TG Khác Giáo lý bí nhiệm

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi Đoàn Trọng, 25/2/17.

Moderators: mopie
  1. Đoàn Trọng

    Đoàn Trọng Lớp 11


    upload_2017-2-25_10-1-36.png

    Tác giả: H.P BLAVATSKY
    Dịch: Trần Ngọc Lợi

    LỜI GIỚI THIỆU

    Một tựa đề ngắn gọn không thể thực sự diễn tả được bản chất của một quyển sách. Từ Nhập môn vốn có ở đầu tác phẩm này (vì thiếu một từ tốt hơn) phải chịu lời chê trách đó.

    Giáo Lý Bí Truyền cần được nghiên cứu cật lực với những khó khăn càng ngày càng tăng do có một số lớn những thuật ngữ được vay mượn từ tôn giáo, thần thoại học và đủ thứ triết học mà độc giả có thể không quen và ý nghĩa chỉ xuất lộ từ từ.

    Có một sơ đồ tổng quát (trong đó ta đối chiếu được những yếu tố xác định vốn bàng bạc trong tác phẩm của bà Blavatsky) thì mới dùng được sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong một tập hợp mà sự phong phú của nó khiến cho tác phẩm trở nên rườm rà.

    Lẽ ra là một quyển sách nhỏ phải được đọc trước khi nghiên cứu bộ Giáo Lý Bí Truyền, quyển Nhập môn này phải được coi là một công cụ làm việc có thể được dùng qua suốt cuộc nghiên cứu, giống như khi người ta tham khảo cái bản đồ trong khi du hành.

    Vậy thì sinh viên không nên lấy làm ngạc nhiên nếu lần đầu đọc những trang sau đây cần có một nổ lực định trí nghiêm túc. Chúng tôi tin chắc rằng người nào cảm thấy chán ngán trước khó khăn, dứt khoát sẽ tìm thấy rằng nổ lực này thực là có lợi.

    Tiến sĩ P. Thorin

    “Giáo Lý Bí Truyền buộc người ta phải tự mình suy nghĩ. Do pháp lực của nó, chúng ta có thể thăng lên những độ cao tâm linh kỳ diệu . . . Thật là sai lầm cho bất cứ ai tin rằng người ta có thể ban phát cho những linh hồn khoa Thông Thiên Học của chúng tôi, nếu người ta chưa từng thực hành môn Yoga giúp người ta tiếp xúc với quyển sách này, quyển sách đáng chú ý nhất thời đại này” (George S. Arundale, “Pháp lực của Giáo Lý Bí Truyền” trong tạp chí Thanh Liên, số ra tháng 2 năm 1935).


    Thông Thiên Học tức “Minh Triết Thiêng Liêng” là một khoa học ẩn tàng và là Khoa học về Điều Ẩn Tàng. Lãnh vực của nó là “cõi vô hình”. Nó khẳng định rằng mọi điều mà giác quan của chúng ta tri thức được đều có một độ sâu bí mật, bề mặt của các sự việc (“đường chân trời bên ngoài” của chúng) chỉ là giới hạn của một “đám đen hỗn độn mà ta thấy được” theo cách diễn tả của Maurice Merleau Ponty. “Tính thấy được thứ nhì” này khiến cho những người nào đã phát triển được thần thông cần thiết thăm dò được kích thước huyền linh của vũ trụ. Chính chân trời bên trong của các sự vật mới là đối tượng nghiên cứu của Thông Thiên Học.

    Năm 1888, trong quyển Giáo Lý Bí Truyền bà Blavatsky đã trình bày quả thật là tổng thể khoa học về điều vô hình này. Đó là một tác phẩm rườm rà mà ta cần phải giới thiệu. Chúng tôi hi vọng rằng phần nhập môn của quyển sách này sẽ làm cho việc nghiên cứu được dễ dàng.

    Điều này thật là cực nhọc bởi vì bà Blavatsky thường gợi ý rằng đúng hơn thì không nên giải thích nó. Cũng như Clément d’Alexandrie trong tác phẩm “Stromates”, bà dùng một cách rất ý thức cùng một từ với nhiều nghĩa khác nhau. Rõ rệt bà muốn độc giả của mình phải là một sinh viên và một nhà khảo cứu. Hơn nữa, trong những tiết lộ của mình, bà không bao giờ vượt quá giới hạn do các huấn sư của chính bà áp đặt, các Ngài dành kiến thức về những bí mật tối hậu của thiên nhiên cho một nhóm ưu tú các đệ tử được chọn lựa cẩn thận vì lòng vị tha và khả năng.

