Đông y Đông phương y dược tập khảo Q1 - Minh Đại <1000QSV1TVB #0442>

Thảo luận trong 'Tủ sách Y học - Sức khỏe' bắt đầu bởi Thu VO, 29/9/18.

Moderators: thichankem, Zhiqiang
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0442.Đông phương y dược tập khảo Q1.PNG
    Tên sách : ĐÔNG-PHƯƠNG Y-DƯỢCTẬP KHẢO Q.1
    Soạn giả : MINH ĐẠI
    Nhà in : NAM HẢI
    Năm xuất bản : 1952
    ------------------------
    Nguồn sách : Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
    Đánh máy : white-eyes
    Kiểm tra chính tả : Tào Thanh Huyền, Ngô Thanh Tùng
    Biên tập chữ Hán – Nôm : Lý Hồng Yến
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 27/09/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG

    Cảm ơn soạn giả MINH ĐẠI và nhà in NAM HẢI
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    BÀI TỰA CỦA CỤ THI-MINH-TỪ – CỐ-VẤN HỘI Y-DƯỢC VIỆT-NAM

    BÀI TỰA

    NHỜI CỦA TÁC-GIẢ

    THUẬT NHỜI CỤ LÃN-ÔNG NÓI VỀ DƯỢC-TÍNH VÀ PHƯƠNG-PHÁP LÀM THUỐC
    Ba phương pháp trị bệnh
    Năm phương pháp trị bệnh
    Bốn nguyên nhân thành bệnh
    Sáu khí dâm
    Tám điều cần yếu
    Dược biên
    Thủy hóa chế
    Những thuốc gì nên cho gừng và táo
    Phép sắc thuốc

    DƯỢC PHẨM VỰNG YẾU
    1. A-ngùy 阿魏
    2. A-giao 阿膠
    3. Am-lư-tử 菴閭子
    4. An-tức-hương 安息香
    5. An-nghiệt 殷孽
    6. Anh-đào 櫻桃
    7a. Anh-túc-sác 罌粟殻
    7b. Anh-túc-tử 罌粟子
    8. Áp-trích-thảo 鴨跖草
    9. Áp-vụ 鴨騖
    10. Ba-đậu 巴豆
    11. Ba-kích-thiên 巴戟天
    12. Ba-la-mật 波羅宻
    13. Ba-thái 菠菜
    14. Bạc-hà 薄荷
    15. Bạch-thược-dược 白芍藥
    16. Bạch-phục-linh 白茯苓
    17. Bạch-anh 白英
    18. Bạch-cập 白芨
    19. Bạch-truật 白朮
    20. Bạch-liễm 白蘞
    21. Bạch-tật-lê 白蒺藜
    22. Bạch-thanh 白靑
    23. Bạch-tiền 白前
    24. Bạch-chỉ 白芷
    25. Bạch-vi 白薇
    26. Bạch-tiên-bì 蘚皮皮
    27. Bạch-cương-tàm 白殭蚕
    28. Bạch-biển-đậu 白扁豆
    29. Bạch-phụ-tử 白附子
    30. Bạch-thạch-anh 白䂖英
    31. Bạch-đầu-ông 白頭翁
    32. Bạch-hoa-xà 白花蛇
    33. Bạch-đinh-hương 白丁香
    34. Bạch-cức 白棘
    35. Bạch-lạp 白蠟
    36. Bạch-cao 白蒿
    37. Bạch-phàn 白礬
    38. Bạch-giới-tử 白芥子
    39. Bạch-mao-căn 白茅根
    40. Bạch-đậu-khấu 白豆蔻
    41. Bạch-mao-hương 白茅香
    42. Bạch-nghĩ-nê 白蟻泥
    43. Bạch-thỏ-hoắc 白兔藿
    44. Bạch-ngư 白魚
    45. Bạch-đông-qua 白冬瓜
    46. Bạch-qua-tử 白瓜子
    47. Bạch-mộc-nhĩ 白木耳
    48. Bạch-giao-hương 白膠香
    49. Bạch-ác 白垩
    50. Bạch-cáp hay Bột-cát 白鴿
    51. Bạch-cự 白苣
    52. Bạch-nhàn 白鷴
    53. Bạch-đậu 白豆
    54. Bạch-quả 白果
    55. Bách-diệp 栢枼
    56. Bách-thực 栢實
    57. Bách-bộ 栢部
    58. Bách-hợp 百合
    59. Bách-dược-tiễn 百藥煎
    60. Bách-thiệt-điểu 百舌鳥
    61. Bách-thảo-xương 百草霜
    62. Bách-thảo-hôi 百草灰
    63. Ban-miêu 斑猫
    64. Bại-tương 敗醬
    65. Bại-cổ-bì 敗鼓皮
    66. Bá-lao 布劳
    67. Ban-cưu 斑鳩
    68. Bán-hạ 半夏
    69. Bán-thiên-hà-thủy 半天河氺
    70. Bạng-cáp 蚌蛤
    71. Báo-nhục 豹肉
    72. Bất-hôi-mộc 不灰木
    73. Biển-thanh 扁靑
    74. Biển-súc 扁蓄
    75. Bích-hải-thủy 碧海水
    76. Bích-hổ 壁虎
    77. Bích-tiền 壁錢
    78. Bồ-đào 葡萄
    79. Bố-cốc-điểu 布谷鳥
    80. Bổ-cốt-chi 補骨脂
    81. Bồ-hoàng 蒲黃
    82. Bồ-công-anh 蒲公英
    83. Bối-tử 貝子
    84. Bối-mẫu 貝母
    85. Bồng-sa 蓬砂
    86. Bồng-nga-truật 莪蓬
    87. Bột-tề 荸薺
    88. Bút-đầu-hôi 筆頭灰
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    BÀI TỰA CỦA CỤ THI-MINH-TỪ – CỐ-VẤN HỘI Y-DƯỢC VIỆT-NAM

