Tôn giáo Kẻ phản Ki-tô - Friedrich Nietzsche

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi thomas, 2/8/15.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. thomas

    thomas Lớp 8

    [​IMG]

    Tên sách: Kẻ phản Ki-tô: Thử đưa ra một phê bình Ki-tô giáo

    Tác giả: Friedrich Nietzsche

    Dịch giả: Hà Vũ Trọng

    Khổ sách: 12x20 cm

    Số trang: 192 trang

    Giá bìa: 42.000 VNĐ

    Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

    Năm xuất bản: 2011

    Tủ sách Tinh hoa

    Thực hiện ebook: thomas

    Ngày hoàn thành: 02/08/2015​

    Tác giả:

    Friedrich Nietzsche (1844-1900) là nhà triết học nổi tiếng người Đức. Ông theo học trường ngữ pháp ở Schulpforta và sau đó học đại học ở Bonn và Leipzig. Ông bắt đầu sự nghiệp như một nhà ngữ văn học. Các tác phẩm của ông nổi bật với phong cách viết ẩn dụ và nhiều nghịch lí. Nietzsche không được đánh giá cao bởi những người đương thời, nhưng tới đầu thế kỉ XX, ông đã được giới trí thức Đức, Pháp và Anh thừa nhận. Tới nửa sau thế kỉ XX, Nietzsche được xem là một nhân vật quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại.

    Tác phẩm:

    Kẻ phản Ki-tô: Thử đưa ra một phê bình Ki-tô giáo được công bố năm 1895, ban đầu được Nietzsche manh nha như là phần đầu cho dự án của bộ sách có nhan đề là Ý chí quyền lực – Đánh giá lại mọi giá trị. Cuốn sách mỏng, với gần 200 trang sách, thể hiện sự phê phán Ki-tô giáo “với những di sản nặng nề về mạc khải và loại biệt của nó khiến chúng ta khó có thể hòa đồng và chung sống”, tạo ra những “mâu thuẫn sâu sắc không thể hàn gắn giữa các tập thể người và hiện đang đe dọa sự sống còn của loài người và đời sống trên trái đất”. Cuốn sách đương thời được Nietzsche cho rằng “thuộc về số rất ít người” và “có lẽ chưa người nào trong số họ hiện đang sống”.

    Tóm lược và dẫn mục

    1. Tính hiện đại là căn bệnh của cư dân Hyperboreanos chúng ta
    2. Thiện là gì? – cường lực. Ác là gì? – nhu nhược và thương xót
    3. Loại hình con người nào sẽ được tạo ra?
    4. Không có sự tiến bộ trong nhân loại; loại hình con người cao đẳng hơn là một chủng loại cá biệt
    5. Ki-tô giáo phát động cuộc chiến chống loại hình con người cao hon
    6. Sự bại hoại là suy đồi, và đánh mất những bản năng
    7. Lòng thương xót là suy đồi, và là việc thực hành chủ nghĩa hư vô
    8. Đối thủ của cư dân Hyperboreanos: nhà thần học; tinh thần thuần túy là dối trá thuần túy
    9. Bất kì những gì nhà thần học cho là thật, tất là giả
    10. Triết học Đức bị bại hoại do dòng máu thần học (Kant)

