LS-Việt Nam Một Chuyến Du Hành Đến Xứ Nam Hà (1792-1793)

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi nhan van, 9/7/23.

Moderators: Bọ Cạp
  1. nhan van

    nhan van Lớp 7

    [​IMG]
    Mô tả của một người nước ngoài về Việt Nam thời cuối thế kỷ 18.
    PDF: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Cuốn này mình mượn scan khi ở nhà một người quen, do làm vội nên có lược bỏ mất vài trang không quan trọng, chủ yếu là Phần lời nói đầu.
     
    sadec2, Heoconmtv, TRANPHAI and 23 others like this.
  2. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Đây là phần chụp thiếu, mình đưa lên cho đủ
     

    Các file đính kèm:

  3. Levin1706

    Levin1706 Lớp 2

    Cảm ơn ad ạ
     
  4. machine

    machine Sinh viên năm I

    Vì mấy bức tranh được nhắc đến trong cuốn "Có 500 năm như thế" mà tìm đến cuốn này :D
    Bản tiếng Việt 2018 chỉ có 4 ảnh ở phần phụ lục cuối sách, không có ảnh "Lễ dâng cúng hoa quả cho đức Fo (Phật)".
    File pdf (scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (ảnh màu lấy từ bên ngoài do chất lượng scan màu không tốt)

    Phần "Phác thảo lịch sử xứ Nam Hà" chiếm 1/4 cuốn sách, nội dung có nhiều sai lệch.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 1/11/23
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Xem mấy ảnh này của mình thử xem.
     
    TRANPHAI and nhan van like this.
  6. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Bộ tranh này để tham khảo cũng tốt, nhưng tính chính xác thì không chắc lắm. Trước mình có đọc đâu đó, có nhà sử học từng so sánh các hình phác thảo của tác giả, thì cho thấy một số hình có bản gốc là hình vẽ người Mã Lai với nguyên bộ trang phục của họ, một số khác thì vẽ hình quan lại hay dân thường Trung Quốc...Có thể, sau tác giả mượn những hình phác thảo này vẽ lại người Nam Hà, nên có nhiều hình người nữ cởi trần, không yếm gì cả, rất xa lạ với người Việt Nam
     
    TRANPHAI and tran ngoc anh like this.
  7. machine

    machine Sinh viên năm I

    Chất lượng ghê :D Tui sẽ cập nhật mấy ảnh này vào file pdf với epub.
    Thank you :rose:
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bản khắc gốc chắc không thể nào có màu như bây giờ được đâu đúng không :D
     
    machine and nhan van like this.
  9. machine

    machine Sinh viên năm I

    Có tranh từ thời đó tham khảo vẫn tốt hơn là không có tư liệu gì :D

    Xa lạ với người Đại Việt thôi, vốn chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.
    PoNagar.jpg
    Đây là ảnh chụp phiên bản của tượng nữ thần Po Nagar - thần xứ sở, một (trong những) vị thần tối cao của người Chăm, (trước kia) được đặt trong tháp Po Nagar để thờ cúng (ảnh chụp trong phòng trưng bày phía sau Tháp Bà Po Nagar - Nha Trang).
    Văn hóa Champa khác với văn hóa Đại Việt. Nếu tin vào giả thiết ở thời điểm thế kỷ 18-19, tại vùng Đà Nẵng vẫn còn người Chăm sống lẫn với người Việt và chưa bị Việt hóa nhiều, thì tranh vẽ có "nhiều hình người nữ cởi trần" chưa hẳn đã sai, có thể đó là những phụ nữ Chăm.
    Nếu thời đó có ảnh chụp thì có phải bây giờ con cháu đỡ mất công phỏng đoán không :p
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  10. machine

    machine Sinh viên năm I

    Thôi tui giữ riêng, thêm vào epub lại quá 5Mb không post trực tiếp được :p
     
  11. nhan van

    nhan van Lớp 7

    -Bạn đã thích văn hóa Chăm thế thì phải biết kiểu 'trang phục' ở trần như nữ thần Po Nagar chỉ có ở thời Champa theo Bà la môn giáo hay Phật giáo chứ nhỉ, đến thời điểm những bản vẽ này người Chăm theo Hồi giáo đa phần rồi.

