Chính trị Kinh tế và triết học xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi sun1911, 2/10/13.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    Cuộc tranh luận khách quan đưa ra những ưu và nhược giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản dưới hai khía cạnh: Kinh tế và xã hội.

    Người đăng bài: binhnx2000 (TVE)​
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 10/3/23
  2. Thaidn

    Thaidn Mầm non

    Đến nay triết học Mác, Lenin đã không còn phù hợp và lịch sử cũng như lý luận đã chứng minh đây là một học thuyết sai lầm gây nguy hại cho nhân loại.
    Không nên nghiên cứu thêm. Chỉ cần xem hậu quả nó đã gây ra cho những quốc gia đã áp dụng chủ nghĩa này
     
    Yhwach, Hung_nguyen_trong and valta like this.
  3. conan

    conan Mầm non

    chỉ có những kẻ không biết gì về nó mới ngông cuồng khi nói ra những điều này. Buồn thay cho những kẻ như tên này
     
  4. CungHUY

    CungHUY Mầm non

    Càng ngày, chủ nghĩa Mark lennin càng phù hợp với thực tiễn hiện tại
     
  5. Mình dốt triết học và ít nhất hiện tại mình đọc cũng không hiểu sách triết. Nhưng mình biết về điều cơ bản này vì thế mình không phát biểu linh tinh:

    - Sách của Marx bán đắt như tôm tươi ở Đức khi cuộc khủng hoảng 2008 xảy ra:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Ngày hội chủ nghĩa Marx hàng năm ở Anh thu hút hàng ngàn người.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Tháng 4/2015, để kỷ niệm 80 năm thành lập, NXB Penguin cho ra mắt một số tác phẩm cổ điển của Châu Âu, Tuyên ngôn CS của Marx là cuốn bán chạy nhất.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Các trường đại học tên tuổi của Anh Mỹ vẫn có những giáo trình và thuyết giảng về chủ nghĩa Marx:
    ~ Đại học Kent ở Anh:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    ~ Đại học New York:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    ~ Đại học Yale:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn: dontbullshit blogspot.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/8/22
  6. Chủ nghĩa Marx là một chuyện, còn việc hiểu chủ nghĩa Marx là chuyện khác; vậy nên Chủ nghĩa Marx khác với Chủ nghĩa Mác- lê nin không chỉ ở tên gọi mà là khác về chất;
    Tốt nhất hãy quay về với nguyên bản và tạm gác lại các dẫn nhập, giải thích,... của các tác giả khác;
    Còn chủ nghĩa Mác -Lê nin đã gặp thất bại thực tiễn là rành rành rồi.
     
  7. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Thất bại là những gì không làm, chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam trong mọi hành động. Nó không dành cho những người không chịu lao động. Nói thêm, ngôn ngữ tiếng việt được tuyên truyền xuất phát chống quân thù lẫn quân xâm lược chứ không dùng cho tư tưởng xét lại, bảo thủ lẫn suốt ngày ca thán những gì bản thân mình chưa làm một tích sự gì cả
     
  8. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    BÀI CA CON CHỮ*
    (* Nhớ lại cái thời tham gia phong trào "Diệt dốt Thủ đô" sau ngày giải phóng -1955. Bài được làm để giúp học viên lớn tuổi dễ thuộc mặt chữ.)
    O tròn như quả trứng gà
    Ô thì đội mũ Ơ già có râu.
    O A-a: hai chữ khác nhau
    A khác bởi cái móc câu thêm vào.
    A Ă Â thì thế nào?
    Â đội cái nón Ă đầu trăng treo.
    B-b(bờ) L-l(lờ) có thân cao kều
    B khác bởi cái chân khoèo mà thôi.
    E Ê chị em sinh đôi
    Ê đầu đội nón E thời trọc trơn.
    Chữ C(cờ)còn dễ nhớ hơn
    Chữ O khuyết góc thành luôn chữ C.
    Hỏi ai có biết D-d(dờ) Đ-đ (đờ)
    Móc dài dính với chữ O là thành.
    Chữ D thì để nguyên hình
    Chữ Đ thêm vạch ngang xinh trên đầu.
    G-g (gờ) Q-q (quy/cu) đầu tròn giống nhau
    Chân q thẳng tuột g đau co vào.
    I-i móc thấp(ngắn) T-t(tờ) móc cao(dài)
    i thêm chấm gạch ngang vào t thôi.
    M-m(mờ) N-n(nờ)phân biệt rạch ròi
    n hai móc ngược m thời có ba.
    U Ư chẳng khác bao là
    U là n ngược Ư già có râu.
    Chữ P-p (pờ) là q quay đầu
    Hai C xuôi ngược dính thau thành X-x (xờ).
    Y-y:i-cờ-rét chính là H-h(hờ)
    Đầu lộn xuống đất chân giơ lên trời.
    S (sờ) nặng : cong đầu cong đuôi
    Là hình nước Việt Nam thôi đó mà.
    Đầu tròn thân rạng là R (rờ)
    Chữ V-v (vờ): nửa dưới chữ b dễ chưa?
    Chữ K-k (ca) khác hẳn chữ R (rờ)
    Đầu K cao vút đầu R tròn không.
    Cố lên mà học thuộc lòng
    Bài ca con chữ đi cùng tháng năm...

    1955-Quang Minh (bí danh hoạt động CM của PMK)​

    Phương pháp i tờ
    Nhớ lại Hội truyền bá quốc ngữ nhân kỉ niệm 50 năm

    Bấy giờ vào khoảng cuối năm 1937; hơn một năm qua, tôi được bổ dạy những lớp lớn trường Bưởi sắp đi thi ” bằng tú tài ”. Tuy công việc khá nặng nề, nhưng tôi cũng để một ít thời giờ tới thăm Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp ở Hà Nội, vì muốn làm quen ” cụ Tố “, là một nhân vật có một không hai ở đây. Tuy là một tay tây học nổi tiếng, nhưng cụ vẫn áo dài quần trắng, khăn xếp giày đen như một thầy khóa thời xưa. Bởi là người bản xứ, cụ chỉ giữ một chức nhỏ, nhưng hầu hết các viên chức Pháp ở đây cần tới cụ trong khi làm việc trường hay khảo cứu. Vì vậy ai cũng kính nể cụ. Vả đối với hàng trí thức ta, cụ lại là trưởng Hội Trí Tri, có hội quán, có thư viện, và đại đa số nhân viên là công chức tai mắt xứ Bắc Kì. Bởi những lẽ ấy, không những cụ được mọi người trọng, mà ảnh hưởng xã hội của cụ đang thời cũng không ít.

    Một hôm gặp tôi, cụ liền hỏi : « Họ đã mời ông vào hội chưa ? ». Tôi đáp : « Chưa. Thực tôi rất bận dạy toán, không thể nhận vào Hội Trí Tri của cụ được.». Cụ cười và nói : « Có phải tôi muốn nói hội trí tri đâu ! Tôi muốn nói Hội truyền bá quốc ngữ. Tôi tưởng ông đã biết chuyện rồi. ».

    Lần đầu nghe nói đến tên hội này, tôi lấy làm ngạc nhiên, rồi đáp : « Không ai mời tôi cả. Vả chăng ngày nay ai mà chẳng học quốc ngữ; thì lập hội làm gì ? Hoặc quốc ngữ đây nghĩa là tiếng ta. tiếng và văn Việt ngữ ? Lập hội với mục đích ấy cũng tốt, vì ngày nay ai cũng muốn nói tiếng tây cho thoáng, chứ không hiểu đúng tiếng ta, đến đỗi hạng lầm hiểu rằng ”yếu điểm” là điểm yếu, ngày càng nhiều.».

    Cụ để tôi nói dài mới ngắt lời, rồi đáp : « Truyền bá quốc ngữ là truyền bá cách viết tiếng ta bằng những chữ la-tinh A, B, C. ».

    Tôi im lặng. Nhân lúc ấy, ông Trần Văn Giáp, cũng nhân viên trường Bác Cổ, thấy tôi, liền ghé lại chào. Nghe câu chuyện giữa cụ Tố với tôi ông bảo riêng tôi rằng : «Tôi cũng muốn gặp ông để nói chuyện ấy. Đây là bởi một nhóm chú ý vào hành vi xã hội, đề xướng ra. Họ muốn lập những lớp bình dân dạy chữ quốc ngữ cho các em bé thất học và những người đứng tuổi mù chữ nhà nghèo. Họ muốn những người có danh nhưng “vô chính trị”, như cụ Tố và chúng ta, đứng ra xinphép, thì may chi tòa thống sứ và sở mật thám mới cho phép. Sau khi được thành lập, hội lại phải quyên tiền để mua bút giấy cho học trò. Tụi mật thám rất sợ điều này, vì chúng nghi mình dùng tiền làm chính trị. Ông Nguyễn Hữu Đang, một chân trong nhóm sáng lập, có trách nhiệm liên lạc với các trí thức thiện chí. Ông ấy nhờ tôi hỏi ông có nhận giúp không.».

    Rồi tôi gặp các bạn giáo sư trường Bưởi như các anh Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Xiển, Nguyễn Mạnh Tường, cũng đã được chạm ướm. Tôi nhận lời mời, nhưng Trần Văn Giáp cho tôi biết rằng tòa thống sứ kiếm chuyện để ngăn hội thành lập, lấy lẽ rằng không cần lập hội, vì ngày nay quốc ngữ đã được truyền bá rồi, và ngoài chữ Pháp, người ta chỉ dùng chữ quốc ngữ mà thôi. Cuối cùng, phải đổi tên hội ra « Hội truyền bá học chữ quốc ngữ » thì phòng chính trị mới cho phép lập. Nhưng phải nói thêm rằng bên Pháp bấy giờ còn có ảnh hưởng Phong trào bình dân (Front populaire), cho nên chính quyền thuộc địa cũng phải cởi mở ít nhiều.

    Vì rất bận việc dạy toán, tôi không tới dự các buổi hội đồng, chỉ nhờ Trần Văn Giáp thay mặt và báo tin. Ảnh cho tôi hay rằng cụ Nguyễn Văn Tố đã được bầu làm hội trưởng, và Nguyễn Hữu Đang, Trần Văn Giáp và tôi được bầu vào ban tu thư. Tôi ngỏ ý với Trần Văn Giáp về việc soạn quyển sách dạy vần quốc ngữ. Đại ý như sau : « Lối dạy và lối học của hội ta không cần theo lối chính qui của các sách và các nhà trường. Mục đích ta là muốn học cho dễ, cho biết đánh vần chóng, biết viết chóng. Mục đích là làm sao cho trẻ con hoặc người đứng tuổi học không sợ khó, không hay quên, lại lấy học làm vui thích. Ta cũng nên vừa dạy đánh vần vừa khiến cho học trò, nhất là những người lớn tuổi, hiểu sự cơ động các vần.». Sau khi tôi đề nghị mấy mục đích trên, Trần Văn Giáp và Nguyễn Hữu Đang giao cho tôi hoàn toàn trách nhiệm soạn sách tập đọc, tuy các ảnh cũng chưa hiểu rõ tôi muốn thực hiện ý gì.

    Tôi bèn tự đặt một số nguyên tắc giản dị trong nghề dạy: là dạy từ dễ đến khó, từ đơn đến tạp, dùng đủ các cơ quan tai, mắt, tay để tri thức dễ hấp thụ và giữ bền. Những nguyên tắc ấy như sau :

    1) Không tách rẽ sự dạy các chữ cái rồi mới dạy đánh vần.

    2) Khi dạy chữ cái, thì dạy lẫn lộn chữ vần bằng (phụ âm) và chữ vần trắc (nguyên âm), vì nếu dạy như vậy, thì khi mới học một chữ vần bằng và một chữ vần trắc, học trò đã có thể ghép lại thành vần, và phân tích để hiểu cơ cấu và cơ động của vần.

    3) Gọi các chữ cái vần bằng B, C, D … là Bờ, Cờ, Dờ… thay Bê, Xê, Dê… theo xưa. Làm như vậy thì đánh vần mới hợp lí cho các chữ C, G, H, X; kẻo ví dụ đánh vần « XÊ A là CA» là không thuận, vì nó phải là « XA » Gọi thẳng các vần bằng kép : Gi là Giờ, KH là Khờ, NG là Ngờ, NH là Nhờ, PH là Phờ, GU là Quờ, TH là Thờ, TR là Trờ.

    4) Khi đánh những vần gồm hai phần (phụ âm đơn hay kép trước một nguyên âm, hoặc hai hoặc ba nguyên âm hỗn hợp thành một nguyên âm kép, nguyên âm đơn hay kép trước phụ âm đơn hay kép) thì bắt đầu đọc hai hoặc ba phần rời và mạnh như nhau, rồi dần dần vừa đọc díu lại, vừa đọc bé phần sau đi, vừa lắng tai nghe đã thành tiếng gì.

