LS-Tổng hợp Giới thiệu Đèn CÙ 2

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Latiku, 18/12/14.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: Bọ Cạp
  1. Latiku

    Latiku Lớp 3

    Đọc giới thiệu cũng hấp dẫn lắm. Tiếc là không có file để đọc.
    Giới thiệu Đèn Cù 2

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Email Print
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đèn Cù cuốn I của Trần Đĩnh xuất hiện giữa mùa Thu năm nay đã được chiếu cố và hoan nghênh từ nước ngoài về lại trong nước. Cuốn sách, với lối văn nói, trình bày nội dung phóng khoáng, rất người và rất thực, đã thu hút người đọc với vô số chuyện xảy ra mà tác giả là vai chính hay ít ra là nhân chứng. Chuyện “cung đình” cộng sản, điều mà ai trong chúng ta, tò mò hay không tò mò, cũng đều muốn biết.
    “Truyện tôi” của Trần Đĩnh kể lại với cái tôi của người viết, đương nhiên, và chỉ một người viết này mới có cái tôi như thế… “Một lối kể tếu táo của người chứng kiến, không cần đưa ra dữ liệu, ai tin thì tin, không tin thì thôi… ” như nhận xét của nhà văn Vũ Thư Hiên.

    Trần Đĩnh cho biết từ ngày Đèn Cù I xuất hiện, cuộc sống (của ông) quả có gặp “khó khăn.” Các mối giao dịch xưa nay trở nên “lạ lùng, kỳ quái,” theo lời của tác giả. Cũng còn là may vì đừng quên rằng tác giả vẫn còn sống dưới chế độ “kỳ quái” được mô tả rành rọt trong cuốn sách. Vì may mắn nào mà Đèn Cù II vẫn còn được tiếp tục xuất hiện và hy vọng tới tay bạn đọc?

    Không, không có gì thay đổi cả. Vẫn giọng văn ấy, vẫn “lối kể tếu táo” ấy, và với những muộn phiền ấy trong cuộc sống của chế độ mà tác giả cố gắng luồn lách qua ngày… Những điều trông thấy mà đau đớn lòng… Trải dài trên mấy trăm trang giấy, đọc mệt luôn!

    Cuốn II tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ… xin trưng dẫn vài chuyện:

    Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào, cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sợ bị ám sát, chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả dạng lúc xuất hiện trước công chúng. Chuyện nghe cũng bình thường thôi và không có chi lạ. Vậy lạ ở đây là cái gì? Xin nghe tác giả thuật lại chuyện của người đã giả ông Hồ theo lời kể của Xương.

    “Chuyện của Xương nói chung rất khác người. Rất bông phèng:”

    “Có lần anh hỏi tôi năm 1946, lúc còn là thiếu niên tiền phong… có ra ga Hàng Cỏ đón ông Bác đi tàu thủy ở Pháp về Hải Phòng rồi lên Hà Nội bằng xe lửa. À, có đón hả?

    “Xương cười nói tiếp: Thế thì cậu hoan hô với vẫy hão rồi. Hôm ấy ở xe lửa xuống, cụ lên dự cuộc đón tiếp công khai xong là có người dắt đi, bịt râu, đi tắt trong sân ga đến chỗ thằng Qua, thằng này sau là cục trưởng cục trại giam, chờ sẵn lái đưa cụ đi.

    “Sợ phản động nó xơi mà. Còn Bác trên xe chính thức giễu phố là một cậu lâu ngày tớ quên tên nó mất rồi, thằng này giống ông cụ kinh khủng, nó đeo râu giả làm ông cụ, nhòm ra vẫy đồng bào. Phản động phơ thì thằng này hứng…

    “Đến cải cách ruộng đất, tay hình nhân này bị đấu tố là địa chủ phản động gian ác, suýt ngỏm. Nó khóc: Tôi từng đóng thay Bác Hồ để phản động có bắn thì tôi chết thay bác, thế nhưng phản động không bắn mà nay Ðảng lại bắn tôi, ôi bác Hồ ơi, hu hu… ”

    Chuyện thứ hai liên quan đến cuộc sống của công nông trong cái “thiên đường cộng sản” đó. Ly kỳ lắm vì rằng lương của họ chỉ đủ sống 10 ngày… mà vẫn sống. Lương chỉ đủ sống 10 ngảy, người nói câu đó không phải là “một tên phản động, tàn dư Mỹ ngụy… ” mà là Trường Chinh, Tổng bí thư đảng.

    Trần Đĩnh viết:
    “Tái xuất giang hồ, Trường Chinh có một câu quá hay: Lương của công nhân viên chức chỉ đủ để sống trong mười ngày.

    “Hoàng Ước, thư ký của Trường Chinh bảo tôi là một hôm Trường Chinh nói với mấy người giúp việc rằng ta trả cho người lao động đồng lương bóc lột. Hoàng Ước bèn nói lương chúng tôi chỉ đủ sống mười ngày. Trường Chinh cau mày khó tin – bóc lột thì có nhưng sao lại có thể ác nghiệt hơn cả đế quốc đến thế?

    “Hôm sau [Trường Chinh] bảo Hoàng Ước: Tôi đã hỏi nhà tôi, nhà tôi nói không có chế độ cung cấp đặc biệt thì lương ông cũng chỉ đủ cho nhà này ăn mười ngày.
    “Sau đó Trường Chinh đến nhà máy thuốc lá Thăng Long nói Phải cứu giai cấp công nhân!

    “Hay thật! Ở một nước do giai cấp công nhân lãnh đạo mà đảng phải cứu giai cấp công nhân ra khỏi đồng lương bóc lột? Tôi thấy ở đó một khẩu lệnh hành động. Trường Chinh rất giỏi đề khẩu lệnh. Nhưng ông không nói cứu công nhân khỏi tay ai? Và thằng khốn nào nó bóc lột công nhân?

    “Song dân biết rất rõ cái cơ chế gà què mổ lẫn nhau nó cho phép bộ máy với lương sống mười ngày vẫn cù cưa được cả tháng, tất nhiên ở mức khốn nạn… ”
    Thế là xong, hết thắc mắc. Nói chung cho cả nước.

    Gia đình Trần Đĩnh còn gặp khó khăn hơn với nạn đánh Hoa Kiều sau khi đương sự bị đuổi. Tại sao? Bà Trần Đĩnh là người Hoa.

    “Tôi bị đuổi việc so với cái họa của Hồng Linh vợ tôi, còn sướng hơn nhiều. Một sáng, phó phòng tổ chức Nhà hát giao hưởng – hợp xướng – Nhạc vũ kịch Việt Nam gọi Linh đến bảo:
    “Chị phải đi khỏi Việt Nam. Và đi một mình, vì Trần Đĩnh không được phép đi đâu cả, còn con gái chị là người Việt Nam nên phải ở lại. Chị không đi, mai kia phòng tuyến Bắc Giang vỡ là sẽ tập trung các người Hoa như chị vào một khu vực xa lắm, khổ ra.”

    Tại sao Trần Đĩnh tiếc nuối chế độ? Bị cho nghỉ việc, không lương, vợ bị trục xuất. “Trong biên bản khai cung năm 1968, tôi (tác giả) viết:
    “Chân lý Mác Lê nay như một vòm pha lê vở vụn, mỗi anh nhận một mãnh và bảo đó là chân lý chung.

    “Tôi nhìn đảng như một quái vật hai đầu. Một đầu của cô gái xinh đẹp là cuộc tổng khởi nghĩa và một đầu nghiệt ngã dữ dằn là đảng hiện nay. Có khi muốn đẩy cái đầu dữ đi thì đầu cô gái mà tôi mê lại khuyên ráng chịu.”

    Một chế độ công an trị đang vây bủa. Một lưới trời (thiên võng) đang chụp trên đầu cả nước, chỉ có internet, họa hoằn lắm, mới qua lọt.

    Vẫn từng đó người trong từng đó chức vụ, của đảng, của chính phủ, của quốc hội, của đoàn… nối tiếp nhau… Voi giấy ối a, ngựa giấy, ơi tít mù nó chạy vòng quanh…

    Nhà xuất bản Người Việt (Nguồn Fb Trần Triết)
     
    whatcsvt100, Zhiqiang, hanhdb and 2 others like this.
  2. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Hehehe, có là bạn phải up ngay nhé!
     
    Latiku thích bài này.
  3. Latiku

    Latiku Lớp 3

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Amazon đã bán rồi. Mình đang tìm file ebook :D chứ amazon không có ship về Việt Nam.
     
  4. notrinos

    notrinos Lớp 5

    Lên Đinh Lễ khéo dò hỏi là mua được, 500K 2 cuốn
     
    Latiku thích bài này.
  5. cairong

    cairong Lớp 2

    Bạn nói thật ko đấy ? T1 thì mình có thể tin vì có công khai trên mạng. Chứ T2 không thể tìm thấy. Nếu có thì đã xôn xao trên mạng rồi
     
  6. Latiku

    Latiku Lớp 3

    Không có sách đọc :(, đành copy từ những người đã đọc vậy :D

    Tác phẩm Đèn cù phần 2 của nhà văn Trần Đĩnh sẽ ra mắt bạn đọc trong thời gian tới đây. Những dòng tự sự về thân phận con người trong chế độ cộng sản cũng như những bí ẩn chính trị bị che dấu tiếp tục được phơi bày. Sau đây là góc nhìn của một trong những độc giả đầu tiên của Đèn cù phần hai.

    Hồng cung bí sử

    “Ông Lê Trọng Nghĩa xuất thân là một sinh viên khoa Luật, thông thạo nhiều thứ tiếng. Năm 23 tuổi (tức 1945) ông làm thuyết khách gặp gỡ Trần Trọng Kim, thuyết phục chỉ huy Nhật ở Trại Bảo an binh và tham gia đàm phán với Tổng chỉ huy quân đội Nhật ở Hà Nội. Chia sẻ về công việc của mình, ông nói: "Tôi theo dõi tất cả các vấn đề có quan hệ tới đối phương như Pháp, Mỹ, và các nước khác có liên quan đến cách mạng Việt Nam. Dựa vào những tin tức đó, Bộ Chính trị đưa ra chủ trương, quyết sách". Giai đoạn Cách mạng Tháng 8, ông Nghĩa đại diện chính quyền Việt Minh liên hệ với quân đội Nhật. Chủ trương lúc đó của Việt Nam là chỉ huy quân giải phóng đánh vào quân Nhật đang co cụm ở Thái Nguyên để mở đường Nam tiến.”

    Đó là đoạn trích từ bài báo ngày 11/10/2014 trên báo mạng Vnexpress tại Việt nam. Bài báo này ghi nhận cảm nghĩ của ông Lê Trọng Nghĩa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời cũng ghi vắn tắt tiểu sử của ông Nghĩa, một người từng đứng đầu ngành tình báo Việt nam và giữ vai trò quan trọng nhất trong cuộc cướp chính quyền tháng Tám năm 1945.

    Điều mà báo này không nhắc đến là chuyện ông Nghĩa bị bắt, không án trong cái gọi là vụ án xét lại chống Đảng.

    Sự thành công của cách mạng tháng tám không phải là sự tổ chức sắc sảo từ đầu đến cuối của đảng cộng sản Việt nam mà là một khoảng trống về quyền lực lúc ấy trên bán đảo Đông Dương.

    -Trần Đĩnh

    Điều này lại được tác giả Trần Đĩnh ghi nhận rất chi tiết trong phần hai cuốn tự truyện Đèn Cù. “Nhưng thân phận cựu Đại tá tình báo Lê Trọng Nghĩa không quan trọng bằng tiết lộ của ông về cuộc cách mạng tháng tám mà Trần Đĩnh ghi lại”. Theo tiết lộ này thì trong tháng tám 1945 những người đứng đầu Việt minh, mà nòng cốt là đảng cộng sản đã ra quân lệnh số 1 tấn công quân đội Nhật bản đang chiếm đóng Đông dương lúc ấy. Trong khi đó thì bộ phận Việt minh ở Hà nội do ông Lê Trọng Nghĩa đứng đầu thương lượng thành công với quân đội Nhật để lên nắm chính quyền. Ông Hồ Chí Minh và các cố vấn của ông đều không biết việc này. Và khi những đội quân Việt minh đầu tiên tiến về Hà nội từ Việt bắc vẫn phải xin phép quân đội Nhật.

    “Điều này có nghĩa là sự thành công của cách mạng tháng tám không phải là sự tổ chức sắc sảo từ đầu đến cuối của đảng cộng sản Việt nam mà là một khoảng trống về quyền lực lúc ấy trên bán đảo Đông Dương.”

    Những tiết lộ lịch sử ấy ắt hẳn là điều mà nhiều người quan tâm đến lịch sử và chính trị Việt nam mong đợi từ quyển sách Đèn Cù tập 2 sắp xuất bản, cũng như họ đã mong đợi từ phần một quyển tự truyện này.

    Một điều có lẽ cũng sẽ gây ngạc nhiên cho người đọc khi Đèn cù 2 tiết lộ rằng Lê Duẫn đã từng tiếp xúc với tình báo Mỹ, mặc dù sau đó tại đại hội trung ương đảng lần thứ 9 ông là người đứng đầu phái thân Mao chủ trương dùng bạo lực để tiến đánh miền Nam.

    [​IMG]

    Nhà văn nhà báo Trần Đĩnh, ảnh chụp năm 1998. Hình do ông cung cấp.

    Cũng liên quan đến ông Lê Duẫn, những điều Trần Đĩnh ghi chép lại cho biết rằng sự “bất kính” của ông Duẫn đối với ông Hồ đã bắt đầu từ khi ông được huấn luyện bởi các bậc đàn anh như Trần Phú, Hà Huy Tập, những người được Quốc tế cộng sản công nhận chứ không phải là ông Hồ, một kẻ bị thất sủng, dù ông cũng là người được Đệ tam quốc tế đào tạo từ rất lâu.

    Người ta cũng sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Trần Đĩnh nghi ngờ nhân vật Trần Xuân Bách khi ông này đề ra những ý tưởng cải cách chính trị cởi mở hơn cho Việt nam.

    Và những câu chuyện thâm cung bí sử về những nhân vật chính trị một thời của đảng cộng sản Việt nam tiếp tục được ghi lại qua ngòi bút dí dỏm của Trần Đĩnh, người chỉ khiêm tốn đặt tên cho quyển sách đầy ắp tư liệu lịch sử của ông là “Truyện tôi”.

