. Tôi thấy mơ về đằng sau thì không để làm gì mà ở tuổi Madame thì không còn mơ về đằng trước được nữa. Có lẽ Madame mơ về thời trẻ, thời Madame còn xinh xẻo và chưa có sức khỏe để lo lắng. Tôi không rõ bố mẹ Madame làm gì nhưng họ ở Ba Lan. Madame bắt đầu vận động tại đó, rồi tại Paris phố Fourcy, phố Blondel, phố Thiên Nga, rồi mỗi nơi đá một tí, sau Madame sang cả Maroc và Algérie. Madame nói tiếng Ả-rập như cháo chảy và không kỳ thị. Madame còn từng làm cho quân Lê dương ở Sidi Bel Abbès nhưng tình hình xấu đi khi Madema quay lại Pháp, vì Madame muốn nếm náp mùi vị tình yêu và gã đó đã cuỗm sạch tiền tiết kiệm của Madame và tố lên cảnh sát cái gốc gác Do Thái của Madame. Madame luôn dừng lại khi kể đến chuyện này và nói: “Qua rồi, cái thời ấy”, Madame mỉm cười và đó là một khoảnh khắc dễ chịu với Madame.
    Khi từ Đức trở về, Madame còn theo nghề thêm vài năm nhưng từ hồi năm mươi tuổi trở đi, Madame bắt đầu đẫy đà và trông không còn bắt mắt nữa. Madame biết phụ nữ tự thân vận động muốn giữ con gặp đủ sự khó khăn bởi luật pháp cấm đoán với những lý do luân lý và Madame nảy ra ý mở một nhà trọ không gia đình cho những đứa trẻ sinh ra ngang trái. Trong cách nói của mình chúng tôi gọi nó là nhà chứa. Bằng cách đó Madame may sao đã nuôi được một ông cẩm con gái đĩ che chắn cho Madame, nhưng giờ Madame đã sáu mươi lăm tuổi, lường trước đi là vừa. Thứ làm Madame sợ nhất là bệnh ung thư, nó không chừa ai cả. Tôi thấy rõ Madame yếu đi và đôi khi chúng tôi nhìn nhau trong im lặng và cùng nhau hoảng sợ vì chúng tôi chỉ có mỗi mình nhau trên đời. Bởi thế cho nên thứ cần có trong tình trạng của Madame là một con sư tử nhởn nhơ trong nhà. Thôi đành, tôi tự bố trí, mở mắt thao láo trong bóng đêm, để sư tử đến nằm xuống bên cạnh và liếm mặt mà không hé với ai một lời. Khi madame Rosa hốt hoảng thức giấc, bước vào và bật đèn sáng lựng, Madame thấy chúng tôi nằm ngủ ngon lành. Nhưng Madame ngó xuống tận gầm giường và thật buồn cười khi nghĩ rằng sư tử là thứ duy nhất trên đời không xảy đến với Madame, vì lẽ có thể nói ở Paris không có sư tử, thú hoang thì chỉ gặp trong thiên nhiên thôi.

    Đó chính là lúc lần đầu tiên tôi hiểu ra rằng Madame bị lẩm cẩm. Madame đã chịu bao nỗi bất hạnh và giờ đã đến lúc trả giá, vì người ta phải trả giá cho tất cả mọi thứ trên đời. Madame còn lôi tôi đến tận bác sĩ Katz và mách bác là tôi để thú hoang tự do lượn lờ trong nhà và chắc chắn đó là một dấu hiệu. Tôi thừa hiểu giữa madame và bác sĩ Katz có điều gì đó không được nói đụng đến trước mặt tôi, nhưng tôi chịu không biết nó có thể là cái gì và vì sao Madamelại sợ.

    - Bác sĩ, nó sẽ gây bạo lực, tôi chắc chắn đấy.

    - Đừng huyên thuyên, bà Rosa.Bà không việc gì phải sợ. Momo bé bỏng của chúng ta là một đứa hiền lành. Đấy không phải là một căn bệnh và xin hãy tin ở một bác sĩ lâu năm, những thứ khó chữa nhất không phải là bệnh tật.

    - Thế sao lúc nào trong đầu nó cũng có mấy thằng sư tử vậy?

    - Trước tiên, đó không phải một thằng mà là một con sư tử.

    Bác sĩ Katz mỉm cười và đưa tôi một viên kẹo vị bạc hà.

    - Đó là một con sư tử. Và chúng làm gì, các con sư tử? Chúng che chở cho nhóc con của chúng...

    Madame thở dài.

    - Bác sĩ, ông biết rõ vì sao tôi sợ mà.

    Bác sĩ Katz nổi giận bừng bừng.

    - Bà im đi, bà Rosa. Bà thật mông muội. Bà không hiểu gì về những điều này và có Thượng Đế mới biết bà tưởng tượng ra những gì. Đó là những điều mê tín thời nảo thời nào. Tôi đã bảo bà bao lần rồi còn gì và tôi xin bà hãy thôi đi.

    Bác còn muốn thêm cái gì đó nhưng bác nhìn tôi rồi đứng dậy và dẫn tôi ra khỏi phòng. Tôi phải dán tai vào cửa để hóng hớt.

    - Bác sĩ, tôi sợ nó bị di truyền lắm.

    - Đủ rồi đấy bà Rosa. Trước tiên, bà còn không biết bố nó là ai, người phụ nữ tội nghiệp ấy làm cái nghề ấy cơ mà. Và dẫu thế nào đi nữa, tôi đã giải thích với bà là nó không có nghĩa gì rồi. Có đến cả nghìn lý do khác nhau liên quan. Nhưng rõ ràng nó là một đứa trẻ rất nhạy cảm và cần tình thương.

    - Dẫu sao tôi cũng không thể tối tối đến liếm mặt nó được đâu bác sĩ. Nó moi đâu ra những ý nghĩ đó nhỉ? Và sao ở trường họ lại không muốn giữ nó?

    - Tại giấy khai sinh bà làm cho nó không dính dáng gì đến tuổi của nó cả. Bà mết thằng bé này quá.

    - Tôi chỉ sợ người ta lấy mất nó. Ông để ý mà xem, người ta có chứng tỏ được gì cho nó đâu. Tôi ghi nó lên một mẩu giấy hoặc nhớ thầm nó trong đầu, vì bọn họ toàn sợ bị lộ. Gái đĩ hủ bại không được giáo dục con mình vì bị truất quyền phụ huynh. Với bài đấy, người ta có thể giữ họ và mặc cả hàng năm trời, họ thà chịu tất còn hơn là mất con. Có những kẻ dẫn gái là mô ca chính hãng vì không ai còn muốn làm việc của mình nữa.

    - Bà là một phụ nữ tử tế, bà Rosa ạ. Tôi sẽ kê thuốc an thần cho bà.

    Tôi chả thu thêm được gì. Mà chỉ càng chắc chắn rằng bà Do Thái có điều giấu giếm nhưng tôi cũng không nằng nặc muốn biết. Biết càng nhiều càng không hay ho gì. Bạn tôi anh Le Mahoute cũng con gái đĩ bảo ở chỗ chúng tôi úp mở là chuyện thường tình với luật số đông. Anh bảo một phụ nữ làm mọi việc chỉn chu lỡ sinh con ngoàikế hoạch và quyết định giữ nó lại thì luôn có cơ bị chính quyền điều tra và khônggì có thể tệ hơn, nó sẽ không dung thứ. Người mẹ toàn phải giơ đầu chịu báng trong những hoàn cảnh như chúng tôi, vì người bố được luật số đông bảo vệ.

    Madame Rosa cất dưới đấy vali một mẩu giấy ghi rõ tôi là Mohammed cùng với ba cân khoai tây, nửa cân cà rốt, một lạng bơ, một con cá, ba trăm quan, cần nuôi dưỡng trong môi trường Hồi giáo. Cũng có thấy ghi một ngày nhưng đó chỉ là ngày Madame nhận tôi về chứ nó không đả động gì đến ngày tôi ra đời.

    Tôi là kẻ phải trong những đứa trẻ khác, nhất là phải chùi đít bọn nó, madame Rosa vì trọng lượng của mình cúi xuống rất khó nhọc. Eo Madame thẳng đuỗn còn mông toàn tưng thẳng lên vai mà không cần lấy đà. Madame đi lại thì như là chuyển nhà vậy.

    Cứ chiều thứ Bảy Madame lại đánh chiếc váy màu xanh da trời, chiếc áo lông cáo và đeo một đôi hoa tai, tôi son đỏ hơn cả bình thường và ra ngồi ở một quán cà phê Pháp, quán Mái Vòm khu Montparnasse, và chén một cái bánh gatô.

    Tôi chưa chùi đít đứa nào hơn bốn tuổi cả, vì còn thể diện của mình, mà nhiều đứa thì cố rặn cho ra. Nhưng biết thừa là lũ ngốc đó, tôi dạy chúng nghịch kiểu này, ý tôi là dạy chúng chùi lẫn cho nhau, tôi giải thích với chúng là làm thế thì thú hơn là để đèn nhà ai rạng nhà nấy. Cách đó hiệu quả hết ý, madame Rosa chúc mừng tôi và bảo tôi đã bắt đầu biết tự thân vận động. Tôi không chời bời gì với những đứa kia, chúng nhỏ quá so với tôi, trừ mỗi khi đọ chim, và madame Rosa nổi một trận kinh thiên động địa, Madame dị ứng với chim cò vì tất cả những thứ đã từng trông thấy trong đời. Ban đêm Madame vẫn cứ sợ sư tử và chuyện đó dầu gì cũng thật khó tin khi ta nghĩ đến tất cả những nỗi sợ có nguồn cơnchính đáng khác.

    Madame Rosa có rắc rối với trái tim và tại cái cầu thang mà chính tôi phải lo việc chợ búa. Với Madame mấy tầng gác là thứ tệ hại nhất. Madame thở càng ngày càng khò khè và tôi bị hen suyễn thay cho Madame, bác sĩ Katz bảo không gì dễ lây bằng tâm lý. Đó là một thứ người ta vẫn chưa hiểu tường tận. Sáng sáng tôi sướng rơn thấy madame Rosa tỉnh dậy vì tôi bị những cơn hoảng loạn về đêm, tôi sợ xanh mật là Madame bỏ lại tôi một mình.
     
    teacher.anh thích bài này.
  10. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    NGƯỜI BẠN THÂN NHẤT CỦA TÔI hồi đó là một cái ô tên Arthur, được tôi phục sức cho từ đầu đến chân. Tôi quấn vải vụn quanh cán ô thành một cái đầu, rồi vẽ cho nó một khuôn mặt dễ thương tươi tắn có đôi mắt tròn vo bằng son của madame Rosa. Tôi làm thế không hẳn để có người thương kẻ nhớ, mà đểdiễn trò hề vì tôi không có tiền tiêu vặt và dăm bữa nửa tháng tôi lại đến những nơi có, là các khu Pháp. Tôi vận một chiếc áo khoác rộng thùng thình dài trùm gót, đội một cái mũ quả dưa, mặt mũi bôi màu lem luốc, ô Arthur cặp kè bên cạnh, hai chúng tôi trông đến ngộ. Tôi làm trò trên vỉa hè và mỗi ngày bỏ túi tới hai mươi quan, nhưng phải mắt trước mắt sau vì cảnh sát luôn để ý đến trẻ vị thành niên chơi rong. Arthur ăn mặc như người cụt một chân với một chiếc giày thể thao màu trắng và xanh, một cái quần, một áo vest kẻ ca rô vắt vẻo trên một cái mắc áo mà tôi dùng dây buộc vào và còn khâu cho nó một chiếc mũ tròn. Tôi hỏi mượn ông N’Da Amédée quần áo cho ô của tôi và các bạn có biết ông đã làm gì không?

    Ông dẫn tôi đến cửa hàng Áo Vàng trên đại lộ Belleville, chỗ xịn nhất ấy, và để tôi chọn thỏa thích. Tôi không biết có phải ai ở châu Phicũng như ông không nhưng nếu phải thì chắc họ chẳng thiếu thốn thứ gì.

    Khi diễn sô của mình trên vỉa hè, tôi nhún nhảy, múa may cùng Arthur, và kiếm bộn. Có những người phẫn nộ nói không được phép đối xử như vậy với một đứa trẻ. Tôi không biết ai đối xử với mình, nhưng cũng có những người mủi lòng. Cũng thật lạ, vì tôi làm vậy chỉ để nghịch chơi.

    Đôi lúc Arthur bị gãy. Tôi dùng đinh gá một chiếc mắc áo vào và nhờ thế nó có một đôi vai, trong khi vẫn còn một ống quần rỗng như một chiếc ô bình thường. Ông Hamil không vừa ý, bảo Arthur giống một vật hộ mệnh và như thế là trái với tôn giáo của chúng tôi. Tôi không mộ đạo nhưng quả tình khi có một vật hơi kỳ kỳ và trông vô dạng vô hình, bạn hy vọng nó làm được điều gì đó. Tôi ghì chặt Arthur khi đi ngủ và sáng dậy ngó xem madame Rosa có còn thở hay không.

    Tôi chưa vào nhà thờ bao giờ vì nó đi ngược lại tôn giáo thật của tôi và dính líu đến nó là thứ không đời nào tôi muốn. Nhưng tôi biết những người theo đạo Thiên chúa đã trả giá cắt cổ để có một ông Christ, còn chỗ chúng tôi để tránh phỉ báng Thượng đế thì cấm tiệt dùng mặt người, điều này có thể hiểu được vì con người có gì đâu mà cao ngạo. Vậy là tôixóa nét mặt Arthur, chỉ để lại một khối tròn màu xanh lét mang vẻ hốt hoảng và tôi lại hòa hợp với đức tin của mình. Một lần, khi bị cảnh sát bám đít vì can tội gây tụ tập khi diễn trò, tôi đánh rơi Arthur và nó vung vãi tứ tung, mũ, mắc áo, áo khoác, giày, đủ thứ. Tôi kịp nhặt hết nhưng nó tồng ngồng như nhộng. Và rồi đến lạ, madame Rosa bình thường chẳng nói chẳng rằng khi Arthur được ăn được mặc và đi ngủ cùng tôi, còn khi nó bị lột trần và tôi muốn cho nó đắp chung chăn với mình thì Madame lại mắng, bảo sao lại có thể có ý nghĩ đi ngủ cùng ô trên giường được. Các bạn thử tìm xem có hiểu được không.

    Tôi thắt lưng buộc bụng được chút đỉnh và đã ra chợ giời tân trang lại cho Arthur, ở đó có những thứ không tệ chút nào.

    Nhưng thần may mắn bắt đầu rời bỏ chúng tôi.

    Cho đến lúc đó các tờ ngân phiếu của tôi vẫn bập bõm đi về, có những tháng bị nhảy cóc nhưng dẫu sao chúng cũng về. Rồi bỗng nhiên chúng im bặt. Hai tháng, ba tháng, không thấy gì hết. Bốn tháng. Tôi nói với madame Rosa và tôi suy nghĩ lung đến độ ngay giọng tôi cũng run cả lên:

    - Madame Rosa, bà đừng sợ. Bà cứ tin ở cháu. Cháu sẽ không đá bà chỉ vì bà không nhận được tiền nữa đâu.

    Rồi tôi túm lấy Arthur, đi ra ngồi ngoài vỉa hè để không khóc trước mặt mọi người.

    Phải nói là chúng tôi cùng quẫn. Madame Rosa chả mấy mà hết hạn tuổi và Madame tự biết điều đó. Cầu thang cùng bảy tầng lầu trở thành kẻ thù số một của Madame. Rồi một ngày nó sẽ giết chết Madame, Madame đinh ninh thế. Còn tôi thì tôi biết chẳng cần phải giết Madame, cứ nhìn Madame là rõ. Không còn phân biệt được đâu là ti là bụng là mông, hệt như một cái thùng tô nô vậy. Càng ngày chúng tôi càng ít có trẻ con đến trọ, vì các bà kia không còn tin vào madame Rosa nữa, trước thể trạng của Madame. Họ thấy rõ mồn một là Madame không còn khả năng chăm nom ai và thà trả cao để sang nhà bà Sophie hay mẹ Aïcha phố Alger còn hơn. Họ kiếmbộn nên đấy chỉ là chuyện vặt. Các bà điếm màmadame Rosa quen thì đã biệt tích trong cuộcchuyển giao thế hệ. Vì Madame sống nhờ tiếng lànhđồn xa và vì người ta không còn rủ nhau đến Madame nữa nên tăm tiếng của Madame phai nhạt dần. Khi còn phăm phăm đi lại được, Madame đến tận nơi họ làm việc hoặc la cà ở các quán cà phê khuPigalle và Les Halles nưi họ vận động và tự thêm mắm thêm muối bằng cách ngợi ca sự tiếp đón, bếp núc, đủ thứ. Giờ thì Madame không làm thế được nữa. Bạn bè Madame bóng chim tăm cá hết cả và Madame chẳng còn mối nào. Mà lại có thuốc ngừa thai hợp pháp để bảo vệ trẻ em, nên phải mót con lắm mới tòi ra. Khi có một đứa, người ta không thanh minh được nữa mà biết mình đã làm gì nó.

    Tôi đã lên mười hoặc tầm đó và là đứa phải đỡ đần cho madame Rosa. Tôi cũng phải suy tính cho tương lai của mình, bởi nếu còn trơ lại mình tôi thì sẽ là An sinh Xã hội thẳng tiến khỏi tranh luận lôi thôi. Vì thế đêm về tôi cứ thao thức và nằm canh chừng xem madame Rosa có chết mất không.

