Phật Giáo Lịch sử Phật giáo

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi junchan, 2/10/13.

Moderators: mopie
  1. junchan

    junchan Lớp 7

    Nguồn TVE - duckhai2691
    Link: (Link đã hỏng)
     
    Last edited by a moderator: 2/4/23
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    [​IMG]

    Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới
    NXB Khoa Học Xã Hội

    ________________
    Link bổ sung: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Last edited by a moderator: 2/4/23
    Anan Két, ai0ia, khanh911 and 14 others like this.
  3. vohoangquan

    vohoangquan Mầm non

    Lời giới thiệu

    Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.

    Kể từ ngày tác giả Phật giáo nam lai khảo và Trần văn Giáp cho công bố những thành quả nghiên cứu đầu tiên về lịch sử Phật giáo Việt Nam, bộ môn lịch sử Phật giáo Việt Nam dần dần được nhiều người chú ý và để tâm tra khảo_1. Kết quả là sự ra đời cuốn sử đầu tiên Việt Nam Phật giáo sử lược trình bày lịch sử Phật giáo từ khởi nguyên cho đến những năm đầu của thập niên 1940_2. Nó thể hiện một nổ lực tổng hợp tất cả tư liệu Phật giáo cho tới thời ấy. Tuy nhiên, do những hạn chế lịch sử về quan niệm và phương pháp luận nghiên cứu, tác giả sách này chưa triển khai hết những ưu điểm của các tư liệu và dữ kiện mà ông sở hữu.

    Hơn ba mươi năm qua, dẫu có một số phát hiện_1 đầy khởi sắc đã được công bố, vẫn chưa có một nổ lực tổng kết sơ bộ về tình hình tư liệu của một giai đoạn Phật giáo nhất định, trong giai đoạn đó. Trước năm 1975, một số sách xuất bản về lịch sử Phật giáo Việt Nam đã ra đời_2 với những mục đích khác nhau, nhưng tất cả chúng phần lớn ít có giá trị sử liệu khoa học, chỉ lập lại chủ yếu những gì mà các công trình nghiên cứu trước đã xuất bản. Thậm chí, đôi khi những tư liệu bất xác và những đánh giá sai lầm vẫn tiếp tục được sử dụng, làm cho những gì đã sai càng sai thêm. Đương nhiên, thỉnh thoảng cũng có một vài đóng góp đạt đến trình độ khoa học nào đó, song ưu điểm ấy chưa được khai thác hết.

    Trước tình hình nghiên cứu trên, việc tiến hành biên tập một bộ lịch sử Phật giáo Việt nam trở nên cần thiết cho việc tìm hiểu lịch sử dân tộc ta. Để biên tập, chúng ta cần phải giải quyết một số vấn đề liên hệ đến vấn đề lập trường và phương pháp luận nghiên cứu lịch sử dân tộc, từ đó coi lịch sử Phật giáo như một bộ phận không thể tách rời lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng ta nghiên cứu lịch sử dân tộc qua những phương diện có liên hệ với Phật giáo Việt Nam. Cho nên, phương pháp của chúng tôi là phương pháp lịch sử tổng hợp, sử dụng tư liệu từ nhiều bộ môn khoa học khác nhau.

    Trên cơ sở lý luận đó, chúng tôi khởi sự biên soạn bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ năm 1972. Theo chúng tôi, lịch sử Phật giáo Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ lớn: Thời kỳ thứ nhất, từ khởi nguyên cho đến khi Lý Bôn xưng đế lập nên Nhà nước Vạn Xuân. Thời kỳ thứ hai, bắt đầu từ lúc dòng thiền Pháp Vân ra đời cho đến cuối đời Trần. Thời kỳ thứ ba, từ đầu đời Lê tới cận đại. Mỗi một giai đoạn có mỗi nét đặc trưng và một quá trình phát triển tất yếu của nó.

    Thời kỳ đầu này đánh dấu sự xuất hiện Phật giáo trên đất nước ta, cách thức tiếp thu tư tưởng và nhận thức Phật giáo của nhân dân ta. Nó sẽ cho chúng ta thấy Phật giáo đối với dân tộc ta là gì, đã có những đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước và duy trì bản sắc truyền thống văn hóa Việt Nam như thế nào. Những vấn đề này chưa được những người nghiên cứu chú ý tra khảo đúng mức. Hy vọng tập sách này bổ khuyết một phần nào những thiếu sót mà những công trình nghiên cứu trước để lại.

