Hồi ký Tự truyện Một số hồi ức chiến trường K

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi machine, 21/10/24.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. machine

    machine Sinh viên năm I

    Lang thang trên quansuvn.net và mấy group facebook, gặp nguồn text có sẵn về chiến trường K nên đóng gói thành ebook.
    Đầu tiên là hồi ký Đời quân ngũ của tác giả Đức Cường.
    map1.jpg
    Phạm vi hoạt động của các mặt trận.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 2/2/25
  2. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hồi ký Đưa chiến tranh sang đất địch của tác giác Lê Sĩ Tuấn.
     

    Các file đính kèm:

  3. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hồi ký người lính sư đoàn bộ binh 4 của cựu chiến binh Nguyễn Khắc Tòa. Hồi ký này hoàn chỉnh đủ để in thành sách.
     

    Các file đính kèm:

  4. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hồi ký của tác giả Phạm An Định, cựu chiến binh C12 D6 E2 F9.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 21/10/24
  5. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hồi ký chiến trường K của cựu chiến binh Phạm Xem.

    Trong thời gian 4 năm làm lính ở chiến trường Campuchia. Đơn vị tui thuộc Trung đoàn cơ động của Sư đoàn và Mặt trận nên rày đây, mai đó; hầu như là đi gần hết tỉnh Siem Reap Otđomienchay, một chiến trường phía tây bắc của Campuchia. Nhưng chắc có lẽ do tình hình nhiệm vụ, đơn vị có một điểm dừng chân hơi lâu, gần một năm để làm công tác xây dựng chính quyền tại xã Srenoi, huyện Bantyaxray nên cũng có nhiều kỷ niệm…
    Trong chuyến hành quân về thăm chiến trường xưa hôm tháng 5.2019, ngoài những điểm cần phải đến thăm… tui vẫn canh cánh trong lòng, muốn ghé lại Srenoi lâu hơn một chút, để thăm hỏi những người bạn, người em, người âupuc mđai, người dân đã dành những tình cảm thân thương (dù khác dân tộc), đùm bọc, bảo vệ mình trong lúc chiến tranh khốc liệt, lúc khó khăn gian khổ nhất của đời người lính trận xa nhà.
    Khi xe đến xã Srenoi thì đã 4-5 giờ chiều. Sau gần 40 năm quay trở lại, đường sá thênh thang, phum xã đã nhiều thay đổi. Không xác định được điểm đứng chân nên không tìm được nhà người quen cũ… đoàn còn phải về lại thành phố Siem Reap nghỉ đêm theo lịch nên phải theo về.
    Hôm sau, đoàn tiếp tục hành trình về hướng Svailơ, nơi có địa danh núi Hồng một thời nổi tiếng… Tui và Đ quyết định tách đoàn, về lại Srenoi. Nhờ vốn tiếng Khmer vẫn còn kha khá nên bọn tui cũng không khó khăn mấy khi gọi taxy lên đường quay lại. Khi xe đến đầu phum, ghé lại quán quytiu (hủ tíu) ở đối diện chùa Srenoi, hỏi thăm mấy anh xe thồ về nhà người quen cũ. Đang nói chuyện thì bà chủ quán nhìn tui chăm chú rồi hỏi:
    - bong nau nis chhnăm ponman? (anh ở đây năm nào?).
    Tui trả lời: chhnăm pet bây, pet buôn. (năm 83, 84).
    Chị ta nói luôn: boong Xem, chhmua Xem… khnhom chhmua Sươn, phteas chit salarien. (Anh Xem, tên Xem… tôi tên Sươn, nhà gần trường học).
    Tui nhìn kỹ thì cũng nhận ra Sươn, ngày xưa cũng thường sinh hoạt hội thanh niên của xã. Thông qua Sươn, tui biết được thông tin của những người quen cũ, người mất, người còn; người còn ở lại phum, người đã chuyển đi nơi khác.
    Nhìn tổng thể, sau 30 năm chấm dứt chiến tranh phum làng cũng có nhiều đổi mới. Con lộ 67 từ Siem Reap đi Srenoi ngày xưa là đường đất đỏ, Pot gài dày đặc các loại mìn chống tăng, 652A, KP2, K58 mà anh em đơn vị đặt cho cái tên là cung đường chết, nay đã thảm nhựa rộng rãi lên đến Anlong Veng. Dọc theo cung đường là những nhà ngói khang trang, có cả nhà tầng, quán ăn, khách sạn… Nhưng cung đường chỉ chạy ngang qua rìa phum cắt thẳng … vào sâu trong phum thì thấy vẫn là những ngôi nhà sàn cũ như cách đây gần 40 năm trước, có khác chăng là mái lá thốt nốt ngày xưa giờ đã được thay bằng những mái tôn.
    Bọn tui vô thăm nhà quen ngày xưa B trinh sát đóng quân. Đang chờ cô gái ở sau vườn, thấy cô gái chừng 30 tuổi đi vô Đ la lên: hắn đó… Tui cười: phải không cha nội, cô bé nầy mới khoảng 30, nếu người quen của ông thì cũng hàng 6 rồi!…
    Thì ra cô gái là con của người quen Đ, Đ nói cô bé giống mẹ như đúc. Khi tui hỏi cô bé có biết chú Đ bộ đội Việt Nam ở đây năm 83 không?
    Cô bé trả lời ngay: có biết chú Đ kongtop Việt Nam vì vẫn thường nghe ông bà ngoại và mẹ hay nhắc tới. Bà ngoại đã mất rồi, mẹ đang đi làm xa ở Kompuongxom, nhà còn ông ngoại. Cách đây mấy hôm mẹ và ông ngoại vẫn nhắc đến chú Đ…
    Cô bé chạy vào nhà gọi ông ngoại ra. Ông đã già, mắt mờ, tai điếc nhưng khi nghe chú Đ kongtop Việt Nam tới thăm thì mừng lắm, xí lô xí la một tràng dài làm Đ không nghe kịp.
    Bọn tui tới thăm nhà me Phoi, người đã báo trước trận tập kích của Pot vô tuyến sau đơn vị năm 84. Bà (me) đã mất vì trúng mìn Polpot. Bọn tui nhờ Khươn, con gái me đưa lên bàn thờ để thắp cho me một nén nhang và chụp một tấm ảnh với di ảnh me để làm kỷ niệm!