    Tôi tìm cách tự thân vận động. Tôi lượt là đầu tóc, xức nước hoa của madame Rosa vào sau tai giống Madame và buổi chiều cùng Arthur ra phố Pigalle, hay phố Blanche, phố này cũng tạm được. Ở đó có các bà vận động thông tầm và thể nào cũng có một hai bà đến hỏi han tôi và nói:

    - Ồ, cậu người nộm xinh quá. Mẹ cháu làm ở đây à?

    - Không, cháu vẫn chưa có ai.

    Các bà mời tôi một cốc bạc hà ở quán cà phê phố Macé. Nhưng tôi phải canh chừng vì cảnh sát săn lùng các mô ca và các bà cũng phải cảnh giác, các bà không được quyền đeo bám. Muôn thuở vẫn là những câu hỏi ấy.

    - Cháu mấy tuổi rồi, cậu bé xinh xắn?

    - Mười ạ.

    - Cháu có mẹ không?

    Tôi đáp rằng không và thấy thương madame Rosa, nhưng các bạn bảo làm sao được. Đặc biệt có một bà rất âu yếm với tôi và thỉnh thoảng bỏ vào túi tôi một tờ tiền, khi bà đi ngang qua. Bà mặc một chiếc váy ngắn và đi giày cổ cao lút tầm, bà trẻ hơn madame Rosa. Bà có đôi mắt rất trìu mến và một lần bà ngó ngược nhìn xuôi, nắm lấy tay tôi và chúng tôi đến cái quán cà phê bây giờ không còn nữa vì người ta đã cho nó ăn bom, quán Panier.

    - Cháu không được lảng vảng ở vỉa hè, nó không phải là chỗ của trẻ con.

    Bà sửa sang tóc tôi. Nhưng tôi biết kỳ thực là để vuốt tóc tôi.

    - Tên cháu là gì?

    - Momo.

    - Thế bố mẹ cháu đâu hả Momo?

    - Cháu không có ai cả, bà tưởng gì chứ. Cháu rảnh rang mà.

    - Nhưng tóm lại phải có ai đó cai quản cháu chứ?

    Tôi hút cốc nước cam, vì phải suy xét đã.

    - Ta có thể nói chuyện với họ, ta muốn chăm sóc cháu. Ta sẽ để cháu ở một căn hộ nhỏ, cháu sẽ là một ông hoàng con và sẽ không thiếu thứ gì.

    - Phải xem thế nào đã ạ.

    Tôi hút cạn cốc nước cam và tụt khỏi ghế.

    - Này, cháu cầm lấy mà mua kẹo, cháu bé bỏng yêu quý.

    Bà bỏ một tờ tiền vào túi tôi. Một trăm quan. Nói danh dự đấy.

    Tôi còn quay lại đó đôi ba lần và lần nào bà cũng cười hết cỡ với tôi, nhưng từ xa, rầu rĩ, vì tôi không thuộc về bà.

    Đen một nỗi, bà thu ngân quán Panier là bạn madame Rosa khi hai người còn cùng nhau vận động. Bà ta báo cho bà già biết và tôi được hưởng ngay một màn ghen tuông ngút trời! Tôi chưa thấy madame Do Thái bị đảo lộn như the bao giờ, Madame khóc nức lên. “Bà có nuôi dạy để cháu làm thế đâu”, Madame nhắc đi nhắc lại cả chục bận và rền rĩ. Tôi phải thề với Madame là sẽ không bén mảng đến đó nữa và sẽ không bao giờ làm kẻ dẫn gái. Madame bảo tất cả bọn họ đều là mô ca và Madame thà chết đi còn hơn. Nhưng tôi làm được gì khác với cái thân mười tuổi như mình bây giờ.

    Với tôi điều luôn có vẻ dị thường là nước mắt đã được lập trình. Tức là ta được lên chương trình trước để khóc lóc. Phải nhớ điều này. Không có nhà kiến thiết nào biết tự tôn trọng mình lại làm thế.

    Ngân phiếu vẫn không về và madame Rosa bắt đầu tấn công sổ tiết kiệm. Madame vun vén được một ít dối già nhưng cũng biết mình chẳng còn được bao lăm. Madame chưa bị ung thư nhưng những gì sót lại thì bủng đi chóng vánh. Madame còn lần đầu tiên rủ rỉ với tôi về mẹ và cha tôi vì hình như có tận hai người. Họ đến gửi tôi vào một buổi tối trời, mẹ khóc rức lên rồi bỏ chạy. Madame Rosa bế lấy tôi, Mohammed, Hồi giáo và hứa là tôi sẽ được nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa. Còn sau đó, sau đó... Madame thở dài, đó là tất cả những gì Madame biết, nhưng Madame nói mà không nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi không biết Madame giấu tôi điều gì nhưng trong đêm nó làm tôi sợ. Tôi chưa bao giờ moi thêm được gì từ Madame, ngay cả khi ngân phiếu thôi không về nữa và Madame chẳng còn căn cớ nào phải tử tế với tôi. Tất cả những gì tôi biết là chắc chắn tôi có một ông bố một bà mẹ, bởi về mặt này tự nhiên bất chấp hết. Nhưng họ chưa một lần trở lại, madame Rosa lấy vẻ hối lỗi và im bặt. Tôi sẽ nói ngay vói các bạn là tôi không bao giờ gặp lại mẹ, tôi không muốn gây cho các bạn những cơn xúc động giả tạo. Một lần, khi tôi nài nỉ, madame Rosa đã phịa ra một lời nói dối thảm hại đến mức nó tạo ra một khoái thú đích thực.

    - Bà thấy cô ta có một định kiến tiểu tư sản, mẹ cháu ấy, vì xuất thân từ một gia đình ra trò. Cô ta không muốn cháu biết nghề nghiệp của cô ta. Vậy nên cô ta đã ra đi trong thổn thức, trái tim tan vỡ và không bao giờ trở lại, vì định kiến sẽ làm cháu bị tổn thương vì sốc, như y học bảo vậy.

    Rồi chính madame Rosa cũng bắt đầu nỉ non, chẳng còn ai như Madame để thích những câu chuyện đẹp đẽ nữa. Tôi nghĩ bác sĩ Katz có lý khi nghe tôi kể chuyện này. Bác bảo các bà điếm, đấy là một cái nhìn tinh thần, ông Hamil cũng vậy, ông đã đọc Victor Hugo và cổ thụ hơn bất cứ ai ở tuổi ông, khi ông vừa cười vừa giảng giải với tôi rằng không có gì là trắng hẳn hay đen hẳn, mà màu trắng thường là màu đen giấu mình và màu đen có khi là màu trắng lộ diện. Ông còn vừa nhìn ông Driss mang trà bạc hà đến cho ông vừa chêm vào: “Hãy tin vào cái kinh nghiệm già của ta.” Ông Hamil là một người vĩ đại, nhưng hoàn cảnh đã không cho phép ông trở thành như vậy.
     
    teacher.anh thích bài này.
  11. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    ĐÃ MẤY THÁNG TRỜI ngân phiếu không về nữa và với Banania, madame Rosa còn chưa bao giờ nhìn thấy màu tiền của nó trừ mỗi lúc nó chân ướt chân ráo, vì Madame đòi trả trước hai tháng. Giờ thì nó đã được nuôi không đến bốn tuổi và ăn ở chẳng chút ngại ngùng, cứ như đã tiền nong sòng phẳng. Madame Rosa đã tìm được cho nó một nhà nọ vì thằng cu này lúc nào cũng số son. Moïse còn trong thời gian sát hạch thì ăn ngay tại cái gia đình từ sáu tháng nay vẫn cứ quan sát nó để chắc chắn nó đảm bảo chất lượng và không bị động kinh hay lên cơn bạo lực. Các cơn bạo lực là điều các gia chủ dè chừng nhất khi muốn một đứa trẻ, đấy là điều đầu tiên cần phải tránh nếu muốn được nhận làm con nuôi. Đối với những đứa đến ở qua ngày và để nuôi miệng madame Rosa, cần có một trăm mười hai quan một tháng, ngoài ra còn phải tính thêm thuốc thang và số tiền mà người ta không cho Madame mua chịu. Cho một mình madame Rosa thôi là mỗi ngày đã không thể tiêu dưới mười lăm quan mà không gây ra những điều tàn khốc, kể cả khi người ta để cho Madame thanh mảnh đi. Tôi nhớ đã nói thẳng tuột điều đó với Madame, phải gầy bớt thì mới ăn ít đi được, nhưng điều đó thật khó khăn với một bà già lủi thủi. Madame cần đến chính mình nhiều hơn những người khác. Khi không có ai kề cận yêu thương thì mọi thứ liền biến thành mỡ béo. Tôi lại bắt đầu lảng vảng ở khu Pigalle nơi vẫn có Maryse, cái bà dạo nọ đã phải lòng tôi vì tôi còn bé con. Nhưng tôi sợ thon thót vì mô ca sẽ bị bỏ tù và chúng tôi buộc phải gặp nhau trong lén lút. Tôi đợi bà trước cổng một nhà đậu xe, bà đến thơm tôi, cúi xuống, nói “trái tim xinh đẹp của ta, ước gì ta có một đứa con trai như cháu” rồi thảy cho tôi tiền công của lượt đó. Tôi cũng tận dụng Banania nhà chúng tôi để đi xoáy trộm ở các cửa hàng. Tôi để nó một mình cùng nụ cười tươi làm đám đông mê mẩn và nó khiến họ bu đặc xung quanh vì những tình cảm xúc động và trìu mến mà nó khơi dậy. Bọn Đen, lúc mới bốn năm tuổi, được vị tha nhất mực. Nhiều lần tôi cấu để nó khóc, mọi người bao bọc nó trong niềm thương cảm còn tôi cùng thời gian đó cuỗm những thứ có thể tiêu hóa được. Tôi có một chiếc áo khoác dài trùm gót với những cái túi tàng hình mà madame Rosa khâu tay cho tôi. Đói thì đầu gối phải bò. Để đi ra, tôi quắp Banania lên, đứng xếp hàng sau một bà đang trả tiền và người ta tưởng tôi đi cùng bà, trong khi Banania đưa đẩy. Bọn trẻ con rất được trọng thị khi chúng chưa trở nên nguy hiểm. Ngay cả tôi cũng nhận được những lời ân cần và những nụ cười, người ta luôn an tâm khi thấy một đứa bé chưa đến tuổi làm lưu manh. Tóc nâu, mắt xanh và tịnh không có cái mũi Do Thái như lũ Ả-rập, tôi có thẻ là bất kỳ cái gì mà không cần phải thay dạng đổi hình.

    Madame Rosa ăn bớt đi, điều đó khiến cả Madame và chúng tôi dễ thở hơn. Và rồi trẻ con chỗ chúng tôi đông lên, đó là khi vào vụ và người ta đi nghỉ càng ngày càng xa. Tôi chưa bao giờ háo hức chùi đít như thế vì nó làm reo nồi reo niêu và ngay cả lúc ngón tay trết đầy phân tôi cũng không thấy bóng dáng sự bất công đâu nữa.

    Khổ nỗi, madame Rosa chịu nhiều biến đổi vì luật tự nhiên tấn công Madame từ mọi phía, chân cẳng, mắt mũi, các cơ quan quen tiếng như tim, gan, động mạch và tất cả những thứ người ta tìm thấy ở những người mòn mỏi. Và vì không có thang máy nên có bận Madame bị hỏng hóc ở lưng chừng các tầng lầu và khi đó cả lũ lĩ chúng tôi buộc phải xuống ẩy Madame lên, kể cả Banania đang bắt đầu bừng tỉnh trước cuộc đời và cảm thấy phải bảo vệ mẩu bít tết của mình.

    Các đầu mẩu quan trọng nhất ở một người là quả tim và cái đầu, và chúng bắt người ta phải trả giá cao nhất. Nếu quả tim dừng lại, người ta không như trước được nữa, còn nếu cái đầu tách khỏi mọi thứ và thôi không quay tròn, người ta sẽ đánh mất các tính năng của mình và hết tận hưởng cuộc sống. Tôi nghĩ để sống được phải rèn luyện từ rất sớm, bởi sau đó người ta mất hết giá trị của mình và chẳng có ai hào phóng tặng quà cho.

    Dăm bữa nửa tháng tôi đem về cho madame Rosa những đồ vật không còn chút tiện ích nào thu lượm được, những thứ hoàn toàn vô dụng nhưng lại nhen nhóm niềm vui vì không ai muốn chúng nữa và đã lẳng đi. Chẳng hạn, có những người có hoa ở nhà nhân dịp sinh nhật hay bất kể lý do, để làm ngôi nhà hứng khởi, và sau đó khi chúng đã khô héo không còn lấp lánh nữa thì quẳng chúng vào thùng rác, nếu dậy từ sáng sớm tinh mơ thì bạn có thể nhặt chúng về và đó là chuyên ngành của tôi, thứ người ta gọi là rác rưởi. Đôi khi những bông hoa vẫn còn ít màu rơi rớt lại và vẫn sống thoi thóp, tôi túm chúng lại thành bó mà không bận tâm về vấn đề tuổi tác và đem tặng madame Rosa, Madame cắm chúng vào bình không nước vì chẳng ích gì nữa. Hoặc tôi bẻ trộm cả cành mimosa trong những xe hoa xuân ở khu chợ Les Halles và trở về để nhà ngát hương hạnh phúc. Vừa đi tôi vừa mơ về những trận chọi hoa ở Nice và những cánh rừng mimosa bạt ngàn bao quanh cái thành phố màu trắng ấy, nơi ông Hamil đã ở thời trẻ trai và thỉnh thoảng vẫn còn kể chuyện tôi nghe vì ông không còn giống hồi đó nữa.

    Chúng tôi trò chuyện nhiều nhất bằng tiếng Do Thái và tiếng Ả-rập hoặc tiếng Pháp khi có người nước ngoài hoặc khi không muốn người ta hiểu mình, nhưng giờ thi madame Rosa lẫn lộn mọi thứ tiếng Madame biết trong đời và nói với tôi bằng tiếng Ba Lan, thứ tiếng xa ngái nhất của Madame đã quay trở lại vì thứ đọng lâu nhất nơi người già là thời son trẻ. Cuối cùng, trừ vấn đề cầu thang ra thì Madame vẫn còn tự vận động được. Nhưng với Madame, thật sự đó không phải là cuộc sống thường nhật, chưa kể là còn phải tiêm thẳng vào mông Madame nữa. Thật khó tìm được y tá đủ trẻ để leo bảy tầng lầu và cũng không ai đủ phải chăng. Tôi đã dàn xếp với anh Le Mahoute, anh được tự tiêm cho mình vì bị đái tháo và tình trạng sức khỏe của anh cho phép anh làm vậy. Một anh chàng tử tế đã tự mình làm nên nhưng căn bản đó là một người Algérie và da đen. Anh bán máy bán dẫn cùng những thứ đánh thó được và thời gian còn lại thì cố gắng cai nghiện ở trại Marmottan nơi anh cứ ra ra vào vào như đi chợ. Anh đến tiêm cho madame Rosa nhưng suýt nữa thì rồi đời vì anh nhầm ống thuốc và chích vào mông madame Rosa liều bạch phiến anh để dành cho ngày cai nghiện xong.

    Tôi nhận ra ngay là đang xảy ra điều gì đó phản tự nhiên bởi tôi chưa từng thấy madame Do Thái nhà tôi hớn hở đến thế. Thoạt tiên Madame làm vẻ sửng sốt tột độ rồi kế đến bị hạnh phúc xâm chiếm. Tôi phát hoảng vì tưởng Madame sẽ không trở lại sau khi đã bốc lên tận mây xanh. Bạch phiến, tôi thì tôi nhổ toẹt vào. Mấy thằng tiêm chích bị nghiện hạnh phúc cả đám và hạnh phúc thì không buông tha, vốn dĩ nó nổi tiếng bởi tình trạng thiếu đói. Phải thật sự đi tìm hạnh phúc thì mới tiêm chích và chỉ có vô địch về ngu mới có kiểu ý tưởng đó. Tôi thì tôi chưa bao giờ chích choác và chỉ thỉnh thoảng mới hút MarieVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cùng bọn bạn cho phải phép, dù mười tuổi là độ tuổi mà bọn đàn anh cho bạn nhập môn đủ thứ. Nhưng tôi không khát thèm hạnh phúc lắm, tôi vẫn yêu cuộc sống hơn. Hạnh phúc, đó là một thứ rác rưởi đẹp đẽ, một ảo vọng và phải dạy nó cách sống. Nó với tôi, chúng tôi không cùng hội cùng thuyền, và tôi chả liên can gì đến nó. Tôi chưa làm chính trị vì nó lúc nào cũng có lợi cho ai đó, nhưng hạnh phúc thì cần phải có luật lệ ngăn nó làm thằng khốn nạn. Tôi nghĩ thế nào thì nói thế và có cơ nhầm chưa biết chừng nhưng tôi sẽ không bao giờ làm kẻ đi tiêm chích để được hạnh phúc. Mẹ kiếp. Tôi sẽ không nói với các bạn về hạnh phúc để khỏi lên cơn bạo lực nhưng ông Hamil bảo tạng tôi hợp với điều khó diễn tả thành lời. Ông bảo điều không diễn tả được, đấy chính là chỗ phải đi tìm và chính là chỗ nó có mặt.

