LS-Việt Nam Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo (1862 - 1975) - Nxb Tổng hợp TP.HCM

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi lamtam, 6/6/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    [​IMG]

    Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo (1862 - 1975)
    Tác giả: Nhiều Tác Giả
    Nhà xuất bản: Nxb Tổng hợp TP.HCM
    Định dạng: Bìa cứng
    Ngày phát hành: 01/2010
    Giá bìa: 120.000 ₫
    Số trang: 700 trang
    Nguồn text: Giangtvx (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
    Epub: @lamtam
    Giới thiệu:

    Côn Lôn là một trong những quần đảo tiền tiêu của nước ta, “nguy nga đứng trấn giữa biển Đông” (Đại Nam nhất thống chí), bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, với tổng diện tích là 76,71km2. Sử sách nước ta xưa nay gọi hòn đảo lớn nhất là đảo Côn Lôn (gọi tắt là Côn Đảo). Từ khi Pháp thiết lập nhà tù, Côn Đảo không còn dân thường. Không kể tù nhân, bộ máy cai trị (kể cả gia quyến họ) trước Cách mạng tháng Tám (1945) không đến 500 người.

    Dưới con mắt của bọn thực dân, Côn Đảo là một nơi lý tưởng, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đối với một nhà tù: Bốn bề trời biển mênh mông, cách đất liền gần trăm hải lý, không có phương tiện, người tù khó bề trốn thoát. Người ở bên ngoài cũng không có cách nào cứu thoát người tù...

    Côn Đảo hoang vắng, không như nhà tù ở các điểm dân cư lớn trong đất liền như Hỏa Lò ở Hà Nội, Khám Lớn ở Sài Gòn, cho nên ở đây có thể thi hành những biện pháp đàn áp dã man, tàn bạo nhất, người tù có đấu tranh mạnh mẽ tới đâu đi nữa cũng không thể gây được ảnh hưởng gì. Bọn cai ngục có thể thẳng tay giết hại người tù mà không ai hay biết. Chẳng thế, bọn thực dân đã đe dọa: “Ra Côn Đảo mà hò la cho sóng biển nghe!”, “Ra Côn Đảo mà đấu tranh với cá mập!”.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 23/6/19
  2. Vantrungdo

    Vantrungdo Mầm non

    Cám ơn bạn
     
  3. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    LỜI TỰA CỦA GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU

    (Viết riêng cho cuốn Nhà tù Côn Đảo 1955-1975)

    Tôi được bạn bè yêu cầu viết tựa cho sách, rất nhiều lần, nhưng lần này, giới thiệu tập “Lịch sử Nhà tù Côn Đảo 1955-1975” tôi lo quá; đọc một lần đã thấy lo đọc hai lần càng thấy lo. Lo không giới thiệu được nội dung cơ bản của tập sử, nội dung cơ bản ấy là cực kỳ sâu sắc, bởi hàm ý những sự việc và nhân cách của những con người được kể ở trong sách.

    ...Tập sách “Lịch sử Nhà tù Côn Đảo 1955-1975” thực tế là một quyển sách đạo đức học, một quyển triết học.

    Trong đời hoạt động cách mạng của mình, tôi đã phải trải qua nhiều nhà tù, trong số đó có ngục Côn Lôn. Tôi lại được đọc nhiều sách xưa nay nói về nhà tù của các vua chúa, của tư bản thực dân, của bè lũ phát xít. Như vậy, tôi có khá nhiều tài liệu để so sánh các chế độ nhà tù tàn bạo, thì các nhà tù đó cái nào cũng tàn bạo, chỉ có mức tàn bạo, cách tàn bạo và mưu sâu bên trong là khác nhau. Cho đến trước khi Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc nhà quốc hội Berlin, thì nhà tù của Hitler là tàn bạo nhất, với ý nghĩa chính là giết nhiều người nhất: hàng triệu, hàng triệu dân Do Thái bị giết bằng hơi độc, thuốc độc, điện giật.

    Nói ra thì có lẽ không phải, nhưng cái chết bằng hơi độc, thuốc độc, điện giật, giết một lần hàng vạn sinh linh, cái chết đó người chiến sĩ tù nhân Việt Nam mình có mấy ai sợ đâu? So với cái tàn ác ở nhà tù Côn Đảo dưới chế độ Mỹ ngụy, thì nhà tù Hitler giống như ao cạn so với vực thẳm. Mỹ ngụy thâm độc hơn Hitler biết bao nhiêu! Nhà tù Côn Lôn thời Pháp thuộc đã là địa ngục ở trần gian rồi, đến thời Mỹ ngụy, là địa ngục trong địa ngục, và nói như vậy cũng chưa vừa.

    Bị đày ra Côn Lôn (1935), khi ấy tôi từng bị tống ngay vào xà lim số 1, xà lim này rộng 3 x 3 x 1,5 mét, còng một chân. Mà trời ơi, làm sao so được với thời Mỹ ngụy cũng trong cái xà lim đó , Mỹ ngụy nhốt tới 28 người, cửa đóng, lỗ thông hơi bịt kín, tù nhân lại còng tréo 2 tay và 2 chân. Dưới thời thực dân Pháp, tụi tôi ở Banh I bãi thực chống ăn khô mục, cuộc đấu tranh dài nhất là 9 ngày, bị đánh một lần suốt buổi bằng mấy cần xé mây cà dông đến mây tả tơi ra. Vụ Tôn Đức Thắng ở trong số đồng chí bị khủng bố hôm ấy, lưng mỗi người bầm tím 100%...

    Ở Chuồng Cọp, bọn gác dang, giám thị còn ban ngày thì đánh, ban đêm thì phân công nhau, đứng trên dội nước lạnh xuống, 10 đêm, 20 đêm, 30 đêm như thế, liên tục, thân xác con người nào mà chịu nổi?...
     
    angoc1234 thích bài này.
  4. cavoixanh99

    cavoixanh99 Lớp 2

    Tải về để dành đọc
     
  5. sơn vô đối

    sơn vô đối Mầm non

    Đời đời ghi nhớ công ơn ông cha
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này