    Tôi thay mặt cho hội thuốc Trung-Ương ở Sài-gòn Nam-Việt, ra ngoài Hà-nội (Bắc-Việt) để tổ-chức lập một Chi-Hội, hầu để liên lạc các vị Đồng-Nghiệp trong toàn quốc, cùng nhau góp sức bồi bổ cái nền Y-Dược của Phương-Đông ta, đã suy đồi trong bấy lâu nay.

    Trong khi ngồi ở nhà thuốc Đông-Hòa phố Khâm-Thiên Hà-nội để thảo luận về sự lập hội, chợt có một đồng-nghiệp là ông Minh-Đài lại thăm tôi, và hỏi về việc lập hội. Tôi bầy tỏ cũng ông, ông nghe xong lấy làm hoan-nghênh và tán thành ngay, và xin nhận một chân hội-viên, kế ông đưa ra cho tôi xem một bộ Bản-Thảo của ông mới dịch xong và sắp in, bộ Bản-Thảo Dược-Tính ấy, ông trích dịch trong các bộ Bản-Thảo bằng Hán-văn : hoặc của cụ Thần-Nông hoặc của cụ Hải-Thượng Lãn-Ông, hoặc của người Nhật-Bản, người Cao-Ly người Trung-quốc viết, ông dịch ra Việt-văn rất tinh-tường và dễ hiểu, tôi xem xong, lấy làm cảm phục ! Tự nghĩ rằng : Đương buổi nước nhà đa sự, kẻ chạy ngược người chạy xuôi, để mưu sinh hàng ngày còn chưa đủ, mà lại có người lưu tâm về thuật nghiệp cũng đáng phục. Vả lại cái khoa về Y-Dược ở nước ta, trong bấy lâu nay, bị cái trào-lưu xô đẩy, gần như chìm đắm, cũng như con thuyền ở giữa bể, mông mông mênh mênh, chưa biết đâu là bờ là bến, người đọc được hiểu được đã là khó, mà lại viết được dịch ra được lại càng khó hơn.

    Vậy tôi mong rằng: ông bạn đồng-nghiệp Minh-Đài đạt được mục-đích, cũng tỷ như con thuyền kia đương ở giữa bể, mà vào được đến bờ đến bến vậy. Ông lại nói với tôi, ông đã dịch bộ bản-thảo hiện sắp in ra (xuất-bản) xong rồi ông lại kế tiếp dịch đến bộ Hải-thượng Lãn-Ông rồi tiếp tục xuất bản.

    Vậy có mấy lời nói đầu trên bộ Bản-Thảo Dược-Tính này vậy.

    Hà-nội, ngày 27 tháng 3 năm 1952
    Thay mặt cho Hội-thuốc ĐÔNG-Y trong Nam-Việt Sài-gòn
    Thi-Minh-Tử : Trần-duy-Bình đề tựa

    -------------


    BÀI TỰA

    Lịch-sử nhân-loại, khắp trên trái đất, từ một nước đại văn-minh đến những dân tộc bán khai, hay một bộ-lạc còn mọi rợ, không cứ một chủng loại nào, cũng đều có cách chữa bệnh riêng biệt, tùy theo từng giống người, từng khí-hậu, từng sản-vật, thảy đều có hiệu năng riêng biệt của nó.