    Cách tốt nhất để hục mặt vào phân và đó là việc anh Le Mahoute đã làm là nói ta không biết mặt mũi tiêm chích ra làm sao, y như rằng bọn nó sẽ biếu không bạn ngay một mũi, vì tịnh không đứa nào muốn bất hạnh trong cô đơn. Số thằng muốn tiêm cho tôi phát đầu tiên thật không thể tin được, nhưng tôi không ở đó để giúp người khác sống, có madame Rosa là đủ lắm rồi. Hạnh phúc, tôi sẽ không bập vào trước khi tìm đủ mọi cách để thoát khỏi nó.

    Vậy là anh Le Mahoute - một cái tên thậm vô nghĩa và chính bởi vậy mà người ta gọi anh thế - đã chích cho madame Rosa một liều HLMVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tên gọi bạch phiến ở chỗ chúng tôi vì nó được trồng ở vùng này của nước Pháp. Madame Rosa sửng sốt cao độ rồi chìm vào một trạng thái mãn nguyện khiến người ta trông thấy mà đau lòng. Bạn ngẫm mà xem, một madame Do Thái sáu mươi lăm tuổi, đó là tất cả những gì Madame còn thiếu. Tôi ba chân bốn cẳng chạy đi tìm bác sĩ Katz vì đi cùng đồ chết tiệt ấy còn có thứ gọi là quá liều và người ta bay thẳng lên thiên đường giả hiệu. Bác sĩ Katz không đến, vì bây giờ bác bị cấm leo bảy tầng lầu, trừ trường hợp chết chóc. Bác điện cho một bác sĩ trẻ chỗ quen biết và một giờ sau anh này dẫn xác đến. Madame Rosa đang rớt dãi lòng thòng trên ghế bành. Viên bác sĩ nhìn tôi kiểu chưa thấy một thằng nhóc mười tuổi bao giờ.

    - Đây là cái gì thế? Một loại nhà trẻ à?

    Anh ta làm tôi phát thương hại, với cái vẻ phật ý ấy, cứ như là không thể được. Anh Le Mahoute đang lăn lộn gào khóc dưới đất vì đã châm mất vào mông madame Rosa liều hạnh phúc của mình.

    - Nhưng, thế này là thế nào? Ai cung cấp bạch phiến cho bà già này thế?

    Tôi ngó anh ta, tay đút túi, và tôi mỉm cười với anh ta nhưng lặng thinh không đáp, vì có ích gì chứ, đó là một gã trẻ trai ba mươi tuổi vẫn còn phải học mọi thứ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChỉ marijuana, một thứ thuốc phiện loại nhẹ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHLM (Habitations à loyer modéré): nhà ở dành cho người có thu nhập thấp.
     
    teacher.anh thích bài này.
  12. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    CHỈ ÍT NGÀY SAU ĐÓ một cú hạnh phúc ập đến với tôi. Tôi đi chợ ở một cửa hàng cỡ lớn ở khu Opéra, chỗ có rạp xiếc bày trong tủ kính để các bậc cha mẹ đưa con đến xem mà không chịu bất cứ ràng buộc nào. Tôi đã đến đó cả chục bận nhưng hôm ấy tới nơi sớm quá, khi rèm vẫn còn buông, tôi tào lao với một ông lao công người Phi tôi không quen nhưng là người da đen. Ông sống tại Aubervilliers, vì họ cũng ở cả khu đó nữa. Chúng tôi phì phèo thuốc lá và tôi xem ông quét hè một lúc vì không biết làm gì hay ho hơn. Sau đó, tôi quay lại cửa hàng và được xem đã đời. Giăng khắp tủ là những ngôi sao to hơn cả thật hết tắt lại bật như những con mắt đang mấp máy. Ở giữa là rạp xiếc có những nhà du hành vũ trụ bay lên mặt trăng rồi vừa trở về vừa vẫy tay chào khách qua đường và những diễn viên nhào lộn bay trong không trung với sự điệu nghệ mà nghề nghiệp trao cho họ, những cô vũ nữ da trắng váy xòe ngồi trên mình ngựa, những chàng lực sĩ cơ bắp cuồn cuộn nâng những vật nặng quá sức tưởng tượng mà không cần cố gắng mảy may vì họ đã không phải người thật lại có thêm phương tiện cơ giới. Còn cả một con lừa nhảy lót tót, một nhà ảo thuật với chiếc mũ từ trong đó có những chú thỏ nhảy ra theo hàng một, dạo quanh mũ một vòng rồi lại chui vào, các chú cứ làm đi lam lại mai như thế, một màn trình diễn vô tận mà anh chàng ảo thuật không tài nào dừng lại được vì nó vượt quá sức chàng ta. Các chú hề thì sặc sỡ đủ màu, ăn mặc đúng quy định nhà các chú, hề xanh da trời, hề trắng, hề bảy sắc cầu vồng, hề có mũi gắn một bóng đèn đỏ thắp sáng. Phía sau có đám đông khán giả không phải thật mà để cười rộ lên và vỗ tay không dứt, họ sinh ra để làm thế. Nhà du hành vũ trụ đứng dậy chào khi chạm đến mặt trăng, tàu của anh nán lại để anh có thời gian. Khi ta tưởng đã xem hết thì những chú voi ngộ nghĩnh từ bến đỗ của mình bước ra, chú này ngậm đuôi chú kia, đi một vòng quanh rạp, chú đi cuối vẫn còn trẻ con và hồng ửng như mới lọt lòng. Nhưng với tôi, những chú hề mới là chúa nhất. Họ thật khác biệt. Tất thảy đều có bộ mặt không thể tưởng tượng được, mắt hình dấu hỏi, chú nào cũng ngố đến độ lúc nào cũng hớn hở. Nhìn họ, tôi nghĩ madame Rosa hẳn trông sẽ rất buồn cười nếu là một cô hề nhưng Madame không phải vậy và đấy chính là điều thật ghê tởm. Họ mặc quần cứ kéo lên là lại tụt xuống vì muốn đổi mấy trận cười và mang những nhạc cụ phụt tia sáng và tia nước thay vì thứ thông thường chúng vẫn phát ra. Có bốn chú hề và ông vua là một ông Trắng đội mũ chóp nhọn, mặc quần bồng, mặt còn trắng hơn cả những chỗ còn lại. Các chú kia quỳ lạy, chào ông kiểu nhà binh, còn ông thì đá đít họ, cả đời ông chỉ làm mỗi thế và có muốn cũng không dừng lại được, vì ông được mặc định cho mục đích ấy. Ông không làm thế vì ác ý mà vì máy móc. Có một chú hề vàng vằn vện xanh lá cây với khuôn mặt lúc nào cũng tớn lên kể cả khi ngã dập mặt, chú làm trò trên dây, liên tục làm hỏng nhưng chú lại thấy nó có phần ngồ ngộ vì chú là triết gia. Chú đội một mái tóc giả hung đỏ dựng đứng lên khi chú đặt bước chân đầu tiên lên sợi dây, rồi bước chân kia, cứ như thế cho đến khi chân chú đã đặt cả trên dây và chú lùi không được mà tiến cũng chẳng xong, chú bắt đầu run lên để làm người ta cười vì sợ, vì không gì buồn cười hơn một chú hề đang hoảng sợ. Cậu bạn chú, xanh ngắt và tử tế, ôm một cây đàn ghi ta tí hon và ca những bài lãng mạn ướt át, rõ ràng chú này có một tấm lòng nhưng lực bất tòng tâm. Chú cuối cùng thực ra là hai chú, vì chú có một bản sao và chú này làm gì thì chú kia cũng buộc phải làm theo, các chú cố cắt đứt mà không có cách nào làm được vì các chú bị buộc vào nhau. Điều hay nhất là những thứ đó hoàn toàn máy móc và ngây thơ, và người ta biết trước rằng các chú không buồn khổ, không già đi và không chết chóc. Nó khác với tất cả, xét từ mọi góc độ. Ngay cả chú lừa cũng muốn làm điều tốt cho bạn chứ không như cái tên chú. Chú ngoác miệng cười và dún dẩy như một mụ lố bịch. Tất cả mọi người đều vui sướng trong cái rạp xiếc chẳng có gì là tự nhiên ấy. Chú hề trên sợi dây thép được hưởng một sự an toàn tuyệt đối và cả mười ngày tôi không thấy chú ngã xuống lấy một lần và dù chú có rơi đi chăng nữa thì tôi biết chú sẽ không bị xước đến một cái móng tay. Đó quả là cái gì rất khác, thật. Tôi đang hạnh phúc đến muốn chết đi được vì hạnh phúc thì phải tóm lấy nó ngay khi nó ở đấy.

    Tôi đang xem xiếc và khoan khoái thì cảm thấy một bàn tay đặt lên vai mình. Tôi quay phắt lại vì nghĩ ngay đến một lão cớm, nhưng đó lại là một cô nàng còn trẻ, cùng lắm cũng chỉ hai mươi lăm. Cô ả không tệ tí nào, tóc vàng dày dặn, toát lên sự thơm tho và tươi mát.

    - Sao em lại khóc?

    - Tui khóc đâu mà khóc.

    Cô ả chạm vào má tôi.

    - Thế cái này là cái gì? Không phải nước mắt?

    - Không, tui không biết nó ở đâu ra.

    - Chị thấy là chị nhầm rồi. Cái rạp xiếc này đẹp thật!

    - Trong thể loại này thì đó là thứ hay nhất tui được xem.

    - Em ở gần đây à?

    - Không, tui không phải người Pháp. Chắc tui người Algérie, tụi tui ở Belleville.

    - Em tên gì?

    - Momo.

    Tôi hoàn toàn không hiểu cô ả ve vãn tôi làm gì. Mười tuổi, tôi vẫn là thằng vô tích sự, kể cả trong vai một thằng Ả-rập. Cô ả để nguyên tay trên má tôi, tôi lùi lại một chút. Phải cảnh giác. Các bạn có khi không biết chứ có những bà nhân viên An sinh xã hội làm vẻ như không nhưng tống cho bạn một biên bản vi cảnh cùng điều tra hành chính. Mà điều tra hành chính thì không có gì tồi tệ hơn. Madame Rosa nghĩ đến nó là như chết đến nơi. Tôi lùi lại chút nữa, nhưng không quá mức mà chỉ đủ để ù té nếu cô ả kiếm chuyện. Nhưng cô ả xinh không chiu được, cô ả có thể kiếm bộn nếu muốn, với một thằng cha nghiêm túc muốn bao bọc cho ả. Cô ả bật cười.

    - Em không phải sợ đâu.

    Đứng đấy mà nói. “Em không phải sợ đâu”, một trò dớ dẩn. Ông Hamil luôn bảo nỗi sợ là đồng minh đáng tin cậy nhất của ta, thiếu nó thì Chúa mới biết ta sẽ gặp phải những chuyện gì, hãy tin vào cái kinh nghiệm già của ta. Ông Hamil còn đến tận La Mecque vì quá sợ hãi.

    - Ở tuổi em đừng lê la ngoài đường một mình.

    Đến đấy thì tôi phì cười. Cười sảng khoái luôn. Nhưng không nói gì vì tôi không có nhiệm vụ dạy bảo cô nàng.

    - Chị chưa gặp cậu bé nào xinh như em.

    - Chị ấy, chị cũng không tồi tí nào.

    Cô ả nhoẻn cười.

    - Cám ơn em.

    Tôi không biết mình bị sao nữa, nhưng tôi có một luồng hy vọng. Không phải tôi đang tìm chỗ nhét mình vào, không đời nào tôi bỏ mặc madame Rosa khi Madame còn khả năng. Chỉ là dẫu sao cũng phải nghĩ đến tương lai chẳng chóng thì chày sẽ xộc thẳng vào mặt ta, đôi khi tôi cũng mộng mị về nó. Ai đó đi nghỉ ngoài biển và không gây cho tôi mối xúc cảm nào hết. Ừ thì tôi có lừa madame Rosa tí xíu thật nhưng chỉ trong đầu tôi mà thôi, khi tôi muốn chết đi cho rồi. Tôi nhìn cô ả, hy vọng, thấp thỏm. Hy vọng, đó vẫn là thứ mãnh liệt nhất, kể cả ở những người già cả như madame Rosa hay ông Hamil. Điên thế.

    Nhưng cô ả không nói thêm lời nào nữa. Chuyện dừng lại đấy. Con người ta thật đãi bôi. Cô ả bắt chuyện với tôi, tặng tôi một đóa hoa xinh, ân cần mỉm cười với tôi rồi thở dài và bước đi. Một con đĩ.

    Ả ta mặc một cái áo mưa và quần dài. Từ phía sau ta cũng nhìn thấy mái tóc vàng óng của ả. Người ả mảnh dẻ và nhìn cách ả bước đi, rõ ràng một ngày ả có thể ôm đống hộp chạy lên chạy xuống bảy tầng lầu mà không hề hấn gì.

    Tôi lần theo ả vì không có gì hay ho hơn để làm. Một lần, cô ả dừng lại, trông thấy tôi và cả hai chúng tôi cùng cười. Một lần khác, tôi núp sau một cánh cửa nhưng cô ả không ngoái đầu hay quay bước lại, Tôi suýt lạc mất cô â. Cô ả đi rất nhanh và tôi nghĩ cô ả đã quên phéng mình rồi vì còn nhiều mối bận tâm. Cô ta bước vào trong một cánh cửa, rồi tôi thấy ả ta dừng lại và nhấn chuông. Đố có sai. Cánh cửa mở bật ra và có hai thằng bé nhảy lên choàng cổ cô ả. Tầm bảy tám tuổi gì đó. Thật là, tôi thề đấy.

    Tôi ngồi xuống trước cửa một lúc mà không thật sự muốn ở đấy hay ở đâu khác. Có hai ba việc có thể làm, cửa hàng Drugstore ở quảng trường Ngôi Sao có truyện tranh liên hoàn mà với truyện tranh thì người ta kệ thây tất tật. Hay tôi cũng có thể đến khu Pigalle, nơi có nhưng bà nhưng cô quý tôi và cho tôi tiền. Nhưng đột nhiên tôi chán ngấy những thứ đó và thấy dửng dưng mặc lòng. Tôi không còn muốn ở đó thêm một chút nào nữa. Tôi nhắm mắt lại, nhưng cần nhiều hơn thế và tôi vẫn đấy, tự khắc phải thế khi người ta sống. Tôi không hiểu nổi cô ả lân la với tôi làm gì, cái đồ đĩ bợm ấy. Phải nói tôi ngu lâu, khi cần hiểu tôi lại toàn lần mò tìm kiếm, ông Hamil quả có lý khi bảo bấy nay nào có ai hiểu quái gì đâu, người ta chỉ còn ngạc nhiên được nữa mà thôi. Tôi lại đi xem xiếc và lãi thêm một hai giờ nhưng nó chẳng là gì so với một ngày trời. Tôi vào một phòng trà dành riêng cho các bầ, tẩn hai cái bánh ngọt, bánh kem nhân sô cô la, thứ tôi khoái nhất, hỏi chỗ đi tè rồi khi leo trở lên vọt thang ra cửa và bái bai. Sau đó, tôi đến một quầy ở khu cửa hàng Mùa Xuân để xoáy găng tay và vứt toẹt vào sọt rac. Việc này giúp tôi thấy dễ chịu.
     
    teacher.anh thích bài này.
  13. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    KHI TÔI QUAY LẠI PHỐ PONTHIEU thì xảy ra một điều quái lạ. Tôi vốn không tin lắm vào những thứ quái lạ, vì tôi chả thấy điểm khác biệt của chúng ở đâu cả.