    Tới thăm Sokkha, cô bé ngày xưa lém lỉnh hay bày cho Kongtop Việt Nam các điệu múa romvuong. Sokkha bây giờ đã là bà ngoại của 3 cháu nhỏ, vẫn thao thao bất tuyệt như xưa làm Đ phải hỏi chừng chừng: nó nói gì tao không nghe kịp? Sokkha kể chuyện có chồng bộ đội K nhưng là người Việt. Trong một trận giao tranh với Pot đã bị trúng đạn mất, có một con gái có chồng 3 con đang ở với nhau tại nhà cũ ngày xưa cha mẹ để lại… Khi bọn tui chào ra về, Sokkha hỏi: các anh về, lúc nào quay trở lại?
    Tui trả lời: Gì mầy? Tuổi nầy rồi, tụi tau tới thăm lần nầy chứ làm gì quay lại được nữa! Sokkha òa khóc!…

    Tui hỏi đường tới thăm nhà Phươn. Phươn đang gánh num bonhchok (bún) đi bán ở chợ. Gặp Phươn, tui lại gần hỏi nhỏ: scoal khnhom tê? (quen tui không?).
    Vẫn như xưa, Phươn thấy người lạ (người VN) trả lời: tê! khnhom ot đel scoal tê! (không! tui chưa từng quen đâu!).
    Tui tháo kính mắt ra… Phươn Ô… lên thảng thốt! Hỏi thăm thì me đã mất! Phươn giờ cũng đã là bà ngoại của mấy cháu.
    Tui hỏi: có đau ốm gì không?
    Trả lời: không đau ốm gì, chỉ có già!…
    Nhớ lại những tháng ngày xưa, địch dân lẫn lộn. Có những tên bình thường thì boong p’ôn (anh em) ngọt xớt nhưng khi anh em đi công tác thì trúng phải mìn của chính bọn hắn mang đi đặt! Nhưng cũng có những người dân rất thực thà, tốt bụng. Biết anh em kongtop xa nhà, xa quê hương đất nước Việt Nam để đánh nhau với bọn Polpot, giúp họ thoát khỏi thời kỳ Ăngka đen tối, nên họ luôn muốn bày tỏ sự biết ơn. Khi thì con gà, khi thì chai rượu, lúc là nhúm thuốc rê… mặc dù đời sống của họ cũng còn khó khăn, vất vả. Như me Phoi, khi nghe tin Pot sẽ vào tập kích đơn vị đã mạnh dạn báo tin cho anh em biết trước để có sự đề phòng. Nhờ vậy mà khi địch đánh vào, anh em mình đã có công tác chuẩn bị. Mặc dù tương quan lực lượng chênh lệch lớn (địch đông, ta ít) nhưng anh em vẫn trụ giữ được. Nếu không có thông tin trước thì cũng không biết tình hình rồi sẽ ra sao!
    Đi quanh phum một chuyến mà cũng đã trưa. Có 2 anh em, địa điểm thì xa Thành phố và cũng là nơi đất khách quê người, bất đồng ngôn ngữ nên “không ai bảo vệ mình bằng chính bản thân mình”, bọn tui quyết định quay về Siem Reap để chờ đoàn.
    Dù sao, cũng có thể gọi là nghĩa cử với những người đã cưu mang mình trong chuỗi ngày tháng “viễn chinh” rời xa quê mẹ.
     