    Phải công nhận rằng bí mật đã được giữ trọn vẹn. Không muốn coi thường tầm mức bao la trong những tiết lộ của nó, thì người ta cũng có thể nói rằng Giáo Lý Bí Truyền còn lâu mới vén được hoàn toàn bức màn bí mật. Tuy nhiên, trái với kho tài liệu mật tông (trong khi tự cho mình lúc nào cũng tiết lộ những bí mật điểm đạo kỳ diệu) lại chẳng tiết lộ được điều gì lớn lao, luôn luôn dừng lại vào đúng lúc hay nhất, thì Giáo Lý Bí Truyền vẫn cung cấp thông tin cho độc giả. Thật vậy theo lời nhận xét của Mircea Eliade, người ta không bao giờ tìm thấy trong những bản văn mật tông có được “những chỉ dẫn thực hành cần thiết cho kẻ sơ cơ: trong những lúc quyết định y cần phải có một vị thầy” (Trong tác phẩm Những Người Thợ Rèn và Những Người Luyện Kim Đan trang 148).

    Một trong những công trạng lớn của Hội Thông Thiên Học là đã thu hút sự chú ý của thế giới Tây phương đối với sự ích lợi lớn lao của các tôn giáo và triết học Đông phương; Hội cũng đã góp phần tiết lộ kho tàng của chúng ở Âu châu và Mỹ châu. Hơn nữa, Hội đã phục hồi giá trị nhiều giáo lý cổ sơ. Bà Blavatsky đã dấn thân vào việc phục hồi một vài tư tưởng cổ sơ một cách hăng hái và uyên bác đáng ngạc nhiên. Ngày nay, người ta càng ngày càng nhận ra sự bất công khi muốn đối xử với nó bằng cách chôn vùi dưới một đống lời châm biếm và cười nhạo, lại càng khinh bỉ hơn nữa.

    Tựu trung, Thông Thiên Học là một toan tính nhằm phục sinh những Bí pháp thời xưa và một thời kỳ mà con Nhân sư, biểu tượng của Minh triết Cổ truyền, không còn ngấu nghiến những người nào không tỏ ra xứng đáng qua một sự chuẩn bị lâu dài để tiếp nhận những bí mật của nó mà lại muốn dùng vũ lực chọc thủng câu đố bí hiểm của nó. Con Nhân sư tội nghiệp bị Œdipe thời hiện đại làm cho “tục hóa và phá hỏng”, cuối cùng bị vứt vào “trong biển suy đoán” để rồi chết chìm trong đó (Giáo Lý Bí Truyền III, 95).

    Bà Blavatsky khẳng định rằng trừ một vài ngoại lệ, còn các huyền bí gia Tây phương thời bà đều bước trên con đường phù thủy. Vì vậy, để xóa tan mọi sự mập mờ, bà đã ra sức xác minh bản chất của Thông Thiên Học, bà bảo rằng thuật ngữ “huyền bí học” bao gồm nhiều khoa học bí truyền. Người Ấn Độ chia các khoa học này ra làm bốn phạm trù: Yajna Vidyā tức “tri thức về những quyền năng huyền bí được khơi dậy trong Thiên nhiên nhờ việc thực hành một vài nghi lễ”; Mahā Vidyā, pháp thuật chủ yếu là được thực hành bởi các cao đồ mật tông; Gouhya Vidyā tức “tri thức về những quyền năng thần bí có trong các Mantras” (các công thức thần bí hoặc các thần chú được trì niệm); và cuối cùng là Atmā Vidyā tức “Tri thức về Linh hồn”. Theo bà Blavatsky chỉ có phạm trù cuối cùng này mới là “Minh triết Chân chính mà ta gọi là Thông Thiên Học” (Tuyển tập H.P.B., IX, 252).

    Ta không thể thu được Minh triết này nhờ vào những quyền năng huyền bí vốn không phải là nguyên nhân mà là kết quả. Bởi vì mục đích của “kẻ khát khao minh triết tâm linh là nhập vào một cõi hiện tồn cao hơn. Y phải trở thành một con người mới, hoàn hảo về mọi phương diện hơn hiện nay và nếu thành công, những khả năng và năng lực của y sẽ gia tăng tương ứng về tầm mức và quyền năng . . . Chính vì thế mà Cao đồ được phú cho những quyền năng mầu nhiệm rất thường được mô tả”, những năng khiếu kỳ diệu chỉ là “hệ quả tự nhiên của việc tồn tại trên cõi tiến hóa cao” (Tuyển tập H.P.B., VI, 332, 333).

    Vậy là ta có thể đạt đến Minh triết này bằng cách đi theo con đường vị tha và thực hành các đức tính. Thật vậy, nó khơi dậy trong con người một sự nở rộ khiến y trở thành một thực thể tâm linh được phú cho những năng lực giúp y vượt trên con người chỉ thuần là có đạo đức.

    Trái lại, những khoa học bí mật khác có thể được thâm cứu mà không cần một nỗ lực hoặc bận tâm nào về phương diện đạo đức. Nhưng theo cách diễn tả của bà Blavatsky, chúng chỉ là những Huyền Thuật dựa trên “sự hiểu biết về bản thể tối hậu của vạn vật trong Giới Thiên Nhiên (giới khoáng vật, thực vật và động vật), do đó là bản chất tối hậu của những sự việc thuộc về phạm trù vật chất, cho dù bản chất này là vô hình và cho đến nay nó đã thoát khỏi sự câu thúc của Khoa học” (Tuyển tập H.P.B., IX, 252). Bà Blavatsky nêu ví dụ của các Huyền Thuật này chẳng hạn như Khoa Luyện Kim Đan, Chiêm Tinh Học, Sinh Lý Học huyền bí và Thuật Coi Chỉ Tay. Bà nói thêm rằng Atmā Vidyā bao gồm hết cả những khoa này và các Cao đồ đôi khi sử dụng chúng và “có chú ý lấy đi mọi yếu tố ích kỷ” (Tuyển tập H.P.B., IX, 251, 253).