    Tôi sợ về nhà. Madame Rosa làm người ta rầu lòng khi nhìn vào và tôi biết nguy cơ mất Madame rình rập tôi mọi lúc. Tôi miên mải nghĩ về nó và đôi khi không dám về nhà. Tôi muốn ra đòn bằng cách đi xoáy trộm cái gì to to ở một cửa hàng rồi để bị chộp. Hay để bị kẹt trong một chi điếm và tự vệ bằng tiểu liên cho tới người cuối cùng. Nhưng tôi biết dầu sao cũng chẳng ai để ý đến tôi. Vậy là tôi có mặt ở phố Ponthieu và giết một hai giờ bằng cách xem mấy thằng cha chơi bóng tay trong một quán rượu. Sau đó tôi muốn đi chỗ khác nhưng không biết đi đâu nên tiếp tục lê la tại đó. Tôi biết madame Rosa đang tuyệt vọng, Madame luôn sợ tôi gặp chuyện. Madame gần như không ra ngoài vì bọn tôi không đưa Madame lên gác được nữa. Hồi đầu, bọn tôi bốn năm đứa đợi Madame bên dưới và tất cả bọn lại có mặt khi Madame về để khênh Madame lên. Nhưng bây giờ Madame ngày càng ít làm thế, Madame chân không còn đủ cứng tim không còn đủ mềm, và hơi thì Madame không đủ cho một người dù chỉ là một phần tư. Madame không muốn nghe nhắc đến bệnh viện, chỗ người ta để bạn đi đến tận cùng cái chết thay vì cho quách bạn một mũi tiêm. Madame bảo ở Pháp người ta tẩy chay cái chết êm dịu và bắt bạn sống chừng nào bạn còn khả năng khổ sở. Madame Rosa sợ xanh đít nhái là sẽ bị giày vò và bảo khi chán đến cùng cực Madame sẽ tự tìm đến cái chết. Madame cảnh báo rằng nếu bệnh viện dính vào, cả lũ chúng tôi sẽ bị đặt dưới quyền An sinh Xã hội và Madame khóc khi nghĩ có lẽ mình sẽ buộc phải chết theo đúng luật. Luật pháp được làm ra để bảo vệ những ai cần bảo vệ cái gì đó chống lại người khác. Ông Hamil bảo nhân loại chỉ là một dấu phẩy trong cuốn Sách Cuộc Đời vĩ đại, và khi một ông già nói một điều xuẩn ngốc nhường ấy, tôi không thấy mình có thể gia giảm được gì. Nhân loại không phải một dấu phẩy vì khi madame Rosa nhìn tôi bằng đôi mắt Do Thái, Madame không phải là một dấu phẩy, mà là chính cuốn Sách Cuộc Đời vĩ đại hoàn chỉnh mới là dấu phẩy thì đúng hơn và tôi không muốn thấy nó. Tôi đã đến đền thờ Hồi giáo hai lần vì Madame mà chẳng thay đổi được gì, nó không hiệu nghiệm với người Do Thái. Chính vì thế toi khó lòng quay về Belleville mà nhìn madame Rosa mắt trong mắt. Madame luôn miệng “Mắt! Mắt!”, đó là tiếng lòng Do Thái khi họ nhức nhối đâu đó, ở người Ả-rập thì rất khác, chúng tôi nói 'Khaï! Khaï!”, còn người Pháp thì kêu “Ồ! Ồ!” khi họ không hạnh phúc, vì tuy khó tin nhưng điều đó cũng xảy đến với cả họ nữa. Tôi sắp tròn mười tuổi vì madame Rosa quyết định tôi cần phải quen với việc có một ngày sinh và nó rơi vào đúng hôm nay. Madame bảo điều này quan trọng để tôi phát triển bình thường, còn những thứ khác như tên bố tên mẹ chỉ là sự đua đòi mà thôi.

    Tôi ngồi lại dưới cửa một nhà để xe đợi cảm giác đó qua đi, nhưng thời gian còn lọm khọm hơn tất thảy, chỉ biết lê bước. Khi người ta đau, mắt người ta doãng ra và biểu lộ nhiều cảm xúc hơn. Madame Rosa có đôi mắt cứ lớn dần lên và càng ngày càng giống mắt những con chó nhìn bạn khi bạn đá chúng mà không biết vì sao. Tôi trông thấy cảnh đó từ đây, khi tôi ở phố Ponthieu gần đại lộ Champs- Élysées nơi có các cửa hàng thượng hạng. Mái tóc tiền chiến của Madame rụng tơi tả và khi có chí khí vẫy vùng Madame muốn tôi tìm cho Madame một bộ tóc giả mới bằng tóc thật để trông ra dáng phụ nữ. Bộ tóc giả cũ của Madame cũng đã trở nên gớm ghiếc. Phải nói là Madame bị hói như đàn ông và trông thật rầu lòng vì phụ nữ không được định trước như thế. Madame vẫn muốn có một bộ tóc màu hung đỏ, đó là màu hợp nhất với tạng sắc đẹp của Madame. Tôi không biết phải ăn cắp nó ở đâu. Belleville không có các cơ quan dành cho các bà xấu xí mà người ta vẫn gọi là thẩm mỹ viện. Đại lộÉlysées thì tôi không dám vào. Phải nào hỏi han nào đo đạc, đúng là quỷ tha ma bắt.

    Tôi thấy đau đớn tột cùng. Tôi không thấy thèm đến cả một chai Coca. Tôi gắng gượng lòng bảo dạ là mình không sinh ra hôm đó hay hôm nào hết, thật ra mấy chuyện ngày tháng năm sinh chỉ là quy ước tập thể. Tôi nghĩ đến mấy anh bạn hẩu, anh Le Mahoute hay anh Le Shah, đang tu nghiệp ở một cây xăng. Khi còn trẻ con, muốn làm nên trò trống thì cần phải có đồng bọn.

    Tôi nằm xuống đất, nhắm mắt lại và làm mấy động tác cơ thể để chết đi, nhưng nền xi măng lạnh toát và tôi sợ bị nhiễm bệnh. Bản thân tôi quen nhiều anh chàng tiêm chích nhưng cuộc sống thì tôi không liếm đít nó để mà hạnh phúc. Tôi không muốn tô son trát phấn cho nó, tôi chả ị vào thì thôi, chúng tôi không có gì với nhau. Khi nào đủ tuổi thành niên hợp pháp, tôi có thể sẽ là một tay khủng bố, cướp máy bay, bắt cóc con tin như trên ti vi, để yêu sách cái gì đó, tôi chưa rõ là gì nhưng sẽ không phải một mẩu bánh con con. Cái gì đó ra tấm ra miếng, thật. Hiện thời tôi không nói được với các bạn sẽ đòi cái gì, vì tôi chưa được học một khóa đào tạo chuyên nghiệp.

    Tôi ngồi bệt đít trên nền xi măng mà cướp máy bay và bắt cóc con tin, họ đi ra tay giơ cao trên đầu và tôi tự hỏi mình sẽ dùng tiền làm gì bởi không phải cái gì người ta cũng mua được. Tôi sẽ tậu bất động sản cho madame Rosa để Madame được bình thản chết trong lồng lộng gió khơi cùng một bộ tóc giả mới toanh. Tôi sẽ gửi bọn con gái đĩ đến những khách sạn số dách ở Nice, nơi chúng sẽ được che chở khỏi cuộc sống và sau này có thể thể trở thành nguyên thủ quốc gia đến thăm Paris hay thành viên của phe đa số tuyên bố hậu thuẫn hay những nhân tố có máu mặt của sự thành đạt. Tôi có thể sắm một cái ti vi mới mà tôi đã dấm sẵn khi thăm thú các cửa hàng.

    Tôi nghĩ đến tất cả những thứ đó nhưng không hào hứng đánh quả lắm. Tôi gọi anh hề xanh da trời và chúng tôi nô đùa với nhau hồi lâu. Rồi tôi viện đến anh trắng, anh ngồi xuống bên tôi và kéo giai điệu lặng im trên chiếc violon tí hon của mình. Tôi muốn quá hải rồi ở quách hẳn đấy với họ nhưng lại không thể bỏ madame Rosa chơ vơ giữa đống phân. Chúng tôi kiếm được một cu người Việt sô cô la sữa thay chỗ cu cậu dạo trước, nó là đứa con mà một bà da đen người Pháp gốc quần đảo Antilles cố tình đẻ với một ông tình nhân có mẹ Do Thái và muốn tự mình nuôi nấng vì bà đã biến chuyện đó thành cả một mối tình si, một chuyện riêng tư. Bà thanh toán sòng phẳng vì ông N’Da Amédée để lại cho bà đủ tiền để sống đàng hoàng, ông lấy bốn mươi phần trăm mỗi lượt khách vì đó là một vỉa hè nườm nượp không bao giờ vãn và phải trả tiền cho các bà người Nam Tư đang gieo rắc bất hạnh thật sự nhờ dọa dẫm. Rồi những người đảo Corse cũng xía vào bởi một thế hệ mới đã bắt đầu nhen nhúm.

    Sát nách tôi có một cái sọt đựng các vật vô dụng, tôi có thể mồi lửa và cả tòa nhà sẽ bốc cháy, nhưng sẽ chẳng ai biết đó là tôi, chưa kể làm vậy còn hơi thiếu cẩn trọng. Tôi nhớ như in cái khoảnh khắc đó trong đời mình vì nó hệt như những lúc khác. Với tôi cuộc sống lúc nào cũng là thường nhật nhưng có những thời điểm tôi còn thấy bất ổn hơn. Tôi không đau đớn vật vã gì và như vậy không có lý do nhưng nó lại giống như tôi cụt chân cụt tay trong khi vẫn mọc đầy đủ những thứ cần thiết. Bản thân ông Hamil cũng không giải thích nổi.

    Phải nói mà không định cạnh khóe ai là ông Hamil ngày càng ngớ ngẩn, như lắm khi vẫn xảy đến với những người già không còn xa ngày đóng sổ bao lăm và không còn lý do trì hoãn. Họ biết điều đang chờ đợi mình và qua ánh mắt ta thấy họ ngoái lại để ân náu trong quá khứ như chính sách rụt cổ của đà điêu châu Phi. Ông kè kè trên tay cuốn sách của Victor Hugo nhưng lẫn lộn và chắc mẩm nó là kinh Coran, vì ông có cả hai quyển. Ông thuộc lòng đoạn nhỏ và đọc như ta hít thở khí trời nhưng lại pha trộn chúng với nhau. Khi tôi cùng ông đến nhà thờ Hồi giáo, chỗ chúng tôi tạo được ấn tượng tốt đẹp vì tôi dắt ông như dắt một người khiếm thị mà chỗ chúng tôi người khiếm thị rất được trọng thị, ông nhầm linh tinh cả lên, đáng lẽ cầu nguyện ông lại ngâm Waterloo! Waterloo! ôi bình nguyên buồn thảm!Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, làm những người Ả-rập có mặt mắt tròn mắt dẹt vì nó nhầm chỗ. Ông thậm chí còn nước mắt lưng tròng bởi lòng mộ đạo. Trông ông thật đẹp trong chiếc jellaba và khăn galmona trắng trên đầu, ông cầu nguyện để được tiếp đón chu đáo. Nhưng mãi mà ông không chết và có lẽ sẽ trở thành vô địch thế giới toàn tài vì không ai dám huênh hoang sẽ sống lâu như ông. Ở chỗ con người chó là loài chết trẻ nhất. Mười hai tuổi là ta hết trông cậy vào chúng và phải thay mới. Lần sau có chó tôi sẽ bắt từ trong nôi, như thế tôi sẽ có ngày rộng tháng dài rồi mới mất nó. Chỉ mình các chú hề là không có vấn đề sống chết bởi các chú không góp mặt trên đời bằng con đường tự nhiên. Các chú được tạo ra bất chấp luật sinh học và không bao giờ chết, nếu không thì hết cả buồn cười. Tôi có thể thấy các chú ngay bên cạnh nếu muốn. Tôi có thể thấy bất kỳ ai bên cạnh nếu muốn, King Kong hay Frankenstein và những bầy chim hồng bị thương, trừ mẹ tôi vì đến đấy thì tôi không đủ trí tưởng tượng.

    Chán ngấy cánh cửa, tôi nhỏm dậy, ngó xem phố xá. Bên phải có một chiếc xe cảnh sát cùng những chú cớm trong tư thế sẵn sàng. Tôi cũng muốn làm cớm khi tôi đủ thâm niên để không phải co vòi lại trước bất kỳ cái gì bất kỳ một ai và luôn biết cần phải làm gì. Làm cớm người ta được nhà chức trách chỉ huy. Madame Rosa bảo có rất nhiều con gái đĩ ở chỗ An sinh Xã hội trở thành cớm, lính đặc nhiệm cơ động, cảnh vệ và không ai còn động đến họ được nữa.

    Tôi đi ra để xem họ, tay đút túi, và tôi tiến lại phía chiếc xe cảnh sát, như người ta gọi chúng thế. Tôi thấy sờ sợ. Họ không ngồi hết trong xe mà một số đứng rải rác bên ngoài. Tôi bắt đầu huýt sáo bài Đi qua vùng Lorraine vì tôi không mang bộ dạng quê mình và có ngay một anh chàng nhoẻn cười với tôi.

    Cớm, đấy là thứ uy lực nhất đời. Một thằng bé có bố làm cớm thì như có bố gấp đôi bọn khác. Họ nhận người Ả-rập và cả người da đen, nếu những người này có tí chất Pháp. Tất cả bọn họ đều là con gái đĩ đã qua An sinh Xã hội nên không ai dạy thêm họ được gì nữa. Không lực lượng an ninh nào tốt như thế, tôi nghĩ sao thì nói vậy. Ngay cánh quân sự cũng không bén gót họ, có lẽ trừ ông tướng ra.

    Madame Rosa sợ cớm xanh cả mật nhưng đó là tại cái khu trại chỗ Madame từng bị hủy diệt, không dùng nó làm căn cứ lập luận được vì khi đó Madame đứng nhầm bên. Hoặc là tôi sẽ đi Algérie và được sung làm cảnh sát ở đấy, nơi người ta cần họ nhất. Nước Pháp có ít người Algérie hơn nước Algérie nên ở đây họ đỡ bận hơn. Tôi tiến thêm mấy bước về chiếc xe nơi tất cả bọn họ đang đứng đợi những vụ lộn xộn và tấn công có vũ khí và tim tôi đập loạn xì ngầu. Tôi toàn có cảm giác mình trái luật, tôi thấy rõ đáng lẽ mình không nên ở đấy. Nhưng họ không động cựa, có lẽ tại mệt quá. Một người còn gục vào cửa sổ ngủ vùi, một người khác bình thản chén một quả chuối đã bóc vỏ cạnh chiếc máy bán dẫn, tóm lại đó là sự thả lỏng. Bên ngoài, một anh cớm tóc vàng cầm một chiếc đài có ăng ten và có vẻ không bận lòng về những chuyện diễn ra xung quanh. Tôi sợ nhưng sợ mà biết tại sao thì ổn cả, vì thường thường tôi cứ sợ xanh đít nhái một cách thiếu căn cứ, như ta thở vậy. Anh cớm có ăng ten trông thấy tôi nhưng không thực thi biện pháp nào và tôi vừa đi qua ngay cạnh vừa huýt sáo như ở nhà mình.

    Có những viên cơm lấy vợ đẻ con, tôi biết điều này tồn tại thực. Một lần tôi đã tranh luận với anh Le Mahoute để biết có bố làm cớm thì thế nào, nhưng anh Le Mahoute ngán ngẩm bảo mơ mộng ích gì và bỏ đi. Tranh luận với những kẻ nghiện ngập thật không bõ công, họ không có óc hiếu kỳ.

    Tôi nhẩn nha thêm một lát để không phải về nhà, vừa đi vừa đếm xem mỗi vỉa hè có bao nhiêu bước, và có đủ cho cả một gia tài, ngân quỹ số má của tôi còn không đủ chỗ. Mặt trời vẫn đấy. Một ngày kia tôi sẽ về nông thôn xem nó được làm ra sao. Biển cũng vậy, nó cũng hút hồn tôi, ông Hamil nói về nó với rất nhiều trân trọng. Tôi không biết mình sẽ thành gì nếu không có ông Hamil dạy tất cả những điều tôi biết. Ông cùng một ông cậu đến Pháp khi bé tin hin và ông còn trẻ măng khi cậu ông mất, dẫu vậy ông vẫn nên trò nên trống. Bây giờ ông ngày càng ngớ ngẩn nhưng đó là bởi ta không được dự kiến sống lâu đến thế. Mặt trời trông giống một anh hề vàng ngật ngưỡng trên mái nhà. Một ngày kia tôi sẽ đi La Mecque, ông Hamil bảo ở đấy có nhiều mặt trời nhất vì địa lý làm ra thế. Nhưng suy cho cùng với tôi La Mecque không đến nỗi xa khác. Tôi ao ước đến một nơi xa tít tắp có đầy những thứ khác và tôi còn gắng không mường tượng nó để khỏi phí phạm. Ta có thể giữ lại mặt trời, các chú hề và các chú chó vì với những thể loại đó không thể làm hơn được. Còn những thứ còn lại thì không ai thấy chẳng ai hay và được hoạch định sẵn cho mục đích ấy. Nhưng tôi nghĩ là cả những thứ này cũng vậy, chúng cũng được dàn xếp để giống như thế. Đôi lúc, kể cũng ngồ ngộ là mọi vật lại quyến luyến với vị trí của mình đến thế.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMột câu thơ trong bài “L’Expiation” (Chuộc tội) trích từ tập Les Châtiments (Trừng phạt) của Victor Hugo, nguyên văn là: “Waterloo! Waterloo! Morne plaine!”
     