    Các file đính kèm:

  6. machine

    machine Sinh viên năm I

    Nhật ký Nguyễn Văn Thắng.
    Tác giả Nguyễn Văn Thắng là cán bộ tuyên huấn Sư đoàn 341, tham gia từ những ngày đầu chiến dịch. Hồi ký được viết lại dựa trên nhật ký chiến trường của tác giả. Tác giả rất thẳng thắn trả lời phản biện của các cựu chiến binh. Hồi ký có nhiều thông tin hữu ích.
     

    Các file đính kèm:

  7. binkarata95

    binkarata95 Mầm non

    Cảm ơn bạn và ekip. Cho mình hỏi ở diễn đàn có quyển "Hồi ức chiến binh 315", không biêt quyển chiến trường K của bạn có nằm trong này không ạ
     
  8. machine

    machine Sinh viên năm I

    Mình không có quyển nào tên là "chiến trường K". Quyển "Hồi ức chiến binh 315" không nằm trong topic này nhưng có ở trong diễn đàn này và cái tên đó là mình tự đặt.
    Hi vọng bạn hài lòng với câu trả lời vì mình không hiểu rõ ý bạn "trong này" cụ thể là ở đâu?
     
    gaumisa and binkarata95 like this.
  9. binkarata95

    binkarata95 Mầm non

    À mình mới vào diễn đàn nhiều điều chưa rõ lắm. Cảm ơn bạn đã thông tin <3
     
    machine thích bài này.
  10. TRANHHAI

    TRANHHAI Mầm non

    làm sao đọc được các hồi ký, mặc dù đã bấm tải về điện thoại nhưng không thể mở ra được
     
