LS-Việt Nam Hồ Quý Ly - Nhân vật lỗi lạc nhất thời đại - Quốc Ấn <1000QSV1TVB #0148>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 30/6/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0148.Hồ Quý Ly.PNG
    Tên sách : HỒ QUÍ LY
    NHÂN VẬT LỖI LẠC NHẤT THỜI ĐẠI
    TỪ ĐÔNG SANG TÂY

    Tác giảxuất bản : QUỐC ẤN
    Tổng phát hành : NXB NAM CƯỜNG
    Năm xuất bản : 1974
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com

    Đánh máy : white-eyes, conmeohoang, kayuya,
    Lucabarazi, xiangjiao, Võ Kim Như, Nhok_kira, puzdao,
    nquocan, dacxeru, VinhPhuc.Vo, huonggiang, mphuongth,
    kenk25, Martian_K, Akira Thanh, proofread

    Kiểm tra chính tả : Lã Phương Thúy,
    Phạm Thị Hồng Khánh, Võ Thành Phú, Đinh Thanh Sơn,
    Trương Thu Trang, Nguyễn Mỹ Quỳnh Dao

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 24/06/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả QUỐC ẤN và nhà phát hành NAM CƯỜNG
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    PHẦN THỨ NHẤT : XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI TRẦN MẠT
    I. MỘT BỔN PHẬN CỦA HẬU THẾ
    2. MỘT ĐẲNG CẤP LÃNH ĐẠO BẤT XỨNG
    3. NHỮNG ÔNG VUA CUỐI TRIỀU
    4. KHI ÔNG HOÀNG MÊ ĐÀO HÁT BỘI
    5. ĐỐI NGOẠI

    GIAO THIỆP VỚI TRUNG HOA
    GIAO THIỆP VỚI CHIÊM THÀNH
    6. TÌNH CẢNH KHỐN ĐỐN CỦA NHÂN DÂN

    PHẦN THỨ HAI : THÀNH KIẾN NHÂN DÂN VÀ Ý CHÍ CÁCH MẠNG CỦA HỌ HỒ
    I. CẢM NGHĨ CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG THỜI VỚI HỌ HỒ VÀ SỬ QUAN CỦA HẬU THẾ
    2. MỤC ĐÍCH BIỆN CHÍNH CHO THỦ ĐOẠN
    3. NHỮNG LÝ DO THÚC ĐẨY VIỆC CƯỚP CHÍNH QUYỀN
    4. HAI LỰC LƯỢNG PHẢN ĐỘNG

    PHẦN THỨ BA : NHỮNG CÔNG CUỘC CÁCH MẠNG QUỐC GIA
    I. NGUỒN GỐC VÀ HOẠN LỘ

    NGUỒN GỐC
    BƯỚC HOẠN LỘ
    2. CẢI CÁCH HÀNH CHÁNH
    3. CẢI CÁCH QUÂN SỰ
    4. CẢI CÁCH KINH TẾ TÀI CHÁNH ĐIỀN ĐỊA

    KINH TẾ TÀI CHÁNH
    ĐIỀN ĐỊA
    5. CẢI CÁCH XÃ HỘI
    6. CẢI CÁCH VĂN HÓA GIÁO DỤC

    PHẦN THỨ TƯ : NHỮNG NGÀY TÀN CỦA TRIỀU HỒ
    I. CHUẨN BỊ CHỐNG XÂM LĂNG
    2. TÂM LÝ CHIẾN
    3. THIÊN TÀI THẤT THẾ
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

  3. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    HỒ QUÝ LY VÀ CHÂN LÝ “ĐỨC BẤT TẠI HIỂM”