    Những chi tiết lịch sử ấy Trần Đĩnh gọi là “Hồng cung bí sử”.

    Thân-phận con người

    Những sự kiện lịch sử dù bị che dấu, cũng sẽ dần dần lộ ra trong thời đại thông tin toàn cầu này, “điều mà Trần Đĩnh đem đến nhiều nhất cho người đọc chính là sự mô tả thân phận con người trong và dưới chế độ cộng sản.”

    Những nhân vật trong guồng máy như các ông Lê Liêm, Bùi Công Trừng, Đặng Kim Giang, Ung Văn Khiêm,… những người có công gầy dựng nên đảng cộng sản bị đối xử một cách tàn khốc khi sa cơ thất thế, bị chính các đồng chí ngày hôm qua của họ giáng xuống những bản án nặng nề. Trần Đĩnh viết:

    Đất nước bị mắc phải một giống vi trùng có tên là tính đảng. Nó kháng lại mọi yêu cầu tử tế của con người.

    -Trần Đĩnh

    “Đất nước bị mắc phải một giống vi trùng có tên là tính đảng. Nó kháng lại mọi yêu cầu tử tế của con người.”

    Ông viết thêm là ở nước Việt nam, nhờ có đảng mà cái gì cũng là hai mặt, hai mang. Và những tư tưởng giai cấp mà đảng cộng sản đem vào Việt nam đã để lại những sự đảo điên vô cùng nghiêm trọng cho xã hội Việt nam:

    “Nó gây sốc đảo điên dân tộc, nó đem vào lập trường đấu tranh giai cấp, đi vào trong mọi quan hệ xã hội, họ hàng gia đình, bạn bè để đấu tố nhau, xin mạng nhau.”

    Tuy nhiên cuộc đấu đá quyền lực của những người lãnh đạo cộng sản không làm họ xao nhãng việc cai trị. Trần Đĩnh viết tiếp:

    “Tôi lạ là các bộ óc đầy hằn học, nghi ngờ nhau như vậy vẫn nhất trí được với nhau trong việc trị dân.”

    Sự phản kháng của dân chúng trước sự toàn trị ngặt nghèo của đảng được Trần Đĩnh mô tả lại qua những buổi trò chuyện dài giữa ông và anh thanh niên vá xe đạp. Qua đó người đọc thấy sự phản ứng rất đặc biệt của người dân dưới chế độ cộng sản: Không có những cuộc biểu tình, những cuộc nổi dậy mà có sự châm biếm các giới lãnh đạo, sự biến thái của ngôn ngữ để chuyển tải những câu chuyện khôi hài đen.

    Đọc Đèn cù tập 2 người ta cũng thấy một mối quan hệ đặc biệt giữa những người bất đồng chính kiến, những người bị chế độ lên án với những nhân viên an ninh theo dõi họ. Họ tồn tại song song nhau, khai thác nhau. Bộ máy an ninh dày đặt đã gieo rắc sự sợ hãi vào trong lòng dân chúng, và cả những người có cương vị trong xã hội. Trong xã hội ấy một khi người ta ngại tiếp xúc với các cơ cấu của bộ máy quyền lực chính là lúc người ta bắt đầu có biểu hiện của sự khủng hoảng tâm thần do bị đàn áp về tinh thần. Đó là nhận xét của Trần Đĩnh về những thân phận con người xung quanh mình và ông thường xuyên tự nhắc mình rằng trong cái sợ đó “phải ứng phó làm sao cho đúng cốt cách một con Người”.

    Dù biết rằng bất cứ sự so sánh nào cũng khập khiễng, nhưng câu chuyện về những nhân vật cộng sản Việt nam mà Trần Đĩnh ghi lại, không khỏi gợi cho độc giả nhớ đến cuốn tiểu thuyết chính trị của nhà văn Pháp Andre Malraux mang tựa đề “Thân phận con người”, mô tả cuộc nổi dậy của lực lượng cộng sản tại Thượng hải, Trung quốc vào những năm 1930. Người ta thấy nhiều âm mưu, nhiều sự bội phản, nhiều sự cơ hội, và trên hết là sự ảo tưởng mà Trần Đĩnh gọi là sự Mộng tưởng. Sự mộng tưởng vào chủ nghĩa cộng sản ám ảnh tác giả lớn đến mức mà ông lập lại đến hai lần trong phần hai của tác phẩm Đèn cù:

    “Mộng tưởng không trọng lượng nhưng đè sập biết bao đời người.”

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đèn cù tập II

    Hôm nay, tôi mới mua được cuốn "Đèn cù tập II" của Trần Đĩnh. Sách dày đến hơn 650 trang, và tôi chỉ mới đọc đến trang 200. Đèn cù tập I có tiêu đề là "Số phận Việt Nam dưới chế độ cộng sản", còn Đèn cù tập II có tiêu đề là "Vén mây giữa trời", nghe rất … thơ. Đèn cù tập II có vẻ hấp dẫn hơn, mạnh mẽ hơn, và trực diện hơn tập I. Tại sao vén mây ? Vì theo cách nghĩ của tác giả, mặt trời là những cái tên xa lạ như Lenin, Stalin, và Mao, còn lãnh đạo VN và đảng chỉ là những vì sao, và vén mây lên, tác-giả muốn làm rơi-rụng cả mặt trời và những vì sao. Ở đây, tôi sẽ đọc và ghi chép những sự kiện và câu chuyện đáng chú ý. Đọc đến đâu ghi đến đó …

    Trong Đèn Cù Tập II, Trần Đĩnh thuật lại cuộc đời ông bị nhóm Lê Duẩn – Lê Đức Thọ đày đoạ vì tội "xét lại chống đảng". Ông chịu cùng số phận với những người nổi danh như Võ Nguyên Giáp, Hoàng Minh Chính, Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Vũ Thư Hiên, v.v. Vì có liên hệ với nhiều người trong vai trò một nhà văn và một kí giả, nên Trần Đĩnh có tiếp xúc với rất nhiều người từ nhiều thành phần. Do đó, câu chuyện của ông rất ư thú vị và hấp dẫn. Đèn Cù Tập II vẫn giữ được một văn phong lôi cuốn người đọc từ đầu đến cuối qua những câu chuyện có khi đắng lòng, nhưng cũng có khi hài hước.

    Nguyễn Cơ Thạch và tướng Giáp

    Một trong những chuyện tôi thấy thú vị có liên quan đến ông Phạm Văn Cương (người sau này là Nguyễn Cơ Thạch, Bộ-trưởng Ngoại-giao từ 1981-1991). Dĩ nhiên, ông Thạch là thân phụ của đương kim Bộ-trưởng Ngoại-giao Phạm Bình Minh. Ông Thạch từng là thư-kí của tướng Võ Nguyên Giáp, và ông rất tự hào với vai trò đó. Là thư-kí cho tướng Giáp, nhưng trong thời chiến, ông cũng kim luôn giặt quần áo cho vị đại-tướng ! Ông hay khoe với anh em rằng ông giặt quần áo cho tướng Giáp đến nhợt tay.

    Thế nhưng tình thế đổi thay, cậu thư-kí giặt đồ ngày nào nay là Bộ-trưởng Ngoại-giao, Uỷ-viên Bộ Chính-Trị và lúc đó thì tướng Giáp chẳng còn vai trò gì trong đảng. Trong Đại-hội 7 (1991), khi tướng Giáp xin phát biểu về xây dựng đảng, ông Thạch lúc đó ngồi ghế chủ toạ đã cắt ngang vị tướng sếp của mình ngày nào : "Đồng chí nói quá mất mấy phút rồi, xin thôi. Đồng chí hãy chú ý cho là đảng ta rất chú ý phát huy dân chủ." (Trang 37). Lúc đó, Lê Duẩn xem Nguyễn Cơ Thạch như là anh-hùng vì dám sửa lưng vị đại-tướng lừng danh. Dĩ nhiên, ông Duẩn không ưa tướng Giáp.

    Những nhếch-nhác và Hồng vệ binh

    Trần Đĩnh còn kể những chuyện nhếch-nhác của giới lãnh đạo cao cấp thời đó. Một trong những người được nhắc đến là ông Hoàng Tùng, từng làm Tổng biên tập báo Nhân Dân. Chuyện kể rằng Hoàng Tùng từng xâm phạm và hại đời con gái của Cung Kim Châu, người mà sau này là phu-nhân của Nhà báo nổi tiếng Thép Mới. Cung Kim Châu từng tự-tử vài lần, nhưng không thành. Cung Kim Châu cũng từng đệ đơn kiện chồng đến Trường Chinh và Tố Hữu.

    Ngoài ra, tác giả còn phác hoạ những bức tranh rất hài hước ở miền Bắc thời Bao-cấp. Đợt đổi tiền 1977, báo chí phát hiện những tên tư-sản giàu một cách … động trời. Một bài báo viết như sau : "Đời sống của bọn chúng [nhà giàu] là có toa-lét lát đá hoa, nuôi chó béc-gê, có Honda, tivi, v.v." Thời nay, các bạn trẻ đọc tin này giống như đọc truyện cổ tích, và các ông như Hoàng Văn Nghiên hay Trần Văn Truyền phải cười khẩy.

    Việt Nam thời đó cũng có bọn "Hồng Vệ Binh" (HVB) và họ cũng gieo rắc nhiều kinh-hoàng trong xã hội. Một trong những gieo rắc của họ là kiểm tra thuần phong mĩ tục, cắt quần những ai mắc quần ống loe. Hai trí thức Việt kiều suýt nữa là nạn nhân của chúng. Bà Tạ Thị Thuỷ, một trí-thức Việt-kiều Pháp, về Hà Nội theo lời mời của Chính phủ. Một hôm bà đi dạo bờ hồ Hoàn Kiếm, hai thanh niên HVB nham nhở đến nói "Cô em, giơ chân lên, cô em …", bà còn đang tần ngần chẳng biết việc gì xảy ra, thì họ quát "Ngoan cố hả ? Nào giơ chân lên cho anh cắt hay là để mất quần". Liền ngay lúc đó hai thanh niên khác xuất hiện can thiệp, nhưng bị hai HVB đe doạ. Tuy nhiên, hai thanh niên này xuất trình một thẻ bìa đỏ, thì hai HVB rút lui ngay. Hoá ra, hai thanh niên này là an-ninh có trách nhiệm theo dõi bà Thuỷ, mà bà không hề hay biết !

    Một trường hợp thứ hai là ông Nguyễn Thế Học, con trai út của Nhà thơ Thế Lữ, là một giáo-viên toán ở Pháp về thăm Hà Nội. Khi ông và vợ đi xem hát ở Nhà hát lớn thì bị người soát vé đuổi về vì mặc quần loe, tư-sản ! Người ta còn phân-biệt kì-thị kinh khủng. Khi lên máy bay, hai vợ chồng ông Học ngồi ở khoang gần phi-công, có bình hoa, còn gia đình Nhà thơ Thế Lữ thì ngồi ở khoang hành khách bình dân, nhưng ông Học phản đối vì ông nói ông chỉ là giáo viên, chứ ông Thế Lữ mới là quan trọng. Nhưng người ta nhất định không nghe. Ông Học có nhận xét chí lí : Có hai cái mà người Mĩ trọng nhất là con người và tự-do, nhưng cả hai cái này thì người Việt Nam khinh thường nhất (trang 61).

    Nỗi sợ

    Xuyên suốt những trang mà tôi đã đọc, Trần Đĩnh vẽ lên một bức tranh xã hội được thống trị bởi nỗi sợ. Ông viết rằng thời chiến tranh, tiêu chuẩn hàng đầu của công dân là "Không sợ chiến tranh và không sợ Mĩ đã thành chuẩn đầu bảng của đạo đức cách mạng." Nhưng trớ trêu thay "thay vào đó có cái sợ thiêng-liêng được đảng ra sức bồi-dưỡng, phát-triển : sợ đảng trừng-trị." Đọc những dòng này chúng ta nhớ đến câu nói nổi tiếng của Nhà văn Nguyễn Tuân rằng ông còn tồn-tại là vì biết sợ.

    Nhưng tại sao sợ ? Chẳng ai biết. Trần Đĩnh đề nghị "Cần bàn sâu hơn về cái sợ mà đảng cộng-sản đã hun đúc nên ở đảng viên, cán bộ, nhân dân. Sức mạnh của đảng dựa trên cái sợ phi-nhân này. Vì nó phủ đen ngòm lên cả lãnh tụ."

    Ngay cả cụ Hồ Chí Minh cũng ... sợ. Sợ bị ám-sát. Trong Đèn Cù Tập II, tác giả kể rằng có lần người ta phải đưa một người giống ông cụ ra giả làm ông cụ, cũng đứng trên xa vẫy tay chào công chúng. Điều trớ trêu là sau này người giả cụ Hồ này bị đấu-tố trong Cải-cách ruộng đất là "địa-chủ gian-ác", nhưng may phước được người ta cứu sống.

    Vụ án xét lại

    Trong Đèn Cù Tập II, Trần Đĩnh còn tiết lộ sự tàn-ác của nhà tù. Ông Hoàng Minh Chính (nguyện viện-trưởng Viện Triết-học Mác-Lê), người có lẽ nổi tiếng nhất vì bị dính dáng vào "Vụ án xét lại", từng viết đơn tố cáo rằng khi ông bị giam trong tù, đêm đêm công-an vào đè ông xuống giường và bóp cổ.

    Tàu-cộng rất ghét tướng Võ Nguyên Giáp. Trần Đĩnh tiết lộ rằng năm 1979 (?) sau khi tướng Giáp viết bài tố cáo tội ác xâm-lược của Tàu-cộng, thì bên Bắc Kinh chúng cho giăng biểu ngữ đả đảo Võ Nguyên Giáp "phần-tử xét lại tay sai Liên-Xô, phản-bội Hồ Chí Minh" ngay tại Thiên An Môn và trước mặt đoàn đại-biểu do Lê Thanh Nghị dẫn đầu sang thăm Tàu.