  11. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 8

    Với Android bạn dùng app Reasily/ Moon reader ... để mở file định dạng .epub
     
    gaumisa and machine like this.
  12. machine

    machine Sinh viên năm I

    Ký ức người lính chiến trường K: ghép các bài viết ngắn của một số cựu chiến binh.
    Ký ức buồn chiến trường K
    Vào tháng 3 năm 1979
    Sau khi đơn vị tôi đánh qua thị xã Takeo sau đó đánh vào quân khu Tây Nam của Khmer Đỏ.
    Tôi được lệnh đi đánh phối hợp với tiểu đoàn 5 trung đoàn 52 sư đoàn 320. Chiều xẩm tối tôi vào tới tiểu đoàn 5, nhận nhiệm vụ khoảng 12h đêm bắt đầu hành quân, tôi đi giữa đội hình cùng tiểu đoàn bộ.
    Đi đến gần sáng thì tự nhiên, nghe trên đầu đoàn quân tiếng B40 B41 ĐKZ toàn hỏa lực mạnh, sau đó là tiếng súng bộ binh, bắn xối xả về phía quân ta. Tôi thầm nghĩ: thôi gay rồi ta đã đi vào giữa ổ phục kích của địch.
    Quả nhiên như tôi nghĩ, rất nhanh chóng, với kinh nghiệm của những lính chiến của tiểu đoàn 5, lính ta nằm tại chỗ bắn trả quyết liệt, hai bên giao tranh khoảng 30 phút.
    Địch có công sự vững chắc, ta đánh vận động không có công sự, lại bị địch tấn công bất ngờ, nên khoảng 15p đầu ta bị mất tinh thần! Toàn bộ tiểu đoàn 5 dạt ra, quay lại khe suối cạn gần đó, bắt đầu lập chốt chiến đấu, phản công lại địch.
    Lúc này đại đội đi đầu lọt vào ổ phục kích, khi đã rút về khe suối cạn an toàn, kiểm tra lại quân số báo cáo tiểu đoàn, mất 8 đồng chí vào mờ sáng hôm ấy. Cả tiểu đoàn 5 dàn đội hình phản kích, quyết tìm cứu những đồng đội, đang bị kẹt lại phía trước!
    Suốt buổi sáng hôm đó quân ta tổ chức tấn công để lấy tử sỹ nhưng không được vì bọn địch chốt dày đặc, tôi gọi điện điều chỉnh pháo bắn vào điểm chốt của chúng, nhưng vẫn không đánh bật được chúng, bởi bọn địch có công sự vững chắc, lại đầy đủ hỏa lực.
    Đến chiều tối giao ban tiểu đoàn, bàn phương án chiến đấu, cả ban chỉ huy tiểu đoàn bàn đi tính lại vẫn chưa có phương án nào khả dĩ.
    Thằng Viêm tiểu đội trưởng trinh sát, lính 77 người Hà Tĩnh nó ngồi nghe một lúc rồi thủng thẳng nói: Các ông đánh thế đéo được đâu. Chỉ tổ tốn quân thôi.
    Anh Quỳ tiểu đoàn trưởng nói:
    - Thế theo ý mày thì đánh thế nào ?
    Thằng Viêm nói:
    - Các ông xem tiểu đoàn còn bao nhiêu lựu đạn US của Mỹ thu hết về đây cho tôi. Chưa ai hiểu ý của nó, thì nó nói tiếp:
    “Thu về đây cho tôi vài chục quả. Rồi một mình tôi đêm nay sẽ bò qua bãi trảng trống sau lưng địch, khi nào các anh nghe tiếng lựu đạn của tôi ném, thì tiểu đoàn lập tức tấn công lên hỗ trợ cho tôi”.
    Anh Quỳ tiểu đoàn trưởng mừng ra mặt, nhưng cũng lo lắng hỏi lại: Liệu mày có chơi nổi không? Thằng Viêm nở nụ cười khinh bạc nói:
    - Các ông cứ tin tưởng ở tôi, mà có đéo phương án nào hay hơn đâu.
    Cuối cùng chúng tôi cũng nhất trí phương án của thằng Viêm tiểu đội trưởng trinh sát.
    Chờ đợi lo âu, sinh mạng của 8 đồng đội giờ chưa biết ra sao, ai còn ai mất?
    Gần ba giờ sáng Viêm cởi trần, người đeo toàn lựu đạn US và khẩu AK báng gấp bò qua bãi trảng trống. Phải nói thật lúc đó chúng tôi hồi hộp vô cùng, liệu Viêm có hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch của nó không. Cả tiểu đoàn giao phó, trông chờ vào mỗi mình mày thôi đấy Viêm ơi.
    Tôi thầm cảm phục nó, thật táo bạo quyết liệt, dám một mình xông vào cửa tử, để giải cứu cho đồng đội.
    Tờ mờ sáng từ phía sau lưng địch những tiếng lựu đạn nổ oành oành… liên tục, lựu đạn nó ném nhanh chính xác, bọn địch bị đánh bất ngờ từ phía sau lưng, lại toàn lựu nên hoảng loạn, vì nghĩ quân ta áp sát gần lắm.