    11. Một đức hạnh phai là tự biểu hiện và tự vệ cần thiết nhất của chúng ta

    12. Giới giáo sĩ bị bại hoại do quyết định “những gì là caoo hơn”

    13. Những trực giác giá trị nhất đều là những phương pháp

    14. Cư dân Hyperboreanos khiêm tốn hơn giáo sĩ, họ đặt con người giữa những động vật

    15. Mọi khái niệm Ki-tô giáo đều là hư cấu thuần túy

    16. Thượng đế Ki-tô giáo là kẻ rón rén, rụt rè và khiêm tốn

    17. Vương quốc KI-tô giáo của Thượng đế là một vương quốc cách li, và dưới lòng đất

    18. Thượng đế Ki-tô giáo: một công thức dành cho mọi phỉ báng lại thế giới

    19. Thượng đế Ki-tô giáo trộn lẫn bệnh hoạn vào trong bản năng của những chủng tộc tin vào ngài

    20. Phật giáo, tuy cũng là tôn giáo suy đồi khước từ thế giới, nhưng hiện thực hơn Ki-tô giáo gấp trăm lần.

    21. Trong Ki-tô giáo, những bản năng của kẻ bị áp chế và bệnh nhân nổi bật lên trên

    22. Ki-tô giáo lôi cuốn kẻ man rợ hung hãn, Phật giáo lôi cuốn kẻ nhân từ và hiền hòa

    23. Những gian dối giảo hoạt đằng sau ba đức tính của Ki-tô giáo – Tin, Yêu, Hi vọng

    24. Ki-tô giáo như một hệ quả từ bản năng quá khích của Do-thái để tồn tại

    25. Lịch sử Isreal (Do-thái giáo) minh họa cho sự biến chất những giá trị tự nhiên

    26. Giới giáo sĩ ăn bám dùng khái niệm “Thượng đế chí thánh” để biện minh cho việc thực thi quyền lực

    27. Giê-su bị đóng đinh bởi ngài công kích quyền lực giáo sĩ Do-thái

    28. Tâm lí học về Đấng Cứu Chuộc là gì? Nó bị mờ ám bởi những hàm hồ và truyền thuyết

    29. Đọc lịch sử của một “linh hồn” trong những phúc âm là điều phù phiếm tâm lí đáng khinh miệt

    30. Ki-tô giáo là kết quả do mẫn cảm cực độ đối với thống khổ và phấn khích

    31. Những đặc tính của Giê-su bị bóp méo do tính thô thiển suy đồi của những kẻ truyền bá phúc âm

    32. Giê-su biểu tượng cách xa với mọi sùng bài, mọi văn hóa, mọi cuồng tín, mọi khoa học, và mọi biện chứng.

    33. Những khái niệm về tội hay phạt đều hoàn toàn không có trong tâm lí học về Giê-su

    34. Đối với Giê-su, Nước Trời là một thực tại nội tâm, một trạng thái tâm linh

    35. Vì vậy, Giê-su đã hành xử: chớ phản kháng, chớ bảo vệ bản thân – ngay cả chống lại kẻ ác

    36. Tín đồ Ki-tô thờ phụng ngược lại với những gì Giê-su chủ trương

    37. Trong giáo hội Ki-tô, chủ nghĩa man rợ bệnh hoạn cuối cùng chiếm quyền lực

    38. Ngày nay là một người Ki-tô là bất chính

    39. Tôi nêu ra lịch sử chân thực về Ki-tô giáo

    40. Giê-su đã minh chứng cho thị kiến của ngài bằng cái chết, nhưng người Ki-tô đã bóp méo sự kiện này thành sự phẫn hận và phục thừ

    41. Đi vào học thuyết về “sự cứu chuộc”, về một con người trừ khử mọi tội lỗi

    42. Ki-tô giáo hứa hẹn đủ thứ nhưng không hoàn thành điều gì

    43. Bằng việc đặt giá trị sống vào thế giới bên kia, vào hư vô, Ki-tô giáo hạ giá trị toàn bộ đời sống

    44. Phúc âm là những sách quyến rũ mà một dân tộc bị áp chết bảo lưu mọi luân lí cho bản thân

    45. Những ví dụ về thói đạo đức giả và xuyên tạc Giê-su trong trước tác Ki-tô giáo

    46. Thật vinh dụ khi bị “người Ki-tô tiên khởi” chống đối

    47. Điểm để nhận ra dân Hyperboreanos khi họ coi điều được sùng kính là Thượng đế ngang với cái phi lí và ti tiện

    48. Vấn đề chính đối với Thượng đế Ki-tô giáo: làm sao chống lại khoa học

    49. Những khái niệm về tội lỗi và hình phạt được tạo ra để phòng thủ chống lại khoa học

    50. Tiêu chí của Ki-tô giáo về chân lí: “đức tin dẫn đến chân phúc”

    51. “Thế giới nội tâm” của người Ki-tô rất giống thế giới nội tâm kẻ bệnh hoạn, kẻ kiệt sức

    52. Giáo sĩ chiến đấu với loại hình cao hơn: “Hễ cái gì phát sinh từ sự viên mãn, dồi dào, sức mạnh, là điều ác”

    53. Cái chết của những kẻ tuẫn đạo là sự quyến rũ tới tín ngưỡng

    54. Những tinh thần vĩ đại là những kẻ hoài nghi; chỉ có kẻ nhu nhược cần đức tin

    55. Lịch sử của những kiên tín (đức tin); kiên tín nguy hiểm hơn dối trá

    56. Cuối cùng, đây là vấn đề cứu cánh mà người ta dối trá

    57. Pháp điển manu khiến luật Ki-tô giáo hổ thẹn

    58. Người Ki-tô và người vô chính phủ: cả hai là những kẻ suy đồi, chỉ có khả năng đầu độc đời sống

    59. Ki-tô giáo như cuộc chiến thắng bẩn thỉu đối với mọi đức tính thuần khiết của Hi-lạp và La-mã

    60. Islam hơn hẳn Ki-tô giáo

    61. Phong trào Cải cách của Đức đã lừa gạt châu Âu đánh mất mùa gặt của thời Phục Hưng

    62. Tôi lên án Ki-tô giáo: nó là kí sinh trùng, sự bại hoại lớn nhất trong mọi bại hoại mà người ta có thể quan niệm được.