    Những phương-pháp trị-liệu (chữa khỏi bệnh) đều do sự kinh-nghiệm lâu năm, đã được ghi chép bởi những người trước để lại ngành y-dược vì thế mà phát-sinh.

    Trải hơn bốn ngàn năm, ngành y-dược đông-phương sớm được nẩy nở. Từ vua Thần-nông nếm cỏ tìm thuốc, kế tiếp những tiên-thánh, tiên-sư, tham-khảo phát-minh, rồi sau các nhà chuyên về y-học, mỗi thời đại lại thêm bổ-cứu, những loại sách như : Bản-thảo, Phương-thư về y-dược, chồng chất như rừng như núi, một vùng Đông-Nam-Á như : Trung-quốc, Nhật-bản, Cao-ly, Việt-Nam vân vân đều chịu ảnh-hưởng về y-dược Đông-phương.

    Ngày nay thế-giới văn-minh, theo trình-tự tiến-hóa của nhân-loại, các nước Âu-Mỹ lấy y-dược làm yếu-tố cho sự sống còn của một dân-tộc. Ngành y-dược được khuyến-khích và phát-huy một cách mạnh-mẽ. Riêng về y-dược Đông-phương như : Trung-quốc, Nhật-bản, Cao-ly, và các nước khác, những y-sĩ, dược-sĩ, đã du-học Âu-Mỹ lúc trở về nước họ, đem những cái sở-đắc về học-thuật, theo khoa-học tối-tân, để áp-dụng như : điện-khí, hóa-chất để khảo-cứu thí-nghiệm cho nền y-dược của chính nước họ, họ đã mang về cho nước, cho dân những cái hay, mới, lạ, họ đã đạt được nhiều kết-quả tốt đẹp, có thể tỏ cho thế-giới biết là y-học Đông-phương không chịu lạc-hậu vậy.

    Về y-dược Việt-nam, nước ta chịu ảnh-hưởng của Hán-văn đã lâu đời, nhưng văn-ngôn tự-vận từ trước ta đã hoàn-toàn Việt-hóa cả rồi (đọc theo âm Việt), thế-giới ngày nay, việc nước nọ mượn chữ của nước kia là thường, như Nhật-bản mượn chữ Hán mà đọc thành âm Nhật, như người Pháp mượn chữ của La-tinh, như Hoa-kỳ dùng chữ Anh, như những chữ khoa-học người ta hay mượn của Đức. Vậy thì sách thuốc chữ Hán, có gì là quan ngại, có ngại là chỉ tại người ta không chịu học, chịu hiểu đấy thôi. Vả loại sách thuốc từ xưa đã được các bậc tiền-bối như : cụ Tuệ-Tĩnh, cụ Lãn-Ông, hay các nhà y-học vô-danh Việt-nam dầy công nghiên-cứu. Những bản-thảo phương-thư để lại rất nhiều, những bằng-chứng ở phương-thư ấy, đã cho ta biết rằng : thuốc Bắc có khác với thuốc Nam, nhiều chỗ các ngài đã bác hẳn về lập luận y-lý của Bắc-sư (các thầy Tầu) mà xác-định rằng : thuốc phương Nam hợp với tạng-phủ người Nam (có nhiều bài thuốc toàn vị thuốc Nam rất hay), người phương Nam chữa bệnh người Nam mới hợp ; vậy thì y-dược Việt-nam chưa hẳn đã lệ-thuộc thuốc Bắc như người ta đã tưởng vậy.

    Gần đây phong hội đổi thay, trào-lưu y-dược Âu-mỹ ùn-ùn kéo đến như sóng cồn nước lũ, cơ-hồ tràn-ngập cả khu Đông-Nam-Á, mặc dầu gặp nhiều nỗi khó-khăn, mà thuốc Bắc, thuốc Nam vẫn sống một cách hồn-nhiên lặng-lẽ, hàng ngày vẫn lập được kỳ-công trị-liệu, để giữ lấy hiệu-năng, lấy tín-nhiệm của nó, để chiếm giữ một địa-vị khá quan-trọng trên trường y-dược ở bán-đảo chữ S này.