    5) Về dạy viết, thì bắt đầu chọn những chữ dễ viết cho những ngón tay chưa từng cầm bút ; và có thể chỉ dùng ngón tay vẽ hình chữ nhiều lần cho nhớ. Hoặc dùng bút chì viết trước khi dùng bút sắt. Vì lẽ ấy tôi đã bắt đầu sách bằng hai chữ I, Tờ, vốn là hai chữ gọn gàng nhất trong vần. Tôi lại muốn, lúc mới vào học, học trò không nản lòng. Cho nên tôi đã đặt một ít câu vè, phần để làm vui, phần để làm cho dễ nhớ mấy chữ học vỡ lòng. Ví như :

    I Tờ hai móc cả hai
    I ngắn có chấm, Tờ dài có ngang.
    O tròn như quả trứng gà
    Ô thì đội mũ, Ơ là thêm râu.


    6) Không đợi học hết những chữ cái mới học các dấu biến thanh. Học như vậy thì mới học ba buổi, mà đã ghép thành nhiều tiếng với I, T, O, Ô, Ơ và năm dấu. Tôi cũng đã đặt hai vế lục bát để dễ nhớ các dấu biến thanh ấy :

    Huyền ngang, Sắc dọc, Nặng tròn
    Hỏi lom khom đứng, Ngã… buồn nằm ngang !


    Đó là luật âm thanh thuận miệng thuận tai. Cứ đọc đi đọc lại nhiều lần thì thấy luật đọc dấu.

    7) Để dành lại cuối cùng những vần ngoại lệ đơn và kép K, GH, NGH trước những nguyên âm E, Ê, I thì chỉ cần học : K đọc Cờ như C, GH đọc Gờ như G, NGH đọc Ngờ như NG. Chữ GI đọc Gi. Lại giảng thêm rằng hễ có sự ngoại lệ rắc rối ấy, là bởi vần quốc ngữ được đặt ra bởi những giáo sĩ Bồ Đào Nha dựa theo vần của họ. Sau này, khi ta có dịp, ta sẽ cải cách cho nhập lệ hơn.

    Với những nguyên tắc trên, tôi đã thảo quyển vần ” Truyền bá quốc ngữ “. Các người trong ban tu thư chấp thuận rồi đem in, và phát cho các hội viên giảng dạy. Tôi còn nhớ bấy giờ cần nhiều tiền, phần để in sách, phần để mua bút giấy phát không cho thầy giáo và học trò

    Ban tài chính rải khắp Hà Nội, lạc quyên những người hằng sản hằng tâm, hoặc tiền, hoặc đồ vật. Một nhóm phụ nữ hăng hái (các bà Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Đức Thụ, Trần Bảo Sơn, Phạm Thị Huệ, Trịnh Thị Vân, Nguyễn Thị Tuyên, Nguyễn Thị Bính…) đã mấy lần tổ chức buổi ” đấu giá ” ở hội quán Hội Khai Trí Tiến Đức tại bờ Hồ. Nhiều thanh niên, thanh nữ tình nguyện dạy những lớp tối cho trẻ em nghèo, những lao động nam nữ thất học, tụ họp tại một vài nơi, như hội quán Trí Tri, chợ Đồng Xuân, trường Sinh Từ và một số đình chùa. Nhờ vậy, phong trào truyền bá quốc ngữ rất sôi nổi mấy năm đầu và đã có thể lập chi nhánh ở một vài nơi mà chính quyền cho phép lập.

    Tôi đã kết thúc quyển vần bằng một bài tập đọc có tính cách tổng quát. Tôi đã cố ý trừ sự nghi kị của sở mật thám mà chọn một bài gia huấn của ông tôi ( ”Xuân đình gia huấn ” của Lê Kinh Thạp), bắt đầu như sau :

    Sinh con trai gái đôi hàng
    Mẹ nuôi cha dạy chăm thương đủ bề
    Chữ rằng ” Hữu phúc khán nhi ”
    Có con không dạy bởi gì mà nên …


    Hồi bấy giờ có kẻ làm việc kiểm duyệt chính trị đã nói đến tai tôi rằng : « Họ đã biết tác giả quyển sách vần là ông. Họ thấy sách lạ, họ ngạc nhiên. Họ đã xét kĩ càng, nhưng không thấy dấu gì là tuyên truyền chính trị. Tuy vậy, họ vẫn nghi ngờ và theo dõi nhân viên hội.».

    Sự thử thách tổ chức hội và phương pháp dạy ở Hà Nội có kết quả lớn, nhưng chính quyền không để bành trướng cụ thể nhiều. Tuy nhiên, phương pháp ” I Tờ ” được nhiều nơi biết đến. Thậm chí có những kẻ không thức thời chế những người ít học là kẻ ” i tờ ”.

    Sau ngày chính quyền Pháp bị Nhật quân triệt hạ, nhất là sau khi nhân dân ta tự chủ nắm trách nhiệm xóa nạn mù chữ cho toàn quốc thì phong trào mở lớp học bình dân, dạy vần quốc ngữ theo phép ” I Tờ ” bùng nổ từ thành thị cho đến thôn quê.
    Hơn bốn mươi năm sau khi phong trào ấy ra đời, tôi ở đất người, còn được nghe kể một câu chuyện vừa cảm động vừa buồn cười, có liên quan đến hai tiếng ” I Tờ ” kia.

    Có người phụ nữ, quê ở miền trong, nghe nói tôi là tác giả những câu vè ” I Tờ ” cô ta nhắc lại những câu hát của trai gái ghẹo đùa nhau, nghe khi cô còn bé :

    Trai : « Ai về Chợ Viễn, Khánh Vân
    « Hỏi thăm cô Tú đánh vần được chưa.»


    Gái : « Đánh vần năm ngoái năm xưa
    « Năm nay quên hết như chưa học vần. »

    Trai : « Bây giờ có lớp bình dân
    « I Tờ ghép lại đánh vần như chơi ! »

    Gái : « Bình dân ! Khổ lắm anh ơi !
    « Không đi thì dốt, đi thời… bụng… T… O…» *


    Phụ bút : Trên đây tôi viết theo kí ức, vì nguyên bản vần đã mất từ lâu. Trong bản, tôi có viết bài tựa mang đại ý phương pháp bày trên. Tôi sợ trong bài trên có điều khác trong bài tựa. Tôi không biết nay còn bản in lần đầu sách tôi đã soạn ở đâu không. Nếu còn thì tôi mong có một bản ảnh sao để làm kỉ niệm.

    Hoàng Xuân Hãn
    Viết tại Paris, đầu hè năm 1988
    (Source: Forum, bài đã đăng Đoàn Kết số 405-406)
     
    Last edited by a moderator: 10/3/23
    totoro thích bài này.
  9. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam
    Ngày 3.10.2015, tại Núi Thơn - An Phú - Tp. Tuy Hòa - Phú Yên, đã diễn ra “Hội thảo khoa học: Chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và những đóng góp vào văn hóa Việt Nam” do ba đơn vị đồng tổ chức: Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM, Trường Đại học Phú Yên, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông.

    Phú Yên được chọn làm nơi hội thảo bởi nhiều nguyên do: Cùng với khoảng thời gian khai sinh chữ quốc ngữ năm 1615, tỉnh Phú Yên được xác định là được thành lập năm 1611; Hội An – Thanh Chiêm, Bình Định (Nước Mặn), Qui Nhơn, Phú Yên… được xem như là cái nôi hình thành chữ quốc ngữ. Hơn nữa, ấn phẩm bằng chữ quốc ngữ đầu tiên “Phép giảng tám ngày” của cha Alexandre de Rhodes được in tại Rôma năm 1651, hiện vẫn còn lưu giữ tại nhà thờ Mằng Lăng (được xây dựng vào năm 1892), tại xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

    [​IMG]

    Nội dung của hội thảo bao gồm:

    - Chữ quốc ngữ và vấn đề ghi tiếng Việt trong các văn bản quốc ngữ thời kỳ đầu, tình hình nghiên cứu các văn bản quốc ngữ cổ.

    - Những đóng góp vào văn hóa Việt Nam của chữ quốc ngữ qua các thời kỳ và tiến trình hiệu chỉnh chữ quốc ngữ trong bốn thế kỷ qua.

    - Vấn đề xây dựng chuẩn mực chữ viết và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua chữ viết, nhằm góp phần phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    [​IMG]

    Tham dự hội thảo có hơn 100 nhà khoa học bao gồm các giáo sư, các nhà nghiên cứu, các giảng viên, học viên, nghiên cứu sinh,… thuộc các trường, các viện, hội ngôn ngữ,… trong cả nước. Phía Công giáo, Hội thảo có sự tham dự của linh mục Võ Đình Đệ (Giáo phận Qui Nhơn) và nữ tu Bùi Thị Minh Thùy (Hội dòng Đa Minh Rosa Lima). Ngoài ra, còn có linh mục Nguyễn Hai Tính (Dòng Tên) gởi bài tham luận đóng góp cho hội thảo. Hơn 100 bài tham luận được gởi về trước cho ban tổ chức, một số bài được chọn đọc trong hội thảo, một số khác sẽ in trong kỷ yếu phát hành sau hội thảo. Hội thảo xoay quanh ba vấn đề:

    1. Sự hình thành chữ Quốc Ngữ

    Các nhà khoa học, mặc dù không nói ra nhưng dường như tất cả đều công nhận rằng: Nếu không có đội ngũ các Giáo sĩ châu Âu tận tâm và đầy sáng tạo trong sứ vụ truyền giáo của mình, thì mẫu tự của chữ Việt chắc vẫn là mẫu chữ vuông vốn có của chữ Nôm, chứ không thể là mẫu tự Latinh với nhiều ưu điểm mà chúng ta được thừa hưởng như bây giờ. Công lao của các vị đã sáng tạo nên chữ quốc ngữ là điều không thể phủ nhận. Từ ban đầu, chữ quốc ngữ chỉ được xem là công cụ truyền đạo đắc lực và hiệu quả của các nhà truyền giáo. Các vị ấy là những nhà truyền giáo tâm huyết chứ không phải là những nhà ngôn ngữ học đi điền dã. Mặt khác, vào thời kỳ mà các vị đến truyền giáo, ngôn ngữ học chưa phát triển như bây giờ, nên việc ghi âm bằng chữ quốc ngữ giai đoạn đầu nhiều khi còn chưa thống nhất mà hậu quả vẫn còn đọng lại trong chữ quốc ngữ ngày nay.

    [​IMG]

    Sự hình thành chữ quốc ngữ là công của nhiều người: Francesco de Pina, Cristoforo Borri, Alexandre de Rhodes, Pigneau de Béhaine, Taberd…, và đặc biệt là của cộng đồng giáo dân Công giáo Việt Nam thời bấy giờ. Chính cộng đồng này là lực lượng duy nhất trong một thời gian khá dài sử dụng thành quả của các nhà xây dựng và hoàn thiện chữ quốc ngữ, do đó chính họ là những người “thẩm định” và bổ túc cho sự hoàn thiện như chúng ta có ngày nay. Mặc dù tên tuổi cụ thể của những giáo dân Việt Nam không được ghi chép một cách rõ ràng, nhưng họ đã có vai trò quan trọng trong sự kiện ngôn ngữ quan trọng này của dân tộc Việt Nam.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Xét trên phương diện khoa học, việc vinh danh công lao của những con người này như dân tộc ta đã làm đối với các nhà khoa học vì sự phát triển của dân tộc Việt Nam, theo chúng tôi là một việc làm mang tính đạo lý và phù hợp với truyền thống nhân văn của người ViệtVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    2. Sự phát triển của chữ quốc ngữ

    Từ khi hình thành cho đến một thời gian dài sau đó, chữ quốc ngữ chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam, ngoại trừ được sử dụng trong cộng đồng Công giáo. Lý do là vì triều Nguyễn không có thiện cảm với thứ chữ các nhà truyền giáo sáng tạo ra. Cho tới khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, với các công văn quy định buộc phải sử dụng chữ quốc ngữ, từ đó loại hình chữ viết này mới được lên ngôi. Trước tiên, tại Nam Kỳ, Phó Đề đốc De Lagrandière đã bãi bỏ Hán học và mở trường dạy chữ Pháp và chữ quốc ngữVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Năm 1882, nhà cầm quyền còn ra những nghị định bắt buộc dân phải dùng chữ quốc ngữ trong mọi công văn giấy tờ.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [​IMG]

    Sang đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ không chỉ được thừa nhận mà còn được lan rộng qua các phong trào cổ động cho việc lựa chọn chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán và chữ Nôm diễn ra trong khắp cả nước do các sĩ phu, trí thức hưởng ứng. Các tên tuổi có đóng góp cho sự phát triển của chữ quốc ngữ như: Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Châu Trinh… Nguyễn Văn Vĩnh khuyến khích mọi người đề cao việc học chữ quốc ngữ đã nói: “Chữ quốc ngữ là hồn của nước”, “nước ta sau này hay dở đều ở chữ quốc ngữ”.

    Sau đó, năm 1917, vua Khải Định ra lệnh bãi bỏ tất cả các trường học chữ Hán. Năm 1932, vua Bảo Đại ra quyết định dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán. Năm 1938, Hội truyền bá chữ quốc ngữ ra đời, nhờ hội này sự phổ biến chữ quốc ngữ nhanh chóng đến với quần chúng.