    Đã chuẩn bị từ trước, nghe tiếng lựu đạn nổ liên tục anh Quỳ hô xung phong cả tiểu đoàn đồng loạt bắn xối xả, đạn B40, B41, AK, RPD xé màn sương sớm, lao vào trận địa địch. Đằng trước bộ binh xông lên, đằng sau Viêm vẫn tiếp tục ném lựu đạn, bọn địch trở tay không kịp bật chốt bỏ chạy.
    Trận đánh thật tuyệt vời đậm chất anh hùng, như trong phim của thằng Viêm.
    Sau khi ta chiếm lại chốt tiểu đoàn tổ chức tìm kiếm anh em mất tích, rất may còn một chiến sỹ của ta bị thương nằm lại. Nấp trong bụi rậm bọn địch không nhìn thấy nên còn sống sót.
    Theo hướng chỉ của cậu bị thương và chứng kiến bọn Ponpot hành hình và giết những đồng đội của ta. Tôi và anh Quỳ tiểu đoàn trưởng đến mà không tin vào mắt mình, thật đau lòng với cảnh tượng, không thể tàn ác hơn, còn hơn rất nhiều lần thời trung cổ.
    7 cái cọc thẳng đứng, trên là những cái đầu anh em mình, chúng còn cắt dương vật của từng người, cậy răng nhét vào miệng, thân hình các anh nằm rải rác khắp nơi.
    Nhìn thấy cảnh tượng đó, anh Quỳ bật khóc nói “Tao xin lỗi chúng mày, anh xin lỗi các em”.
    Lúc bấy giờ cảnh tượng vừa đau xót vừa căm hận, thật khó mà cầm lòng được, nước mắt cứ thế tuôn ra cay xè. Sau hai ngày bị chặt đầu mất máu mặt mũi các anh thâm đen lại, không thể nhận ra, khuôn mặt này là của ai với ai, mấy anh em cùng trung đội đến nhận diện cũng chịu. Chỉ nhận được tên tuổi từng người qua quần áo và giấy tờ trong túi quần túi áo. Còn đầu thì chịu không thể phân biệt được nữa!
    Anh Cường tiểu đoàn phó chắp tay, nói với anh em hy sinh: “Thôi thì trong chiến đấu cũng có trận thắng trận thua. Bọn Miên dã man quá anh em chúng tôi không thể phân biệt nhận dạng được, mong các đồng đội thông cảm và phù hộ cho anh em chúng tôi”.
    Sau đó anh cho anh em vận tải C25 đi cùng với tiểu đoàn ghép lại vào cho đủ, mỗi thân một cái đầu và cho vận tải chuyển về tuyến sau.
    Đó là những ký ức đau buồn mà không phải người lính nào trong chiến đấu cũng được chứng kiến và trải qua, những trận đánh bi hùng, luôn nằm mãi trong ký ức chúng tôi.
    P/S Qua bài viết này tôi cũng rất mong được các anh Quỳ Tiểu đoàn Trưởng, Anh Cường tiểu đoàn phó và đặc biệt là Viêm người tiểu đội trưởng trinh sát. Quê Hà Tĩnh lính 77 nếu các anh vào đọc được bài viết này hãy liên lạc với tôi.
    Nguyễn Bình
    Nguyên đại đội trưởng đại đội pháo binh 105mm F320 QĐ3
    Cre: CTVN
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Con Pốt
    … Năm 1986, đội hình D3 E696 F5 chốt tại phía tây Ph’num Srok trên địa bàn các phum Ta Von, S’vay Kh’mau, S’vay Sor và Ponley. Các đơn vị có nhiệm vụ chốt chặn, tổ chức truy quét, phục kích đánh chặn lực lượng quân Kh’mer đỏ thuộc Sư đoàn 519 và lực lượng Srayka của Sonxen (hay còn gọi là Kh’mer trắng) trên tuyến hành lang đông-tây từ biên giới Thailand về Biển Hồ.
    Ngày ấy C12 D3 nằm tại Ponley, một điểm chốt chặn xa nhất và gần tuyến hành lang của địch nhất! Phía bắc và tây bắc của C12 là “một khoảng trống lớn” cho địch hoạt động công khai do một số đơn vị của ta rút đi!
    Đầu tháng 12/1986, chỉ vài ngày sau khi C13 D3 hy sinh 39/40 đồng chí trong một trận phục kích và bị phản phục kích thì đơn vị nhận được nguồn tin khá tin cậy từ cơ sở trong dân rằng: Quân Polpot tập trung lực lượng và tuyên bố đánh bật C12 ra khỏi Ponley!
    Không chủ quan, C12 được bổ sung thêm đạn dược và có thêm nhiệm vụ là từ 3-4 giờ sáng phải tung lực lượng ra bên ngoài điểm chốt để đề phòng và chủ động phát hiện đánh địch từ xa! Tại điểm chốt, hầm hào phải củng cố và tăng cường canh gác, điều đặc biệt là C12 lúc ấy ở B4 có nuôi một con chó đen tuyền đặt tên là Pốt (lính ta vì “quá yêu Polpot” lên đặt tên hắn cho con chó của mình).
