Tâm lý Hồn bướm mơ tiên - Khái Hưng

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi assam1719, 5/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. assam1719

    assam1719 Lớp 12

    [​IMG]

    Tên truyện : Hồn Bướm Mơ Tiên
    Tác giả : Khái Hưng
    Nguồn : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là tiểu thuyết lãng mạn mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng. Đây là cuốn tiểu thuyết đăng nhiều kì trên báo Phong hóa của nhóm Tự Lực Văn Đoàn được độc giả nhiệt liệt hoan nghênh. Hồn bướm mơ tiên đã tạo ra một uy tín lớn cho tờ báo Phong hóa và nhóm Tự Lực Văn Đoàn, khích lệ các nhà văn của nhóm sáng tác, và tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn đã giành được vị trí hàng đầu trong phong trào văn học trong một thời gian dài. Cho đến hôm nay, âm vang của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn vẫn còn động trong kí ức độc giả, trong đó, được cảm tình sâu sắc nhất là tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên

    Sơ lược cốt truyện:

    Ngọc là sinh viên Trường canh nông. Trong dịp nghỉ hè về ở với ông bác là sư tổ chùa Long Giáng. Chù có một chú tiểu tên Lan. Thấy Lan là người có học, tính tình hòa nhã, Ngọc thân ngay. Nhưng Lan thực sự ra là gái, cha mẹ mất sớm, ở với chú bị chú ép gả chồng, mà Lan thì có tâm hướng về đạo Phật từ nhỏ do ảnh hưởng của mẹ, nên Lan bỏ nhà, cải dạng nam trang đến chùa Long Giáng xin tu. Khi Ngọc phát hiện Lan là gái, chàng từ tình bạn chuyển sang tình yêu. Vì Lan quyết chí tu hành như đã hứa lúc mẹ lâm chung, cô khước từ tình yêu của Ngọc

    Câu chuyện chỉ có thế, một câu chuyện tình “dưới bóng từ bi Phật tổ

    Người viết bài: santseiya
    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 14/11/14
  2. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Hồn bướm mơ tiên.png
    Hồn bướm mơ tiên
    Tác giả: Khái Hưng

    Hồn bướm mơ tiên trích từ hai câu thơ cổ trong Bích Câu Kỳ Ngộ:

    Gió thông đưa kệ tan niềm tục,
    Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời.

    Tương truyền là của vua Lê Thánh Tông làm để xướng họa với một nàng tiên ni cô ở chùa Ngọc Hồ. Sự lựa chọn của Khái Hưng hàm ý thần tiên, thơ mộng, nảy ra từ một kỳ tích Việt. Âm vang hồn bướm mơ tiên gợi không khí Tú Uyên, nhắc đến phường Bích Câu, đến những kỳ ngộ trong lịch sử và văn hóa Việt.

    Cách mở màn trực tiếp và bát ngát của Hồn bướm mơ tiên dẫn thẳng vào không gian Bắc Ninh, vào chùa Long Giáng, vào ca dao, vào đời sống dân quê miền Bắc; mà sau này lối khai khúc ấy xuất hiện trong trường ca Con Đường Cái Quan. Phạm Duy chịu ảnh hưởng Khái Hưng chăng? Chưa chắc. Có thể chỉ là ngẫu nhiên bởi những nghệ sĩ đắm mình trong linh hồn dân tộc thường gặp nhau trong ca dao, huyền sử:

    Hỡi anh đi đường cái quan,
    Dừng chân đứng lại em than đôi lời.

    Thập niên ba mươi, ở Bắc người ta vẫn chưa bỏ hẳn lối hành văn theo kiểu Tố Tâm, "Rồi đây, cánh hồng bay bổng tin nhạn vắng tanh" của Hoàng Ngọc Phách.