    teacher.anh thích bài này.
  14. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    LÚC ẤY ĐÃ NĂM GIỜ, sắp sửa ra về thì tôi thấy một ả tóc vàng đậu chiếc xe bé tí của mình dưới tấm biển cấm đỗ. Thù dai như sâu, tôi nhận ra ả ngay. Đó chính là ả đĩ đã bỏ rơi tôi lúc nãy sau khi ve vãn tôi mà tôi đã đi theo vô ích. Trông thấy ả ta tôi sửng sốt quá thể. Paris đầy rẫy phố xá, chữ duyên phải to tổ đùng mới gặp và quen ai ở đấy. Ả kia không thấy tôi, đang ở vỉa hè đối diện tôi vội băng qua đường để ả nhận ra. Nhưng ả đang vội hoặc giả không còn nhớ nữa vì đã hai tiếng qua rồi. Ả vào nhà số 39, bên trong dẫn ra một cái sân cùng một ngôi nhà khác. Tôi còn không kịp làm cho ả nhìn thấy mình. Ả khoác một chiếc áo lông lạc đà, mặc quần và tóc rậm rạp trên đầu, vàng ươm. Ả để vương lại sau mình ít nhất năm mét nước hoa. Cô ả không khóa cửa xe và lúc đầu tôi định thó thứ gì đó để cô ả nhớ đến, nhưng tôi buồn bực vì ngày sinh của mình và mọi thứ đến nỗi tôi ngạc nhiên thấy trong mình hóa ra còn nhiều chỗ thế. Có quá đông người cho mỗi một mình tôi. Dào ôi, tôi tự nhủ, chả đáng phải xoáy, ả ta thậm chí sẽ còn chả biết là mình ấy chứ. Tôi muốn cô ta trông thấy mình nhưng không nên tin rằng tôi tìm kiếm một gia đình, madame Rosa nếu nỗ lực sẽ còn kéo dài thêm được chút đỉnh thời gian nữa. Moïse đã tìm được chỗ trú chân, ngay Banania cũng đang trong trong qua trình thương lượng, tôi không đến nỗi phải lo lắng. Tôi không mang những bệnh quen tên, tôi không bị khước từ nhận con nuôi, và đó là điều đầu tiên người ta xem xét khi lựa hàng. Ta hiểu họ, vì có những người tin tưởng đón bạn về và thấy trên tay mình một đứa bé vốn con nhà nát rượu hay ngớ ngẩn, trong khi có những đứa tuyệt vời tìm mãi không ra ai. Tôi cũng thế thôi, nếu được chọn, tôi sẽ lấy cái gì mỹ mãn chứ không phải một bà Do Thái không còn gắng gượng được nữa, người làm tôi đau lòng và muốn chết quách đi mỗi khi nhìn thấy. Nếu madame Rosa là chó, hẳn người ta đã tránh cho Madame tình cảnh đó nhưng người ta tử tế với chó hơn với người và không được phép làm con người chết mà không kinh qua khổ ải. Tôi nói với các bạn thế vì các bạn không nên tưởng tôi theo đuổi cô Nadine, như sau này cô sẽ tên như thế, để madame Rosa được bình thản mà từ biệt cõi đời.
     
    teacher.anh thích bài này.
  15. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    LỐI VÀO TÒA NHÀ dẫn đến một tòa thứ hai, phía trong hẹp hơn, ngay khi bước vào, tôi nghe thấy tiếng súng đì đoàng, tiếng xe phanh két rét, một phụ nữ rú lên và một người đàn ông van vỉ “Đừng giết tôi! Xin đừng giết tôi!”, sát đến nỗi tôi nhảy dựng lên. Ngay sau đó là một tràng liên thanh và người đàn ông hét lên “Không!” như mỗi khi người ta chết đi không niềm vui thú. Tiếp theo là một sự im lặng còn khủng khiếp hơn và đến đấy các bạn sẽ không tin đâu. Tất cả bắt đầu lại y như lần trước, cũng với gã trai không muốn chết vì những lý do chỉ mình gã biết và tiếng súng liên thanh không đếm xỉa gì đến gã. Không muốn nhưng gã chết đi chết lại tới ba lần như thể gã là một kẻ khốn nạn trên cả mức cho phép và cần phải bắt gã chết quá tam ba bận để nêu gương. Một quãng lặng mới trong đó gã nằm chết, rồi người ta lại băm bổ lao vào gã lần thứ tư, lần thứ năm và cuối cùng thì gã làm tôi phát thương hại vì quả tình cũng đáng thương thật. Sau đó, người ta để cho gã yên, một giọng nữ nói “tình yêu của em, tình yêu tội nghiệp của em”, nhưng với giọng xúc động và thể hiện tình cảm chân thành đến nỗi tôi ngẩn tò te, dù ngay cả nó nghĩa là gì tôi cũng không biết. Ở lối vào không có ai khác ngoài tôi và một cánh cửa có một cái đèn đỏ thắp sáng. Tôi vừa hoàn hồn từ mối thương cảm thì họ đã tua lại cái đống hổ lốn ấy với “tình yêu của em, tình yêu tội nghiệp của em” mỗi lần với một giọng điệu khác nhau rồi họ bắt đầu đi bắt đầu lại. Gã trai nọ phải chết tới năm sáu lần trong vòng tay ả nhân tình, tuồng như gã hạnh phúc lắm vì cái chết của mình khiến có kẻ đau đớn nhường ấy. Tôi nghĩ tới madame Rosa, chẳng có ai thủ thỉ với Madame “tình yêu của ta, tình yêu tội nghiệp của ta” bởi có thể nói Madame trọc lông lốc và nặng chừng chín chục kí lô, kí nào cũng xấu tệ như kí nào. Đến đây ả kia nín bặt để rồi lại bật ra một tiếng kêu tuyệt vọng đến nỗi tôi lao qua cánh cửa vào bên trong như chỉ có mình tôi là đấng nam nhi. Khốn kiếp, hóa ra đó chỉ làm một trò chiếu bóng, trừ việc mọi người đều đi giật lùi. Khi tôi vào đến nơi, ả đàn bà trên màn ảnh ngã gục vào xác chết, quằn quại hấp hối trên đó rồi lại đứng bật ngay dậy, nhưng làm ngược, tức theo kiểu giật lùi như thể ả sống nhăn khi đi còn khi về chỉ là một con búp bê. Rồi tất cả tắt phụt và đèn bật sáng.
     
    teacher.anh thích bài này.
  16. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    CÔ Ả ĐÁ TÔI đang đứng trước cây micro giữa phòng, phía trước dãy ghế bành và khi tất cả được chiếu sáng thì cô ta trông thấy tôi. Rải rác có ba bốn gã trai nhưng họ không mang vũ khí. Với cái miệng há hốc trông tôi hẳn rất đần độn vì tất cả nhìn vào tôi kiểu như thế. Cô ả tóc vàng nhận ra tôi và cười rất tươi, điều này lên tinh thần cho tôi một chút, tôi đã gây ấn tượng với cô ta.

    - Chà cậu bé bạn tôi đây mà!

    Chúng tôi có bạn bè gì đâu nhưng tôi chả thiết tranh cãi. Cô ta lại gần tôi và nhìn Arthur nhưng tôi biết thừa chính mình mới làm cô quan tâm. Đôi khi, phụ nữ làm tôi buồn cười chết được.

    - Đây là cái gì vậy?

    - Một cái ô cũ mà tui tân trang lại.

    - Trang phục này làm nó trông buồn cười ghê, người ta tưởng nó là một vật hộ mệnh chứ. Bạn em à?

    - Chị coi tui là thằng dở người chắc? Đó không phải một thằng bạn, đó là một cái ô.

    Cô ta cầm lấy cái ô và giả bộ ngắm nhìn nó. Những người khác cũng y hệt. Điều đầu tiên không ai muốn khi nhận một đứa trẻ về nuôi là nó bị dở người. Tức một đứa trẻ đã dứt khoát đoạn tuyệt vì không còn gì làm nó hứng khởi. Cha mẹ nó vậy là bị bó chân bó tay không biết phải làm gì. Giả dụ, một thằng bé mươi lăm nhưng cư xử như mười tuổi. Nhưng các bạn ngẫm mà xem, tránh vỏ dưa gặp dừa. Khi một thằng bé mười tuổi như tôi xử sự như mười lăm thì người ta tống cổ nó khỏi trường vì nó bị loạn trí.

    - Khuôn mặt xanh rì này làm cậu ấy xinh trai ghê. Sao em lại làm mặt xanh cho cậu ấy?

    Cô ta thơm đến nỗi tôi nghĩ đến madame Rosa, rõ một trời một vực.

    - Đấy không phải một cái mặt mà là một cái giẻ. Bọn tui bị cấm làm mặt.

    - Cấm là sao?

    Cô ta có cặp mắt xanh tươi cười và khá ân cần, cô ta khom người trước Arthur nhưng thực ra là vì tôi.

    - Tui người Ả-rập. Trong tôn giáo tụi tui thì mặt không được phép.

    - Ý em là không được phép làm mặt người phải không?

    - Như thế là báng bổ Thượng đế.

    Cô ta liếc xéo tôi, làm vẻ như không, nhưng tôi thấy rõ là mình tạo được ấn tượng với cô.

    - Em mấy tuổi rồi?

    - Tui đã nói khi gặp chị lần đầu tiên rồi còn gì. Mười. Đúng ngày hôm nay tui tròn mười tuổi. Nhưng tuổi thì đáng kể gì. Tui có một ông bạn đã tám lăm tuổi mà vẫn sống nguyên đấy.

    - Em tên gì?

    - Chị đã hỏi tui rồi. Momo.

    Sau đó, cô ta phải làm việc. Cô ta giải thích họ gọi chỗ đó là phòng lồng tiếng. Người trên màn ảnh mở miệng như muốn nói nhưng giọng là của những người trong phòng cho mượn. Giống như ở loài chim, nhưng người này mớm giọng thẳng vào cổ họng của họ. Lần đầu nếu bị lỡ và giọng vào không đúng lúc thì sẽ phải bắt đầu lại. Đó chính là lúc rất thú vị để xem: tất cả bắt đầu quay lui. Người chết trở về với cuộc sống và giành lại chỗ của mình trong xã hội. Ta nhấn một cái nút và tất cả lùi ra xa. Những chiếc ô tô lăn ngược bánh, những con chó chạy giật lùi, những ngôi nhà nát vụn gom mình lại và đột ngột vươn dậy ngay trước mắt ta. Những viên đạn chồi ra khỏi thi thể và quay lại nòng súng, còn lũ sát nhân thối lui và nhảy giật lùi qua cửa sổ. Nước đang rót tự dựng dậy rồi leo trở ngược vào cốc. Máu đang tuôn quay về nhà mình trong cơ thể và không để lại vệt nào, vết thương khép miệng lại. Một gã vừa khạc nhổ hút lại đơm vào miệng. Ngựa phi nước đại giật lùi, một gã ngã từ tầng bây xuống được lôi ngược lên và vào nhà qua cửa sổ. Thế giới đảo ngược đích thực là điều tuyệt diệu nhất tôi từng được xem trong cuộc đời chó má của mình. Tôi còn thoáng thấy madame Rosa trẻ trung tươi rói, chân tay khỏe khoắn, tôi đưa Madame lùi ra xa hơn, Madame càng trở nên xinh đẹp. Tôi giàn giụa nước mắt.

    Tôi nán lại một hồi lâu vì không có việc khẩn ở đâu phải giải quyết cả và được thêt đãi thật hậu hĩnh làm sao. Tôi thích nhất cảnh người phụ nữ trên màn ảnh khi bị giết đã giữ tình trạng đó một lúc để gây xúc động, và rồi như được một bàn tay vô hình nâng khỏi mặt đất, chị ta bắt đầu lùi lại và phục hồi sự sống. Gã đàn ông được chị ta gọi là “tình yêu của em, tình yêu tội nghiệp của em” có vẻ là đồ rác rưởi nhưng đó không phải việc của tôi. Những người có mặt ở đó thấy rõ cái trò phim ảnh này làm tôi sung sướng cỡ nào, nên họ bảo có thể tua tất cả đến cuối rồi quay ngược cho đến tận khởi điểm, một trong số họ, râu ria xồm xoàm, cười và nói: 'Tiếc cái là khi nó bắt đầu lại thì cũng vẫn là một chuyện.” Cô ả tóc vàng bảo cô ta tên là Nadine và nghề của cô là làm cho các nhân vật phim ảnh nói tiếng người. Tôi toại nguyện đến nỗi không mong đợi gì hơn. Các bạn thử nghĩ mà xem, một ngôi nhà đang cháy và đổ sập xuống rồi lửa tắt và nhà tự đứng dậy. Phải chính mắt mình trông thấy thì mới tin được, vì với mắt người khác thì nhìn không còn giống thế nữa.

    Đó chính là lúc tôi có một sự kiện thực thụ. Tôi không thể nói mình đã leo ngược trở lại và nhìn thấy mẹ, nhưng tôi đã thấy mình ngồi bệt dưới đất, thấy trước mặt mình một đôi chân đi bốt cao đến tận đùi và một cái váy ngắn bằng da, tôi ngước mắt lên trong nỗ lực kinh hoàng để nhìn mặt người, tôi biết đấy là mẹ nhưng muộn quá mất rồi, kỷ niệm nào ngước mắt lên được. Tôi thậm chí còn quay lại xa hơn nứa. Tôi cảm nhận một vòng tay bao bọc mình, đu đưa, tôi bị đau bụng, người ủ ấm cho tôi vừa đi đi lại lại vừa ngân nga, nhưng bụng tôi vẫn quặn thắt, rồi tôi thả gọn một cục phân xuống đất và nỗi đau lặn đi nhờ trút được gánh nặng, con người ấm áp thơm tôi, bật một tiếng cười thoảng nhẹ mà tôi thấy ngân nga, ngân mãi, ngân mãi...

    - Em có thích không?

    Tôi lọt thỏm trong một chiếc ghế bành và màn hình trống trơn. Cô ả tóc vàng lại gần tôi và họ để ánh sáng tràn ngập căn phòng.

    - Cũng không đến nỗi.

    Sau đó tôi còn được xem cảnh anh chàng lĩnh cả tràng tiểu liên vào bụng do hình như anh ta làm thủ quỹ ở ngân hàng hay thuộc băng đảng đối lập, anh ta kêu van “xin đừng giết tôi, xin đừng giết tôi!” như một thằng ngố, vì có ích gì, đằng nào chẳng phải làm công việc của mình. Tôi thích người chết nói trên phim “thôi nào các ngài, hãy làm công việc của các ngài đi” trước khi chết, nó biểu lộ sự cảm thông, quấy quả người khác bằng cách túm lấy họ với những tình cảm đẹp đẽ nào có ích gì. Nhưng anh chàng lồng tiếng không tìm được giọng thích hợp nên họ phải tua lại. Đầu tiên anh ta chìa tay ra đỡ đạn và đó là lúc anh ta kêu “không! không!” và “xin đừng giết tôi, xin đừng giết tôi!” bằng giọng của anh chàng đang đứng trước micro trong phòng và bình an vô sự. Sau đó anh ta ngã xuống, quằn quại vì trên phim bao giờ người ta cũng thích thế và rồi anh ta không động cựa nữa. Bọn găng-xtơ còn bồi thêm một cú để đảm bảo anh ta không còn khả năng làm hại chúng. Và khi không còn hy vọng gì nữa thì tất cả lại bắt đầu quay ngược, anh chàng kia đứng bật dậy như thể bàn tay Thượng đế nhấc bổng anh lên và dựng anh dậy để tiếp tục tận dụng anh.

    Sau đó chúng tôi xem sang những đoạn khác và có những đoạn phải tua đi tua lại đến chục lần để mọi thứ được chỉn chu. Từ ngữ cũng lùi lại, nói ngược và phát ra những âm thanh bí hiểm như một thứ ngôn ngữ không ai biết và có thể có ý nghĩa nào đó cũng nên.

    Khi màn ảnh trống trơn, tôi thích thú tưởng tượng madame Rosa hạnh phúc mãn nguyện với mái tóc tiền chiến còn nguyên vẹn và Madame không buộc phải tự thân vận động, thế giới đảo ngược mà, tội gì.

    Cô ả tóc vàng vuốt tóc tôi và phải nói là cô ta tử tế, tiếc thật. Tôi nghĩ đến hai thằng con cô ta, mấy đứa mà tôi đã nhìn thấy, để xuýt xoa vậy thôi, thật .

    - Nó có vẻ làm em rất thích.

    - Tui cười bò cả ra.

    - Em muốn quay lại đây lúc nào cũng được.

    - Tui không có nhiều thì giờ lắm. Tui không hứa trước với chị điều gì cả.

    Cô ta rủ tôi đi ăn kem và tôi đã không khách khí. Tôi cũng làm cô ta thích và khi tôi cầm tay cô để chúng tôi cùng bước nhanh hơn, cô mỉm cười. Tôi ăn một kem sô cô la dâu nhân đào lạc nhưng sau đó tôi lại tiếc, đáng lẽ tôi nên chọn kem vani.

    - Tui rất thích khi mình có thể làm tất cả lùi lại. Tui ở nhà một bà chết đến nơi rồi.

    Cô không đụng đến kem mà nhìn tôi. Tóc cô vàng đến độ tôi không thể ngăn mình đưa tay chạm vào đó và rồi tôi nhăn nhở vì thật buồn cười.

    - Bố mẹ em không ở Paris à?

    Tôi không biết phải nói gì và ăn thêm kem, có lẽ đó là thứ tôi thích nhất trần đời.

    Cô không nằn nì. Tôi luôn bực bội khi người ta nói chuyện với tôi kiểu cha em làm gì mẹ em đâu, đó là thứ chủ đề mà tôi thiếu khả năng đối thoại.

    Cô lấy một tờ giấy và một cái bút, viết cái gì đó rồi gạch dưới ba lần để tôi không đánh mất tờ giấy.

    - Em này, đây là tên và địa chỉ của chị. Em muốn đến lúc nào cũng được. Chị có một người bạn chăm sóc trẻ em.

    - Bác sĩ tâm thần, tôi nói.

    Đến đây thì cô thở hắt ra.

    - Sao em lại nói thế? Bác sĩ nhi khoa mới chăm sóc trẻ em chứ.

    - Chỉ khi chúng nó còn bé thôi. Còn sau đấy là bác sĩ tâm thần.

    Cô im bặt và nhìn tôi cứ như tôi làm cô phát hoảng.

    - Ai dạy em thế?

    - Tui có một anh bạn, anh Le Mahoute, anh ấy biết vấn đề này vì anh ấy đi cai nghiện. Người ta làm thế với anh ấy ở Marmottan.