    Còn ở Việt Nam, như là một cách dằn mặt tướng Giáp, người ta còn đày-đoạ tướng Đặng Kim Giang và Đại-tá Lê Trọng Nghĩa (những phụ-tá của tướng Giáp) một cách dã-man,. Trần Đĩnh kể rằng khi đại-tá Lê Trọng Nghĩa (chánh văn phòng Bộ Quốc-Phòng) bị bệnh lao phổi, tướng Văn Tiến Dũng đưa vào điều trị ở Bệnh-viện 354. Mới nhập viện buổi sáng thì buổi chiều có nhân viên an-ninh đến hoạnh hoẹ ban giám đốc bệnh viện là ai cho ông Nghĩa vào đây. Bệnh-viện phải chuyển đại-tá Nghĩa xuống một cái buồng chật hẹp và hẻo lánh dùng để chổi.

    Một điều thú vị là ông Sáu Búa Lê Đức Thọ không ưa ông Trường Chinh. Khi bàn về nhân sự và đoàn kết trong đảng, Sáu Búa từng nói "Trung-ương cái đéo gì. Trung-ương thằng Khu ! Cộng-sản mà lại đoàn-kết với tư-sản và địa-chủ ?" (Trang 88). (Cần biết rằng tên thật của ông Trường Chinh là Đặng Xuân Khu. Thật ra, Lê Đức Thọ cũng chỉ là cái tên giả vì tên thật của ông là Phan Đình Khải). Chả thế mà ông cụ (có lẽ nói ông Hồ Chí Minh) từng chơi chữ về cái tên Lê Đức Thọ là "Le Duc" (tiếng Pháp là Quận-công), hàm ý nói Sáu Búa lộng-hành chẳng xem ai ra gì (trang 87).

    Trần Đĩnh cho biết ở Sài Gòn, người ta cũng không ưa Sáu Búa Lê Đức Thọ. Nhóm Sài Gòn quyết "bứng" cho được tay chân của Sáu Búa là Trần Quốc Hương và Mai Chí Thọ. Những dằng co, căng thẳng về quyền lực đọc khá gây cấn.

    Cụ Đào Duy Anh

    Lê Đức Thọ còn "đì" cả cụ Giáo-sư Đào Duy Anh ! Trần Đĩnh kể lại rằng cụ Đào Duy Anh từng rầu rầu tâm sự với ông rằng "Cả năm em nhà họ Đào chúng tôi, mà tôi là cả, khổ vì một tay Lê Đức Thọ." (Page 137). Sở dĩ cụ Đào Duy Anh bị "chiếu tướng" là vì khi ông còn hoạt động cho đảng Tân Việt và bị Pháp bắt, vợ ông đem cho ông chiếc gối để ngủ trong nhà tù. Nhưng không ngờ trong đó có một số tài liệu, bị Pháp phát-hiện, và người cộng-sản làm ầm lên rằng Đào Duy Anh đầu hàng khai báo với Pháp. Khi làm xong cuốn Từ-điển Pháp-Việt, ông Thọ mạt-sát Gs Đào Duy Anh thậm tệ, vì ông cho rằng từ điển đó chỉ phục vụ cho đám quan lại, sinh viên đỗ đạt ra làm quan đốc-tờ, quan huyện !

    Làm sao một học-giả như Đào Duy Anh có thể tồn-tại trong không khí như thế ? Ông cho biết rằng "Vũ khí duy nhất của tôi để chống lại cái xấu bao-la sầu này là lòng tự-trọng. Là ranh giới không thoả-hiệp về chính trị."

    "Nạn-nhân viết hoa của đảng"

    Chuyện kể thú vị trong ngày tang của cụ Đào Duy Anh, khi Tố Hữu dẫn đoàn học-sinh Quốc-học Huế đến viếng. Đào Phan là em của Đào Duy Anh giữ Tố Hữu lại hỏi tại sao ông dẫn đoàn đó vào đây, mà trước đây ông từng viết hai câu thơ :

    Tôi dạo gót trên đường phố Huế

    Dửng dưng không một chút tình chi

    Tướng Giáp cũng đến viếng đám tang của cụ Đào Duy Anh. Sự có mặt của tướng Giáp làm cho những người có mặt trong đám tang râm ran. Ai cũng nghĩ ông chính là một "Nạn-nhân viết hoa của đảng" !

    Bs Nguyễn Khắc Viện

    Bác-sĩ Nguyễn Khắc Viện, một học giả tôi rất ngưỡng phục, cũng có một thời … ngây-thơ và mông-muội. Giáo-sư Trần Đức Thảo cho Trần Đĩnh xem một bài báo của Bs Viện viết vào năm 1942 ở Paris ca ngợi chủ-nghĩa Quốc-Xã của Hitler ! Chưa hết, Bs Viện còn giúp sinh viên Việt Nam đi học ở Đức (vì lúc đó Pháp đầu hàng Đức), nhưng chẳng biết có sinh viên nào đi theo "diện" đó không. Ít ai biết rằng chính Bs Viện từng đệ trình lên Lê Duẩn đề-cương diệt tư-bản ở miền Nam Việt-Nam.

    Cướp-bóc

    Viết về thời bao-cấp cực khổ và cướp tài sản, Trần Đĩnh có đề cập đến một người tên Vấn, nhưng tôi không rõ là ai, vì tác giả không nói rõ. Trần Đĩnh kể rằng năm 1955, ông bố của Vấn cho 2 cán bộ trí thức thuê 2 phòng ở tầng trệt biệt-thư làm văn phòng, có hợp đồng và chữ kí của chính quyền hẳn hoi. Thế mà sau này hai người thuê đó chiếm luôn biệt-thự. Khi bố Vấn đâm đơn kiện, toà án cách mạng cho ông đi tù 3 tháng vì tội phản ứng lại cuộc cải-tạo công thương nghiệp tư-bản !

    Thú vị là Trần Đĩnh có đề cập đến một người mà tôi quen biết: Gs Mai Thế Trạch (Trach Mai). Đoạn đó viết như sau: "Vấn có bạn là Bác-sĩ Mai Thế Trạch, con bà Lợi Quyền tư-sản lớn từng lẫy lừng chuyên quyên góp rất nhiều vàng cùng nhà cửa trong Tuần-lễ Vàng. Còn lại một ngôi nhà, sau được Ban tuyên-huấn trung-ương đến hỏi. Chê đắt. Đùng một hôm, xe tuyên-huấn chở mấy bao tải tiền đến mua, đắt cũng được. Ba ngày sau đổi tiền. Tố Hữu, nguyên trưởng ban tuyên-huấn, đã hạ thời cơ tuyệt hảo chấm dứt cơ nghiệp đại-gia tư-sản Lợi Quyền có tiếng ở Hà Nội. Bằng giấy lộn. Ai cứ bảo nhà thơ trên gió trên mây. Còn Thế Trạch với số tiền bán nhà kia mua không nổi căn-hộ con ở Sài-Gòn. "Quốc tế ca" hát bài Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình. Quá giỏi !" (Trang 112)

    Thời mông-muội

    Đọc Đèn Cù Tập II những người thế hệ tôi (tức từng sống qua sau năm 1975) bắt gặp nhiều … kỉ niệm. Sau 1975, Trần Đĩnh có dịp vào Sài Gòn và có vài nhận xét thú vị. Ông la-cà với các văn nghệ sĩ trước 1975 như Trịnh Công Sơn và văn nghệ sĩ cách mạng như Nguyễn Quang Sáng. Ông khen chế độ VNCH cho phép văn nghệ sĩ tương đối tự do để sáng tác, nói lên nỗi niềm của họ trước thời cuộc. Ông đặc biệt xúc động, khi đọc bài thơ của Tô Thuỳ Yên viết về trận hải-chiến Hoàng-Sa mà hải-quân VNCH đã đụng độ với hải quân Tàu-cộng. Trần Đĩnh nhận xét rằng VNCH không có thần tượng và thần thánh hoá lãnh tụ như ngoài Bắc. Ông viết "Nên biết Sài Gòn không có bài hát nào ca muôn năm Nguyễn Văn Thiệu và Johnson. Mà Việt có khen thì Mĩ nó cũng cóc thiết" (Trang 119).

    Đọc Đèn cù Tập II, tôi bắt gặp những câu vè quen quen sau 1975 ở miền Nam :

    Đôi dép râu dẫm nát tâm hồn trẻ

    Nón tai bèo che khuất tương lai

    Hay những câu tếu táo như:

    Hôm qua em mơ thấy bác Hồ

    Chân bác dài, bác đạp xích lô

    Em thấy bác em kêu xe khác

    Mắt trợn trừng bác mắng đồ ngu …

    Hay :

    Đả đảo Thiệu – Kỳ mua gì cũng có

    Hoan hô Hồ Chí Minh mua cái đinh ranh con cũng xếp hàng

    Ông nhận xét rằng từ 1975 có sự biến đổi tâm lí. Trước kia, gặp nhau câu hỏi thường xuyên là "Vào đảng chưa ?" Còn sau 1975 thì câu hỏi là "có tivi, tủ lạnh, Honda chưa ?" Họ quên hết những lời đanh thép của thủ-tướng Phạm Văn Đồng : "Phương Tây là vật chất, vật chất, vật chất khốn nạn. Phương Đông là tinh thần, tinh thần, tinh thần cao quí."

    Phụ-nữ miền Bắc bắt đầu biết trưng diện. Tác giả viết một câu đọc vui vui, khi phụ-nữ miền Bắc khoác lên cái quần jean Sài Gòn : "Nhờ jean Sài Gòn, đàn bà con gái trưng lên nguy-nga tấm quốc-huy của vùng sinh-nở. Còn nhờ cặp kính màu, người con gái lại bổng thành nàng công-chúa giấu mặt nhìn ra ngoài qua một cửa cao sang gắn mã não của chiếc kiệu hoa" (Trang 124).

    Hoá ra, nói như Trần Đức Thảo, cách mạng cũng đam mê vật chất và họ hi sinh cũng chỉ vì vật chất. Như thấy qua những trích đoạn trên, trong Đèn Cù Tập II, tác giả có vẻ trực diện hơn, thẳng thắn hơn, và không ngần ngại viết ra những nhếch-nhác của những người ở tột đỉnh quyền lực hay cầm sinh mệnh quốc gia. Đúng như tác giả hứa là sẽ "vén mây" để chúng ta nhìn rõ hơn những bộ mặt thật của Tàu-cộng, của những kẻ giết người như ngoé như Mao và Stalin, và của tên lưu manh Đặng Tiểu Bình. Tác giả còn cho chúng ta nhìn rõ hơn những sai sót và lệ-thuộc trong quá khứ mà những người đi trước đã phạm phải, và qua đó gián tiếp giải thích tại sao VN đang ở vị trí thê thảm như hiện nay. Đây là một cuốn sách rất đáng đọc, đáng đọc hơn cả cuốn Đèn Cù Tập I.

    Đèn cù Tập II : Ung Văn Khiêm, cựu bộ-trưởng ngoại-giao nuôi heo

    Tiếp tục đọc Đèn Cù Tập II, và lần này tôi muốn viết vài dòng về nhân vật Ung Văn Khiêm. Đọc trên wikipedia thấy tiểu sử của ông khá sơ sài : sinh năm 1910 ở Chợ Mới, Long Xuyên, tỉnh An Giang (tôi đoán là thuộc gia đình giàu có), đi theo cách mạng, từng giữ chức "Bộ-trưởng Bộ Ngoại-giao Việt Nam từ 2/1961 đến 4/1963, sau đó làm Bộ-trưởng Bộ Nội-vụ đến năm 1971" trong Chính phủ VNDCCH. Nhưng trong Đèn Cù tập II, Trần Đĩnh tiết lộ rằng ông từng bị khai-trừ khỏi đảng, có thời gian đi … nuôi heo.

    Ở Chương 13, Trần Đĩnh kể lại buổi tiếp xúc với ông Ung Văn Khiêm (UVK) ở Sài Gòn, và ông UVK đã "bật mí những chuyện có thể nói là tày đình". Ông UVK là một trí-thức Nam-bộ, có lẽ cùng thời với Phạm Ngọc Thạch và "đàn em" Trần Văn Giàu. Đó là những người con nhà giàu, Tây-học, nhưng lại theo Việt Minh. Theo ông Khiêm thì nạn nhân "vụ xét lại" chính là ông Hồ Chí Minh ! Trong hội-nghị 9, ông cụ không biểu quyết, thì ngay sau đó Bộ Chính-trị không cho sinh hoạt nữa vì lí do … sức khoẻ. Ông Khiêm cho biết rằng ông cụ Hồ Chí Minh có lần gặp rắc rối về khách sạn bên Nam Tư, và ông Khiêm (lúc đó là bộ-trưởng ngoại-giao) phải ở lại nửa tháng trời để giải quyết. Rất tiếc ông không nói rắc rối gì.

    Trong thập niên 1960, đảng Lao-Động VN có 2 phe : phe theo Liên Xô lúc đó do Khrushchev lãnh đạo, và phe theo Tàu của Mao Trạch Đông. Phe theo Khrushchev còn được gọi là "phe xét lại", vì Khrushchev chủ trương sống chung hoà bình với thế giới tư bản. Dạo đó, phe theo Tàu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ thắng thế, và truy bắt những ai theo phe xét lại. Nhiều người bị bắt giam, có thể kể đến Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Vũ Thư Hiên, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Kiến Giang, v.v. được nhắc đến khá nhiều lần trong Đèn Cù. Cũng có người không bị giam-giữ, nhưng bị khai trừ khỏi đảng, trong đó có Bộ-trưởng Ngoại-giao Ung Văn Khiêm và tướng Đặng Kim Giang.

    Ngay sau khi kết thúc chiến tranh (năm 1975), phe miền Nam như ông Võ Văn Kiệt kéo ông Khiêm về Sài Gòn. Ông Kiệt là "đàn em" của và từng được dìu dắt bởi ông Khiêm trong thời chiến. Nhưng sau này thì ông Khiêm bị đối xử rất tệ, cứ như là kẻ thù. Trần Đĩnh kể rằng vợ ông lúc đó phải bán từng quả khế để có đồng tiền ra vô nuôi đứa con trai đang bị bệnh tâm-thần. Cần nói thêm rằng vợ ông Khiêm từng là giao-liên cùng đội với Lý Tự Trọng trong thời chiến tranh.