    Nhất Linh trong tác phẩm đầu Nho Phong 1926, vẫn còn viết: "Lê Nương năm ấy tuổi mới trăng tròn" và Đông Hồ, Tương Phố sụt sùi kẻ khóc vợ, người khóc chồng:

    Chiều thu ảm đạm một mầu,
    Gió thu hiu hắt thêm sầu lòng anh.

    Khái Hưng là người thứ nhất đem nụ cười giải tỏa bầu khí sướt mướt và trịnh trọng ấy.

    Nụ cười là cột trụ độc đáo đầu tiên. Hóm hỉnh, ông tung ra một không gian lẳng lơ quan họ: gái tán trai. Chưa hết, ông còn thả vào đó một cái nhìn rất trẻ rất vị thành niên, rất “Di Caprio” trong Titanic, của thế kỷ XIX: Ngọc, cậu công tử con nhà, lên thăm bác là sư cụ chùa Long Giáng, mới chỉ thoáng "liếc mắt nhìn trộm"chú tiểu, thấy "hắn đẹp trai thế" chàng bèn ngờ "hắn là gái" và tán sát ngay.

    Là người thấm nhuần nho học nhất trong Tự Lực văn đoàn. Khái Hưng có đủ tài năng và vốn liếng nho học để làm việc bắc cầu giữa hai nền văn hoá Đông Tây. Khái Hưng luôn luôn giữ thái độ trung dung, ôn hoà, trong khi Hoàng Đạo dứt khoát, quyết liệt. Mai trong Nửa chừng xuân khác với Loan trong Đoạn tuyệt. Cùng thuyền, nhưng khác nhau ở tính cách ứng xử với thời cuộc và xã hội, vì thế mà Tự Lực có một địa bàn tư tưởng rộng, đi sâu và đi xa vào lòng người và chiếm lĩnh được tâm hồn của nhiều thế hệ.

    Trong Hồn bướm mơ tiên, để phá không khí trang nghiêm trong xã hội tam giáo, Khái Hưng không ngại đem những chữ: thú quá, thú nhỉ, sướng lắm... vào trình cửa Phật. Rồi ông nhúng văn phong trong sáng của mình trong chất thiền, nhuộm vào lịch sử văn hóa dân tộc xuyên các đời Nhân Tông, Thái Tổ, qua Văn Khôi công chúa đến Cao Huyền hòa thượng ngày xưa, để tạo nên chất đạo cốt của sư cụ Long Giáng thời nay. Khái Hưng bắt Ngọc phải chấm cái Tây của mình vào mực Nho, dàn dựng sự đuổi bắt ú tim giữa Lan và Ngọc như cuộc gặp gỡ giao hưởng đông tây, tình tứ và hóm hỉnh trong không khí cao mặc và u tịch của Mâu Ni.

    Khái Hưng còn đưa ra một technique rất mới, rất “Columbo”: mật bí cho biết trước chú tiểu là gái nhưng lại giữ nhẹm bí mật đến màn cuối cùng. Người đọc bị lôi cuốn theo cái bí mật mật bí ấy, lẽo đẽo theo dõi hành tung Lan và Ngọc như coi phim trinh thám. Đến những đoạn ngoạn mục như Lan sợ rắn, ngã ngửa ra ôm chặt lấy Ngọc, hay đoạn Vân thị màu tán tỉnh chú tiểu Lan trong màn "chạy đàn" bất hủ, thì đến Như Lai cũng phải phì cười: bởi trong Lan đã có hồn Văn Khôi, có vong Thị Kính; trong Ngọc đã có hóm hỉnh Khái Hưng; trong sư cụ Long Giáng đã có cốt cách của Thái Tổ ngồi thiền.

    Khái Hưng đưa ra một "mặt trận" văn hóa mới: hòa hợp những rường mối cũ đã ăn sâu vào tâm hồn người Việt với tư tưởng trẻ trung và Tây học của chính mình.