    Sau khi thoán đoạt ngai vàng của nhà Trần, Hồ Quý Ly lên ngôi và thiết lập vương triều nhà Hồ. Tuy nhiên, vương triều Nhà Hồ nhanh chóng bị diệt vong (chỉ tồn tại 7 năm từ 1400 – 1407). Một trong những nguyên nhân làm cho vương triều nhà Hồ suy vong là thành Tây Đô bị Trần Khắc Chân trấn yểm long mạch (con đường Hoa Nhai như một mũi tên cắm vào tim). Tác giả trích bài viết trong sách “Tìm hiểu về các triều đại Việt Nam” (Sách tham khảo) của Đồng tác giả Cao Ngọc Lân - Cao Vũ Minh, Nxb. Lao Động, năm 2011, trang 195.
    Sau khi thoán đoạt ngôi của nhà Trần, Hồ Quý Ly đã cho xây thành ở Thanh Hóa gọi là Tây Đô. Thành nhà Hồ được xây dựng cách đây 600 năm (1397), đúc thành bằng đá, có quy mô lớn nhất ở nước ta, với nhiều tên gọi khác nhau như: Tây Đô, Tây Giai, An Tôn, Tây Kinh… Hồ Quý Ly sai Lại bộ thượng thư là Đỗ Tỉnh đi xem đất và đo đạt ở động An Tôn, tháng 3 thì hoàn thành thiết kế đo đạt. Trong khi đó thì triều đình bàn bạc chưa xong, quan khu mật chi sự là Nguyễn Như Thuyết dâng thư can ý nói rằng “đức bất tại hiểm” (cốt ở đức chứ không phải cốt ở chỗ hiểm) nhưng Hồ Quý Ly không nghe. Thành này gồm các xã Tây Giai, Xuân Giai, Phương Giai, huyện Vĩnh Lộc. Cả bốn mặt đều xây bằng đá xanh, mỗi mặt dài 120 trượng, cao 1 trượng 2 thước và xây trong 4 năm mới hoàn thành. Đá cách cổng thành phía Tây vài trăm mét có hai ngọn núi gọi là Kim Ngọ (Ngựa Vàng) và Kim Ngưu (Trâu Vàng). Người ta lấy đá ở núi này đục đẽo rồi vận chuyển đến xây ở cửa thành phía Đông cho gần. Cách xây cũng thật độc đáo, khi xây cửa vòm mãi không được nên ông cho lấy giấy vẽ thành cổng thành. Sau đó, ông cắt giấy đó ra thành từng miếng rồi cho mài đá, đục đá theo giấy cắt. Tiếp theo, cho ghép những mảnh đá lại bằng giấy trộn với mật, vôi, trấu làm vữa xây giữa các phiến đá (hiện nay các dấu tích đó vẫn còn). Một con đường lát đá hoa từ cửa Nam thành đến núi Cánh Diều, nơi đặt đền Nam Giao (Đốn Sơn). Mặt Nam thành xây cửa ba tầng bằng đá, chất cao như cửa Chu Tước ở Thăng Long, trên có dựng lầu cao chín tầng. Xung quanh bốn cửa đều làm bằng đá xanh lát gạch vuông nung. Trong thành có núi Thọ Kỳ, có hồ Dục Tượng. Phía ngoài chân thành rộng 36m để làm đường đi. Một dòng suối bao quanh bốn mùa xanh biếc. Bốn cửa thành đều có cầu bằng đá bắc qua. Con đường lát bằng đá hoa cương từ cửa Nam đến Đốn Sơn gọi là Hoa Nhai. Cửa Tây thông đến núi Thọ Đồn, qua Cẩm Thủy, chạy sang Lào. Cửa Đông thông đến núi Bảo Sơn, Trắc Sơn, đi qua huyện Quang Bình, Thạch Thành có thể thông đến tỉnh Sơn Tây. Bên tả có nhà tù, có đường thông đến các núi Cù Đông, Yên Luân. Ở cửa Bắc có núi Cẩm Bào, Xuân Án, chạy dài. Ở phía sau có sông sâu bao quanh. Phía tả thành từ chân núi Biên Sách, ngang qua núi Đỉnh Bút, Cô Điệp dọc theo Sông Bái vòng đến Đốn Sơn ở hướng Nam. Phía hữu thành có quận Hoàng Sách ven bờ sông Mã chạy đến núi Ân Tôn ở hướng Đông. Kể về đại thế, thì sông Bái ôm phía Đông, sông Mã ấp phía Tây, lại có sông Lương chảy về phía thành. Hai ngọn núi Sát Sơn và Hoa Sơn đối diện nhau thành then khóa. Bên tả phía trong có một lớp núi gọi là Hoàng Lãnh và Mông Cù. Bên hữu, trong là núi Đại Thúy, Đồng Cổ, phía ngoài một lớp nữa là Lôi Dương, Nông Cống, Đông Sơn, Ngọc Sơn. Các dãy núi tạo thành một lớp bao bọc như triều phục. Thành Tây Đô dựa trên một dải đất phát vương. Trước mặt thành phía Nam có một dãy núi hình cánh cung gọi là Cung Sơn, tượng trưng cho uy lực của nhà vua. Thành rộng 5km2, mỗi tháng vua vào ngự một lần.