    Mùa Phật đản Phật Lịch 2543-1999
    Lê Mạnh Thát.
    Phàm Lệ
    1. Tư liệu sử dụng trong tác phẩm này chủ yếu lấy từ các nguồn viết bằng chữ Hán. Cho nên, để người đọc tiện theo dõi, chúng tôi có một số qui định sau:

    2. Về phía Phật giáo, chúng được trích dẫn từ bản in Đại chính tân tu đại tạng kinh viết tắt ĐTK. Bản này được in đi in lại nhiều lần, nhưng số quyển số trang số dòng vẫn thống nhất với nhau. Sau chữ viết tắt ĐTK có con số La mã là chỉ số của một tác phẩm trong một quyển. Thí dụ quyển 3 của ĐTK có Lục độ tập kinh, Tạp thí dụ kinh, soạn tập bách duyên kinh v.v... Cho nên, khi ghi ĐTK 152 là chỉ Lục độ tập kinh, còn ĐTK 200 là chi Soạn tập bách duyên kinh.

    3. Về phía tư liệu Trung Quốc, chúng tôi sử dụng bản in của bộ Tứ Bộ bị yếu, trừ những trường hợp có ghi khác đi.

    4. Về số từ, sách chữ Hán mỗi tờ thưòng có 2 mặt a và b, trong khi ĐTK mỗi tờ lại có ba cột ngang a, b và c. Số đi trước các mặt a, b hay c là chi số, số đi sau là chỉ số dòng.

    5. Về các tư liệu bằng chữ Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật và tiếng Hán hiện đại, chúng tôi có ghi đầy đủ xuất xứ.

    6. Về các tư liệu tiếng Phạn và Pali, chúng tôi sử dụng cách đánh số tiêu chuẩn của loại tư liệu này. Nghĩa là theo chương hồi và số câu thơ, hoặc van xuôi thì theo số trang. Thí dụ, khi trích dẫn Mahabharata, chúng tôi ghi 1. 1. 35 là chỉ câu thơ 35 của hồi thứ nhất thuộc chương thứ nhất.

    7. Về các tư liệu Hán Nôm nước ta, chúng tôi ghi rõ xuất xứ.


    Mục lục

    Lời giới thiệu

    Chương I. Phật giáo thời Hùng Vương

    . Sư Phật Quang và di tích đầu tiên của Phật giáo Việt Nam
    . Phật Quang, nhà truyền đạo Phật đầu tiên vào Việt Nam
    . Chữ Đồng Tử, người Phật tử Việt Nam đầu tiên
    . Uất Kim Hương, Hoa cúng Phật
    . Thành Nê Lê và đoàn truyền đạo thời Vua A Dục
    . Bối cảnh văn hóa tín ngưỡng thời Hùng Vương
    . Bài Việt ca và ngôn ngữ Việt thời Hùng Vương
    . Lục độ tập kinh
    . Ngôn ngữ Việt
    . Quan niệm về chữ Hiếu của dân tộc Việt Nam
    . Quan niệm chữ Nhân
    . Tín ngưỡng
    . Lịch sử Việt Nam
    . Tư tưởng quyền năng

    Chương II. Phật giáo sau thời Hai Bà Trưng

    . Quan niệm về Hạnh
    . Lý tưởng Bồ Tát
    . Phê phán Nho giáo
    . Về nguyên nhân mất nước
    . Về việc thành lập Lục độ tập kinh
    . Về cựu tạp thí dụ kinh
    . Cựu tạp thí dụ kinh và văn học Việt Nam
    . Tạp thí dụ kinh
    . Vấn đề niên đại và ngôn ngữ trong Tạp thí dụ kinh.

    Chương III. Khâu Đà La Man Nương và Đức Phật Pháp Vân

    . Việc xuất hiện của Phật Pháp Vân
    . Phật Pháp Vân của Cổ châu lục
    . Truyện Man Nương của Lĩnh Nam Trích Quái
    . Dị biệt của hai truyền bản
    . Niên đại Khâu Đà La
    . Phép tu đứng một chân
    . Cổ châu lục và Lý Tế Xuyên
    . Pháp Vân cổ tự bi ký
    . Viên Thái và đức Phật Pháp Vân thời Lê
    . Cơ chế bản địa hóa

    Chương IV. Mâu Tử và Lý hoặc Luận

    . Sự xuất hiện của Mâu Tử Lý hoặc luận trong các thư tịch
    . Các quan điểm hiện đại về Mâu Tỷ Lý hoặc luận
    1. Quan điểm của Lương Khải Siêu
    2. Quan điểm của Tokiwa Daijo
    3. Quan điểm của Matsumoto Bunzato
    4. Quan điểm của H. Maspéro, Fukui Jojun và E. Zũrcher
    5. Quan điểm của Pelliot, Chu Thúc Ca, Hồ Thích và Dư Gia Tích
    . Về Niên đại Lý hoặc Luận
    . Cuộc đời và tên tuổi Mâu Tử
    . Nội dung Lý hoặc luận

