Học thuộc lòng khác học vẹt như thế nào ạ?

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi tamnt, 9/9/14.

Moderators: Cát Cát
  1. tamnt

    tamnt Lớp 2

    Cả hai đều là đọc và nhớ nhưng mục đích sử dụng dữ liệu đó khác nhau đúng không ạ?

    Mình có đọc qua cuộc thảo luận như link bên dưới
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bác nào có ý kiến khác xin được học hỏi ạ
     
  2. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Thực tế thì không khác nhau nhiều lắm, bản chất là lặp lại thông tin để ghi nhớ có chủ ý: 1 từ, 1 câu, 1 đoạn văn... Học thuộc lòng có nguồn gốc từ Nho giáo. Vì ngày xưa ít sách, nói chung nhà giàu mới có tiền mua sách. Có câu "đọc làu làu Tam Tự Kinh" chính là ở đây.
    Nói đơn giản là việc nhắc lại thông tin: Repetition.
    Khám phá lớn nhất về não bộ con người trong 200 năm qua: con người sẽ quên 90% thông tin tiếp nhận sau 30 ngày. Việc nhắc lại là một yếu tố đảm bảo ghi nhớ thông tin lâu hơn. Bạn cứ hình dung thế này, khi bạn nghe một bài giảng trên lớp, thì sẽ có hàng nghìn tín hiệu thông tin tác động lên các nơ ron thần kinh: thị giác, thính giác, thậm chí cả xúc giác, khứu giác. Sau đó chúng tổng hợp lại, liên kết với nhau tạo ra thông tin về bài học đó, quá trình này diễn ra trong khoảng 1/10s, phần trí nhớ này sẽ tạm lưu ở trí nhớ ngắn hạn (không bền vững). Khi được nhắc lại liên tục và gắn kết với nhau chặt chẽ nó sẽ chuyển sang một dạng bền vững hơn: trí nhớ dài hạn. Nếu bạn càng nhắc lại và luyện tập nhiều hơn nữa nó sẽ thành năng lực tiềm thức, phản ứng ngay tức thì.
    Ví dụ đơn giản nhất là việc học ngôn ngữ khi mới sinh ra, chúng ta chẳng ai biết tiếng Việt cả. Thực tế để nói được một từ, một câu, bạn phải nghe nó hàng nghìn lần, nói hàng trăm lần. trong suốt hàng chục năm mới thuần thục như hiện tại.
    Repeatiton: chỉ là một yếu tố cần để ghi nhớ. Việc quan trọng là bạn phải xử lý thông tin đầu vào, các mẩu thông tin càng liên kết chặt chẽ với nhau. Thông tin đó càng dễ được lưu lâu hơn. Thế nên ông buzan mới đẻ ra cái mind mapping, ghi nhớ hình ảnh dựa trên tác động vào thị giác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/9/14
    Despot, ichono87 and tamnt like this.
  3. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Theo mình thì có thể hiểu một cách đơn giản như thế này:
    - Học thuộc lòng và học vẹt đều nhắm đến mục đích là nhớ lại nội dung y như nó đã có.
    - Còn khác nhau thì học vẹt có ý tiêu cực là nhớ như y như nó đã có mà không cần hiểu. Còn học thuộc lòng là nhớ y như nó đã có nhưng mà vẫn hiểu.
    Chính vì vậy mà người ta có thể bảo nhau học thuộc lòng đi chứ không ai bảo nhau học vẹt đi.
    Dĩ nhiên bên cạnh đó cũng có các kiểu học khác như học hiểu, học nắm ý chính, học tóm tắt...Nhưng trong tất cả các kiểu học thì chỉ có hai kiểu học trên là nhớ y nội dung như nó đã có. Còn khác nhau thì mình cũng đã nói rồi đây. :)
     
    Despot and ichono87 like this.
  4. ichono87

    ichono87 Lớp 7

    Theo mình, học thuộc lòng có nghĩa là bạn sẽ vận dụng được điều bạn học vào thực tiễn. Tùy mức độ bạn vận dụng được bao nhiêu điều bạn học thuộc vào thực tiễn mà đánh giá là bạn thuộc lòng được đến đâu. Cũng tức là thang điểm của việc học này là dựa vào kết quả thực tiễn. Học đi đôi với hành, đó bạn :)
    Bạn học vẹt thì chỉ trả bài thầy cô được thôi, chứ không biết cách vận dụng khi đi vào thực tiễn, hoặc là khi có cách hỏi khác đi về cùng một vấn đề :) Thầy cô có thể chấm điểm vẹt của bạn theo tiêu chí của trường lớp và bạn đạt ở mức lý thuyết thôi, chứ chưa có vận dụng :) Nói ngắn là học chưa đi đôi với hành.
     
    Despot thích bài này.
  5. Despot

    Despot Lớp 11

    Theo mình thì:
    Học thuộc lòng = khi cần tự nhưng kiến thức tự nhảy ra cho mình xài.
    Học vẹt = học mà không biết nó là cái quái gì :D
     
    ichono87 thích bài này.
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này