    Theo Thông Thiên Học, con người bình thường, cho dù có thể đã tích lũy được kiến thức khoa học vẫn sống trong một trạng thái bán hôn thụy và vô minh sâu sắc về những khả năng riêng của mình cùng với thực tại nội tâm. Mục đích chân chính của Thông Thiên Học là giúp y vươn lên từ cái trạng thái “u minh” mà các nhà Luyện Kim Đan thời Trung cổ có thể biểu tượng được để lên tới cuộc sống quang minh của Tinh thần. Nó nhắm vào sự giải thoát con người bị trói buộc trong mạng lưới vật chất bằng cách cung cấp cho y những kiến thức và xung động có thể động viên nơi y những năng lượng vô hình.

    Sự biến cải này được thực hiện nhờ vào một chuyển động kép, tương ứng với hai lực vũ trụ: năng lượng hướng tâm và năng lượng ly tâm. Khi đương đầu với những giới hạn của mình, con người muốn tìm ra chiều kích thiêng liêng của mình, ắt phải trở thành một tiêu điểm mãnh liệt của tri thức bằng cách thu hút về trung tâm tâm thức mình điều mà xét về mặt biểu kiến vốn ở bên ngoài mình. Đồng thời trong một hành vi yêu thương và thông công với cái mạo nhận là phi ngã, y phóng chiếu ra khỏi chính mình, hoặc đúng hơn, là ra khỏi phàm ngã vốn chỉ cấu thành một mảnh Chơn ngã toàn vẹn của y.

    Sự phong thánh cho tình thương và tri thức này khiến con người khám phá được thực tại nội tâm vốn chuyển hóa được nhân tính thành thiên tính. Sự biến hình này được thực hiện bằng cách hội tụ cá nhân với toàn thể vũ trụ. Nó là “Đại Công Tác” của các nhà Luyện Kim Đan và xét theo ý nghĩa thần bí thì đó chính là Điểm Kim Thạch và Bột Phóng Chiếu của họ (Thuật ngữ TTH, 253).

    Sự biến cải con người là điều mà Jung gọi là “sự cá tính hóa”, còn Teilhard de Chardin gọi là “sự bản ngã hóa”. Nó tạo thành mục đích thứ ba của Hội Thông Thiên Học theo như bà Blavatsky hiểu. Khi định nghĩa mục đích thứ ba là “nghiên cứu và phát triển những quyền năng thiêng liêng ẩn tàng nơi con người”, bà đã cẩn thận gạch dưới từ thiêng liêng (Thuật ngữ TTH, 328).

    Như vậy, Thông Thiên Học là Khoa học cao quí nhất. Nó rao giảng một thuyết nhân đạo ở chiều kích vũ trụ. Khi tuyên bố con người có bản chất thiêng liêng, nó đã thánh hóa được con người. Như vậy, nó cũng khẳng định được việc y có thể tự siêu việt và cuối cùng thâm nhập trở lại vào trong đấng thiêng liêng mà xưa kia y đã cách ly với Ngài. Mặc dù là nền tảng của mọi tôn giáo, Thông Thiên Học không phải là một tôn giáo, trừ phi coi nó là tôn giáo của Nhân loại theo ý nghĩa mà bà Blavatsky xác định qua những từ như sau: “Vị Thượng Đế duy nhất mà ta phải phụng sự chính là Nhân loại và tục thờ cúng duy nhất của ta phải là yêu thương đồng loại của mình”(Tuyển tập H.P.B., VIII, 88).


    PDF | Quyển 1 | 4 MB | Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    PDF | Quyển 2 | 4 MB | Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    PDF | Quyển 3 | 4 MB | Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    P/S: Nên đọc quyển của Nguyễn Thị Hai dịch sẽ dễ hiểu hơn. (post dưới)
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 26/5/21
    vinhhoa, cungcung, Le Thien and 12 others like this.
  2. Đoàn Trọng

    Đoàn Trọng Lớp 11

    Giáo lý bí truyền

    PDF Scan | 161 MB
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tác giả: Josephine Ransom
    Dịch giả: Nguyễn Thị Hai
     
  3. tuyencsn

    tuyencsn Lớp 1

    Cám ơn nhiều
     
    Zecks thích bài này.
  4. Bong Bu

    Bong Bu Mầm non

    Bạn ơi! Bạn có định dạng sách này khác ngoài PDF như Mobi, AZW, AZWE3, Mobi, PRC,... thì cho mình xin với nha! Cảm ơn bạn rất nhiều
    Trân trọng,
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này