    Ông Khiêm kể rằng sau này (không rõ năm nào, nhưng tôi đoán là 1980 hay 1984), Lê Duẩn vào Nam dự đại-hội đảng-bộ Sài-Gòn. Lê Duẩn hỏi : "Ủa, anh Ba Khiêm đâu ?" Ông Khiêm vừa kể vừa cười nói "Tổng bí thư mà không biết uỷ-viên trung-ương đảng, bộ-trưởng ngoại-giao bị khai-trừ, khôi-hài quá há ! Quan-liêu nhất há !" Ông Khiêm kể rằng sau đó, các ông Trường Chinh, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lần lượt đến thăm nhà ông, nhưng ông không mời vào nhà, vì bận làm vệ-sinh chuồng heo. Ông tự hào là mặc quần xà-lỏn tiếp chuyện họ ở chuồng heo. Ông Ung Văn Khiêm qua đời năm 1991. Hình như sau này Sài Gòn có đặt tên ông cho một con đường (nhưng tôi không nhớ rõ).

    Nhân trường hợp Ung Văn Khiêm, Trần Đĩnh có một đoạn kết về sự hành xử của người cộng-sản rất hay : "Trong thời gian cuối đời Ung Văn Khiêm, tôi lờ mờ nhận diện thấy một sức ép. Tàn nhẫn, ác liệt, chẳng nể ai, nó bắt tất cả, bất kể quân tử hay tiểu nhân đều phải theo sai-khiến của nó. Lúc đó tôi chưa nghĩ ra được tên gọi cho sức ép vĩ đại này. Đến giữa thập kỉ 1990 nghĩ ra. Đó là "đại lưu-manh". Vâng, thằng Đại lưu-manh này là THỜI-ĐẠI." (Trang 185).

    Tôi nhớ có lần ai đó nói rằng những người đi theo cách-mạng có khi bị chính đồng-nghiệp của mình "ăn thịt". Trường hợp Ung Văn Khiêm là một ví dụ cho ý kiến đó. Có khi cách-mạng ăn thịt con cháu luôn, như trường hợp Cù Huy Hà Vũ.Đèn cù Tập II : những bí-ẩn được tiết-lộ

    Trong Đèn Cù Tập II, Trần Đĩnh có thuật lại một số sự kiện đáng chú ý, dù có khi chỉ là một câu phát ngôn hay một thái độ. Tuy nhiên, những hành vi có vẻ thoáng qua đó nó cho chúng ta một vài tín hiệu về tâm tính, trình độ, và có khi cả nhân cách của những người cộng-sản thời xưa.

    Trại gái

    Một nhân vật được tác giả nhắc đến trong sách là Chu Đình Xương. Thoạt đầu đọc qua, tôi thấy quen quen, nhưng sau khi tra tìm thì biết ông từng giữ chức giám-đốc Sở Liêm-phóng Bắc-Bộ (chắc như Sở Công-An ngày nay?) Chu Đình Xương kể rằng thời kháng chiến ở vùng Việt Bắc, ông Đinh Đức Thiện (em của Lê Đức Thọ) từng lập một trại gồm toàn gái để "cán-bộ đến cấp bậc nào đó đến giải-quyết sinh-lí, kiểu nhà thổ của lính Nhật" (trang 173). Nghe nói sau này ông Trường Chinh biết được và yêu cầu phải giải-tán.

    Hồ Chí Minh gặp Ngô Đình Diệm

    Chu Đình Xương kể chuyện đánh-đập tù nhân trong xà-lim, và đáng chú ý là cả chuyện "thủ-tiêu phản-động" (trang 173). Như vậy thời đó quả thật có chuyện Việt Minh sát-hại những người kháng chiến chống Pháp, nhưng không đứng về phía Việt Minh.

    Chúng ta biết rằng ông Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt vào tháng 9/1945 ở Huế. Sau đó, họ đưa ông Diệm lên tận vùng gần biên-giới Việt – Trung. Trong lúc đó thì Việt Minh giết anh ông Diệm là Ngô Đình Khôi và học-giả Phạm Quỳnh ở Huế. Chính trong thời gian này ông Hồ Chí Minh đã gặp ông Diệm trong tù. Chu Đình Xương còn cho biết chính ông là người dẫn Hồ Chí Minh đến gặp ông Diệm và Phan Kế Toại. Sau này, chúng ta biết rằng chính Hồ Chí Minh phóng thích ông Diệm và ông Toại. Tôi nghĩ có lẽ chính vì nghĩa cử đó mà sau này ông Diệm giữ mộ ông Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp rất tốt.

    Hình nhân Hồ Chí Minh

    Một chuyện khác do Chu Đình Xương kể cũng đáng chú ý là ông Hồ Chí Minh từng có người giả (gọi là "hình nhân"). Chuyện kể rằng năm 1946, ông Hồ từ Pháp về Hà Nội qua đường Hải Phòng. Ông đi từ Hải Phòng về Hà Nội bằng xe lửa, nhưng vì sợ bị ám-sát, nên an ninh dắt ông cụ (lúc đó phải bịt râu) đi thẳng về một địa điểm bí mật. Còn người đứng trên xe vẫy vẫy chào công chúng đứng đón ông cụ là một hình nhân, người có dáng dấp rất giống ông cụ Hồ ! Hình nhân này phải đeo râu giả làm cụ Hồ.

    Điều trớ trêu là đến kì Cải-cách ruộng đất, người ta đem hình nhân này ra đấu-tố là "địa-chủ phản-động ác-ôn". Hình nhân khóc nói "Tôi từng đóng thay bác Hồ để phản-động có bắn, thì tôi chết thay bác thế, nhưng phản động không bắn, mà nay đảng lại bắn tôi, ôi bác Hồ ơi …" Thế là sau đó người ta hạ hình nhân xuống phú-nông và thoát án tử-hình.

    Xin tài-trợ từ Mĩ

    Chuyện Việt Nam hùng hồn đòi nợ Mĩ sau chiến tranh thì chẳng có gì là bí mật, nhưng có câu chuyện vui vui liên quan đến vụ này trong Đèn Cù Tập II. Chuyện kể rằng Nguyễn Cơ Thạch lúc bấy giờ là Thứ-trưởng Ngoại-giao gặp Richard Holbrooke (cũng Thứ-trưởng Ngoại-giao Mĩ) ở Hà Nội. Ông Thạch đòi Mĩ bồi-thường mấy tỉ USD, nhưng Holbrooke cười cười nói Mĩ chẳng có nợ nần gì VN và chẳng có văn bản nào cả để … đòi nợ.

    Thấy "đòi nợ" hơi khó, ông Thạch mời Holbrooke đi ăn tối. Trong bữa ăn tối với chả chiên, Thạch hạ giọng năn nỉ Mĩ viện-trợ nhân-đạo. Nhưng Holbrooke lại mỉm cười nói viện-trợ nhân-đạo thì có thể ok, nhưng ở Mĩ việc đó phải qua Quốc-hội phê chuẩn. Nói chung, câu chuyện cho thấy "Anh-hùng như thể khúc lươn / Khi co thì ngắn, khi vươn thì dài".

    Vì vật-chất

    Chúng ta biết rằng người cộng sản xem vật chất nhẹ hơn tinh thần và ý chí. Ít ra là họ nói như thế. Chẳng hạn như Phạm Văn Đồng từng hùng hồn tuyên bố "Phương Tây là vật chất, vật chất, vật chất khốn nạn. Phương Đông là tinh thần, tinh thần, tinh thần cao quí." Nhưng trong thực tế thì chúng ta biết rằng không phải như thế; họ cũng rất mê vật-chất, cũng ham ăn ngon mặc đẹp, và cũng đam mê học đòi những thói quen của người tư sản.

    Người sắp chết thường nói lời nói thật. Đó là trường hợp Lê Duẩn. Trước khi chết, ông Duẩn cho gọi các lí thuyết gia (đúng hơn là "tuyên-truyền gia") và nói : sau 60 năm hoạt động cách mạng đến nay, ông mới hiểu ra câu của Mác nói lợi ích vật-chất là động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động. Mao bất lực không làm cho dân sướng về vật-chất, nên phịa ra cái gọi là "chân-lí chính-trị" hàng đầu, tư tưởng hàng đầu. Còn ông Lê Duẩn vì "nghe thấy sướng quá nên bê luôn về cho dân xài, ai nói về vật-chất bác phang cho tội xét lại."

    Đèn Cù Tập II cho biết rằng thời đó ở ngoài Bắc có cái nông-trại tên là Tam Thiên Mẫu giữa Cẩm Giàng và Thuận Thành nuôi đủ bò, dê, heo, gà, ngỗng, vịt, cá, lươn, ếch, v.v. cung cấp cho Bộ Chính-trị. Còn ở Thái Bình thì có đồng trồng lúa riêng cho các vị trong Bộ Chính-trị. Trong khi đó thì dân chúng không đủ gạo ăn và thiếu thực phẩm.

    "Đĩ đực"

    Trong Đèn Cù Tập II, tác giả Trần Đĩnh cung cấp một thông tin thú vị về những mâu thuẫn trong giới lãnh đạo chóp bu. Chẳng hạn như ông Nguyễn Văn Linh không ưa gì ông Lê Duẩn, và vì muốn làm hoà với Tàu, nên ông Linh nói với Giang Trạch Dân rằng ông Duẩn đã sai-lầm, khi "bắt tay" với Liên Xô. Nói cách khác, họ không ngần ngại "vạch áo cho người xem lưng". Ông Linh từng nhận xét về cách làm kinh-tế của Lê Duẩn là "lãnh-đạo gì mà làm ăn như cái 'con c..'." (Trang 181).

    Một chi tiết thú vị là Nguyễn Văn Linh cũng không ưa ông Trần Văn Trà và Lê Giản. Ông Linh rất ghét đa nguyên. Chính Lê Giản kết-nạp Nguyễn Văn Linh vào đảng ở Hải Phòng. Thế mà trước khi lên chức tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh gọi Lê Giản và Trần Văn Trà là "những thằng đĩ đực" (Trang 250).

    Những bí-ẩn được tiết-lộ ?

    Đèn Cù Tập II có nhắc đến ông Dương Bạch Mai, là bậc trí-thức Tây-học gốc Nam-Bộ. Ông sinh ra ở Bà Rịa 1904, qua đời 1964 ở Hà Nội. Ông là người chống lại đường lối thân Tàu, ông đòi đảng phải cải thiện đời sống cho dân, đòi dân chủ, v.v. Trang wikipedia chỉ nói cái chết của ông là "đột tử". Nhưng trong Đèn Cù, tác giả trích dẫn lời của Hoàng Minh Chính cho rằng "Họ cho anh Mai uống bia có thuốc độc, chết chưa kịp buông cốc, ngay tại Quốc-hội."

    Một chi tiết khác cũng khá thú vị là bà Nguyễn Thuỵ Nga, người vợ bé (miền Nam) của ông Lê Duẩn từng là người tình của ông Nguyễn Văn Trấn (Trang 256). Ông Trấn cũng là một trí-thức gốc Nam Bộ, cùng thời với Ung Văn Khiêm, nhưng cũng bị thất-sủng và bị phe thân Tàu cho về vườn. Ông Trấn còn là người nổi tiếng với tác phẩm bị cấm "Viết cho mẹ và Quốc-hội". Bà Nga học làm báo từ ông Trấn, và có lẽ vì thế mà bà có duyên với báo-chí sau này.

    Một chuyện cá nhân khác liên quan đến ông Lê Đức Anh. Chuyện kể rằng thời Đại-tá Lê Trọng Nghĩa làm chánh văn phòng Bộ Quốc-phòng, ông Lê Đức Anh là trung-tá. Vợ ông từ Nam ra tận văn phòng làm ầm lên, vì ông lấy vợ bé ! (Trang 279).

    Trong cuốn "Bên thắng cuộc" chúng ta đã đọc biết ông Đỗ Mười từng bị bệnh tâm-thần. Chi tiết này cũng được Trần Đĩnh nhắc đến trong Đèn cù Tập II. Tác giả viết : "Các lão thành hỏi nhau có nhớ hồi nào Đỗ Mười điên nằm Việt – Xô. Lên cơn, ông leo lên cái cây cạnh cổng đứng xoạc chân cành thấp giơ tay hét xung-phong. Các cô y-tá ra dỗ bác xuống đều ù té chạy. Bác mặc quần đùi, trận địa pháo-đài bày ra hết." (Trang 278). Con trai và cháu ông Đỗ Mười cũng bị điên.

    =====

    Chú thích : Những câu chữ trong ngoặc kép là trích từ sách Đèn Cù Tập II.

    (1) Trích "Vietnam, a history, tr.216-217" một đoạn đối thoại giữa ông Hồ Chí Minh và ông Diệm :

    Ông Diệm nhớ lại rằng cuộc trò chuyện giữa ông và ông Hồ rất thẳng thắn :

    Ông Diệm : Anh muốn gì ở tôi ?

    Ông Hồ Chí Minh : Tôi muốn ở anh điều anh luôn luôn muốn ở tôi – sự hợp tác của anh để giành độc lập. Chúng ta theo đuổi một điều giống nhau. Chúng ta phải chung sức với nhau.

    Ông Diệm : Anh là một kẻ tội phạm đã đốt cháy và hủy hoại đất nước, và anh lại còn bắt giam tôi.

    Ông Hồ Chí Minh : Tôi xin lỗi anh vì sự cố không may ấy. Khi quần chúng bị áp bức nổi dậy, những sai lầm là điều không thể tránh khỏi và những thảm kịch đã xảy ra. Nhưng tôi luôn tin rằng hạnh phúc của nhân dân sẽ bù đắp được hết những sai lầm ấy. Anh thù hận chúng tôi nhưng chúng ta hãy quên chuyện ấy đi.

    Ông Diệm : Anh muốn tôi phải quên rằng những thuộc cấp của anh đã giết chết anh trai tôi ?

    Ông Hồ Chí Minh : Tôi chẳng biết gì hết về chuyện ấy. Tôi chẳng liên can gì đến cái chết của anh trai anh. Tôi cũng lấy làm tiếc về những điều thái quá ấy cũng giống như anh. Làm sao tôi có thể ra lệnh cho người ta làm việc ấy rồi giờ đây lại đưa anh tới đây ? Không phải chỉ có vậy, tôi cho đưa anh tới đây để mời anh giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ của chúng tôi.

    Ông Diệm : Anh trai tôi và con trai của anh ấy chỉ là hai trong hàng trăm người đã bị giết và hàng trăm người nữa bị phản bội. Làm sao anh dám mời tôi hợp tác với anh ?