    Rạng sáng ngày 10/12/1986, như thường lệ, hôm đó đến phiên của B5 xuất kích đi phục, thiếu uý Lê Văn Sớt (Sớt ngạnh) đem trung đội đi phục sớm! Khi cả trung đội đã nai nịt súng đạn xong, nhìn đồng hồ thấy còn sớm, Sớt lệnh cho trung đội nghỉ tại chỗ 15 phút nữa xuất phát!
    Lúc này, anh nuôi của B4 thấy B5 thức dậy chuẩn bị đi phục cũng thức giấc và xuống hầm bán âm làm bếp để chuẩn bị bữa cơm sáng cho anh em, thấy cơm cũ còn dư nhiều nên vét nồi và cất tiếng gọi: Pốt! Pốt… Pốt!
    Con Pốt uể oải nhảy xuống từ nóc hầm và tiến về phía bếp, bỗng một loạt đạn nổ dài như xé vải, phá tan sự tĩnh lặng của màn đêm pằng pằng pằng…pằng… cậu lính gác ca cuối nổ súng ngay trước mặt anh nuôi và một bóng đen đổ ập xuống!
    Ngay sau đó, những người lính B5 đang chuẩn bị đi phục là những người ứng chiến sớm nhất!
    Từng cơn mưa B40; B40,5; B62 và cối 60 của địch trút xuống trận địa C12. Trận đánh diễn ra từ hơn 4h sáng cho đến gần 6h sáng!
    Lúc ấy tôi đang chốt thay vị trí của C13 vừa bị xoá sổ, từ chỗ đứng chân là S’vay Kh’mau đến Ponley chỉ 3,5km nhưng không có lệnh xuất kích! 6h sáng, tiểu đoàn truyền lệnh cho tôi mang một xe trâu lớn (loại xe hai trâu kéo) được trưng mượn từ trong dân mang đạn vào chi viện cho C12!
    Tụi tôi hành quân gấp, hướng C12 lúc này đã im tiếng súng, trời cũng đã sáng, cách C12 chừng 500m chúng tôi phát hiện một điểm chốt chặn chi viện của địch, dấu vết hố bắn và vài băng đạn AK và RPD còn vứt lại khi chúng rút lui. Khi vào cách cửa mở chính của C12 chừng 50m, đôi trâu kéo nhất định không đi, cậu lính đánh xe lấy báng súng thúc vào mông mà nó cứ ì ra, mũi nó gí xuống sát đất hít hà và sau mỗi lần như thế cái đầu nó lại lắc lắc! Đoán nó sợ mùi tử khí nên anh em đành dừng xe và gọi các đồng đội C12 ra giúp mang các loại đạn vào chốt!
    Khi vào hầm chỉ huy lúc này tôi mới hiểu tại sao C12 trụ được và chủ động chiến đấu được ngay và con Pốt đen đã cứu sống cả C12.
    Chuyện là khi anh nuôi của B4 vét cơm và gọi con Pốt để cho ăn thì một số lính “đặc công” của Polpot đã tiềm nhập đến sát bờ phòng thủ và hố bắn của bộ đội ta! Khi nghe tiếng gọi “Pốt Pốt” của anh nuôi chúng tưởng bị lộ nên chồm dậy định nhảy xuống giao thông hào thì người lính gác giật mình đã xiết cò súng vào cái khối lù lù đen và nó đổ uỵch xuống trước mặt! Trên hướng B5 cũng cùng lúc đó nổ súng và diệt tiếp 2 tên ngay lối cửa mở, tiếp sau đó là mưa đạn hoả lực của địch trùm xuống trận địa! C12 đã trụ vững trong một trận đánh không cân sức và hy sinh 3 đồng chí và bị thương 1 đồng chí. Hầu hết các căn nhà lợp lá bán âm đều bị cháy hoặc sập đổ! Quân địch ngoài chết tại chỗ 3 thì theo nguồn tin trong dân cung cấp có một số lượng khá lớn quân địch chết và bị thương được đưa về tập kết tại phum Riêng cách C12 hơn 10km! Điều đáng nói là 3 tên địch bị chết sát bờ hào và bờ phòng thủ của ta mà địch không lấy được xác mang đi thì chúng đều không mang súng, chúng chỉ mang lựu đạn và tên nào cũng đeo găng tay bằng đồng, mục đích của chúng là xâm nhập trận địa, hạ lính gác và dùng lựu đạn ném xuống các hầm ngủ của bộ đội ta hoặc tiềm nhập thẳng vào khu trung tâm nơi có hầm chỉ huy thẳng hướng cửa mở vào để đánh ta từ giữa và làm hiệu lệnh tấn công cho lực lượng chủ yếu ở bên ngoài!
    Rất may, rất tình cờ, con chó Pốt đã cứu cả C12!
    01.jpg
    Bản đồ Campuchia và các nước láng giềng
    map2.jpg
    Các mũi tấn công giai đoạn đầu chiến dịch
    03.jpg
    Ví trí căn cứ quân sự của các lực lượng chống đối​
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 23/1/25
    minhnghenhac, sadec2, gaumisa and 6 others like this.
  13. machine

