PC Định dạng riêng cho hệ thống footnote và endnote trong epub3

Thảo luận trong 'Hướng dẫn chung' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 16/2/22.

  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Gần đây mình có tìm hiểu được cách định dạng cho footnote và endnote thông qua id, trước đây thì chỉ biết định dạng theo class.

    Như vậy nếu muốn tô màu cho hệ thống chú thích thì phải gắn thêm class, nhưng như thế không cần thiết nữa vì mỗi cái chú thích đều có sẵn id nên ta sẽ tận dụng nó mà không cần thêm bất kỳ class nào nữa.

    Đầu tiên ta hãy tạo đặc điểm nhận dạng cho footnote và endnote bằng việc đặt tên cho hệ thống id của hai loại chú thích này khác nhau.

    1.png
    Đặc biệt với cách này chúng ta có thể quyết định footnote và endnote xuất hiện với ký tự gì chỉ bằng việc thiết lập trong css, khi cần thay đổi chỉ phải sửa một ký tự trong css. Vì thế ở giữa thẻ <a> không cần bất cứ ký tự nào, tức là vừa mở thẻ <a> thì đóng thẻ ngay lập tức, ví dụ như hình trên ta thấy chỉ đơn giản là <a...></a> thay vì bình thường là <a...>[1]</a> hay <a...><sup>[1]</sup</a> các kiểu.

    Sau đó chỉ cần nhẹ nhàng với vài dòng css như hình dưới ^_^

    2.png
    Như thế là ta có thể định dạng cho bất cứ nhóm phần tử nào có id riêng biệt như thế. Đỡ phải vừa có id vừa gắn thêm class lại cồng kềnh.

    Mình đính kèm file mẫu với đầy đủ html và css minh họa của bài viết này ở bên dưới.

    CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
     

    Các file đính kèm:

    vinaguy, nhanjkl, Mạc Vấn and 7 others like this.
  2. Narga

    Narga Lớp 5

    tiếc là kiểu footnotes này lại không hiển thị trên Moon+, chuyển sang chế độ webview mới thấy.
     
    vinaguy and tran ngoc anh like this.
  3. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Ca này hay nè... Để em tập trung nghiên cứu nó xem sao nhé... Mới đọc sơ qua là thấy kết rồi đấy.
    Chúng ta sẽ tìm cách khắc phục thử xem sao. Nếu khắc phục được trên MOON+ thì chúng ta làm luôn, nếu không được thì "Tại do cái thằng viết App Moon+" thôi. Trước đây, em thần thánh thằng Moon+, nhưng gần đây (sau khi tìm thấy T2S), em lại bỏ Moon+ sang một bên rồi, vì em thấy hiển thị của nó cứ toàn theo cấu trúc sách cũ rích rồi, làm lằng nhằng, luộm thuộm, chỉnh sửa khó khăn. Mà gửi mail cho Developer thì nó chẳng hiểu em diễn giải gì (Mặc dù em viết bằng tiếng Anh rất rõ ràng), sau đó em gửi cho nó cả cuốn sách mà đã được thiết kế kiểu các app mới đọc được mà Moon+ thì lại hiển thị không ra gì cho nó. Rồi thấy nó im tịt luôn, không một lời từ biệt. Thế là em xoay chiều sang T2S (Hiển thị tốt nhất hiện nay, giọng đọc hay. Mỗi tội không có thư viện, mỗi lần mở 1 cuốn sách mới, lại phải browse tới file cần đọc trong thư mục, nhưng nếu mở rồi thì nó lại lưu lại trong recent file, nên không cần duyệt lại trong thư mục nữa. Thêm ưu điểm nữa là T2S cho các bác duyệt web luôn và cho các bác tùy chỉnh giọng đọc các từ viết tắt - thứ mà các trang báo viết tắt đầy ra luôn - Em có cả file khai báo cách đọc cho T2S luôn).
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  4. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Không biết chúng ta làm truyện có cần ENDNOTE không các bác nhễ? (Em hỏi ngu ngu tí vậy).
    Nếu làm bài báo nghiên cứu khoa học hay làm giáo trình thì ENDNOTE là cực kỳ cần thiết, không có nó thì gần như là vứt đi rồi.
    Làm sách mà uýnh được cả Footnote và Endnote thì quá tuyệt vời luôn, nhưng quá mất thời gian phân loại các bác nhễ? Và em thấy làm được Endnote và Footnote theo cách này thì coi như mình kí hiệu được 2 loại note khác nhau, người đọc đọc tới đó (chỗ có note) thì sẽ quyết định có bấm xem note hay không. Nếu là Footnote thì chắc chắn 100% là phải xem rồi, còn Endnote thì phần lớn sẽ bỏ qua và chỉ dùng cho một số độc giả có mục đích đọc nghiên cứu. Và lúc này thì cấu trúc của Note nó cũng khác hoàn toàn là chỉ dùng mỗi ký hiệu (cấu trúc Endnote trong nội dung thường là: Tên tác giả - Năm publish)
     
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bác guy đọc mấy cuốn nonfic của Omega sẽ thấy footnote và endnote khá dễ phân biệt. Footnote ở ngay dưới chân trang sách, nên mới kêu là foot luôn đó :D thường được đánh dấu *. Endnote thì đánh số 1, 2, 3 vậy, đến cuối sách mới thấy nội dung, để chú thích rằng cái đoạn được đánh số 1, 2, 3 gì đó được trích ra từ sách A, sách B chẳng hạn, nó thậm chí còn quan trọng hơn footnote nhiều ấy chứ, nó là credit đến những sách, tác giả là cảm hứng nguồn cho cuốn sách đó.