    Cô đặt tay lên tay tôi và nghiêng người về phía tôi.

    - Em bảo chị là em mười tuổi phải không?

    - Đúng, đại khái thế.

    - Em biết nhiều thứ so với tuổi mình đấy... Vậy em hứa nhé? Em sẽ đến thăm bọn chị chứ?

    Tôi mút kem. Tôi đang mất tinh thần và khi ta không có tinh thần thì những thứ tốt lại càng đẹp lên. Tôi thường xuyên thấy thế. Khi người ta muốn buông xuôi, sô cô la có vị còn đậm đà hơn mọi khi.

    - Chị có nơi có chốn rồi.

    Cô không hiểu ý tôi, theo cái cách cô nhìn tôi.

    Tôi vừa mút kem vừa nhìn thẳng vào mắt cô, hằn học.

    - Tui đã thấy chị, lúc nãy, khi suýt nữa thì bọn mình gặp nhau. Chị về nhà và chị đã có hai nhóc. Bọn nó cũng tóc vàng như chị.

    - Em đã đi theo chị à?

    - Thì đúng rồi, chị giả vờ tui.

    Tôi không rõ đột nhiên cô bị làm sao nhưng tôi thề với các bạn là có cả thế gian trong cái cách cô nhìn tôi. Các bạn biết rồi đấy, như thể trong mắt cô có gấp bốn lần trước đây.

    - Nghe chị này, bé Mohammed...

    - Người ta hay gọi tui là Momo hơn, vì Mohammed thì phải nói nhiều quá.

    - Hãy nghe này bé yêu, em có tên và địa chỉ của chị, đừng để mất, hãy đến gặp chị khi em muốn... Em ở đâu vậy?

    À, cái này thì đừng hòng nhé. Một cô ả như thế, nếu cô ta sập vào nhà chúng tôi và biết đó là một nhà chứa con gái đĩ thì còn mặt mũi nào. Không phải tại tôi trông cậy gì vào cô ta, tôi biết cô ta đã có nơi có chốn, nhưng đối với những người tử tế con gái đĩ tức khắc trở thành những thằng mô ca, những kẻ dẫn mối, tội phạm hình sự và tội phạm trẻ con. Với những người tử tế bọn tôi mang tiếng xấu chết người, hãy tin vào cái kinh nghiệm già của tôi. Họ không bao giờ nhận bạn, bởi cái mà bác sĩ Katz gọi là ảnh hưởng của môi trường gia đình và gái điếm đối với họ là thứ không gì tệ hại bằng. Và rồi họ sợ các bệnh hoa liễu mà bọn trẻ cả lũ đều bị di truyền. Tôi không muốn nói không mà đưa cho cô ta một địa chỉ nhăng nhít. Tôi cầm mảnh giấy của cô ta và bỏ túi, ai biết đâu đấy, nhưng làm gì có phép màu. Cô ta bắt đầu đặt câu hỏi với tôi, tôi không ra gật không ra lắc, chén thêm một ly kem nữa, vị vani, thế thôi. Vani, đó là thứ ngon nhất trần đời.

    - Em sẽ làm quen với các con chị và tất cả chúng ta sẽ về nông thôn, ở Fontainebleau... Gia đình chị có một căn nhà ở đó...

    - Thôi, tạm biệt nhé.

    Tôi bất thần đứng dậy vì tôi chẳng hỏi gì cô ta và vọt đi cùng Arthur.

    Tôi nghịch ngợm dọa ô tô bằng cách đi ngang sát sạt mũi chúng. Mọi người sợ đâm phải trẻ con và tôi thích chí thấy nó gây ra hiệu ứng ở họ. Họ có những cú phanh cháy đường để không làm đau bạn và thế dầu sao cũng hơn không. Tôi muốn dọa họ sợ hơn nữa nhưng không có đủ phương tiện. Tôi vân chưa chắc được mình sẽ làm trong ngành cảnh sát hay khủng bố, tôi sẽ xem xét sau, khi đến lúc. Dẫu thế nào cũng cần một băng nhóm có tổ chức vì một mình thì không thể được, không ăn thua, vả chăng tôi có thích giết chóc gì cho cam, ngược lại là đằng khác. Không, cái tôi thích, là làm một anh chàng như Victor Hugo. Ông Hamil bảo rằng người ta làm gì với ngôn từ cũng được mà chẳng chết người, rằng tôi còn nhiều thời gian tôi sẽ thấy. Ông Hamil bảo đó là thứ mạnh nhất. Nếu các bạn muốn biết ý kiến của tôi thì mấy thằng cha người dát đầy vũ khí trở nên như vậy là vì người ta đã không nhìn ra họ khi họ còn con nít và họ mãi mãi là những kẻ không ai biết chẳng ai hay. Quá nhiều trẻ con nên người ta không thấy họ, có những đứa còn buộc phải chết đói để được người ta nhận ra hay tụ tập thành băng đảng để được trông thấy. Madame Rosa bảo tôi có hàng triệu đứa trẻ chết trên thế giới và nhiều đứa còn bị chụp hình. Madame Rosa bảo con cu là kẻ thù của loài người và kẻ tốt duy nhất trong các bác sĩ là Jesus vì ông ta không từ một con cu mà ra. Madame bảo đó là một trường hợp ngoại lệ. Madame Rosa bảo cuộc sống có thể rất tươi đẹp nhưng người ta chưa thật sự tìm thấy nó mà trong khi chờ đợi thì vẫn phải sống. Ông Hamil cũng nói với tôi vô khối điều tốt đẹp về cuộc sống và nhất là về những tấm thảm Ba Tư.

    Khi chạy len lỏi giữa các ô tô để làm cho chúng sợ, vì một thằng bé bị ô tô đâm bẹp, tôi thề với các bạn đấy, không làm ai vui lòng cả, tôi là một thứ đại sự, tôi cảm thấy mình có thể gây cho họ phiền nhiễu mãi không thôi. Tôi chịu nguy cơ bị đâm bẹp ruột không chỉ để làm họ bực bội mà còn gây ép phê ra trò lên họ. Có một anh bạn, Le Claudo theo cách gọi của chúng tôi, đã bị đâm như thế khi chạy chơi như một thằng ngốc và đã được chăm sóc ba tháng ở bệnh viện, trong khi nếu anh mất một chân ở nhà thì bố anh sẽ bắt anh tự đi mà nhặt nọ.

    Đêm đã xuống và madame Rosa có lẽ bắt đầu sợ hãi vì tôi không ở nhà. Tôi ba chân bốn cẳng chạy về vì tôi đã thư giãn mà không có madame Rosa và tôi thấy ăn năn.
     
    teacher.anh thích bài này.
  17. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    TÔI THẤY NGAY LÀ TÌNH TRẠNG của Madame lại tuột dốc khi tôi vắng nhà, nhất là phía trên, ở đầu, chỗ Madame còn yếu hơn cả các chỗ khác. Madame vẫn thường vừa cười vừa bảo tôi cuộc sống không tìm thấy nguồn vui ở Madame và bây giờ điều đó hiện lộ. Madame có cái gì thì cái đó cũng làm Madame đau đớn. Đã một tháng rồi Madame không ra chợ được vì các tầng lầu và Madame bảo nếu tôi cứ biền biệt để thêm lo thêm lắng cho Madame thì Madame chả còn nước non gì mà sống nữa.

    Tôi kể cho Madame điều tôi thấy ở cái phòng người ta quay ngược lại được, nhưng Madame chỉ thở dài và chúng tôi đi nấu một bữa tối nhẹ. Madame biết mình đang băng hoại đi chóng vánh nhưng Madame nấu nướng vẫn còn đậm đà lắm. Điều duy nhất Madame không muốn, vì bất cứ lý do gì trên đời, là bệnh ung thư và ở khoản này Madame gặp may vì đó là thứ duy nhất Madame không mắc phải. Còn lại thì Madame ung đến độ ngay cả tóc Madame cũng thôi không buồn rụng vì cái cơ chế rụng tóc ở Madame cũng đã hỏng mất tiêu. Cuối cùng, tôi chạy đi gọi bác sĩ Katz và bác đến. Bác chưa già lắm nhưng bác không được trèo cầu thang nữa vì nó sẽ leo thẳng một mạch lên tim. Khi ấy có hai ba nhóc ở trọ một tuần, trong đó hai thằng hôm sau sẽ ra đi, còn thằng thứ ba sẽ đến Abidjan nơi mẹ nó rút về làm cho một sex-shop. Sau hai mươi năm ở khu Les Halles, bà đã ăn mừng đợt vận động cuối cùng cách đây hai ngày, và bà bảo madame Rosa rằng sau đó bà xúc động ghê gớm và có cảm tưởng đột nhiên già xọp đi. Chúng tôi giúp bác sĩ Katz leo lên bằng cách đỡ xung quanh bác và bác đuổi chúng tôi ra ngoài để khám cho madame Rosa. Khi chúng tôi trở vào, madame Rosa rất hạnh phúc, Madame không bị ung thư, bác sĩ Katz là một lương y vĩ đại đã hoàn thành tốt công việc của mình. Sau đó, bác nhìn tất cả bọn tôi, nhưng khi tôi nói cả bọn, tức là chỉ những đứa còn lại và tôi biết chả mấy sẽ chỉ còn mỗi mình mình. Có tin đồn Orleans là madame Do Thái bỏ đói chúng tôi. Tôi còn không nhớ cả tên ba đứa có mặt ở đó, trừ đứa con gái tên Edith, có Chúa mới biết vì sao, bởi nó mới chưa đầy bốn tuổi.

    - Ai lớn nhất ở đây?

    Tôi trả lời bác sĩ rằng đó là Momo như mọi khi, vì tôi chưa bao giờ nhỏ tuổi đủ để tránh được những thứ thối tha.

    - Vậy thì Momo, bác sẽ kê đơn và cháu sẽ ra hiệu thuốc.

    Chúng tôi ra ngoài bậc thềm và ở đây bác nhìn tôi theo cách người ta vẫn làm để khiến lòng bạn nhói đau.

    - Nghe này, cậu bé, bà Rosa ốm lắm rồi.

    - Nhưng bác vừa bảo bà không bị ung thư kia mà?

    - Bà ấy không bị cái đấy, nhưng nói thẳng ra tệ lắm, tệ lắm rồi.

    Bác giải thích rằng madame Rosa mang trong mình số bệnh đủ cho nhiều người và cần phải cho Madame đi viện, đến một phòng rộng. Tôi nhớ rất rõ bác nói đến một phòng rộng, như thể cần phải có rất nhiều chỗ cho tất cả các căn bệnh Madame mang trên người, nhưng tôi nghĩ bác nói vậy để mô tả bệnh viện dưới những sắc thái khích lệ. Tôi không hiểu những tên gọi mà bác sĩ Katz liệt kê cho tôi vẻ mãn nguyện, bởi người ta thấy rõ mười mươi là bác đã học được ối điều từ Madame. Điều tối thiểu tôi hiểu được là khi bác bảo madame Rosa bị căng thẳng quá và Madame có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.

    - Nhưng đặc biệt, nếu cháu thích thế hơn, bà ấy bị suy nhược và lẫn cẫn.

    Tôi chả thích cái gì hơn nhưng tranh luận làm gì. Bác giải thích với tôi rằng madame Rosa bị co động mạch, các ống dẫn bít lại và chỗ cần thông thì không thông nữa.

    - Máu và ôxy bà ấy không còn nuôi bộ não đúng cách. Bà ấy sẽ không nghĩ được nữa và sẽ sống như một cây rau. Nó có thể còn kéo dài lâu đấy và đến mức thỉnh thoảng bà ấy còn lóe lên chút sáng suốt nhưng nó không chịu buông tha, nó không chịu buông tha.

    Bác này làm tôi đến buồn cười, với cái cách bác nhắc đi nhắc lại “nó không buông tha, nó không buông tha”, cứ như có cái gì sẽ buông tha không bằng.

    - Nhưng đó không phải bệnh ung thư, đúng không ạ?

    - Hoàn toàn không. Cháu có thể yên tâm.

    Dù sao đó cũng là một tin tốt lành và tôi bắt đầu sụt sùi. Tôi hân hoan tột độ là chúng tôi tránh được thứ tệ nhất. Tôi ngồi xuống cầu thang và rền rĩ như một con bê. Bê không khóc bao giờ mà chỉ do thành ngữ nói thế.

    Bác sĩ Katz ngồi xuống cạnh tôi trên cầu thang và đặt một tay lên vai tôi. Bộ râu làm bác trông giống ông Hamil.

    - Cậu bé, không nên khóc, người già chết đi là lẽ tự nhiên. Cháu vẫn còn cả cuộc sống ở trước mặt.

    Bác ta tìm cách làm tôi sợ hay sao, đồ khốn ấy. Tôi để ý thấy người già thường nói “cậu còn trẻ, cậu có cả cuộc sống ở trước mặt”, với một nụ cười tươi, như thể điều đó làm họ hài lòng vậy.

    Tôi đứng dậy. Dào ôi, thì tôi biết tôi còn cả cuộc sống phía trước nhưng tôi sẽ không làm mình phát ốm vì nó đâu.

    Tôi giúp bác sĩ Katz xuống cầu thang rồi trèo lên rất nhanh để báo tin tốt lành cho madame Rosa.

    - Xong rồi, madame Rosa ơi, bây giờ thì chắc chắn rồi, bà không bị ung thư. Cái này thì bác sĩ đã nói chắc nịch rồi.

    Madame cười toang hoác, vì Madame hầu như không còn răng nữa. Khi madame Rosa cười, Madame đỡ già và đỡ xấu hơn mọi bữa, vì vẫn giữ được một nụ cười trẻ trung giúp Madame nâng cấp diện mạo. Madame có một tấm ảnh mười lăm tuổi hồi trước chiến tranh hủy diệt của người Đức và khi nhìn nó người ta không thể tin được có ngày nó sẽ thành madame Rosa. Từ phía kia cũng vậy, thật khó tưởng tượng madame Rosa ở tuổi mười lăm. Hai người không có mối liên hệ nào. Madame Rosa tuổi mười lăm có một mái tóc hung đỏ xinh đẹp và một nụ cười như có đủ đầy những điều tốt đẹp trước mặt Madame bất kể Madame đi đến chốn nào. Tôi quặn bụng khi nhìn Madame ở tuổi mười lăm và bây giờ, trong tình trạng hiện thời. Cuộc sống đã tệ bạc với Madame chứ còn sao nữa. Thỉnh thoảng tôi ra trước gương và gắng mường tượng mình sẽ thế nào khi bị cuộc sống đối xử bạc bẽo, tôi làm điều đó bằng cách dùng tay kéo xếch môi lên và nhăn nhó mặt mày.

    Tôi đã báo cho madame Rosa tin tốt đẹp nhất đời Madame như thế, rằng Madame không bị ung thư.

    Buổi tối chúng tôi khui chai sâm banh mà ôngN’Da Amédée đã tặng để mừng việc madame Rosa không phải đương đầu với kẻ thù ghê gớm nhất của nhân dân, như ông N‘Da Amédée vẫn gọi vì ông còn muốn làm cả chính trị nữa. Madame đã làm đẹp để uống sâm banh và chính ông N’Da Amédée cũng tỏ vẻ sửng sốt. Sau đó ông đi nhưng trong chai vẫn còn rượu. Tôi rót đầy ly cho madame Rosa, chúng tôi cụng lanh canh, tôi nhắm mắt lại và thấy Madame Do Thái đi giật lùi cho đến khi chỉ còn mười lăm tuổi như trong ảnh và tôi còn hôn Madame trong bộ dạng ấy. Chúng tôi uống cạn sâm banh, tôi ngồi trên chiếc ghế đẩu áp bên Madame và cố tươi mặt để động viên Madame.

    - Madame Rosa, rồi bà sẽ sớm được đi vùng Normandie, ông N’Da Amendée sẽ cho tiền để bà đi.

    Madame Rosa vẫn bảo loài bò là những người hạnh phúc nhất đời và Madame ao ước được đến sống ở vùng Normandie, nơi không khí thật trong lành. Tôi nghĩ chưa bao giờ tôi ao ước làm cớm mạnh mẽ như khi tôi ngồi trên chiếc ghế đẩu và nắm tay Madame, bởi tôi thấy mình ẻo ớt làm sao. Rồi Madame đòi mặc chiếc áo ngủ màu hồng nhưng chúng tôi không tài nào luồn Madame vào trong được vì đó là váy ngủ gái đĩ của Madame và từ mười lăm năm nay Madame đã phổng hẳn lên. Tôi thì tôi nghĩ người ta không tôn trọng các bà đĩ già đúng mực, thay vì truy bức họ khi họ còn trẻ. Tôi ấy à, nếu tôi có khả năng, tôi sẽ chỉ chăm nom các bà điếm già thôi vì các bà trẻ đã có bọn mô ca trong khi các bà già chẳng có ma nào. Tôi sẽ chỉ thu nhận những bà già lão, xấu ọt và không còn tích sự gì, tôi sẽ làm mô ca cho họ, tôi sẽ săn sóc họ và tôi sẽ làm công lý trị vì. Tôi sẽ là thằng mô ca và ông cớm vĩ đại nhất đời và với tôi sẽ không bao giờ còn có ai phải nhìn tháy một gái đĩ già bị bỏ mặc và khóc ròng rã trên một tầng bảy không thang máy nữa.

