Sách scan Gia Đình - Phan Thúy Hà

Thảo luận trong 'Thư Viện Sách Scan' bắt đầu bởi Nga Hoang, 14/12/23.

Moderators: Zhiqiang
  1. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    upload_2023-12-13_14-33-40.png
    Khái niệm trung tâm để chúng ta đọc tác phẩm “Gia đình” của Phan Thúy Hà là “chấn thương”. Nó là sự tiếp nối hai tác phẩm “Đừng kể tên tôi” (2017) và “Tôi là con gái của cha tôi” (2019). “Đừng kể tên tôi” là tiếng nói của những người lính miền Bắc, còn “Tôi là con gái của cha tôi” là tiếng nói của những người lính miền Nam, tất cả họ, dù bước vào cu.ộ c.hi.ế vì nghĩa vụ hay vì lý tưởng, đều là những số phận nhỏ bé, bị thời cuộc xé nát trong cu.ộ c.hi.ế Nam Bắc t.à k.h.ố Còn “Gia đình” là một mảnh của lịch sử cuộc C.á m.ạ ruộng đất của phong trào c.ộ s.ả ở miền Bắc Việt Nam thập niên 1950. Tất cả các nhân chứng trong sách “Gia đình” đều mang một chấn thương tinh thần không thể chữa lành.

    Tác giả Phan Thúy Hà chia sẻ rằng trong Lời cuối sách của “Gia đình”, cũng giống như hai tác phẩm trước, các nhân vật đều là người thật, tên của nhân vật cũng là tên người thật, câu chuyện của họ trong tác phẩm là sự thật trong ký ức của họ. Như vậy, ở đây, tác giả không hư cấu mà chỉ viết lại lời kể từ điểm nhìn của nhân chứng. Chị cho biết, có câu chuyện trong tuyển tập này, tuy chỉ dài hai trang nhưng chị phải đi gặp tới bốn người, lắng nghe họ để ráp nối các sự kiện và dựng lại cho câu chuyện được đầy đủ. Như vậy, tác phẩm còn là một công trình khảo sát xã hội nữa. Không phải là khảo sát ở quy mô lớn, mà là khảo sát số phận những con người cụ thể.

    “Gia đình” (cũng như “Đừng kể tên tôi” và “Tôi là con gái của cha tôi”) của Phan Thúy Hà cũng là một dạng thức nghiên cứu về chấn thương tinh thần của những con người nhỏ bé, đứng bên lề dòng thác khốc liệt của lịch sử, số phận bị quyết định bởi sự lựa chọn lịch sử của những “nhân vật lớn”. Nhưng qua đời sống tinh thần của họ, chúng ta nhìn thấy những đường nét, màu sắc và hình khối khác của bức tranh lịch sử, khác hoàn toàn với những đường nét, màu sắc và hình khối đứng ở trung tâm của bức tranh lịch sử “cỡ lớn” được khắc họa thông qua những nhân vật “lớn”, nhân vật “trung tâm” của thời đại, tức những chính trị gia, những tướng lĩnh quân sự. Thậm chí, những mảng màu trong bức tranh lịch sử được phục dựng từ những con người nhỏ bé này có thể trở thành điểm trung tâm của bức tranh đã qua, tùy theo điểm nhìn của người xem.

    Cách viết của “Gia đình” - Nguyễn Lương Hải Khôi

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    File PDF scan.
     

    Các file đính kèm:

    Heoconmtv, quocthai, Mr. Zed and 18 others like this.
  2. nota1010a

    nota1010a Mầm non

    gửi lại các bác bản pdf đã chuyển đổi từ scan qua text
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    dùng tool chuyển, nên file hơi nặng
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/12/23
  3. Mr. Zed

    Mr. Zed Mầm non

    Đây là quyển sách nằm trong bộ sách của Phan Thuý Hà viết về miền Bắc những năm tiền chiến
     
Moderators: Zhiqiang

Chia sẻ trang này