    [​IMG]

    Đặc biệt, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 8.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh chống mù chữ, bằng việc học chữ quốc ngữ. Từ đây, chữ Hán và chữ Nôm mất đi địa vị của mình, chữ quốc ngữ chiếm địa vị độc tôn trong xã hội Việt Nam.

    Như vậy có thể nói, sự phát triển của chữ quốc ngữ một phần là do nó phù hợp với lịch sử, nhưng phần khác lớn hơn là do tính ưu việt so với các hình thức chữ có trước đó tại Việt Nam. Nếu trước đó với loại chữ Hán, chữ Nôm - một loại chữ rất khó học - dân Việt Nam có đến 98% người mù chữ, thì nay với chữ quốc ngữ tình thế đã hoàn toàn đảo ngược lại, tức số người biết chữ là 98% và số người mù chữ chỉ bằng số người biết chữ thời bấy giờ. Ưu thế này đã khiến chữ quốc ngữ phát triển nhanh và gần như hoàn thiện chỉ trong vòng một thế kỷ đầu.

    3. Những đóng góp của chữ quốc ngữ vào văn hóa Việt Nam

    Trong báo cáo toàn văn được đọc tại Hội thảo, GS TS Nguyễn Thiện Giáp đã nêu lên vai trò của chữ quốc ngữ như sau:

    - Chữ quốc ngữ là cơ sở để mở rộng chức năng của tiếng Việt, nó vươn lên thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Nó được dùng trong hành chính, ngoại giao, giáo dục. Nó là công cụ bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam.

    - Chữ quốc ngữ là cơ sở để tiếng Việt phát triển. Về mặt từ vựng, chữ quốc ngữ đã giúp tạo ra những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đạt tư duy trong chiều sâu và đỉnh cao của nó. Về ngữ pháp, dấu chấm câu mà chữ quốc ngữ du nhập vào Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc sáng tạo các câu văn viết một cách sáng sủa, mạch lạc…, điều mà chữ Nôm trước đây không có. Chữ quốc ngữ đã giúp diễn đạt tư duy logic, thể hiện những tư tưởng khoa học cách trọn vẹn hoàn hảo. Về mặt âm, chữ quốc ngữ giúp xác định chính âm cho tiếng Việt, tạo sự thống nhất chữ viết trong toàn lãnh thổ Việt Nam, cho dẫu Việt Nam có nhiều phương ngữ và nhiều dân tộc thiểu số.

    - Chữ quốc ngữ là cơ sở để phát triển nền quốc học lên một tầm cao mới. Căn cứ vào di sản Hán Nôm Việt Nam5, chúng ta chỉ có vỏn vẹn 5038 quyển, trong đó có những quyển trùng nhau, nhiều quyển không mấy giá trị… Nếu làm một cuộc so sánh với nền quốc học được ghi bằng chữ quốc ngữ hiện nay, thì dù chỉ trong một thời gian ngắn, chữ quốc ngữ đã vượt hẳn và làm cho nền quốc học phong phú biết chừng nào.

    Mặc dù chữ quốc ngữ đã tạo nền cho tiếng Việt phát triển đến đỉnh cao, nhưng tiếng Việt vẫn không được gọi là “ngôn ngữ quốc gia”, mà các văn bản của nhà nước chỉ gọi tiếng Việt và chữ quốc ngữ là tiếng và chữ phổ thông. Mãi cho đến Hiến pháp năm 2013, trong điều 5 mới xác định: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”, và điều này khiến chúng ta hiểu ngầm rằng “chữ quốc ngữ là chữ biểu thị ngôn ngữ tiếng Việt sẽ là chữ quốc ngữ với nghĩa đầy đủ và trọn vẹn của nó”.

    Lời kết

    Với lịch sử 400 năm hình thành, vận động và cải tiến, chữ quốc ngữ đã trở thành tinh thần, linh hồn của dân tộc Việt. Lời tri ân sâu nặng dành cho các nhà truyền giáo tâm huyết đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ vẫn còn mãi. Tâm tình ghi nhận và hiểu thấu vai trò của cộng đồng Công giáo thuở ban đầu vẫn đậm nét trong sử sách Việt Nam. Tính linh hoạt và bảo tồn văn hóa chúng ta có được, phải kể đến đó là địa vị ổn định và độc tôn của chữ quốc ngữ, việc trở lại với chữ Hán, chữ Nôm mà đôi khi ta vẫn còn nghe thấy hiện nay là không còn phù hợp.

    Tinh thần của hội thảo là xây dựng với kỳ vọng cải tiến tốt hơn nữa để tiếng nói, chữ viết của dân tộc có vị trí xứng tầm trong tương quan với các ngôn ngữ khác trên thế giới. Việc viết không thống nhất, không đúng chính tả và hiện tượng sử dụng chữ viết lệch chuẩn khá phổ biến không chỉ trong nhà trường, mà còn trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, theo các nhà khoa học là một điều đáng báo động. Cần có những biện pháp ứng xử phù hợp.

    Nt Minh Thùy, dòng Đa Minh Rosa de Lima

    _______________________________________________________

    1 GS TS Trần Trí Dõi, “Giáo trình lịch sử tiếng Việt”, Nxb GDVN, 2011. Trang 254 - 255.

    2 PGS TS Võ Xuân Hào, Trường Đại học Quy Nhơn (Bài phát biểu tại Hội thảo).

    3 Phạm Văn Sơn, Quân dân Việt Nam chống Tây xâm (1847-1945), trang 390.

    4 Phạm Trọng Báu, Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Giáo dục, 2006, trang 51-52.

    5 Di sản Hán Nôm Việt Nam, thư mục đề yếu do Viện Hán Nôm biên soạn với sự cộng tác của nhóm học giả Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, Nxb KHXH, Hà Nội, 1993.
     
    Last edited by a moderator: 10/3/23
    totoro thích bài này.
  10. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của chúng ta


    Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một học thuyết nghiên cứu bản chất, điều kiện giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, do đó từ khi ra đời đến nay luôn bị các thế lực thù địch chống đối quyết liệt. Thời gian gần đây, lợi dụng việc Ðảng ta lấy ý kiến toàn dân đóng góp Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Ðại hội X của Ðảng, một số phần tử cơ hội và thù địch đã phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Sự sai trái của những luận điệu đó là ở chỗ nào?

    Thứ nhất, có ý kiến cho rằng chủ nghĩa Mác - Lê-nin ra đời từ giữa thế kỷ 19 trong điều kiện văn minh công nghiệp cơ khí, do đó đã trở thành lạc hậu. Ý kiến này không đúng trên cả hai phương diện. Về mặt thời gian, một học thuyết còn giá trị hay không, không phụ thuộc vào thời gian xuất hiện. Nhiều phát minh khoa học từ thời kỳ cổ đại đến nay vẫn có giá trị đối với sự phát triển của loài người. Về cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội, chủ nghĩa Mác - Lê-nin ra đời trên cơ sở nền công nghiệp hiện đại, một nền sản xuất với kỹ thuật hiện đại, xã hội hóa ngày càng cao theo xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa tạo ra năng suất lao động cao và tăng lên rất nhanh. Nền công nghiệp hiện đại phát triển qua ba quá trình và sự đan xen gắn kết của ba quá trình đó trong một chỉnh thể. Ðó là cơ khí hóa, điện khí hóa và tự động hóa. Giai cấp công nhân vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền sản xuất công nghiệp hiện đại do đó là lực lượng sản xuất cơ bản của thời đại ngày nay.

    Cũng cần nói thêm rằng, hiện nay các văn bản chính thức của quốc tế và quốc gia vẫn dùng khái niệm công nghiệp. Nhóm G7 được gọi là nhóm các nước công nghiệp phát triển, tiếp đến nhóm các nước công nghiệp mới, còn hơn 100 nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

    Cùng với quá trình xã hội hóa sản xuất là quá trình dân chủ hóa trong chính trị và công bằng hóa trong xã hội. Ðó là những quá trình phát triển khách quan của nhân loại, mà chủ nghĩa tư bản không thể thực hiện triệt để được các quá trình này. Vì vậy, loài người nhất định sẽ tiến tới một xã hội tiến bộ hơn, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu của nó là xã hội xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin không lạc hậu như một số người đã rêu rao.

    Loại ý kiến thứ hai cho rằng, từ giữa thế kỷ thứ 20 đến nay, thế giới đã thay đổi quá nhiều nên chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng cần phải bổ sung, phát triển. Ðây chính là luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin nhưng đã bị lợi dụng với ý đồ đòi từ bỏ và đoạn tuyệt với chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Ở Việt Nam cũng có câu "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng có "Cái bất biến" và "cái vạn biến".

    Cái bất biến là "chủ nghĩa tư bản nhất định được thay thế bằng chủ nghĩa cộng sản và người có vai trò thực hiện bước thay thế ấy là giai cấp công nhân mà Ðảng Cộng sản là đội tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo". "Cái vạn biến" là hình thức, bước đi của quá trình đó ở những giai đoạn khác nhau, các dân tộc khác nhau sẽ diễn ra rất khác nhau (phong phú, đa dạng) do đặc điểm về lịch sử, kinh tế, văn hóa của dân tộc đó quy định. Lê-nin nói "Các dân tộc đều đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản (cái bất biến), nhưng mỗi dân tộc đều đem theo đặc điểm của dân tộc mình vào quá trình đó (cái vạn biến)".

    Loại ý kiến thứ ba cho rằng, ở Việt Nam chỉ cần nói tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ, không cần nói chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Quan điểm này mới nghe có vẻ hợp lôgic. Song thực chất là ra vẻ đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh để phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin là bỏ cái gốc cốt yếu nhất, bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định chủ nghĩa Mác - Lê-nin là gốc, là cốt của Ðảng. Họ còn cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lê-nin chỉ nói về giai cấp và đấu tranh giai cấp, do đó, các đảng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã thất bại, còn tư tưởng Hồ Chí Minh đề cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc, do đó Việt Nam thành công.

    Ðể luận chứng cho quan điểm này họ thường viện dẫn hiện tượng "chuyên chính vô sản" dưới thời Pol Pot ở Cam-pu-chia hoặc trích khẩu hiệu có xu hướng tả trong thời kỳ Xô-viết - Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931. Thật ra tập đoàn Pol Pot mượn khái niệm Ðảng Cộng sản, chuyên chính vô sản trong chủ nghĩa Mác - Lê-nin để thi hành chính sách diệt chủng, diệt dân tộc chứ không có gì thuộc nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

    Khẩu hiệu trong thời kỳ Xô-viết - Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 chỉ là biểu hiện tả khuynh trong chủ trương ở một thời kỳ cụ thể, ở bộ phận những người cộng sản cụ thể đã xuất hiện trong phong trào cộng sản quốc tế mà Lê-nin đã phê phán, đó là loại bệnh "Bệnh ấu trĩ tả khuynh". Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống giai cấp tư sản thống trị bóc lột có ba nội dung. Ðấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị và đấu tranh tư tưởng lý luận.

    Cả ba nội dung nói trên đều là cơ bản, có vị trí quan trọng như nhau, nhưng tùy điều kiện cụ thể mà nội dung nào đó nổi lên như nội dung cơ bản hàng đầu. Thí dụ, khi chưa có chính quyền, nội dung đấu tranh chính trị mà đỉnh cao là cách mạng chính trị là nội dung cơ bản hàng đầu. Trong "Tuyên ngôn Ðảng Cộng sản", Mác và Ăng-ghen đã viết: "giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng công nhân là giành lấy dân chủ, giành lấy chính quyền nhà nước.

    Khi đã có chính quyền thì nội dung đấu tranh kinh tế là nội dung cơ bản hàng đầu thể hiện ở nhiệm vụ xây dựng và phát triển một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; rằng xét đến cùng thì năng suất lao động là cái quyết định cho thắng lợi của một trật tự xã hội mới, do đó chuyên chính vô sản không chỉ là bạo lực và cũng không phải chủ yếu là bạo lực, mà chủ yếu là tổ chức và xây dựng, trong đó xây dựng kinh tế là nội dung quan trọng nhất. Ðó là thực chất và sức mạnh của chuyên chính vô sản. Cũng có thời kỳ cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận là nội dung cơ bản hàng đầu. Thí dụ những năm đầu thế kỷ 20, khi mà khuynh hướng sùng bái tính tự phát trong phong trào công nhân, sùng bái chủ nghĩa kinh tế chi phối tiêu cực phong trào cách mạng Nga, thì Lê-nin đã coi nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng lý luận là nhiệm vụ hàng đầu. Lê-nin đã viết một loạt bài với tiêu đề "Bắt đầu từ đâu" đăng trên báo Tia lửa, trong đó Lê-nin nêu bật vai trò của hệ tư tưởng lý luận với luận điểm nổi tiếng, không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng; rằng chỉ có một đảng nào có lý luận tiên phong soi đường thì mới làm tròn vai trò của chiến sĩ tiên phong.

