ĐL-Tổng hợp Địa lý nhân sinh - Tsunesaburo Makiguchi (PRC+EPUB)

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi lotus, 26/8/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. lotus

    lotus Lớp 4

    Hinh bia.jpg
    Thông tin sách:
    Tên sách: ĐỊA LÝ NHÂN SINH
    Tên tiếng Anh của sách: A Geography of Human Life
    Tác giả: Tsunesaburo Makiguchi
    Dịch giả: Trương Hớn Huy - Lê Nguyễn Minh Thọ
    Nhà xuất bản: NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
    Số trang: 357 trang
    Ngày xuất bản: 2004

    Thông tin ebook:
    Nguồn sách scan: Bạn của lotus scan tặng
    Số hóa: ABBYY FineReader
    Kiểm tra chính tả: lotus
    Tạo ebook: lotus
    Thể loại: Địa lý
    Thời gian hoàn thành: 26/08/2015

    EBOOK ĐƯỢC THỰC HIỆN VỚI MỤC ĐÍCH CHIA SẺ PHI LỢI NHUẬN

    Một số trích dẫn trong sách trong sách thay lời giới thiệu:

    “Bản gốc quyển Địa Lý Nhân Sinh là một tập hợp các ý tưởng, những hiểu biết chợt đến với ông, những ghi chép từ sách vở hay những cuộc thảo luận với những học giả khác, từ những báo cáo và nhận xét về những điều ông quan sát thấy, phát hiện và từ những nghiên cứu ông thực hiện trong thời gian dạy môn địa lý ở trường cấp I và cấp II. Ông cho biết, ban đầu ông không có ý định cho xuất bản tập tài liệu này. Quyết định cho xuất bản sách này là có hai lý do. Một là ông ngày càng nhận thức sâu sắc hơn thực trạng đáng buồn của nền giáo dục Nhật Bản, đặc biệt là việc giảng dạy môn địa lý. Trong những ghi chép của ông có đoạn ghi:

    Trong các môn học ở các trường học Nhật Bản không có môn nào được dạy một cách lố bịch và thảm thương như môn địa lý. Ở cấp I và cả cấp II, học sinh bị ép học thuộc lòng tên của những ngọn núi, con sông, ao hồ, thành phố và các số liệu về dân số mà không hề có lấy một nền tảng lý thuyết nào. Học sinh không sao có thể nhớ được lâu cái mớ kiến thức hỗn độn này, do đó sau khi thi xong rồi thì học sinh chỉ còn nhớ những mảng kiến thức rời rạc, vô bổ. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi học sinh thường nghĩ về môn địa lý như là môn học nhàm chán nhất trong tất cả các môn học. Chắc chắn rằng đó không phải là địa lý đúng nghĩa.

    Lý do thứ hai làm Makiguchi tin rằng cần phải cho xuất bản tập tài liệu này là sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn tầm quan trọng của trái đất đối với cuộc sống con người và của nơi họ sinh sống như một khái niệm tổ chức căn bản trong giáo dục. Ông tin rằng những hiểu biết này là chìa khóa giúp giải quyết nhiều vấn đề mà xã hội đang phải đương đầu.”

    “Để hiểu rõ thế giới mà chúng ta đang sống và mối quan hệ giữa chúng ta với thế giới thường xuất phát điểm tất yếu phải là cộng đồng người, mảnh đất, nền văn hóa đã sinh ra chúng ta, cộng đồng đã ban cho chúng ta cuộc sống và đã nuôi dưỡng, tạo ra chính con người chúng ta.

    Qua những sự tiếp xúc khác nhau với môi trường, tôi nhận thấy trong muôn hình muôn vẻ của tự nhiên, có một sự hài hòa, sự cân đối và một quy luật phổ biến. Và trong cái thế giới luôn biến đổi này, khi tôi tìm hiểu lịch sử của nhân loại và số phận của con người, tôi bắt đầu nhận thức rằng có một cái gì đó vượt xa khỏi tầm.

    Như vậy chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng để đi đến một định nghĩa về Địa lý Nhân Sinh như sau:

    Địa lý là một khối lượng kiến thức có hệ thống liên quan đến những quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng đời sống của con người quan sát được trên trái đất.”
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 29/8/15
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này