    Vả lại làm endnote tương đối nhàn, nó đánh số sẵn hết rồi, nghĩa là khi liên kết bằng regex sẽ luôn luôn khớp theo số đánh sẵn, nghĩa là endnote 1 kiểu gì cũng phải gắn với nội dung 1 mà thôi, chẳng thể nào lệch qua 2 được. Từ đó khi check lỗi F7 nếu có bất kỳ endnote nào dư hay thiếu, chỉ cần nhìn cái số id của nó là định vị được liền. Rất dễ sửa bổ sung.

    Còn footnote thì lại nguy hiểm hơn. Vì được đánh dấu là * mà không đi kèm số gì cả, khi chạy regex lỡ có một bên bị thiếu hay dư 1 dấu * thôi, cả dàn footenote nó lệch toàn bộ, không cái nào khớp với cái nào cả :D
     
    vinaguy and nhanjkl like this.
  6. Narga

    Narga Lớp 5

    Theo quan điểm cá nhân của mình thì footnotes hay endnotes đều là để bổ sung nghĩa cho một đoạn văn bản như là làm rõ nghĩa, thông tin tham khảo, chỉ dẫn... Nó khác nhau về mặt nội dung, còn cách xử lý thì bạn có làm giống nhau cũng không sau chỉ cần đúng id để tham chiếu đến. Số hay kí tự bất kỳ đều được.
    Các phần mềm đọc eBook, thậm chí thiết bị đọc eBook cũng chỉ tương thích với chuẩn Epub cho nên hiển thị không thể đúng 100%. Người làm eBook cố gắng làm sao để có thể hiển thị giống nhau trên nhiều thiết bị, phần mềm nhất.
    Chính thế nên mình thấy mấy gói khung epub khá phù hợp. Ví dụ như standard eBook có bộ khung (framework) không màu mè mà lại tối ưu, có thể dùng build được cho Kindle, Kobo, epub, pdf... Rất tiện.
    Về việc thay thế regex thì kể cả dấu * vẫn có thể tìm và thay thế hàng loạt được đó.
    ChatGPT giờ làm con sen tạo regex khá là hiệu quả.
    @vinaguy cái Moon+ ngoài việc hiển thị sách hơi bị cổ hủ thì các tính năng của nó rất là vượt trội so với các phần mềm khác, m vẫn dùng chưa chuyển được vì còn nhiều highlight, notes, net library, themes ....bác có thể dùng thử Libera xem sao. Còn vụ đọc, một thời gian nữa chắc sẽ có AI đọc, giọng sẽ còn mượt hơn nữa.
     
    amylee and vinaguy like this.
  7. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Thì nó y chang như bác nói nè. Nhưng mà trong 1 cuốn sách, có nhiều đoạn ở phần nội dung lại dùng chung 1 endnote mới nhức nách chứ (tức là phần nội dung tham khảo nhiều đoạn trong 1 tài liệu). Nên bấm đi xem endnote rồi thì không quay lại được đúng vị trí nội dung đang đọc nữa, nếu có quay lại được vị trí thì cũng quay lại vị trí tham chiếu lần đầu tiên mà bọn mình gán cho nó í. Thế có chết không cơ chứ. :)
    Ca này thì em gặp hoài, sửa mấy cuốn của Waka thì có đánh dấu nội dung mà không có chú thích, hoặc có chú thích lại không có đánh dấu nội dung... mất mệt luôn. Hôm trước em nhớ có sửa cuốn gì gì của bác nào bên cái thread Xin Text Waka đó, em sửa hết hơi luôn... nhớ lơ mơ là 730 cái note mà em phải dạo đủ rồi mới dám bấm replace all. U là trời!!!
     
    amylee thích bài này.
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Pop-up mà, có nhảy đi đâu đâu mà lo nhảy về không được?
     
  9. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Moon thì nó popup, chứ những thằng khác nó đâu có chịu pop đâu bác. Nên theo hầu cho được hết tất cả các app mệt lắm á chớ.
     
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bác lại làm em mắc cười. :D
    Hoá ra nào giờ bác nghĩ mỗi Moon có pop-up nên không dám bỏ nó đây mà haha
     
  11. loqchoq

    loqchoq Mầm non

    Cám ơn bạn cho một giải pháp rất hay cho vấn đề tôi đang tìm kiếm. Nhưng có vấn đề là tôi lấy file mẫu của bạn thử làm thì thấy là nếu trong cùng một <p></p>, thì số sẽ tiếp tục, nhưng vừa qua một <p></p> khác thì số quay trở lại số 1. Cùng 1 xhtml mà không tiếp diễn được thì nếu mình qua một xhtml khác, không biết số endnote này có nhảy tiếp được không hay sẽ tự động reset trở lại số 1. Mong bạn trả lời.
     
    amylee thích bài này.
: css

Chia sẻ trang này