Phật Giáo Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa HT. Thích Minh Châu dịch

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi andanhtoi, 3/9/15.

Moderators: mopie
  1. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa HT. Thích Minh Châu dịch

    [​IMG]

    Nguyên tác: Nalinaksha Dutt
    Dịch giả: HT. Thích Minh Châu
    Nhà xuất bản: NXB Tôn giáo
    Số trang: 340
    Hình thức bìa: Bìa cứng
    Ngày xuất bản: 1999
    Trọng lượng : 550 g


    Lời dịch giả
    Chương 1: Khái niệm lịch sử của thời đại chuyển tiếp từ Tiểu thừa qua Đại thừa
    Chương 2: Nhận xét tổng quát về sự liên hệ giữa Tiểu thừa và Đại thừa
    Chương 3: So sánh giữa giáo lý Tiểu thừa và giáo lý Đại thừa
    Chương 4: Những giai đoạn trên con đường tiến triển tâm linh
    Chương 5: Phụ lục: Vấn đề các tập Prajnàpàramità (Bát nhã Ba-la-mật)

    Lời dịch giả
    Tôi dịch tập "Aspects of Mahàyana Buddhism and its relation to Hìnayàna Buddhism" với mục đích rất khiêm tốn là giúp tài liệu học tập cho sinh viên Phật khoa Vạn Hạnh. Vừa dạy, vừa dịch, kéo dài trong một thời gian hơn một năm. Vừa dịch vừa in, nhiều khi bị chức vụ đa đoan của Viện Trưởng làm gián đoạn, đến khi gần xong, xem lại, tôi muốn bản dịch và bản in đó phải dịch lại và in lại cho hoàn hảo hơn. Nhưng vì Viện nghèo, tiếc tiền tiếc công nên tôi phải cho in cho xong và cho xuất bản với một vài lời cáo lỗi.

    Tôi cáo lỗi vì dịch không được trọn vẹn. Phần bị chú rất quan hệ trong tập sách này, tôi chỉ dịch một phần nhỏ, vì sinh viên Phật khoa chưa cần đến, và nếu có dịch cũng in không được vì quá nhiều chữ Sanskrit và Pàli. Các vị nào có cần khảo cứu đầy đủ, xin mời đến thư viện Vạn Hạnh xem. Tôi bỏ chương chót về giới luật Ðại thừa, không dịch, vì nghĩ ở Việt Nam giới luật Ðại thừa khá phổ thông và cũng dễ tìm hiểu.

    Lời cáo lỗi thứ hai là không cho in bị chú dưới mỗi trang sách mà cho in sau mỗi chương, và in không dùng chữ xiên lại in một thứ chữ với các trang chính. Do vậy các độc giả khó phân biệt phần nào là bị chú, phần nào là trang chính. Lỗi lớn vì tại nhà in thiếu chữ, nhất là chữ Sanskrit và Pàli. Mong các độc giả chịu khó phân biệt.

    Lời cáo lỗi thứ ba là cáo lỗi với tác giả mà tôi quen biết rất nhiều khi ở Ấn Ðộ, vì bản dịch này không phản ảnh trung thực giá trị của tác phẩm. Tác giả không những uyên thâm về Sanskrit và Pàli, lại được hướng dẫn bởi những nhà học giả trứ danh Pháp, nên trình bày tập sách rất khoa học và khúc chiết, và tài liệu vừa dồi dào vừa chính xác, thật là một công trình khảo cứu hy hữu.

    Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và Phật giáo Ðại thừa. Tiến trình này của tư tưởng Phật giáo là một tiến trình liên tục, không có gián đoạn, tuần tự nhi tiến chứ không có đột ngột. Tác giả đã thật sự thành công khi trình bày tiến trình các qua điểm về các vấn đề Ba thân, Niết bàn, Tứ đế, các vị trí tu chứng, ngang qua các phái Thượng tọa bộ, Nhất thế hữu bộ, Ðại thừa giáo khi mới hưng khởi, các nhà Duy thức và các vị Hậu Ðại thừa. Ðoạn truy nguyên các tác phẩm Bát nhã Ba-la-mật, truy nguyên nguồn gốc và địa điểm phát khởi Ðại thừa giáo đáng được chúng ta đặc biệt chú ý, vì tài liệu thật chính xác và khá phong phú. Tác giả đã nối liền lại hai giòng tư tưởng Tiểu thừa và Ðại thừa, và giúp chúng ta tìm được sự liên tục giữa hai giòng tư tưởng nhiều khi mâu thuẫn và chống đối.