    Trích sách

    “Thực sự, chỉ có một Ki-tô, và ngài đã chết trên thập giá. "Phúc âm" đã chết trên thập giá. Cái được gọi là "phúc âm" từ khoảnh khắc đó thực ra là cái đối nghịch với phúc âm mà ngài đã sống: là "tin xấu", một phản phúc âm (dysangelium). Thật là giả trá tới mức phi lí khi tìm ra dấu ấn của người Ki-tô trong "đức tin", chẳng hạn, niềm tin vào sự cứu chuộc qua đấng Ki-tô: chỉ có sự thực hành Ki-tô giáo, sống như một con người đã chết trên thập giá, mới thật là người Ki-tô.

    “Đức tin” trong mọi thời đại, chẳng hạn, với Luther, chỉ là cái áo khoác, một cái cớ, một tấm bình phong mà đằng sau là những bản năng đang diễn trò – một sự mù quáng, giảo hoạt về sự thống trị của những bản năng nhất định. “Đức tin” – tôi đã từng gọi nó là sự giảo hoạt đặc thù của Ki-tô giáo – người ta luôn nói về đức tin, nhưng người ta luôn hành động theo bản năng”.

    (Trích Tiết 39, Kẻ phản Ki-tô: Thử đưa ra một phê bình Ki-tô giáo, Friedrich Nietzsche)
     

    Các file đính kèm:

  2. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    Xin gởi lên các bạn bản dịch tiếng Anh
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 29/11/15
  3. falcao89pro

    falcao89pro Mầm non

    em cho rằng những sách dịch thì không thể hay bằng nguyên bản được
     
    Last edited by a moderator: 29/11/15
    Homo Sapiens thích bài này.
  4. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    Rất đồng ý..Nhưng phải biết đọc tiếng Đức..
     
    nguyenminh2301 thích bài này.
  5. nguyenminh2301

    nguyenminh2301 Lớp 5

    Hỏi ngu 1 câu: theo các bạn, cuốn này mình nên xếp vào mục "tôn giáo" hay "triết học phương Tây" ?
     
  6. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Tôn giáo.
     
  7. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Không, triết học thì đúng hơn.:fish:
     
    nguyenminh2301 and banycol like this.
  8. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    Tại vì có liên quan đến Ky Tô Giáo (phê bình, nhận định).nên để ở Tôn Giáo cũng OK.
     
  9. lucifer

    lucifer Mầm non

    Từng săn tìm nó, giờ mới kiếm được hehe
     
  10. Jean

    Jean Mầm non

    Nên đưa vào mục triết học phê bình về Tôn giáo đó bạn.
     
  11. Zankiari

    Zankiari Mầm non

    Tôn giáo suy đồi khước từ thế giới? Phán thế này thì chứng tỏ tác giả chỉ mới biết chút da lông bên ngoài của Phật giáo rồi...Chắc chắn ông triết gia này chưa bao giờ nghe bài kệ:

    Phật pháp tại thế gian
    Bất ly thế gian giác
    Ly thế mích Bồ đề
    Kháp như cầu thố giác

    Tạm dịch:

    Phật pháp nơi thế gian
    Không lìa thế gian giác
    Lìa thế tìm Bồ đề
    Giống như tìm sừng thỏ

    Đại ý: tinh thần tìm cầu Phật pháp phải ngay trong thế gian này, Phật pháp không phải là một thế giới khác hoặc một sản vật trong cảnh giới tách rời khỏi xã hội thế tục. Không thể chấp trước vào sự phân chia tuyệt đối hóa giữa thế gian và xuất thế gian, rời khỏi thế gian để tìm cầu sự giác ngộ trong Phật giáo là việc không có kết quả.

    Sơ sơ nhiêu đó thôi cũng đủ thấy vị triết gia này chủ quan kiến thế nào, mà cái gì chủ quan trong ý niệm thì không thể đúng với thực tế được
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này