Kinh điển Đêm của những ông hoàng - Joseph Kesell

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi Nga Hoang, 1/1/24.

  1. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 12

    upload_2023-12-31_15-16-56.png


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ chúng ta chứng kiến một thế giới chuyển di chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Chúng ta coi đó như là đặc trưng của xã hội thời kỳ hiện tại, và thân phận con người thường trực bị đặt nằm bên lề của những cơ cấu thiết chế chính thống, để bước vào trải nghiệm một hành trình lưu lạc. Như vậy, bên cạnh những đặc trưng khác như hiện tượng hủy truyền thống, hiện tượng bùng phát của toàn cầu hóa và tiêu thụ, thì tình trạng lưu vong-dịch chuyển góp phần phác họa bức tranh tổng thể của xã hội nhân loại thời kỳ hiện tại.

    Vấn đề thật quá thú vị, không phải nó chỉ có liên hệ tới cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu bắt đầu từ tháng 10 vừa qua, mà xem ra còn liên hệ với các vấn đề thuyền nhân VN sau 1975 và lùi về xa nữa, các cuộc di dân từ Đông Âu và Nga sang các nước Tây Âu đầu thế ký XX.
    Trước mắt tôi nhận ra những gợi ý của nó liên quan tới một chủ đề mà lâu nay văn học thế giới hiện đại đã đặt ra: chính là nhìn vào nhóm người di cư, người ta có thể nhận ra đặc điểm của cái cộng đồng lớn mà họ đã từ bỏ, cái dân tộc mà mãi mãi họ là một bộ phận.
    Có một cách để hiểu về một giống cây là mang nó trồng vào một vùng đất mới, với điều kiện sống và trước tiên là điều kiện khí hậu mới.
    Với các dân tộc cũng vậy. Trong lịch sử, không ai có ý thức làm chuyện này, không mấy ai chủ động làm việc di cư chỉ để hiểu mình như thế nào; nhưng khi hiện tượng đã từng xảy ra, tại sao ta không nắm lấy nó mà nghiên cứu.
    Tôi đã có lần may mắn chạm tới đề tài này khi biên soạn và viết lời giới thiệu cho cuốn tiểu thuyết
    Đêm của những ông hoàng do nhà văn Ngô Quân Miện dịch.
    Lần ấy, một cách ngẫu nhiên, tập bản thảo này rơi vào tay tôi. Hình như sách là do dịch giả tự động gửi tới nhà xuất bản Hội nhà văn từ lâu. Nhưng vì là "lai cảo", chứ không phải sách do biên tập viên lên kế hoạch, nên nó bị ghẻ lạnh.
    Trong lúc thiếu bản thảo, tôi tình cờ đọc và thấy được, nên đề nghị cho in. Để thêm sức thuyết phục cho cuốn sách, tôi nhận lấy cái việc là tìm hiểu thêm về các vấn đề đặt ra qua cuốn sách, từ đó phát biểu vài cảm nghĩ của một người độc giả Việt.
    Bài viết sau đây bạn đọc sẽ đọc đã hình thành như thế.
    Hôm nay đây, giới thiệu nó với các bạn trên mạng, tôi chỉ muốn đề đạt thêm một vài ý nhỏ :
    -- lâu nay ngành dịch ở ta vận hành khá đỏng đảnh và tùy tiện. Nghe nói ở nước ngoài đang có những cuốn sách này nọ mới nổi tiếng, mới được lăng-xê, ta liền tìm dịch cốt để tạo ra cảm tưởng chúng ta cũng đang bám sát văn học nước ngoài, nhất là văn học phương Tây.
    -- nay lối làm việc ngẫu hứng này cần phải thay bằng sự nghiên cứu lâu dài, mà trước tiên là nghiên cứu các vấn đề của xã hội ta, từ đó đặt hàng cho bộ phận dịch. Công tác nghiên cứu và giới thiệu văn học nước ngoài phải bao hàm không chỉ những tác phẩm có liên quan tới tình hình trước mắt mà cả kho tàng tác phẩm lâu đời của họ, những tác phẩm của họ ngày hôm qua mà với ta nay vẫn là mới.
    -- nếu như đặt vấn đề một cách toàn diện như vậy, ta sẽ tránh được lối làm việc một cách chụp giật, đồng thời có cách xử lý đúng với những tác phẩm dã dịch. Những tác phẩm dịch kém dịch ẩu cần phải làm lại. Còn những dịch phẩm tốt cần phải tái bản để giúp cho các bạn đọc trẻ tuổi có cơ hội tiếp cận với chúng.

    File PDF scan:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 4/1/24

Chia sẻ trang này