    Chương V. Khương Tăng Hội

    . Khương Tăng Hội ở Việt Nam
    . Khương Tăng Hội và Trung Quốc
    . Sự nghiệp phiên dịch và trước tác

    Chương VI. Đạo Thanh, Cương Lương Tiếp và Pháp Hoa Tam Muội Kinh

    . Thủy hưng lục và Trúc Đạo Tổ
    . Tình hình chính trị
    . Về Đạo Thanh
    . Về Đào Hoàng
    . Về Cương Lương Tiếp
    . Nội dung Pháp Hoa tam muội

    Chương VII. Tình trạng Phật giáo Việt Nam Thế ky3 thứ IV

    . Về Vu Pháp Lan và Vu Đạo Thúy
    . Về Kỳ Vực
    . Quan hệ giữa Kỳ Vực, Vu Pháp Lan và Vu Đạo Thúy
    . Xu hướng Phật giáo quyền năng

    Chương VIII. Sáu lá thư và cuộc khủng hoảng của nền Phật giáo Thế kỶ thứ V

    . Sáu lá thư
    . Nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố lịch sử
    . Nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố thư tịch
    . Về tác giả và soạn niên của Sáu lá thư
    . Về Đạo Cao
    . Về Pháp Minh
    . Về Lý Miễu
    . Huệ Lâm và lý do ra đời của 6 lá thư
    . Niên đại của Đạo Cao, Pháp Minh và Lý Miễu
    . Về Hiền Pháp sư
    . Nội dung cuộc khủng hoảng
    . Những đóng góp của Sáu lá thư
    - Về nghệ thuật
    - Về âm nhạc
    - Về văn học
    - Về lịch sử Phật giáo
    - Về lịch sử chính trị
    - Về lịch sử tư tưởng

    Chương IX. Sơ thám về Huệ Lâm và Quân thiện luận

    a. Về cuộc đời Huệ Lâm
    b. Về Quân thiện luận
    c. Phản ứng trí thức đương thời về Quân thiện luận
    d. Những vấn đề tranh cãi

    Chương X. Sáu lá thư và cái chết của Đàm Hoằng

    . Cuộc đời Đàm Hoằng
    . Tiên sơn và chùa Tiên sơn
    . Tư tưởng tịnh độ
    . Đàm Hoằng và Quân thiện luận.

    Chương XI. Những ngọn đèn cuối cùng: Huệ Thắng và Đạo Thiên

    a. Về Huệ Thắng
    b. Về Đạo Thiền
    c. Về nền nghệ thuật Tiên Sơn

    Chương XII. Về Trí Bân và Giải hàn thực tán phương

    . Về Trí Bân
    . Về Hàn thực tán phương
     

    Các file đính kèm:

    Anan Két, ai0ia, luuhuan and 11 others like this.
  4. Hungle

    Hungle Lớp 4

    Gửi đến mọi người một số cuốn Lịch sử Phật giáo.

    1. Lịch-sử Phật Giáo Ấn-Độ - Pháp sư THÁNH NGHIÊM
    2. Lịch-sử Phật Giáo Tây-Tạng
    3. Lịch-sử Phật Giáo Úc-Đại-Lợi -
    Paul Croucher
    4. Lịch-sử Phật Giáo Việt-Nam - HT Thích-Thiện-Hoa
    5. Lịch-sử Phật Giáo Việt-Nam - Lê-Mạnh-Thát
    6. Lịch-sử Phật Giáo Afghanistna - Thích Nữ Tịnh Quang
    7. Lịch-sử Phật Giáo Thế-Giới

    LINK TẢI: (Link đã hỏng)
     
    Last edited by a moderator: 2/4/23
    ai0ia, leminhhiep, khanh911 and 9 others like this.
  5. Derby

    Derby Lớp 7

    Tặng bạn @Hungle tấm hình này. Mới screenshot xong. Đẹp không? :p

    [​IMG]

    Ông thần ơi, có nên nhờ mod nào tập hợp tất cả những sách về "lịch sử Phật Giáo..." lại thành một topic? Vừa tạo sự dễ dàng cho những bạn đọc thích tìm hiểu về tiến trình hình thành của đạo Phật trên khắp thế giới (khỏi phải chạy tứ tung), vừa không làm cản trở những bạn muốn đọc các chủ đề khác.