    machine Sinh viên năm I

    Kỷ niệm đời binh nghiệp: Hồi ký của cựu chiến binh Boong Tâu Na, ngắn gọn mà khá đầy đủ.
     

    Các file đính kèm:

    minhnghenhac, sadec2, gaumisa and 6 others like this.
  14. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hồi ký của cựu chiến binh Đoàn Trần Lang.
     

    Các file đính kèm:

    minhnghenhac, sadec2, gaumisa and 7 others like this.
  15. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hồi ký chiến trường của cựu chiến binh Vũ Trung Kiên, cuộc đời binh nghiệp kéo dài từ chống Mỹ sang chiến tranh biên giới Tây Nam.
     

    Các file đính kèm:

    minhnghenhac, sadec2, gaumisa and 7 others like this.
  16. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hồi ký của một người lính pháo binh chiến trường K.
     

    Các file đính kèm:

    minhnghenhac, sadec2, gaumisa and 7 others like this.
  17. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hồi ký của một lính quân y và một bác sỹ ở chiến trường K, hai người cùng trung đoàn.
    Ca phẫu thuật lấy quả đạn M79
    Bác sỹ Phạm Thanh Nhàn và tôi là lính tình nguyện ở mặt trận 579, Campuchia; cùng ở Trung đoàn 29, Sư đoàn 307 đứng chân ở Preah Vihear, cùng chung một nhiệm vụ là cứu chữa thương binh, bệnh binh; Tôi là Quân y Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 29; anh là Bác sỹ, Bệnh xá trưởng Trung đoàn 29 (C18, E29). Tôi biết anh qua những lần chuyển thương binh, bệnh binh về Bệnh xá Trung đoàn.
    Anh sinh năm 1959 và lớn lên ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, tuổi thơ của anh cũng giống như bao đứa trẻ quê nhà (theo anh kể); anh học trường Trần Quý Cáp - Hội An. Ngày 10/6/1977 anh tốt nghiệp Trung học Phổ thông, ngày 04/9/1977 anh đậu vào trường Đại học Y khoa Huế (nay là trường Đại học Y-Dược Huế). Ngày 04/9/1983 tốt nghiệp bác sĩ, sau đó tiếp tục tham gia lớp huấn luyện Sĩ quan dự bị, kết thúc khóa huấn luyện anh được điều động sang phục vụ chiến trường K (cùng với 14 bác sĩ khóa học này).
    Sau một thời gian ngắn làm việc ở Đội điều trị 19 (khu vực Saem - Campuchia), anh được phân công về công tác tại Trung đoàn 29 (thuộc sư đoàn 307), làm Bệnh xá trưởng Trung đoàn. Bệnh xá đứng chân tại “Dông 600” gần đền Preah Vihear. Phải nói rằng cụm cứ điểm đồi 547 và “Dông 600” là hai cứ điểm gai góc nhất, một số trận đánh dữ dội đã xảy ra giữa ta và địch, cũng đồng nghĩa với nhiều thương vong xảy ra. Bệnh xá nơi anh phụ trách hoạt động quá công suất; không kể ngày đêm, nhiều tháng liền căng mình với những trường hợp sốt rét nặng, sốt rét ác tính, đặc biệt là những thương binh với đa dạng thương tích, đầu, bụng, tay chân; nhiều ca nặng như cụt hai chân, cụt một tay một chân, thủng ruột… nhưng với nghị lực phi thường, anh và những đồng đội quân y ở tuyến trước và tại Bệnh xá trung đoàn đã tận tâm cứu chữa, hạn chế thấp nhất thương vong đáng tiếc xảy ra.
    Ngày 25/3/1984 Quân khu V tập trung toàn bộ binh lực với những đơn vị thiện chiến nhất, đã xóa bỏ các cứ điểm mà địch chiếm giữ gồm cứ điểm 547, Dông 600… Các đơn vị đóng quân của bộ đội ta có nhiệm vụ bảo vệ dọc tuyến biên giới Thái Lan - Campuchia. Hàng ngày những người lính phải thay phiên nhau tuần tra cung đường mà đơn vị đảm nhiệm, tinh thần căng thẳng tột độ, vừa cảnh giác với địch phục kích, vừa căng mắt cả trí và lực, để tìm cho ra những quả mìn mà lính Pol Pot lợi dụng đêm tối cài đặt ra những đoạn đường nhằm tiêu diệt sinh mạng người lính tình nguyện Việt Nam.
    Thật tình mà nói, tôi chỉ biết cầm dao, kéo để phẫu thuật, dùng ống nghe để khám bệnh, ghi đơn thuốc cho bệnh nhân và soạn thảo văn bản liên quan đến ngành Y tế. Biết vậy nhưng tôi vẫn ấp ủ ý định viết về Bác sỹ Phạm Thanh Nhàn cùng kíp mổ đã phẫu thuật thành công lấy quả đạn M79 chưa nổ, cứu sống thương binh Nguyễn Văn Thanh, ngay tại chiến trường Campuchia. Qua lời kể của đồng đội Nguyễn Hữu Ny (quê ở Quế Thọ, Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) anh là người trực tiếp phục vụ ca mổ đó, anh được tặng bằng khen của Quân đội, cùng tập thể kíp mổ.