    - Thế ngoài ra, bác sĩ còn nói gì nữa? Bà sắp chết à?

    - Không hẳn như vậy, không ạ. Madame Rosa, bác ấy không bảo cháu hẳn là bà sẽ chết hơn một điều khác.

    - Thế bà bị những gì?

    - Bác ấy không đếm, bác ấy bảo có đủ thứ.

    - Thế còn chân bà?

    - Bác ấy không nói gì đặc biệt về chân cả, mới cả bà thừa biết là người ta không chết vì đôi chân mà madame Rosa.

    - Thế còn ở tim thì bà làm sao?

    - Bác ấy không lưu ý gì cả.

    - Bác ấy bảo gì về rau cỏ thế?

    Tôi làm bộ ngây thơ.

    - Sao ạ, rau sao ạ?

    - Bà có nghe ông ấy nói gì đó về rau, phải không?

    - Phải ăn rau cho có sức khỏe, madame Rosa ạ, bà vẫn luôn cho bọn cháu ăn rau đấy thôi. Nhiều khi bà còn chỉ cho bọn cháu ăn mỗi rau còn gì.

    Mắt Madame ứ nước và tôi đi lấy giấy vệ sinh để chùi cho Madame.

    - Cháu sẽ ra sao nếu không có bà hả Momo?

    - Cháu sẽ không ra sao cả và rồi cũng chưa tính được.

    - Cháu là một thằng bé xinh xẻo, Momo ạ, và như thế rất nguy hiểm, cần phải cảnh giác. Hãy hứa với bà là cháu sẽ không tự vận động bằng lỗ đít.

    - Cháu hứa với bà.

    - Hãy thề với bà.

    - Cháu thề với bà, madame Rosa, về phần này bà có thể yên tâm.

    - Momo, hãy luôn nhớ rằng lỗ đít là thứ thiêng liêng nhất ở người đàn ông. Đó là chỗ danh dự của anh ta. Đừng bao giờ để ai làm thế với cháu ở đít, ngay cả khi hắn trả hậu hĩ. Ngay cả khi bà chết đi và cháu chỉ còn trơ trọi lỗ đít ở đời, cũng đừng để bị làm như vậy.

    - Cháu biết, madame Rosa ạ, đó là nghề của mấy mẹ bổi. Một gã đàn ông, hắn phải làm mình được nể trọng.

    Cứ như thế, chúng tôi đã ngồi cầm tay nhau một giờ đồng hồ và việc này giúp Madame bớt sợ.
     
    teacher.anh thích bài này.
  18. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    ÔNG HAMIL MUỐN LÊN THĂM madame Rosa khi biết Madame ốm, nhưng với tuổi tám lăm của mình mà không thang máy, ông nằm ngoài vòng pháp luật. Họ quen thân nhau cách đây ba mươi năm khi ông Hamil bán thảm còn madame Rosa bán mình và thật bất công khi chứng kiến họ bị một cái thang máy chia cách, ông muốn chép tặng Madame một bài thơ của Victor Hugo nhưng mắt ông không còn nhìn thấy nữa và tôi phải học thuộc lòng hộ ông. Nó bắt đầu bằng soubhân ad daîm lâ iazoul, điều có nghĩa rằng chỉ mỗi Vĩnh Hằng là không bao giờ kết thúc và tôi trèo ngay lên tầng bảy khi nó còn đọng trong đầu và tôi đã ngâm cho madame Rosa nghe nhưng tôi bị tắc tị hai lần và phải hai lần vượt khổ ải bảy tầng để hỏi ông Hamil những mẩu mà tôi thiếu của Victor Hugo.

    Tôi tự nhủ sẽ có một điều tốt đẹp trọn vẹn nếu ông Hamil lấy madame Rosa vì họ đến tuổi rồi và có thể cùng nhau bại hoại đi, điều luôn luôn khiến ta vui lòng. Tôi đã nói thế với ông Hamil, chúng tôi có thể khênh ông lên tầng bảy trên một chiếc băng ca để ông ngỏ lời với Madame và sau đó chuyển cả hai người về nông thôn và để họ lại trên một cánh đồng cho đến khi họ chết. Tôi đã không nói nguyên xi như thế, vì người ta không kích cầu theo cách đó được, tôi chỉ đá gà đá vịt là sẽ dễ chịu hơn nếu có hai người và có thể trao đổi các nhận xét với nhau. Tôi nói thêm với ông Hamil là ông có thể sống đến một trăm linh bảy tuổi vì cuộc sống quên ông rồi chưa biết chừng, và bởi xưa ông từng một đôi lần bị madame Rosa hớp hồn, đây là lúc nắm lấy cơ hội. Cả hai người đều cần tình yêu và bởi chưng nó không còn có thể được ở tuổi họ nên họ cần hợp sức lại. Tôi còn lôi ra tấm ảnh madame Rosa hồi mười lăm tuổi và ông Hamil đã chiêm ngưỡng Madame qua đôi kính đặc biệt mà ông có để nhìn rõ hơn mọi cặp khác. Ông để tấm ảnh rất xa rồi sát gần và bất chấp tất cả hẳn ông đã nhận thấy điều gì đó vì ông mỉm cười rồi rưng rưng nước mắt, nhưng không hẳn vì khóc mà chủ yếu vì ông là một cụ già. Người già không thể ngừng chảy nước được.

    - Ông có thấy bà ấy đẹp thế nào không, madame Rosa ấy, trước khi mọi việc xảy ra. Ông bà phải lấy nhau thôi. Vâng cháu cũng biết rồi, nhưng ông vẫn có thể xem ảnh để nhớ về bà ấy.

    - Hẳn ta đã lấy bà ấy cách đây năm mươi năm, nếu ta quen bà ấy, Mohammed bé bỏng ạ.

    - Ông bà có khi sẽ ghê sợ nhau sau năm mươi năm ấy chứ. Bây giờ, ông bà thậm chí còn có thể nhìn nhau tốt hơn nhiều, và để ghê sợ nhau thì ông bà không còn thời gian nữa.

    Ông đang ngồi trước tách cà phê, tay đặt trên Cuốn Sách của Victor Hugo và ông có vẻ hạnh phúc bởi đó là một người không thách giá cao.

    - Bé Mohammed ạ, ta không thể kết hôn với một bà Do Thái được, ngay cả khi ta vẫn còn khả năng làm điều tương tự.

    - Bà ấy chẳng còn tí Do Thái hay cái gì khác đâu, ông Hamil ơi, bà ấy chỉ còn đau khắp mình mẩy thôi. Còn chính ông thì già đến nỗi bây giờ thánh Allah là người phải nghĩ đến ông chứ ông không phải nghĩ đến thánh Allah nữa. Ông đã đi thăm Ông ta ở La Mecque rồi còn gì, giờ thì đến lượt Ông ta phải rục rịch chứ. Sao ông bà không lấy quách nhau ở tuổi tám lăm, khi không còn nguy cơ gì nữa?

    - Thế hai chúng ta sẽ làm gì sau khi đã lấy nhau?

    - Ông bà sẽ đau lòng vì nhau, giời ạ. Chả phải vì thế mà thiên hạ lấy nhau đấy thôi.

    - Ta quá già để cưới vợ rồi, ông Hamil đáp, cứ như ông không quá già để làm những thứ khác không bằng.

    Tôi không dám nhìn madame Rosa nữa, vì Madame băng hoại đi vô độ. Những thằng nhóc khác đã được rút đi, và khi một bà mẹ điếm đến để bàn việc ở trọ, bà ta thấy rõ madame Do Thái đang tàn tạ và không muốn gửi con mình lại. Kinh dị nhất, madame Rosa bôi son ngày một đỏ và nhiều khi Madame níu khách bằng mắt và các thể loại khác băng môi như vẫn đang trên đường vận động. Đến đấy thì quá lắm, tôi không muốn chứng kiến. Tôi xuống phố và lê la dưới đó cả ngày, madame Rosa trơ lại một mình ở nhà và không chèo kéo được ai bằng đôi môi đỏ chót và mấy điệu bộ của mình. Thỉnh thoảng, tôi ngồi lại trên vỉa hè và làm thế giới lùi lại như trong phòng lồng tiếng nhưng còn về xa hơn nữa. Người ta từ những cánh cửa bước ra và tôi làm họ quay vào, tôi đứng trên vỉa hè, đẩy xe ô tô lùi ra xa và không ai tiến lại được gần tôi. Hu, tôi đang không ở đỉnh cao phong độ.
     
    teacher.anh thích bài này.
  19. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    MAY THAY, chúng tôi có những người hàng xóm qua đỡ đần. Tôi từng kể các bạn nghe về bà Lola ở tầng năm, cái ông giả gái tiếp khách trong công viên Boulogne, có ô tô nên trước khi ra đó bà thường tạt lên phụ chúng tôi một tay. Bà mới ba mươi lăm tuổi và còn nhiều thành công trước mặt. Bà mang cho chúng tôi nào sô cô la, nào cá hồi xông khói, nào rượu sâm banh vì nó đắt tiền và chính thế mà những người vận động bằng lỗ đít không bao giờ dành dụm được. Hồi đó có tin đồn Orleans là người làm công gốc Bắc Phi mắc bệnh dịch tả và việc đầu tiên bà Lola làm thành lệ là rửa tay. Bà kinh hãi bệnh dịch tả, nó không được vệ sinh và chuộng sự nhơ nhớp. Tôi thì tôi không biết dịch tả nhưng tôi nghĩ nó không đến nỗi kinh như bà Lola nói, đó là một căn bệnh vô can. Nhiều khi tôi còn muốn bảo vệ dịch tả vì ít nhất cũng không phải lỗi của nó nếu nó như thế, nó chưa bao giờ quyết định sẽ là bệnh dịch tả mà mọi việc cứ tự xảy đến với nó.

    Bà Lola lượn xe cả đêm ở công viên Boulogne bà bảo mình là người Senegal duy nhất trong nghề và bà đắt hàng vì cùng lúc sở hữu cả một đôi nhũ hoa nóng bỏng và một con cu. Bà đã nuôi dưỡng đôi gò bồng đảo nhân tạo như nuôi gà. Quá khứ đấm bốc khiến bà sung mãn đến độ có thề cầm một chân bàn nâng bổng lên nhưng người ta không trả công cho bà vì việc đó. Tôi quý bà lắm, đó là một người không giống bất cứ cái gì và không ai so đọ được. Tôi nhanh chóng ngộ ra rằng bà quan tâm tới mình là để có con có cái, mà bà không có được trong nghề của mình vì thiếu điều kiện cần và đủ. Bà đội một bộ tóc vàng giả và có bộ ngực được hâm mộ trong giới các bà các cô và được bà bồi bổ hàng ngày bằng hoóc môn, bà uốn éo người khi vừa đi giày cao gót vừa làm các động tác pê đê để gợi hứng cho khách hàng, nhưng đó quả thực là một người khác hẳn mọi người và ta thấy tin tưởng. Tôi không hiểu sao người ta toàn bị xếp hạng vì lỗ đít và vì sao lại quan trọng hóa nó lên trong khi nó không thể làm hại ai. Tôi có ve vãn bà đôi chút vì chúng tôi cần bà quá. Bà thảy tiền cho chúng tôi, bếp núc cho chúng tôi, nếm náp nước xốt trong lúc làm những bộ tịch nho nhỏ và vẻ mặt vui tươi, với đôi hoa tai và động tác nhún nhảy trên đôi giày cao gót. Bà bảo khi còn trẻ ở Senegal bà ba lần liền hạ gục Kid Govella nhưng bà luôn khổ sở vì mình là đàn ông. Tôi nói với bà “Madame Lola, bà thật chẳng giống bất kỳ ai hay thứ gì”, điều này làm bà khoái lắm, bà đáp “Đúng thế, bé Momo ạ, ta là một tạo vật trong mơ”, và quả đúng thế, bà giống với chú hề màu xanh hay cậu ô Arthur của tôi, những người cũng hoàn toàn dị biệt. “Cháu sẽ thấy, bé Momo ạ, khi cháu lớn lên, rằng những dấu hiệu để được cung kính bề ngoài chả có nghĩa lý gì, như cặp tinh hoàn vốn là cái ngẫu nhiên.” Madame Rosa ngồi trên ghế bành của mình và van vỉ bà hãy ý tứ vì tôi hãy con trẻ con. Không, bà tử tế thật vì bà hoàn toàn ngược đời và không nanh ac. Khi bà chuẩn bị ra ngoài buổi tối, đội tóc giả màu vàng, đi giày cao gót, đeo hoa tai và với khuôn mặt da đen đẹp mang dấu tích của võ sĩ đấm bốc, chiêc áo thun trắng tôn rõ bộ ngực lên, chiếc khăn hồng quấn quanh cổ để che đi cái yết hầu mà người giả gái rất kỳ thị, chiếc váy ngắn xẻ một bên và đôi bít tất đăng ten, trông không thể tin được, thật. Đôi khi bà biến đi đâu một hai ngày ở Saint-Lazare và kiệt sức trở về, trang điểm trễ nải rồi đi nằm và uống một viên thuốc ngủ vì không phải người ta rốt cuộc sẽ quen được với tất cả. Một lần cảnh sát đến nhà bà khám lục ma túy nhưng không đúng thế, các bà bạn đố kỵ đã vu khống bà. Ở đây tôi đang nói với các bạn vè cái thời madame Rosa vẫn còn nói được và còn nguyên cả cái đầu trừ việc thỉnh thoảng Madame im bặt giữa chừng và há hốc miệng nhìn thẳng trước vẻ mặt không biết mình là ai đang ở đâu đang làm gì. Đó là chứng bác sĩ Katz gọi là tình trạng ngây ngô. Ở Madame nó nặng hơn rất nhiều ở người khác và nó đều đặn đè lên Madame nhưng Madame vẫn nấu món cá chép kiểu Do Thái đâu ra đấy. Hàng ngày khi công viên Boulogne chạy việc bà Lola đến hỏi thăm và cho chúng tôi tiền. Trong khu phố bà rất được trọng vọng và những kẻ dám ho he sẽ lĩnh đủ vào mõm.

    Tôi không rõ chúng tôi sẽ ra sao ở tầng bảy nếu không có sáu tầng kia với những người thuê nhà không tìm cách chơi xấu nhau. Họ chưa bao giờ tố cáo madame Rosa với cảnh sát kể cả khi nhà Madame chứa tới mười nhóc con gái đĩ làm lộn tùng phèo trong cầu thang.

    Tầng ba còn có một ông người Pháp cư xử cứ như không phải ở nhà mình. Ông ta cao lớn, khô khan với một cây gậy và sống âm thầm không khiến ai để ý. Ông biết tin madame Rosa đang yếu đi và một hôm ông leo bốn tầng lầu nối giữa hai nhà để đến gõ cửa. Ông vào nhà, chào madame Rosa, thưa bà, tôi xin gửi tới bà tất cả sự trân trọng của tôi, ông ngồi xuống, đặt mũ lên đầu gối, thẳng thớm, đầu vươn thẳng và ông lấy trong túi ra một chiếc phong bì dán tem bên trên có viết đầy đủ tên họ của ông.

    - Tôi là Louis Charmette, đúng như tên viết trên này. Bà có thể đọc ở đây. Đó là một bức thư con gái tôi viết cho tôi, mỗi tháng một lần.

    Ông chìa cho chúng tôi xem lá thư trên đó có viết tên ông, như muốn cho chúng tôi thấy ông vẫn còn môt cái tên.

    - Tôi là nhân viên đường sắt nghỉ hưu, cán bộ hành chính. Tôi được biết bà đau nặng sau hai mươi năm sống cùng trong khu, và tôi muốn tranh thủ dịp này.

    Tôi đã nói với các bạn là madame Rosa, không kể bệnh tật, rất trải đời và việc xảy ra làm Madame toát mồ hôi lạnh. Madame còn đầm đìa mồ hôi hơn khi có điều gì càng ngày Madame càng mù mờ không hiểu, mà đó lại là điều vẫn xảy ra khi người ta già đi và họa vô đơn chí. Vậy nên cái ông người Pháp đã cất công leo bốn tầng gác đến chào Madame đã giáng cho Madame một đòn chí mạng, nó như muốn nói Madame chết đến đít và đấy là sứ giả chính thức. Nhân vật này lại còn ăn mặc đạo mạo, với bộ trang phục đen tuyền, sơ mi, cà vạt chỉnh tề. Tôi không nghĩ madame Rosa muốn sống nhưng muốn chết Madame cũng không nốt, tôi nghĩ không phải cái này cũng chẳng phải cái kia, mà chỉ là Madame đã quen rồi. Tôi thì tôi tin còn nhiều việc đáng làm hơn thế.

    Cái ông Charmette này tỏ ra nhất mực quan trọng và nghiêm trang trong cái dáng ngồi thẳng đuỗn và bất động, và madame Rosa hoảng. Giữa họ có một quãng lặng lê thê và sau đó họ không có gì để nói với nhau. Nếu các bạn muốn biết ý kiến của tôi thì cái ông Charmette này leo lên là bởi ông ta cũng cô độc và muốn tham vấn madame Rosa để liên kết. Đến độ tuổi nào đó người ta ngày càng có ít người người viếng thăm, trừ phi người ta có con cháu và những người này bị luật tự nhiên bó buộc. Tôi cho là cả hai người cùng làm cho nhau sợ và họ nhìn nhau như muốn nói xin ông nói trước đi không xin bà nói trước đi. Ông Charmette già hơn madame Rosa nhưng trông ông khô hơn, còn bà Do Thái tứ phía dồi dào nên bệnh tật có chỗ rộng rãi hơn nhiều. Mà nói chung với một bà già vốn từng phải là người Do Thái nhiều thế thì mọi thứ khắc nghiệt hơn so với một ông nhân viên Liên đoàn đường sắt quốc gia Pháp.