    Ðọc kỹ tiến trình tư tưởng Phật giáo, chúng ta sẽ thấy các luận sư không vị nào là không muốn diễn đạt cho thật sự trung thành giáo nghĩa nguyên thủy của đức Từ Phụ. Dầu cho sự diễn đạt đặt dưới nhiều quan điểm và khía cạnh sai khác, lồng vào những bối cảnh có thể nói là mâu thuẫn, nhưng chúng ta vẫn nhận thấy những sóng ngầm đồng nhất, thật sự nguyên thủy trong sự cố gắng trung thành của các nhà luận sư. Cho nên quan điểm của một số học giả Pàli cho rằng những gì ngoài ba Tạng Pàli là ngụy tạo, vừa nguy hiểm, vừa nông nổi nếu không phải là lạc hậu. Nguy hiểm vì tự mình phủ nhận những cố gắng trung thành với đạo Phật nguyên thủy của các nhà luận sư, như chúng ta đã thấy quá rõ ràng trong tập sách này. Nguy hiểm hơn nữa là chúng ta phủ nhận luôn những tinh hoa đạo Phật nguyên thủy do chính các nhà luận sư khai thác và diễn đạt. Nông nổi và lạc hậu, vì ngày nay các nhà học giả Phật giáo phần lớn đều chấp nhận một số tư tưởng Ðại thừa là những tư tưởng của đạo Phật nguyên thủy và xác nhận chính trong tam tạng Pàli, được kiết tập trong một thời gian một vài thế kỷ, lẽ dĩ nhiên phải có những đoạn phi nguyên thủy xen kẽ vào. Nếu có nhà học giả nào chịu khó so sánh bốn tập A Hàm (Trung Hoa) với các tập Pàli Nikàya tương đương, các vị ấy sẽ thấy có nhiều đoạn văn A Hàm Trung Hoa lại nguyên thủy hơn các đoạn văn Pàli.

    Thái độ của một số Phật tử Ðại thừa ngược lại xem những gì Tiểu thừa là thiển cận, nhỏ hẹp, không đáng học hỏi cũng là một thái độ nguy hiểm, nông nổi, nếu không phải là ngây thơ, phản trí thức. Nguy hiểm vì tự nhiên phủ nhận ba tạng Pàli, bốn bộ A Hàm và các luật tạng, những tinh hoa tốt đẹp nhất và nguyên thủy nhất của lời Phật dạy. Và làm vậy chúng ta mắc mưu các nhà Bà-la-môn giáo đã khôn khéo loại bỏ ra ngoài Phật giáo những tinh ba của lời Phật dạy, bằng cách gán cho danh từ "Tiểu thừa". Nông nổi và ngây thơ, vì thật sự danh từ Tiểu thừa và Ðại thừa không được tìm trong ba tạng Pàli và bốn bộ A Hàm và chỉ là những danh từ được tạo ra về sau. Hơn nữa, tìm hiểu quá trình lịch sử tư tưởng Phật giáo, chúng ta chỉ có thể hiểu được tư tưởng Ðại thừa sau khi chúng ta tìm hiểu được tư tưởng nguyên thủy. Loại bỏ tư tưởng nguyên thủy để tìm hiểu tư tưởng Ðại thừa cũng như thả mồi bắt bóng, và bắt bóng ở đây là bắt bóng tà ma ngoại đạo, mới thật sự nguy hiểm hơn. Các nhà gọi là Ðại thừa cần phải xác nhận một sự thật lịch sử, là các nước Tiểu thừa chống giữ sự xâm nhập của ngoại đạo tà giáo kiên trì và hữu hiệu hơn các nước Ðại thừa. Lý do chính là tư tưởng Ðại thừa và tà giáo ngoại đạo nhiều khi cách xa chỉ có gang tấc, và nhiều nhà tự cho là Ðại thừa lại sẵn sàng bước qua biên giới ấy.