    Câu chuyện kể rằng: Đồng đội Trần Tấn Anh, là lính C14 (12 ly 7), cùng quê với Ny. Vào buổi chiều định mệnh ngày 15/5/1984 khi đi tuần tra cung đường do đơn vị đảm nhận, quả đạn M79 đã được lắp vào súng để sẵn sàng chiến đấu, khi về đơn vị thì phải được tháo ra, cất vào vị trí bảo quản. Vẫn trò chơi tinh nghịch thời “Trẻ Trâu”, lúc đồng đội Nguyễn Văn Thanh (nhập ngũ 1980, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), cùng đơn vị C14 đi vào, Anh vẫn tinh nghịch hô: “Nguyễn Văn Thanh; giơ tay lên - đầu hàng ngay” đâu biết rằng trong súng vẫn còn quả M79 chưa tháo cất, Anh bóp cò, quả đạn M79 bay ra khỏi nòng vào vị trí Nách của đồng đội Nguyễn Văn Thanh, quả đạn chưa nổ vì quá gần, chỉ 5 mét. Những người lính đều biết quả đạn M79 chỉ phát nổ khi ra khỏi nòng súng và quay đủ số vòng nhất định, nếu trúng mục tiêu mà chưa đủ số vòng quay thì nó… nằm đó chờ.
    Bên bộ phận Quân khí Trung đoàn cũng cho ý kiến là: “Phần lớn số đầu đạn không bị kích nổ vì va phải vật cản trong tầm an toàn đã tự giải phóng ngòi nổ. Vận tốc của đầu đạn thấp 76m/s, đầu đạn không bị va đập làm hỏng. Khối quay trong ngòi vẫn tiếp tục quay khi đầu đạn bị va chạm trong tầm an toàn (dưới 15-30 mét) nằm lại, nhưng lại sẵn sàng phát nổ chỉ cần rơi, hoặc ném”.
    Trước tình hình thương binh Nguyễn Văn Thanh đang nằm đó với máu chảy ra liên tục từ vết thương (do M79), trong tâm tư của Bác sỹ Nhàn, suy nghĩ rất nhiều, nếu chuyển về bệnh xá Sư đoàn cho an toàn bản thân và kíp mổ thì thương binh chắc sẽ chết vì mất máu. Không! Không được! “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai / Ai cũng một thời trẻ trai cùng từng nghĩ về đời mình /phải đâu may nhờ rủi chịu / phải đâu trong đục cũng đành / phải không anh? phải không em.?”, bài hát “Một đời người một rừng cây” của Nhạc sỹ Trần Long Ẩn, vẫn được hát trong tập thể quân đội và ngoài xã hội như thúc giục anh. Phải! phải cứu lấy đồng đội tôi!. Đôi tay của Bác sỹ có thể không còn nguyên vẹn, thân thể này có thể cùng thương binh Nguyễn Văn Thanh về thế giới bên kia khi quả đạn M79 phát nổ (anh đã tâm sự với tôi). Bản lĩnh và cái tâm của người thầy thuốc quân y nơi chiến trường là thế! và Bác sĩ Nhàn đã quyết định giữ thương binh lại tại Đội phẫu tiền phương để mổ.
    Phòng mổ là một hang đá hẹp, sau khi Y sỹ Lê Quang Điền chuẩn bị xong dụng cụ và cùng các y tá đưa thương binh lên bàn mỗ; Bác sĩ Nhàn yêu cầu mọi người ra ngoài, chỉ để lại một người cầm đèn Pin chiếu sáng (đó là chiến sĩ Trần Ngọc Tiễn). Để trấn an mình, Bác sĩ Nhàn có chèn một số sách vở đặt trước bụng trước khi mổ (nếu đầu đạn M79 có nổ thì cũng bớt bớt chút!) và yêu cầu chiến sĩ Ngọc Tiễn ngồi thấp xuống dưới bàn mổ, chỉ đưa cánh tay cầm đèn Pin lên và rọi theo chỉ dẫn (nếu đầu đạn có nổ thì chắc cũng bị thương một cánh tay thôi!). Với thao tác nhanh gọn, Bác sĩ Nhàn mở rộng vết thương để dễ tìm, và khi đầu đạn M79 đã chạm vào các ngón tay, Bác sĩ Nhàn như ngừng thở, hết sức nhẹ nhàng cầm đầu đạn đặt vào một khay quả đậu đã chuẩn bị sẵn, lúc này anh Chung (Trợ lý quân nhu Trung đoàn) xuất hiện và đem khay ra ngoài phòng mổ chuyển cho Y sĩ Nguyễn Hữu Ny. Cùng lúc, ê-kíp mổ được gọi vào để thực hiện các bước tiếp theo của cuộc mổ. Bệnh nhân đã an toàn, nằm lại điều trị tại Bệnh xá tiền phương thêm 2 ngày nữa trước khi được các chiến sĩ đại đội Vận tải trung đoàn (C19) chuyển xuống dưới Dông 600 và đưa về tuyến sau (C19).
    Ca phẫu thuật đã gây tiếng vang trong toàn mặt trận 579, Campuchia của đội ngũ quân Y Trung đoàn 29, đặc biệt là kíp mổ, là niềm động viên cho đồng đội an tâm trong trận chiến.
    Đã gần 40 năm xa cách vì nhiều lý do nên chúng tôi chưa có dịp gặp lại nhau; song hình ảnh Bác sỹ Phạm Thanh Nhàn, Bệnh xá trưởng trung đoàn 29 năm xưa vẫn in đậm trong tôi về tác phong nhanh nhẹn, đôi mắt tinh anh, đôi bàn tay vàng trong phẫu thuật và xử lý các vết thương chiến tranh; đặc biệt là anh đã thực hiện thành công lấy quả đạn M79 chưa nổ, cứu sống thương binh Nguyễn Văn Thanh vào ngày 15 tháng 5 năm 1984 ngay tại chiến trường Campuchia vẫn đọng mãi trong tôi và đồng đội tôi./.
    Quảng Ngãi, ngày 05/03/2023
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 23/1/25
    minhnghenhac, sadec2, gaumisa and 8 others like this.
  18. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hồi ký của một y tá chiến trường K.
     

    Các file đính kèm:

    minhnghenhac, sadec2, gaumisa and 8 others like this.
  19. hddhdd

    hddhdd Mầm non

    Cám ơn bạn machine rất nhiều. Bạn đã sưu tập được rất nhiều truyện về chiến trường K và đóng gói thành epub cho mọi người xem.
     
    gaumisa and machine like this.
  20. ptkien1976

    ptkien1976 Mầm non

    Cảm ơn Bác Machine nhiều.
     
    minhnghenhac and machine like this.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này