    Quen với khí-vị người Việt-nam rất thích dùng thuốc Đông-phương, nhất là thuốc Nam, vì dễ kiếm mà lại rẻ tiền nên rất dễ phổ-thông quần-chúng ; cứ hiện-tại nếu nay bỏ hẳn thuốc Bắc và thuốc Nam, thực chưa có thuốc gì có thể thay-thế cho được phổ-thông và tiện-lợi bằng. Cứ hiện-tình trong lúc này ở chỗ xa thành-thị, nếu bị ốm-đau mà muốn tìm được thầy thuốc gọi là biết chữa bệnh, cả một sự khó-khăn ! Vì một số đông các thầy ít học, xem sách Nho không vỡ nghĩa, hay hiểu một cách lờ mờ, lại còn một số thầy chỉ học truyền-khẩu lấy mấy bài thuốc thuộc lòng cũng đi chữa bệnh, cầu may Thánh cho ăn lộc, làm thuốc thì cẩu-thả hồ-đồ, thầy như thế tránh sao khỏi dung-sư ngộ-y sát-nhân (thầy lang băm nhầm thuốc giết người). Cái tai hại ấy ngày thêm trầm-trọng, trái lại những nhà y-dược Việt-nam có lương-tâm, yêu nghề, biết lo xa, rất quan ngại cho tiền-đồ y-dược của nước nhà. Nay muốn cứu-vãn tình-thế đó. Việc đầu tiên ta phải làm sao cho phổ-thông ngành y-dược của người Việt-nam, nhất là trong lúc nước nhà đã được độc-lập thì nền y-dược phải được chấn-chỉnh để đi đến một giai-đoạn mới.

    Nay muốn đạt mục-đích trên, thì công-việc cần-yếu là phải dịch ngay những loại sách về y-dược bằng Hán-văn ra quốc-ngữ, cho tiện mọi người dễ đọc và dễ hiểu, để rộng thêm sự tham khảo mai ngày, còn để bảo-tồn lấy y-đạo là tinh-túy của dân-tộc Việt-nam vậy.

    Nhưng muốn đến giai-đoạn đó, còn phải vượt nhiều đoạn khó-khăn, một vấn-đề từ trước, đã có nhiều người làm mà chưa tới đích.

    Tôi ở Bắc-Giang theo nghề thuốc đông-phương đã ngoài năm mươi năm, tuy thế mà kiến-văn vẫn chưa được là mấy.

    Tự-nghĩ : nước có nguồn, nghề có tổ, những muốn báo-bản và giúp ích cho đời, hiềm vì tài sức không kịp, nên phải tìm người góp sức, tìm bạn hợp tài.

    Tôi biết ông Minh-Đài người cùng tỉnh, từ nhỏ theo nho-nghiệp, ham học chịu hỏi, ba mươi năm có công tham-khảo về y-dược Đông-phương, với tài-liệu đó, cùng sự hiểu biết của ông, tôi rất đồng tâm hợp ý, lại được ông Trác-Lâm là bạn đồng-nghiệp, ông Lâm tha thiết với nghề, là người muốn tìm xa hiểu rộng, cả hai chúng tôi giúp sức ông Minh-Đài, để cùng dấn bước trên đường y-nghiệp, từ nay công việc biên-tập, ấn-hành sẽ tuần-tự tiến-triển ngày thêm khoáng-đạt mở-mang, để hoàn-thành bộ sách Đông-Phương Y-Dược này, ngõ hầu thêm vào một tầu lá cho rừng Y-Dược của người Việt-Nam vậy.

    Hoạt-Nguyên-Đường
    155, phố Khâm-Thiên Hà-nội

    Trác-Lâm dược-phòng
    174, phố Tam-Gian Hải-phòng

    Làm bài tựa

    ---------------

    NHỜI CỦA TÁC-GIẢ

    Bộ Đông-Phương Y-Dược này, nhằm mục-đích thuật những di-chỉ của tiên-thánh tiên-hiền, để tiếp tục những công-cuộc của các bậc tiền-bối, và để duy trì lấy nghề y-dược tổ-truyền của nước nhà.

    Muốn làm thuốc cần phải biết tính thuốc, vậy nên loại dược-tính phải cho ra đầu.

    Cuốn Dược-Tính này rất cần cho các nhà làm thuốc, bào-chế thuốc, buôn thuốc sống, và các nhà muốn khảo-cứu về thuốc Đông-phương.