    Ông Hồ Chí Minh : Tâm trí của anh hướng về quá khứ. Anh hãy nghĩ đến tương lai – giáo dục, cải thiện mức sống của người dân.

    Ông Diệm : Anh nói mà không biết suy nghĩ. Tôi đấu tranh cho lợi ích của đất nước, nhưng tôi không thể bị chi phối bởi áp lực. Tôi là một người tự do.Tôi sẽ mãi mãi là một người tự do. Anh hãy nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi có phải là một người sợ áp bức hay sợ chết không ?

    Ông Hồ Chí Minh : Anh là một người tự do.”Đèn cù Tập II : Tư-duy, đối-xử với kiều-bào và quan-hệ với Tàu

    Đèn Cù Tập II có dành vài chương để viết về sự sụp-đổ của các chế độ XHCN bên Đông Âu, và một số suy nghĩ của giới lãnh đạo chóp bu. Qua đó, chúng ta cũng có thể có vài ý niệm về suy nghĩ của các vị đang nắm quyền lèo lái con thuyền đất nước thời đó. Không nói ra thì chắc nhiều người cũng có thể đoán được là tư duy của họ còn rất nhiều hạn chế.

    Chuyện tư-duy

    Chúng ta biết rằng ông Lý Quang Diệu được đánh giá cao ở Việt Nam và trên thế giới. Dù người ta không mặn mà với kỉ luật sắt của Singapore, nhưng ai cũng phải công nhận ông là một người có tài chiến-lược. Có người tặng cho ông danh hiệu nhà độc-tài tốt bụng (benevolent dictator). Nhưng có thời ở Việt Nam, ông Lý Quang Điệu là một đối tượng bị báo chí Nhà nước chửi như tát nước. Tay sai đế quốc. Chống cộng. Chống nhân dân Việt Nam. Ông Diệu được giới lãnh đạo VN tặng cho rất nhiều cái nón.

    Nhưng đùng một cái, VN “mặn nồng” với ông Lý Quang Diệu. Ông Võ Văn Kiệt từng mời ông Diệu làm cố-vấn và cộng tác. Nhưng ông Diệu từ chối, và nói rằng nếu không có Mĩ gật đầu, thì VN vô phương phát triển. Ông Diệu nói rằng Mĩ là chìa khoá, Mĩ là động cơ để phát triển. Ngay cả Tàu cũng phải ôm lấy Mĩ mà phát triển, thì VN không nên xem thường Mĩ.

    Sau 1975, một nhóm chuyên gia kinh tế báo cáo cho ông Lê Duẩn rằng các nước như Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore tiến mạnh là nhờ làm gia-công cho các nước giàu có. Nghe xong, Lê Duẩn nạt lại : Lại muốn học chúng làm nô-lệ ư ? Mà, chẳng phải ông Lê Duẩn mới có tư-duy bảo-thủ và ngạo-mạn đó, ông Tố Hữu cũng thế. Khi một thứ-trưởng Bộ Y-tế trình rằng các hãng dược-phẩm ở miền Nam lúc đó đang thất nghiệp, và ông đề nghị làm thuốc kháng-sinh cho khối Comecon. Tố Hữu quát : Trẻ con! Độc-lập mà đi gia-công ?! Anh tưởng Comecon mà không ngoạm nhau à ? (Trang 282). Tư-duy kinh-tế của giới lãnh-đạo VN thời mới thắng cuộc là như thế.

    Mãi đến 1999, khi VN kí hiệp-định thương-mại với Mĩ, mà vẫn có vài người có tư-duy chống Mĩ ! Trong Đèn Cù, tác giả Trần Đĩnh kể rằng sau khi hiệp-thương được kí 2 ngày thì Đỗ Mười chỉ-thị phải nhớ rằng Mĩ vẫn là kẻ thù của VN và của thế giới. Đỗ Mười còn nói ai thò tay kí vào hiệp-thương thì đáng tội "bán nước". Bộ-trưởng Trương Đình Tuyển, người tích cực vận động cho hiệp-định, sau đó phải "ra đi", nói đúng hơn là bị truất-phế khỏi chức bộ-trưởng.

    Đối-xử với Việt-kiều và người ngoại-quốc

    Có thể nói rằng "thành-tích" đối xử với Việt-kiều và người ngoại-quốc của VN không có gì đáng khoe. Nói đúng ra là họ có thái độ hai mặt, ngoài mặt thì nói hay, đằng sau lưng thì nói xấu. Có thể xem đó là thái độ xảo-trá và tiểu-nhân. Trong Đèn Cù tập II, Trần Đĩnh kể nhiều chuyện cho thấy thái độ xảo-trá như thế.

    Đặng Chấn Liêu là một quan-chức của Liên Hiệp Quốc, theo tiếng gọi của cụ Hồ về Việt Nam đóng góp xây dựng XHCN. Ông trở thành chủ-nhiệm bộ môn tiếng Anh của Đại-học Sư-phạm Hà Nội. Tuy nhiên, ông lại là nạn-nhân của Hoàng Văn Hoan, người nghi-ngờ ông Liêu là tình-báo của Anh. Ông Liêu còn dính-dáng vào vụ "án xét lại", nên lao-đao ở Hà Nội một thời-gian dài. Những người đau-khổ thường có khả-năng đúc-kết triết-lí cuộc đời rất hay. Trong một cuộc trò-chuyện cùng Trần Đĩnh và Gs Tôn Thất Tùng, ông Đặng Chấn Liêu tổng-kết quan-sát về qui-luật hành-xử của chế-độ như sau :

    "Chúng mình nhìn người bằng con mắt thân-thiện, vì chúng mình cảnh giác trước tiên với cái xấu ở trong bản thân; còn họ, tự nhận là cách-mạng cao quí, họ luôn cảnh-giác với người khác để kịp thời giáo dục, uốn nắn. Họ với chúng ta cơ bản ngược giò nhau, họ bắt buộc phải tự khẳng định vai trò lãnh đạo, dạy dỗ chúng ta. Cái mặc-cảm ưu-việt này dẫn tới đòi dân phải có mặc-cảm tự-ti với họ. Mặc-cảm tự-ti này là dấu hiệu dân tin tưởng đảng, yếu tố hàng đầu của thắng lợi, khốn nạn là thế đấy." (Trang 297).

    Một Việt-kiều khác là Mỹ Điền, từ Anh về miền Bắc Việt Nam, cũng với ý đồ xây dựng XHCN. Ông là con của một địa-chủ ở miền Nam. Ông được phân công đi làm cán bộ Cải-cách ruộng đất ở Thái Bình. Người trong đoàn nói với ông rằng từ nay trở đi, ông phải gọi mẹ là "Con địa-chủ". Là người miền Nam rất thẳng thắn, ông dứt khoát phản đối và không chấp nhận cách gọi mất dạy đó. Ngày hôm sau, ông được cho về Hà Nội. Về Hà Nội, ông trở thành một giáo-viên dạy tiếng Anh, và một trong những học-trò của ông là Nguyễn Dy Niên, người sau này trở thành Bộ-trưởng Bộ ngoại-giao. Mỹ Điền nói với tác giả Trần Đĩnh rằng "Tôi đã ở trong quân-đội Bình-Xuyên sau Cách-mạng tháng 8. Tôi cũng đã ở nội phủ cộng-sản. Tôi thấy sao? Nội phủ phần lớn là hoạn-quan. Bình-Xuyên phần lớn là dân anh chị. Phải công bằng mà nói là dân anh chị lại quân tử, nói là giữ lời. Hoạn-quan thì không à nha." (Trang 304).

    Một trí-thức miền Nam khác là Phạm Trung Tương cũng bị đối xử không tốt. Ông Tương từng làm cò cảnh-sát, nhưng lại là người có cảm-tình với Việt Minh. Ông giúp Việt Minh trong cuộc tổng khởi nghĩa và được ghi nhận công trạng. Sau đó, ông được tập-kết ra Bắc, rồi thất-nghiệp do lí-lịch đen. Mỹ Điền thấy thương nên "tâu" với Ung Văn Khiêm về tình trạng của Phạm Trung Tương, ông Khiêm giới thiệu cho ông Tương về làm ở nhà xuất-bản Ngoại văn, chuyên dịch sách báo.

    Sau 1975, ông Tương quay về quê Trà Vinh. Tỉnh-uỷ Trà Vinh "đì" ông rất tận tình. Nhà ông bị cắt điện, sống tối-om. Bệnh-viện từ-chối không điều-trị cho ông. Một hôm, Lê Duẩn xuống Trà Vinh nói chuyện cùng giới trí-thức. Duẩn đứng trên bục nhìn xuống thấy một người quen quen, ông bèn đi xuống gặp ông Tương, rồi nói trước hội-trường : Người con ưu-tú của miền Nam đây ! Tối hôm đó, nhà ông Tương lập tức có điện, và bệnh-viện đến nói với ông rằng từ nay luôn có một phòng cho ông đến điều-trị bất cứ lúc nào.

    Frida Cook là đảng-viên Đảng cộng-sản Anh, bà tình-nguyện sang Bắc VN làm giáo-viên dạy tiếng Anh. Sau 1975, bà lại sang VN, và nhờ Mỹ Điền dẫn đi thăm các trại cải-tạo, đó là thứ hiếm mà bà nói thế giới không có được. Đến cổng trại, bà gặp một ông cụ, và hỏi sao ông vào đây. Ông cụ trả lời rằng ông là viên chức chế độ VNCH. Bà Cook kêu lên : "Ôi, tôi nghe giới thiệu thì toàn là những ác ôn !"

    Khi VN sang chiếm Campuchea, bà Cook gửi trả VN những huy-chương, bằng khen mà VN đã từng trao cho bà trong thời chiến. Bà nói "tôi từ lâu đã ngửi thấy ở họ một cái gì …". Nhưng bà Cook không biết rằng cả chục năm trước, an-ninh Việt Nam đã cho rằng bà ấy là một gián-điệp Anh được gửi sang VN để phá-hoại. Nhà nước VN gắn huy-chương cho mụ ấy cốt để che mắt và mò phá tuyến của mụ ấy (trang 303).

    Đèn Cù còn đề cập đến Gs Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật-lí thiên-văn có tiếng qua những tác phẩm khoa-học phổ-thông. Thân-phụ ông Thuận là Trịnh Xuân Ngạn, từng làm việc trong toà án dưới thời VNCH. Sau 1975, ông Ngạn bị chính quyền mới bắt đi tù cải-tạo. Ông Thuận nhờ chính phủ Pháp can thiệp để cứu ông bố ra tù (Trang 315). Năm 2005, VN vinh danh ông Thuận cùng 14 nhà khoa-học Việt-kiều khác ở nước ngoài. Nhưng những người trong giới cầm quyền có lẽ chưa đọc cuốn "Hỗn-độn và hài-hoà" mà trong đó ông Thuận viết rằng "Tôi thông-báo cái chết của chủ-nghĩa duy-vật biện-chứng".

    Quan-hệ với Tàu

    Tháng 2/1999, ông Lê Khả Phiêu (lúc đó là tổng bí thư) đi thăm Tàu. Người ta ngạc nhiên vì sự chậm trễ này. Thường thì sau khi ai đó nhậm chức tổng bí thư Tàu mời sang thăm nay, còn đằng này, ông Phiêu nhậm chức từ năm 1997 mà mãi đến 1999 mới được mời sang thăm Tàu. Buổi tiếp đón không có diễn văn, chỉ có hội đàm, rồi chiêu đãi, và hạ màn. Trong buổi chiêu đãi, Giang Trạch Dân ca bài "Bông hồng nhỏ của tôi", còn Bộ-trưởng Ngoại-giao Nguyễn Mạnh Cầm thì hát bài "Cây trúc xinh", có lẽ ý nói trúc mọc một mình, không cần đến "bạn".

    Tiền Kỳ Tham từng là phó thủ tướng Tàu có viết hồi-kí, và ông dành 2 chương để viết về VN. Trong đó có nói về chuyến thăm của Lê Khả Phiêu. Theo hồi-kí này, đoàn của ông Phiêu chờ mãi chẳng thấy phía chủ nhà Tàu nói gì cả. Xem lịch thì thấy 2 giờ chiều Giang Trạch Dân có lịch đón đoàn VN, ông Phiêu bèn dẫn đoàn đến nơi, nhưng thật ra giờ đó thì Giang tiếp thống-đốc Hồng Kong, nên Tiền Kỳ Tham nói đoàn ông Phiêu phải chờ đến 5 giờ chiều ! Ông Phiêu đưa cho họ Tiền một tờ giấy gồm một số chữ, và đề nghị Tiền đưa cho Giang. Giang Trạch Dân mở ra đọc, đọc xong, lẳng lặng vo lại và ném vào sọt rác. Giang lấy tờ giấy khác và viết theo ý của y (Trang 354). Nghe nói Giang viết 16 chữ : "Sơn thuỷ tương liên, lí tưởng tương thông, văn hoá tương đồng, vận mệnh tương quan."

    Nhận được giấy của Giang viết, ông Phiêu hỏi Tiền Kỳ Tham tại sao không có chữ "bình-đẳng" hợp tác như ông Phiêu nêu ra. Tiền Kỳ Tham viết : "Tôi không trả lời Phiêu, mà chỉ cười và nghĩ thầm rằng, người lãnh đạo cao nhất như Phiêu mà không hiểu nổi rằng xưa nay có bao giờ Việt Nam được bình-đẳng với Trung Quốc !" Nhưng khi về đến VN, đoàn ông Phiêu mở cuộc họp báo và tuyên bố chuyến đi thăm Tàu là "thành-công tốt-đẹp" !

    Hồi-kí của Tiền Kỳ Tham còn quan tâm đến văn học VN. Trong hồi-kí, họ Tiền nhắc đến các tác phẩm văn học VN bị cấm lưu hành, trong đó có tập thơ của Nguyễn Duy. Họ Tiền dẫn câu thơ của Nguyễn Duy :

    Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng;

    Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn.

    Nói chung đọc qua những trang trong Đèn Cù Tập II, chúng ta dễ nhận ra rằng giới cầm quyền chẳng tin-tưởng vào ai, kể cả chính người của họ, còn kiều-bào và người nước ngoài thì chỉ là "hoa lá cành" cho họ mà thôi. Một điều cũng thể hiện khá rõ nét là những gì mà giới lãnh đạo Tàu và Mĩ hay nói về giới cầm quyền VN : đó là không đáng tin-cậy, vì nói một đằng làm một nẻo.