    Ngày nay, với sự tiến triển của khoa Phật học và ngôn ngữ học, các sinh viên Phật khoa cũng như những ai muốn thật sự tìm hiểu thế nào là nguyên thủy Phật giáo, cần phải có một căn bản Phật học toàn diện các học phái, kể cả Nguyên thủy, Tiểu thừa và Ðại thừa, cũng như cần phải hiểu biết các cổ ngữ Sanskrit, Pàli, Tây Tạng ngữ, Hán ngữ, nếu không muốn nói đến các sinh ngữ Anh, Pháp, Ðức, Nhật, v.v...

    Cho dịch tập sách này, tôi chỉ mong các sinh viên Phật khoa Ðại học Vạn Hạnh cũng như những nhà học giả đạo Phật ý thức được sự quan trọng của một cái nhìn toàn diện lịch sử tư tưởng Phật giáo, một thái độ nghiên cứu đạo Phật, vô tư và khách quan, đánh giá đúng giá trị các tài liệu tham khảo cũng như ý thức được sự cần thiết trang bị cho chính mình những dụng cụ ngôn ngữ để tìm hiểu đạo Phật.

    Vạn Hạnh, ngày mùng 3 tháng 2 năm 1971
    Tỳ-Kheo Thích Minh Châu dịch
    Viện Trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/9/15
    Hasu Chan, haist, An05 and 24 others like this.
  2. mon_94

    mon_94 Lớp 4

    Mình nghĩ không có mối liên hệ nào là đáng kể giữa Đại thừa và Tiểu thừa (có chăng là tên gọi). Việc nghiên cứu nhiều về vấn đề này đem lại cho bạn sự mịt mù, rối loạn khi tim hiểu về đạo Phật.
     
    Last edited by a moderator: 6/9/15
  3. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Ý bạn là Đại thừa và Tiểu thừa khác nhau?
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/11/15
  4. mon_94

    mon_94 Lớp 4

    Sông nào cũng chảy về biển. Vậy có cần thiết biết nó bắt nguồn từ sông nào không? Câu trả lời tùy vào mỗi người ;)
     
  5. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Mình thực sự nghiêm túc! Mình muốn biết chính xác ý của cậu?
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/11/15
    mon_94 and tducchau like this.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Cám ơn các bạn!
    Vui lòng ngừng 'tham' và 'luận' tại đây! Xin cám ơn!

    @andanhtoi! Quyển này đã có ebook! (Theo các khuôn dạng (.pdf, .mobi, .epub)... thì sẽ không cần thiết phải post bài thêm bản text ở Tủ sách e-book... Nên mình sẽ xóa các bài post 'dư' nha!

    Thân mến! @tducchau _ Thích Đức Châu (tdc).
     
    mon_94 and andanhtoi like this.
  7. mon_94

    mon_94 Lớp 4

    @tducchau Cho đệ hỏi chút! "Tham" ở đây có nghĩa là gì vậy? Do đóng topic nên ngừng bình luận hay là không được bình luận vậy Mod. Đệ mới tham gia, có đọc nội quy nhưng chưa rõ lắm mong Mod chỉ bảo thêm :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/9/15
    tducchau and thomas like this.
  8. thomas

    thomas Lớp 8

    Hình như là không được bình luận đó bạn. :)

    Cho mình hỏi, nếu muốn tìm hiểu về triết lý Phật giáo, mình nên bắt đầu từ đâu vậy?
     
    tducchau thích bài này.
  9. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là kinh điển của mọi kinh điển trong Phật giáo bởi vì Kinh Nikàya ghi lại những lời dạy nguyên thủy hoặc gần nguyên thủy nhất của chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

    Giới thiệu Trung Bộ Kinh
    Hòa thượng Thích Minh Châu

    1. Lời Nói Đầu
    (trong bản in lần thứ nhất năm 1973)

    Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập : tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.

    Sau khi dịch xong Kinh Trường Bộ (Digha Nikàya), Vu Lan 2516 (23-8-1972), tôi dịch tiếp Kinh Trung Bộ.