    Madame ngồi trên ghế bành của mình, tay cầm chiếc quạt giữ lại từ thời xưa, thời người ta còn tặng Madame những món quà dành cho phái yếu, bị choáng mạnh đến nỗi không biết phải nói gì. Ông Charmette nhìn Madame, ngay đơ với chiếc mũ trên đầu gối như thể ông đến đón Madame đi, còn madame Do Thái đầu rung bần bật và mướt mồ hôi vì sợ. Dẫu sao cũng buồn cười khi tưởng tượng cái chết có thể vào nhà và ngồi xuống, đặt mũ lên đầu gối và nhìn thẳng vào mắt bạn như muốn nói đã đến giờ rồi. Tôi thì tôi thừa sức thấy rằng đó chỉ là một ông Pháp thiếu đồng hương và túm ngay cơ hội đánh tín hiệu về sự hiện diện của mình khi tin đồn madame Do Thái sẽ không xuống đất nữa đã lan khắp công luận đến tận hiệu tạp hóa Tunisie của ông Keibali nơi tất cả mọi tin tức đều về tụ hội.

    Ông Charmette này có khuôn mặt rợp già, nhất là xung quanh hai con mắt, những kẻ đầu tiên cứ trũng cả xuống và sống vò võ trong quận lỵ của mình với dấu hiệu của tại sao, quyền nào, cái gì xảy đến với tôi. Tôi nhớ rõ như in về ông, tôi nhớ ông ngồi thang ra sao trước mặt madame Rosa trên tấm lưng mà ông không còn cúi xuống được nữa vì bệnh thấp khớp càng già càng nặng, đặc biệt khi đêm về mát lạnh, điều thường xuyên xảy ra những lúc trái mùa. Ở quầy đồ khô ông nghe phong thanh madame Rosa sẽ không còn trụ lại được bao lâu nữa và Madame bị xâm hại ở các cơ quan chính yếu giờ không còn tí công ích nào, và hẳn ông tin rằng một người như vậy có thể hiểu ông hơn những người vẫn còn nguyên xi lành lặn, và ông đã leo lên. Madame Do Thái thì hoảng loạn, đó là lần đầu tiên Madame đón tiếp một ông Pháp Công giáo ngồi ngay đơ trực diện. Họ còn im lặng thêm nữa, thêm nữa, rồi ông Charmette mở đôi lời, và ông bắt đầu nói một cách trang trọng với madame Rosa về tất cả những gì ông đã làm trong đời cho ngành đường sắt của Pháp, như thế dẫu sao cũng là quá nhiều với một madame Do Thái già đang ở vào tình trạng tiến triển rất xa và vì vậy Madame đi từ sửng sốt này đến ngạc nhiên khác. Họ sợ, cả hai người, vì không phải lúc nào tự nhiên cũng tiến hành mọi việc một cách tốt đẹp. Tự nhiên, nó làm loạn xì ngầu và nhắm tứ tung, ngay cả mình làm gì nó còn không biết, khi là lá hoa chim chóc khi là một madame Do Thái già ở tầng bảy và không còn khả năng đi xuống nữa. Cái ông Charmette này khiến tôi mủi lòng vì rõ mồn một là ông ta cũng rứa, không còn gì chẳng còn ai, dù vẫn có bảo hiểm xã hội. Tôi thì tôi thấy thứ thiếu thốn chính là những mặt hàng thiết yếu.

    Đâu phải lỗi của người già nếu họ toàn bị tấn công vào lúc cùng buổi tận và tôi không nồng nhiệt gì với các quy luật của tự nhiên.

    Người ta cũng có cảm giác gì đó khi nghe ông Charmette nói về các đoàn tàu, các nhà ga và giờ xuất phát, như thể ông còn hy vọng có thể thoát ra bằng cách bắt đúng chuyến tàu vào giờ hoàng đạo và tìm được chỗ đổi tàu, trong khi ông biết tỏng mình đã đến nơi và chỉ còn việc xuống tàu nữa mà thôi.

    Họ tiếp tục như vậy hồi lâu và tôi thấy lo cho madame Rosa, tôi thấy rõ Madame bấn loạn hoàn toàn bởi một cuộc viếng thăm quan trọng dường kia, giống như người ta đến dâng lên Madame những niềm vinh hạnh cuối cùng.

    Tôi mở mời ông Charmette hộp sô cô la bà Lola cho chúng tôi, nhưng ông không đụng đến vì ông có các cơ quan bắt ông phải kiêng của ngọt. Cuối cùng ông xuống lại tầng ba và cuộc viếng thăm của ông đã không dàn xếp được tí gì, madame Rosa thấy mọi người càng ngày càng tử tế với mình và đó chưa bao giờ là một điềm lành.
     
    teacher.anh thích bài này.
  20. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    MADAME ROSA ĐỘ NÀY CÓ những đợt di trú ngày càng dài và nhiều khi ngồi thừ ra hàng giờ. Tôi nhớ tới tấm biển ông thợ giày Reza treo lên báo trường hợp ông vắng mặt thì cần đi tìm hàng khác, nhưng tôi chẳng bao giờ biết mình có thể tìm ai, vì ngay giữa La Mecque còn có người dính phải dịch tả. Tôi ngồi xuống chiếc ghế đẩu cạnh Madame, nắm tay Madame và đợi Madame trở về.

    Bà Lola hết lòng giúp chúng tôi. Đi làm ở công viên Boulogne về, bà lử đử vì những nỗ lực bỏ ra cho hoạt động chuyên môn và đôi lúc ngủ không trở mình đến tận năm giờ chiều. Buổi tối bà lên phụ chúng tôi một tay. Thảng hoặc chúng tôi vẫn còn người đến ở trọ nhưng không đủ sống và bà Lola bảo nghề làm đĩ đang lụn bại dần do cạnh tranh rẻ rúng. Cảnh sát không ra đòn với gái điếm đã xếp xó mà cứ nhắm vào những người còn đáng đồng tiền bát gạo. Đã từng xảy ra một vụ tống tiền, một mô ca vốn chỉ là thằng dẫn gái vớ vẩn dọa tố con một bà điếm lên An sinh Xã hội để truất quyền phụ mẫu của bà nếu bà không chịu đi Dakar, và chúng tôi đã trông đứa bé trong mười ngày – nó tên Jules, thật đúng là trên cả mức cho phép – trước khi mọi việc được dàn xếp êm thấm vì có ông N’Da Amédée ra tay. Bà Lola làm việc nhà và giúp madame Rosa đảm bảo vệ sinh thân thể. Tôi sẽ không tung hô bà Lola nhưng tôi chưa thấy ông Senegal nào làm mẹ tốt bằng bà, tiếc nỗi tự nhiên lại không chịu. Bà là nạn nhân của bất công và ở đây rõ ràng ta mất đi một số đứa trẻ hạnh phúc. Đến cả quyền nhận con nuôi bà cũng không có vì người giả gái dị biệt quá mà điều này người ta đố bao giờ bỏ qua cho bạn. Bà Lola bởi lẽ ấy đôi khi cứ ủ rũ như gà phải trời mưa.

    Tôi có thể nói với các bạn rằng cả tòa nhà đã phản ứng tích cực trước tin cái chết của madame Rosa, điều sẽ xảy đến vào thời điểm thích hợp, lúc nào mọi cơ quan của Madame đồng lòng hợp sức trên tinh thần đó. Có bốn anh em nhà Zaoum làm nhân viên chuyển nhà, đó là những người sức dài vai rộng nhất khu phố, chuyên trách đàn piano, giường tủ và tôi nhìn họ với lòng ngưỡng mộ túc trực bởi tôi cũng muốn được làm bốn người như họ. Họ đến bảo chúng tôi cứ đánh tiếng nếu cần đưa madame Rosa lên xuống mỗi khi Madame thèm ra ngoài dạo vài bước. Chủ nhật là ngày không ai chuyển nhà, họ khênh và đưa Madame xuống như một chiếc dương cầm, họ xếp Madame vào xe rồi chở Madame ra sông Marne cho Madame được hít thở bầu không khí trong trẻo. Hôm đó, Madame đầu óc lành lặn và thậm chí còn bắt đầu lên kế hoạch tương lai vì không muốn bị chôn cất theo nghi lễ tôn giáo. Ban đầu tôi tưởng bà Do Thái nhà ta sợ Thượng đế và hòng mong thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Ngài khi được chôn phi tôn giáo. Hóa ra sai tóe loe. Madame có sợ gì Thượng đế đâu, mà bảo giờ khí trễ rồi, mọi chuyện đã an bài và Ngài khỏi phải đến xin Madame mở lượng hải hà nữa. Tôi cho là khi đầu óc chạy tốt madame Rosa muốn chết hẳn chứ không theo kiểu sau đó vẫn còn đường phải đi.

    Trên đường về, mấy anh em Zaoum cho Madame đáo qua khu Les Halles với những phố Saint-Denis, Fourcy, Blondel, La Truanderie và Madame trở nên bồi hồi, nhất là khi trông thấy ở phố Provence cái khách sạn nhỏ thời trẻ mình ngày ngày thừa sức tung tăng lên xuống cầu thang cả bốn chục bận. Madame bảo chúng tôi Madame vui được gặp lại những vỉa hè góc phố mình từng đứng vận động, Madame cảm thấy đã hoàn tất đâu ra đấy bản hợp đồng của mình. Madame mỉm cười và tôi nhận thấy nó đã lên tinh thần cho Madame. Madame lại kể về thời tốt đẹp xa xưa, bảo đó là quãng hạnh phúc nhất đời mình. Khi lui về ở tuổi quá ngũ tuần, Madame vẫn còn khách quen nhưng thấy tuổi mình không đảm bảo yếu tố thẩm mỹ nên quyết định đổi nghề. Chúng tôi dừng chân uống nước ở phố Frochot và madame Rosa ăn một cái bánh ga tô. Sau đó chúng tôi về nhà và mấy anh em Zaoum đưa Madame lên gác bảy như một bông hoa và cuộc dạo chơi làm Madame nức lòng đến mức trong Madame như trẻ ra đến mấy tháng.

    Ở nhà có Moïse về thăm chúng tôi đang ngồi trước cửa. Tôi chào nó rồi để nó lại cùng một madame Rosa đang sung sức. Tôi xuống quán cà phê dưới nhà tìm anh bạn đã hứa cho tôi một chiếc áo khoác da xuất xứ từ một cửa hàng quân phục Mỹ xịn chứ không phải của giả, nhưng anh ta không có đấy. Tôi ngồi lại một lúc với ông Hamil, ông có vẻ khỏe khoắn, ông ngồi bên tách cà phê đã uống cạn và bình thản mỉm cười với bức tường trước mặt.

    - Ông Hamil, ông khỏe chứ ạ?

    - Chào bé Victor, được nghe giọng cháu ta vui lắm.

    - Ta sẽ sớm tìm ra các loại kính dành cho tất cả mọi người, ông Hamil ạ, ông sẽ lại nhìn rõ.

    - Cần tin tưởng vào Thượng đế.

    - Rồi một ngày kia sẽ có những cặp kính tuyệt vời chưa từng thấy và người ta thật sự có thể nhìn rất rõ, ông Hamil ạ.

    - Nếu vậy thì, cháu Victor của ta, hãy tôn vinh Thượng đế, vì chính Người đã cho ta sống lâu thế này.

    - Ông Hamil, cháu không phải Victor. Cháu là Mohammed. Người bạn kia cùa ông mới là Victor.

    Ông tỏ vẻ sửng sốt.

    - Ừ nhỉ, bé Mohammed... Tawa kkaltou'ala al Hayy elladri là iamoût... Ta đặt niềm tin nơi Người Sống không từ giã cõi đời... Thế ta đã gọi cháu thế nào hả bé Victor?

    Rõ khỉ.

    - Ông đã gọi cháu là Victor.

    - Sao ta lại như vậy được nhỉ? Xin lỗi cháu nhé.

    - Ồ, không sao, không sao hết, tên này hay tên kia cũng vậy thôi, không sao đâu ạ. Từ hôm qua tới giờ ông thế nào?

    Ông có vẻ lăn tăn. Tôi thấy ông căng sức nhớ lại, nhưng các ngày của ông giống nhau từng giây từng phút kể từ khi ông không còn sống để bán thảm chí sáng tận tối nữa, thế nên trong đầu ông là một màu trắng tinh khôi, ông vẫn để tay phải trên Cuốn Sách nhỏ cũ sờn mà Victor Hugo đã viết và Cuốn Sách hẳn đã quen cảm nhận bàn tay vịn vào nó, như ở người già khi ta giúp họ qua đường.

    - Từ hôm qua đến giờ, cháu hỏi ta vậy phải không nhỉ?

    - Hôm qua hay hôm nay đều không sao cả, chỉ là thời gian qua đi thôi ông Hamil ạ.

    - Thế thì, hôm nay, ta ngồi ở đây cả ngày, bé Victor của ta ạ...

    Tôi nhìn Cuốn Sách, nhưng không có gì để nói, họ ở bên nhau hàng năm nay rồi.

    - Một ngày kia cháu cũng sẽ viết một cuốn sách, ông Hamil ạ. với đủ thứ trong đấy. Thế ngoài ra ông Victor Hugo còn viết cái gì hay ho nữa ạ?

    Ồng Hamil nhìn xa xăm và mỉm cười. Tay ông khẽ động đậy trên Cuốn Sách như ve vuốt nó. Các ngón tay lậy bậy.

    - ... Đừng đặt cho ta nhiều câu hỏi quá, bé...

    - Mohammed.

    - Đừng hỏi ta nhiều quá, hôm nay ta hơi mệt.

    Tôi cầm lấy Cuốn Sách, ông Hamil cảm nhận được điều đó và trở nền bồn chồn. Tôi ngó nhan đề rồi trả nó lại cho ông. Tôi cầm tay ông đặt lên trên.

    - Đây, ông Hamil, nó đây, ông có thể cảm nhận thấy nó.

    Tôi nhìn các ngón tay ông rờ roạng Cuốn Sách.

    - Cháu không giống nhứng đứa trẻ khác, bé Victor của ta ạ. Ta vẫn biết thế.

    - Một ngày kia cháu cũng sẽ viết những kẻ khốn nạn, ông Hamil ạ. Lát nữa có ai đưa ông về nhà không?

    - Inch’Allah. Chắc sẽ có ai đó, vì ta tin vào Thượng đế, bé Victor của ta ạ.

    Tôi phát chán vì ông chỉ chăm chăm nghĩ đến kẻ nọ.

    - Ông kể cháu nghe điều gì đi ông Hamil. Ông hãy kể cho cháu cuộc trường chinh đến Nice của ông đi, khi ông mười lăm tuổi ấy.

    Ông lặng thinh.

    - Ta ấy à? Ta đã có một cuộc trường chinh đến Nice ư?

    - Khi ông còn trẻ như măng ấy.

    - Ta không nhớ. Ta không còn nhớ chút gì nữa.

    - Thế thì để cháu kể ông nghe nhé. Nice là một ốc đảo bên bờ biển, có rừng mimosa, có những cây cọ và những ông hoàng người Nga người Anh đánh nhau bằng hoa. có nhứng chú hề nhảy múa tung tăng trên phố, có giấy màu từ trên trời rơi xuống và không bỏ sót một ai. Một ngày nào đó cháu sẽ đi Nice, cháu cũng thế, khi nào cháu trẻ.

    - Sao cơ, khi nào cháu trẻ? cháu đã già rồi sao? Cháu mấy tuổi rồi, cháu bé của ta? Cháu đúng là bé Mohammed, phải không nhỉ?

    - À, điều ấy thì chăng ai biết gì, tuổi cháu cũng thế nốt. Cháu không được đề ngày. Madame Rosa bảo cháu sẽ không bao giờ có tuổi cho mình vì cháu khác biệt và cháu sẽ không bao giờ làm điều gì khác ngoài nó, khác biệt. Ông có nhớ madame Rosa không? Bà sắp chết rồi.

    Thế nhưng ông Hamil lại lạc lối ở bên trong bởi cuộc đời bắt người ta sống mà không đoái hoài đến điều xảy ra với họ. Ở tòa nhà đối diện có một bà là bà Halaoui sang đón ông trước giờ đóng cửa và dìu ông về giường vì bản thân bà cũng đơn chiếc. Tôi còn không rõ họ quen nhau và hay chỉ muốn tránh phải ở một mình. Bà có một quầy bán lạc ở chợ Barbès, như bố bà hồi còn sống. Vậy nên tôi bảo:

    - Ông Hamil ơi ông Hamil! như thế này, để

    (P/s: đến đây là hết phần mình làm dang dở (trang 145 của sách thì phải), sẽ còn rất lâu lâu... nữa mình mới làm tiếp cuốn này, (dù mình siêu thích nó), bạn nào đọc đến đây muốn làm tiếp thì mình sẽ lọc cọc đi chụp rồi ocr cho, sorry vì đoạn p/s này. (#_<-))
     
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này