    Đèn Cù Tập II : đấu-đá nội-bộ

    Tiếp tục đọc Đèn Cù Tập II. Nhưng trang sau của quyển sách có vẻ "ác-liệt" hơn, với giọng văn "confrontational" hơn và thẳng thắn hơn. Nếu không biết tác giả là người từng ở trong "hệ-thống", người đọc có thể lầm tưởng rằng ông là người miền Nam từng đi tù cải tạo ! Do đó, tôi ngần ngại trích dẫn những đoạn ác liệt ...

    Những sự thật cần xét lại

    Miền Bắc Việt Nam từng có vụ án "xét lại chống đảng". Dĩ nhiên, hai chữ "xét lại" đó chẳng có dính dáng gì với ý nghĩa của nó, mà là một vụ thanh trừng những người thân Liên Xô lúc đó. Cuốn sách Đèn Cù dành khá nhiều trang để viết về vụ án này, vì tác giả là một trong những nạn nhân. Ở đây, tôi chỉ muốn mượn hai chữ xét lại để nói rằng trong Đèn Cù Tập II cũng đưa ra nhiều sự việc cần phải … xét lại.

    Chẳng hạn như ngày thành lập ngành công-an. Nói chính xác là "công-an nhân-dân", bắt chước theo Tàu, dĩ nhiên. Theo sách vở thì ngày thành lập lực lượng này là ngày 19/8/1945 và có sắc-lệnh hẳn hoi. Nhưng Trần Đĩnh trích lời của ông Lê Giản (người phụ trách công-an thời đó với chức vụ Tổng giám đốc Tổng nha công-an) cho biết ngày đó chưa có chính phủ VNDCCH thì làm gì có sắc-lệnh. Vả lại, ngày 23/8/1945 thì ông Hồ Chí Minh mới về đến Hà Nội, và ngày 28/8 mới công bố danh sách chính phủ (trang 362).

    Năm 1945 VN có bao nhiêu đảng-viên đảng cộng-sản VN ? Nhiều nguồn cho biết con số là 5000 người, tức rất ấn tượng. Nhưng theo Trần Đĩnh cho biết thì năm 1960, "Cụ Hồ nói với tôi : Nói năm 1945 có 5000 đảng-viên là ngoa. 500 mới đúng. Thôi, cứ cho ngoa thành 5000. Năm ngàn người này từ đấy đã đoạt lấy quyền-lực của 25 triệu đồng-bào" (Trang 376).

    Trong Đèn Cù Tập II, tác giả kể chuyện "sửa lưng" tướng Võ Nguyên Giáp rất thú vị. Ông cho biết vào năm 2000, trong hội-thảo liên-tịch (với Bắc-Kinh) về con đường tiến lên XHCN, tướng Giáp có đăng một bài viết trên báo Nhân Dân, với nội dung 3 điểm :

    (1) cách-mạng VN là sớm nhất ở Đông Nam Á;

    (2) VN lập nước cộng-hoà dân-chủ nhân-dân đầu tiên ở Đông Nam Á; và

    (3) thắng-lợi trong kháng-chiến là gắn liền với chủ-nghĩa xã-hội.

    Nhưng Trần Đĩnh viết thư cho tướng Giáp phản bác cả 3 điểm. Thứ nhất, thật ra, Nam Dương (Indonesia) là nước nổi dậy đầu tiên giành độc lập (ngày 15/8/1945), còn Phi Luật Tân thì giành độc lập từ cuối thế kỉ 19. Thứ hai, không có cái gọi là "cộng-hoà dân-chủ nhân-dân", mà chỉ có "Việt-Nam dân-chủ cộng-hoà". Thứ ba, từ năm 1945 đến 1951, đảng đã tuyên bố giải tán, chưa làm xong cách mạng dân-chủ thì lấy đâu ra chủ-nghĩa xã-hội mà gắn liền với chiến-thắng. Tác giả còn nhắc tướng Giáp rằng trong "Đại thắng mùa xuân", tướng Văn Tiến Dũng đã gạt tên tướng Giáp ra khỏi sách.

    Kể xong những sự thật này, tác giả Trần Đĩnh than : "Nhà nào cứ dạy con dối-trá, thì nhà ấy chắc sẽ lụn bại. Dối-trá, nguồn gốc của mọi đốn mạt, sẽ triệt tiêu hết mọi điều tử tế".

    Ông Lê Giản cũng rất phản đối chuyện quân-đội phải trung thành với đảng. Ông nói "Bác nói quân-đội trung với nước, hiếu với dân, đứa nào lãnh đạo dạo ấy mà chả nhớ như thế, thế mà đem đối nghiến ngay ra thành trung với đảng, biến béng luôn quân-đội thành của riêng của đảng" (trang 363). Xem ra câu này rất thời sự tính, vì ngài tổng-bí-thư mới tuyên bố rằng "Chỉ có Đảng Cộng-sản VN là tổ chức duy nhất lãnh đạo Quân đội nhân dân VN. Sự lãnh đạo quân đội không thể phân chia cho bất kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác" (1). Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nhồi sọ

    Chuyện nhồi sọ trong XHCN thì chẳng có gì mới, nhưng câu chuyện tác giả kể trong Đèn Cù Tập II thì phải nói là khá độc đáo. Tác giả kể rằng năm đó, khi đội bóng đá của VN bị đội bóng đá của Thái-Lan uy hiếp dữ dội, các ủng hộ viên hô hét "Việt Nam, Việt Nam". Hình như hô hét như thế vẫn chưa đủ, họ còn lôi cả ông cụ ra : "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Nhưng "bác" vẫn không cứu được sự thất bại thê thảm của đội Việt Nam.

    Một anh chàng y-tá hỏi tác giả có xem đá bóng với Thái-Lan, tác giả nói không xem vì mệt quá và ghê quá. Anh ta nói vì danh dự dân tộc nên phải coi chứ bác. "Tôi hỏi thế 1958 Sài Gòn vô địch bóng đá, bóng bàn, xe đạp châu Á, thì có hét ủng hộ nó không ? Anh y-tá nói ngay : 'Cháu nghe nói các bác lão thành nói ngày xưa chúng nó muốn bêu cộng-sản nên bố trí cho Sài Gòn thắng chứ nguỵ nó đá đâu bằng Hà Nội.' Tôi nhắm mắt giả vờ ngủ. Thấy hình như võ mồm này là võ mồm tuyên-huấn mở rộng sang quần chúng" (Trang 365).

    Đấu-đá nội-bộ

    Ông Lê Khả Phiêu giữ chức tổng bí thư đảng từ 12/1997 đến 4/2001. Trong thời gian trước đại hội 11, có một sự đấu-đá quyền lực diễn ra khác ác liệt giữa các phe nhóm có liên quan đến ông. Ông Nguyễn Đức Tâm (lúc đó là trưởng ban tổ-chức trung-ương) viết hẳn một lá thư tố-cáo các ông lãnh đạo cao cấp. Còn các tướng như Hoàng Minh Thảo, Phùng Thế Tài, Đồng Văn Cống thì tố-cáo ông Phiêu. Theo Trần Đĩnh, "nghe đồn bị dồn đến đường cùng, ông Phiêu đã vung lên một tờ giấy nói ai gửi tiền ở ngân-hàng nào, bao nhiêu đô tôi biết hết, ít nhất 200 trương chủ, người nhiều nhất là 2 tỉ đô" (trang 403).

    Tác giả Trần Đĩnh còn tiết lộ rằng một tài liệu chui của Nguyễn Chí Trung, thư-kí riêng của ông Lê Khả Phiêu, viết tố-cáo ông Đỗ Mười. Trong Chương 38, Trần Đĩnh kể lại những cuộc đấu-đá nội-bộ giữa các lãnh đạo chóp bu rất ác-liệt. Có một vị lãnh đạo tố-cáo vị kia 10 điểm như bán đất, bán biển cho Trung Quốc; lộ ý-đồ bí-mật chiến-lược với Giang Trạch Dân; hoãn kí hiệp-định thương-mại Việt – Mĩ; thành-lập tổ-chức nội-gián nhằm lật-đổ nội-bộ; quan-hệ với gái, và gái gián-điệp; địa-phương chủ-nghĩa, vân vân và vân vân (trang 404).

    Có một chuyện tôi thấy thú vị, trong đó tác giả kể rằng Nguyễn Hưng Định (nguyên thư-kí riêng của ông Lê Thanh Nghị) thuật lại rằng "một hôm ông Đỗ Mười đến nói chuyện với Lê Đức Bình (lúc đó là trưởng ban nội-chính) : 'này, thằng Phiêu nó xin làm trợ-lí an-ninh quốc-phòng cho thằng Mạnh, cậu thấy sao ?' Bình đáp : Để anh ấy vào chỗ quan trọng đó thì nguy to có ngành anh à. Ít lâu sau, Mười lại đến : 'Này, không được làm trợ-lí, thì Phiêu lại xin cho nó dọn nhà đến gần Bộ Chính-trị ?' –Dạ không, anh ấy sẽ phao tin lên rằng anh ấy vẫn thao-túng được Bộ Chính-trị. Ít lâu sau lại : 'Này, tớ định cho thằng Hữu Thọ làm trợ-lí thứ nhất cho thằng Mạnh', Bình vội gạt : 'Chớ chớ anh ạ, cậu Hữu Thọ này là phần tử cơ-hội số 1 của đảng ta đấy. Bài hắn phê phán chủ-nghĩa cơ-hội chính là hắn tự soi gương mà viết." (trang 406).

    Đèn Cù Tập II – vài giai-thoại

    Hãy thú nhận ! Đọc sách loại hồi-kí hay bán hồi-kí (như Đèn Cù của Trần Đĩnh) độc giả thường để tâm đến những … giai-thoại. Tôi cũng chẳng phải là một ngoại lệ, tức là thỉnh thoảng cũng bị cuốn hút theo những câu chuyện mang tính giai-thoại của tác giả. Thật ra, đối với hồi-kí chính-trị và trong bối cảnh giấu diếm thông tin, những giai-thoại đôi khi cũng nói lên vài điều về đương sự.

    Dương Thu Hương

    Bà là một nhà văn có tài và rất nổi tiếng vì tính kiên trực trước bạo quyền. Trong Đèn Cù Tập II, Trần Đĩnh kể về bà Hương với nhiều chi tiết … bi hài. Năm 1994, bà Hương từ Pháp về Hà Nội thì bị công-an lục soát hành lí và tịch thu hộ-chiếu. Khi đại sứ quán Đức mời bà sang Đức thì họ phải lo làm hộ-chiếu cho bà. Phía VN biện minh rằng không có chuyện tịch thu hộ-chiếu, họ chỉ sửa hộ-chiếu đục lỗ thôi. Khi bà Hương đến nhận hộ-chiếu, người của Cục xuất nhập cảnh yêu cầu bà đến phường để lấy dấu và chủ kí xác nhận. Ở phường, bà Hương khai như sau :

    "Tên họ : Dương Thu Hương

    Đã bị bỏ tù vì chống chủ-nghĩa xã-hội.

    Lí do ra tù : do sức ép quốc tế và sự sụp đổ của thành trì xã-hội chủ-nghĩa"

    Mấy người công-an ai cũng kiếm cớ ra nhìn cho được người khai những câu chữ đó. Khi đến nhận hộ-chiếu, lại gặp rắc rối theo kiểu Việt Nam, người ta yêu cầu ghi vào biên-bản nói rằng Nhà nước đã vui lòng cấp hộ-chiếu cho bà Dương Thu Hương, nhưng bà thiếu thiện chí đã từ chối vì hận thù chủ-nghĩa xã-hội. Bà Hương xem biên bản rồi ghi bên cạnh là : "Tôi không hận thù chủ-nghĩa xã-hội như trong biên bản người đại diện Nhà nước ghi bởi lẽ nó chỉ là một khuynh hướng ấu trĩ của tư tưởng nhân loại. Nhưng tôi chống nó tới cùng bởi lẽ nó đem hợp thức hoá chế độ độc-tài, toàn-trị lên đầu nhân dân" (Trang 390). Cuối cùng Dương Thu Hương không có hộ-chiếu, và bà phải fax cho đại sứ quán Đức để nói lí do.

    Chuyện "Chủ-tịt"

    Một trong những giai thoại tôi thấy hay hay vì nó nói lên sự sùng-bái cá-nhân thời bao-cấp. Chuyện kể rằng một lần nọ nhà in xếp chữ (thời đó còn xếp chữ in) thế nào mà chữ "Chủ-tịch Hồ Chí Minh" bị xuống dòng một cách vô duyên biến thành "Chủ-tịt Hồ Chí Minh" ! Đụng đến dù chỉ cái tên của ông cụ là cả toà soạn nhốn nháo lên. Tất cả cán bộ nhân viên toà soạn báo, tất cả cán bộ nhân viên nhà in, binh lính, sĩ quan, v.v. phải tập hợp đứng im để cho an-ninh quân-đội điều tra. Dĩ nhiêu câu hỏi lởn vởn trong đầu "người ta" là tại sao có sự nhầm lẫn chết người như thế ? Cố ý hay vô tình ? Gián-điệp cài vào ? Ai là thủ phạm ? Kể từ đó, tác giả cho biết ông không bao giờ viết về cụ Hồ trên sách báo nữa (trang 501).

    Chuyện bắt Lê Trọng Nghĩa

    Ông Lê Trọng Nghĩa thường được nhắc đến trong Đèn Cù khá nhiều lần, vì ông dính dáng vào "vụ án xét lại chống đảng". Ở trang 545, tác giả thuật lại việc bắt Lê Trọng Nghĩa, lúc đó là Cục-trưởng Cục tình-báo quân-đội, đậm màu Statsi. Ngày 8/1/1968, "Nghĩa họp giao ban xong, thì được Văn Tiến Dũng bảo sang bên Phạm Ngọc Mậu có việc. Nghĩa lái xe sang. Mậu nói luôn : Đồng-chí bị bắt ! Nghĩa vặn : Đồng-chí mà bắt ?"

    Người ta hỏi cung ông Nghĩa rất nhiều, và đặc biệt xoáy vào vấn đề ai là người giao cho ông liên hệ với CIA để chuẩn bị đàm phán Việt – Mĩ ? Chủ ý là khai thác để ông Nghĩa khai ra người giao nhiệm vụ là tướng Giáp. Nhưng ông Nghĩa thản nhiên nói : người giao nhiệm vụ là đồng chí Lê Duẩn !