    -Chưa kể 'giả thuyết' người Chăm ở Đà Nẵng thời đấy, vẫn chỉ là giả thuyết, vì từ năm 1472 vua Lê Thánh Tông đã vào tận Bình Định rồi, chúng ta biết sau đấy có phân chia 1 phần lãnh thổ Chămpa cũ thành 3 nước, nên phần ở xa về phía bắc như Đà Nẵng còn sót lại dân cư là rất ít, mà nếu có cũng Việt hóa hết rồi.

    -Sau khi Nguyễn Hoàng vào, vì xứ Nam Hà thời đó vẫn là xứ 'mọi rợ' (cách nhìn của giới thống trị bấy giờ). Nên các Chúa Nguyễn có đẩy mạnh phát triển văn hóa, tiếp thu lễ giáo Trung Hoa, nên việc có người nữ ở trần như thế e là khó.

    -Cũng khoảng thời gian này, người phương Tây đến VN không ít, trong đó nhiều giáo sĩ ở lại rất lâu, nhưng không có ai viết về việc người Việt cởi trần vậy cả bạn ạ.
    Bạn cũng biết là nhiều giáo sĩ có cái nhìn rất gay gắt về văn hóa phương đông lúc đấy.

    -Hòa thượng Thích Đại Sán cũng đặc biệt thích chê bai xứ Đàng Trong trong kí sự của mình, ông này từng đi qua cả cửa Hải Vân và qua biển từ Huế vào Quảng Nam, nên rất có cơ hội quan sát, nếu đã từng trông thấy có người nữ cởi trần rồi chắc ông không bỏ qua để cơ hội chỉ trích đâu.

    -Điểm nữa, trong bộ tranh trên, có hình người lính đội khăn ôm cây súng, cái khăn này cũng rất xa lạ với kiểu quấn khăn của người Việt trước đây, thường là quấn đầu rìu, quấn chữ Nhất gì.. đấy. Mà mình nghĩ lại đặc biệt giống cách quấn của những xứ như Ấn Độ,càng cho thấy bộ tranh này có ảnh hưởng văn hóa bên ngoài.

    Chứ nhỉ :D
     
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình nghĩ không hẳn đã theo Hồi giáo hết. Theo tìm hiểu thì Chăm Hồi giáo chỉ từ Ninh Thuận đổ xuống đến An Giang mà thôi. Mình đi ngang An Giang nhiều lần thực sự rất thích màu xanh của các nhà thờ hồi giáo của người Chăm. Ngoài ra từ Ninh Thuận trở lên đến Đà Nẵng ở những năm thế kỷ 17-18, không dám chắc có Hồi giáo hay không. Vì người Chăm theo Hồi giáo trong dịp họ tha hương qua Campuchia dạt về miền Nam nước ta. Phần miền Trung như Đà Nẵng có thể không có sự xâm nhập nào của Hồi giáo.
     
    Bao Ngoc 1234, machine and nhan van like this.
  13. machine

    machine Sinh viên năm I

    Người Chăm (ở Việt Nam) thời đó chỉ chịu ảnh hưởng của Hồi giáo thôi chứ họ không theo Hồi Giáo, bên cạnh thờ Allah họ còn thờ tổ tiên và các vị thần dân gian địa phương nữa. Việc chịu ảnh hưởng của Bà la môn hay Hồi giáo không làm thay đổi trang phục của dân cư Champa (đến bây giờ vẫn vậy), chỉ có trang phục của tầng lớp tu sĩ là thay đổi thôi.

    Sau năm 1471, Champa bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng của Hồi giáo nhưng lúc đó lãnh thổ cửa họ chỉ còn vùng đất là 4 tỉnh ngày nay: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vì vậy chỉ có một phần dân của 4 tỉnh này chịu ảnh hưởng của Hồi giáo thôi, phần còn lại của dân Champa trong 4 tỉnh này vẫn chịu ảnh hưởng của Bà la môn. Phần đất Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng có lẽ người Chăm ở đó vẫn chịu ảnh hưởng của Bà la môn theo lệ cũ (vì triều đình chuyển đi rồi, không áp đặt ảnh hưởng của tôn giáo mới lên dân vùng này được nữa)
    --> người Chăm ở vùng Đà Nẵng vào thời điểm những bản vẽ đó không theo Hồi giáo đâu.

    Vấn đề "người nữ ở trần" có thể là người Chăm, hôm nay tạm gác lại, mình sẽ phản hồi sau.

