Dịch học họ HÙNG

Thảo luận trong 'Tủ sách Khoa học' bắt đầu bởi tracthanh, 6/10/13.

Moderators: Utron
  1. tracthanh

    tracthanh Lớp 10

    . Dịch học họ HÙNG- Đôi lời nói trước:

    Dịch lý nghĩa là: Lẽ biến đổi, do vậy Dịch lý bao trùm vũ trụ, vì trong trời đất, không có gì là không thay đổi, khác nhau chỉ ở tốc độ dời đổi mà thôi, nhanh thì vài phần tỷ của giây, chậm thì hàng tỷ năm.
    Dịch học là sự nhìn nhận tiếp cận Dịch lý thông qua hệ thống ký hiệu như ngôn ngữ văn tự đồ hình .v.v..; như vậy Dịch lý chỉ có một nhưng có thể có nhiều nền dịch học ; cho tới nay, ít ra cũng có 3 nền Dịch học khác nhau đã được biết tới, đó là Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch và Chu Dịch.
    Theo Cổ Thư Trung Hoa thì Liên Sơn Dịch là Dịch học nhà Hạ, Quy Tàng Dịch là Dịch học nhà Thương và Chu Dịch là Dịch học của nhà Chu.
    Dịch Liên Sơn và Quy Tàng nay đã thất truyền, chỉ còn Chu Dịch trở thành một trong Ngũ Kinh; linh hồn của văn minh Trung Hoa thường gọi là Kinh Dịch.
    Trung Hoa và Việt Nam cổ là 2 Quốc gia theo chế độ Sĩ trị nghĩa là ai muốn làm quan thì phải đi học, học hàm Tiến Sĩ hay Ông Nghè là điều kiện để kẻ Sĩ được bổ làm Quan; Ngũ Kinh là sách buộc phải “làu thông” của Sĩ tử.
    Nói như thế để ta thấy sự quan trọng của Kinh Dịch đối với vận nước hay sự hưng thịnh, suy vong của dân tộc Trung Hoa như thế nào. Kinh Dịch chưa bao giờ và không bao giờ là sách bói toán, bàn chuyện quỉ thần cả; sỡ dĩ có việc phân định này vì trình độ văn minh của kẻ chiếm lĩnh kinh Dịch và nội dung hàm chứa trong Kinh Dịch cách nhau quá xa, không thể hiểu nổi nên cho là chuyện quỉ thần… Cũng như một chàng chăn ngựa lang thang trên thảo nguyên vô tình nhặt được cuốn sách viết về thuyết tương đối của Einsten thì đối với bản thân anh ta và đoàn trại chăn nuôi của anh ta: cuốn sách trên cũng chỉ là sách bói toán quỉ thần mà thôi vì nó ghi toàn những cái “không hiểu nổi…”
    Để đi vào phần chính của sách xin có đôi lời nói trước tránh những phiền toái không đáng có.
    1. Không tranh dành với ai.
    Dịch Lý có 1 nhưng Dịch học thì có nhiều, tuỳ phương cách và vị trí tiếp cận nên khi gọi là Dịch học họ Hùng không mang nghĩa xác định Kinh Dịch là của Việt Nam; đã có Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch tại sao lại không thể có Dịch họ Hùng ? .
    2. Sẵn sàng tranh luận.
    Khi 1 ý tưởng gọi là mới được đưa ra chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, dựa trên các luận cứ khoa học để tranh luận sẽ hiển lộ chân lý đó là điều đáng mong đợi nhưng không nên sa vào các cuộc tranh cãi không bờ bến gì cả, vì tranh cãi như thế chỉ mất thì giờ vô ích, không thể đạt được sự nhất trí, ví dụ … Khổng Tử than: “… Hà không xuất đồ…, Lạc không xuất Thư…”; căn cứ vào chỗ nào để khẳng quyết… Hà là Sông Hoàng Hà hay Mạnh Hà ; Lạc là Lạc Thuỷ … trên đ̣ất Trung quốc , gỉa dụ ngay giờ ta nói Hà chỉ Hồng hà hay sông Hồng và Lạc là sông Lô ở Việt nam thì sao ?... Nếu tranh cãi với nhau về điều này thì làm sao có thể thống nhất ? Dựa vào đâu mà kết luận sai hay đúng .