    Chủ nghĩa Mác - Lê-nin không chỉ nói đến giai cấp và đấu tranh giai cấp. Khi phân tích quá trình cách mạng của giai cấp công nhân, Mác và Ăng-ghen đã chỉ ra rằng giai cấp công nhân mang bản chất quốc tế, nhưng vẫn có tính chất dân tộc. Vì giai cấp công nhân ở mỗi nước trước hết phải thanh toán giai cấp tư sản ở nước mình, phấn đấu trở thành dân tộc, xây dựng mình thành giai cấp dân tộc. Luận điểm trên thể hiện rõ sự nhận thức sâu sắc của Mác và Ăng-ghen về sự thống nhất giữa giai cấp công nhân và dân tộc.

    Phát triển quan điểm của Mác và Ăng-ghen trong điều kiện mới khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, vấn đề dân tộc trở thành vấn đề dân tộc thuộc địa..., Lê-nin đã viết nhiều bài chính luận về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đặt trong mối quan hệ với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân, trong đó có Cương lĩnh dân tộc với ba nội dung: Các dân tộc có quyền bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, đoàn kết công nhân và các dân tộc lại. Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng bắt đầu từ lý luận về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc qua tác phẩm "Sơ thảo lần thứ nhất vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lê-nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc.

    Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong đó chủ nghĩa Mác - Lê-nin nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên một chất mới. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và dân tộc Việt Nam đi vào quỹ đạo của thời đại mới, được mở ra từ cách mạng Tháng Mười Nga. Do đó, cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Ðảng Cộng sản Việt Nam, kim chỉ nam cho hành động của Ðảng và cách mạng nước ta. Loại ý kiến thứ tư cho rằng, sự lựa chọn con đường phát triển của đất nước phải căn cứ vào thực tiễn của đất nước mình, dân tộc mình. Ý kiến này có phần đúng nhưng chưa đủ.

    Trong thời đại ngày nay sự phát triển của một nước, một dân tộc không chỉ từ thực tiễn đất nước mà còn từ thực tiễn thời đại và hệ tư tưởng của giai cấp tiên tiến trong thời đại đó. Vậy thực tiễn của thời đại, thực tiễn Việt Nam và hệ tư tưởng chính trị từ giữa thế kỷ 19 là gì? Thực tiễn thứ nhất là chủ nghĩa tư bản châu Âu, Bắc Mỹ mở rộng địa bàn thống trị của nó thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược nước khác. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân Pháp. Sau những cuộc đàn áp đẫm máu phong trào yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp đặt ách thống trị trên toàn cõi Ðông Dương với cái tên mới xứ Ðông Dương thuộc Pháp gồm năm Kỳ, cái tên Việt Nam cũng không còn nữa. Ðó là một thực tế.

    Thực tế thứ hai là, giai cấp tư sản thực dân Pháp đã từ chối hợp tác với phong trào Tây du của cụ Phan Chu Trinh; giai cấp tư sản quân phiệt Nhật từ chối hợp tác với phong trào Ðông du của cụ Phan Bội Châu. Sự từ chối ấy bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa kẻ thống trị với người bị trị, giữa kẻ cướp nước và những người mất nước. Trong lịch sử Việt Nam giai cấp tư sản Việt Nam có hai bộ phận; Bộ phận tư sản dân tộc yếu kém cả về kinh tế, chính trị, dễ thỏa hiệp về tư tưởng; hộ phận tư sản mại bản thì cam tâm làm tay sai cho thực dân, đế quốc.

    Thực tế thứ ba là, sau thất bại của các phong trào nói trên, con đường cứu nước như trong đêm tối, tưởng như không có con đường nào khác thoát khỏi kiếp nô lệ ngựa trâu mà lời tự vãn của cụ Phan Bội Châu đã nói lên điều đó "Trong đời tôi chứng kiến trăm lần thất bại chưa có một lần thành công". Ðó là một thực tế lịch sử. Thực tế thứ tư là, sau nhiều năm suy ngẫm và 10 năm bôn ba tìm đường cứu nước qua khoảng 30 quốc gia, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra từ cách mạng tư sản Pháp và cách mạng tư sản Mỹ là các cuộc cách mạng không đến nơi (tức là không triệt để).

    Ðồng thời từ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, từ Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Con đường để giải phóng thực sự các dân tộc bị áp bức chỉ có thể là con đường Cách mạng vô sản, con đường đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Ðó là một thực tế.

    Thực tế thứ năm là, sau 10 năm chuẩn bị trên cả ba phương diện: Tư tưởng lý luận, đường lối chính trị và tổ chức cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất lực lượng cách mạng Việt Nam với việc thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930. Do có Ðảng lãnh đạo đề ra đường lối cách mạng đúng đắn và sáng tạo, Cách mạng Việt Nam đã vượt qua bốn cột mốc lớn: Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi 1954, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi 1975 và đi lên xây dựng chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước, tiến hành đổi mới thắng lợi với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Ðó là một thực tế.

    Thực tế thứ sáu là, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập Ðảng và Nhà nước ta đã đánh giá rất cao vai trò của chủ nghĩa Mác - Lê-nin với Cách mạng Việt Nam. Có thể nêu một số thí dụ sau đây: Mở đầu cuốn "Ðường Kách mệnh" (1927), Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã trích ở trang đầu câu nói nổi tiếng của Lê-nin: "Không có lý luận cách mạng thì không có vận động cách mạng". Ở cuối phần một cuốn sách này, Người khẳng định vai trò dẫn đường của lý luận cách mạng: Ðảng có vững thì cách mạng mới thành công... Ðảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt... Ðảng không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê-nin (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t2, tr176). Năm 1951, trong Báo cáo chính trị tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Ðảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh: Học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, chỉnh đốn tổ chức là những nhiệm vụ cần kíp của Ðảng. Năm 1960, trong bài "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê-nin", Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: Chủ nghĩa Lê-nin đối với chúng ta, những người cách mạng Việt Nam không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Năm 1966, trong bài nói chuyện với lớp bồi dưỡng đảng viên mới do Thành ủy Hà Nội tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại tiếp tục khẳng định: Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng.

    Thực tế thứ bảy là, trong thời kỳ cải tổ, Liên Xô có tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật và trình độ dân trí cao hơn hẳn Việt Nam, Trung Quốc và Cu-ba, nhưng cải tổ ở Liên Xô lại thất bại. Sự thất bại đó có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân có ý nghĩa quyết định trực tiếp là sai lầm trong đường lối cải tổ, một đường lối xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Sau 10 năm Ðảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo, Liên Xô từ vị trí một trong hai siêu cường thế giới tụt xuống vị trí của các nước trung bình, thậm chí có người còn xếp nước Nga vào vị trí các nước đang phát triển, Trung Quốc, Việt Nam bước vào cải cách, đổi mới ở trình độ thấp hơn và khó khăn hơn Liên Xô rất nhiều, nhưng cải cách đổi mới lại thành công.

    Nguyên nhân thành công có nhiều nhưng nguyên nhân có ý nghĩa quyết định trực tiếp nhất là Ðảng Cộng sản Trung Quốc, Ðảng Cộng sản Việt Nam có đường lối cải cách, đổi mới đúng đắn. Ðường lối đó thể hiện sự trung thành, sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn đất nước và thực tiễn thời đại.

    Ở Việt Nam, trong suốt quá trình đổi mới, các văn kiện, nghị quyết của Ðảng đều khẳng định vai trò của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam nói chung và trong quá trình đổi mới nói riêng. Văn kiện Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX của Ðảng rút ra bài học số một sau 15 năm đổi mới là: Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó văn kiện khẳng định vị trí quan trọng của Cương lĩnh năm 1991: Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Ðảng hiện nay và trong những thập kỷ tới. Ðảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

    Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Ðại hội X của Ðảng tiếp tục rút ra bài học kinh nghiệm thành công số một của hai mươi năm đổi mới là: "Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn để tới thắng lợi. Ðổi mới không phải là xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Ðảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Từ đó khẳng định yêu cầu số một trong đổi mới, chỉnh đốn Ðảng là "Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Ðảng. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra... Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ đường lối quan điểm của Ðảng, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch". Với những điều trình bày trên đây, chúng ta càng khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nhân, nông dân, trí thức do Ðảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lãnh đạo. Ðó là nội dung cốt lõi của Cách mạng Việt Nam, là "cái bất biến" không thể thỏa hiệp.

    PGS. TS NGUYỄN VĂN OÁNH​
     
    Last edited by a moderator: 10/3/23
    totoro and FlyHigh like this.
  11. Tôi đã dày công nghiên cứu Marx trong nguyên bản, và không giấu gì, từ là một tín đồ của triết Mác- Lenin, tôi thấy các cuốn giáo trình chưa đầy đủ nên chuyển sang đọc các tác phẩm chuyên khảo, vẫn chưa thỏa mãn, tôi chuyển qua đọc 2 Bộ toàn tập.

    Đáng tiếc chủ nghĩa Marx bị bỏ quên nơi các sinh viên đáng lẽ phải nghiên cứu nó, nó bị Mác- Lênin lấn áp, mà Mác Lênin lại bị ghét, như vậy CN Marx đã bị đối xử như sau: " Người ta đã hắt luôn đứa trẻ cùng nước trong chiếc chậu tắm".

    Tôi đã cố gắng tìm những người Việt hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa này nhưng toàn gặp những sự sao chép lẫn nhau mà thôi. Nay mong sao các bạn trẻ hãy trở lại đọc nguyên bản, tức bộ toàn tập Mác Ănghen của chính nước ta dịch. Chỉ khi đó, mới có cái nhìn sâu hơn về tư tưởng Marx.

    Tuy tôi buồn lắm, khi trong thời gian này, Marx đã bị phê bình quá mức, nhưng tương lai, nhân loại nhất định sẽ nhìn nhận đúng công lao của ông. Còn việc của chúng ta bây giờ là xem xét nghiêm túc xem đã hiểu đúng Marx chưa đã!

    Ngoài ra còn phải nghiên cứu những tư tưởng trước và sau Marx một cách công khai, rộng rãi. Tự do tư tưởng, tự do học thuật là yêu cầu cấp thiết lúc này. Tôi tin, CN Marx sẽ chẳng mất gì trong cuộc chiến đấu này, cho bằng là xiềng xích mà nó đang mang!
     
  12. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời rồi chăng???!

    Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam hiện nay vẫn là học thuyết của Mác và tư tưởng của hai người học trò xuất sắc của ông là V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, như thế có phải là giáo điều, bảo thủ, xơ cứng không?

    Về câu hỏi thứ nhất, chính R.Nixon và nhiều học giả tư sản cũng đã trả lời. Sau khi Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản Liên Xô bị cấm hoạt động, thì không ít người trong số các chính khách phương Tây đã hí hửng tuyên bố: Thất bại của chủ nghĩa cộng sản, thắng lợi của nền “dân chủ tự do” và sự chấm dứt của Chiến tranh lạnh đã chôn vùi tư tưởng cho rằng lịch sử là sự đối đầu bằng các hệ tư tưởng đối lập. Họ lớn tiếng rằng nền kinh tế thị trường và Chính phủ đại diện bây giờ đã được cả thế giới chấp nhận... R.Nixon đã cho những quan điểm dễ dãi nói trên về sự kết thúc của lịch sử là viển vông. Trong cuốn “Chớp lấy thời cơ”, ông ta viết: “... những người cộng sản vẫn hãy còn đó, họ sẽ có tác động, bằng việc sử dụng sức mạnh để giành giật và giữ lại chính quyền. Hơn thế nữa, sự giảm đi của cuộc Chiến tranh lạnh không có nghĩa là kết thúc của xung đột quốc tế... chủ nghĩa Mác hãy còn sống ở trong nhiều trường đại học của Mỹ...”.



    Còn H.Ph.Mây-ơ-xơ (Ban Biên tập Báo The Asian Wall Street journal) thì viết: “Tại một số nước chính quyền cộng sản đổ vỡ, các nhà chính trị theo chủ nghĩa xã hội chọn kinh tế thị trường. Tuy nhiên, Các Mác vẫn ảnh hưởng đến những quan điểm lịch sử hiện đại và kinh tế học. Trong số những nhà tư tưởng vĩ đại, Mác, Phrơt, Anhxtanh là những người định hướng hiện nay cho thế kỷ chúng ta vào thập kỷ cuối cùng. Tất cả ba người đều sinh vào những năm 1800, tư tưởng của họ đã thức tỉnh và đi sâu vào ý thức của nhân dân các nước. Thực sự đó là những tư tưởng mới phá ngầm nền tảng của những giáo lý đương thời và tạo lập cho chúng ta những ý nghĩ mới...



    Những sự kiện tại Đông Âu, Liên Xô hình như làm lu mờ sự nghiệp của C.Mác, nhưng nhiều người khác vẫn đang tìm hiểu những điều thông tuệ trong các tác phẩm của ông... Những tư tưởng đề ra trong các công trình của Mác đang vươn lên trong các cuộc tranh cãi về kinh tế và xã hội ở các nước tư bản như Mỹ, Ca-na-đa và các quốc gia Tây Âu. Tất nhiên, các nhà lý luận chính trị và xã hội không trích dẫn Mác, nhưng thực tế họ đã thừa nhận những điều tiên đoán của ông.



    Lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của Mác là độc đáo bởi ông đã giải thích lịch sử dựa trên các quan hệ kinh tế: phương thức sản xuất trong cuộc sống vật chất quyết định tính chất chung của quá trình phát triển đời sống xã hội, chính trị và tinh thần. Thật khó tìm thấy một phát biểu nào trước Mác như tư tưởng của ông về những kỹ thuật sản xuất và mối quan hệ tương tác giữa những sự kiện xảy ra trên toàn xã hội.”



    Còn Đa-ni-en T.Rốt-giơ-xơ, giáo sư lịch sử trí tuệ Trường Đại học Prin-xtao thì nhận định rằng: Mác là một trong “số rất ít những nhà tư tưởng trong lịch sử có nhiều ảnh hưởng”.



    Hơn một thế kỷ đã trôi qua kể từ khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời, nhiều Đảng Cộng sản được thành lập và trưởng thành nhờ tư tưởng, lý luận của Mác soi sáng. Phong trào vô sản kết hợp với học thuyết Mác tất yếu đã xuất hiện các chính đảng cộng sản ở nhiều nơi trên thế giới.



    Thực tiễn thắng lợi và cả những sai lầm thất bại trong lịch sử phát triển của phong trào cộng sản thế giới đều chứng tỏ rằng C.Mác đã đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng một học thuyết về Đảng Cộng sản; và những tư tưởng triết học và chính trị của ông vẫn là kim chỉ nam, là ánh sáng soi rọi vào “những điều ngu xuẩn đã mắc phải”. V.I.Lênin viết: “Về mặt lý luận: trong thời kỳ cách mạng cũng như trong bất cứ lúc nào, người ta đều mắc những điều ngu xuẩn - Ăngghen đã nói như thế và đã nói đúng. Cần cố gắng làm sao để mắc thật ít những điều ngu xuẩn và sửa chữa hết sức nhanh chóng những điều ngu xuẩn đã mắc phải, bằng cách nhận định hết sức tỉnh táo xem những vấn đề nào và vào lúc nào thì có thể hay không có thể giải quyết bằng phương pháp cách mạng” cả trong lý luận lẫn trong các cuộc đấu tranh cách mạng của tất cả những người cộng sản để họ mau chóng nhận ra và tích cực sửa chữa “những điều ngu xuẩn đó” mà tiếp tục tiến lên.



    Thời đại chúng ta đã và đang sống có biết bao biến đổi lớn lao mang tính chất bi tráng mà trong đó những người cộng sản có vai trò to lớn và trách nhiệm không nhỏ trước lịch sử. Sẽ cần phải phê phán tất cả những lầm lạc đã mắc phải để tiến lên. Nhưng chúng ta cần phải tìm cho mình điểm xuất phát đúng để tiến hành sự phê phán. Chính từ trong di sản tư tưởng của C.Mác và qua kinh nghiệm thực tiễn mà những người cộng sản nhận ra: những tiền đề xuất phát của mình “không phải là những tiền đề tùy tiện, không phải là giáo điều, đó là những tiền đề hiện thực”. Ai cũng biết rằng C.Mác đã chứng minh bằng toàn bộ tác phẩm khoa học của mình một chân lý không thể bác bỏ là: cần phải phản ánh cho được bản chất của các sự vật, hiện tượng trong quá trình sinh thành, vận động và phát triển của nó, và đứng trên quan điểm duy vật biện chứng để xem hiện tại nó là gì, qua đó dự báo được khuynh hướng của sự phát triển. Toàn bộ những kết luận rút ra đều phải được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Chỉ có thực tiễn mới có quyền cao nhất để thẩm định chân lý. Đối với chủ nghĩa cộng sản, C.Mác không bao giờ sùng bái nó như là những nguyên tắc, những “tư tưởng vĩ đại”, những học thuyết vĩnh viễn bắt hiện thực phải tuân theo. Ông tuyên bố: “Chủ nghĩa cộng sản không phải là một học thuyết mà là một phong trào. Nó xuất phát không phải từ những nguyên tắc mà từ những sự thực. Những người cộng sản không lấy thứ triết học này nọ, mà lấy toàn bộ quá trình lịch sử trước đây và đặc biệt là những kết quả thực tế của quá trình trước mắt tại các nước văn minh làm tiền đề của họ...



    Chủ nghĩa cộng sản ở mức độ nó là lý luận, là sự biểu hiện lý luận của lập trường của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh đó và sự khái quát lý luận của những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản”.



    Như vậy là để tiến lên, những người cộng sản không thể nào chỉ cần căn cứ vào những lý luận đã có mà cần phải từ “sự thực” để phê phán phong trào cộng sản ở giai đoạn đã qua và hiện nay để tìm cho mình những bài học kinh nghiệm. Sự phê phán mà nó tiến hành luôn luôn xuất phát từ “miếng đất hiện thực của lịch sử” là rất cần thiết. Song chính Mác cũng lại chỉ dẫn “không phải sự phê phán, mà cách mạng mới là động lực của lịch sử”, Mác luôn luôn lưu ý rằng: “Để có ý thức chủ nghĩa cộng sản đó nảy sinh ra được trong đông đảo quần chúng, cũng như để đạt được chính ngay mục đích ấy thì cần phải có một sự biến đổi của đông đảo quần chúng, song sự biến đổi này chỉ có thể tiến hành được bằng một phong trào thực tiễn, bằng cách mạng”. Mà trong phong trào thực tiễn, trong cách mạng thì Mác bao giờ cũng là người lạc quan tin tưởng, ông luôn luôn nhìn thấy sự thắng lợi của tương lai bởi ông tin vào những thế hệ quần chúng cách mạng kế tiếp nhau, thế hệ sau biết đứng lên vai thế hệ trước mà tiến lên, bởi ông luôn luôn “tin tưởng vào sự phát triển trí tuệ của giai cấp công nhân, sự phát triển mà hành động chung và tranh luận chung nhất định sẽ mang lại”.



    Hồ Chí Minh là người mác-xít - lê-nin-nít đầu tiên ở Việt Nam. Nhờ có ánh sáng của lý luận khoa học Mác - Lênin mà Đảng Cộng sản Việt Nam - sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam - được thành lập. Sự ra đời của Đảng đã khắc phục được sự bế tắc về đường lối cách mạng ở nước ta đầu thế kỷ XX, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Từ tư tưởng “Trước hết phải trở thành dân tộc”(trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”) của C.Mác đến “Luận cương về vấn đề dân tộc” của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã cùng nhân dân Việt Nam thề: “Dẫu có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc”.



    “Phải giành lấy chính quyền”. “Chính quyền đó phải trao cho số đông nhân dân”. Với tinh thần cách mạng đó của C.Mác, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì tiến hành những cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ để giành chính quyền, đã thiết lập nhà nước dân chủ đầu tiên ở Việt Nam, một nhà nước không ngừng phấn đấu để nó thực sự là của dân, do dân và vì dân.



    C.Mác chỉ rõ: Phong trào cộng sản đòi hỏi phải có một đảng cộng sản bao gồm những người tiên tiến, những chiến sĩ tiên phong làm nhiệm vụ dẫn dắt và thúc đẩy phong trào. Sự thành bại của cách mạng, trước hết phụ thuộc vào trình độ phát triển về lý luận, tư tưởng và tổ chức của Đảng.



    Học thuyết về đảng kiểu mới của V.I.Lênin đã chỉ rõ sự ra đời của một chính đảng vô sản là bởi có sự “kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân”. Đảng phải có lý luận tiên phong mới làm tròn được nhiệm vụ của đảng tiên phong. Đảng đó phải có tổ chức chặt chẽ được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng đó phải tự biết đấu tranh để chống 3 kẻ thù: sự dốt nát, tính kiêu ngạo cộng sản và bệnh quan liêu tham nhũng, ăn hối lộ. Đảng đó phải có dũng khí nhận ra những sai lầm của mình, nhất là sai lầm về đường lối, phải làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Chính sách kinh tế mới (NEP) và các quyết định về thanh đảng được đề ra trong mấy năm cuối đời của V.I.Lênin là sự bổ sung hoàn chỉnh học thuyết về đảng kiểu mới của chính Người. Và đó cũng chính là một bước tiến trong sự phát triển học thuyết về Đảng Cộng sản của C.Mác. Một thời gian dài, khi nghiên cứu về học thuyết đảng kiểu mới của V.I.Lênin, chúng ta đã không đề cập một cách đầy đủ tới NEP - một quyết sách chiến lược trong việc xây dựng đảng về mặt chính trị trong tình hình mới, và thanh Đảng - một quyết sách chiến lược trong xây dựng đảng về mặt tổ chức, khi cách mạng đã chuyển sang giai đoạn xây dựng đất nước, khi Đảng đã trở thành đảng cầm quyền...



    C.Mác đã từng nói, người ta bao giờ cũng phải trả giá cho sự dốt nát của mình. “Học phí” trả cho việc nhận ra sai lầm và khuyết điểm của Đảng cầm quyền là quá lớn, có khi bằng chính sự nghiệp, cơ đồ của cả một chế độ xã hội do “núi xương, sông máu” của nhân dân xây đắp nên.



    Nhưng một đảng sở dĩ vĩ đại cũng chính là ở nơi nó biết nhận ra sai lầm và quyết tâm sửa chữa những sai lầm khuyết điểm đã mắc phải.



    Đất nước ta sau ngày thống nhất (1975), qua hơn 10 năm trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, đến năm 1986 đã rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và cả những nhân tố về chính trị không thể xem thường. Đại hội lần thứ VI của Đảng đã nghiêm khắc chỉ rõ: Đó là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Nguyên nhân là do Đảng Cộng sản đã không ngang tầm. Trong lĩnh vực tư tưởng, đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ, đã mắc bệnh duy ý chí, chủ quan, nóng vội... Trong tổ chức, khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ; bố trí và đãi ngộ cán bộ không đúng đã vừa tạo ra trở lực cho việc hoàn thành các nhiệm vụ, vừa làm hư hỏng cả một lớp cán bộ mà di hại của nó cho tới nay vẫn chưa có thể nhanh chóng khắc phục. Bệnh quan liêu, tham nhũng và ăn hối lộ hoành hành, lây lan làm suy yếu cơ thể Đảng và chế độ.



    Mặc dầu đã có những chuyển biến đáng khích lệ qua hơn 30 năm đổi mới, nhưng cho tới nay Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang đứng trước những thử thách gay gắt. Trước hết là ở ngay chính bản thân Đảng. Nghị quyết về đổi mới và chỉnh đốn Đảng đã được ban hành nhiều lần nhưng vẫn còn tình trạng thực hiện không nghiêm. Đảng đã kiên quyết đưa ra khỏi Đảng nhiều người không còn đủ tiêu chuẩn đảng viên. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ hư hỏng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức; sức chiến đấu của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên vẫn là vấn đề cần báo động. Nhóm lợi ích hoành hành, nạn tham nhũng, hối lộ và buôn lậu vẫn rất trầm trọng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả cấp cao. Tình trạng “nhạt đảng”, phai nhạt khá phổ biến...



    Vấn đề nâng cao năng lực, trí tuệ và sức chiến đấu của Đảng, một phần rất lớn phụ thuộc vào đường lối, chính sách cán bộ, là dân chủ, công minh và công tâm trọng dụng nhân tài, là chính sách giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và đãi ngộ thích đáng sẽ tạo ra một bước chuyển biến tích cực trong công tác đổi mới, xây dựng Đảng.



    C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh là những người lạc quan, đầy lòng tin tưởng vào tương lai tất thắng của chủ nghĩa cộng sản. Bởi vì các ông đều nhìn thấy xu thế tất yếu của lịch sử và khả năng, lực lượng để hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người là thuộc về lực lượng trẻ, là ở những lớp người bảo vệ và phát triển sự nghiệp cách mạng của cha ông, biết kế tiếp và “đứng lên vai thế hệ trước mà tiến lên” thực hiện mục tiêu vì độc lập, tự do, dân chủ, nước giàu, dân mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trách nhiệm của Đảng ta hiện nay là phải một mặt tự chỉ trích, tự đổi mới, đồng thời phải biết cách đúng đắn để vun trồng, xây dựng thế hệ tiếp nối.

    Như vậy là “trước hết phải chỉnh đốn lại Đảng”, đồng thời phải chăm lo “đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau” (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh) là hai vấn đề liên quan đến sự tồn vong và phát triển của Đảng Cộng sản và của dân tộc Việt Nam ta.



    Đó chính là cách tốt nhất để khẳng định bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
    PGS Trần Đình Huỳnh
    Nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.​
     
    Last edited by a moderator: 10/3/23
    Novmbr26 thích bài này.
  13. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Chủ nghĩa Mác - Lênin không thể lỗi thời!
    (LLCT) - Thời gian gần đây, một số nhà nghiên cứu phương Tây và một bộ phận cán bộ, đảng viên trong nước cho rằng, trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời. Bởi vậy, chúng ta không thể xây dựng được một xã hội mới tốt đẹp, dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh trên nền tảng của học thuyết lỗi thời đó.
    Câu hỏi đặt ra là, chủ nghĩa Mác - Lênin có thật là đã lỗi thời không khi xem xét dưới mọi bình diện, từ ý nghĩa khoa học, mục tiêu xã hội đến ý nghĩa thực tiễn? Nếu nó là lỗi thời thì nguyên nhân và cơ sở nào quy định, ngược lại nếu không lỗi thời thì tại sao và do đâu?

