Ứng dụng Thường thức Lược khảo về khoa cử Việt Nam - Trần Văn Giáp <1000QSV1TVB #0480>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi Thu VO, 5/10/19.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0480.Lược khảo về khoa cử Việt Nam.PNG

    Tên sách : LƯỢC KHẢO VỀ KHOA-CỬ VIỆT-NAM
    (TỪ KHỞI-THỦY ĐẾN KHOA MẬU-NGỌ 1918)
    Tác giả : TRẦN-VĂN-GIÁP
    Năm xuất bản : 1941
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Đánh máy : Liên Phạm

    Kiểm tra chính tả : Nguyễn Thành Lộc,
    Nguyễn Thị Huyền, Trần Trung Hiếu
    Biên tập chữ Hán – Nôm : Lý Hồng Yến

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 02/10/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả TRẦN-VĂN-GIÁP đã chia sẻ với bạn đọc
    những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    I. LỊCH-SỬ KHOA CỬ
    II. PHÉP THI VĂN
    III. PHÉP THI VÕ
    IV. NGUỒN GỐC CÁC PHÉP THI
    V. CÁC NƠI TRƯỜNG-THI
    VI. CÁCH XẾP ĐẶT TRONG TRƯỜNG THI
    VII. CÁC QUAN TRƯỜNG VÀ THÍ SINH
    VIII. CÁCH RÈN TẬP LẤY HỌC-TRÒ ĐI THI
    IX. QUAN NIỆM VỀ KHOA-CỬ
    X. MẤY BÀI VĂN CỔ NÓI VỀ KHOA-CỬ

    1) Lạc đệ tự chào phú (Vô-danh)
    2) Hỏng thi (Vô-danh-thị)
    3) Bài phú thi hỏng (Trần Kế-Xương)
    4) Nhị liệt phú

    SƠ-ĐỒ TRƯỜNG THI NAM-ĐỊNH

    ẢNH KỶ-NIỆM THI NAM KHOA THÀNH-THÁI GIÁP-NGỌ VÀ ĐINH-DẬU (1894-1897)

    TÊN SÁCH DÙNG ĐỂ KÊ CỨU
    1) Sách Tàu
    2) Sách Nam
    3) Sách Tây
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    ĐỌC TRỰC TUYẾN

    EBOOK
     
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    MỞ ĐẦU

    Sinh về giữa thế-kỷ thứ XX, đương lúc công-nghệ mở-mang, khoa-học phát-đạt, ai ai cũng tự hào – hoặc đúng hay không đúng, không kể – tự hào là văn-minh tiến-bộ, thế mà còn nhắc lại đến truyện khoa-cử cùng trường thi hương là một câu chuyện mới quên được mấy chục năm nay ; mới nghe thấy, chắc phần nhiều thở dài mà than rằng : « Rõ một vấn-đề hủ-bại ! » Ý lại muốn cổ-động về thi Nam chăng ? lại muốn rủ nhau phô-diễn tấn tuồng đeo lều đập lọ, dắt nhau giật lùi vào trong giấc mơ-màng đã mấy trăm năm ! Nhưng không, xin chớ đoán định vội-vàng, phủ việt quá nghiêm. Khoa-cử cùng trường-thi, cách ba mươi năm về trước, còn là một nơi « lừa lọc anh hùng đến đầu bạc chửa thôi » thì có lẽ thật là một việc hủ bại, một cái ngộ-điểm to, không những của đồng-bào ta mà của cả các nước cùng chung một văn-hóa Tàu ở Á-đông. Nhưng từ năm 1918 là khoa kết-cục trường thi cũ của nước Nam trở về sau thì khoa cử cùng trường-thi Nam-định [1] đã thuộc về vấn-đề lịch-sử, nếu cho là nhầm, là xấu, mà kiêng nể không nói đến thì khác gì mình có cái xấu cứ đem giấu kín mãi, không cho đồng-bào cùng biết, còn ai biết đâu mà tránh, cái hại lại càng to mà đến cái tốt đẹp cũng chưa chắc đã có mà đã là tốt đẹp. Kỳ thực ra, chính đó là cái cơ-quan nung-đúc nhân tài của xứ mình, trong khoảng mấy trăm năm ; biết bao nhiêu danh-nhân, phần nhiều đều ở đó mà ra : văn-nhân mặc-sĩ cũng có, danh-thần lương-tướng cũng có, đầy rẫy trong sử sách, ít người là không do khoa mục. Vấn-đề khoa-cử là một thiên trọng-yếu cần-thiết trong văn-học sử cùng văn-hóa sử nước nhà. Vả chưng, xem qua những phương-pháp thi cử chúng tôi sắp bầy tỏ sau đây, đủ biết cách tổ-chức của tiền-nhân ta, tuy đem so với phương-pháp Âu, Mỹ thì thật chưa được hoàn-bị, nhưng thật có nhiều điều ta nên để ý suy xét, có lẽ những phương-pháp ấy thích-hợp với tính tình phong-tục cùng thiên-thời thủy-thổ xứ mình chăng.