    Dịch học là sự nhìn nhận hay nhãn quan về thế giới và cuộc đời. Dịch học họ Hùng là ý thức hệ của người họ Hùng, nó định hướng tư tưởng người Việt từ ngàn xưa; biểu tượng Dịch lý hay Dịch tượng đã trở thành ngôn ngữ của con cháu nhà Hùng; mọi sự hiểu biết đều là hiểu biết dưới ánh sáng của Dịch lý... Dưới gầm trời này không có gì nằm ngoài Dịch lý vì Dịch là biến động mà giới tự nhiên có gì không biến động?
    Sự việc ngôn ngữ Việt được cấu thành dựa trên Dịch lý đủ xác quyết câu “Dịch học họ Hùng” không cần bàn thêm. Từ đây cũng thấy 1 việc đơn giản: Muốn học hay tìm hiểu về Dịch học Họ Hùng thì phải thông thạo ngôn ngữ Việt, Dịch học không thể Dịch sang ngôn ngữ khác được, ngay với Hán văn , thứ ngôn ngữ thân cận nhất với Việt ngữ, ăn chung 1 bàn nằm chung 1 chiếu cả ngàn năm rồi vẫn không thể chuyển tải trọn vẹn Dịch lý được, chính vì thế mới gây nên “bát quái trận đồ”… chỉ có vào mà không có lối ra cho những ai muốn học Dịch.
    Cũng 1 Kinh Dịch thôi mà hàng ngàn học giả viết về nó, bàn về nó… đặc biệt càng viết, càng bàn càng không hiểu. Mỗi khi có thêm 1 tác phẩm viết về Dịch thì xem ra ...lại thêm 1 phần rối rắm, thử hỏi từ cổ chí kim nào đã có ai dám vỗ ngực xưng tên nói mình quán thông Dịch lý ?
    Ai cũng phảng phất thấy trong Dịch học tàng chứa cái gì đó rất là cao siêu, tinh diệu… nhưng cụ thể cao siêu tinh diệu ở chỗ nào, nguyên lý vận động của các dịch tử ( phần tử dịch học là gì )? … thì chưa thấy ai chỉ ra …người ta dừng ở mức áp dụng những công thức sẵn có trong dịch học…không 1 lời giải thích .
    Tất cả chỉ tại vì: Hán Văn không thể chuyển tải được trọn nghĩa Dịch học, nên học Dịch bằng Hán Văn thì dù có tốn công sức tới đâu cũng chỉ là gãi ngoài da mà thôi. Nội dung cuốn sách này sẽ minh chứng điều đó.
    Dịch học Họ Hùng có nhiều điểm rất khác với Chu Dịch, những chuẩn mốc dùng xác định chính là từ ngữ và tục ngữ Việt Nam, dân tộc hậu duệ chính dòng họ Hùng.
    Dịch học được khởi phát bởi Vua Bào Hy, có nghĩa là Dịch đã có từ thời Thái cổ, thời của truyền thuyết... vậy mà lại rất “hiện đại”, ngày nay khi tìm hiểu, nghiên cứu vẫn không đủ từ để thực thấu đáo, tỏ tường, như thế ta phải thống nhất về ý nghĩa để tạo 1 số từ mới:
    1. Dịch Tượng
    Trong Hoa ngữ chữ tượng này chính là con voi; được mượn để chỉ sự tượng trưng thường được ghép với nhiều chữ tạo thành các từ kép như: biểu tượng, ngẫu tượng, hiện tượng, hình tượng, tượng hình (chữ)...