    Những người cho rằng Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời thường dựa chủ yếu vào 4 lý do sau đây. Thứ nhất, chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời từ những điều kiện kinh tế - xã hội của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX nên không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Thứ hai, CNXH hiện thực được xây dựng theo học thuyết của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin ở Liên Xô, các nước Đông Âu đã bị sụp đổ. Hiện thực sụp đổ có nghĩa là lý thuyết sai lầm. Thứ ba, điều kiện kinh tế và xã hội ở các nước tư bản phát triển được cải thiện rất nhiều so với ở các nước đi theo con đường XHCN, chứng tỏ CNTB là ưu việt. Và thứ tư, một loạt sai lầm, khuyết điểm mà các nước đi theo con đường XHCN, trong đó có nước ta đã và đang mắc phải, chứng tỏ lý luận về CNXH là sai lầm và lỗi thời.

    Trong bài viết này, chúng tôi xin trao đổi về các lý do đó.

    Về lý do thứ nhất, đúng là học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen ra đời từ giữa thế kỷ XIX, trong điều kiện những mâu thuẫn của CNTB đã trở nên gay gắt, phơi bày tất cả bản chất giai cấp của nó cùng với sự bóc lột người lao động đến cùng cực. C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tiếp thu có phê phán toàn bộ những giá trị tinh hoa của quá trình phát triển tư tưởng của nhân loại, đặc biệt là kinh tế - chính trị cổ điển Anh, triết học cổ điển Đức và CNXH không tưởng Anh. Những học thuyết về giá trị lao động của Ađam Xmít và Đavít Ricácđô, phương pháp biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phơbách, những tư tưởng tiến bộ về xã hội của các nhà tư tưởng Pháp như Sanh Simông, Phuriê cũng đóng góp những cơ sở nhận thức quan trọng vào quá trình hình thành học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen. Cũng cần phải nói rằng, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra tính quy luật trong sự vận động của xã hội loài người, trong đó nhân tố quyết định là mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Đây chính là cơ sở để C.Mác và Ph.Ăngghen dự báo về tất yếu loài người sẽ tiến tới CNCS qua một giai đoạn quá độ là CNXH.

    V.I.Lênin là người tiếp tục phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong điều kiện mới khi CNTB đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. V.I.Lênin có nhiều đóng góp vào phát triển các tư tưởng triết học, kinh tế - chính trị của C.Mác và Ph.Ăngghen. Đặc biệt, V.I.Lênin đã phát triển tư tưởng về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản ở một nước tư bản riêng biệt; xây dựng học thuyết về một chính đảng mác xít kiểu mới; tổ chức cuộc cách mạng XHCN thắng lợi và vận dụng học thuyết của Mác để phân tích, giải quyết hàng loạt vấn đề trong quá trình xây dựng CNXH ở nước Nga và Liên bang Xô viết.

    Đến giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh là người vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam để giải quyết những nhiệm vụ to lớn của cách mạng Việt Nam, đánh thắng những đế quốc to, những kẻ thù hung bạo để giành độc lập tự do cho dân tộc, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

    Điều hiển nhiên và không thể chối cãi là, dù được hiểu theo nghĩa nào, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là khoa họcvề những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; quy luật về sự phát triển của sản xuất xã hội, về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động chống lại áp bức, bóc lột, mưu cầu tự do, hạnh phúc; quy luật về cách mạng XHCN và con đường xây dựng, phát triển đi tới CNCS. Vào thời điểm ra đời của học thuyết này, những tác giả của chủ nghĩa Mác - Lênin đã phê phán CNTB, chỉ ra bản chất bóc lột, tính quy luật trong sự tồn tại và phát triển của nó. Sự phê phán đó là sâu sắc và phản ánh đúng bản chất của thực tiễn xã hội đương thời. Đó là điều đã được thực tế kiểm nghiệm, được hầu hết các nhà nghiên cứu xã hội thừa nhận cho dù họ theo xu hướng chính trị nào. Từ sự phê phán CNTB đương thời, từ phát hiện tính quy luật của lịch sử xã hội loài người và từ cả thái độ nhân văn trước hiện thực tăm tối về sự thống khổ của người lao động dưới ách áp bức, bóc lột của CNTB, C.Mác, Ph.Ăngghen dự báo về một xã hội tương lai như một tất yếu lịch sử sẽ thay thế CNTB.

    Cần nói rằng, những gì CNTB hiện đại đang thể hiện vẫn không đi ra ngoài tính quy luật mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra, càng minh chứng cho tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, một mặt tăng thêm tiềm lực cho CNTB. Mặt khác, nó càng thúc đẩy nhanh hơn quá trình xã hội hóa của lực lượng sản xuất, dẫn đến những thay đổi chóng mặt về quy mô, tính chất của quan hệ sở hữu, quản lý, điều hành sản xuất và phân phối của cải xã hội. Quá trình toàn cầu hóa xuất phát trước tiên từ nền kinh tế TBCN, nói cho cùng cũng như cái “áo” trong khung khổ từng quốc gia đã quá chật hẹp, buộc phải nới ra trên phạm vi toàn thế giới. Sự áp bức bóc lột của CNTB theo đó cũng mở rộng mạnh mẽ ra ngoài chính quốc. Sự bóc lột ấy, về bản chất, chẳng khác gì hành vi xâm lược thuộc địa của các đế quốc - TBCN trước đây, chỉ có điều nó được che đậy dưới lớp vỏ hào nhoáng, mỹ miều hơn, nó đi vào các quốc gia nghèo khó bằng cửa chính và bóc lột người lao động bằng những lề luật văn minh, sạch sẽ hơn.

    Càng giàu mạnh, các thế lực tư bản càng hung hăng, tìm mọi cách để chiếm đoạt các nguồn tài nguyên, của cải của thế giới, quy phục các quốc gia nghèo khó, yếu thế nhằm phục vụ cho lợi ích của mình. Cuộc chiến tranh Irắc đã đẩy một quốc gia hòa bình vào cuộc chiến đẫm máu, huynh đệ tương tàn suốt hơn một thập niên, đến nay vẫn chưa thấy lối ra. Lý do để phát động cuộc chiến tranh chống lại một dân tộc có chủ quyền, độc lập cách xa nước Mỹ hàng vạn cây số là tàng trữ “vũ khí giết người hàng loạt”, nhưng từ sau chiến dịch Bão táp sa mạcđến giờ người ta đã đào bới, xới lộn cả nước Irắc mà không tìm thấy cái gì là “vũ khí giết người hàng loạt”. Nhưng thực tế thì chính nước Mỹ đang tàng trữ lượng vũ khí hạt nhân đủ phá hủy nhiều lần cuộc sống của nhân loại trên toàn cầu. Đất nước Libia hòa bình cũng trở thành hỗn loạn sau khi Mỹ và các đồng minh phương Tây can thiệp lật đổ chính quyền dân cử Mohamet Cadaphi. Cho dù Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh đã xin lỗi nhưng điều ấy có nghĩa gì khi đất nước Irắc và Libia đã tan hoang, hàng vạn người dân lành đã chết, hàng triệu người dân đang sống trong những điều kiện tồi tệ nhất(1). Ngay với nước Mỹ, hàng chục nghìn thanh niên đã bỏ xác ở Irắc, ở Trung Đông một cách vô nghĩa. Chắc chắn trong số những thanh niên Mỹ đã chết vô ích ấy không và không thể có con cái các nhà tư bản, các ông chủ ngân hàng. Vậy, lý do cuộc chiến Irắc là gì nếu không phải là dầu mỏ và lợi ích của những ông chủ, các nhà tư bản Mỹ? Một loạt cuộc cách mạng màu do bàn tay Mỹ và các nước phương Tây phát động ở Libia, Siry, Ai Cập... đều có chung một hình thái bên ngoài, mục đích ẩn giấu bên trong và hậu quả tồi tệ không khác gì với cuộc chiến ở Irắc.

    Mặt khác, nếu nhìn nhận từ góc độ nhân vănthì CNXH là ước vọng ngàn đời của tất cả những người dân lao động, của những con người có lương tâm cùng tình thương nhân loại, muốn sống trong hòa bình, nhân ái. C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát triển CNXH từ không tưởng trở thành khoa học khi nhìn nhận nó từ quy luật vận động của lịch sử, như sự vận động tất yếu từ những cơ sở xã hội, những yếu tố kinh tế, vật chất vốn đã được hình thành ngay trong lòng CNTB. Như vậy, CNXH là phù hợp và hợp lý cả về phương pháp luận khoa học và tính mục đích nhân văn.

    Với tính chất là một học thuyết khoa học, những người khai sinh ra chủ nghĩa Mác - Lênin chưa bao giờ muốn và chưa có bất cứ một mệnh đề phán đoán nào để quy các luận điểm trong học thuyết của mình về cách mạng xã hội hay về xã hội XHCN tương lai thành những tín điều siêu hình, cứng nhắc. Trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ph.Ăngghen đã trả lời hàng loạt vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến chủ nghĩa xã hội khoa học như: thế nào là giai cấp công nhân và đảng cộng sản; quan hệ giữa giai cấp công nhân với đảng cộng sản; hiểu thế nào là xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN và xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; mối quan hệ ra sao giữa giai cấp công nhân, dân tộc và quốc tế; các giải pháp cần thiết để tiến hành cách mạng XHCN,... Chính Ph.Ăngghen là người rất khách quan, khoa học khi luận giải rất tường minh CNXH từ không tưởng trở thành khoa học, đồng thời yêu cầu những người cộng sản rằng, “...chủ nghĩa xã hội trở thành khoa học mà ngày nay, vấn đề trước hết là phải nghiên cứu thêm, trong mọi chi tiết và mọi mối liên hệ của nó”.

    Trong rất nhiều tác phẩm, C.Mác và Ph.Ăngghen đều nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức, đánh giá, tổng kết thực tiễn để thường xuyên bổ sung, phát triển lý luận, nhất là lý luận về con đường hiện thực hóa CNXH, CNCS. Trong Lời đề tựa cho lần xuất bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sảnvào năm 1872, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết rằng: “...chính ngay “Tuyên ngôn” cũng đã giải thích rõ rằng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đương thời, và do đấy không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II”(2). Quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển cũng luôn luôn được V.I.Lênin quán triệt vận dụng trong nhiều nhận thức thực tiễn giải quyết mối quan hệ gắn bó giữa lý luận với thực tiễn. Chính sách Kinh tế mớichính là một dẫn chứng thực tế sáng rõ về quan điểm đó. Chính V.I.Lênin đã có một định nghĩa đầy tính thực tiễn về CNXH mà lâu nay đôi khi những người hậu thế đã bỏ quên hoặc bảo thủ với những định kiến mà không nhìn nhận một cách đúng đắn và nghiêm túc. Người nói: “Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt nhất của nước ngoài: Chính quyền xô-viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ-rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ etc. etc. + + = ∑= chủ nghĩa xã hội”(3). Nhận định của V.I.Lênin từ gần 100 năm trước vẫn còn nguyên giá trị phương pháp luận đối với chúng ta hiện nay, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa.

    Vậy thì tại sao có thể nói rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là lỗi thời. Xin thưa rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin không thể lỗi thời mà chính những người cố tình phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin mới là những người nhầm lẫn, sai lầm, cố tình không nhìn thấy bản chất khoa học và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hoặc giả, họ đã cố tình xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin vì một lý do chính trị, vì muốn xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin để bảo vệ cho CNTB và quyền lợi của một nhóm người tư bản hoặc được hưởng lợi không chính đáng từ guồng máy của CNTB. Nếu có lỗi thời chăng, thì chính là lỗi thời ở cách mà chúng ta chưa nghiên cứu đủ sâu sắc, chưa vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách đúng đắn vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong quá trình xây dựng CNXH mà thôi. Tuyệt nhiên không thể là sự lỗi thời của chủ nghĩa Mác - Lênin!

    Về lý do thứ hai, sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu phải chăng như một bằng chứng hiển nhiên của sự sai lầm, lỗi thời của chủ nghĩa Mác - Lênin và cùng với nó là con đường xây dựng CNXH? Phải chăng có một lôgic thực tế là CNXH hiện thực sụp đổ do lý thuyết về CNXH sai lầm?