    Tôi dựa theo nguyên bản Pàli của Hội Pàli Text Society để phiên dịch và dùng ba bản dịch làm tài liệu. Tài liệu thứ nhất là những ghi chú bằng tiếng Anh và chữ Hán, tôi đã tự mình ghi vào bản Pàli, từng chữ, từng hàng, từng trang một, khi tôi theo học bản Pàli này, từ năm 1952 đến năm 1955 tại Hội Dharmaduta Vidhyalaya ở Colombo, Tích Lan, do Ngài Pannananda diễn giảng. Bản tài liệu thứ hai là bản dịch "The Middle Length Sayings" của Cô L. B. Horner, hội Pàli Text Society, một công trình dịch thuật rất chu toàn; và bản thứ ba là bản dịch ra tiếng Nhật của bộ Nam truyền Đại Tạng Kinh. Thỉnh thoảng tôi tham khảo các bản kinh Hán Tạng tương đương nếu thấy cần thiết.

    Vấn đề tìm được Hán tự tương đương với chữ Pàli, thật là một vấn đề nan giải. Như biết Pancak Khandha là năm uẩn, Rùpa là Sắc, Vedanà là Thọ, Sannà là Tưởng, Sankhàrà là Hành và Vinnàna là Thức, thời dịch vừa gọn, vừa nhanh. Nhưng nếu gặp những danh từ chưa có chữ Hán tương đương là cả một vấn đề thật khó khăn và nan giải.

    Các bài Kinh chữ Hán tương đương trong bộ Trung A Hàm không giúp đỡ được nhiều. Ngài Sanghadeva (Tăng Già Đề Bà) dịch Trung A Hàm vào năm 398 sau kỷ nguyên, nên nhiều danh từ Ngài dùng không được các dịch giả về sau như Ngài Huyền Trang chấp nhận. Như Vedana, Ngài Sanghadeva dịch là Giác, về sau dịch là Thọ; Savitakka, Savicara, Ngài dịch là Hữu giác, Hữu quán, về sau dịch là Hữu tầm, Hữu tứ; Phassa Ngài dịch là Cánh Lạc, về sau dịch là Xúc. Cho nên, bản Hán Tạng nhiều khi tối nghĩa và dễ phát sinh hiểu lầm, nếu chúng ta không có bản Pàli tương đương.

    Chúng tôi dịch Kinh Pàli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, từ mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến để nhờ người thấy hộ, Đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải Đạo của người nhắm mắt; Đạo của người thấy, của người biết (Passato Jànato), không phải là Đạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.

    Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của Đức Phật, và vì trách nhiệm ấy chúng tôi đã cố gắng phiên dịch Kinh Tạng Pàli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chính chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của Đức Bổn sư chúng ta.

    Tỷ kheo Thích Minh Châu
    Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1973

    2. Lời Giới Thiệu
    (trong bản in năm 1986)

    Chúng tôi cho in lần thứ hai Kinh Trung Bộ Tập I, II, và III, với những mục đích chính như sau :

    Chúng tôi in Kinh Trung Bộ từ năm 1973 đến năm 1975, được phiên dịch trong khoảng 1970 đến 1975 nên bản dịch có nhiều thiếu sót. Trước hết một số danh từ như Adassan trước dịch là "không hiểu rõ", nay dịch lại là "không được thấy"; Sanjànàti trước dịch là "chấp nhận", nay dịch là "tưởng tri"; Parijànàti trước dịch là "hiểu rõ", nay dịch là "liễu tri"; Abhijànàti, trước dịch là "biết rõ", nay dịch lại là "thắng tri"; Pajànàti, trước dịch là "hiểu rõ", nay dịch lại là "Tuệ tri".

    Một danh từ nữa cũng hay dùng sai, có thể gây hiểu lầm như chữ Kàmaguna, Hán dịch là "Dục công đức", mà công đức thường có nghĩa tốt lành, trong khi nghĩa chữ guna là làm "tăng trưởng lòng dục". Nên chúng tôi dịch là "Dục tăng trưởng". Danh từ dịch sai khá nhiều, nên bản in lần này dịch lại cho đúng hơn. Một sự cố gắng nữa của chúng tôi là Việt hóa một số danh từ để gần với bản sắc dân tộc hơn. Như trước dịch Trung Bộ Kinh, nay sửa lại Kinh Trung Bộ. Trước dịch kinh "Nhứt thiết lậu học", nay sửa lại kinh "Tất cả lậu hoặc". Trước dịch kinh "Bố dụ" nay đổi lại kinh "Ví dụ tấm vải". Trước dịch là "Ngưu giác lâm tiểu kinh" nay dịch lại "Tiểu kinh Rừng sừng bò".