    Đồng-chí X

    Thời gian gần đây, người theo dõi thời sự VN đều nghe đến cách nói "Đồng-chí X". Tôi tưởng đó chỉ là cách nói mới của ông Chủ-tịch Trương Tấn Sang, nhưng đọc Đèn Cù mới biết cách nói này đã xuất hiện từ 1971. Năm đó, trong một nghị-quyết của đảng, người ta từng bêu tướng Giáp bằng tên X (trang 591).

    Tàu rất ghét tướng Giáp. Họ từng trương biểu ngữ trước cửa Thiên An Môn để nói xấu tướng Giáp ngay trước mặt đoàn của Việt Nam do Lê Thanh Nghị dẫn đầu. Năm 1978, khi tướng Giáp sang Tàu cám ơn Tàu đã chi viện cho Bắc Việt Nam đánh Mĩ, thì phía Tàu cho ông ăn cơm với chén bị mẻ !

    Trong Đèn Cù Tập II, tác giả cho biết rằng Mao Trạch Đông từng nói với ông Lê Duẩn rằng "Đại biểu của phái hữu ở Việt Nam đại khái như Võ Nguyên Giáp, đại biểu của phái tả đại khái như Nguyễn Chí Thanh. Cách mạng Việt Nam muốn lên thì phải hạ cánh hữu xuống" (trang 592).

    Nạn-nhân của thể-chế

    Trong một chương cuối của sách, tác giả Trần Đĩnh cho rằng ông Hồ chính là "nạn-nhân trước hết của chủ-nghĩa cộng-sản và của đảng chính-trị kiểu Lenin" (trang 619). Ngay từ đầu, Stalin đã cho đàn em huấn luyện cho các lãnh tụ cộng-sản tương lai của VN như Nguyễn Ái Quốc thấm nhuần chân lí : Việt Nam phải chịu sự kiểm soát của Liên Xô và răm-rắp tuân lệnh Stalin.

    Nhưng sau này thì chính ông lại là nạn-nhân của thể-chế ông xây dựng nên. Sử-gia nổi tiếng người Pháp là Pierre Brocheux viết rằng "trong vụ án xét lại chống đảng, ông Hồ Chí Minh cũng đã nhận ra bản chất của chế độ, nhưng chẳng làm gì được. Hơn nữa, kể từ năm 1960, chính nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh mới thực sự là những người nắm quyền. Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị cách-li khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy tự biến hành một biểu tượng." (Trang 633).

    Những câu hay

    Tôi đọc thấy trong Đèn Cù Tập II có nhiều câu phát ngôn đáng được trích dẫn. Đáng trích dẫn vì những câu đó tóm tắt một cách đầy đủ những vấn đề mà chúng ta quan tâm.

    "Trật tự đang chế ngự tại đây là một trật tự quan-liêu giết chết cá thể, đè bẹp mọi đặc thù, loại bỏ mọi thăng hoa, một trật tự không sự sống. Vâng đất nước Tiệp đang có yên bình của các bãi tha ma" (trích phát biểu của Vaclav Havel, Trang 267).

    "Buồn thay cho những nhân-dân mà lòng yêu nước đã bị giam cầm vì mất tự-do" (trang 396).

    "Càng yêu nước càng phải tôn-trọng sự thật" (trang 398).

    "Ngày xưa, Việt-Minh luôn xoáy vào cái 'nhục mất nước' để kêu gọi làm cách-mạng. Nay không thể xoáy vào cái nhục nghèo-nàn, lạc-hậu" (trang 401).

    "Cộng-sản mang ở trong lòng sức mạnh phá phách. Cần có quyền lực thì lãng phí xương máu nhân dân, khi có quyền lực rồi thì tham-nhũng tiền của nhân dân" (Trang 503).

    "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Hoa vào", "Thằng Tây nó tếch, thằng Tàu nó sang" (trang 505).

    "Vào đảng cộng-sản là theo đuổi có hiệu quả công cuộc ăn cắp cuộc sống, ăn cắp lòng tin" (trích Nhà văn Pháp Claude Roy, cựu đảng viên Đảng Cộng-sản Pháp, trang 507).

    "Có thể khẳng định một điều : chiến-tranh 'chống đế-quốc Pháp, Mĩ' của Việt-Cộng đều chịu sự chỉ-đạo của ý thức hệ cộng-sản – chính-quyền ra từ nòng súng, vừa 'giải-phóng dân-tộc' vừa 'đánh đổ từng bộ-phận chủ-nghĩa đế-quốc', góp phần quan-trọng 'giải-phóng loài người'." (Trang 634).

    ===

    Thế là tôi đã đọc xong và ghi chép lại vài nội dung trong cuốn Đèn Cù Tập II. Đó là những chất liệu mà tôi nhặt được trong sách. Có thể nói tôi chỉ mới thu thập dữ liệu - data, chứ chưa phân tích và bàn luận. Tôi còn đang "tiêu hoá" nội dung cuốn sách, những chất liệu và thông tin trong sách trước khi viết ra những nhận xét của tôi.

    Nhưng nói chung, cảm tưởng ban đầu là đây là một cuốn sách bổ sung rất tốt cho tập "Bên thắng cuộc" của Huy Đức, "Những lời trăn trối" của Trần Đức Thảo, và "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên. Những cuốn sách này cung cấp cho chúng những phác hoạ về các nhân vật quyền lực ở miền Bắc trước đây cùng những việc làm của họ, và qua đó góp phần giải thích tại sao VN vẫn còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu và tham nhũng tràn lan như hiện nay.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Saturday, November 29, 2014

    "Đèn Cù" một nỗ-lực "trục độc"

    Giới thiệu của Nguyễn-Xuân Nghĩa - Viết ngày 141111

    Để "trục độc", ai muốn hiểu ra cái ác tại đầu nguồn của đảng Cộng sản Việt Nam, khởi đi từ Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh cho tới mãi sau này, thì nên đọc - và đọc kỹ - bộ Đèn Cù của Trần Đĩnh.

    [​IMG]

    * Tác phẩm Đèn Cù - Quyển II - do Người Việt vừa xuất bản ngày 21/11 *


    Trong cả ngàn cuốn sách mà người Việt Nam và ngoại quốc đã viết về hiện tượng Cộng sản tại Việt Nam, cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh có một vị trí riêng. Đó là sách thuộc loại bán chạy trong năm dù ở trong nước còn là bán chui và bị tịch thu. Mãi sau này, Đèn Cù sẽ là tài liệu tham chiếu của rất nhiều người.

    Đọc hết quyển I cuốn Đèn Cù, mỗi độc giả lại có một cách thẩm định.

    Chỉ riêng phản ứng "không thể đọc chơi rồi bỏ" của nhiều độc giả cũng đủ nói lên giá trị đặc biệt của tác phẩm. Chẳng những vậy, đọc rồi, không ít người đã viết ra và lưu truyền nhận xét của mình.

    Trong số này, một số độc giả còn mau mắn... hài tội tác giả để nói về sự khôn ngoan tinh tế của họ. Nhẹ là "sao giờ này mới viết cái chuyện ai cũng biết ?" Nặng hơn thì "có ý chạy tội cho Hồ Chí Minh". Thậm chí còn chạy tội cho Trung Cộng. Hoặc cuốn sách ra đời trong một âm mưu mờ ám để cho thấy là so với các lãnh tụ cộng sản Việt Nam ở đầu nguồn thì thế hệ ngày nay đã đổi mới, v.v....

    Đôi ba người tinh quái lại xoáy vào nội tâm tác giả - hay của chính mình.

    Họ nói đến phản ứng tình-dục lồng trong chính trị. Biết đâu chừng, bản năng thâm sâu ấy khiến một người bị kết tội "chống đảng" như Trần Đĩnh lại chỉ đi cải-tạo thay vì bị tù đầy như các "đội bạn" của nhóm "Nhân văn Giai phẩm", hoặc các nhân vật lãnh tội "xét lại chống đảng" ngày xưa.

    Vẫn biết rằng khi đã xuất bản, tác phẩm hết còn là của tác giả, mọi người đều có quyền phán xét khen chê như vậy. Nhưng sự khen chê ấy cũng tùy trình độ - và cả giác độ - của người đọc. Được một cái là càng bị đây đó dị nghị thì cuốn sách lại bán càng chạy....

    Thế rồi, do nhà xuất bản Người-Việt ưu ái yêu cầu – có thể là với sự đồng ý của tác giả – người viết này may mắn được đọc bản thảo của quyển hai. "May mắn" cũng là một phán xét ! Cái giá phải trả là... viết đôi lời giới thiệu.

    Cung kính bất như tuân lệnh.

    ***

    Giữa đám đông còn om xòm về quyển I, người viết xin chỉ vạch ra hai tội của Trần Đĩnh : một là mê văn hóa Trung Hoa, như nhiều người có học khác. Hai là mê lý tưởng cộng-sản, ban đầu kết tinh vào Hồ Chí Minh hay Trường Chinh.

    Là người uyên bác – làm không ít độc giả hụt hơi, khi đọc và phải đọc lại – Trần Đĩnh có biệt tài ngôn ngữ của một nhà văn lớn. Nhưng trước hết, ông hiển nhiên biết nhiều ý hay nghĩa của chữ "mê 迷".

    Ban đầu, ông chỉ là "con mê", một loại nai, bị khớp đèn của các lãnh tụ trên rừng xanh, khi họ chưa có dân trong tay để xiết. Trong tuổi thanh xuân ấy, mê có thể là thích, ai chẳng biết vậy ? Nhưng mê quá cũng làm ta mờ trí, chẳng mê tín thì "mê thất" là lạc đường, đầu óc mụ mị. Trong cõi "mê hoang" mờ mịt ấy, người ta khó thấy được thực hư - và có khi là đồng lõa của tội ác.

    Mê còn hàm ý mân mê sờ soạng - Lê Đức Thọ hiểu cảm giác này ở trong tù. Sờ quá thì mất luôn cảm giác, như "tê mê", hoặc mê như bị chất ether trên giường bệnh. Hay bê bết dơ dáy như "chân mình đầy cứt mê mê"....

    Đọc lại Đèn Cù I và đọc qua quyển II, chúng ta sẽ thấy ra ngần ấy nét "mê" !

    Người viết này không nói quá mà vẽ rắn thêm chân. Ở chương 49 trong quyển II, chúng ta sẽ thấy ông luận bàn đầy tâm đắc với một người trong Nam, thuộc Việt Nam Cộng Hoà, về tiến trình phơi bày bản chất ô uế của đảng Cộng-sản Việt Nam như "mở nắp bô".

    "- Việt-cộng mải mê vùi cứt cho ông anh [là Trung-cộng] nên không dọn được cứt mình ngập hết bản thân mình và... - Và đang được nhân dân bới ra, vâng, chính xác, dân đang mở nắp bô đấy."

    Mê như vậy từ khi còn trai trẻ, sau cùng thì Trần Đĩnh đã tỉnh 醒 dần sau nhiều lần choáng váng. Mà không chỉ tỉnh lấy một mình. Từ hơn hai chục năm nay, ông muốn viết lại cả tiến trình giải thoát của bản thân và giải độc cho người khác. Nên người viết xin đề nghị một từ là "trục độc 逐 毒".

    Để "trục độc", những ai muốn hiểu ra cái ác tại đầu nguồn của đảng Cộng-sản Việt Nam, khởi đi từ Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh cho tới mãi sau này, thì nên đọc - và đọc kỹ - bộ Đèn Cù của Trần Đĩnh.

    Người sính văn chương có thể cất công xếp loại Đèn Cù là tự truyện hay hồi-ký, bút ký, v.v.... Qua quyển II, ta mới nhận ra nét chung là Trần Đĩnh nhớ gì kể nấy, như người viết tù-bút. Khổ nỗi, đây không là tùy bút của Mai Thảo hay Nguyễn Tuân để giải trí mà nhằm giải độc.... Ông lần giở ký ức như con tầm nhả tơ vì cái nghiệp, những sợi tơ rướm máu bạn bè và người thân, hoặc đầy mùi xú uế của đảng.

    Nếu quyển I của Đèn Cù có những chương tập trung về các thủ phạm của cái ác, quyển II viết nhiều về các nạn nhân, trong đó có những người đáng kính trọng, ít ra là đáng được thông cảm. Trần Đĩnh kể lại thế giới của ông qua cả trăm giai thoại, với nhiều nhân vật còn xa lạ cho những ai không sinh hoạt trong môi trường hắc ám đó. Nhưng nếu cứ tưởng ông rút ruột viết ra từng đoạn rã rời, thì người đọc vẫn chưa thấy được công phu trục độc.

    "Sợi chỉ xuyên suốt" những đoạn tùy bút u ám vẫn là cái gian và cái ác của "Việt-cộng". Dùng từ này, Trần Đĩnh trả lại ngữ nghĩa nguyên thủy và chính xác là Cộng-sản Việt Nam. Y như khi ông viết về Trung-cộng.

    Nhưng nếu chỉ là về từng nhân vật ngẫu hứng nhớ lại thì tùy-bút Đèn Cù chưa đi tới tận cùng của trục độc - hay mở nắp bô để xả mùi xú uế.

    ***

    Trần Đĩnh đọc nhiều, thuộc sử đảng và không hề quên mối quan hệ với Liên Xô cùng Trung Cộng từ thời Đệ tam Quốc tế cho đến ngày nay. Cho nên về từng người hay từng việc, ông đều nhắc lại dẫn chứng, nhất là trong báo đảng hay từ người trong cuộc.

    Với nhiều độc giả thuộc thế hệ về sau, khung cảnh lịch sử ấy là một mê cung ngoắt ngoéo nên quyển II của Đèn Cù còn bắt người đọc phải nhớ tới hoặc đọc lại lịch sử cận đại.

    Trong từng mô tả về sự gian ác, đôi khi ông có cái lý "giảm khinh" là cái ngu của mấy kẻ trên chóp bu. Dù là ngu thì được cái gian bù lại. Xin đọc Trần Đĩnh kể lại về hậu trường của "Cách-mạng Tháng Tám" năm 1945 ở Chương 50 :

    "Chỉ hai việc đầu não cách mạng Tân Trào mù tịt tin Hà Nội khởi nghĩa thành công và Việt Minh vũ trang phải được Nhật cho phép qua Cầu Đuống mới vào được Hà Nội đã đủ cho thấy vận hội khách quan vô cùng tốt đẹp của đất nước. Nói lại : vận hội của toàn dân nhưng cuối cùng đã bị Việt-cộng ẵm gọn làm vốn liếng riêng của mình. [Chữ in nghiêng là của tác giả Trần Đĩnh.]

