Dân gian Mẫu Thượng Ngàn - Nguyễn Xuân Khánh

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi candy04, 2/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. candy04

    candy04 Lớp 4

    Văn hóa Việt, bản sắc văn hóa Việt là vấn đề, là câu hỏi đã được nêu ra và được hàng trăm, nếu không nói hàng nghìn nhà nghiên cứu tìm cách lý giải từ rất lâu.

    Nguyễn Xuân Khánh là nhà tiểu thuyết, anh cũng có câu trả lời của mình không phải bằng lý lẽ uyên bác mà bằng một cuốn tiểu thuyết sinh động, Mẫu Thượng Ngàn, còn dày dặn, bề thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ Quý Ly từng gây xôn xao của anh mấy năm trước. Và có vẻ đây có thể là câu trả lời hấp dẫn hơn cả, nếu không nói là thuyết phục hơn cả.

    Quả vậy, nếu đi tìm một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn có thể nói nhân vật chính đó là nền văn hóa Việt, cái thực tại vừa vô cùng hiện thực, vừa rất hư ảo, bền chặt, xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng lại rất nhân loại.

    Để nắm bắt được “nhân vật” vô cùng gần gũi mà vô cùng kỳ ảo đó, Nguyễn Xuân Khánh cũng như tất cả các nhà tiểu thuyết thật sự đẩy nó vào những hoàn cảnh cực đoan nhất: nông thôn Bắc bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi dân tộc phải đối mặt mất còn với thực dân phương Tây, cái phương Tây mang đến vừa vũ khí xâm lược hiện đại, vừa nền văn minh tân tiến mà xa lạ với Thiên Chúa giáo đi cùng; khi cả đạo Phật từng bám rễ suốt nghìn năm nay đã suy tàn, khi Nho giáo chỉ còn thoi thóp...

    Bỗng bừng sống dậy một tôn giáo nảy sinh và thấm sâu âm thầm có lẽ từ thuở mới hình thành của dân tộc, đạo Mẫu rất Việt, rất phương Nam, rất dồi dào, bất tận, bất tử, như Đất, như Mẹ, như người Đàn bà.

    Không phải ngẫu nhiên mà trong cuốn tiểu thuyết này đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác như vô số vậy, từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình... cho đến cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết. Hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho... và đến cả bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa..., tất cả tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực...

    Và ta bỗng hiểu ra: một nhân dân tiềm chứa trong mình sức sống ẩn sâu trong một thứ tín ngưỡng tuyệt diệu như vậy thì không bao giờ có thể chết, có thể cạn. Vĩnh cữu như Đất, như Rừng, như Mẹ, như người Đàn bà.

    Bằng cuốn tiểu thuyết này, bằng khám phá này - tôi muốn nói vậy - Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến tràn trề và say đắm của anh. Tác giả đã ngót 75 tuổi. Gừng già thật cay!

    Người post cũ: tovanhung (TVE)

    Định dạng khác
    EPUB và MOBI đã được sửa chữa và bổ sung: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của @tamchec
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 18/10/17
  2. candy04

    candy04 Lớp 4

    Đọc xong quyển Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, và vẫn chưa hết ngẩn ngơ. Tự thấy tiếc vì đã đọc quyển này quá trễ. Trong khoảng thời gian sắp tới, nếu ai kêu tôi recommend 1 quyển sách nào để đọc, thì chắc chắn đó sẽ là Mẫu thượng ngàn. Bởi nếu chỉ có giải thưởng của Hội nhà văn VN thì hoàn toàn không đủ, ko xứng đáng để tôn vinh một tiểu thuyết – cũng là một công trình nghiên cứu – đồ sộ đến như vậy. Công trình này phải được tưởng thưởng xứng đáng bằng sự đón nhận của người đọc Việt. Bởi nó thấm đẫm văn hóa Việt. Bởi đọc nó, ta sẽ thấy làm tình (với ma) của Đỗ Hoàng Diệu, đồng tính (với thầy giáo) của Cấn Vân Khánh… chả là cái gì cả. Chúng quá trơ trụi, thô thiển so với cái văn hóa phồn thực, thực chất đã có từ nghìn đời nay – không chỉ trong cuộc sống, mà cả tín ngưỡng Việt…

    Dựa trên cái nền đạo Mẫu, nhà văn đã dựng lại một giai đoạn lịch sử gian khó của dân tộc. Đó là lúc thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta và thực hiện công cuộc “khai sáng”. Đó là gian đoạn cuộc đấu tranh giữa lương và giáo diễn ra mạnh mẽ, gay gắt. Đó là lúc lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trỗi lên mạnh mẽ bằng một loạt cuộc khởi nghĩa nông dân. Giai đoạn lịch sử kéo dài đến khi tinh thần Cách mạng bắt đầu manh nha trong lòng những con người Việt, từ một vùng quê nghèo khó, nhưng đậm đà bản sắc…

    Nói toàn lịch sử, nghe nó khô khan, nhưng hãy đọc đi rồi sẽ thấy mọi thứ không hoàn toàn như bạn nghĩ. Bạn sẽ biết những chuyện hầu đồng, hát chầu văn… hoàn toàn là loại hình văn hóa tinh tế, đẹp rực rỡ của người Việt chúng ta. Những phong tục này bắt nguồn từ đạo Mẫu, tức là đạo thờ Mẹ - Mẹ Đất, Mẹ Trời, Mẹ Sông, Mẹ Núi… Con người được sinh ra từ lòng Mẹ. Đạo thờ mẹ, vì vậy, là thứ đạo trong sáng, là hình thức thăng hoa của đạo làm người!