    Nhìn cái list những topic bạn mới mở, mình vừa ái mộ sự "đa dạng", vừa cảm thấy tâm hồn thanh thoát tới muốn đi tu luôn [​IMG].
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/12/16
    summer_akarda and Hungle like this.
  6. Hungle

    Hungle Lớp 4

    Quá đẹp!
    "Tu là cội phúc, rượu là dây oan" Như vậy là bạn đã được "ơn kêu gọi"! Hallelujah!! 3D_17
     
  7. Hungle

    Hungle Lớp 4

    Nếu có chúng sinh nào nhờ đọc những sách do tui post hôm nay (không phải tui viết) mà thành chánh quả trong vô số kiếp về sau, thì xin đừng quên kéo tui theo để tui được quá giang về Nát-Bàn! Cầu xin:
    --"Ngã đẳng dử chúng sinh,
    Giai cộng thành Phật đạo"
     
  8. Derby

    Derby Lớp 7

    Cái này người ta kêu là "free ride" đó :D.
    Nghĩa??? Nhè tui mà xổ Việt-Hán (pha trộn), có khác gì đàn khảy tai trâu! :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/12/16
  9. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Đàn kêu tích tịch tình tang
    Ai mang công chúa dưới hang trở về

    :D
     
  10. Derby

    Derby Lớp 7

    Tuy tui không biết tiếng Việt-Tàu nhưng cũng biết bạn dịch xạo rồi. Vì trong đó không có chữ "Phật" như câu của Hungle :D.
     
    Hungle thích bài này.
  11. Hungle

    Hungle Lớp 4

    Ha ... Ha ... Good try, Summer_ akarda !!!3D_42
     
  12. Hungle

    Hungle Lớp 4

    Free vì mình hitchhike mà! ;)
     
  13. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    "Ngã đẳng dử chúng sanh,
    Giai cộng thành Phật đạo"

    Mình không biết dịch ra sao, nhưng mà có 2 câu tương tự như thế thường đọc trong các khóa lễ:

    Nguyện tất cả chúng sinh
    Đều trọn thành Phật đạo.
     
    Hungle thích bài này.
  14. Hungle

    Hungle Lớp 4

    Bravo! Cha mẹ sinh ra ta, mà chỉ có Lười Đọc Sách là hiểu ta! :)3D_373D_37

    Đúng hơn:
    -Đệ-tử và chúng sanh,
    Đều trọn thành Phật đạo.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  15. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Thực ra mình tham gia khóa lễ có đọc vài lần nhưng đột nhiên thấy bạn viết ra câu này mới biết bản thân vẫn chưa thuộc được:

    Nguyện đem công đức này
    Hướng về khắp tất cả
    Đệ tử và chúng sinh
    Đều trọn thành Phật đạo.

    Nếu có dịp, rất mong bạn Hungle thu xếp thời gian trao đổi về Phật pháp với mình để mình được tăng trưởng thêm chút kiến thức :D Cảm ơn bạn rất nhiều.
     
    Thương yêu and Hungle like this.
  16. Derby

    Derby Lớp 7

    Cám ơn Lười :). Lười dịch đúng hơn vì có từ "chúng sinh" và "Phật đạo" trong đó. "Nguyện" cũng có nghĩa là "mong ước". Còn Hungle lại phóng tác thành "chúng sanh". Lại nói "Đệ tử và (hết thẩy) chúng sanh đều thành chánh quả (??). Không có lý chút nào. Vì như vậy cái niết bàn sẽ chật cứng. Chỗ đứng chưa chắc có, nói chi tới ngồi. Mà đã uncomfortable như vậy, sao gọi là "niết bàn" được??? :D
     
    Thương yêu thích bài này.
  17. Hungle

    Hungle Lớp 4

    cute_smiley23
    Nghe Derby thuyết giảng mà tui muốn "ói máu" !
     
  18. Hungle

    Hungle Lớp 4

    Không dám! Đức Phật đã nói: Những pháp Ta chứng nhiều như lá cây trong rừng, còn những pháp Ta dạy cho các con biết chỉ như nắm lá trong tay”.
    Tôi là ai mà dám múa rìu qua cặp mắt của biết bao nhiêu thợ trên diễn đàn! (Nhất là thợ Derby. Anh ta đang "canh me" tôi đấy ! :)
     
  19. Derby

    Derby Lớp 7

    Nghĩa là Đức Phật có hoặc biết rất, rất nhiều pháp thuật / đường hướng tu hành (chắc chắn hoặc mau thành tựu hơn), nhưng ngài chỉ dậy cho các đệ tử / chúng sinh ít, ít thôi???
    Tui thiệt không dám phê bình "sự ích kỷ" này. Vì vốn vẫn kính trọng ngài. :D
     
    summer_akarda thích bài này.
  20. Derby

    Derby Lớp 7

    Hai người cứ tự nhiên. Có cho ngồi nghe ké, bảo đảm tui cũng sẽ không hiểu gì. :D
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này