    Còn đối với danh từ Pàli về tên người, tên địa danh, chúng tôi chưa tìm ra được một công thức thích hợp, nên nay chúng tôi thả lỏng vấn đề này. Ví dụ, chữ Sàvatthi, chữ Hán là Xá Vệ, dịch âm phải là Xa-vat-thi, chúng tôi chưa theo lối dịch âm được, vì cách đọc chữ Pàli có nhiều điểm giống như tiếng Việt, nên nhiều khi chúng tôi giữ tiếng Pàli. Chữ Sàriputta, theo hán dịch là Xá-lợi-Phất, theo dịch âm phải là Xa-ri-put-ta, nhưng chúng tôi vẫn giữ Sàriputta. Còn theo Hán dịch thời quá xa với nguyên bản Pàli hay Sanskrit, chỉ ai quen với chữ Hán Tạng thời đọc và hiểu được. Đây chưa nói đến một số danh từ thuật ngữ chuyên môn, nhất là dùng để diễn tả tiến trình đưa đến chứng quả Niết bàn, hoặc không tìm được, hoặc chưa tìm được danh từ thuật ngữ chuyên môn bên Hán Tạng, thành thử một số thuật ngữ chỉ được sử dụng tạm thời, chờ đợi sự gạn lọc của thời gian hay sự bổ khuyết của chư học giả mười phương, mới có khả năng giải quyết vấn đề nan giải này.

    Gần chúng ta hơn, Kinh Trung Bộ này đã nằm trong chương trình học của Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam, và Tăng Ni Sinh cần có Kinh sách để học hỏi nghiên cứu, cho nên cho in lại Kinh Trung Bộ là đáp ứng nhu cầu cấp bách này. Ngoài ra Kinh Trung Bộ đang được nhiều nhà học giả, nhiều Phật tử nghiên cứu và tìm hiểu, vì chúng ta có thể nói Kinh Trung Bộ không những là cốt lõi trong Kinh Tạng Pàli mà còn diễn đạt rất súc tích và đầy đủ những định nghĩa căn bản các danh từ đạo Phật và còn diễn đạt rất phong phú và đa dạng những pháp môn tu tập đưa đến Niết bàn. Chưa học Kinh Trung Bộ là chưa nắm được tinh hoa của Đạo Phật nguyên thủy. Chưa nghiên cứu Kinh Trung Bộ rất có thể rơi vào những lệch lạc định nghĩa các danh từ chuyên môn trong đạo Phật mà Đức Phật đã dày công định nghĩa, mỗi khi Ngài thuyết giảng giáo lý của Ngài.

    Chúng tôi chỉ có thể nói một cách vắn tắt là Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các phương pháp tu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến. Còn Kinh Trường Bộ đặt nặng phần lịch sử, có tánh cách đối ngoại đối với Bà La Môn, du sĩ ngoại đạo, Kỳ na giáo... Tăng Chi Bộ đặt nặng phần phân tích giáo lý theo pháp số từ số 1 đến số 11. Tương Ưng Bộ đặt nặng phần phân tích giáo lý theo đề tài. Còn đọc Kinh Trung Bộ chúng ta đi sâu vào phần giáo lý và phần hành trì, đặt nặng về những phản ứng tâm lý tế nhị của người tu hành khi đạt đến những quả vị tối cao.

    Công trình phiên dịch của tôi, một mặt đáp ứng sở nguyện xuất dương tu học của tôi, một mặt xây dựng những tài liệu nghiên cứu đạo Phật cho các Học giả và Phật tử Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên trong trách nhiệm hiện tại của tôi, sự phiên dịch đòi hỏi nhiều cố gắng, nhiều dụng công kiên trì và liên tục, nhưng chúng tôi đã được tưởng thưởng xứng đáng, khi được tận hưởng những Pháp Lạc do Chánh Pháp đem lại trong khi phiên dịch. Pháp Lạc này ẩn chứa trong từng chữ từng câu, tiềm tàng trong từng câu văn giọng nói, và chính Pháp Lạc đã nuôi dưỡng và khích lệ chúng tôi rất nhiều trong công tác phiên dịch này.

    Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà La Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những lời dạy thực sự nguyên thủy của Đức Phật và khiến cho các Phật tử không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy. Càng dịch, càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc của các vị Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tạc đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị những tư tưởng tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che dấu, không được biết đến, không được học hỏi tu hành. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập tểnh đi vào con đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lý quét sạch.

    Có người than kinh Pàli quá dài và có nhiều đoạn trùng điệp. Khi dịch Kinh, bao giờ tôi cũng phải kính trọng nguyên bản, và vì vậy chúng tôi không có thể tự ý lược bỏ những đoạn trùng điệp, dầu rằng nguyên bản Pàli chúng tôi phiên dịch cũng đã lược bỏ khá nhiều. Điều chúng ta nên nhớ là phần lớn Kinh điển được kiết tập trong các Đại hội Kiết tập và đều do chư Tăng tụng đọc lại những đoạn các vị ấy đã ghi nhớ, và lẽ dĩ nhiên khi tụng đọc không bao giờ có chuyện lược bỏ. Lại nữa Đức Phật trong khi đi truyền giáo, mỗi Kinh đều được giảng trọn vẹn trong mỗi hoàn cảnh đặc biệt và chư Tăng ghi nhớ lại không bao giờ dám lược bỏ các đoạn đã được nghe. Do đó, có nhiều đoạn trùng điệp, khó lòng lược bỏ cho được. Dầu thế nào, các đoạn trùng điệp vẫn có sự tác dụng cho người đọc, vì không gì tốt đẹp hơn là được nhắc đi nhắc lại nhiều lần những giáo lý quan trọng và những pháp tu căn bản.

    Chúng tôi nay chỉ chú trọng phiên dịch, và mong dịch cho được chu toàn và đầy đủ, để làm tài liệu nghiên cứu và tu học cho các Phật tử và Học giả, chưa có một nhận xét, phê bình, so sánh đối chiếu gì. Mỗi bộ Kinh được dịch xong là những nguồn tài liệu văn hóa hết sức phong phú và quý giá cho các Học giả và các Phật tử, và hiện tại sự cố gắng duy nhất của chúng tôi là cung cấp những tài liệu văn hóa ấy.

    Cho nên, với 5 bộ Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ, Kinh Tăng Chi, Kinh Tương Ưng, Kinh Tiểu Bộ, chúng tôi nghĩ là giới thiệu được những tài liệu khá chính xác và đầy đủ để các nhà Học giả, Tăng Ni Phật tử, Sinh viên đi sâu được vào những Giáo lý và Giáo pháp căn bản, thật sự là nguyên thủy của Đạo Phật.


    Sài Gòn, ngày 8 tháng 11 năm 1986
    Tỷ kheo Thích Minh Châu
    Thiền viện Vạn Hạnh
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/9/15
  10. thomas

    thomas Lớp 8

    Quý quá. Xin cảm ơn bạn rất nhiều :)
     
    tducchau and andanhtoi like this.
  11. Derby

    Derby Lớp 7

    Mình là newbie. Làm ơn cho mình hỏi tại sao trong chữ "Phật" lại có 2 letters được viết bằng màu đỏ? Cám ơn nhiều.
     
    tducchau and andanhtoi like this.
  12. quocsan

    quocsan Sinh viên năm I

    Nếu bạn để ý sẽ thấy có dòng “Last edited by a moderator: 6/9/15”. Màu đỏ là chỗ “moderator” sửa chính tả. :-)
     
    tducchau and andanhtoi like this.
  13. Derby

    Derby Lớp 7

    Oh, cám ơn bạn nhiều. Kiếm ra trang web này thật may quá. Được đọc comments bằng tiếng Việt đúng tiêu chuẩn mình đã học. Loại tiếng Việt mà mình thấy trên Facebook làm cho mình phát khùng luôn, mới đầu thì giống như bị lạc vào rừng, chẳng hiểu gì hết. Sau biết ra thì lại tức mình chẳng hiểu tại sao người ta lại chặt tay chặt chân chữ nghĩa như thế nữa. Thật là nhẫn tâm!!! :-)
     