    Trước hết, cần phải nói rằng mô hình CNXH hiện thực trên thực tế đã mang lại sự thay đổi rung trời chuyển đất, tạo ra một mảng sáng không thể phủ nhận ở Liên xô, Đông Âu và một loạt nước trên thế giới. Nó đã mang lại cuộc sống tốt đẹp cho một phần to lớn của nhân loại. Nó đã tạo nên một sức mạnh to lớn mà trước đó không thể tưởng tượng về nguồn lực vật chất và tinh thần, đủ sức để động viên sức người, sức của, tạo thành lực lượng chủ yếu đánh thắng cả những lực lượng to lớn của liên minh các thế lực tư bản trong Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng như đội quân phát xít tàn bạo của trục ma quỷ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Bằng thực tế sinh động tốt đẹp trên các đất nước xây dựng CNXH, nó đã động viên, thúc đẩy cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ, hòa bình, giải phóng dân tộc trên toàn trái đất. Hàng loạt dân tộc bị áp bức đã giành được độc lập tự do dưới ảnh hưởng và sự giúp đỡ vô tư của các nước XHCN do Liên Xô dẫn đầu. Chính CNXH và cuộc đấu tranh rộng lớn, mạnh mẽ của nhân dân lao động trên toàn thế giới đã là động lực thúc đẩy, buộc các thế lực tư bản, đế quốc phải, một mặt thừa nhận quyền tự do, độc lập của các dân tộc trong hệ thống thuộc địa rộng lớn của CNTB thực dân, đế quốc. Một mặt, tạo thành sức ép, buộc các thế lực tư bản có những cải cách xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân lao động ở chính quốc. CNXH đã là một hiện thực hùng mạnh đủ để những chiến lược gia, các nhà lý luận tư sản phải run sợ, đã đưa ra những dự báo về sự thất bại, kết thúc không thể đảo ngược của chủ nghĩa tư bản. Những thừa nhận đắng cay của Henry Kitsingiơ, Brêginxki thời kỳ những năm 60, 70 thế kỷ XX vẫn còn nguyên đó trong các cuốn sách, bài báo của họ.

    Tất nhiên, sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã là một bài học đau đớn không chỉ cho những người cộng sản, mà còn cho cả nhân loại tiến bộ. Đó là kết quả của sự bảo thủ, không nhìn thẳng vào thực tế, chậm đổi mới nhận thức và đổi mới các chính sách cũng như những giải pháp cần thiết để giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn như những mâu thuẫn tất yếu nảy sinh trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đó cũng chính là sự sai lầm do những người cộng sản ở Liên Xô và các nước XHCN trước đây mắc phải do không nhận thức đúng đắn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính biện chứng và quan điểm lịch sử cụ thể trong quá trình lãnh đạo cuộc cách mạng XHCN, đã do cố chấp và thiên kiến mà bỏ qua bài học phương pháp luận quý báu của V.I.Lênin, không “Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt nhất của nước ngoài” để xây dựng, phát triển chế độ XHCN.

    Mặt khác, sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng CNXH cụ thể không hơn, không kém. Tuyệt nhiên đó không phải là sụp đổ của một học thuyết khoa học, càng không thể là sự sụp đổ về một tương lai tốt đẹp mà nhân loại tiến bộ đang hướng tới. Điều ấy không chỉ được minh chứng bằng việc ngay ở thời điểm hiện nay, một loạt nước ở tây bán cầu ngay cận kề nước Mỹ đang tìm tòi con đường và cách thức để xây dựng CNXH theo một mô hình mới. Nó cũng được minh chứng bởi một loạt quốc gia ở chính châu Âu, nhất là Bắc Âu đã và đang lấy CNXH làm mục đích và cảm hứng để xây dựng, phát triển đất nước mình. Không phải không có lý do, khi họ tự gọi mình là mô hình CNXH phúc lợi. Đương nhiên còn một minh chứng hiện hữu là một số nước kiên trì đi theo con đường XHCN, trong đó có Việt Nam đã đạt được những thành tựu có tính lịch sử trong xây dựng, phát triển.

    Từ tất cả thực tế ấy, không thể nói rằng mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước khác sụp đổ trong những năm cuối thế kỷ trước có nghĩa là học thuyết Mác - Lênin về CNXH là sai lầm và lỗi thời! Ngược lại, sẽ là ảo tưởng khi nghĩ rằng CNTB đang thắng thế. Thực tế đang chỉ ra rằng, chính CNTB đang đứng trước những thánh thức đầy nguy hiểm. Chính sự mâu thuẫn lợi ích, căn bệnh bản chất của CNTB đang làm nảy sinh sự chia rẽ khó tránh khỏi trong các liên minh tưởng chừng bền vững của họ. Hiện tượng Brexit của nước Anh chỉ là một dấu hiệu đầu tiên và tất yếu của sự khục khặc từ chính trong lòng của nó khi CNTB ở Tây Âu mất đi đối trọng là khối các nước XHCN. Khi không còn phải đối mặt với nguy cơ từ bên ngoài thì những mâu thuẫn không thể tránh khỏi về lợi ích sẽ hiện nguyên hình, phá vỡ mối liên kết yếu ớt của các thế lực TBCN. Mặt khác, những cuộc khủng bố đã hiện diện ngay trung tâm của châu Âu, đe dọa không chỉ an ninh mà tạo nên sự bất ổn sống còn của chế độ TBCN. Vụ khủng bố ở thành phố Nice giữa đêm Quốc khánh nước Pháp làm hơn 80 người chết và vụ khủng bố bằng phương thức như thế được lặp lại ở Berlin, thủ đô nước Đức ngày 18-12-2016 làm 12 người chết, gần năm chục người bị thương, không chỉ báo hiệu mối nguy lớn về an ninh của châu Âu. Nó còn là hệ quả tất yếu cho chính sách sai lầm, vụ lợi của CNTB trong cách hành xử với các nước nghèo, các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông.

    Về lý do thứ ba, sự hơn hẳn về điều kiện vật chất, trình độ phát triển về kinh tế, khoa học - công nghệ và một số lĩnh vực khác của các nước tư bản phát triển so với các nước đi theo con đường XHCN hiện nay, phải chăng đã minh chứng cho tính ưu việt của CNTB? Đúng là không ai có thể phủ nhận một thực tế là các nước TBCN phát triển đã có được những thành tựu phát triển về kinh tế, khoa học - công nghệ kéo theo những cải thiện nhất định về điều kiện sống của người dân. Nhưng đó mới chỉ là cách nhìn thực tại, phiến diện, không thấy đằng sau và phía trước của sự phát triển ấy là gì.

    Trước hết, cần phải nhìn cho rõ những thành tựu đó do đâu mà có. CNTB đã có nhiều trăm năm phát triển. Trên con đường phát triển của CNTB, bánh xe vận hành của nó đã lăn đi trong ngập ngụa máu và nước mắt của nhân loại cần lao, thống khổ trên khắp các lục địa. “Những nước tư bản hiện đại là kết quả của một lịch sử nô dịch, diệt chủng, bạo lực và bóc lột một cách ghê tởm”(4), đó là lời tự thú có tính chất phản tỉnh của Terry Eagleton - một học giả người Anh. Chỉ cần giở lại các trang lịch sử của nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha... sẽ thấy ngay những gì mà chế độ tư bản đã hành xử với đồng loại của mình. Những kẻ thực dân từ cựu lục địa châu Âu đã phá vỡ cuộc sống bình yên hàng nghìn năm của các bộ tộc người da đỏ, chiếm đoạt đất đai của họ bằng gươm, súng và cả sự tra tấn dã man, rùng rợn ngoài trí tưởng tượng, bằng cách lột da đầu. Trong cuốn sách Sự tàn sát khủng khiếp cuối thời Victoria(Late Victorian Holocausts), học giả người Anh đã viết rằng, hàng chục triệu người Ấn Độ, châu Phi, Trung Quốc, Braxin, Triều Tiên, Nga và nhiều nước khác đã chết do đói, hạn hán và dịch bệnh vào cuối thế kỷ XIX dưới chế độ thực dân xâm lược. Và ngay ở chính các nước tư bản giàu có hiện nay, có ai dám chắc mọi người dân đều có cuộc sống tốt đẹp. Hàng chục triệu người dân Mỹ không có bảo hiểm y tế chỉ có cách chờ tử thần khi mắc bệnh. Ở bang Caliphoócnia, quá nửa nam giới người da đen có ít nhất một lần trong đời phải đi tù...

    Làm sao, là người Việt Nam mà ai đó có thể quên được nỗi thống khổ của nhân dân ta trong đêm trường nô lệ hơn 80 năm dưới ách đô hộ của CNTB thực dân Pháp? Bao nhiêu người dân Việt Nam đã chết trong các xưởng máy, hầm lò, trên các cung đường, các bến tàu. Những cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Yên Bái, Xô viết Nghệ - Tĩnh... bị dìm trong bể máu. Hơn hai triệu người chết đói năm 1945. Thực dân Pháp bóc lột người dân thuộc địa Việt Nam đến tận xương tủy, vơ vét hết vàng, than, sắt, đồng... mang về làm giàu cho chính quốc. Gần 20 năm, đế quốc Mỹ thay chân đế quốc Pháp thiết lập ách thống trị, dày xéo đất nước ta. Những nhà tù địa ngục trần gian ở Côn Đảo, Phú Quốc..., những vụ tàn sát ở Thái Bình (Bình Định) năm 1966, Bình Hòa (Quảng Ngãi) năm 1966, Mỹ Lai (Quảng Ngãi) năm 1968..., vụ B52 ném bom rải thảm khu phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), phải chăng đó không phải là tội ác thấu trời của chế độ tư bản Mỹ? Ngỡ tưởng, không phải nhìn đâu xa, chính những trang lịch sử khắc nghiệt và đau thương ấy đã đủ để cho các thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta hiểu được bản chất của chủ nghĩa tư bản! Vậy mà lạ lùng thay, vẫn có người bước ra khỏi biên giới đã hết lời khen hay, khen đẹp cho các nước tư bản, cho các thành phố hào hoa Tây Âu. Họ có biết đâu hoặc cố tình không biết rằng, những thành phố đó đã trải qua mấy trăm năm xây dựng bằng sức lao động và của cải của bao thế hệ người lao động và cả của cải bóc lột từ các thuộc địa mang về.

    Việc xây dựng chế độ XHCN là công việc rất khó, mang tính khoa học, có tính quy luật, đòi hỏi thời gian, nguồn lực, sự lãnh đạo chính trị đúng đắn và các điều kiện không thể thiếu khác. Theo như C.Mác, CNXH chỉ có thể thành công ở một loạt nước tư bản phát triển ở trình độ cao. Nó như là tất yếu thay đổi quan hệ sản xuất xã hội khi lực lượng sản xuất dưới chế độ TBCN đã phát triển, xã hội hóa cao độ, không thể tiếp tục tồn tại trong khuôn khổ quan hệ sản xuất TBCN. Đối với Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, tất cả đều có điểm xuất phát là các nước tư bản có trình độ phát triển thấp hoặc trung bình. Thời gian xây dựng chế độ XHCN hầu như còn rất ngắn. Liên bang Xô Viết (Liên Xô) được thành lập và bắt tay xây dựng CNXH năm 1921, khi vừa ra khỏi cuộc nội chiến. Mới chỉ có chưa đầy 20 năm hòa bình xây dựng, Liên Xô đã phải trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại với sự tàn phá vô cùng nặng về sức người và sức của. Hơn 20 triệu người chết, hàng loạt thành phố, làng mạc từ biên giới với Ban Lan cho đến phía Tây Mátxcơva bị san phẳng. Từ sau năm 1945, Liên Xô chỉ có hơn 30 năm xây dựng trong hòa bình, đồng thời phải đối mặt với cuộc chạy đua vũ trang do Mỹ và phe đế quốc khởi xướng. Tương tự như vậy, các nước XHCN ở Đông Âu cũng chỉ có xấp xỉ 30 năm xây dựng. Nhưng những thành tựu mà các nước này đạt được là vô cùng to lớn, thậm chí có lĩnh vực vượt qua cả Mỹ và các nước tư bản Tây Âu. Ngoài việc thiết lập cuộc sống công bằng, cải thiện nhanh chóng về nhà ở, giáo dục, văn hóa cho nhân dân, Liên Xô còn đi đầu thế giới về khoa học công nghệ vũ trụ. Vào thời hoàng kim, CHDC Đức là quốc gia bảo đảm điều kiện sống cho trẻ em tốt nhất thế giới. Một yếu tố không thể không nhắc tới, Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đã trở thành đối thủ chính trị không đội chung trời của CNTB ở các nước phương Tây. Người dân các nước phương Tây và các dân tộc thuộc địa nhìn vào các nước XHCN như tấm gương, niềm hy vọng cho cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập, đòi dân chủ, dân sinh. Các thế lực TBCN nhìn vào đó như mục tiêu phá hoại phải loại bỏ bằng được. Cho đến hôm nay, khi Chiến tranh lạnhđã lùi xa hơn 25 năm, nhưng hầu như cách ứng xử trước đây vẫn còn nguyên trong những trừng phạt kinh tế mà các nước tư bản phương Tây nhằm vào nước Nga.