    "Tân Trào ba ngày không biết Hà Nội đã khởi nghĩa thắng lợi và Quân Chiến-Khu về phải xin Nhật cho qua Cầu Đuống, chỉ hai việc ấy thôi đủ nói Việt Minh chả có đuổi Nhật gì hết. Và tuy ngày 23 tháng 8 mới vào Hà Nội, Cụ Hồ vẫn cảnh giác bắt đi vòng qua sông Hồng ở mạn cây đa làng Sọi có Vũ Đình Huỳnh chờ đón Cụ lên xe hơi qua cầu Sông Cái rồi rẽ phố Hàng Khoai và thế là Cụ đã được ngắm thủ đô ở cái góc mang tên thứ lương thực tiêu biểu nhất của dân ta – đúng là nông thôn bao vây thành thị… Rồi Cụ hài lòng ra ngay chỉ-thị tiếp tục hòa hoãn với Nhật, tha Bảo Đại, một lần nữa mặc nhiên thừa nhận Quân-lệnh số 1 yêu cầu tiến công Nhật, đàn-áp chính quyền Trần Trọng Kim và tiêu-diệt đảng-phái phản-động, là duy ý chí kiểu con ếch nằm trong đáy giếng." [Hết trích.]

    Từ những hồi tưởng đó, Trần Đĩnh mới kết luận là theo Việt cộng thì "bốn phương vô-sản đều là anh em... "vô tổ-quốc" như thế !"

    Dầy dẫy trong Đèn Cù, ta gặp nhiều chuyện cực khó tin, mà chỉ người trong cuộc mới thấm được theo lối "nóng lạnh tự biết".

    Trong mạch đó, độc giả có thể nhớ tới truyện giả tưởng "Đỉnh Cao Toang Hoác" (Yawning Heights hay Les Hauteurs Béantes) của nhà văn bất đồng chính kiến Alexander Zinoviev khi ông ta chơi chữ và châm biếm xã hội Xô viết. Nhưng Zinoviev còn phải dựng truyện giả tưởng, Trần Đĩnh viết về người thật, việc thật. Và xuyên qua hơn ngàn trang sách của hai quyển, Đèn Cù bổ dọc từ Marx tới Lenin, Staline, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh, cho chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ - và cả Nguyễn Văn Linh với thành tích bái Tầu để chặn Duẩn và ngăn Thọ. Còn kinh hãi hơn giả tưởng.

    Tuy nhiên, và đây mới là một kỳ thú của tác phẩm, Trần Đĩnh lại viết về Hồ Chí Minh như một nạn nhân hàng đầu.

    ***

    Những ai cho rằng "Đèn Cù" có dụng tâm chạy tội cho Hồ Chí Minh, thì nên đọc quyển II để nắm lấy "tang vật".

    Dù là cán bộ trước sau đã qua sáu năm đào tạo của Đệ tam Quốc-tế, và sau này được quốc-tế trao cho Trung Quốc dìu-dắt, Hồ lần lượt là nạn nhân của Staline, rồi Mao và vì vậy mà từng thời ở nhà cũng là nạn nhân của Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ trong vụ tranh-đoạt quyền-bính nội-bộ. Phần nào đó, Bác Hồ của Trần Đĩnh có thể là "vô-can" trong nhiều chuyển động lớn chỉ vì cái tội vô-tài.

    Vậy mà ngày nay Việt-cộng còn nói mãi về thắng lợi của "Tư-tưởng Hồ Chí Minh". Cho nên Trần Đĩnh mới phang thành tích họ Hồ : "Bịa ! Chính là thất-bại ! Vâng, thất-bại đầu tay lập đảng và thất-bại đầu tay lập nước !"

    Rất đáng ngạc nhiên từ một người mắc bệnh mê Hồ khi còn trẻ. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là Trần Đĩnh không hết lời ngợi-ca cụ Trần Trọng Kim. Từ đó, thế hệ ngày nay ở trong nước phải tìm hiểu xem Trần Trọng Kim là ai - và vì sao Cách-mạng Tháng Tám chỉ là một trò bịp....

    Quyển II của Đèn Cù được tác giả đặt tựa là "Vén Mây Giữa Trời", đọc mãi người viết này mới đoán ra Trần Đĩnh có ý phân công lao-động. Bác Hồ và đảng ta chỉ là những vì sao, còn lại, Mặt Trời là những lãnh-tụ xa-lạ của Liên Xô hay Trung Cộng, như Lenin, Staline hay Mao.... Vén mây lên, Trần Đĩnh bắn rụng cả mặt trời lẫn ngần ấy vì sao....

    Mà vì sao dân ta lại khổ vậy ? Cũng vì cái tội mê....

    Sau khi cả dân tộc đã trả giá đắt đỏ, Trần Đĩnh viết ra chuyện mê muội ấy. Những ai muốn thế giới nhìn ra sự lầm lạc của nhiều người ngoại quốc về Việt Nam thì nên phiên dịch Đèn Cù ra ngoại ngữ. Nó cần xuất hiện bên những tác phẩm giải ảo lừng danh của thiên hạ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    laithanhtuan and Zhiqiang like this.
  7. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    "Đèn Cù" liệu có thể tạo ra ảnh hưởng như một "Quần đảo ngục tù" không nhỉ :)
     
    hanhdb and Latiku like this.
  8. Latiku

    Latiku Lớp 3

    khó lắm, :D
     
    hanhdb thích bài này.
  9. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Đừng nghĩ thế. Hành trình dài nào không bắt đầu từ những bước đi nhỏ. Mọi kết quả trong tương lai đều bắt nguồn từ hiện tại. :cool:
    cụ Hồ cứu nước từ đi bồi bàn đấy thôi
     
    laithanhtuan, baothoa and Latiku like this.
  10. Latiku

    Latiku Lớp 3

    "cụ hồ cứu nước từ bồi bàn" nên nước mình cũng giống như đống giẻ lau bàn đó mà.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/14
  11. voanhdat

    voanhdat Mầm non

    muốn mua về đọc quá hic :(
     
    Latiku thích bài này.
  12. 123phat

    123phat Lớp 9

    Lại thêm một cuốn"bên thắng cuộc". Tác giả làm ra vẻ ta đây bàng quang, viết khách quan ... Thử tính toán chút thôi nhé: Thời kháng chiến chống Pháp cách nay chừng 70 năm, nếu tác giả tham gia cho là lúc đó mới mười mấy tuổi thì nay cũng trên dưới 90 tuổi. Cho là tác phẩm được viết cách đây 10 năm thì lúc đó TG đã tám mươi ấy. Ô một ông già gân giống Bùi Tín. Đúng là sách viết để kiếm chút tiền già. Lại thêm người viết lời tựa là Ngô Nhân Dụng và Nguyễn Xuân Nghĩa, hai người chống Cộng cực đoan nổi tiếng ở Mỹ...
    Một cuốn chưa đọc đã biết nó viết gì rồi, và những ai khen nó là những người nào rồi.
     
    laithanhtuan, Zhiqiang and thomas like this.
  13. takeshima

    takeshima Lớp 1

    Hay quá, ước gì có thật nhiều bác Trần Đĩnh...Vừa qua, người viết văn là Quang Lập bị vướng vào lao lý, và người viết văn nữa là Ngọc Tấn vừa qua đời...vậy mới hiểu viết ra sự thật khó còn hơn lên Trời, nêu không muốn nói là không thể.
     
    laithanhtuan, baothoa and Latiku like this.
  14. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    bác Đĩnh sinh năm 1930 năm nay 85 tuổi. 10 năm trước chỉ 75 thôi. Già thì có thể quẫn trí và bịa đặt sao?
    Chưa đọc mà đã biết gì rồi? Mình thật sự rất ngưỡng mộ khả năng cộng trừ và tưởng tượng của bạn. :D
    Nhưng nếu bạn chưa đọc thì có lý do gì để tranh luận ở đây? Hãy đọc và chịu khó "lắc não" một chút !!!
     
    laithanhtuan and Latiku like this.
  15. cairong

    cairong Lớp 2

    Nên đọc rồi hẵng phán nhất là khi bạn ko sống trong giai đoạn đó. Kể cả đọc rồi thì việc chê, khen cũng lại theo cảm nhận của mọi người về các sự kiện đó. Nếu bạn có thông tin, biết về sự kiện đó, tham gia trong sự kiện đó vẫn có thể khen chê theo quan điểm của cá nhân đâu ai cấm.
    Theo mình được biết có người sống trong thời kỳ cùng TĐ cho rằng có sự kiện ko đến mức như mô tả trong sách, nhưng hỏi ra thì mới biết người đó sống ở vùng mà việc CCRĐ rất bình yên, ko có các sự kiện sôi động như trong sách.
    Phê bình nội dung cuốn sách, nhất là các cuốn sách liên quan sự kiện lịch sử, chính trị ... ko đơn giản chỉ đoán tuổi, đoán số phận của tác giả mà khen hay chê.
     
  16. cairong

    cairong Lớp 2

    Không bàn về nội dung, chả lẽ già rồi viết là để kiếm tiền ? Vậy các sách của các bậc lão thành CM vừa mới xuất bản, tất nhiên ko do cá nhân đó trực tiếp viết nhưng cũng phải đọc và duyệt qua nội dung .... cũng là kiếm tiền ???? Suy nghĩ rất thiển cận và ấu trĩ
     
    laithanhtuan and Latiku like this.
  17. Latiku

    Latiku Lớp 3

    Suy luận của đỉnh cao trí tuệ.
    :D
     
    laithanhtuan thích bài này.
  18. 123phat

    123phat Lớp 9

    Đương nhiên là tôi có đọc hết quyển sách này nhưng vì rất lười viết nên không liệt kê hết chỗ xạo của quyển sách. Vài thí dụ:
    1. Sau toàn quốc kháng chiến, không phải tất cả cơ quan trung ương đều rút về ATK Việt Bắc. Thí dụ ông Trường Chinh lúc đó về đóng ở Hà Đông sát Hà Nội để dễ nắm địch tình, dễ chỉ đạo và cũng là các gây bất ngờ cho Pháp. Bởi vậy làm gì có chuyện TĐ làm báo chung cơ quan. Thời ấy vấn đề giao thông, thông tin liên lạc đâu có dễ như bây giờ ...
    2. Việc Cụ Hồ gặp các thượng thư triều đình Huế bị CM bắt như NĐ Diệm, PK An đâu có dễ mà lại có cuộc tiếp xúc mà NĐD như là bề trên để cuối cùng cụ Hồ trả tự do.
    Còn nhiều chi tiết xạo khác. Nhưng tóm tắt là tôi chỉ muốn nói với các bạn là cứ đọc nhưng đừng nên tin. Hiện nay trong và ngoài nước có nhiều người có dụng tâm viết lại lịch sử, cố tình đổi trắng thay đen. Thí dụ ca ngợi Phan Thanh Giản, Đắc Lộ, Nguyễn Trường Tộ, Petrus Ký, Hoàng Cao Khải, Ngô Đình Diệm ... Đây là những người tôi công nhận có tài nhưng sinh nhầm thời, nhầm hoàn cảnh.. nên đã ít nhiều giúp sức cho giặc.
    Các bạn đã tới các nghĩa trang liệt sĩ, đã vào các bệnh viện quân đội trong kỳ chống giặc PônPốt, Trung Quốc (thập niên 70-90)... chưa? rất nhiều người vào cỡ tuổi chúng ta bây giờ đã đổ xương, máu ... để chúng ta được như ngày nay.
    Các bạn có về các vùng quê Nam Bộ (Long An, Bến Tre, Phú Quốc ..) chưa? Người dân ở đây lưu truyền những câu như " Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân"... chứ không ca ngợi Phan Thanh Giản như "sử" gia DTQ và một số học "giả" khác. Vào các đình làng hay chùa miếu (có nơi là vùng hẻo lánh, ít dân cư), các vị anh hùng dân tộc như Cụ Hồ, cụ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, cụ Thủ khoa Huân, .. được thờ rất trang trọng.
    Hiện nay giặc Trung Quốc đang từng bước hăm he xâm lấn bờ cõi ta. Những ý đồ lợi dụng chia rẽ nội bộ dân tộc, lợi dụng những vấn đề lịch sử để lại (do quá trình chia cắt hai miền quá lâu), những vấn đề sai lầm trong đường lối chính sách, ... là những việc nên tránh.
    Cuối cùng cũng nên nói sơ về tôi: tôi không là cán bộ, chỉ là đọc nhiều, đi nhiều, nghe nhiều nhưng lười viết. Vì thế lúc viết có thể không diễn tả hết các ý kiến của mình, còn nhiều ý chưa viết ra; nhưng nghĩ sao thì viết vậy. Chắc chắn sẽ nhiều bạn không thích. Chỉ mong được nói như nhà văn Tiệp Khắc Fucik? (thời thế chiến 2 lúc chủ nghĩa phát xít đang quyến rũ Châu Âu):" Hỡi những người tôi hằng yêu mến, hãy cảnh giác"
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/12/14
  19. Latiku

    Latiku Lớp 3

    :pmình cũng lười viết quá. :D
    Mình ủng hộ bạn, nên viết nhiều vào, người đọc nhiều, đi nhiều, nghe nhiều như bạn thì đừng lười như mình, viết nhiều vào cho ai cũng biết bạn là ai.
     
    thanhnn300892 and laithanhtuan like this.
  20. superlazy

    superlazy Lớp 4

    Mình chưa đọc cuốn này và kể cả cuốn trước cũng đọc bỏ dở giữa chừng nhưng cũng đồng ý rằng mọi người nên bình tĩnh, tránh kích động quá và cần có thời gian để hiểu rõ nhiều chuyện.
    Mình cũng đọc ở đâu đó có một ý kiến đưa ra câu hỏi về thời điểm ra mắt tp này, tại sao lại xuất hiện vào lúc mà TQ đang khiêu khích VN như vậy? Có phải muốn phân tán hay đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người vào việc khác để bỏ quên việc chính?
     
    laithanhtuan thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này