    Khi thành xây xong, thượng tướng nhà Hồ là Trần Khắc Chân, người xã Hà Lương huyện Vĩnh Lộc, gia thế ba đời làm quan nhà Trần, không muốn đế nghiệp của nhà Hồ được lâu dài. Ông là người tinh thông về địa lý, muốn trù yếm Hồ Quý Ly để nhà Hồ mau chóng bị tiêu vong nên mới tâu rằng: “Bệ hạ chọn đất vàng để xây thành hay lắm, phía trước có Cung sơn làm án. Thiết tưởng cung mà không có tên thì cũng như vua không có uy, theo ý thần nên đắp một con đường từ Cung Sơn chạy đến trước cửa thành Tây Đô như một mũi tên. Có cung, có tên mới đủ vẻ hùng tráng của đức Thiên tử. Đường ấy thần sẽ đặt tên là Tiễn Lộ”. Hồ Quý Ly nghe lời nên cho đắp đá Hoa Cương gọi là Hoa Nhai (Tiễn Lộ). Về mặt phong thủy thì việc đắp đường Tiễn Lộ là rất tệ hại vì mũi tên chạy xuyên thẳng vào điện của vua như một mũi tên đâm thẳng vào tim. Mũi tên đã giương chỉ còn bay thôi, đó là sự gấp gáp, nguy hiểm đang chờ. Trong phong thủy với cuộc đất có tiền án hậu trẩm (trước án sau gối), như thế rồi không cần Tiễn Lộ nữa. Từ khi xây thành cho đến khi Lê Lợi lên làm vua sau này là 30 năm. Đất Thanh Hóa phát vương, sau này phát cả chúa Trịnh và chúa NguyễnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Mũi tên là con đường tiễn lộ làm cho triều đình nhà Hồ mau chóng diệt vong.
    Sau khi Trần Thuận Tông bị giết, triều thần chán nản, ai ai cũng căm ghét Hồ Quý Ly. Kể cả những người từng có mối quan hệ chí thiết với Hồ Quý Ly cũng chán ghét ông. Bởi sự căm ghét đó, họ đã cùng nhau bàn mưu tính kế để giết Hồ Quý Ly. Tiếc thay, mưu lớn không thành, để đến nỗi tất cả đều phải chết một cách thê thảm trong vụ tru di diễn ra vào năm Kỉ Mão (1399). Câu chuyện như sau Thái bảo Trần Hãng, Thượng tướng quân Trần Khắc Chân mưu giết Hồ Quý Ly không thành, lại bị giết hại. Hôm ấy, Hồ Quý Ly họp thề ở Đốn Sơn (một ngọn núi ở xã Cao Mật, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là hội thề đền núi Đồng Cổ, Trần Khắc Chân đã có ý giết Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly ngồi trên lầu nhà Trần Khắc Chân xem hội thề), cứ y như lệ thiên tử ngự đến các miếu, chùa. Cháu của Phạm Khả Vĩnh là Phạm Tổ Thu và thích khách là Phạm Ngưu Tất cầm gươm định lên. Trần Khắc Chân trừng mắt ngăn lại nên việc không xong. Hồ Quý Ly chột dạ đứng dậy, vệ sĩ hộ vệ đưa Hồ Quý Ly xuống lầu. Ngưu Tất vất gươm xuống đất, nói rằng: “Chết uổng cả lũ thôi. Sự việc bị phát giác. Bọn tôn thất Trần Hãng, Trụ quốc Nhật Đôn, tướng quân Trần Khắc Chân, Phạm Khả Vĩnh, Hành khiển Hà Đức Lân, Lương Nguyên Bưu, Phạm Ông Thiện, Phạm Ngưu Tất...và các liêu thuộc, thân thích, gồm hơn 370 người đều bị giết và tịch thu tài sản. Con cái của họ, gái thì bị bắt làm nô tì, trai từ một tuổi trở lên thì bị chôn sống hoặc bị dìm nước cho chết. Hồ Quý Ly sai lùng bắt dư đảng liền mấy năm không ngớt. Người quen biết nhau chỉ đưa mắt ra hiệu chứ không dám nói chuyện với nhau. Nhà dân không được chứa người đi đường xin ngủ trọ, hễ có người ngủ trọ thì phải báo nhà láng giềng để cùng nhau xét hỏi giấy tờ, hành lí và lí do đi qua để làm chứng cứ bảo lãnh. Các xã đều đặt điếm tuần canh, ngày đêm tuần tra canh giữ. Lễ minh thệ từ đó