    Tính chất đấu tranh xã hội, bênh vực nữ quyền nơi Khái Hưng, vì thế, khác với phong cách của Nhất Linh và Hoàng Đạo và các tác giả cùng thời, bởi nó mang chất trung dung của Khổng Tử và từ bi của Mâu Ni. Như Hồ Biểu Chánh, Khái Hưng giữ lại những cái hay của Khổng Phật hoà trong tinh thần tự do chính trực của Tây Phương, tạo ra con đường sống của chính mình. Những nhân vật của Khái Hưng được tạo dựng trong một tâm hồn cao thượng dung hoà hai tư tưởng và hai lối sống Đông Tây như thế.

    *​

    Ngọc là nhân vật nam đầu tiên của Khái Hưng, sau này trở nên mẫu người thanh niên trưởng giả mất định hướng dưới thời Pháp thuộc, như Lộc trong Nửa Chừng Xuân, Chương trong Đời Mưa Gió, Hạnh trong Hạnh, Trình và Khoa trong Thừa Tự, Nam trong Đẹp, Cảnh trong Băn Khoăn... hiền hoà, thụ động, tây học nhưng sợ nhập cuộc, từ chối những lựa chọn cuối cùng.

    Ở Lan xuất hiện người phụ nữ mới, tuy chịu ảnh hưởng tam giáo, nhưng độc lập, trách nhiệm và biết mình muốn gì. Lan xác định lựa chọn đi tu của mình là dứt khoát, không thay đổi. Lan chứng minh cho sự tự quyết của người đàn bà. Lan mở đường cho Mai trong Nửa Chừng Xuân, Tuyết trong Đời Mưa Gió, Nhị Nương và Quỳnh Như trong Tiêu Sơn Tráng Sĩ... Những nhân vật nữ của Khái Hưng mạnh bạo hơn phái nam, họ nhận thức được vấn đề trách nhiệm, và họ thể hiện tinh thần cao thượng của tác giả.

    Với Hồn bướm mơ tiên, Khái Hưng đã mở khai một xã hội mới, xã hội mà người đàn bà có chỗ đứng xứng đáng, xã hội mà quyền suy nghĩ và quyết định phụ thuộc mỗi cá nhân trách nhiệm. Những người phụ nữ của Khái Hưng là những cá nhân độc lập và trách nhiệm hơn nam giới. Vũ Ngọc Phan cho biết độc giả của Khái Hưng thời ấy, phần lớn là đàn bà. Điều đó dễ hiểu vì Khái Hưng là nhà văn bênh vực nữ quyền đầu tiên một cách sâu sắc và tế nhị. Khái Hưng đem tư tưởng nữ quyền vào tiểu thuyết Việt Nam, không như một kêu gọi, không như một chống đối bên ngoài, mà thể hiện trong nội tâm của người phụ nữ.

    *​

    Ngọc luôn luôn ở tư thế hoài nghi. "Hắn là trai hay là gái?", "Có tài thánh thì cũng không dấu nổi ta."

    Tính chất trinh thám trong Hồn bướm mơ tiên là hình thức bình dân nhất để quyến rũ người đọc, nhưng nó cũng lại dẫn người đọc khám phá ra những ngõ ngách khác của tâm hồn.

    Không gian giữa Lan và Ngọc là một không gian trinh thám tâm lý. Sự khám phá tình yêu ở đây xuyên qua các giai đoạn ngôn ngữ và cử chỉ: Lan chỉ cần yếu một ly là Ngọc sấn tới. Sự chiếm hữu đối tượng nơi Ngọc xẩy ra tiệm tiến trong một cảnh quan oái oăm, ngộ nghĩnh, dập dình, tức cười, dưới cửa từ bi. Trần Thanh Mại đã không nhầm khi ông đoán trước sẽ là một kiệt tác. Bởi hơn bẩy mươi năm sau, chúng ta đọc đi đọc lại, những xúc động vẩn còn y nguyên như lúc Phan Khôi đọc, khi tác phẩm mới ra đời.