    Những thành-phần cấu-tạo nên bộ sách Đông-Phương Y-Dược này. Lấy bộ Hải-Thượng Lãn-Ông làm căn-bản cơ-cấu, ngoài còn tham-khảo trích-dịch các sách và các nhời bình-luận của các danh-y cổ kim về tính dược ở phương Đông.

    Những sách để tham-khảo :

    1. Sách của Việt-nam của cụ Lãn-Ông, cụ Tuệ-Tĩnh :
    - Lĩnh-Nam bản thảo
    - Dược-phẩm Vựng-yếu
    - Dược-tính thuốc nam

    2. Sách của Trung-quốc :
    - Bản thảo Thần-Nông
    - Bản thảo Cương-Mục
    - Bản thảo Thập-Dy
    - Lôi công Bào-Chế
    - Y-Học Nhập-Môn

    3. Nhời bàn về tính dược của các danh-y Trung-quốc:
    - Ông Trọng-Cảnh
    - Ông Đông-Viên
    - Ông Đan-Khê
    - Ông Lý-Thời-Trân
    - Ông Trần-Tu-Viên
    - Ông Trần-Tạng-Khí
    - Ông Nhật-Hoa-Tử

    4. Sách của Nhật Bản:
    - Hoàng-Hán-Y-Học
    - Hòa-Hán Dược-Khảo

    5. Sách của Cao-Ly:
    - Đông-Y Bảo Giám

    6. Những loại Tự-Điển Tự-Vựng:
    - Trung-quốc Dược-Học Đại Từ-Điển
    - Trung-quốc Dược-Tính Đại-Từ-Điển
    - Trung-Hoa Dược Tính (Khoa-học thực-nghiệm)

    Đặc-điểm của bộ Dược-tính này : Toàn bộ chia làm tám cuốn, theo vần A, B, C cho dễ tra cứu.Về vấn-đề ấn-loát, muốn cho được cẩn-thận, nên mỗi tháng chỉ ra một cuốn trên dưới 100 trang.

    - Tên các vị thuốc có phụ biên chữ nho.
    - Cuốn đầu có nhời bàn của cụ Lãn-Ông về phương-pháp làm thuốc.
    - Cuốn dưới có chú-thích những âm chữ nho, giải nghĩa bằng chữ quốc-ngữ rất rõ ràng.
    - (Vòng đơn) là tên sách, hay tên người (trích-dịch các sách để tham khảo).
    - Biệt danh các vị thuốc (có khi một vị mà có đến 4, 5 tên).
    - Hình-thể các vị thuốc, tả rõ cây, lá, cành, củ, rễ, hoa, quả, mầu sắc, thời tiết nảy mầm ra hoa kết-quả.
    - Phân biệt thứ tốt, thứ xấu, của thực, của giả, để người dùng thuốc khỏi nhầm.
    - Nơi sản-địa chính, nơi ba trưởng (chỗ lấy giống về giồng).
    - Tính thuốc và khí vị có độc hay không có độc.
    - Chủ trị các bệnh, và những bệnh phải kiêng.
    - Lợi với vị nào, vào kinh nào, tính thuốc ghét vị nào, sợ vị nào, và kỵ những vị nào.
    - Phép chế thuốc, tàng trữthuốc, dụng lượng (đồng cân đồng lạng).

    Kính thưa các quý độc-giả

    Tôi tự biết với sức học hỏi, hiểu biết của tôi thực còn non kém, nhưng với bầu tâm huyết cuồng nhiệt, muốn tận tụy đem sở năng để phụng sự cho nghề, để noi theo ý-chí mà tiếp tục những công-cuộc của các Tiền-Bối đương làm giở.

    Rất mong các ngài cao minh trong nước thế tất những nhời trên, đem những điều hay nhẽ phải mà chỉ giáo cho bộ Đông-Phương Y-Dược này được thập phần hoàn hảo, lại mong các bạn đồng-nghiệp, cùng quốc-dân đồng bào vui lòng hưởng ứng ủng hộ cho cả tinh-thần cũng như vật-chất, để bộ Đông-Phương Y-Dược được chóng hoàn thành, chúng tôi rất là cảm tạ vô cùng vậy.

    Tác giả
    Minh-Đài tức Trần Lợi

    Cẩn Thức
     
  4. Maika

    Maika Mầm non

    bác ơi, có định dạng pdf k ạ cho e xin
     
Moderators: thichankem, Zhiqiang
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này