Biên khảo Dân-tộc Chàm lược-sử (Dorohiêm và Dohamide)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi cungcung, 2/7/15.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. cungcung

    cungcung Lớp 6

  2. duckhai2691

    duckhai2691 Lớp 3

    Cuốn này tải về xem, kiểm tra lại bị thiếu mất 1 trang, cụ thể là trang 39,làm sách mất giá trị của nó, sách này XB đã rất lâu, sách gốc giờ tìm bổ sung chắc cũng rất khó.

    Rất mong được các bác nào có sách gốc,bổ sung cho trọn vẹn giá trị của sách

    Đa số các sách dạng scan của tất cả các thư viện trên cả nước VN bây giờ, tình trạng scan rất ẩu,rất thiếu trách nhiệm, rất nhiều cuốn bị thiếu trang phải nói là trên 30% đầu sách, chán thật..........

    Xin cám ơn
     
  3. lelinhdnth

    lelinhdnth Lớp 1

    Bạn có thể tải bản đầy đủ tại đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Storm, tungxdbt, nhanjkl and 16 others like this.
  4. Bernard Trinh

    Bernard Trinh Mầm non

    lelinhdnth thích bài này.
  5. machine

    machine Lớp 12

    Ebook làm dựa trên bản scan bạn lelinhdnth đưa lên.
    Quyển này chỉ có 192 trang mà dùng nhiều từ ngữ cũ và dấu gạch ngang :(
    Có mấy vấn đề ngoài lề như này:
    - dòng chữ Chăm ở bìa sách là Sakaray Cam, nghĩa là Lịch sử Chăm (Chàm), so với tiêu đề tiếng Việt thì kém xa: Dân tộc Chàm lược sử.
    - hình vẽ minh họa bìa sách là tháp Po Klaong Garai (phỏng đoán).
    - đoạn trích Biên niên sử Hoàng Gia Chàm (trong sách) cho thấy cụm từ pa-tau yuôn (vua Yuôn) được nhắc đến thường xuyên, không có gì là miệt thị cả. Phải chăng một số người Việt hiện nay đã tỏ ra quá nhạy cảm với từ Duồn?
    - Cuốn sách này, 2 đồng tác giả là người Chàm, viết dưới thời Việt Nam cộng hòa, danh từ Chàm được nhắc đi nhắc lại thường xuyên chứ không dùng từ Chăm. Như vậy từ Chàm cũng chẳng có ý nghĩa miệt thị gì cả. Phải chăng một số bạn người Chăm hiện nay cũng đã tỏ ra quá nhạy cảm với từ Chàm? Không lẽ đặt tên thành phố Phan Rang - Tháp Chàm cũng là miệt thị :p
    Link epub: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/5/23
  6. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Các đồng bào dân tộc anh em thường gọi người Kinh mình là Yuôn, Doăn mà, đây chỉ đơn thuần là 1 từ để chỉ người Kinh, có vậy thôi. Em nói được tiếng Ê-Đê, Tày, một ít tiếng Bana và họ vẫn nói chuyện với em và gọi em bằng người Doăn, nhưng cách cư xử và thái độ thì rất thân thiện. Họ rất thích con trai Kinh mà nói được tiếng của họ bác nhé.
     
  7. machine

    machine Lớp 12

    Bác siêu vậy :D mấy cái này không có sách dạy đâu.
    Cái này thì hông biết nữa, hông có ý kiến :D
    b.jpg
     
    tran ngoc anh and vinaguy like this.
  8. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Thì em cứ phang thí xác thôi... chỗ nào em bị bí từ là nó lại bị chêm tiếng Anh vào. Chẳng là em có thời gian hay làm việc với người Ê-đê và Tày... nên biết nói, chứ cũng không có sách vở... và tiếng Ê-đê nó cũng có mạo từ như tiếng Anh, thế mới tài.
     
    tran ngoc anh, amylee and machine like this.
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nghĩa là bác nói được 5 thứ tiếng, thêm tiếng Việt và tiếng Anh nữa? Polyglot rồi còn gì? :D
     
    vinaguy and machine like this.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cái này cũng như đọc sách đầu thế kỷ trước, chữ "Tàu" được dùng thường xuyên không có gì là miệt thị cả. Nhưng có lẽ sau năm 1949, nó lại thành từ nhạy cảm, cấm kỵ.
    VD điển hình là truyện ngắn Người đàn bà Tàu của nhà văn Nguyên Hồng đã phải đổi thành: Một người mẹ TQ.
    Trước đây vẫn nói: chè tàu, thịt kho tàu... không có ý miệt thị, thậm chí còn coi là đồ quý. Trong truyện Khao của BHP, mấy ông quan về hưu mới được ăn mâm cỗ đồ tàu, cũng vì thế dân làng tị nạnh, nói cạnh khoé.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/5/23
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Từ ngữ cũng thay đổi nội hàm theo thời gian. Vd từ "mọi" nghe nói ban đầu là t'moi nghĩa là khách lạ, người khách... Nhưng bây giờ bảo ai là "mọi" thì có chuyện.
    Vd 2: khốn nạn trước kia chỉ nghĩa như khốn khổ, khổ nạn... Nhưng giờ nói "đồ khốn nạn" lại thành câu chửi.
    Vd 3: đểu cáng nguyên nghĩa chỉ dân khuân vác, lao động chân tay... Nhưng giờ lại thành tính từ chỉ sự "đểu cáng".
     