không cử hành nữaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Tháng 4 năm 1406, quân Minh do Trương Phụ cầm đầu kéo 20 vạn quân ồ ạt xâm lược nước ta theo hai đường. Khi dừng chân ở Quảng Tây, Quân Minh do Chu Năng chỉ huy đã yết bảng kể tội họ Hồ và rêu rao việc tìm người họ Trần để cho khôi phục lại vương tước. Khi được thay Chu Năng chỉ huy quân xâm lăng tướng giặc là Trương Phụ và Mộc Thạnh đã lấy lời văn trong các bảng yết ấy viết vào nhiều mảnh gỗ khác nhau rồi thả xuống sông cho trôi vào nước ta. Quan quân nhà Hồ người nào trông thấy những bảng văn ấy cũng đều cho là đúng, hơn nữa, họ lại chán nản chính sự hà khắc của họ Hồ nên không còn bụng dạ nào chiến đấu nữaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Đêm ngày mồng 9 (tháng chạp năm Bính Tuất), quân Minh đánh úp quân họ Hồ ở bãi Mộc Hoàn. Tướng chỉ huy quân Tả Thần Dực là Nguyễn Công Khôi đang vui chơi nữ sắc, không hề phòng bị, chiến thuyền bị giặc đốt cháy gần hết, toàn quân bị tiêu diệt. Thủy quân nhà Hồ ở phía trên và phía dưới không đến ứng cứu, chỉ đứng ở xa xin Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng xem ai có thể thay giữ chỗ đó. Quân Minh liền vượt sông bằng cách làm cầu phao. Sáng ngày 12, tướng chỉ huy quân Minh là Trương Phụ dẫn Đô đốc Hoàng Trung, Đô chỉ huy Thái Phúc tiến công phía tây bắc thành Đa Bang. Mộc Thạnh dẫn bọn Đề đốc Trần Tuấn tấn công phía đông nam thành. Trong trận chiến này, quân Minh chết vô số, xác giặc chất cao ngang với thành mà giặc vẫn tiến đánh, không tên nào dám ngừng lại. Nguyễn Tông Đỗ là tướng chỉ huy quân Thiên Trường đào thành cho voi ra để đánh quân Minh nhưng quân Minh lại dùng hỏa tiễn bắn voi. Voi sợ quá nên lui lại, nhân cơ hội đó quân Minh đánh úp vào thành. Sức giặc mạnh nên thành bị hạ, quân nhà Hồ ở dọc sông đều tan vỡ. Hồ Quý Ly cho quân lui giữ Hoàng Giang. Khi quân Minh vào Đông Đô, bắt cướp con gái, ngọc lụa, thống kê lương thảo, chia quan làm việc và chiêu tập dân xiêu tán, tính kế ở lâu dài. Chúng thiến nhiều con trai nhỏ tuổi và thu tiền đồng ở các xứ, cho chạy trạm đưa về Kim Lăng (Trung Quốc). Quân nhà Hồ lui về thủ thành Tây Đô. Tháng 4/1407, quân Minh tấn công thành Tây Đô, Hồ Quý Ly phải chạy về Hà Tĩnh. Cuối tháng 6/1407, Hồ Quý Ly cùng các con và triều thần bị bắt về Kim Lăng, nhà Hồ bị diệtVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ngày 23 tháng 4 năm Đinh Hợi (1407), quân Minh đánh vào Lỗi Giang (Thanh Hóa) và sáu ngày sau (29/4), chúng lại đánh vào cửa Điển Canh (nay thuộc Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Ở cả hai trận đánh này, tàn quân nhà Hồ đều tự tan vỡ ngay khi chưa lâm trận. Hai cha con họ Hồ định chạy đến Thâm Giang (tức sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh), nhưng không sao đi được. Ngụy Thức xin hai cha con họ Hồ tự thiêu, ông nói: “Nước đã sắp mất, bậc vương giả không chết bởi tay kẻ khác. Quý Ly nghe vậy giận lắm, chém chết ông”. Ngày 5 tháng 5 năm Đinh Hợi (1407), Hồ Quý Ly bị giặc bắt ở bãi Chi Chi (nay thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Sáu ngày sau, (ngày 11/5), giặc lại bắt được Hồ Nguyên Trừng ở Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ngày hôm sau (12/5), Hồ Hán Thương và con là Thái tử Nhuế bị bắt ở Cao Vọng (cũng thuộc Kì Anh, Hà