    Người lính đó có thể là người Chăm. Ở thời điểm đó nếu còn người Chăm ở vùng Đà Nẵng thì họ có lẽ vẫn chịu ảnh hưởng của Bà la môn theo lệ cũ.
     

    Các file đính kèm:

    • clear.png
      clear.png
      Kích thước:
      137 bytes
      Đọc:
      10
    Bao Ngoc 1234 thích bài này.
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Này mình đồng ý. Có thể ông ấy mơ về các tượng phụ nữ phồn thực trong các ngôi tháp Chàm xưa mà thêm thắt thôi. Suy diễn cá nhân mình cho rằng một khi đã nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền người Việt theo nho giáo, chắc sẽ cấm phụ nữ cởi trần mà thôi :D nếu không cấm thì ảnh hưởng năng suất lao động lắm, đàn ông con trai suốt ngày đi ngắm mấy cô thì còn lao động gì được nữa :D

    Còn ở điểm này thì nhắc một chút là đàn ông Việt ở miền Nam cởi trần nhiều lắm, nhất là vùng nông thôn, bây giờ vẫn còn rất nhiều, do thời tiết nóng nực thôi chứ không do tôn giáo :D
     
    nhan van and machine like this.
  15. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Đến bây giờ người Chăm vẫn còn Chăm Bà ni và Chăm Islam, nên việc họ không phải Hồi giáo cũng không lạ. Ý mình ở trên là việc người Chăm thời cuối TK18 ở trần là ít khả năng,vì nhiều điểm khác nữa mình nói đó.

    Còn việc du nhập Hồi giáo thì mình có đọc 1 tài liệu nói họ du nhập trước khi di cư sang Campuchia-nhưng là kiểu Hồi giáo bị ảnh hưởng bản địa. Sau đấy những người sang Campuchia tiếp thu kiểu Hồi giáo nguyên bản hơn.
    Tuy nhiên đấy là ý kiến sách vở mình cũng chẳng biết đằng nào đúng sai.
     
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Góc nhìn này đáng suy ngẫm lắm đó!
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/11/23
    Bao Ngoc 1234 and nhan van like this.
  17. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Tất cả quan điểm của bạn đều hướng về đó là người Chăm, nữ cởi trần cũng Chăm, nam đội khăn cũng Chăm. Vậy bạn thấy có đàn ông Chăm nào đổi khăn vậy không :D

    Một điểm nữa cần biết, là thời đấy việc quân đội phân ra từng sắc tộc rất phổ biến, như Nguyễn Ánh từng có những đội quân Chăm, Tây Sơn cũng từng có. Nhưng chưa hề nghe có đội nào được sử dụng xa ngoài bắc như Đà Nẵng vậy đâu bạn

    Nếu là 'đến bây giờ vẫn vậy' thì mình rất tò mò vì mới cách đây vài tháng mình có ngang qua Ninh Thuận, nhưng chưa thấy cô nào cởi trần cả bạn ạ :D
     
  18. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Bạn TNA có đọc cuốn '1 vài sử liệu về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ' chưa nhỉ :D. Trong đấy nhiều góc nhìn rất hay.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  19. machine

    machine Sinh viên năm I

    Bây giờ người Chăm đã bị Việt hóa nhiều rồi nhưng mình biết có 2 bạn này vẫn đội khăn (và mặc trang phục truyền thống) trong sinh hoạt thường ngày. Khi nào bạn xem xong (bấm like) thì mình sẽ xóa .

    Căn cứ vào trang phục thì mình phỏng đoán có thể đó là người Chăm, ở thời điểm đó biết đâu anh ta đang sống ở vùng Đà Nẵng và làm lính địa phương chẳng hạn, đâu cứ phải đi lính cho triều đình mới tính là người lính.

    Đoạn này mình diễn đạt không rõ ràng. Ý mình là cho đến bây giờ, trang phục của người Chăm ảnh hưởng bởi Bà la môn và ảnh hưởng bởi Hồi giáo không khác nhau.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/23
    nhan van thích bài này.
  20. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Đội kiểu khăn này mình không nói, vì mình cũng thấy nhiều rồi.
    Ý mình là kiểu khăn quấn dày như người Ấn Độ trong hình bạn ạ. Nên mình mới nói những bức tranh này không chắc chắn.
    Đoạn này mình nói đùa, nên cũng bỏ qua.
     
    machine thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp
: du ký

Chia sẻ trang này