    Hungle, tducchau and andanhtoi like this.
  14. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Hi các bạn.
    Mình tìm trên mạng thấy bộ kinh Nikaya được hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, đông đảo anh chị em Phật tử đánh máy cùng bác Bình Anson tạo bản pdf. Bộ này có 5 cuốn thì cuốn Kinh Trung Bộ được đánh giá là cuốn hay nhất nhưng bản pdf lại có một lỗi nhỏ. Lỗi đó là ở phần MỤC LỤC TỔNG QUÁT thì từ 041. Kinh Saleyyaka đến 152. Kinh Căn Tu Tập nó không còn là dạng link nên khi bấm vào nó không thể tới được phần nội dung. Buộc phải kéo xuống tìm nên rất vất vả trong quá trình ngâm cứu.

    Mình đưa lên mong có bạn chỉnh sửa giúp lỗi đó để mọi người cùng có bản ebook thuận tiện khi ngâm cứu.
    Xin cảm ơn nhiều.
     

    Các file đính kèm:

  15. Hungle

    Hungle Lớp 4

    Xin cám ơn bạn đã nói lên suy nghĩ nầy. Tôi nhận thấy ngôn ngữ dùng trên facebook đã đóng góp vào việc giết chết dần mòn ngôn ngữ Việt Nam chúng ta. Thật là buồn khi đọc những dòng chữ Việt không ra Việt, Mã Lai (?!) không ra Mã Lai ... :(
     
  16. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Gởi bác @tauvequehuong
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tauvequehuong thích bài này.
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Cảm ơn bạn @Lười Đọc Sách nhiều lắm.
    Mình có ý này bạn xem giúp xem sao nhé.

    Đây là 5 cuốn trong bộ kinh Nikaya:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đứng ở góc độ người đọc trên máy và người muốn in thành sách (vì có khi muốn mua nhưng chưa chắc nơi đó đã có sách bán nên phải in, dù biết in sẽ đắt hơn mua sách) bạn xem giúp hoàn thiện hai vấn đề nữa của bộ nhé.

    1. Gộp 6 file kinh Tiểu Bộ thành một file. Như vậy ta sẽ có 5 file ứng với 5 cuốn của bộ.
    2. Ở mục lục bạn xem trình bày sao hiện thêm cả số trang nữa.

    Làm như hiện này thì khi đọc trên máy thì không ảnh hưởng gì, nhưng khi in thành sách rồi tra mục lục nếu không có số trang bên cạnh thì rất khó tìm tới nội dung. Cho thêm số trang như vậy sẽ đáp ứng được cho cả người đọc trên máy và trên giấy.

    Mong tin của bạn.
     
  18. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Vấn đề đánh số trang không khó, chỉ tốn thời gian thôi :D
    Nhưng ý của bác @tauvequehuong là làm số trang cho cả 6 bộ hay chỉ bộ thứ 6?
     
  19. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Mình có ý như vậy là do mình đứng từ phía người đọc.
    Trường hợp 1, mình là người đọc trên máy: Thì chỉ cần mục lục có dạng link là ok.
    Trường hợp 2, mình là người đọc trên giấy (vì thích cuốn ebook đó quá, mua thì không biết mua đâu, thôi thì mang ebook đó đi in về đọc cho khoái): Thì lúc đó vô cái mục lục mà không có số trang thì thật là thảm họa.

    Từ hai trường hợp trên, mình nghĩ khi làm ebook thì người làm nên tính cách trình bày sao cho thỏa đáng cả hai trường hợp. Vậy là ebook hoàn thiện.

    Trước đây mình có cuốn Đắc Nhân Tâm nhà xuất bản Đồng Tháp mỏng thôi, sau đó thấy ebook Đắc Nhân Tâm trên TVE trình bày, hiệu đính,... còn công phu hay hơn cả nhà xuất bản, đọc trên máy cũng ok, đem in cũng ok.

    Làm cả nhé.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  20. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Mình muốn đọc trọn bộ kinh Dhyàyitamusti-sùtra mà quyển trên có nói đến, nhưng không biết tên tiếng Việt hoặc Anh dịch ra là gì, mong được giúp đỡ ạ.
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này