    Ca ngợi đạo Mẫu, Mẫu thượng ngàn khắc họa rất rõ nét hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nhẫn nại, chịu thương, chịu khó… Hầu như toàn bộ tiểu thuyết, không có hình ảnh một người phụ nữ xấu nào cả. Đó là hình ảnh bà tổ cô, yêu thương đồng loại, hết lòng với chồng con. Đó là bà cô Mùi, mang tướng sát phu, nhưng là người đàn bà nhất trong những người đàn bà. Cô Mùi chiều chuộng chồng bằng thứ đàn bà nhất mà mình có. Đó là bà cả Cỏn, dù có ghen tuông cay nghiệt, nhưng vẫn quán xuyến việc nhà, khiến chồng nể trọng. Là bà ba Cỏn, dù có thương nhớ người tình cũ, vẫn cứ là một bà vợ tần tảo, hết nghĩa với chồng… Hình ảnh được lặp tới lặp lui nhiều trong tiểu thuyết là cảnh người phụ nữ cho chồng vùi đầu vào ngực mình… và bú như trẻ nhỏ… Hoàn toàn là bản năng – một bản năng của sự yêu thương, chăm sóc, hy sinh.

    Truyện khắc họa hình ảnh người phụ nữ Bắc bộ thật đẹp. Từ cô Nhụ “chum chúm núm cao” đến cô Hoa, người con gái không chấp nhận số phận làm mõ. Từ cô Váy với nước da trắng và khuôn mặt tròn vành vạnh, đến huyền thoại bà Đà, khơi gợi vẻ đẹp của những người đàn bà “màu mỡ” mà ta thường thấy trên cái hoa văn có từ ngàn xưa…

    Được lồng vào khá hợp lý trong truyện là những cảnh làm tình sinh động. Sinh động bởi nó hoàn toàn là sự hòa hợp giữa âm và dương. Đồng thời nó cũng cảnh báo, bất cứ sự mất cân bằng âm dương nào cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

    Truyện còn thấm đẫm chất “Mẫu” ở chỗ hơi buồn cười: đàn ông có thể suy lực nếu quá vô độ trong chuyện đó (thừa âm), lại có thể “thượng mã phong” nếu quá hăng hái (thừa dương). NHƯNG đàn bà thì không bị gì cả! Chĩ thấy hây hây, má đỏ môi hồng. Ngộ nhở?

    Nói túm lại, đây là 1 quyển sách rất hay. Hãy đọc để thêm yêu những vùng đất Việt, văn hóa Việt, con người Việt…

    Người post: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn TVE
     
    Last edited by a moderator: 5/9/14
  3. moonuycxalim

    moonuycxalim Lớp 10

    MẪU THƯỢNG NGÀN
    Nguyễn Xuân Khánh


    Tên sách: Mẫu Thượng Ngàn
    Tác giả: Nguyễn Xuân Khánh
    Thể loại: Văn học Việt Nam
    Nhà xuất bản: Phụ Nữ, Hà Nội
    Năm xuất bản: Quý 2/2006
    Khổ: 13,5x20,5 cm
    ---------------------
    Đánh máy (TVE): bobo, binhnx2000, dqskiu, quocdung, inside, tovanhung
    Sửa chính tả (TVE): tovanhung
    Chuyển sang ebook (TVE): tovanhung
    Ngày hoàn thành: 29/11/2006
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Lời người post cũ :
    Sau bao tháng ngày đánh máy, tổng hợp, sửa chữa, cuối cùng tác phẩm nổi tiếng này cũng cơ bản hoàn thành.

    Thật tình, do quá trình làm việc không liền mạch, tôi vừa đọc vừa sửa chính tả nhưng không phải là không còn lỗi. Vì vậy, rất mong các anh chị đọc xong, phát hiện lỗi xin nhắn lại dùm để tôi kịp thời sửa chữa.

    Đây quả là một tác phẩm rất hay và không thể không xem.

    Thân ái!

    View attachment Mau Thuong Ngan.rar

    Người post cũ : tovanhung
     
    Bac Nguyen, votanhau, windps and 5 others like this.
  4. tamchec

    tamchec Sinh viên năm I

    Cuốn này mình đang đọc, thấy ebook bị cop nhầm thêm 1 đoạn dài, nên đọc bị lộn. :(
    Bạn nào đọc sau tải link này nhé. Cuốn này rất nên đọc. :D
    MOBI: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    EPUB: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/8/16
  5. cairong

    cairong Lớp 2

    Ngày trước khi đọc Hồ Quý Ly của bác này đã thấy mê, nên khi có quyển này mình mua đọc ngay. Tuy nhiên để hiểu thêm đạo Mẫu còn phải tìm kiếm thông tin bên ngoài nữa. Và cũng từ đó mới biết một quan điểm cho rằng đạo Mẫu này hay dành cho các em cave. Chẳng biết có đúng ko nhưng cũng khá thú vị
     
    whatcsvt100, baothoa and thanh_tranle like this.
  6. cassdcs

    cassdcs Lớp 1

    Bác có cuốn ĐỘI GẠO LÊN CHÙA không? Cho e xin với! Cảm ơn bác nhiều!
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này