    vinaguy, machine and amylee like this.
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đồng ý. Nhớ hình như cuốn Những người khốn khổ cũng có một bản dịch là những người khốn nạn thì phải.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/5/23
    tiendungtmv and quang3456 like this.
  13. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Em chỉ tính ngôn ngữ nào "nói được" là phải đảm bảo: đọc được, viết được, diễn thuyết được các chủ đề bằng ngôn ngữ đó bác ơi. Chứ cứ nói bãi nói bồi thì em không tính là nói được đâu :)
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nghĩa là ngoài 5 thứ tiếng đọc thông, viết thạo đó ra bác còn có thể bồi vài thứ tiếng khác nữa à? Quá lợi hại :D
     
    vinaguy thích bài này.
  15. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Tội em sếp Trần. Em chỉ được 2 thứ đó là tiếng Anh và tiếng Việt thôi ạ. Những thứ khác là chút hương chút hoa thôi. :) chứ em còn phải kiếm tiền nữa chứ cứ học ngôn ngữ hoài na bác.
     
    tran ngoc anh and machine like this.
  16. machine

    machine Lớp 12

    Lý thuyết chung là thế. Nếu coi một từ là có ý xấu thì thường sẽ phải có từ khác để người ta sử dụng.
    Trong trường hợp cụ thể của từ "Duồn", nếu chúng ta (người Kinh) coi là có ý miệt thị thì sẽ đề nghị/yêu cầu đồng bào một số dân tộc dùng từ gì để thay thế? Bây giờ đồng bào đang gọi ngắn gọn "yuen ley" (duồn ơi) không lẽ lại phải gọi dài dòng: người Kinh ơi, cán bộ người Kinh ơi, thanh niên người Kinh ơi, cái thằng người Kinh kia ơi :D
    Bạn vinaguy tiếp xúc với đồng bào Êđê, Bana, Tày thấy đồng bào gọi Duồn không có ý gì là miệt thị. Tui tiếp xúc với đồng bào Chăm cũng không thấy gọi Duồn có ý gì miệt thị. Tất nhiên 2 người bọn tôi chỉ là số ít và cũng chỉ tiếp xúc một số đồng bào thôi, không tiếp xúc với tất cả nhưng quả thật, là một người Kinh đến bây giờ tui vẫn không hiểu nguyên do từ đâu mà một số bạn người Kinh coi từ Duồn là miệt thị.
     
  17. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Hình như những người từng coi nó là miệt thị già hết rồi, giờ họ chắc cũng không để ý nữa. Sự miệt thị này có thật từ năm 1976, 1977 tới đầu năm 1979 là mạnh nhất. Có khi nó vẫn còn dai dẳng đến 199 mấy ấy.

    Ở topic kia tôi lấy từ này làm ví dụ (cho tiếng Khmer - khi đó tôi biết mỗi thế) cho cái ý định dung hòa hết mọi từ ngữ, khái niệm nhạy cảm có thể làm ai đó nhột thôi.
     
    tran ngoc anh and machine like this.
  18. machine

    machine Lớp 12

    [Một số thông tin về các kho tàng do người Chàm lưu giữ]
    Chương thứ bảy: Giai-Đoạn sau cùng của Vương-quốc Chàm
    phần "Từ 1822 về sau" có nhắc đến các kho tàng do người Chàm lưu giữ. Trong đó:
    - Tại làng Hậu-Sanh, quận An-Phước (Ninh-Thuận), một ngôi đền chứa bảo-vật Pô Ro-Mê, đã bị cháy năm 1948 thiêu hủy tất cả tài-liệu viết, nay chỉ còn 14 món rằng kim-khí trong số có một Vương-miện bằng vàng và 3 món đồ bằng bạc → vương miện bằng vàng đã bị ăn trộm bán cho một tiệm vàng ở Nha Trang, khi phát hiện thì đã bị cắt ra nấu chảy rồi :( thủ phạm là cháu của người coi đền (trước kia đọc từ facebook của Inrasara)
    - Kho-tàng Tịnh-Mỹ, (do Bà Nguyễn-thị-Thềm, thuộc giòng Hoàng tộc, cất giữ): thông tin cập nhật năm 2022 của Vũ Hùng (tác giả sách Miền tháp cổ).
    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  19. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Đang lởn vởn từ kỳ thị thì một cái tin đập vào mắt, và một câu hỏi nảy ra: "Trang phục truyền thống của người Kinh là gì?"

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trang phục mà chúng ta vẫn quen mặc hằng ngày là Âu phục nhé. Trang phục truyền thống của một dân tộc phải gắn liền với dân tộc đó suốt chiều dài lịch sử. Chúng ta đã có 4000 năm lịch sử, nên những trang phục mới xuất hiện 100-200 năm thì không đạt yêu cầu.

    Bàn tiếp ở topic này nhé:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/5/23
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chắc phải gọi là King ley :D

    Trước đây người Kinh hay gọi đồng bào là mọi, mán, thổ... Sau này nhà nước cho đó là cách gọi miệt thị nên yêu cầu gọi là người dân tộc thiểu số, gọi tắt là người dân tộc. Nhưng đến nay từ "tộc", "tôộc"... có lẽ lại thành miệt thị. Các bạn tiếp xúc với đồng bào nếu gọi họ là "tộc ơi" thì họ có chấp nhận không? Nếu không thì phải gọi họ thế nào nhỉ, "đồng bào ơi" chăng?

    Ở phương tây các từ woman, female, chairman... còn có ý kiến cho là kỳ thị và yêu cầu thay đổi. Làm sao vừa ý hết mọi người được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/5/23
    machine thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này