    Bởi vì Hồn bướm mơ tiên không thừa một chữ, một chi tiết nhỏ. Bởi tiếng Việt của Khái Hưng trong tác phẩm đã đạt tới đỉnh cao giản dị mà Trang Tử nhắc đến và đòi hỏi ở một tác phẩm văn học. Khái Hưng dùng hình ảnh trực tiếp mà không qua một hình thức ẩn dụ nào. Và đó cũng là cái cách biệt sâu xa giữa Khái Hưng và các nhà văn Việt Nam khác. Ở điểm ấy Khái Hưng cũng lại gần Hồ Biểu Chánh: bình dân và trực tiếp.

    Dưới dạng bình dân dễ đọc dễ hiểu ấy, còn có một lớp lang thứ nhì: qua ngôn ngữ và cử chỉ của Lan và Ngọc, toát ra những câu hỏi khó khăn và sâu xa về sự tranh chấp giữa tutục, giữa đạođời, giữa tình yêutôn giáo.

    Tại sao người tu hành lại không có quyền có một đời sống thể xác? Tại sao các tín đồ phải "bán mình" cho đạo lý? Mối tương quan đối đẳng giữa hôn nhân và hạnh phúc? Hạnh phúc có thật hay không? Hay hạnh phúc chỉ là điều không tưởng?

    *​

    Sự lựa chọn của Lan ngả về đạo. Chỉ có Lan là lựa chọn. Ngọc theo Lan.

    Những câu nói cải lương của Ngọc "Tôi không lấy ai, chỉ sống trong cái thế giới mộng ảo của ái tình lý tưởng", hoặc "ta yêu nhau, ta yêu nhau trong linh hồn, trong lý tưởng" ... không biểu hiện tính chất lý tưởng của tác phẩm, mà chỉ phản ảnh sự bối rối, yếu đuối, vụng về, không làm chủ tình thế của Ngọc. Cũng như Lộc, như Phạm Thái, như Chương, như Cảnh... Ngọc mang tính "từ chương", nhiều lời, lãng mạn và đầy "nữ tính". Nói nhiều chỉ thiệt. Phật không nói. Lan không nói. Cho nên Lan không cải lương. Sự lựa chọn của Lan trầm lặng và cô đơn. Lan ở tại chỗ. Bất khứ bất lai. Lan cũng như Phật. Không đi. Không đến. Lan biết đi mãi rồi cũng về chỗ cũ.

    Vì Lan đã thấy, đã ngộ rằng hôn nhân giết chết tình yêu. Hay Lan cảm thấy tình yêu cũng giống như một tác phẩm nghệ thuật, chỉ có giá trị trên đường tìm. Một khi đã đạt, tình yêu cũng giống như tác phẩm hoàn tất. Tình yêu tiêu thụ rồi (l'amour consommé) không còn giá trị của trái cấm thuở ban đầu. Tình yêu cũng như nghệ thuật: Tới đích là chìm. Và Lan, và Mai đã chọn sự xa cách, không vì lý tưởng mà vì thực tiễn.

    Luận kỹ thì thế, nhưng cũng không chắc lắm: Lan im lặng, nhưng Lan có nghĩ trước chăng? Lan có thực tiễn chăng? Hay sự dừng lại của Lan chỉ là sự dừng lại rất tự nhiên của một tình yêu platonique mà bao nhiêu ni cô, tu sĩ, và bao nhiêu tâm hồn khác, không tu, không trăm năm, vẫn quyết trọn đời ràng buộc? Tình yêu platonique có từ thuở nào? Hay Lan dừng lại vì sự cao thượng của tâm hồn? Lan dừng lại vì biết rằng tình yêu bất khứ bất lai. Như Phật. Không đi. Không đến. Tình yêu tồn tại.
     

    Các file đính kèm:

    Vyng15, Storm, minhnghenhac and 26 others like this.
  3. cuoicaisudoi

    cuoicaisudoi Lớp 12

    Bản epub sửa lại lỗi chính tả.
     

    Các file đính kèm:

    Vyng15, Storm, amorphous and 5 others like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này