Hỏi đáp Hình bát quái trên quyển Hải thượng y tông tâm lĩnh

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Góp ý' bắt đầu bởi sannyas60, 1/7/25 lúc 09:33.

  1. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Vừa hôm mua được quyển Hải thượng Lãn ông y tông tâm lĩnh, của nhà xuất bản y học, 2 tập.

    Khi nhìn vào hình vẽ bát quái in trên bìa sách tôi thấy hơi lạ.

    Trong lúc đọc sách mới biết Hải thượng Lãn ông theo phái vương đạo, tức là lấy bồi bổ tiên tiên cho khỏe mạnh thì bệnh ở hậu thiên theo đó tự biến mất.

    Giờ nhìn lại bìa sách thì đúng là vẽ hình bát quái kiểu đối xứng của tiên thiên rồi. Nhưng không hiểu sao lại bị quay đi một góc 90°.

    Thắc mắc này xin được hỏi ý kiến các bác?
    upload_2025-7-1_9-50-48.png
     
  2. pho-On

    pho-On Mầm non

    Để nhấn mạnh cái thuyết Tâm - Thận hợp nhất, Thủy Hỏa Ký tế, Hỏa Thủy vị tế đó bác
     
    sannyas60 thích bài này.
  3. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Mình để ý thấy trong hình bát quái trên thì Dương màu đỏ tương ứng quẻ Càn, Âm màu đen tương ứng quẻ Khôn là hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa của chúng. Bát quái thông thường thì hình âm dương nằm trên một trục dọc.

    Tuy nhiên âm dương có 2 loại là âm dương nằm ngang, và âm dương nằm dọc.

    Âm dương nằm ngang chính là thể hiện âm dương phân biệt theo bố trí không gian nằm ngang, bao gồm trái phải, trong ngoài. Ví dụ da, lông bên ngoài nên thuộc Dương, bên trong tạng, phủ thuộc Âm.

    Âm dương nằm dọc thể hiện âm dương theo bố trí tầng lớp nằm dọc, gồm trên dưới, cao thấp. Ví dụ tâm, phế ở trên thuộc Dương, can, thận ở dưới thuộc Âm.

    Như vậy hình trên thể hiện âm dương nằm ngang, như là một bổ trợ cho âm dương nằm dọc thông thường.

    Một nhận xét nữa là khi đặt Âm dương nằm ngang, ta sẽ thấy nổi lên ở đỉnh là Thủy = Quẻ Khảm (☵), và đáy là Hỏa = Quẻ Ly (☲). Tìm hiểu thì được biết Học thuyết Thủy Hỏa là nền tảng lý luận của Lãn Ông, giúp ông xây dựng hệ thống thuốc điều hòa âm dương và là kim chỉ nam trong tác phẩm Y Tông Tâm Lĩnh!
     
    sannyas60 thích bài này.
  4. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Cảm ơn hai bác ở trên. Như vậy quay theo chiều ngang như vậy là muốn nhấn mạnh đến hai quẻ Khảm - Ly, tương ứng với Thủy - Hỏa.

    Nhưng nhìn kỹ nữa thì mình thấy các dấu chấm nhỏ phía trong là do ngày xưa người ta dùi que nóng lên yếm rùa dựa trên Hà Đồ hoặc Lạc Thư.

    Nhưng đếm thì số chấm lại không tương ứng với cả Tiên Thiên và Hậu Thiên.

    Mong được các bác giải đáp?

    [​IMG]
     
  5. pho-On

    pho-On Mầm non

    Những dấu chấm ở trên trình bày theo số Hà đồ đó bác. Bác để ý sẽ thấy, vd 'Thiên nhất sanh thủy' nên dưới quẻ Khảm là 1 chấm, 'Thiên nhị sanh hỏa' nên dưới quẻ Ly là 7 chấm (7 là số thành của cặp 2-7). Cặp 3-8 (Mộc), 4-9 (Kim) cũng thế.
    Ở đây ta nên lưu ý màu sắc ko dùng để chỉ cụ thể từng quái như bạn ở trên nói, mà là chỉ màu ngũ hành - tức là màu của số Hà đồ. Vd xanh chỉ mộc, đỏ chỉ hỏa, trắng chỉ kim... điều này mới giải thích tại sao có những số đặt sai vị trí, vd Khôn là 3, Tốn là 6. Thực chất những con số này ko chỉ chính xác vị trí Quái, mà chỉ những phương vị tương ứng với ngũ hành, dưới góc độ y học thì Thủy ở phía dưới - thuộc Thận, Hỏa ở trên - thuộc Tâm, phía bên trái người là nơi khí lưu hành - tức Mộc, phía bên phải là nơi huyết lưu hành - tức Kim
     
    sannyas60 thích bài này.
  6. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Thấy bác nói thì đây là đồ hình bát quái của Tiên thiên kết hợp với các dấu chấm của Lạc thư.

    Các cặp số 4-9 hướng tây-bắc ứng với phía trên cùng ứng với đầu của người. (9 cung não và 4 căn gồm miệng mũi mắt tai).
    2-7 bên phải, hướng bắc-đông ứng với khí của phổi. (2 lỗ thở và 7 phách).
    6-1, hướng đông-nam ứng với phía dưới bụng. (1 tỳ và 6 phủ). Là gốc rễ của Hậu thiên - Lạc thư?
    8-3, hướng nam-tây ứng với huyết của gan. (8 bắp thịt và 3 hồn)
     

Chia sẻ trang này