Tĩnh)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Lúc hai cha con Hồ Hán Thương và Thái tử Nhuế chạy đến Kỳ La, có phụ lão ra bái yết, nói rằng: “Chỗ này tên gọi là Ky Lê (nói trại chữ Kỳ La, mang nghĩa khác là trói người họ Lê, tức họ Hồ vì sử vẫn chép Hồ Quý Ly là Lê Quý Ly), ở trên kia có núi Thiên Cầm (nguyên nghĩa là đàn trời, song ở đây, chữ cầm được dùng với nghĩa là bắt, thiên cầm là trời bắt), đấy là điềm không tốt, xin chớ lưu lại ở đây. Hồ Hán Thương nổi giận, chém chết người phụ lão ấy. Đến giờ, quả nhiên Hồ Hán Thương và thái tử Nhuế bị bắt ở nơi đóVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Cuộc kháng chiến của triều Hồ đến đó là hoàn toàn bị dập tắt. Không ít quan lại của triều Hồ đã đầu hàng quân Minh. Tuy nhiên, cũng có những người thà chết để giữ sạch tiết tháo chứ quyết không chịu cúi đầu quy phục. Khi cha con Hồ Quý Ly bị bắt giải về Yên Kinh, nhà Minh thấy Hồ Nguyên Trừng là một nhân tài kiệt xuất nên phong cho ông làm quan Thượng thư và đặc biệt là mỗi lần tế súng thì “quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Hồ Nguyên Trừng – ông tổ của súng thần công”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Như vậy, nhà Hồ tồn tại chỉ được 7 năm với hai đời vua để lại một dấu ấn khá sâu cho lịch sử Việt Nam. Hồ Quý Ly là một người vô cùng thâm độc và tàn ác đã xúi vua Trần Nghệ Tông giết hàng trăm quan đại thần không ăn cánh với Hồ Quý Ly và cả hai vị vua là Trần Phế Đế và Trần Thuận Tông. Hồ Quý Ly cũng là người gây ra cuộc tàn sát lớn nhất thế kỉ thứ XV, Hồ Quý Ly đã giết 370 người vì họ đã tìm cách ám sát mình.
    Trước đây, khi còn là thân cận của Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông, có lần Thượng Hoàng nói với Hồ Quý Ly: “Nhà ngươi là thân tộc nên bao nhiêu việc lớn nhỏ trong nước Trẫm đều ủy thác cho cả. Nay quốc thể suy nhược, Trẫm thì già rồi, ngày sau con Trẫm có nên thì giúp, không thì nhà ngươi tự làm lấy”.
    Quý Ly cởi mũ, khấu đầu khóc mà thề rằng: “Nếu hạ thần không hết lòng hết sức giúp nhà vua thì trời tru đất diệt.” Nói một đằng nhưng sau này Quý Ly lại làm khác đi. Quý Ly đã thực hiện chiến lược cướp ngôi nhà Trần. Nhà Hồ chỉ tồn tại được bảy năm với hai đời vua. Phải chăng vi phạm lời thề cũng là một trong những nguyên nhân gây diệt vong của nhà Hồ?
    Hồ Quý Ly và Nhà Hồ bị diệt nhanh chóng vì đã làm nhiều điều tàn ác, hơn nữa thành Tây Đô bị Trần Khắc Chân trấn yểm long mạch (con đường Hoa Nhai như một mũi tên cắm vào tim). Quan lại và nhân dân không ủng hộ nhà Hồ nên khi quân Minh xâm lược, quân đội chưa đánh mà đã tự tan rã đúng như câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phong thủy Việt Nam dưới góc độ khoa học, tr. 586.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đại Việt sử ký toàn thư - quyển 8.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đại Việt sử ký toàn thư – quyển 8.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrích Lịch sử Việt Nam.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đại Việt sử ký toàn thư - quyển 9.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khâm định Việt sử thông giám cương mục - quyển 12.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dẫn theo Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn.
     
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này