    Dịch Tượng là những dấu hiệu hình ảnh được mượn để mang thông tin chứa 1 ý nghĩa nào đó, chính nhờ những tượng tin mà con người có thể hiểu , truyền dẫn và lưu trữ thông tin về dịch học ..
    Ngày nay trong Hán ngữ người ta dùng từ: mã tin là từ tương đương với tượng tin trong Dịch học Họ Hùng nhưng ta thấy ngay sự khác biệt; tượng là tượng trưng, tức mượn một vật một việc chỉ 1 số ý nhất định nào đó, khiến trí khôn con người có thể hiểu được và truyền thụ được cho nhau; còn mã thì ...đành “không biết”....
    2. Tượng số
    Những con số được phân định gánh một thông tin trong trường hợp nhất định, chuyên biệt nào đó từ tương đương trong Hoa ngữ là Mã số
    3. Tượng vạch
    Hệ thống các dấu hiệu, cấu tạo bằng các vạch, theo qui ước mang những thông tin nhất định được mọi người chấp nhận từ tương đương trong Hoa ngữ là Mã vạch
    Những chữ “tượng” được thay bằng “mã” trong Hán ngữ ... là một phần trong kỳ án lịch sử Hán – Hoa, sự việc được khẳng định trong cuốn “Sử thuyết Họ Hùng” trong đó sách chỉ ra nguyên nhân việc tráo voi bằng ngựa rõ ràng nhất đã có học giả người Tàu thay Tứ tượng bằng Tứ Mã.
    Thực kỳ lạ khi những gì đã có từ rất xa xưa, tưởng là thời con người còn “ăn hang ở lổ” nay hoàn toàn tương thích với ngôn ngữ số hóa, đó là 1 phần của sự “đặc biệt” chỉ ở Kinh Dịch mới có sự thống nhất cổ xưa và hiện đại như thế .
    Sở dĩ phải tạo ngay những từ kép với chữ “tượng” vì về căn bản Dịch học Họ Hùng trải qua 2 thời kỳ rất rõ rệt.
    Thời Thái cổ - nghĩa là còn trong truyền thuyết Dịch lý họ Hùng dùng “tượng số” để diễn ý.
    Sang thời cổ tức thời lập quốc họ Hùng cách nay khoảng 5000 – 6000 năm; Dịch chuyển sang dùng “tượng vạch” làm phương tiện diễn đạt, 6 tầng vạch hoặc đứt hoặc liền tổ hợp thành 64 nguyên tố Dịch học, thường gọi là quẻ trùng hoặc quẻ chồng.
    Về mặt vật chất chỉ với hơn 100 nguyên tố hóa học mà với các cách liên kết khác nhau đã tạo ra thiên hình vạn trạng, tạo ra cả vũ trụ mênh mông.
    Tương tự các nguyên tố Dịch học cũng liên kết với nhau theo nhiều cách để kết cấu nên một thế giới liên tục vận động, cũng thiên hình vạn trạng đến nỗi cả vũ trụ mênh mông chỉ là 1 phần của nó... phần còn lại chính là ý thức của con người, ý thức và chủ động là đôi cánh của Dịch học, không có đôi cánh này thì vũ trụ mãi mãi vẫn chỉ là cái mênh mông, không có ý nghĩa gì, không giá trị gì.


    Nguồn: nhatnguyen52@TVE
     

    Các file đính kèm:

  2. Tuyen.Tran.Sandy

    Tuyen.Tran.Sandy Mầm non

    Xin cảm ơn bạn đã chia sẻ file Dịch học họ Hùng quý giá này!
     
  3. Một vài tranh luận: Nói về dự đoán thì Dịch không có độ chính xác cao. Nói về triết thì Dịch quá khó hiểu và nước đôi. Chốt lại, thay vì luận giải dịch, thì ý nghĩa cuôi cùng của dịch là Đức năng thắng số.
     
    pho xua thích bài này.
Moderators: Utron

Chia sẻ trang này