    Đối với Việt Nam, chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước thống nhất theo con đường XHCN sau cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài suốt 30 năm. Ngay sau đó, chúng ta lại phải đối mặt với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Trên thực tế, đất nước chỉ ra khỏi cuộc chiến từ năm 1989. Chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước từ con số không khi tất cả những gì có được sau mấy năm hòa bình xây dựng ngắn ngủi đã bị tàn phá hoàn toàn. Hơn thế nữa, hậu quả chiến tranh vô cùng nặng nề. Hàng vạn thương, bệnh binh, người già, trẻ em không nơi nương tựa. Đồng ruộng đầy bom, đạn, mìn còn lại. Những gì chúng ta có được hôm nay sau 30 năm xây dựng là đáng trân trọng, đáng tự hào, mặc dù chưa phải đã được như mong đợi. Đương nhiên là không thể so sánh với các nước tư bản đã có mấy trăm năm phát triển mà không cần quan tâm đến sự thống khổ, hy sinh của lớp lớp người lao động thuộc địa và ở chính quốc. Tuy nhiên, công việc xây dựng một xã hội mới chưa từng có tiền lệ, không bao giờ là dễ dàng, có tính quy luật của nó, không thể xong trong thời gian ngày một, ngày hai, không thể đốt cháy giai đoạn.

    Như vậy, rõ ràng là sai lầm khi chỉ nhìn vào bề ngoài những gì đang có ở các nước tư bản phát triển để so sánh, đánh giá tính ưu việt của chế độ TBCN so với chế độ XHCN. Chỉ có bằng sự phân tích sâu sắc, toàn diện, bằng cách nhìn công bằng, lịch sử mới thấy được nguồn gốc, bản chất của sự giàu có của các nước tư bản phát triển, mới thấy hết được những thành công và đóng góp to lớn của CNXH cho sự phát triển của nhân loại và tiến bộ xã hội.

    Về lý do thứ tư, phải chăng sự bảo thủ, trì trệ trong nhận thức, những sai lầm, hạn chế và khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN là bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lênin?

    Trước hết, chúng ta không hề giấu giếm những sai lầm, hạn chế và khó khăn trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình bày tại Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Tăng trưởng kinh tế thấp hơn 5 năm trước, không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp... Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi... Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm...”(5). Đảng cũng nghiêm khắc thừa nhận rõ rằng, tình trạng trên có những nguyên nhân khách quan nhưng “trực tiếp và quyết định nhất là nguyên nhân chủ quan”. Đó là những hạn chế trong đánh giá, dự báo tình hình, trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, trong công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy, chính quyền, v.v..

    Việc có những sai lầm, khuyết điểm, khó khăn, hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước là khó tránh khỏi. Xây dựng CNXH là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp, có tính khoa học, đòi hỏi thời gian, nguồn lực to lớn và nhiều điều kiện khác. Chúng ta bắt tay vào xây dựng CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài suốt 30 năm. Cái khó khăn lớn nhất của chúng ta có lẽ trước hết không phải từ sự thiếu thốn về của cải, vật chất mà đa phần chính ở lối nghĩ, tác phong mang nặng tính chất của nền văn hóa nông nghiệp. Không có kinh nghiệm tiền lệ, không có sự hỗ trợ của phe XHCN như trước đây. Nhiều thế lực đang dòm ngó, chống phá. Trong điều kiện ấy, những thành tựu mà công cuộc đổi mớiđạt được là đặc biệt quan trọng. Chúng ta đã duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao trên 6,5% năm trong suốt 30 năm thực hiện chính sách đổi mới. Từ GDP bình quân đầu người chỉ 80USD đã tăng lên mức trên 2.100USD. Đời sống nhân dân đã được cải thiện một bước cơ bản. Những điều đó là không thể phủ nhận và mặc nhiên đã được nhiều tổ chức, cá nhân trên thế giới, trong đó có nhiều học giả phương Tây thừa nhận.

    Để có được những thành tựu to lớn đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những bước đi dũng cảm về nhận thức, sự đổi mới mạnh mẽ về chính sách kinh tế - xã hội. Từ một nền kinh tế bao cấp hoàn toàn dựa trên sở hữu công cộng, chúng ta đã chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần sở hữu, rồi chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Từ một Nhà nước xây dựng theo mô hình nền chuyên chính vô sản, chúng ta đã chuyển sang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, chỉ có quan hệ với các nước khối XHCN là chủ yếu, chúng ta đã mở cửa hội nhập quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tổng số 193 thành viên Liên Hợp quốc, trong đó có 2 đối tác toàn diện đặc biệt, 15 đối tác chiến lược, 11 đối tác toàn diện, hai đối tác chiến lược theo từng lĩnh vực.

    Từ thực tế ấy, không thể có lý gì để nói rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam bảo thủ, cố chấp hay định kiến mà không đổi mới nhận thức, đổi mới chính sách về CNXH và xây dựng CNXH, cũng như không thể đổ cho học thuyết Mác - Lênin có lỗi trong những khó khăn, hạn chế, sai lầm của quá trình xây dựng, phát triển đất nước.

    Tóm lại, sự sai lầm của những người phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin thể hiện ngay trong chính những cơ sở, lý do để họ phản bác chủ nghĩa Mác - Lênin. Ở đây, hoặc là có sự hiểu nhầm về tính chất của học thuyết - chủ nghĩa Mác - Lênin, hoặc là biết nhưng vẫn cố tình xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin với định kiến và mục đích chính trị là thay đổi nền tảng tư tưởng, đường lối, mục tiêu xây dựng CNXH bằng một lý thuyết khác, bằng một mô hình xã hội khác. Mục đích ấy đơn thuần để phục vụ cho lợi ích của một nhóm người nào đó, hoàn toàn không phải vì lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân, không phải vì lợi ích chung của dân tộc.

    Việc nghiên cứu, chỉ ra những sai lầm, xuyên tạc đối với chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ đơn thuần là để bảo vệ sự trong sáng, tính khoa học, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó còn là sự cảnh báo, là lý do để những người cộng sản cảnh giác với nhận thức của mình về chủ nghĩa Mác - Lênin, để tìm hiểu rõ hơn, quán triệt sâu sắc, thường xuyên hơn quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử - cụ thể khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc đề ra đường lối, hoạch định chính sách xây dựng, phát triển đất nước.

    __________________

    Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 1-2017

    (1) Ngày 10-4-2016, khi trả lời phỏng vấn Hãng tin Fox New, Tống thống Mỹ Ôbama đã thừa nhận rằng, sai lầm tồi tệ nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông là đã không chuẩn bị một kế hoạch lâu dài cho Libia sau khi lật đổ Tổng thống Mohamet Cadaphi, để gây nên tình trạng hỗn loạn ở nước này. Năm 2015, cựu Thủ tướng Anh Tony Ble cũng đã thừa nhận sai lầm và xin lỗi về việc đưa quân đội Anh tham gia cuộc chiến ở Irắc.

    (2) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr.128.

    (3) V.I.Lênin: Toàn tập, t.30, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.684.

    (4) Terry Eagleton: Tại sao Mác đúng?, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012, tr.40.

    (5) ĐCSCN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.60-61.

    GS, TS Tạ Ngọc Tấn
    Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương​
     
    Last edited by a moderator: 10/3/23
  14. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trong một cuộc gặp gỡ, Hồ Chủ tịch hỏi mấy cán bộ phụ trách tuyên huấn Trung ương.

    - Lâu nay, các chú tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào? Kết quả ra sao?



    Mấy ông lần lượt báo cáo công tác tuyên huấn ở các cấp, công tác giáo dục chính trị, lý luận tại các trường và tại chức. Bác lắng nghe xong, nói:

    - Các chú làm khá nhiều việc đấy. Có điều Bác muốn nói rõ hơn. Các chú dạy chủ nghĩa Mác - Lênin chắc có nhiều người thuộc, nhưng các chú có làm cho mọi người hiểu chủ nghã Mác - Lê nin là thế nào không?

    Ngừng một lúc, Bác giải thích: Theo Bác hiểu thì cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng được giao nhiệm vụ quét nhà lại để cho nhà đầy rác! Đó là điều thứ nhất cần rõ. Bác lại hỏi

    - Các chú có biết nhân dân ta sống với nhau như thế nào không?

    Ông Hà Huy Giáp liền nói:

    - Thưa Bác, nhân dân ta có câu nói: “Tối lửa tắt đèn có nhau”.

    - Đúng như thế. Nhân dân ta từ lâu vẫn sống với nhau có tình có nghĩa như vậy. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin tức là phải sống với nhau đầy tình nghĩa như vậy. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống với nhau không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được? Đó là điều thứ hai cần phải rõ.

    Mấy chục năm nay nhân dân ta thực hành chủ nghĩa Mác - Lênin bằng cách ra sức làm tròn nhiệm vụ cách mạng và sống với nhau có tình, có nghĩa.
     
  15. Còn về lịch sử nước nhà, năm 1945 nước ta đã giành lại độc lập cho dân tộc mình, như vậy đáng tự hào lắm. Sau đó là thời kì oai hùng đánh Pháp. Nhưng từ sau năm 1955, ở miền Bắc gặp nhiều vấn đề. Trên cả nước, sau 1975, cũng vậy. Chúng ta đã nhận khuyết điểm và sửa sai. Tại sao bây giờ lại không tiếp tục sửa chữa, khi tiến hành nghiên cứu nguyên bản của Marx một cách công khai, rộng rãi; đặt nền tảng cho tự do học thuật; Xem xét lại các bản dẫn nhập, giải thích, bình luận…về chủ nghĩa Marx từ thời Liên Xô cho tới gần đây.

    Thử hỏi, nguyên bản tác phẩm của Marx có là kim chỉ nam hành động của ta không? Dĩ nhiên là có, một khi đã vậy, thì phải mở rộng nghiên cứu tới nhiều nhà tư tưởng khác là “thầy” của Marx, rồi nghiên cứu sự phát triển của học thuật sau này… Nói tóm lại là mở rộng, tiếp cận với nhiều tư tưởng khác nhau, muốn vậy phải có sách dịch thuật; Bổ sung sách hay cho thư viện; Miễn phí tiếp cận sách cho sinh viên, nhà nghiên cứu… Tôi thấy cái đấy rất dễ thực hiện mà lại không có ai lưu ý đến, thử hỏi như vậy thì đã biết sửa sai chưa? Không nhìn thấy cái gốc để sửa thì làm nhiều cũng không thể giải quyết được vấn đề.

    Nay chỉ biết đến các bài phân tích, dẫn giải của người khác, các bộ giáo trình toát yếu, các bộ dẫn nhập thì sao mà hiểu sâu cho được.
     
  16. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Vấn đề Bác nói ở đây là làm, lao động, tham gia sản xuất. Khi làm và lao động thì nhữngđiều xuất hiện những điểm yếu kém chưa khắc phục kịp thời, thì bị các vấn đề Bác nói là bình thường. Còn muốn tìm hiểu thêm, sâu thêm thôi thì đi tham gia "tu tiên phái" hoặc theo "đạo hóng" của mình gia nhập cho rồi. Phương châm chung của các đạo, phái là "tâm bất thính giữa dòng đời vạn thính" và lúc nào cũng "hóng đợi" người khác rùi bỏ vào túi riêng của mình. Chẳng thèm động tay động chân gì ráo. cửa miệng của những người này luôn có câu chuẩn nhất:" chỉ có tụi ngu si dốt nát mới bị dễ điều khiển".
    Nếu Bác thích thì cứ nghiên cứu sâu thêm, chỉ sợ giống câu nói ở trên kia thôi như Bác Hồ giải thích : " Theo Bác hiểu thì cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng được giao nhiệm vụ quét nhà lại để cho nhà đầy rác! Đó là điều thứ nhất cần rõ."
     
  17. Hung_nguyen_trong

    Hung_nguyen_trong Mầm non

    Bạn dựa vào gì để nói rằng càng ngày chủ nghĩa Mark - lennin càng phù hợp với thực tiễn hiện tại hay chỉ dựa trên cách nghĩ của bạn thôi bạn nên tìm 2 cuốn ( ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ của F. A. Hayek và Giai cấp mới của Milova Djilas ) sẽ thấy chủ nghĩa xã hội theo Mark-lennin là rất khó thực hiện được
     
  18. Hung_nguyen_trong

    Hung_nguyen_trong Mầm non

    A ơi cái này nó vào bản chất của con người rồi nếu ai cũng như bác hồ như marx như lennin thì chẳng cần phải nói nhưng cả triệu người mới may ra có được 1 người như vậy nên để đưa quản lý theo kiểu tập thể là ko bao giờ phát triển được ( a có thể đọc thêm 2 cuốn giai cấp mới và đường về nô lệ ) sẽ thấy để áp dụng chủ nghĩa marx-lenin là gần như ko thể
     
  19. ba0gia

    ba0gia Mầm non

    chưa bàn đúng sai, nhưng một đất nước thuần nông chân đất mắt toét mà lại đi nô lệ tư tưởng một ông râu xồm, thì dân tộc đó còn khổ dài dài.
     
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình thấy hình ảnh Karl Marx trong câu văn của bạn, hay Engels nhỉ, cả hai đều có rất nhiều râu. Song các nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay ảnh hưởng từ một người Nga nhiều hơn hai ông người Đức đấy.
     
    nguyennhut082013 thích bài này.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này