Dân gian Một vài truyện thơ Nôm

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi nhan van, 12/11/24.

Moderators: Bọ Cạp
  1. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Nếu xem đọc truyện như uống thứ gì đó, thì mình thích nghĩ đọc truyện thơ Nôm như uống trà, còn sách truyện như uống cà phê. Trà ngon, mà cà phê cũng ngon, nhưng uống trà phải lúc nhàn nhã thư thái, còn cà phê lúc cần bỏ hộp mang đi cũng tiện.

    Đọc truyện thơ Nôm có 3 cái khó.
    Quen đọc sách truyện rồi, một lèo 30 trang, giờ đọc truyện thơ chậm rãi thật khó.
    Mỗi truyện thơ Nôm là một kho tàng về điển tích. Biết hết điển tích trong câu thơ là cái khó.
    Cái khó thứ ba là tính hàm súc của truyện thơ, mỗi dòng ngắn ngủi 6, 7, 8 chữ, lời ít ý nhiều, hiểu nghĩa không dễ.

    Nhưng vì có 3 cái khó này, truyện thơ Nôm càng giá trị. Với mình, đọc một truyện là thưởng thức, và cả học hỏi, rèn luyện tính điềm đạm, mà đôi khi những sách truyện chỉ cung cấp kiến thức và tình tiết không làm được.

    Mình chưa đọc được mấy truyện thơ Nôm, cũng không biết số lượng truyện thơ Nôm là bao nhiêu. Nhưng trong chủ đề này mình chỉ đăng vài truyện mà mình nghĩ là hay (về câu thơ, hay cốt truyện), cũng như là hiếm, ít ai biết đến nữa.

    Hầu hết chúng ta đều biết Truyện Kiều, hay Lục Vân Tiên, đi vào nữa, có Bích Câu Kỳ Ngộ, Hoa Tiên Truyện,.. nhưng truyện thơ Nôm hay của chúng ta còn nhiều nữa, một kho tàng lớn.
    [​IMG]

    Để bắt đầu, ở đây mình đăng truyện Lưu Bình Dương Lễ (Tây Dương Liệt Phụ) trước.
    Truyện Lưu Bình Dương Lễ thì ắt hẳn mọi người đều ít nhiều nghe đến, vì truyện này được cải biên thành cải lương, tuồng chèo, truyện cổ tích. Nhưng tình cờ mình tìm được trên web Gallica phiên bản truyện thơ nôm của truyện này.
    Cũng lưu ý là vì đây là truyện cũ in từ đầu thế kỷ 20 nên nhiều chỗ cách dùng chính tả không giống hiện tại nhé.
     

    Các file đính kèm:

    akane, Wanderman, MrDchu and 3 others like this.
  2. nhan van

    nhan van Lớp 7

    [​IMG]
    Truyện Trương Chi cũng có cổ tích, cải lương, phổ nhạc, hình như cả thơ mới nữa. Nội dung thì có lẽ mọi người đều biết, nhưng có thời gian rỗi đọc thêm bản Trương Chi Diễn Ca này cũng hay.
     

    Các file đính kèm:

    akane, Wanderman, hungbc1010 and 2 others like this.
  3. nhan van

    nhan van Lớp 7

    [​IMG]
    "Đàn ông chớ kể Phan Trần,
    Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"
    Vậy nay chúng ta hãy thử kể về Phan Trần.
    Bản truyện này mình cũng lấy ở web Gallica, nhưng may mắn hơn 2 truyện trên chỉ có 1 bản duy nhất, thì truyện này có một phiên bản trên web và một bản nữa ở sách Kho tàng truyện Nôm khuyết danh, nên mình có dịp so sánh, và sửa vài lỗi nhỏ trong truyện. Tuy nhiên vì là 3 phiên bản khác nhau, nên có nhiều chữ hoàn toàn khác biệt giữa 3 bản, ở đây, mình giữ nguyên theo bản gốc của Gallica.

    PS: đọc thử bản Phan Trần Tân Truyện này so sánh với bản Lưu Bình Dương Lễ trên, mình nghĩ là 2 truyện có nhiều câu thơ, ý thơ giống nhau. Rõ ràng là các tác giả truyện thơ có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng suy nghĩ táo bạo hơn, liệu cả 2 truyện có phải cùng một tác giả? Tiếc là cả 2 truyện đều khuyết danh nên chúng ta không có thêm tư liệu nào để đào sâu.
     

    Các file đính kèm:

    akane, Wanderman, hungbc1010 and 3 others like this.
  4. nhan van

    nhan van Lớp 7

    [​IMG]
    Cuốn Sơ Kính Tân Trang này rất độc đáo. Trung tâm truyện là mối tình tài tử giai nhân đẹp nhưng ngắn ngủi, và kết thúc bi thảm của chính tác giả.
    Có hiểu như vậy chúng ta mới khỏi ngạc nhiên về kết cấu lạ lùng của truyện: sơ sài về tình tiết, rời rạc về kết cấu, kết truyện không rõ ràng,...
    Nhưng lại đi sâu vào nhiều chi tiết nhỏ, đôi khi chẳng ăn nhập gì với nội dung chính, vì có lẽ những chi tiết ấy nhiều gợi nhớ với tác giả hơn, vì có lẽ chính tác giả cũng chẳng muốn sáng tác một truyện thơ, mà chỉ mượn hình thức truyện thơ để bộc lộ tâm sự của mình thôi.

    Nhưng cũng nhờ những chi tiết phụ ấy mà truyện có giá trị riêng.
    Đọc Sơ Kính Tân Trang, chúng ta có thể thích thú vì những "rì viu" của tác giả về những thắng cảnh ở Bắc Hà lúc ấy, có lẽ đây là cuốn truyện thơ duy nhất có nhắc Đền Hùng, hay những dân tộc thiểu số phía bắc...
    Những lời thơ mô tả về cảnh quan, lối sinh hoạt cũng thú vị không kém, như một hoa viên thời đó thì gồm: bồn cây, bể cá, dây thiên lý quấn tường...Nhà của quan thì cửa son đỏ, rèm xanh, trong phòng thì thắp nến, có lò hương...Ông quan thì có ống nhổ bạc, tráp ngà voi, miệng hút thuốc lá quấn giấy... Nhất là cái đam mê thuật số, phong thủy có vẻ rất phổ biến.

    Tác giả của Sơ Kính Tân Trang là Phạm Thái, mà nhà văn Khái Hưng đã tái hiện rất sống động trong tiểu thuyết Tiêu Sơn Tráng Sĩ. Cũng giống như trong tiểu thuyết, đọc Sơ Kính Tân Trang chúng ta dễ nhận thấy cái giọng thơ rầu rầu, bất đắc chí, cóc cần đời của tác giả, mà giá như sống thế kỷ 20 ông đã trở thành một nhà hiện sinh rồi. :)

    PS: Cuốn truyện thơ này mình lấy từ sách "Phạm Thái và Sơ Kính Tân Trang" dưới đây rồi làm epub, trong sách phần truyện thơ có chú thích rất nhiều, nhưng mình nghĩ là đọc một cuốn truyện thơ mà chốc chốc lại tra chú thích thì rất mau chán, nên ngoại trừ vài chú thích quan trọng liên quan đến mạch truyện, còn lại mình cắt bỏ hết. Thật ra nếu chúng ta bám sát nội dung, thì không cần chú thích vẫn có thể hiểu được mạch truyện. Tuy nhiên để thuận tiện cho các bạn tra cứu, mình cũng xin gửi kèm bản pdf sách "Phạm Thái và Sơ Kính Tân Trang" ở đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

    amylee, hungbc1010 and ai0ia like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này