    Cổ-nhân có nói :« Nhân tài là nguyên khí của nhà nước mà khoa cử là thán đồ của học-trò 人才國家之元氣科目士子之坦途 », vậy khoa cử đặt ra cốt để kén chọn nhân-tài cho nhà nước. Mục đích vẫn hay, duy chỉ tại người đem thi-hành hoặc tự-tư tự-lợi, hoặc thiên chấp câu-nệ, làm sai lạc phương-châm mãi đi, nên nhiều người cho là có hại, mà cứ thế thì có hại thực.

    Thi hương là một kỳ thi tất cả những sĩ tử ở các châu, huyện trong một tỉnh hay nhiều tỉnh cùng thi ở một tỉnh-lị nào để kén chọn lấy người học giỏi, rồi lại cùng thi ở kinh đô với những người học giỏi ở các tỉnh khác. Những người trúng tuyển thi hương tùy theo từng thời, hoặc gọi là cống-cử, hoặc gọi là cử-nhân. Lối thi hương là tổ thuật của Tàu mà ở Tàu cũng mới bắt đầu có từ đời Đường là vì từ đó cách tuyển-cử không do ở các trường học hay ở các quan nữa [2]. Trước khi nói đến vấn-đề trường-thi hương Nam-định, ta hãy xét qua về lịch-sử khoa cử cả văn lẫn võ ; và nguồn-gốc phép thi.

    [1] Vấn-đề này đã diễn tại câu lạc bộ Lạc-bằng ở Nam-định do hội Trí-tri tổ chức ngày 22 Février 1941. Nhân tiện đây xin nói qua về lịch-sử tỉnh Nam. Tất cả các đất ở Á-đông, không có một xứ nào đã là đất trọng-yếu trong lịch-sử mà từ lúc có sử đến nay lại chỉ có một tên ; vật đổi sao dời, sông cạn núi mòn, mỗi cuộc tang thương, mỗi lớp phế hưng lại một phen thay đổi, hoặc về danh-hiệu, hoặc về hình-thức, nghĩa là ta không muốn nói tới tinh-thần. Những sự thay đổi ấy tại vì nhiều nhẽ, hoặc vì chánh trị, hoặc vì tường-thụy, hoặc vì linh-tích, vì mê tín lại cũng có khi vì tôn-sùng danh-nhân.Đó là cái công-lệ của tất cả các sứ thuộc về ảnh hưởng văn-hóa Trung-Hoa. Tỉnh Nam-định không phải là một nơi tân-bồi như tỉnh Hà-tiên trong Nam hay như huyện Kim-sơn, Tiền-hải ở Ninh-bình và Nam-định. Tỉnh Nam ta có đã từ lâu, tiếc không đủ thì giờ mà nói phân-minh về duyên-cách, xin tóm-tắt qua để hiểu đại-lược. Tỉnh Nam về đời Hùng-vương (thế-kỷ thứ ba trước Thiên-chúa) thuộc về quận Lục-hải : đời Hán thuộc về Giao-chỉ. Trải qua mấy phen Bắc-thuộc, đến đời Trần (1225-1413) thì gọi là Thiên-trường-lộ, chính là nơi phát-tích các bậc anh-kiệt đời Trần, nào văn-sự, nào võ-công, đã làm được nhiều việc rực-rỡ trên sử-sách nước Nam nhà. Đời Lê Thánh-tôn hồi Quang-thuận (1460-1469) gọi là Thiên-trường-thừa-tuyên ; khi định bản đồ năm Hồng-đức (1490) gọi là Sơn-nam xứ. Năm Cảnh-hưng thứ hai (1741) đổi gọi là Sơn-nam hạ lộ, vậy tiếng Nam-hạ trong phương-ngôn ta thường nghe có từ đấy. Đời Tây-sơn cho đến đức Gia-long đều gọi là Sơn-nam hạ-trấn. Mãi đến năm Minh-mạng thứ 3 (1822) đổi gọi là Nam-định trấn, đến năm thứ mười mới đặt ra tỉnh Nam-định (Xem sách Đại-Nam nhất thống chí). Trong khoảng một trăm năm trước đây, tỉnh Nam-định sở dĩ có tiếng, toàn quốc thiếu-niên nào bậc anh-tuấn, nào người ngu-độn, ai ai cũng chú-trọng đến tỉnh Nam, là vì có trường-thi hương ởđó.

    [2] Xem sách Đường-thư 唐書, mục Tuyển-cử chí 選舉志.
     
Moderators: dragonking91, mopie
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này